Bài Mới Nhất Các Chủ Đề Sách Đã Suy Ngẫm Xem Bài Theo Tác Giả

I Cô-rinh-tô 12:12-31 Sự Hiệp Một của Hội Thánh

I Cô-rinh-tô 12:12-31 Sự Hiệp Một của Hội Thánh

Hôm nay, ngày 23/05/2023, trong ân điển của Thiên Chúa, chúng ta hãy vui mừng, cùng nhau đọc và suy ngẫm Lời Chúa trong I Cô-rinh-tô 12:12-31.

12 Tuy nhiên, như thân là một mà có nhiều chi thể, nhưng hết thảy các chi thể của một thân dù là nhiều, chỉ là một thân; Đấng Christ cũng vậy.
13 Bởi vì chúng ta, hoặc người Do-thái, hoặc người Hy-lạp, hoặc nô lệ, hoặc tự chủ, đều đã trong một linh, chịu báp-tem vào trong một thân; và hết thảy được uống trong một linh.
14 Thân chẳng phải một chi thể, mà là nhiều chi thể.
15 Nếu chân nói: Vì ta chẳng phải là tay, ta không thuộc về thân. Thì có phải bởi đó nó không thuộc về thân?
16 Và nếu lỗ tai nói: Vì ta chẳng phải là mắt, ta không thuộc về thân. Thì có phải bởi đó nó không thuộc về thân?
17 Nếu toàn thân đều là mắt thì sự nghe ở đâu? Nếu toàn thân đều là tai thì sự ngửi ở đâu?
18 Nhưng bây giờ, Đức Chúa Trời đã sắp đặt các chi thể, mỗi một chúng trong thân thể, theo Ngài muốn.
19 Nếu hết thảy chúng là một chi thể thì thân ở đâu?
20 Vậy nên, có nhiều chi thể nhưng chỉ có một thân.
21 Mắt không thể nói với bàn tay rằng: Ta chẳng cần ngươi. Đầu cũng chẳng thể nói với bàn chân: Ta chẳng cần ngươi.
22 Trái lại, hơn thế nữa, các chi thể của thân xem là yếu đuối lại là cần thiết.
23 Các chi thể nào của thân mà chúng ta nghĩ là kém tôn trọng, thì chúng ta đặt sự tôn trọng trên chúng càng hơn; các chi thể nào của chúng ta chẳng đẹp, thì có sự trau giồi càng hơn.
24 Vì các chi thể đẹp của chúng ta thì không cần sự trau giồi. Nhưng Đức Chúa Trời đã liên kết thân của chúng ta, ban sự tôn trọng càng hơn cho chi thể nào thiếu kém,
25 để cho không có sự phân rẽ trong thân, nhưng các chi thể cùng chăm sóc lẫn nhau.
26 Và, nếu một chi thể đau đớn thì hết thảy các chi thể cùng đau đớn; nếu một chi thể được tôn trọng thì hết thảy các chi thể cùng vui mừng.
27 Các anh chị em là thân của Đấng Christ, và là các chi thể của từng phần.
28 Thực tế, Đức Chúa Trời đã lập trong Hội Thánh: thứ nhất là những sứ đồ; thứ nhì là những tiên tri; thứ ba là những người dạy; kế đến là những người làm phép lạ; rồi những người có ân tứ chữa lành các tật bệnh; những người cứu giúp; những người cai quản, những người nói các nhánh của các ngôn ngữ.
29 Có phải hết thảy là những sứ đồ? Có phải hết thảy là những tiên tri? Có phải hết thảy là những người dạy? Có phải hết thảy là những người làm phép lạ?
30 Có phải hết thảy có ân tứ chữa lành các tật bệnh? Có phải hết thảy nói các ngôn ngữ? Có phải hết thảy thông giải các ngôn ngữ?
31 Hãy khao khát các ân tứ có ích hơn hết! Bây giờ, tôi sẽ chỉ cho các anh chị em con đường tuyệt vời.

Câu Hỏi Gợi Ý:

1. Câu "Đấng Christ cũng vậy" có nghĩa gì?
2. "Được uống trong một linh" có nghĩa gì?
3. Đức Chúa Trời đã liên kết thân của chúng ta như thế nào?
4. Các chức vụ Đức Chúa Trời đã lập trong Hội Thánh, như đã liệt kê trong câu 28, là bởi mục đích gì?
5. Có một trường phái Thần học (Cessationism) cho rằng, ngày nay các chức vụ như: sứ đồ, tiên tri, làm phép lạ, chữa bệnh, nói các nhánh ngôn ngữ, thông giải các ngôn ngữ... không còn trong Hội Thánh nữa. Nhưng họ không đưa ra được câu Thánh Kinh nào chứng minh rằng, các chức vụ ấy chỉ được ban cho Hội Thánh trong buổi ban đầu. Bạn nghĩ sao?

Gợi Ý Áp Dụng:

1. Câu 18 cho biết, Đức Chúa Trời sắp đặt mỗi người vào các vị trí trong Hội Thánh theo ý của Ngài. Vậy, bạn có nhận biết vị trí của chính mình và của những người khác trong Hội Thánh không?
2. Bạn học được gì qua phân đoạn Thánh Kinh này?

Tham Khảo:

https://timhieuthanhkinh.com/chu-giai-i-co-rinh-to-1212-31-su-hiep-mot-cua-hoi-thanh/
Đọc về các chức vụ trong Hội Thánh tại đây:
https://timhieuthanhkinh.com/nhung-bai-can-doc-nghe-truoc/

Có 25 bài chia sẻ trong chủ đề này:
Hồng Liên
23/05/2023 12:41

I Cô-rinh-tô 12:12-31 Sự Hiệp Một của Hội Thánh 

Lạy Chúa là Cha Yêu Thương của con. Con dâng lời cảm tạ Chúa vì Ngài đã yêu thương con. Lời Ngài nuôi dưỡng tâm linh con mỗi ngày. Đời sống con bình an mọi điều, thỏa lòng mọi lúc và vui thỏa trong Chúa.

Hôm nay con xin ghi lại sự hiểu biết của con trong I Cô-rinh-tô 12:12-31.

Lạy Chúa, con hiểu rằng sự hiệp một không có các sự ban cho khác nhau sẽ sinh ra sự đồng nhất đơn điệu, sự đồng nhất có khuynh hướng sinh ra sự chết. Sự sống là sự cân bằng giữa hiệp một và phong phú đa dạng. Ví dụ khi thân thể con người chết đi, các "hệ thống” của nó dừng lại và mọi bộ phận trở thành giống nhau. Dĩ nhiên, cuối cùng chính thân thể ấy trở thành tro bụi.

Sứ Đồ Phao-lô dùng hình ảnh thân thể của con người làm hình ảnh minh họa, giải thích tính quan trọng về sự ban cho khác nhau trong thân thể Đấng Christ và giải thích tại sao những chi thể khác nhau lại có sự liên hệ gắn kết bổ trợ cho nhau.

Không nên có chi thể nào tự so sánh hoặc đối chiếu với bất kỳ chi thể khác, vì mỗi chi thể đều khác nhau và chi thể nào cũng quan trọng cả. Giả sử đôi tay để làm việc, đôi chân để đi. Lỗ tai không thể nhìn thấy và mắt không nghe được, tuy vậy mỗi cơ phận đều có nhiệm vụ quan trọng.

Lạy Chúa, con hiểu rằng các sự ban cho khác nhau không nói lên sự thấp kém hơn vì đó là sự ban cho của Đấng Toàn Năng.
Các bộ phận thúc đẩy sự liên kết và chúng cần đến nhau. Tính đa dạng trong thân thể là bằng chứng về sự khôn sáng của Đức Chúa Trời. Mỗi bộ phận đều cần đến các bộ phận khác, và không có bộ phận nào có thể sống độc lập được. Khi nào có bộ phận nào sống độc lập, lúc ấy con người có nguy cơ dẫn đến bệnh tật và thậm chí tử vong. Trong thân thể lành mạnh, các bộ phận khác nhau kết hợp và bù đắp cho nhau khi có vấn đề xảy ra. Ngay lúc một bộ phận nào đó nói với bộ phận khác, “Tôi không cần đến anh” thì nó bắt đầu suy yếu và gây rắc rối cho toàn thân thể.

Lòng mong mỏi của Đức Chúa Trời là không có sự chia rẽ hay bất đồng trong Hội Thánh. Tính đa dạng dẫn đến sự phân rẽ khi các chi thể tranh cạnh nhau, nhưng sự phong phú đa dạng dẫn đến hiệp một khi các chi thể lo tưởng đến nhau. Các chi thể lo tưởng đến nhau bằng cách nào? Bằng cách mỗi chi thể hoạt động theo ý muốn của Đức Chúa Trời để giúp đỡ các chi thể khác cùng hoạt động. Nếu một chi thể đau, nó ảnh hưởng đến mọi chi thể. Nếu một chi thể khỏe mạnh, nó giúp các chi thể khác mạnh theo.

Tính đa dạng của các chi thể làm ứng nghiệm ý muốn của Đức Chúa Trời trong thân thể. Chính Đức Chúa Trời là Đấng ban cho các ân tứ và giao chức vụ. Ngài có kế hoạch hoàn hảo, không những dành cho Hội Thánh nói chung, nhưng còn dành cho từng cá nhân nói riêng. Đức Chúa Trời chỉ ban cho mỗi Hội Thánh những ân tứ cần cho họ.

Lạy Chúa, con hiểu rằng không một cá nhân con dân Chúa nào sở hữu tất cả các ân tứ thuộc linh. Mỗi một con dân Chúa được Chúa giao một ân tứ hoặc nhiều ân tứ lúc Ngài cần dùng đến. Con dân Chúa khao khát các ân tứ Chúa ban cho là điều chính đáng.

Sự hiệp một và các ân tứ được Thiên Chúa ban cho phải được quân bình bởi sự trưởng thành, và sự trưởng thành đến bởi tình yêu thương. Con dân Chúa nên dùng các ân tứ đó phục vụ Thiên Chúa và phục vụ anh chị em.

Trong ân điển của Chúa Cứu Thế Jesus Christ.

Hồng Liên

23/05/2023


Đặng Thái Học
23/05/2023 20:49

I Cô-rinh-tô 12:12-31 Sự Hiệp Một của Hội Thánh 

Kính lạy Thiên Chúa!

Con dâng lời cảm tạ ơn Chúa về bài học Thánh Kinh hôm nay trong I Cô-rinh-tô 12:12-31 Sự Hiệp Một của Hội Thánh.

Con xin dâng trình lên Chúa về sự hiểu của con trong phân đoạn Thánh Kinh trên như sau:

Sự hiệp một trong Hội Thánh là sự mầu nhiệm mà chỉ có những ai đã được ở trong sự cứu rỗi thì mới cảm nhận được. Khi chưa tin nhận Chúa, chúng con đều là những tội nhân, phạm hết thảy các điều răn, luật pháp của Thiên Chúa. Hội Thánh là tập thể những người đã thật lòng ăn năn tội, hoàn toàn tin nhận sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ, và cam kết sống theo Lẽ Thật của Thiên Chúa. Bởi vậy, chúng con không còn sống theo thế gian, không còn có sự không bình đẳng trong mối quan hệ giữa loài người, nhưng chúng con đã thuộc về Hội Thánh của Chúa, được hiệp một trong danh thánh của Ngài.

12 Tuy nhiên, như thân là một mà có nhiều chi thể, nhưng hết thảy các chi thể của một thân dù là nhiều, chỉ là một thân; Đấng Christ cũng vậy.

Chỉ có một Hội Thánh của Chúa, do chính Ngài lập nên và được mở rộng thêm ra các Hội Thánh tại những địa phương khác nhau, là các chi thể của một thân, một Hội Thánh của Chúa; Đấng Christ cũng vậy, Ngài là một thân, gồm các chi thể, như các Hội Thánh tại các địa phương đều thuộc về Hội Thánh duy nhất của Chúa. Sa-tan đã và đang dùng loài người lập nên các giáo phái, được mang tên riêng của mỗi Hội Thánh, khiến cho họ quên đi việc Chúa đã lập nên một Hội Thánh mang danh Ngài, là Hội Thánh của Đức Chúa Jesus Christ.

13 Bởi vì chúng ta, hoặc người Do-thái, hoặc người Hy-lạp, hoặc nô lệ, hoặc tự chủ, đều đã trong một linh, chịu báp-tem vào trong một thân; và hết thảy được uống trong một linh.

Bởi vì hết thảy con dân Chúa, không phân biệt người Do-thái, hoặc dân ngoại, hoặc nô lệ, hoặc tự chủ, giới tính, địa vị, đều đã được Thiên Chúa ban cho năng lực, được báp-tem vào trong một thân Đấng Christ; và hết thảy đều được tiếp nhận năng lực và sự sống đời đời của Thiên Chúa, được thỏa mãn trong ơn yêu thương của Ngài.

14 Thân chẳng phải một chi thể, mà là nhiều chi thể.
15 Nếu chân nói: Vì ta chẳng phải là tay, ta không thuộc về thân. Thì có phải bởi đó nó không thuộc về thân?
16 Và nếu lỗ tai nói: Vì ta chẳng phải là mắt, ta không thuộc về thân. Thì có phải bởi đó nó không thuộc về thân?

Thiên Chúa tạo dựng nên một người có các chi thể khác nhau, nhưng có mục đích tương hỗ lẫn nhau trong một thân thể thực hữu, đó là một thực tế, mà mỗi một chi thể đều phải công nhận rằng, nó thuộc về thân. Cũng vậy, mỗi chi thể được ví như mỗi con dân Chúa trong Hội Thánh, có khả năng khác nhau để tương hỗ lẫn nhau trong sự xây dựng Hội Thánh, mà không ai có thể cho mình là hơn, kém người khác. Mọi người được vào trong sự cứu rỗi, hiệp một trong Hội Thánh đều bởi ơn thương xót của Thiên Chúa, không ai tự khoe mình là xứng đáng trước mặt Chúa.

17 Nếu toàn thân đều là mắt thì sự nghe ở đâu? Nếu toàn thân đều là tai thì sự ngửi ở đâu?
18 Nhưng bây giờ, Đức Chúa Trời đã sắp đặt các chi thể, mỗi một chúng trong thân thể, theo Ngài muốn.
19 Nếu hết thảy chúng là một chi thể thì thân ở đâu?
20 Vậy nên, có nhiều chi thể nhưng chỉ có một thân.

Thiên Chúa tạo dựng nên mỗi chi thể với chức năng độc lập, để các chi thể tương hỗ lẫn nhau trong một thân thể hoàn chỉnh. Cũng vậy, mỗi con dân Chúa trong Hội Thánh đều được Chúa ban cho chức năng độc lập, để hỗ trợ lẫn nhau trong mọi sinh hoạt của Hội Thánh. Mỗi con dân Chúa trong Hội Thánh đều phải nhận thức rõ trách nhiệm của mình, vì lợi ích trong sự hiệp một để phát triển Hội Thánh. Hội Thánh được Chúa tập hợp nhiều người lại với nhau, phân chia cho mỗi người một chức năng khác nhau, để hoàn thành chương trình của Chúa qua Hội Thánh trên đất này, và chuẩn bị cho sự đồng trị với Chúa trong Vương Quốc Đời Đời. Vậy nên, có nhiều người nhưng chỉ có một Hội Thánh, được ví như có nhiều chi thể nhưng chỉ có một thân.

