Công Vụ Các Sứ Đồ 15:12-21 Hội Nghị Đầu Tiên của Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem – Phần 2
Hôm nay, ngày 14/04/2025, trong ân điển của Thiên Chúa, chúng ta hãy vui mừng, cùng nhau đọc và suy ngẫm Lời Chúa trong Công Vụ Các Sứ Đồ 15:12-21.
12 Hết thảy trong đám đông đã giữ im lặng, nghe Ba-na-ba và Phao-lô thuật lại bao nhiêu những dấu lạ và những phép lạ mà Đức Chúa Trời đã làm ra giữa các dân ngoại, qua họ.
13 Khi họ đã im lặng, Gia-cơ đáp lời, nói: "Hỡi mọi người! Hỡi các anh chị em cùng Cha! Hãy nghe tôi!
14 Si-môn đã thuật lại rằng, Đức Chúa Trời đã trước hết thăm viếng các dân ngoại, để từ đó lấy ra một dân cho danh của Ngài.
15 Điều đó đúng với những lời của các tiên tri, như đã chép:
16 "Sau những sự này, Ta sẽ trở lại, và sẽ xây lại lều của Đa-vít đã bị đổ nát. Ta sẽ xây lại sự hoang tàn của nó và Ta sẽ dựng nó lên.
17 Để những người sót lại có thể tìm kiếm Chúa cùng hết thảy các dân ngoại, những người đã cầu khẩn nơi danh của Ta. Chúa, Đấng làm nên hết thảy những sự này, phán vậy." {A-mốt 9:11-12}
18 Đức Chúa Trời đã biết từ trước vô cùng những việc làm của Ngài.
19 Vậy, tôi phán quyết, đừng làm phiền những người từ các dân ngoại đã quay về cùng Đức Chúa Trời.
20 Nhưng hãy viết cho họ kiêng giữ khỏi sự ô uế của các thần tượng, sự tà dâm, sự ăn thịt thú vật chết ngạt và máu.
21 Vì từ các thế hệ xưa, trong mỗi thành vẫn có những người giảng về Môi-se; đọc về ông trong các nhà hội mỗi một ngày Sa-bát."
Câu Hỏi Gợi Ý:
1. Chúng ta có thể học được gì từ cách các sứ đồ lắng nghe nhau và tìm sự hướng dẫn từ Lời Chúa để giải quyết các xung đột trong Hội Thánh?
2. Khi Gia-cơ trích dẫn lời Tiên Tri A-mốt, ông đang chứng minh điều gì về kế hoạch của Đức Chúa Trời cho các dân ngoại?
3. Chúng ta có thấy sự cân bằng giữa ân điển và luật pháp trong quyết định của hội đồng tại Giê-ru-sa-lem, và điều này dạy chúng ta điều gì về sự tự do và trách nhiệm trong đức tin?
4. Làm thế nào chúng ta có thể phân biệt giữa những yếu tố văn hóa và những nguyên tắc thiêng liêng khi áp dụng Thánh Kinh vào bối cảnh hiện đại?
5. Chúng ta học được gì từ việc Gia-cơ và các lãnh đạo Hội Thánh tìm cách giảm thiểu rào cản những người ngoại đến với Chúa, trong khi vẫn tôn trọng những nhạy cảm văn hóa quan trọng?
6. Phải chăng những quy định còn lại về thức ăn và hành vi đạo đức vẫn có giá trị cho chúng ta ngày nay? Tại sao có hoặc tại sao không?
7. Chúng ta thấy gì về bản chất của Đức Chúa Trời khi Ngài "thăm viếng các dân ngoại, để từ đó lấy ra một dân cho danh của Ngài"?
Gợi Ý Áp Dụng:
1. Bạn có thể thực hành đức tính lắng nghe như hội đồng tại Giê-ru-sa-lem, đặc biệt khi có những bất đồng với anh chị em trong đức tin.