21 Mắt không thể nói với bàn tay rằng: Ta chẳng cần ngươi. Đầu cũng chẳng thể nói với bàn chân: Ta chẳng cần ngươi.

Cũng vậy, mỗi chi thể đều cần đến nhau, như mỗi người trong Hội Thánh đều cần đến nhau, kết hiệp với nhau trong thân của Đấng Christ theo chương trình của Thiên Chúa đã định.

22 Trái lại, hơn thế nữa, các chi thể của thân xem là yếu đuối lại là cần thiết.

Trái lại, Phao-lô muốn nhấn mạnh về những chi thể nào được xem là yếu đuối thì những chi thể ấy lại là cần thiết, phải được chăm sóc hơn, như các ngón tay mảnh khảnh, bé nhỏ nhưng chúng lại có tầm quan trọng hầu như trong mỗi công việc. Nói đến đây, chúng con liên tưởng đến những người mẹ mang thai, cần được sự giúp đỡ về mọi mặt. Các cháu ấu nhi, thiếu nhi, và cả thiếu niên, chúng là những chi thể yếu đuối trong Hội Thánh, thì cần phải được quan tâm, chăm sóc nhiều hơn, vì các cháu là những thế hệ tiếp theo của Hội Thánh.

23 Các chi thể nào của thân mà chúng ta nghĩ là kém tôn trọng, thì chúng ta đặt sự tôn trọng trên chúng càng hơn; các chi thể nào của chúng ta chẳng đẹp, thì có sự trau giồi càng hơn.
24 Vì các chi thể đẹp của chúng ta thì không cần sự trau giồi. Nhưng Đức Chúa Trời đã liên kết thân của chúng ta, ban sự tôn trọng càng hơn cho chi thể nào thiếu kém,
25 để cho không có sự phân rẽ trong thân, nhưng các chi thể cùng chăm sóc lẫn nhau.

Những chi thể nào của thân mà chúng con nghĩ là kém tôn trọng hơn, thì chúng con nên tôn trọng chúng hơn những chi thể khác; những chi thể nào của chúng con chẳng đẹp, thì có sự trau giồi càng hơn. Đó là sự đánh giá theo quan niệm của mỗi người. Phao-lô muốn nói về sự bình đẳng giữa con dân Chúa, không một ai có thể tự cho mình là hơn, kém người khác. Ông cũng muốn khuyên con dân Chúa: hãy nâng đỡ lẫn nhau giữa những người mạnh mẽ và những người yếu đuối cả về thuộc thể lẫn thuộc linh, vì mỗi chi thể của chúng con đều là một phần của Đền Thờ Thiên Chúa, không người nào được tôn trọng hơn người khác. Để cho không có sự phân rẽ trong Hội Thánh, thì các con dân Chúa cùng chăm sóc lẫn nhau.

26 Và, nếu một chi thể đau đớn thì hết thảy các chi thể cùng đau đớn; nếu một chi thể được tôn trọng thì hết thảy các chi thể cùng vui mừng.

Mỗi một con dân Chúa khi gặp nan đề, như đau ốm, thiếu thốn thì hết thảy anh chị em cùng Cha cùng đau đớn; và nếu một chi thể được tôn trọng thì hết thảy anh chị em cùng Cha cùng vui mừng. Con dân Chúa học theo sự yêu thương của Thiên Chúa, sẵn sàng chia sẻ nỗi buồn với những anh chị em có nan đề, cùng chung vui với những anh chị em được Chúa ban ơn phước.

27 Các anh chị em là thân của Đấng Christ, và là các chi thể của từng phần.

Mỗi chúng con là chi thể của thân thể Đấng Christ, mỗi thành viên trong Hội Thánh là chi thể của Hội Thánh địa phương mình, tất cả các Hội Thánh địa phương đều thuộc về Hội Thánh chung của Đấng Christ.

28 Thực tế, Đức Chúa Trời đã lập trong Hội Thánh: thứ nhất là những sứ đồ; thứ nhì là những tiên tri; thứ ba là những người dạy; kế đến là những người làm phép lạ; rồi những người có ân tứ chữa lành các tật bệnh; những người cứu giúp; những người cai quản, những người nói các nhánh của các ngôn ngữ.

Đức Chúa Trời đã lập các chức vụ trong Hội Thánh theo thứ tự: những sứ đồ, những tiên tri, những người dạy, do Đấng Christ giao phó, để rao giảng Tin Lành, giảng dạy Thánh Kinh. Những người làm phép lạ là những người được Chúa ban năng lực để làm ra những sự siêu nhiên, mà loài người không thể hiểu được. Những người được ban ân tứ chữa lành các tật bệnh là những người nhân danh Chúa, truyền cho người tật bệnh được lành ngay, như Chúa đã làm phép lạ, chữa lành cho nhiều người tật bệnh. Những người cứu giúp là những người có khả năng trong xã hội, được Chúa dùng trong việc cứu giúp những người khó khăn, đáp ứng nhu cầu chính đáng cho đời sống thuộc thể. Những người cai quản là những người được Chúa đặt để vào chức vụ quản lý Hội Thánh. Những người nói các nhánh của các ngôn ngữ là những người được Chúa ban cho, để nói ra những điều thiêng liêng của Thiên Chúa qua các ngôn ngữ của loài người, nhưng phải được thông giải cho mọi người cùng hiểu.

29 Có phải hết thảy là những sứ đồ? Có phải hết thảy là những tiên tri? Có phải hết thảy là những người dạy? Có phải hết thảy là những người làm phép lạ?
30 Có phải hết thảy có ân tứ chữa lành các tật bệnh? Có phải hết thảy nói các ngôn ngữ? Có phải hết thảy thông giải các ngôn ngữ?

Phao-lô đặt ra câu hỏi, mang ý nghĩa rằng, không phải tất cả con dân Chúa đều là những người được Ngài ban cho các chức vụ, ân tứ sao? Mỗi con dân Chúa trong Hội Thánh đều được Chúa ban cho chức vụ, ân tứ khác nhau theo thánh ý Ngài, để xây dựng Hội Thánh Chúa, nên không ai có thể so sánh sự hơn, kém giữa các chức vụ do Ngài đặt để. Cũng vậy, ông đã đặt ra câu hỏi, mang ý nghĩa rằng, không phải tất cả mọi người đều được Chúa ban ân tứ chữa lành các tật bệnh, nói các ngôn ngữ, thông giải các ngôn ngữ? Mỗi con dân Chúa đều được Chúa ban cho chức vụ, ân tứ khác nhau theo ý Ngài, để làm ích cho sự phát triển Hội Thánh.

31 Hãy khao khát các ân tứ có ích hơn hết! Bây giờ, tôi sẽ chỉ cho các anh chị em con đường tuyệt vời.

Phao-lô khuyên dạy con dân Chúa: hãy khao khát các ân tứ có ích hơn hết, là các ân tứ rao truyền Lời Chúa, nói tiên tri về chương trình cứu rỗi của Thiên Chúa dành cho loài người, như Đức Chúa Jesus Christ đã phán trong Ma-thi-ơ 28:19-20, trước khi Ngài thăng thiên. Phao-lô muốn chỉ cho con dân Chúa con đường tuyệt vời, là nói về hành trình đi theo Chúa, thật tuyệt vời khi mỗi con dân Chúa được phụng sự Ngài qua sự tôn kính Thiên Chúa trên hết mọi sự, và yêu người lân cận như chính mình.

Thưa Cha!

Phân đoạn Thánh Kinh này dạy con về sự sắp đặt mỗi con dân Chúa vào những vị trí trong Hội Thánh là bởi thánh ý Ngài. Con nhận biết vị trí của mình là phải giữ trọn các điều răn, luật pháp của Thiên Chúa, sốt sắng làm ra những việc lành mà Ngài đã sắm sẵn, tích sực tham gia vào các linh vụ của Hội Thánh, và con cũng nhận biết vị trí của những anh chị em trong Hội Thánh, tôn trọng lẫn nhau, và bởi sự kính sợ Chúa mà vâng phục lẫn nhau, cùng hiệp một, đồng công xây dựng Hội Thánh của Chúa cho tới lúc Ngài đến. A-men!

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.

Con: Đặng Thái Học

23/05/2023


Bùi Văn Vũ
23/05/2023 23:58

I Cô-rinh-tô 12:12-31 Sự Hiệp Một của Hội Thánh

Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con. Con cảm tạ ơn Ngài, vì ngày hôm nay con được Ngài gìn giữ trong sự bình an và vui thỏa. Cảm tạ ơn Ngài đã ban cho con có thời gian để suy ngẫm Lời Ngài. Giờ này, con xin ghi lại ý hiểu của con về đoạn Thánh Kinh trong I Cô-rinh-tô 12:12-31. Con xin Đức Thánh Linh soi dẫn và dạy dỗ con. Con cảm tạ ơn Ngài.

12 Tuy nhiên, như thân là một mà có nhiều chi thể, nhưng hết thảy các chi thể của một thân dù là nhiều, chỉ là một thân; Đấng Christ cũng vậy.
13 Bởi vì chúng ta, hoặc người Do-thái, hoặc người Hy-lạp, hoặc nô lệ, hoặc tự chủ, đều đã trong một linh, chịu báp-tem vào trong một thân; và hết thảy được uống trong một linh.
14 Thân chẳng phải một chi thể, mà là nhiều chi thể.

Thưa Cha! Con hiểu rằng, ông Phao-lô đã lấy hình ảnh sự hiệp một của các chi thể của một thân để tượng trưng cho sự hiệp một của mỗi một con dân Chúa trong Hội Thánh mà đầu của Hội Thánh chính là Đấng Christ.

Con hiểu rằng, dù là người Do-thái là dân tộc Chúa chọn hay người Hy-lạp là người ngoại chưa biết Chúa, dù người nô lệ hay là người tự chủ chỉ cần người đó tin nhận Chúa, thật lòng ăn năn tội, tin nhận sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ thì họ được kể là các chi thể của một thân là Hội Thánh, và họ được ban năng lực từ một Đức Thánh Linh là Ngôi Ba Thiên Chúa.

15 Nếu chân nói: Vì ta chẳng phải là tay, ta không thuộc về thân. Thì có phải bởi đó nó không thuộc về thân?
16 Và nếu lỗ tai nói: Vì ta chẳng phải là mắt, ta không thuộc về thân. Thì có phải bởi đó nó không thuộc về thân?

Thưa Cha! Trong câu 15, 16 này, con hiểu rằng, dù cái chân nói "ta chẳng phải là tay", lỗ tai nói "ta chẳng phải là mắt", thì cái chân và lỗ tai vẫn thuộc về thân.
Vì cái chân và lỗ tai vẫn gắn vào một thân, vẫn nhận chất dinh dưỡng từ chung một dòng máu để phát triển.

Thưa Cha! Bởi vậy, con hiểu rằng trong Hội Thánh nếu như một người không phải người chăn, trưởng lão, chấp sự... thì người ấy vẫn là một chi thể của một thân là Hội Thánh, và được Đức Thánh Linh ban cho một ân tứ nào đó để gây dựng Hội Thánh.

17 Nếu toàn thân đều là mắt thì sự nghe ở đâu? Nếu toàn thân đều là tai thì sự ngửi ở đâu?
18 Nhưng bây giờ, Đức Chúa Trời đã sắp đặt các chi thể, mỗi một chúng trong thân thể, theo Ngài muốn.
19 Nếu hết thảy chúng là một chi thể thì thân ở đâu?
20 Vậy nên, có nhiều chi thể nhưng chỉ có một thân.

Thưa Cha! Con hiểu rằng, mỗi chi thể mà Ngài tạo ra đều sẽ mang một chức năng, nhiệm vụ riêng của từng chi thể, như cái chân để đi, chạy, nhảy, cái tay để cầm nắm, con mắt để nhìn, mũi để ngửi, tai để nghe, và các chi thể cùng gắn kết với nhau trong một thân thể.

Con hiểu rằng, mỗi một chúng con đều là những chi thể khác nhau, khi chúng con hiệp lại với nhau thì chúng con trở nên thân thể chính là Hội Thánh của Ngài.

21 Mắt không thể nói với bàn tay rằng: Ta chẳng cần ngươi. Đầu cũng chẳng thể nói với bàn chân: Ta chẳng cần ngươi.

Thưa Cha! Khi đọc câu Thánh Kinh này con nhớ đến một câu chuyện cũng nói về các chi thể trong một thân, khi chân, tay, mắt, nói với miệng rằng họ phải làm việc vất vả trong khi miệng chỉ có mỗi việc ăn thôi và họ quyết định sẽ không làm việc tìm kiếm thức ăn nữa. Rồi ngày một, ngày hai trôi qua, họ cảm thấy rã rời, chân không muốn bước, tay không muốn cầm nắm, mắt không muốn nhìn nữa và họ nhìn ra được sự quan trọng của miệng đối với họ, khi chân tay không làm việc, mắt không tìm kiếm thức ăn, tay không đưa thức ăn lên miệng thì chân tay cũng dần suy yếu đi, bởi khi miệng ăn thì chân tay mới được nuôi dưỡng và hoạt động được.

22 Trái lại, hơn thế nữa, các chi thể của thân xem là yếu đuối lại là cần thiết.
23 Các chi thể nào của thân mà chúng ta nghĩ là kém tôn trọng, thì chúng ta đặt sự tôn trọng trên chúng càng hơn; các chi thể nào của chúng ta chẳng đẹp, thì có sự trau giồi càng hơn.

24 Vì các chi thể đẹp của chúng ta thì không cần sự trau giồi. Nhưng Đức Chúa Trời đã liên kết thân của chúng ta, ban sự tôn trọng càng hơn cho chi thể nào thiếu kém,
25 để cho không có sự phân rẽ trong thân, nhưng các chi thể cùng chăm sóc lẫn nhau.
26 Và, nếu một chi thể đau đớn thì hết thảy các chi thể cùng đau đớn; nếu một chi thể được tôn trọng thì hết thảy các chi thể cùng vui mừng.
27 Các anh chị em là thân của Đấng Christ, và là các chi thể của từng phần.

Thưa Cha! Con hiểu rằng, trong một thân thể khi cái chân dính bẩn thì cái tay nhanh chóng tìm cách rửa cho sạch, khi một ngón tay khó cử động thì ngón tay đó được ưu tiên tập luyện để dễ khởi động.

Thưa Cha! Con hiểu rằng khi một chi thể đau thì hết thảy mọi chi thể đều đau, như trong thân thể khi cái chân lỡ đập vào vật cứng thì cái tay nhanh chóng xoa để đỡ đau. Khi cái tay bị chảy máu thì các chi thể phối hợp với nhau để xử lý vết thương của cái tay.