2. Khi đối diện với vấn đề phức tạp, bạn hãy tìm kiếm sự hướng dẫn từ Lời Chúa như Gia-cơ đã làm, khi ông trích dẫn lời tiên tri.
3. Bạn có thể xem xét làm thế nào để giảm bớt "rào cản" cho những người chưa tin đến với Chúa, thay vì đặt thêm gánh nặng không cần thiết lên họ.
4. Hãy nhìn nhận rằng Đức Chúa Trời đang làm việc giữa những người có nền tảng và văn hóa khác biệt với bạn, và Ngài có kế hoạch đưa họ vào gia đình đức tin.
5. Bạn có thể cân nhắc những điều nào trong cuộc sống đạo đức của mình là thiết yếu cho đức tin Cơ-đốc, và những điều nào chỉ là sở thích cá nhân hoặc truyền thống văn hóa.
Tham Khảo:
https://timhieuthanhkinh.com/chu-giai-cong-vu-cac-su-do-1501-21-hoi-nghi-dau-tien-cua-hoi-thanh/
Công Vụ Các Sứ Đồ 15:12-21 Hội Nghị Đầu Tiên của Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem – Phần 2
Kính lạy Cha Toàn Năng đời đời yêu kính của chúng con. Con dâng lời cảm tạ ơn Cha đã ban cho con có cơ hội được đọc, học Lời của Ngài trong sách Công Vụ Các Sứ Đồ 15:12-21 Hội Nghị Đầu Tiên của Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem – Phần 2.
Con cầu xin Đức Thánh Linh soi sáng, mở mắt con, xin cho con thấy được sự lạ lùng, kỳ diệu trong luật pháp của Ngài, sức mạnh, quyền năng trong Lời Ngài, xin giúp con áp dụng Lời Ngài vào đời sống con, để con được trở nên con cái đích thực của Ngài.
“Xin Ngài mở rộng lòng con, thì con sẽ chạy theo con đường của các điều răn Ngài. Xin ban cho con sự thông sáng, thì con sẽ vâng theo luật pháp Chúa, ắt sẽ hết lòng giữ lấy”. Con cảm tạ ơn Ngài và thành kính cầu xin trong danh Đức Chúa Jesus Christ. A-men!
12 Hết thảy trong đám đông đã giữ im lặng, nghe Ba-na-ba và Phao-lô thuật lại bao nhiêu những dấu lạ và những phép lạ mà Đức Chúa Trời đã làm ra giữa các dân ngoại, qua họ.
13 Khi họ đã im lặng, Gia-cơ đáp lời, nói: "Hỡi mọi người! Hỡi các anh chị em cùng Cha! Hãy nghe tôi!
14 Si-môn đã thuật lại rằng, Đức Chúa Trời đã trước hết thăm viếng các dân ngoại, để từ đó lấy ra một dân cho danh của Ngài.
15 Điều đó đúng với những lời của các tiên tri, như đã chép:
16 "Sau những sự này, Ta sẽ trở lại, và sẽ xây lại lều của Đa-vít đã bị đổ nát. Ta sẽ xây lại sự hoang tàn của nó và Ta sẽ dựng nó lên.
17 Để những người sót lại có thể tìm kiếm Chúa cùng hết thảy các dân ngoại, những người đã cầu khẩn nơi danh của Ta. Chúa, Đấng làm nên hết thảy những sự này, phán vậy." {A-mốt 9:11-12}
18 Đức Chúa Trời đã biết từ trước vô cùng những việc làm của Ngài.
19 Vậy, tôi phán quyết, đừng làm phiền những người từ các dân ngoại đã quay về cùng Đức Chúa Trời.
20 Nhưng hãy viết cho họ kiêng giữ khỏi sự ô uế của các thần tượng, sự tà dâm, sự ăn thịt thú vật chết ngạt và máu.
21 Vì từ các thế hệ xưa, trong mỗi thành vẫn có những người giảng về Môi-se; đọc về ông trong các nhà hội mỗi một ngày Sa-bát."