28 Thực tế, Đức Chúa Trời đã lập trong Hội Thánh: thứ nhất là những sứ đồ; thứ nhì là những tiên tri; thứ ba là những người dạy; kế đến là những người làm phép lạ; rồi những người có ân tứ chữa lành các tật bệnh; những người cứu giúp; những người cai quản, những người nói các nhánh của các ngôn ngữ.
29 Có phải hết thảy là những sứ đồ? Có phải hết thảy là những tiên tri? Có phải hết thảy là những người dạy? Có phải hết thảy là những người làm phép lạ?
30 Có phải hết thảy có ân tứ chữa lành các tật bệnh? Có phải hết thảy nói các ngôn ngữ? Có phải hết thảy thông giải các ngôn ngữ?

Thưa Cha! Con hiểu rằng trong Hội Thánh, Ngài đã lập các chức vụ trong Hội Thánh theo ý muốn của Ngài. Đức Chúa Jesus ban chức vụ cho một số người để gây dựng Hội Thánh, như Sứ Đồ Phao-lô đã được nhận chức vụ sứ đồ từ Đấng Christ. Đức Thánh Linh ban các ân tứ cho mỗi người tùy vào sự đặt để của Chúa để thực hiện các chức vụ đó. Những ai không mang chức vụ thì vẫn được Đức Thánh Linh ban ân tứ để hầu việc Chúa.

31 Hãy khao khát các ân tứ có ích hơn hết! Bây giờ, tôi sẽ chỉ cho các anh chị em con đường tuyệt vời.

Thưa Cha! Trong câu 31 con hiểu rằng, trong các ân tứ thì có những ân tứ đem lại lợi ích cho nhiều người như ân tứ nói tiên tri, chữa bệnh... nhưng có những ân tứ chỉ có ích cho người được ban ân tứ, như ân tứ nói ngoại ngữ, khi không có người phiên dịch thì ân tứ đó chỉ gây dựng cho người được ban ân tứ.

Thưa Cha! Trong đoạn Thánh Kinh hôm nay con học được rằng:

* Trong Hội Thánh dù là một thân nhưng có nhiều chi thể khác nhau. Mỗi chi thể đều có những chức năng khác nhau nhưng đều làm chung một mục đích đó là gây dựng, phát triển Hội Thánh và các chi thể đều có mối liên kết chặt chẽ với nhau.

* Dù là một đứa bé, một người trưởng thành hay một người lớn tuổi, một người khỏe mạnh hay một người đau yếu bệnh tật, một người mang chức vụ hay là một con dân Chúa bình thường thì đều là những chi thể mà Chúa đã đặt để theo ý muốn của Chúa, và Chúa đều ban những ân tứ để hầu việc Chúa, bởi vậy mỗi một con dân Chúa cần nhận biết mình là chi thể nào, được ban ân tứ là gì để gây dựng và hầu việc Chúa.

Thưa Cha! Con cảm tạ ơn Ngài về những bài học và sự hiểu biết mà Ngài ban cho con. Xin Cha cho con luôn ghi nhớ rằng con là chi thể của các anh chị em con, và các anh chị em con là chi thể của con, để chúng con cùng quan tâm, chăm sóc lẫn nhau, canh giữ cho nhau trên bước đường về nhà Ngài. Xin Cha cho con luôn nhận biết sự đặt để của Ngài trên con, để con luôn làm theo thánh ý của Ngài. Con cảm tạ ơn Ngài.

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.

Bùi Văn Vũ
23/05/2023


Nguyễn Thị Thùy Linh
24/05/2023 19:46

Nguyễn Thị Thùy Linh: I Cô-rinh-tô 12:12-31 Sự Hiệp Một của Hội Thánh

Kính thưa Cha kính yêu của con. Con cảm tạ ơn Cha đã ban cho con thêm cơ hội nữa để con được suy ngẫm Lời của Ngài. Nguyện Lời Ngài là thức ăn thuộc linh bổ dưỡng cho linh hồn con, làm tươi mát linh hồn con. Nguyện Lời Ngài an ủi, khích lệ, nhắc nhở con mỗi khi con suy ngẫm Lời Ngài. Con cảm tạ ơn Cha.

12 Tuy nhiên, như thân là một mà có nhiều chi thể, nhưng hết thảy các chi thể của một thân dù là nhiều, chỉ là một thân; Đấng Christ cũng vậy.
13 Bởi vì chúng ta, hoặc người Do-thái, hoặc người Hy-lạp, hoặc nô lệ, hoặc tự chủ, đều đã trong một linh, chịu báp-tem vào trong một thân; và hết thảy được uống trong một linh.
14 Thân chẳng phải một chi thể, mà là nhiều chi thể.
15 Nếu chân nói: Vì ta chẳng phải là tay, ta không thuộc về thân. Thì có phải bởi đó nó không thuộc về thân?
16 Và nếu lỗ tai nói: Vì ta chẳng phải là mắt, ta không thuộc về thân. Thì có phải bởi đó nó không thuộc về thân?
17 Nếu toàn thân đều là mắt thì sự nghe ở đâu? Nếu toàn thân đều là tai thì sự ngửi ở đâu?
18 Nhưng bây giờ, Đức Chúa Trời đã sắp đặt các chi thể, mỗi một chúng trong thân thể, theo Ngài muốn.
19 Nếu hết thảy chúng là một chi thể thì thân ở đâu?
20 Vậy nên, có nhiều chi thể nhưng chỉ có một thân.
21 Mắt không thể nói với bàn tay rằng: Ta chẳng cần ngươi. Đầu cũng chẳng thể nói với bàn chân: Ta chẳng cần ngươi.
22 Trái lại, hơn thế nữa, các chi thể của thân xem là yếu đuối lại là cần thiết.
23 Các chi thể nào của thân mà chúng ta nghĩ là kém tôn trọng, thì chúng ta đặt sự tôn trọng trên chúng càng hơn; các chi thể nào của chúng ta chẳng đẹp, thì có sự trau giồi càng hơn.
24 Vì các chi thể đẹp của chúng ta thì không cần sự trau giồi. Nhưng Đức Chúa Trời đã liên kết thân của chúng ta, ban sự tôn trọng càng hơn cho chi thể nào thiếu kém,
25 để cho không có sự phân rẽ trong thân, nhưng các chi thể cùng chăm sóc lẫn nhau.
26 Và, nếu một chi thể đau đớn thì hết thảy các chi thể cùng đau đớn; nếu một chi thể được tôn trọng thì hết thảy các chi thể cùng vui mừng.
27 Các anh chị em là thân của Đấng Christ, và là các chi thể của từng phần.
28 Thực tế, Đức Chúa Trời đã lập trong Hội Thánh: thứ nhất là những sứ đồ; thứ nhì là những tiên tri; thứ ba là những người dạy; kế đến là những người làm phép lạ; rồi những người có ân tứ chữa lành các tật bệnh; những người cứu giúp; những người cai quản, những người nói các nhánh của các ngôn ngữ.
29 Có phải hết thảy là những sứ đồ? Có phải hết thảy là những tiên tri? Có phải hết thảy là những người dạy? Có phải hết thảy là những người làm phép lạ?
30 Có phải hết thảy có ân tứ chữa lành các tật bệnh? Có phải hết thảy nói các ngôn ngữ? Có phải hết thảy thông giải các ngôn ngữ?
31 Hãy khao khát các ân tứ có ích hơn hết! Bây giờ, tôi sẽ chỉ cho các anh chị em con đường tuyệt vời.

Thưa Cha, con xin trình bày sự hiểu của con trong đoạn Thánh Kinh hôm nay như sau:

12 Tuy nhiên, như thân là một mà có nhiều chi thể, nhưng hết thảy các chi thể của một thân dù là nhiều, chỉ là một thân; Đấng Christ cũng vậy.

Con hiểu câu 12, Phao-lô dùng thân thể của một người để dạy dỗ và dẫn chứng về sự hiệp một của Hội Thánh và sự Hội Thánh hiệp một với Đấng Christ. Con hiểu thân là Đấng Christ, chi thể là mỗi một người trong Hội Thánh. Các chi thể được dính liền với thân và được nuôi dưỡng bởi thân. Cho dù một Hội Thánh có nhiều người hay ít người thì cũng cùng một thân là Đấng Christ.

13 Bởi vì chúng ta, hoặc người Do-thái, hoặc người Hy-lạp, hoặc nô lệ, hoặc tự chủ, đều đã trong một linh, chịu báp-tem vào trong một thân; và hết thảy được uống trong một linh.

Con hiểu câu 13, cho dù người Do-thái hay người Hy-lạp hoặc nô lệ hoặc tự chủ thì mỗi người đều bình đẳng như nhau. Dân bản gốc hay dân ngoại, hay nghèo hay giàu đều bình đẳng như nhau, cần nhau và thành phần nào cũng quan trọng cả. Trong một linh con hiểu được đó là mỗi chi thể đều ở trong linh thiêng liêng là Thiên Chúa, chịu báp-tem vào trong một thân là thân của Đấng Christ và uống trong một linh là nhận lấy sự sống đời đời trong một ân điển của Đấng Christ.

14 Thân chẳng phải một chi thể, mà là nhiều chi thể.
15 Nếu chân nói: Vì ta chẳng phải là tay, ta không thuộc về thân. Thì có phải bởi đó nó không thuộc về thân?
16 Và nếu lỗ tai nói: Vì ta chẳng phải là mắt, ta không thuộc về thân. Thì có phải bởi đó nó không thuộc về thân?
17 Nếu toàn thân đều là mắt thì sự nghe ở đâu? Nếu toàn thân đều là tai thì sự ngửi ở đâu?

Con hiểu từ câu 14 đến câu 17 rằng: Mỗi chi thể đều có giá trị như nhau và không thể thiếu nhau. Không có chuyện chỉ cần chi thể này mà không cần chi thể kia hoặc chi thể kia gắng trong thân chỉ là vô ích hay vô dụng. Mà dù là một chi thể nhỏ nhất cũng có giá trị ích lợi cho thân.

18 Nhưng bây giờ, Đức Chúa Trời đã sắp đặt các chi thể, mỗi một chúng trong thân thể, theo Ngài muốn.
19 Nếu hết thảy chúng là một chi thể thì thân ở đâu?
20 Vậy nên, có nhiều chi thể nhưng chỉ có một thân.
21 Mắt không thể nói với bàn tay rằng: Ta chẳng cần ngươi. Đầu cũng chẳng thể nói với bàn chân: Ta chẳng cần ngươi.
22 Trái lại, hơn thế nữa, các chi thể của thân xem là yếu đuối lại là cần thiết.

Con hiểu từ câu 18 đến câu 22 rằng: Mỗi một chi thể có nghĩa là mỗi một người trong Hội Thánh được Đức Chúa Trời sắp đặt và ban ân tứ cho người đó. Dù là ơn nào, ân tứ nào thì cũng chỉ có cùng một thân là Đấng Christ. Hình ảnh mỗi chi thể của con người như đầu, tai, chân, mắt, mỗi chi thể đều có lợi ích khác nhau và giúp ích cho thân. Mắt có chức năng để nhìn, tai để nghe, chân để đi... Cũng vậy trong Hội Thánh mỗi người có ân tứ khác nhau để hỗ trợ cho nhau, không ai là dư thừa hay không cần thiết. Điều này con thấy đúng là bởi vì mỗi khi con bị đau ở bộ phận nào trong thân thể thì con không thấy chỗ nào đau là dễ chịu hơn chỗ nào. Chỗ nào cũng đau theo kiểu khác nhau. Nên con hiểu được rằng tất cả các chi thể đều quan trọng và đều cần có nhau, liên kết với nhau chặt chẽ.

23 Các chi thể nào của thân mà chúng ta nghĩ là kém tôn trọng, thì chúng ta đặt sự tôn trọng trên chúng càng hơn; các chi thể nào của chúng ta chẳng đẹp, thì có sự trau giồi càng hơn.
24 Vì các chi thể đẹp của chúng ta thì không cần sự trau giồi. Nhưng Đức Chúa Trời đã liên kết thân của chúng ta, ban sự tôn trọng càng hơn cho chi thể nào thiếu kém,
25 để cho không có sự phân rẽ trong thân, nhưng các chi thể cùng chăm sóc lẫn nhau.

Con hiểu từ câu 23 đến 25 rằng: Các chi thể trong Hội Thánh cần hiệp một và chăm sóc cho nhau. Chi thể nào chúng ta thấy còn yếu đuối, nếp sống chưa đẹp thì chúng ta càng phải giúp cho họ trở nên đẹp và mỗi ngày càng tốt lên. Sự hiệp một là cùng nhau đi lên, cùng nhau phát triển. Những chi thể đã có nếp sống đẹp rồi thì người ấy không cần phải trau giồi nữa nhưng Đức Chúa Trời liên kết lại hết và ban sự tôn trọng cho người yếu kém, để không ai có sự lên mình kiêu ngạo hay xem thường người khác. Mà ngược lại mỗi chi thể đều yêu thương nhau, nâng đỡ nhau, chăm sóc nhau, bảo ban nhau để cùng nhau giúp nhau đạt được vị trí trên thiên đàng.

26 Và, nếu một chi thể đau đớn thì hết thảy các chi thể cùng đau đớn; nếu một chi thể được tôn trọng thì hết thảy các chi thể cùng vui mừng.
27 Các anh chị em là thân của Đấng Christ, và là các chi thể của từng phần.

Con hiểu câu 26 và 27 rằng: Khi các chi thể trong Hội Thánh đã có sự hiệp một với nhau thì những sự xảy đến cho người này sẽ có sự ảnh hưởng đến người kia. Không phải thân ai nấy lo mà là sự liên kết chung với nhau. Đau đớn cùng chịu, vui cùng chia sẻ. Con hiểu không phải cùng chịu đau đớn là khi anh chị em của mình bị tai nạn thì mình cũng phải bị tai nạn để cùng chịu đau. Mà mình cùng chia sẻ nỗi đau đó bằng cách cầu thay, tiếp trợ, giúp đỡ khi cần thiết. Khi người anh chị em mình có nan đề về tinh thần thì mình cùng chia sẻ nỗi buồn, an ủi, khích lệ cầu thay cho họ. Còn anh chị em nào được khen ngợi, được tôn cao thì tất cả đều cùng nhau vui mừng và vui cho người ấy. Ví dụ như khi có anh chị em được ơn trong sự chia sẻ Lời Chúa, hát hay, nấu ăn giỏi... nếp sống làm sáng danh Chúa thì mình cùng vui mừng và khích lệ nhau càng hơn, chứ không phải đem lòng ganh tị với họ. Vì tất cả cùng nhận sự sống từ thân là Đấng Christ cùng một nguồn sống thì tất cả cùng là mỗi chi thể để hỗ trợ cho nhau.