Kính thưa Chúa,
Đây là những điều con học được:
1. Con dân Chúa có thể học được nhiều điều từ cách các sứ đồ lắng nghe nhau và tìm sự hướng dẫn từ Lời Chúa để giải quyết các xung đột trong Hội Thánh.
2. Khi Gia-cơ trích dẫn lời Tiên Tri A-mốt, ông đang chứng minh về kế hoạch của Đức Chúa Trời là sự cứu rỗi cho các dân ngoại. Cảm tạ Chúa.
3. Con dân Chúa thấy sự cân bằng giữa ân điển và luật pháp trong quyết định của hội đồng tại Giê-ru-sa-lem, và điều này dạy chúng ta điều gì về sự tự do và trách nhiệm trong đức tin?
Con biết rằng, Chúa cho con dân Chúa được tự do trong hành động, nhưng là quyền tự do trong pháp trị (Gia-cơ 2:12), chứ không phải là được tự do vi phạm luật pháp và đó cũng là phải có trách nhiệm trong đức tin (Ga-la-ti 5:1; 5:13; I Phi-e-rơ 2:16).
4. Làm thế nào chúng ta có thể phân biệt giữa những yếu tố văn hóa và những nguyên tắc thiêng liêng khi áp dụng Thánh Kinh vào bối cảnh hiện đại? Con nghĩ, những những nguyên tắc thiêng liêng được coi là cốt lõi. Những yếu tố văn hóa, nếu đi ngược lại với Thánh Kinh thì không được phép làm.
5. Chúng ta học được gì từ việc Gia-cơ và các lãnh đạo Hội Thánh tìm cách giảm thiểu rào cản những người ngoại đến với Chúa, trong khi vẫn tôn trọng những nhạy cảm văn hóa quan trọng? Con nghĩ đó là sự vận dụng mềm mại, khéo léo trong cách ứng xử với dân ngoại để dẫn họ đến với tình yêu của Chúa.
6. Phải chăng những quy định còn lại về thức ăn và hành vi đạo đức vẫn có giá trị cho chúng ta ngày nay? Tại sao có hoặc tại sao không? Con dân Chúa luôn cần có dự dẫn dắt của Đức Thánh Linh để hiểu và hành động cho phù hợp với luật pháp của Chúa.
7. Chúng ta thấy gì về bản chất của Đức Chúa Trời khi Ngài "thăm viếng các dân ngoại, để từ đó lấy ra một dân cho danh của Ngài"? Con nghĩ đó là tình yêu thương, sự công chính, sự thánh khiết khi Ngài "thăm viếng các dân ngoại, để từ đó lấy ra một dân cho danh của Ngài". Cảm tạ Chúa.
Phần con áp dụng:
Kính thưa Chúa,
1. Con cần thực hành đức tính lắng nghe như hội đồng tại Giê-ru-sa-lem, đặc biệt khi có những bất đồng với anh chị em trong đức tin.
2. Khi đối diện với vấn đề phức tạp, con tìm kiếm sự hướng dẫn từ Lời Chúa như Gia-cơ đã làm, khi ông trích dẫn lời tiên tri.
3. Con xem xét làm thế nào để giảm bớt "rào cản" cho những người chưa tin đến với Chúa, thay vì đặt thêm gánh nặng không cần thiết lên họ.
4. Con nhìn nhận rằng Đức Chúa Trời đang làm việc giữa những người có nền tảng và văn hóa khác biệt với con, và Ngài có kế hoạch đưa họ vào gia đình đức tin.
5. Con nghĩ bước đi trong điều răn, trong luật pháp của Chúa và đó là đạo đức của mình được coi là thiết yếu cho đức tin Cơ-đốc. Những điều nào chỉ là sở thích cá nhân hoặc truyền thống văn hóa mà đi ngược với luật pháp Chúa thì không được phép làm. Cảm tạ Chúa.