28 Thực tế, Đức Chúa Trời đã lập trong Hội Thánh: thứ nhất là những sứ đồ; thứ nhì là những tiên tri; thứ ba là những người dạy; kế đến là những người làm phép lạ; rồi những người có ân tứ chữa lành các tật bệnh; những người cứu giúp; những người cai quản, những người nói các nhánh của các ngôn ngữ.
29 Có phải hết thảy là những sứ đồ? Có phải hết thảy là những tiên tri? Có phải hết thảy là những người dạy? Có phải hết thảy là những người làm phép lạ?
30 Có phải hết thảy có ân tứ chữa lành các tật bệnh? Có phải hết thảy nói các ngôn ngữ? Có phải hết thảy thông giải các ngôn ngữ?
31 Hãy khao khát các ân tứ có ích hơn hết! Bây giờ, tôi sẽ chỉ cho các anh chị em con đường tuyệt vời.

Con hiểu câu 28 đến câu 31 rằng: Mỗi chi thể trong Hội Thánh được Đức Chúa Trời ban ơn và sắp xếp. Ngài có trật tự và mỗi người có ân tứ riêng và làm lợi ra và giúp đỡ lẫn nhau. Vậy nên chúng con cần khao khát được Chúa ban cho các ân tứ để được hầu việc Chúa và cùng hiệp một với Hội Thánh, xây dựng Hội Thánh.

Thưa Cha! Qua phân đoạn Thánh Kinh này, con nhận được bài học là:

Trong chúng con ai cũng đều tội lỗi và xấu xa như nhau. Nhưng khi chúng con nhận được ân điển của Thiên Chúa được cùng nhận ơn cứu rỗi của Đấng Christ thì chúng con được tháp vào một thân, thân đó chính là Đấng Christ. Chúng con phải hiệp một với nhau chứ không được phân rẽ hay chê bai nhau. Mỗi người có ân tứ là nhờ sự ban cho của Đức Chúa Trời. Anh chị em nào càng yếu đuối thì chúng con càng phải nâng đỡ, yêu thương và giúp họ đạt được địa vị ở Thiên Đàng. Chúng con phải cùng có một tâm tình san sẻ niềm vui, nỗi buồn với nhau. Cùng vui mừng khi thấy anh em mình được ơn được cao trọng. Có như vậy chúng con càng hiệp làm một và ma quỷ không có cơ hội chia rẽ chúng con.

Thưa Cha, con cảm tạ ơn Cha đã ban cho con suy ngẫm phân đoạn Thánh Kinh ngày hôm nay. Nguyện xin Cha giúp con biết hạ mình, khiêm nhu, xem người khác là tôn trọng hơn mình. Giúp con biết yêu thương anh chị em mình. Cùng nhau bước về nhà Cha.

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Thị Thùy Linh
24/05/2023


Nguyễn Thị Mơ
24/05/2023 20:36

I Cô-rinh-tô 12:12-31 Sự Hiệp Một của Hội Thánh

Kính lạy Thiên Chúa Từ Ái của con!
Con kính dâng lên Chúa lời tôn vinh cảm tạ ơn Ngài, cảm tạ Chúa ban cho con thêm một ngày mới cùng với Lời của Ngài nuôi dưỡng tâm linh con, con cầu xin Chúa ban ơn soi dẫn giúp con hiểu được sự dạy dỗ của Ngài trong bài học. Con cảm tạ ơn Chúa và kính dâng lên Ngài sự suy ngẫm của con trong I Cô-rinh-tô 12:12-31.

Kính thưa Chúa!
Con hiểu rằng, thân thể của con chỉ có một nhưng mang nhiều chi thể như mắt, mũi, tai, miệng, chân, tay… dù có nhiều chi thể nhưng các chi thể của con liên kết với nhau trên cùng một thân, mỗi chi thể mang một công việc khác nhau nhưng đều hoạt động nhịp nhàng và thống nhất dưới sự điều khiển của đầu nơi có não bộ. Các chi thể trên thân thể con không có chuyện tị hiềm, ganh đua hoặc kiêu ngạo cho rằng mình quan trọng hơn hoặc có sức mạnh hơn những chi thể khác. Mỗi khi một chi thể trên thân thể con bị đau đớn hoặc có vấn đề thì toàn thân cùng chịu đau đớn và tất cả các chi thể khác đều tập trung chăm sóc và tìm cách khắc phục. Mối quan hệ giữa các chi thể với nhau là biểu hiện của tình yêu thương trọn vẹn.

Phao-lô dùng hình ảnh cấu trúc trên thân thể xác thịt của một người để nói đến sự hiệp một của con dân Chúa trong Hội Thánh. Lời Chúa phán, Hội Thánh là thân thể của Đấng Christ, Đấng Christ là đầu của Hội Thánh, con dân Chúa trong Hội Thánh là các chi thể trên cùng một thân. Trong Hội Thánh không có sự phân biệt chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ, giai cấp, địa vị, giàu hoặc nghèo nhưng tất cả là anh chị em cùng Cha được Chúa ban cho các ân tứ và chức vụ khác nhau để cùng hầu việc Ngài. Câu "Đấng Christ cũng vậy" mang ý nghĩa, Ngài cũng nên một cùng Hội Thánh, Ngài ở trong Hội Thánh và Hội Thánh ở trong Ngài, bởi điều này mà con dân Chúa cảm nhận được cách sâu sắc sự ở cùng của Ngài trong đời sống bước đi với Chúa, sống một đời sống đắc thắng tội lỗi và bằng lòng bước vào sự chịu khổ vì danh Ngài khi được kêu gọi.

Như một người lữ hành trên sa mạc đang lết những bước chân mệt lả vì khát thì gặp suối nước trong vắt mát lành cho người lữ hành được uống thỏa thuê và lập tức được phục hồi sức lực. Một người sau khi tin nhận Tin Lành Cứu Rỗi cũng giống như vậy, năng lực và sự sống mới được ban cho bởi Thiên Chúa khiến cho người thỏa cơn khát thuộc linh là những sự khao khát được sống thánh khiết, công chính và tràn ngập yêu thương mà trước đó dưới ách của tội lỗi người đó dù có khao khát trong lòng cũng không làm nổi. Ở trong Chúa được Đức Thánh Linh soi dẫn, được Đấng Christ tiếp nhận trở thành chi thể trên thân thể của Ngài là Hội Thánh, mỗi con dân Chúa được Ngài ban cho những ân tứ và những chức vụ khác nhau nhưng đều có một mục đích ấy là gây dựng và phát triển Hội Thánh là thân thể Đấng Christ theo như sự dẫn dắt của Ngài. Sự nhận lãnh đầy trọn của người đang ở trong tình yêu của Chúa được bày tỏ sinh động qua động từ "uống" được nói trong câu "Được uống trong một linh".

Kính thưa Chúa!
Qua bài học con học được rằng:
Mỗi một con dân Chúa trong Hội Thánh đều đáng được tôn trọng và yêu thương như nhau, giống như các chi thể trên cùng một thân không có sự phân biệt.

Sự hiệp một trong Hội Thánh rất quan trọng, vì sự hiệp một mang lại sức mạnh cho Hội Thánh, sự hiệp một còn đánh dấu một đời sống nên thánh của mỗi một con dân Chúa trên bước đường rèn tập trở nên giống như Đấng Christ được thể hiện qua sự hiệp một trong Ngài.

Con tự đặt mình như một mắt xích nhỏ trong chiếc dây xích, nếu cái mắt xích nhỏ là con cứ muốn tự mình tách ra khỏi chiếc dây xích hoặc không muốn ở trong vị trí của mình thì hậu quả ảnh hưởng tới cả chiếc dây xích sẽ lớn là dường nào, điều đó chẳng khác nào bàn tay cứ muốn rời bỏ thân thể hoặc đòi xuống làm bàn chân.

Giờ đây mỗi khi quan sát sự hoạt động cũng như cách các chi thể trên thân thể con phục vụ nhau trong sinh hoạt hàng ngày nhắc con nhớ rằng: Trong Hội Thánh, chúng con là những anh chị em cùng Cha, là mắt, mũi, tay, chân của nhau, Chúa muốn chúng con hết lòng yêu thương, phục vụ nhau trong sự hiệp một, bởi chúng con là chi thể của nhau trên cùng một thân là thân thể của Ngài.

Nếu trong vòng anh chị em của con, ai được ban cho có được nhiều ân tứ và khả năng vượt trội thì chính bản thân con cũng được hưởng ích lợi trong sự ban cho đó của Ngài, vì mọi ơn Chúa ban cho là để chúng con phục vụ và gây dựng làm ích lợi cho nhau trên linh trình chúng con bước đi theo Ngài, bởi vậy con phải có thái độ biết ơn khi trong Hội Thánh có những anh chị em được Chúa ban cho các ân tứ và chức vụ để quản trị nhà của Ngài là Hội Thánh.

Con cảm tạ ơn Chúa ban cho con sự dạy dỗ qua bài học!
Mọi vinh quang, quyền phép, tôn quý duy thuộc về Thiên Chúa cho tới đời đời vô cùng. A-men!

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ!
Con, Nguyễn Thị Mơ
Ngày: 24/05/2023


Huỳnh Christian Priscilla
25/05/2023 02:24

Huỳnh Christian Priscilla: I Cô-rinh-tô 12:12-31 Sự Hiệp Một của Hội Thánh

Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con, con kính dâng lên Cha lời tôn vinh, cảm tạ về một ngày mới Cha ban cho con. Cầu xin sự từ ái của Thiên Chúa bao phủ con. Cầu xin Đức Thánh Linh dẫn con vào trong mọi lẽ thật, trong khi con đọc, suy ngẫm Lời Chúa để con cẩn thận làm theo mỗi ngày.

Lạy Cha, hôm nay, con xin trình bày sự suy ngẫm của con về sự hiệp một trong Hội Thánh, như đã được ghi chép trong I Cô-rinh-tô 12:12-31.

12 Tuy nhiên, như thân là một mà có nhiều chi thể, nhưng hết thảy các chi thể của một thân dù là nhiều, chỉ là một thân; Đấng Christ cũng vậy.

Câu 12: Con hiểu rằng, thân thể của mỗi người là một nhưng bao gồm nhiều chi thể. Tương tự như vậy là thân thể của Đấng Christ, tức là Hội Thánh. Dù Hội Thánh bao gồm nhiều người nhưng Hội Thánh là một, vì mỗi người là một chi thể trong thân thể Đấng Christ mà Ngài là đầu.

13 Bởi vì chúng ta, hoặc người Do-thái, hoặc người Hy-lạp, hoặc nô lệ, hoặc tự chủ, đều đã trong một linh, chịu báp-tem vào trong một thân; và hết thảy được uống trong một linh.

Câu 13: Con hiểu rằng, tất cả con dân của Chúa trong Hội Thánh, mỗi người vốn là một tội nhân, bị hư mất đời đời như nhau nhưng bởi ơn thương xót của Đức Chúa Trời, đã được hưởng sự cứu rỗi của Đấng Christ như nhau. Con dân Chúa được tháp nhập vào trong Hội Thánh, kết hiệp làm một, dù là người thuộc bất cứ dân tộc nào, ở trong bất cứ địa vị xã hội nào. Con dân Chúa ở trong cùng một linh, tức là có cùng một thần trí, cùng nhận thức và hiểu biết như nhau, dựa trên Lời Chúa. Con dân Chúa được báp-tem vào trong một thân, tức là được kết hiệp làm một với nhau trong Đấng Christ. Con dân Chúa cùng uống trong một linh, tức là cùng nhận chung sự sống mới từ Thiên Chúa.

14 Thân chẳng phải một chi thể, mà là nhiều chi thể.
15 Nếu chân nói: Vì ta chẳng phải là tay, ta không thuộc về thân. Thì có phải bởi đó nó không thuộc về thân?
16 Và nếu lỗ tai nói: Vì ta chẳng phải là mắt, ta không thuộc về thân. Thì có phải bởi đó nó không thuộc về thân?

Câu 14 đến 16: Con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô dùng hình ảnh thân thể của một người bao gồm nhiều chi thể khác nhau để nói đến sự hiệp một của con dân Chúa trong Hội Thánh. Trong mỗi một thân thể, mỗi chi thể có một nhiệm vụ riêng biệt, giúp cho sự hoạt động của thân thể. Cũng vậy, mỗi con dân Chúa trong Hội Thánh đều được Đấng Thần Linh ban cho ân tứ để hoàn thành nhiệm vụ riêng, đem lại ích lợi chung cho Hội Thánh. Nếu có ai đó trong Hội Thánh vì lý do gì mà nghĩ rằng, mình không thuộc về Hội Thánh, như là tự ti mặc cảm, cho rằng, mình không bằng ai, thì cũng không hề làm thay đổi được sự thật là người ấy thuộc về Hội Thánh.

17 Nếu toàn thân đều là mắt thì sự nghe ở đâu? Nếu toàn thân đều là tai thì sự ngửi ở đâu?
18 Nhưng bây giờ, Đức Chúa Trời đã sắp đặt các chi thể, mỗi một chúng trong thân thể, theo Ngài muốn.
19 Nếu hết thảy chúng là một chi thể thì thân ở đâu?
20 Vậy nên, có nhiều chi thể nhưng chỉ có một thân.

Câu 17 đến 20: Con hiểu rằng, thân phải có nhiều chi thể khác nhau, đó là sự sắp đặt của Đức Chúa Trời để có một thân thể trọn vẹn. Hội Thánh có những nhiệm vụ khác nhau được Đức Chúa Trời giao cho mỗi người để cùng nhau hoàn thành các công việc Đức Chúa Trời đã giao phó cho Hội Thánh.

21 Mắt không thể nói với bàn tay rằng: Ta chẳng cần ngươi. Đầu cũng chẳng thể nói với bàn chân: Ta chẳng cần ngươi.
22 Trái lại, hơn thế nữa, các chi thể của thân xem là yếu đuối lại là cần thiết.
23 Các chi thể nào của thân mà chúng ta nghĩ là kém tôn trọng, thì chúng ta đặt sự tôn trọng trên chúng càng hơn; các chi thể nào của chúng ta chẳng đẹp, thì có sự trau giồi càng hơn.

Câu 21 đến 23: Con hiểu rằng, mỗi chi thể trong thân đều cần thiết như nhau. Không chi thể nào là đáng tôn hơn chi thể nào. Nếu như có chi thể bị xem là yếu kém thì chi thể ấy lại là cần thiết vô cùng. Tương tự như vậy, mỗi người đều là cần thiết trong Hội Thánh. Không người nào là đáng tôn hơn người nào. Con dân Chúa phải tôn trọng lẫn nhau, vâng phục lẫn nhau. Nếu có ai yếu đuối trong đức tin, bị vấp ngã, hoặc yếu đuối vì bệnh tật thì con dân Chúa cần quan tâm, an ủi, khích lệ, chăm sóc họ.

24 Vì các chi thể đẹp của chúng ta thì không cần sự trau giồi. Nhưng Đức Chúa Trời đã liên kết thân của chúng ta, ban sự tôn trọng càng hơn cho chi thể nào thiếu kém,
25 để cho không có sự phân rẽ trong thân, nhưng các chi thể cùng chăm sóc lẫn nhau.
26 Và, nếu một chi thể đau đớn thì hết thảy các chi thể cùng đau đớn; nếu một chi thể được tôn trọng thì hết thảy các chi thể cùng vui mừng.