Con cảm tạ ơn Chúa đã soi sáng con bài hôm nay. Nguyện mọi vinh quang, tôn quý, năng lực đều thuộc về Thiên Chúa đời đời vô cùng. Nguyện xin ân điển của Thiên Chúa, sự hiểu biết về Ngài, được đầy dẫy trong con. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Con, Dương Quang Trung
Công Vụ Các Sứ Đồ 15:12-21 Hội Nghị Đầu Tiên của Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem – Phần 2
Kính lạy Cha Toàn Năng của con ở trên trời!
Con dâng lời cảm tạ ơn Cha về ơn phước Ngài ban, cho con được tiếp tục học, suy ngẫm Lời Ngài. Nguyện Đức Thánh Linh hướng dẫn con vào sự hiểu biết và áp dụng bài học hôm nay cách kết quả vào đời sống hằng ngày theo thánh ý Ngài!
12 Hết thảy trong đám đông đã giữ im lặng, nghe Ba-na-ba và Phao-lô thuật lại bao nhiêu những dấu lạ và những phép lạ mà Đức Chúa Trời đã làm ra giữa các dân ngoại, qua họ.
Trong cuộc họp tại Giê-ru-sa-lem, hết thảy mọi người tham dự đều đã giữ im lặng, lắng nghe Ba-na-ba và Phao-lô thuật lại những dấu lạ và những phép lạ mà Đức Chúa Trời đã dùng hai ông làm ra giữa các dân ngoại. Sự mọi người đều im lặng, chăm chú lắng nghe Ba-na-ba và Phao-lô thể hiện sự tôn trọng, nghiêm túc trước hai sứ đồ được Chúa sai đến, nói về những dấu lạ, phép lạ giữa dân ngoại, chứng tỏ sự quyền năng của Đức Chúa Trời trong chương trình cứu rỗi toàn nhân loại.
13 Khi họ đã im lặng, Gia-cơ đáp lời, nói: "Hỡi mọi người! Hỡi các anh chị em cùng Cha! Hãy nghe tôi!
Trong khi mọi người im lặng, thì Gia-cơ, em cùng mẹ của Đức Chúa Jesus, là người lãnh đạo quan trọng tại Giê-ru-sa-lem thời bấy giờ, tiếp tục đáp lời Ba-na-ba và Phao-lô trước hội nghị, rằng: “Hỡi mọi người! Hỡi các anh chị em cùng Cha! Hãy nghe tôi! Lời kêu gọi “mọi người” trong hội nghị, nhấn mạnh về sự thông công hiệp một giữa các anh chị em cùng Cha, hãy nghe ông nói! Đây là lời kêu gọi mọi người, hãy chú ý vào sự trình bày của Ba-na-ba và Phao-lô, để tiếp tục nghe, hiểu rõ phần kết luận hội nghị.
14 Si-môn đã thuật lại rằng, Đức Chúa Trời đã trước hết thăm viếng các dân ngoại, để từ đó lấy ra một dân cho danh của Ngài.
15 Điều đó đúng với những lời của các tiên tri, như đã chép:
Tiếp theo, Gia-cơ nới lên lời chứng của Si-môn, cũng gọi là Phi-e-rơ, một trong mười hai sứ đồ của Đức Chúa Jesus, rằng, trước hết, Đức Chúa Trời viếng thăm dân ngoại, để từ đó lấy ra một dân cho danh của Ngài, chứng tỏ chương trình cứu rỗi của Ngài cũng dành cho dân ngoại.
Gia-cơ khẳng định điều đó đúng với những lời của các tiên tri trong thời Cựu Ước, đã được ứng nghiệm.
16 "Sau những sự này, Ta sẽ trở lại, và sẽ xây lại lều của Đa-vít đã bị đổ nát. Ta sẽ xây lại sự hoang tàn của nó và Ta sẽ dựng nó lên.
17 Để những người sót lại có thể tìm kiếm Chúa cùng hết thảy các dân ngoại, những người đã cầu khẩn nơi danh của Ta. Chúa, Đấng làm nên hết thảy những sự này, phán vậy." {A-mốt 9:11-12}
Gia-cơ nhắc lại lời tiên tri trong sách A-mốt 9:11-122, nói về Đức Chúa Trời sẽ khôi phục dòng dõi của Đa-víd qua Đức Chúa Jesus Christ, Đấng hiệp một với Đức Chúa Trời, ban ơn cứu rỗi cho các dân ngoại.