Câu 24 đến 26: Con hiểu rằng, tương tự như đối với thân thể xác thịt, trong Hội Thánh, nếu có anh chị em nào trở nên thiếu kém năng lực để hoàn thành công việc mà Chúa đã giao phó cho người ấy, thì Đức Chúa Trời cũng đã sắp đặt cho toàn Hội Thánh tập trung quan tâm, chăm sóc, giúp cho người ấy được sớm phục hồi. Hoặc nếu có người nào bị thiếu thốn về vật chất, hoặc bị sự bách hại, đau đớn trên thân thể thì những người khác có sự đồng cảm, góp phần tiếp trợ, cứu giúp, an ủi, chăm sóc phần chi thể bị tổn thương. Nếu có anh chị em nào trong Đấng Christ được đầy ơn, được tôn trọng, khen ngợi thì cả Hội Thánh cùng vui mừng.

27 Các anh chị em là thân của Đấng Christ, và là các chi thể của từng phần.
28 Thực tế, Đức Chúa Trời đã lập trong Hội Thánh: thứ nhất là những sứ đồ; thứ nhì là những tiên tri; thứ ba là những người dạy; kế đến là những người làm phép lạ; rồi những người có ân tứ chữa lành các tật bệnh; những người cứu giúp; những người cai quản, những người nói các nhánh của các ngôn ngữ.

Câu 27 và 28: Con hiểu rằng, Hội Thánh là thân thể của Đấng Christ, mỗi một con dân Chúa trong Hội Thánh là một chi thể của từng Hội Thánh địa phương. Đức Chúa Trời đã lập ra các chức vụ khác nhau trong Hội Thánh. Đấng Thần Linh ban ân tứ cho mỗi người, tùy theo ý muốn của Ngài. Con hiểu về các chức vụ như sau:

Chức vụ sứ đồ là đi khắp nơi, rao giảng Tin Lành cho muôn dân, thành lập các Hội Thánh địa phương.

Chức vụ tiên tri là rao truyền ý muốn của Đức Chúa Trời cho người khác, cáo trách con dân Chúa về sự phạm tội và kêu gọi con dân Chúa ăn năn tội.

Chức vụ dạy là giảng dạy Lời Chúa cho người chưa biết Chúa lẫn cho con dân Chúa trong Hội Thánh.

Chức vụ làm phép lạ là làm ra các dấu kỳ và phép lạ để thể hiện quyền phép của Thiên Chúa.

Chức vụ chữa lành các tật bệnh là nhân danh Đức Chúa Jesus Christ truyền cho người có tật bệnh được lành ngay lập tức.

Chức vụ cứu giúp là đóng góp tiền bạc, của cải vật chất, công sức để cứu giúp những người đang trong hoàn cảnh nghèo khó, gặp hoạn nạn trong đời sống.

Chức vụ cai quản là quản nhiệm và điều hành Hội Thánh, được giao cho các giám mục, trưởng lão trong Hội Thánh.

Chức vụ nói các nhánh ngôn ngữ là chức vụ nói ra được nhiều thứ ngôn ngữ của loài người với sự thông giải của người nói hoặc của ai khác trong Hội Thánh.

29 Có phải hết thảy là những sứ đồ? Có phải hết thảy là những tiên tri? Có phải hết thảy là những người dạy? Có phải hết thảy là những người làm phép lạ?
30 Có phải hết thảy có ân tứ chữa lành các tật bệnh? Có phải hết thảy nói các ngôn ngữ? Có phải hết thảy thông giải các ngôn ngữ?
31 Hãy khao khát các ân tứ có ích hơn hết! Bây giờ, tôi sẽ chỉ cho các anh chị em con đường tuyệt vời.

Câu 29 đến 31: Con hiểu rằng, mỗi người trong Hội Thánh nhận được các chức vụ và công việc khác nhau để dự phần trong sự xây dựng và phát triển Hội Thánh. Cùng với các chức vụ và công việc được giao phó cho mỗi người là các ân tứ cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ. Sứ Đồ Phao-lô khuyên con dân Chúa hãy ao ước các ân tứ có ích hơn hết vì càng có nhiều người có được các ân tứ ấy thì sự phát triển của Hội Thánh càng được tốt hơn. Con hiểu rằng, các ân tứ có ích hơn hết kèm theo các chức vụ đã được liệt kê đứng đầu, như: chức vụ sứ đồ, chức vụ tiên tri, và chức vụ giảng dạy.

Con cảm tạ ơn Cha, bởi ơn thương xót của Cha con đã được tháp vào trong thân thể của Đấng Christ, được hiệp một cùng các anh chị em trong Hội Thánh. Con biết ơn Đấng Thần Linh, vì Ngài đã ban cho con ơn rao giảng Tin Lành và nói tiên tri, giúp ích cho Hội Thánh. Kính xin Cha giữ gìn con, và các anh chị em của con trong Hội Thánh, giúp cho ai nấy trung tín làm tròn bổn phận phụng sự Thiên Chúa. A-men!

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.

Huỳnh Christian Priscilla
23/05/2023


Huỳnh Christian Timothy
25/05/2023 02:29

Huỳnh Christian Timothy: I Cô-rinh-tô 12:12-31 Sự Hiệp Một của Hội Thánh

Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con. Con kính dâng Cha lời tôn vinh và cảm tạ của con. Ngài là Thiên Chúa Toàn Năng và Cha ở trên trời của con. Con vui mừng đón nhận thêm một ngày mới Cha ban cho con. Xin Cha cho con được vui thỏa trong ngày mới này với mọi ơn phước Cha ban xuống trên con. Xin Cha dùng Lời Hằng Sống của Thiên Chúa nuôi dưỡng linh hồn con. Con cầu xin Đấng Christ thêm sức mới cho con và Đức Thánh Linh ban sự hiểu biết Lời Chúa cho con. Con cảm tạ Ba Ngôi Thiên Chúa.

Thưa Cha, con xin trình bày sự suy ngẫm của con về sự hiệp một của Hội Thánh, như được dạy trong I Cô-rinh-tô 12:12-31.

12 Tuy nhiên, như thân là một mà có nhiều chi thể, nhưng hết thảy các chi thể của một thân dù là nhiều, chỉ là một thân; Đấng Christ cũng vậy.
13 Bởi vì chúng ta, hoặc người Do-thái, hoặc người Hy-lạp, hoặc nô lệ, hoặc tự chủ, đều đã trong một linh, chịu báp-tem vào trong một thân; và hết thảy được uống trong một linh.

Câu 12 và 13: Sứ Đồ Phao-lô dùng hình ảnh thân thể xác thịt của loài người để minh họa sự hiệp một của mỗi con dân Chúa với nhau trong Hội Thánh. Mỗi người chỉ có một thân thể xác thịt nhưng thân thể ấy bao gồm nhiều chi thể khác nhau. Tương tự như vậy là Hội Thánh, được gọi là thân thể của Đấng Christ. Chỉ có một Hội Thánh bao gồm nhiều người với các nhiệm vụ khác nhau, nhưng liên kết làm một. Bất kể là người thuộc dân tộc nào, có địa vị xã hội như thế nào, khi đã tin nhận Tin Lành Cứu Rỗi thì mỗi người được tháp vào trong Hội Thánh, ở trong cùng một linh, tức là có chung một thần trí, là sự hiểu biết về Thiên Chúa qua Lời Chúa. Mỗi người được báp-tem vào trong Đấng Christ, trở thành chi thể trong thân thể của Ngài. Mỗi người cùng được uống chung nguồn năng lực và sự sống từ Đức Thánh Linh, tức là nhận lãnh thánh linh của Thiên Chúa.

14 Thân chẳng phải một chi thể, mà là nhiều chi thể.
15 Nếu chân nói: Vì ta chẳng phải là tay, ta không thuộc về thân. Thì có phải bởi đó nó không thuộc về thân?
16 Và nếu lỗ tai nói: Vì ta chẳng phải là mắt, ta không thuộc về thân. Thì có phải bởi đó nó không thuộc về thân?
17 Nếu toàn thân đều là mắt thì sự nghe ở đâu? Nếu toàn thân đều là tai thì sự ngửi ở đâu?

Câu 14 đến 17: Thân thể xác thịt của loài người có nhiều chi thể khác nhau. Mỗi chi thể có chức năng khác nhau, nhưng tất cả cùng làm việc theo chức năng của mình để phục vụ cho thân thể. Hội Thánh của Chúa có nhiều người khác nhau. Mỗi người được Chúa ban cho chức vụ hoặc việc làm khác nhau, nhưng tất cả cùng làm việc theo ân tứ Chúa đã ban cho, để cùng xây dựng và phát triển Hội Thánh theo ý Chúa.

18 Nhưng bây giờ, Đức Chúa Trời đã sắp đặt các chi thể, mỗi một chúng trong thân thể, theo Ngài muốn.
19 Nếu hết thảy chúng là một chi thể thì thân ở đâu?
20 Vậy nên, có nhiều chi thể nhưng chỉ có một thân.
21 Mắt không thể nói với bàn tay rằng: Ta chẳng cần ngươi. Đầu cũng chẳng thể nói với bàn chân: Ta chẳng cần ngươi.

Câu 18 đến 21: Đức Chúa Trời đã sắp đặt các chi thể trong thân thể loài người kết hợp với nhau, cùng nhau làm việc, theo chức năng riêng của mỗi chi thể, đem lại ích lợi cho thân như thế nào thì Ngài cũng làm như vậy cho Hội Thánh. Mỗi người trong Hội Thánh là một chi thể trong thân của Đấng Christ. Vì thế, mỗi người đều cần đến nhau và có bổn phận tương trợ lẫn nhau để cùng nhau xây dựng và phát triển Hội Thánh của Chúa. Không một người nào có thể đứng độc lập trong Hội Thánh mà không nhờ đến người khác hoặc không tiếp trợ người khác.

22 Trái lại, hơn thế nữa, các chi thể của thân xem là yếu đuối lại là cần thiết.
23 Các chi thể nào của thân mà chúng ta nghĩ là kém tôn trọng, thì chúng ta đặt sự tôn trọng trên chúng càng hơn; các chi thể nào của chúng ta chẳng đẹp, thì có sự trau giồi càng hơn.

Câu 22 và 23: Trong thân thể có các chi thể xem như rất yếu đuối nhưng lại là chi thể rất quan trọng, như đôi mắt chẳng hạn. Thực tế, không một chi thể nào là không quan trọng. Nhưng nếu ai có sự đánh giá không đúng, cho rằng, có chi thể nào đó của mình là hèn kém hoặc chẳng đẹp thì người ấy càng cần phải đặt sự tôn trọng và trau giồi càng hơn cho chi thể ấy. Trong Hội Thánh cũng không có ai là thấp hèn hơn người khác. Nếu có ai nghĩ ai đó là thấp hèn trong Hội Thánh thì người ấy càng phải có lòng tôn trọng anh chị em của mình càng hơn.

24 Vì các chi thể đẹp của chúng ta thì không cần sự trau giồi. Nhưng Đức Chúa Trời đã liên kết thân của chúng ta, ban sự tôn trọng càng hơn cho chi thể nào thiếu kém,
25 để cho không có sự phân rẽ trong thân, nhưng các chi thể cùng chăm sóc lẫn nhau.
26 Và, nếu một chi thể đau đớn thì hết thảy các chi thể cùng đau đớn; nếu một chi thể được tôn trọng thì hết thảy các chi thể cùng vui mừng.
27 Các anh chị em là thân của Đấng Christ, và là các chi thể của từng phần.

Câu 24 đến 27: Các chi thể tốt đẹp, mạnh sức trong thân thể thì không cần sự trau giồi. Nếu chi thể nào yếu kém thì cần được quan tâm, trau giồi. Sự quan tâm trau giồi cho chi thể bị yếu kém là công sức của toàn thân thể, nghĩa là các chi thể còn lại trong thân cùng dự phần cho việc trau giồi chi thể bị yếu kém. Sự yếu kém đó có thể là vì bị bệnh tật hoặc tổn thương. Trong Hội Thánh, nếu có ai bị khó khăn, thiếu thốn về vật chất thì toàn thể Hội Thánh dự phần trong việc chăm sóc và tiếp trợ. Nếu có ai yếu đuối, vấp ngã trong đức tin thì toàn Hội Thánh cùng an ủi, khuyên bảo, khích lệ, cầu thay. Nan đề của một người trong Hội Thánh là nan đề chung của cả Hội Thánh. Phước hạnh của một người trong Hội Thánh là phước hạnh chung cho cả Hội Thánh. Mỗi người trong Hội Thánh liên quan đến nhau như mỗi chi thể trong thân liên quan đến nhau. Mỗi Hội Thánh địa phương là một phần trong Hội Thánh chung.

28 Thực tế, Đức Chúa Trời đã lập trong Hội Thánh: thứ nhất là những sứ đồ; thứ nhì là những tiên tri; thứ ba là những người dạy; kế đến là những người làm phép lạ; rồi những người có ân tứ chữa lành các tật bệnh; những người cứu giúp; những người cai quản, những người nói các nhánh của các ngôn ngữ.
29 Có phải hết thảy là những sứ đồ? Có phải hết thảy là những tiên tri? Có phải hết thảy là những người dạy? Có phải hết thảy là những người làm phép lạ?
30 Có phải hết thảy có ân tứ chữa lành các tật bệnh? Có phải hết thảy nói các ngôn ngữ? Có phải hết thảy thông giải các ngôn ngữ?

Câu 28 đến 30: Đức Chúa Trời đã lập ra các chức vụ trong Hội Thánh và Đấng Christ đã ban cho một số người các chức vụ ấy. Đấng Thần Linh ban ân tứ kèm theo các chức vụ. Các chức vụ khác nhau trong Hội Thánh đều cùng chung một mục đích là để xây dựng và phát triển Hội Thánh. Vì thế, cho tới khi Đấng Christ cất Hội Thánh ra khỏi thế gian, các chức vụ này vẫn còn trong Hội Thánh. Những ngày cuối cùng này có sự bội Đạo lớn trong Hội Thánh nên các chức vụ càng cần thiết trong Hội Thánh còn hơn cả buổi đầu, lúc Hội Thánh mới được thành lập.

Chức vụ sứ đồ có nhiệm vụ rao giảng Tin Lành cho muôn dân, thành lập các Hội Thánh địa phương. Chức vụ tiên tri có nhiệm vụ công bố các lẽ thật về Thiên Chúa, nói lời tôn vinh Thiên Chúa; cáo trách tội lỗi và kêu gọi ăn năn; báo trước những gì sắp xảy ra, theo sự thần cảm của Đức Thánh Linh; nói ra những sự sâu nhiệm trong Lời Chúa. Chức vụ giảng dạy có nhiệm vụ giảng dạy Lời Chúa cho người chưa biết Chúa lẫn cho con dân Chúa trong Hội Thánh. Chức vụ làm phép lạ có nhiệm vụ làm ra các dấu kỳ và phép lạ để tôn vinh Thiên Chúa và thể hiện năng lực của Thiên Chúa. Chức vụ chữa lành các tật bệnh có nhiệm vụ nhân danh Đức Chúa Jesus Christ để truyền cho người bệnh được lành bệnh ngay lập tức. Chức vụ cứu giúp có nhiệm vụ ra công sức, thời gian, và của cải để tiếp trợ các anh chị em đang ở trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn. Sự cứu giúp cũng có thể là lời an ủi, khích lệ, góp ý, khuyên bảo cho các anh chị em có nan đề về thuộc linh. Chức vụ cai quản có nhiệm vụ cai trị và điều hành Hội Thánh. Chức vụ nói các nhánh ngôn ngữ có nhiệm vụ nói ra những điều cao trọng của Thiên Chúa và tôn vinh Thiên Chúa trong các loại ngôn ngữ được Đức Thánh Linh thần cảm. Chức vụ thông giải các ngôn ngữ có nhiệm vụ thông giải cho những người nói các nhánh ngôn ngữ.

31 Hãy khao khát các ân tứ có ích hơn hết! Bây giờ, tôi sẽ chỉ cho các anh chị em con đường tuyệt vời.

Câu 31: Phao-lô khuyên con dân Chúa có lòng khao khát các ân tứ có ích hơn hết, có nghĩa là hãy khao khát các chức vụ quan trọng trong Hội Thánh, như các chức vụ được liệt kê hàng đầu: sứ đồ, tiên tri, người dạy. Con dân Chúa không cầu xin cho được một ân tứ nào, vì các ân tứ được ban cho theo ý của Đấng Thần Linh. Nhưng con dân Chúa có thể khao khát. Khi lòng khao khát đẹp ý Chúa thì Ngài sẽ ban cho con dân Ngài điều họ khao khát: “Vì Ngài làm cho thỏa mãn linh hồn khao khát, khiến cho linh hồn đói được đầy dẫy vật tốt.” (Thi Thiên 107:9).

"Con đường tuyệt vời" là đời sống có tình yêu thật từ Đức Chúa Trời, như được Phao-lô giãi bày trong phân đoạn kế tiếp.

Thưa Cha, con cảm tạ Cha về sự dạy dỗ trong phân đoạn Thánh Kinh con suy ngẫm ngày hôm nay. Kính xin Cha giúp cho con dân của Ngài ở khắp nơi hiểu và áp dụng sự hiểu phân đoạn Thánh Kinh này vào trong đời sống, để Hội Thánh luôn có sự hiệp một, đồng công trong công tác xây dựng và phát triển. A-men!

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.

Huỳnh Christian Timothy
23/05/2023


Phạm Trịnh Minh Anh
26/05/2023 00:02

I Cô-rinh-tô 12:12-31 Sự Hiệp Một của Hội Thánh

Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con. Con cảm tạ ơn Cha vì giờ đây con được suy ngẫm Lời Ngài. Nguyện xin Đức Thánh Linh dẫn dắt, soi sáng con trong khi con đọc Lời Chúa.

Thưa Cha, con xin ghi lại những sự con suy ngẫm về Lời Chúa được chép trong I Cô-rinh-tô 12:12-31.

12 Tuy nhiên, như thân là một mà có nhiều chi thể, nhưng hết thảy các chi thể của một thân dù là nhiều, chỉ là một thân; Đấng Christ cũng vậy.
13 Bởi vì chúng ta, hoặc người Do-thái, hoặc người Hy-lạp, hoặc nô lệ, hoặc tự chủ, đều đã trong một linh, chịu báp-tem vào trong một thân; và hết thảy được uống trong một linh.

Thưa Cha, con hiểu rằng Sứ Đồ Phao-lô mượn hình ảnh của thân thể xác thịt loài người để giảng giải về sự hiệp một của mỗi con dân Chúa trong Hội Thánh với Đấng Christ. Cho dù mỗi người thuộc về các dân tộc khác nhau, hay có địa vị xã hội khác nhau thì sau khi được sự cảm động của Đấng Thần Linh mà nhận lãnh phép báp-tem thì hết thảy đều được tháp vào trong một thân. "Uống trong một linh" có nghĩa là được nhận lãnh năng lực và sự sống của Thiên Chúa như trong Giăng 4:14 có chép: “Nhưng ai uống nước mà Ta sẽ ban cho người ấy thì sẽ chẳng khát nữa. Trái lại, nước mà Ta sẽ ban cho người ấy sẽ thành một nguồn nước trong người ấy, tuôn trào vào trong sự sống vĩnh cửu.”

14 Thân chẳng phải một chi thể, mà là nhiều chi thể.
15 Nếu chân nói: Vì ta chẳng phải là tay, ta không thuộc về thân. Thì có phải bởi đó nó không thuộc về thân?
16 Và nếu lỗ tai nói: Vì ta chẳng phải là mắt, ta không thuộc về thân. Thì có phải bởi đó nó không thuộc về thân?
17 Nếu toàn thân đều là mắt thì sự nghe ở đâu? Nếu toàn thân đều là tai thì sự ngửi ở đâu?
18 Nhưng bây giờ, Đức Chúa Trời đã sắp đặt các chi thể, mỗi một chúng trong thân thể, theo Ngài muốn.
19 Nếu hết thảy chúng là một chi thể thì thân ở đâu?
20 Vậy nên, có nhiều chi thể nhưng chỉ có một thân.

Sứ Đồ Phao-lô dùng hình ảnh thân thể với nhiều chi thể, là các bộ phận khác nhau trong thân thể nhưng lại hiệp một trong một thân duy nhất, để diễn đạt ý tuy nhiều nhưng chỉ là một mà thôi. Một chi thể không thể nhìn vào chi thể khác của thân, thấy có sự khác biệt giữa mình và chi thể kia, mà nói rằng mình không thuộc về thân được. Vì Đức Chúa Trời đã sắp đặt từng chi thể khác nhau theo ý Ngài muốn để tạo nên một thân thể toàn vẹn.

21 Mắt không thể nói với bàn tay rằng: Ta chẳng cần ngươi. Đầu cũng chẳng thể nói với bàn chân: Ta chẳng cần ngươi.
22 Trái lại, hơn thế nữa, các chi thể của thân xem là yếu đuối lại là cần thiết.
23 Các chi thể nào của thân mà chúng ta nghĩ là kém tôn trọng, thì chúng ta đặt sự tôn trọng trên chúng càng hơn; các chi thể nào của chúng ta chẳng đẹp, thì có sự trau giồi càng hơn.
24 Vì các chi thể đẹp của chúng ta thì không cần sự trau giồi. Nhưng Đức Chúa Trời đã liên kết thân của chúng ta, ban sự tôn trọng càng hơn cho chi thể nào thiếu kém,
25 để cho không có sự phân rẽ trong thân, nhưng các chi thể cùng chăm sóc lẫn nhau.
26 Và, nếu một chi thể đau đớn thì hết thảy các chi thể cùng đau đớn; nếu một chi thể được tôn trọng thì hết thảy các chi thể cùng vui mừng.

Thưa Cha, con hiểu rằng một chi thể chỉ có thể sống khi nó được ở trong thân thể mà thôi. Nếu tách riêng một chi thể ra khỏi thân thì nó sẽ chết. Nên không một chi thể nào có thể nói mình không cần đến chi thể khác. Các chi thể đều có nhiệm vụ và chức năng riêng, nhưng hết thảy đều cùng chăm sóc lẫn nhau mà không có sự phân rẽ nào, không có chi thể nào là kém tôn trọng, không cần thiết, bởi chỉ cần thiếu một chi thể thì thân thể liền trở nên khiếm khuyết. Nếu một chi thể bị đau đớn thì sự đau đớn ấy lan ra toàn thân thể, nếu một chi thể được tôn trọng thì cả thân thể đều vui mừng vì chi thể ấy thuộc về thân.

27 Các anh chị em là thân của Đấng Christ, và là các chi thể của từng phần.
28 Thực tế, Đức Chúa Trời đã lập trong Hội Thánh: thứ nhất là những sứ đồ; thứ nhì là những tiên tri; thứ ba là những người dạy; kế đến là những người làm phép lạ; rồi những người có ân tứ chữa lành các tật bệnh; những người cứu giúp; những người cai quản, những người nói các nhánh của các ngôn ngữ.
29 Có phải hết thảy là những sứ đồ? Có phải hết thảy là những tiên tri? Có phải hết thảy là những người dạy? Có phải hết thảy là những người làm phép lạ?
30 Có phải hết thảy có ân tứ chữa lành các tật bệnh? Có phải hết thảy nói các ngôn ngữ? Có phải hết thảy thông giải các ngôn ngữ?

Thưa Cha, con hiểu rằng, mỗi con dân Chúa được ví sánh như các chi thể của từng phần trong thân thể của Đấng Christ, và Ngài làm đầu của thân thể (Ê-phê-sô 5:23; Cô-lô-se 1:18). Đức Chúa Trời đã lập các chức vụ trong Hội Thánh, và Đức Chúa Jesus Christ là Đấng đứng đầu Hội Thánh giao các chức vụ ấy cho một số người để gây dựng Hội Thánh.

Nhưng không phải vì vậy mà người này đáng tôn trọng hơn người kia, hay chức vụ này đáng tôn trọng hơn chức vụ khác, hoặc ân tứ này cần thiết hơn ân tứ khác. Ví như chức vụ sứ đồ, người dạy,... là đáng tôn và cần hơn hết thì nên chăng cả Hội Thánh đều trở nên là sứ đồ hết thảy, hay hết thảy đều là người dạy,...? Đối với các ân tứ cũng như vậy. Mỗi con dân Chúa đều được Đức Thánh Linh ban ơn khác nhau để gây dựng, mang lại ích lợi cho Hội Thánh. Không Hội Thánh nào mà hết thảy chỉ làm một chức vụ, hay hết thảy đều có chung một ơn.

31a Hãy khao khát các ân tứ có ích hơn hết!

Thưa Cha, con hiểu rằng Sứ Đồ Phao-lô khuyên con dân Chúa hãy khao khát các ân tứ có ích lợi hơn hết, nghĩa là chúng con cần có lòng khao khát được nhận những ơn có ích hơn hết cho vị trí mà chúng con được Chúa đặt để. Như là tay thì cần khao khát có xúc giác tốt, có sự khéo léo để làm việc, chứ không cần phải có khứu giác nhạy bén, hay thính lực tốt. Lòng khao khát của chúng con sẽ được Chúa đáp lời nếu điều đó đẹp ý Ngài, và có ích lợi cho chúng con, cùng Hội Thánh.

31b Bây giờ, tôi sẽ chỉ cho các anh chị em con đường tuyệt vời.

Thưa Cha, con cảm tạ Cha đã dùng Sứ Đồ Phao-lô giảng giải về sự hiệp một của Hội Thánh và giá trị của mỗi chúng con trong Hội Thánh của Thiên Chúa. Hình ảnh các chi thể khác nhau hiệp một trong một thân thể, thật là dễ hiểu. Con mong chờ "con đường tuyệt vời" mà Phao-lô sẽ chỉ cho, khi con suy ngẫm phân đoạn tiếp theo!

Con cảm tạ Chúa đã dạy dỗ và ban cho con những sự hiểu trên. Nguyện xin Chúa ban ơn trên mỗi chúng con là con dân của Ngài, để chúng con đều là những chi thể mang lại ích lợi nhiều nhất có thể, cho thân thể Đấng Christ, là Hội Thánh của Ngài. A-men!

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Phạm Trịnh Minh Anh
25/05/2023


Bùi Thị Thùy
26/05/2023 01:01

I Cô-rinh-tô 12:12-31 Sự Hiệp Một của Hội Thánh

12 Tuy nhiên, như thân là một mà có nhiều chi thể, nhưng hết thảy các chi thể của một thân dù là nhiều, chỉ là một thân; Đấng Christ cũng vậy.
13 Bởi vì chúng ta, hoặc người Do-thái, hoặc người Hy-lạp, hoặc nô lệ, hoặc tự chủ, đều đã trong một linh, chịu báp-tem vào trong một thân; và hết thảy được uống trong một linh.
14 Thân chẳng phải một chi thể, mà là nhiều chi thể.
15 Nếu chân nói: Vì ta chẳng phải là tay, ta không thuộc về thân. Thì có phải bởi đó nó không thuộc về thân?
16 Và nếu lỗ tai nói: Vì ta chẳng phải là mắt, ta không thuộc về thân. Thì có phải bởi đó nó không thuộc về thân?
17 Nếu toàn thân đều là mắt thì sự nghe ở đâu? Nếu toàn thân đều là tai thì sự ngửi ở đâu?
18 Nhưng bây giờ, Đức Chúa Trời đã sắp đặt các chi thể, mỗi một chúng trong thân thể, theo Ngài muốn.
19 Nếu hết thảy chúng là một chi thể thì thân ở đâu?
20 Vậy nên, có nhiều chi thể nhưng chỉ có một thân.
21 Mắt không thể nói với bàn tay rằng: Ta chẳng cần ngươi. Đầu cũng chẳng thể nói với bàn chân: Ta chẳng cần ngươi.
22 Trái lại, hơn thế nữa, các chi thể của thân xem là yếu đuối lại là cần thiết.
23 Các chi thể nào của thân mà chúng ta nghĩ là kém tôn trọng, thì chúng ta đặt sự tôn trọng trên chúng càng hơn; các chi thể nào của chúng ta chẳng đẹp, thì có sự trau giồi càng hơn.
24 Vì các chi thể đẹp của chúng ta thì không cần sự trau giồi. Nhưng Đức Chúa Trời đã liên kết thân của chúng ta, ban sự tôn trọng càng hơn cho chi thể nào thiếu kém,
25 để cho không có sự phân rẽ trong thân, nhưng các chi thể cùng chăm sóc lẫn nhau.
26 Và, nếu một chi thể đau đớn thì hết thảy các chi thể cùng đau đớn; nếu một chi thể được tôn trọng thì hết thảy các chi thể cùng vui mừng.
27 Các anh chị em là thân của Đấng Christ, và là các chi thể của từng phần.
28 Thực tế, Đức Chúa Trời đã lập trong Hội Thánh: thứ nhất là những sứ đồ; thứ nhì là những tiên tri; thứ ba là những người dạy; kế đến là những người làm phép lạ; rồi những người có ân tứ chữa lành các tật bệnh; những người cứu giúp; những người cai quản, những người nói các nhánh của các ngôn ngữ.
29 Có phải hết thảy là những sứ đồ? Có phải hết thảy là những tiên tri? Có phải hết thảy là những người dạy? Có phải hết thảy là những người làm phép lạ?
30 Có phải hết thảy có ân tứ chữa lành các tật bệnh? Có phải hết thảy nói các ngôn ngữ? Có phải hết thảy thông giải các ngôn ngữ?
31 Hãy khao khát các ân tứ có ích hơn hết! Bây giờ, tôi sẽ chỉ cho các anh chị em con đường tuyệt vời.

Kính lạy Chúa, con dâng lời cảm tạ ơn Cha đã ban cho con thêm ngày mới nữa. Xin Cha ban cho con sự thông hiểu Lời Ngài hôm nay. Con xin dâng lên Cha sự hiểu của con trong phân đoạn I Cô-rinh-tô 12:12-31 này. Xin Cha giúp con hiểu Lời Ngài càng hơn, nguyện Lời Chúa cứ ở trong con dẫn dắt con theo ý Ngài, con cảm tạ ơn Cha.