18 Đức Chúa Trời đã biết từ trước vô cùng những việc làm của Ngài.
Đức Chúa Trời toàn tri, Ngài biết từ trước vô cùng những việc làm của Ngài trong chương trình cứu rỗi toàn nhân loại mà Ngài đã hoạch định từ trước vô cùng.
19 Vậy, tôi phán quyết, đừng làm phiền những người từ các dân ngoại đã quay về cùng Đức Chúa Trời.
Đây là lời phán quyết của Gia-cơ trước hội nghị, một mệnh lệnh của Đức Chúa Trời truyền qua ông, rằng đừng gây khó, làm phiền những người từ các dân ngoại, được những tôi tớ của Ngài dẫn đưa vào trong ơn cứu rỗi của Ngài. Cụ thể là dân Do-thái tin Chúa, hãy đừng ép những dân ngoại tin Chúa giữ luật cắt bì của Môi-se theo luật pháp trong thời Cựu Ước.
20 Nhưng hãy viết cho họ kiêng giữ khỏi sự ô uế của các thần tượng, sự tà dâm, sự ăn thịt thú vật chết ngạt và máu.
Gia-cơ khuyên những tín hữu Do-thái, hãy hướng dẫn những dân ngoại tin Chúa, sống theo Điều Răn nên thánh của Đức Thánh Linh, được chép trong Công Vụ Các Sức Đồ 15:29. Điều này phản ánh sự cứu rỗi dựa vào các Điều Răn của Thiên Chúa, thêm vào sự yêu thương người lân cận như chính mình, theo Lời phán truyền của Đức Chúa Jesus Christ.
21 Vì từ các thế hệ xưa, trong mỗi thành vẫn có những người giảng về Môi-se; đọc về ông trong các nhà hội mỗi một ngày Sa-bát."
Vì từ các thế hệ xưa, luật pháp của Môi-se đã được những người giảng trong mỗi thành; và đọc về Môi-se trong các nhà hội vào mỗi ngày sa-bát. Đây là điều Gia-cơ muốn những người tin Chúa gốc Do-thái và những dân ngoại tin Chúa hướng đến sự hòa hợp, hiệp một đức tin trong Đạo Chúa, cùng chung sống và thờ phượng Thiên Chúa.
Kính lạy Chúa!
Qua bài học về hội nghị đầu tiên của Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem – phần 2 hôm nay, con học được sự hiệp nhất và phân định sự việc qua mỗi nan đề trong Hội Thánh theo sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh; tin vào ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời qua sự chịu chết, chuộc tội của đức Chúa Jesus Christ, không phải bởi việc làm theo luật pháp trong thời Cựu Ước. Con cũng học được sự khoan dung, nhẫn nại, nhường nhịn vì sự hiệp một trong cộng đồng con dân Chúa. Đặc biệt là trong bối cảnh những tín hữu gốc Do-thái khuyên những tín hữu gốc ngoại bang giữ luật pháp Môi-se, dù dân ngoại đã được tự do khi tin Chúa, nhưng sứ đồ của Chúa vẫn chỉ khuyên họ giữ bốn điều trong Điều Răn nên thánh của Đức Thánh Linh, thể hiện sự khiêm hòa, không gây cớ vấp phạm cho những người Do-thái tin Chúa, cùng giúp đỡ nhau từng bước tăng trưởng thuộc linh theo Lẽ Thật.
Nguyện Chúa ban ơn cho con biết luôn lắng nghe, và suy ngẫm Lời Chúa, để phân định những đúng – sai trong mỗi nan đề; và nguyện mang lấy ách của Chúa và học theo Ngài trong mọi hoàn cảnh. Amen!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Con, Đặng Thái Học