Lạy Cha, con hiểu rằng thân thể của mỗi người là một, như Hội Thánh là một, vì mỗi người là một chi thể trong thân và Đấng Christ cũng vậy. Đức Chúa Trời đã đặt để các chi thể trong thân loài người, Ngài kết hợp chúng với nhau, cùng nhau làm việc theo sức của từng chi thể.

Các con dân Chúa trong Hội Thánh là các chi thể trong thân của Đấng Christ, vì thế mỗi người đều cần đến nhau, để cùng nhau xây dựng trợ giúp lẫn nhau. Trong thân thể có chi thể nào yếu đuối lại là rất quan trọng, như là đôi mắt rất là quan trọng nhưng chúng ta cũng cần đến đôi chân và đôi tay nữa. Thật ra trong thân thể chúng ta cái nào cũng quan trọng. Nếu như trong thân thể có chi thể nào yếu kém bệnh tật thì chúng ta cần quan tâm hơn, chăm sóc nhiều hơn. Trong Hội Thánh nếu có ai bị đau yếu bệnh tật hoặc khó khăn thiếu thốn về vật chất, thì chúng ta cùng là một thân thể, có cùng một đức tin trong Chúa, thì chúng ta cùng nhau an ủi chia sẻ giúp đỡ cho nhau, để cho không có sự phân rẽ.

Cùng một thân thì các chi thể cùng chăm sóc lẫn nhau, các anh chị em là thân của Đấng Christ. Đức Chúa Trời đã lập trong Hội Thánh những sứ đồ, người nói tiên tri, người được ân tứ chữa lành tật bệnh.

Kính lạy Cha, con cảm ơn Cha đã ban cho con có sức khỏe, thời gian để con đọc và suy ngẫm Lời Ngài hôm nay.

Thưa Cha, con hiểu rằng chúng con cùng là một chi thể với nhau, chi thể nào đau đớn bệnh tật thì chúng con phải chăm sóc cho nhau vì chúng con là thân của Đấng Christ.

Nguyện Lời Chúa thánh hóa con, gìn giữ tâm thần, thể xác con nên thánh trọn vẹn cho đến lúc Ngài đến, con cảm tạ ơn Cha. Con cầu xin trong danh của Đức Chúa Jesus Christ. A-men!

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Bùi Thị Thùy
25/05/2023


Nguyễn Christian Grace
26/05/2023 08:24

Suy Ngẫm I Cô-rinh-tô 12:12-31

Sự Hiệp Một của Hội Thánh

12 Tuy nhiên, như thân là một mà có nhiều chi thể, nhưng hết thảy các chi thể của một thân dù là nhiều, chỉ là một thân; Đấng Christ cũng vậy.
13 Bởi vì chúng ta, hoặc người Do-thái, hoặc người Hy-lạp, hoặc nô lệ, hoặc tự chủ, đều đã trong một linh, chịu báp-tem vào trong một thân; và hết thảy được uống trong một linh.
14 Thân chẳng phải một chi thể, mà là nhiều chi thể.
15 Nếu chân nói: Vì ta chẳng phải là tay, ta không thuộc về thân. Thì có phải bởi đó nó không thuộc về thân?
16 Và nếu lỗ tai nói: Vì ta chẳng phải là mắt, ta không thuộc về thân. Thì có phải bởi đó nó không thuộc về thân?
17 Nếu toàn thân đều là mắt thì sự nghe ở đâu? Nếu toàn thân đều là tai thì sự ngửi ở đâu?
18 Nhưng bây giờ, Đức Chúa Trời đã sắp đặt các chi thể, mỗi một chúng trong thân thể, theo Ngài muốn.
19 Nếu hết thảy chúng là một chi thể thì thân ở đâu?
20 Vậy nên, có nhiều chi thể nhưng chỉ có một thân.
21 Mắt không thể nói với bàn tay rằng: Ta chẳng cần ngươi. Đầu cũng chẳng thể nói với bàn chân: Ta chẳng cần ngươi.
22 Trái lại, hơn thế nữa, các chi thể của thân xem là yếu đuối lại là cần thiết.
23 Các chi thể nào của thân mà chúng ta nghĩ là kém tôn trọng, thì chúng ta đặt sự tôn trọng trên chúng càng hơn; các chi thể nào của chúng ta chẳng đẹp, thì có sự trau giồi càng hơn.
24 Vì các chi thể đẹp của chúng ta thì không cần sự trau giồi. Nhưng Đức Chúa Trời đã liên kết thân của chúng ta, ban sự tôn trọng càng hơn cho chi thể nào thiếu kém,
25 để cho không có sự phân rẽ trong thân, nhưng các chi thể cùng chăm sóc lẫn nhau.
26 Và, nếu một chi thể đau đớn thì hết thảy các chi thể cùng đau đớn; nếu một chi thể được tôn trọng thì hết thảy các chi thể cùng vui mừng.
27 Các anh chị em là thân của Đấng Christ, và là các chi thể của từng phần.
28 Thực tế, Đức Chúa Trời đã lập trong Hội Thánh: thứ nhất là những sứ đồ; thứ nhì là những tiên tri; thứ ba là những người dạy; kế đến là những người làm phép lạ; rồi những người có ân tứ chữa lành các tật bệnh; những người cứu giúp; những người cai quản, những người nói các nhánh của các ngôn ngữ.
29 Có phải hết thảy là những sứ đồ? Có phải hết thảy là những tiên tri? Có phải hết thảy là những người dạy? Có phải hết thảy là những người làm phép lạ?
30 Có phải hết thảy có ân tứ chữa lành các tật bệnh? Có phải hết thảy nói các ngôn ngữ? Có phải hết thảy thông giải các ngôn ngữ?
31 Hãy khao khát các ân tứ có ích hơn hết! Bây giờ, tôi sẽ chỉ cho các anh chị em con đường tuyệt vời.

Kính lạy Thiên Chúa Tự Hữu Hằng Hữu Vạn Quân, là Cha Trời kính yêu của chúng con ở trên trời!

Kính thưa Cha, con xin kính dâng lời tôn vinh, chúc tụng và cảm tạ ơn Cha là Thiên Chúa kính yêu của chúng con đời đời cho đến vô cùng. Con xin cảm tạ ơn Cha đã quan phòng chăm sóc, dạy dỗ và giữ gìn hết thảy chúng con bình an phước hạnh trong ơn yêu thương của Ngài. Nguyện kính xin tình yêu, ân điển và sự thông công của Ba Ngôi Thiên Chúa luôn bao phủ và che chở chúng con đời đời cho đến vô cùng! Con xin cảm tạ ơn Cha!

Kính thưa Cha Từ Ái,
Con xin kính dâng thời giờ học và suy ngẫm Lời Ngài hôm nay. Nguyện kính xin Đức Thánh Linh dạy dỗ con, giúp con hiểu thánh ý Ngài và có năng lực cùng tấm lòng luôn vừa muốn vừa làm y theo mọi điều Ngài muốn con làm. Con xin cảm tạ ơn Cha!

Kính thưa Cha,
Câu 12: “Tuy nhiên, như thân là một mà có nhiều chi thể, nhưng hết thảy các chi thể của một thân dù là nhiều, chỉ là một thân; Đấng Christ cũng vậy.”
Con hiểu rằng Ngài dùng hình ảnh sự liên kết, sự hỗ tương, sự thống nhất, sự chịu ảnh hưởng lẫn nhau giữa các chi thể trong thân thể để dạy dỗ chúng con về sự hiệp một trong Hội Thánh. Là con dân của Chúa, sau khi chúng con tin và tiếp nhận ơn cứu rỗi của Ngài ban cho chúng con trong ân điển yêu thương của Đấng Christ Jesus, thì chúng con được Đấng Christ tiếp nhận chúng con và cho chúng con được dự phần vào bản thể của Đấng Christ, được trở nên chi thể của Đấng Christ và Ngài là Đầu của chi thể ấy. Vậy nên: “Đấng Christ cũng vậy” hàm ý Ngài là một với mỗi một con dân Chúa trong sự hiệp một như sự không thể tách rời của một thân.

Câu 13: Con hiểu bởi vì khi có cùng đức tin trong Đấng Christ Jesus thì giữa vòng con dân Chúa sẽ không còn có bất cứ sự phân biệt nào hết. Dù là màu da, tiếng nói, địa vị, học thức, tự do hay nô lệ… Bởi vì hết thảy chúng con thảy đều là tội nhân đáng hư mất trước sự công chính, thánh khiết của Chúa, nhưng nay đã được Chúa yêu thương ban ơn tha thứ và cứu chuộc, đã cùng chịu chung một phép báp-tem vào trong sự chết và sự đồng sống lại trong Đấng Christ để được trở nên một thân với Ngài, đã cùng nhau được Ngài ban cho linh sự sống như một nguồn nước sống dẫn đến sự sống đời đời như Lời Đức Chúa Jesus Christ phán với người đàn bà Sa-ma-ri bên giếng nước Gia-cốp được chép trong sách Giăng 4:14, và ở đây được Phao-lô diễn tả rằng: đều đã trong một linh, đã được uống trong một linh.

Kính thưa Cha,
Từ câu 14 đến câu 27: Con hiểu Đức Thánh Linh đã qua Sứ Đồ Phao-lô phân tích sự liên kết của một thân thể, sự cần thiết của từng bộ phận trong một thân thể, sự hỗ tương lẫn nhau của mỗi chi thể trong một thân như một người cần chân để đi, tay để cầm nắm và làm việc, mắt để thấy và đầu để suy nghĩ, dẫn dắt và ra quyết định… Vậy nên, không thể có chuyện mắt hay đầu thì xem thường tay hoặc chân, không thể có chuyện một chi thể này ghét bỏ một chi thể khác. Nhưng trái lại, sẽ cùng nhau chăm sóc và giữ gìn cho từng chi thể được an toàn khỏe mạnh để cả thân thể đều khỏe mạnh và bình an.

Cũng một thể ấy, mỗi một con dân Chúa trong gia đình Hội Thánh, dù được Đức Thánh Linh ban cho mỗi người một ân tứ khác nhau nhưng lại được ở dưới sự dẫn dắt cùng một Đức Thánh Linh trong cùng một ý muốn của Ba Ngôi Thiên Chúa để hoàn thành từng mục vụ riêng biệt mà Chúa đã đặt để và kêu gọi trên người ấy. Không có mục vụ nào cao trọng hơn mục vụ nào, không có địa vị nào đáng quý hơn địa vị khác bởi vì cả thảy đều là một thân trong thân thể của Đấng Christ, cùng nhau hầu việc Chúa vì lợi ích chung của Hội Thánh, cùng giúp đỡ và hỗ trợ nhau làm tròn bổn phận và trách nhiệm, để cùng nhau hoàn thành mục đích và ý định trọn lành của Chúa đối cùng Hội Thánh. Dù có nhiều người, nhiều mục vụ, nhiều lời kêu gọi nhưng cả thảy cùng vâng phục và phụng sự Một Thiên Chúa.

Kính thưa Cha,

Vì Lẽ Thật, hết thảy chúng con cùng phụng sự Một Thiên Chúa, cùng nhau vì lòng biết ơn, tôn kính Chúa mà gắng sức gây dựng Hội Thánh, giữ gìn Hội Thánh cũng chính là gây dựng và giữ gìn thân thể Đấng Christ cho mục đích rao giảng Tin Lành Cứu Rỗi đến cho nhiều người được cứu.

Nên con hiểu rằng Thiên Chúa đã lập Hội Thánh của Ngài, đã ban cho dân sự mỗi người mỗi ơn khác nhau: Người này được ơn rao giảng, người kia được ơn chăm sóc cứu giúp, người được tài quản lý kẻ khác lại được ơn chữa bệnh… Đây chính là sự sắp đặt mầu nhiệm của Thiên Chúa trên Hội Thánh như sự mầu nhiệm vi diệu của từng tế bào trong một chi thể, của từng chi thể trong một thân thể đã được dựng nên bởi bàn tay sáng tạo của Ngài.

Tạ ơn Cha đã dạy con học biết sự cần thiết đối với lẫn nhau của mỗi một chi thể trong thân thể. Qua đó con càng hiểu rõ hơn sự sâu nhiệm và ích lợi to lớn khi chúng con nhận biết vị trí của mình, biết yêu thương, nâng đỡ và hiệp một trong nhau để cùng nhau hoàn thành từng mục vụ mà Ngài đã đặt để trên mỗi một chúng con.

Nguyện cho chúng con, ai nấy đều yêu thương và biết học tập lẫn nhau, đều biết hướng về sự khao khát được ban cho những ân tứ thiêng liêng để phục vụ Đấng Thiêng Liêng là Thiên Chúa Uy Nghiêm - Oai Quyền mà chúng con đang thờ phượng và hầu việc Ngài.

Nguyện Hội Thánh của Cha ngày càng được phát triển, lớn mạnh trong sự yêu thương hiệp một để cùng nhau rao giảng Lẽ Thật Tin Lành của Đấng Christ đến cho nhiều người được cứu.

Nguyện mỗi một chúng con trong ơn và trong sự dẫn dắt của thần trí luôn biết vâng phục Chúa, vâng phục lẫn nhau, luôn có nếp sống thánh khiết đẹp lòng Ngài, hầu cho chúng con xứng đáng làm chi thể của thân thể Đấng Christ, xứng đáng trở nên một chứng nhân sống động của Tin Lành Đấng Christ.

Nguyện vinh quang, quyền phép, sự tôn quý duy thuộc về Thiên Chúa Tự Hữu Hằng Hữu kính yêu của chúng con đời đời cho đến vô cùng!

Trong ân điển yêu thương của Đấng Christ Jesus! A-men!
Con, Grace Christian

26/05/2023


Nguyễn Ngọc Tú
26/05/2023 12:04

Nguyễn Ngọc Tú: I Cô-rinh-tô 12:12-31 Sự Hiệp Một của Hội Thánh

Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con,

Con cảm tạ Cha vì một ngày mới nữa Ngài ban cho con, nguyện rằng hôm nay con cũng được đầy ơn và sức khỏe để lao động. Con cảm tạ Cha sáng hôm nay cũng ban cho con có thời gian đọc và suy ngẫm Lời của Ngài được ghi chép trong I Cô-rinh-tô 12:12-31. Con hiểu phân đoạn này rất quan trọng, nói về sự hiệp một của Hội Thánh. Con xin ghi lại những điều Ngài dạy cho con hiểu.

12 Tuy nhiên, như thân là một mà có nhiều chi thể, nhưng hết thảy các chi thể của một thân dù là nhiều, chỉ là một thân; Đấng Christ cũng vậy.

Câu 12: Con hiểu rằng, Đức Thánh Linh qua Sứ Đồ Phao-lô dùng hình ảnh sự liên kết chặt chẽ của các chi thể trong cùng một thân thể để diễn tả sự liên kết, sự hiệp một của các thánh đồ trong Hội Thánh. Câu "Đấng Christ cũng vậy" nghĩa là Đấng Christ cũng cùng hiệp một với con dân Chúa trong cùng một thân. Câu này cũng đã hàm ý Hội Thánh của Chúa không phải là các giáo hội, giáo phái trong thế gian, bởi vì Hội Thánh thật của Chúa không thể bị phân rẽ và xé tan thành hàng chục ngàn mảnh như vậy.

13 Bởi vì chúng ta, hoặc người Do-thái, hoặc người Hy-lạp, hoặc nô lệ, hoặc tự chủ, đều đã trong một linh, chịu báp-tem vào trong một thân; và hết thảy được uống trong một linh.

Câu 13: "Trong một linh, chịu báp-tem vào trong một thân" nghĩa là mỗi con dân Chúa đều được nhúng chìm vào trong thân Đấng Christ bởi cùng một năng lực và sự sống của Thiên Chúa. Hay nói cách khác, con dân Chúa được hiệp một với Đấng Christ nhờ vào sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ. Sự chết chuộc tội của Ngài được thi hành bởi thánh linh của Thiên Chúa.

"Hết thảy được uống trong một linh" nghĩa là mỗi con dân Chúa đều được nhận lãnh năng lực và sự sống của Thiên Chúa. Động từ "uống" diễn đạt sự được thỏa mãn những khao khát thuộc linh. Con hiểu rằng, ai cũng muốn người khác yêu thương mình, đó là khao khát tình yêu; ai cũng muốn được đối xử công bằng, đó là khao khát sự công chính; ai cũng không muốn bị người khác lừa dối, sỉ nhục, chê cười, đó là khao khát sự thánh khiết. Ba câu hỏi lớn nhất của loài người thể hiện khao khát thuộc linh trong một người là: (1) Tôi đến từ đâu?, (2) Tôi sống để làm gì?, (3) Khi qua đời, tôi sẽ về đâu? Tất cả khao khát thuộc linh ấy chỉ có thể trả lời bằng đức tin vào Thiên Chúa của Thánh Kinh và bằng Thánh Kinh.

14 Thân chẳng phải một chi thể, mà là nhiều chi thể.
15 Nếu chân nói: Vì ta chẳng phải là tay, ta không thuộc về thân. Thì có phải bởi đó nó không thuộc về thân?
16 Và nếu lỗ tai nói: Vì ta chẳng phải là mắt, ta không thuộc về thân. Thì có phải bởi đó nó không thuộc về thân?

Từ câu 14 đến câu 16: Như sự thật thân chẳng phải một chi thể mà có nhiều chi thể, mỗi chi thể đều thuộc về thân, gắn kết chặt chẽ với toàn thân, thì mỗi con dân Chúa trong Hội Thánh đều hiệp một với nhau. Lời dạy này giúp cho con dân Chúa nhận thức được rằng mọi khác biệt về chủng tộc, tuổi tác, địa vị, phái tính, học thức, quyền thế... đều vô nghĩa trong Hội Thánh. Con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô nêu lên điều này là để đánh tan cảm giác hổ thẹn, tự ti của các con dân Chúa nghèo khó, là nô lệ. Nhất là khi trong Hội Thánh Cô-rinh-tô xảy ra tình trạng phân rẽ, những người giàu đã khinh bỉ những người nghèo, ăn hết đồ ăn của người nghèo (I Cô-rinh-tô 11:21-22).

17 Nếu toàn thân đều là mắt thì sự nghe ở đâu? Nếu toàn thân đều là tai thì sự ngửi ở đâu?
18 Nhưng bây giờ, Đức Chúa Trời đã sắp đặt các chi thể, mỗi một chúng trong thân thể, theo Ngài muốn.
19 Nếu hết thảy chúng là một chi thể thì thân ở đâu?
20 Vậy nên, có nhiều chi thể nhưng chỉ có một thân.

Từ câu 17 đến câu 20: Tương tự như mỗi chi thể đều có chức năng riêng thì trong Hội Thánh mỗi con dân Chúa đều được Chúa ban cho một chức năng riêng để giúp ích cho sự gầy dựng Hội Thánh. Sự sắp đặt các chi thể là tùy theo ý Chúa. Vậy nên, con hiểu rằng, sự ban cho các ân tứ và các việc lành cho một người là sự sắp đặt tốt nhất của Chúa cho người ấy, để người ấy góp phần vào sự gầy dựng Hội Thánh chung.

21 Mắt không thể nói với bàn tay rằng: Ta chẳng cần ngươi. Đầu cũng chẳng thể nói với bàn chân: Ta chẳng cần ngươi.
22 Trái lại, hơn thế nữa, các chi thể của thân xem là yếu đuối lại là cần thiết.
23 Các chi thể nào của thân mà chúng ta nghĩ là kém tôn trọng, thì chúng ta đặt sự tôn trọng trên chúng càng hơn; các chi thể nào của chúng ta chẳng đẹp, thì có sự trau giồi càng hơn.
24 Vì các chi thể đẹp của chúng ta thì không cần sự trau giồi. Nhưng Đức Chúa Trời đã liên kết thân của chúng ta, ban sự tôn trọng càng hơn cho chi thể nào thiếu kém,
25 để cho không có sự phân rẽ trong thân, nhưng các chi thể cùng chăm sóc lẫn nhau.

Từ câu 21 đến câu 25: Sứ Đồ Phao-lô diễn tả sự mỗi chi thể trong một thân đều cần đến nhau. Tương tự vậy, mỗi thành viên trong Hội Thánh đều cần đến nhau, những ai có đức tin mạnh mẽ được Chúa dùng để chăm sóc người yếu đức tin hơn. Tất cả con dân chân thật của Chúa đều có lòng tôn trọng người khác hơn chính mình, vậy nên mọi thành viên đều được tôn trọng như nhau.

26 Và, nếu một chi thể đau đớn thì hết thảy các chi thể cùng đau đớn; nếu một chi thể được tôn trọng thì hết thảy các chi thể cùng vui mừng.
27 Các anh chị em là thân của Đấng Christ, và là các chi thể của từng phần.

Câu 26 và 27: Sứ Đồ Phao-lô muốn dùng lẽ thật là nếu một chi thể trong thân thể xác thịt bị đau đớn thì cả thân cùng chịu sự đau đớn, nhằm nói lên một thực tế là mọi thành viên trong Hội Thánh đều đồng cảm với nhau về sự tổn thương của nhau. Chính nhờ có sự đồng cảm này mà mỗi người đều tích cực trong sự tiếp trợ, cứu giúp, chăm sóc, khích lệ... người bị tổn thương. Tương tự vậy là niềm vui mừng chung khi một thành viên nhận được sự tôn trọng. Thưa Cha, con thấy người ngoại tôn trọng bởi lòng tốt, sự cứu giúp, lời nói chuẩn mực của một thành viên Hội Thánh thì đồng thời người ấy cũng rất tôn trọng Hội Thánh. Như có lần con chứng kiến, một người ngoại nghe một cháu thiếu nhi thưa chuyện lễ phép thì họ nói đại khái "ở trong đó (trong Hội Thánh) họ dạy con cái ngoan lắm chứ không phải như mình đâu".

28 Thực tế, Đức Chúa Trời đã lập trong Hội Thánh: thứ nhất là những sứ đồ; thứ nhì là những tiên tri; thứ ba là những người dạy; kế đến là những người làm phép lạ; rồi những người có ân tứ chữa lành các tật bệnh; những người cứu giúp; những người cai quản, những người nói các nhánh của các ngôn ngữ.
29 Có phải hết thảy là những sứ đồ? Có phải hết thảy là những tiên tri? Có phải hết thảy là những người dạy? Có phải hết thảy là những người làm phép lạ?
30 Có phải hết thảy có ân tứ chữa lành các tật bệnh? Có phải hết thảy nói các ngôn ngữ? Có phải hết thảy thông giải các ngôn ngữ?

Từ câu 28 đến câu 30: Đức Chúa Trời đã lập các chức vụ trong Hội Thánh, Đấng Christ là Đấng ban cho một số người các chức vụ, Đấng Thần Linh ban cho ân tứ để thi hành các chức vụ ấy. Chức vụ nào được ban cho người nào là tùy sự sắp xếp của Đấng Thần Linh vì Ngài biết rõ điều gì là phù hợp nhất cho một người.

Chức vụ sứ đồ có nhiệm vụ rao giảng Tin Lành và thành lập các Hội Thánh địa phương. Chức vụ tiên tri có nhiệm vụ công bố những gì Đức Chúa Trời truyền bảo người ấy, có thể là báo trước những gì sắp xảy ra, hoặc lời kêu gọi một người, một Hội Thánh địa phương ăn năn. Chức vụ giảng dạy là dạy Lời Chúa cho con dân Chúa và cho cả người chưa biết Chúa. Chức vụ làm phép lạ là làm ra những dấu kỳ và phép lạ làm tôn vinh danh Chúa và thể hiện quyền năng của Ngài. Chức vụ chữa tật bệnh là nhân danh Chúa chữa lành tật bệnh cho một người, sự chữa lành diễn ra ngay lập tức, hoàn toàn khác với sự biểu diễn chữa lành tật bệnh cách từ từ của các tôi tớ của Sa-tan. Chức vụ cứu giúp là dùng công sức, thời gian, của cải, quyền thế để tiếp trợ, cứu giúp các anh chị em đang trong hoàn cảnh khó khăn. Chức vụ cai quản là cai trị và điều hành Hội Thánh. Chức vụ nói các nhánh ngôn ngữ là nói những ngôn ngữ của loài người mà người nói chưa từng biết, nội dung là nói lên những điều cao trọng của Thiên Chúa và tôn vinh Ngài. Chức vụ thông giải là thông dịch các ngôn ngữ của loài người sang ngôn ngữ mà cả Hội Thánh đều biết.

31 Hãy khao khát các ân tứ có ích hơn hết! Bây giờ, tôi sẽ chỉ cho các anh chị em con đường tuyệt vời.

Câu 31: Sứ Đồ Phao-lô khuyên con dân Chúa hãy khao khát các ân tứ có ích hơn hết, nghĩa là khao khát những chức vụ được liệt kê trước trong danh sách trong câu 28, như: sứ đồ, tiên tri, người dạy. "Con đường tuyệt vời" là đời sống yêu thương trong Chúa mà Phao-lô sắp trình bày cho con dân Chúa tại Cô-rinh-tô trong phân đoạn tiếp theo.

Con cảm tạ Cha đã ban cho con những sự hiểu trên đây. Nguyện xin Cha giúp bản thân con và các anh chị em của con ghi nhớ bài học này để hết lòng gìn giữ sự hiệp một của Hội Thánh. Sự hiệp một của chúng con sẽ là một dấu chứng mà người ngoại nhìn vào và nhận biết tình yêu của Chúa!

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.

Nguyễn Ngọc Tú
26/05/2023


Hoàng Thị Hồng
26/05/2023 14:42

I Cô-rinh-tô 12:12-31 Sự Hiệp Một của Hội Thánh

Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha kính yêu đời đời của con ở trên trời!

Con cảm tạ Cha lại cho con học Lời Chúa trong I Cô-rinh-tô 12:12-31 Sự Hiệp Một của Hội Thánh. Con xin dâng trình lên Cha sự suy ngẫm của con như sau:

Kính thưa Chúa! Con hiểu:

12 Tuy nhiên, như thân là một mà có nhiều chi thể, nhưng hết thảy các chi thể của một thân dù là nhiều, chỉ là một thân; Đấng Christ cũng vậy.
13 Bởi vì chúng ta, hoặc người Do-thái, hoặc người Hy-lạp, hoặc nô lệ, hoặc tự chủ, đều đã trong một linh, chịu báp-tem vào trong một thân; và hết thảy được uống trong một linh.

Như thân thể của mỗi người chỉ là một nhưng có nhiều chi thể, và các chi thể có liên kết chặt chẽ đồng bộ với nhau thế nào thì cũng tương đồng như vậy, thân thể của Đấng Christ là Hội Thánh, dù trong Hội Thánh có nhiều người nhưng Hội Thánh của Đấng Christ chỉ có một và mỗi người là một chi thể trong thân thể của Ngài và Ngài là đầu.

Tất cả con dân của Chúa trong Hội Thánh, trước kia họ là những tội nhân sẽ bị hư mất, nhưng bởi ơn thương xót của Đức Chúa Trời qua sự cứu rỗi của Đấng Christ thì sự công bình trước Chúa của mỗi người được ban cho như nhau. Mỗi một chi thể đều được tiếp nhận năng lực và sự sống là thánh linh của Thiên Chúa, mặc dù họ xuất thân ở trong một dân tộc, một địa vị nào trong xã hội, khi đã tin và tuyên xưng đức tin thì họ đều được báp-tem vào trong một thân là trong Đấng Christ, tức là được tháp nhập với Ngài và được dự phần với linh sự sống của Thiên Chúa, từ đây họ có được năng lực của Thiên Chúa để sống một đời sống trong sự yêu thương, thánh khiết, và công chính cho tới vô cùng trong Thiên Chúa.

14 Thân chẳng phải một chi thể, mà là nhiều chi thể.
15 Nếu chân nói: Vì ta chẳng phải là tay, ta không thuộc về thân. Thì có phải bởi đó nó không thuộc về thân?
16 Và nếu lỗ tai nói: Vì ta chẳng phải là mắt, ta không thuộc về thân. Thì có phải bởi đó nó không thuộc về thân?
17 Nếu toàn thân đều là mắt thì sự nghe ở đâu? Nếu toàn thân đều là tai thì sự ngửi ở đâu?
18 Nhưng bây giờ, Đức Chúa Trời đã sắp đặt các chi thể, mỗi một chúng trong thân thể, theo Ngài muốn.
19 Nếu hết thảy chúng là một chi thể thì thân ở đâu?
20 Vậy nên, có nhiều chi thể nhưng chỉ có một thân.
21 Mắt không thể nói với bàn tay rằng: Ta chẳng cần ngươi. Đầu cũng chẳng thể nói với bàn chân: Ta chẳng cần ngươi.

Gọi là một thân thể sống động thì mỗi một chi thể trong thân thể đều phải làm đúng chức năng, nhiệm vụ của mình mà chẳng có sự phân biệt hay bì tị, vì nhiệm vụ của chi thể này qua chi thể khác lại được chuyển hóa phục vụ cho thân thể, nuôi dưỡng thân thể tốt mạnh mà các chi thể nằm trong đó.

Giống như trong một thân thể, mỗi chi thể cũng có một chức năng riêng để duy trì sự sống, sinh hoạt vì lợi ích của thân thể, thì trong Hội Thánh của Chúa mỗi con dân Chúa cũng được Chúa ban cho một nhiệm vụ riêng để giúp cho sự sinh hoạt và làm ích cho Hội Thánh. Và mỗi người trong Hội Thánh cũng vì sự ích lợi chung ấy của toàn Hội Thánh mà cứ làm các nhiệm vụ Chúa đã sắm sẵn cho mình cách hết lòng.
Sự chuyển hóa trong thân thể là một sự chuyển hóa dây chuyền, mỗi chi thể đều cần đến nhau. Cũng vậy, mỗi người trong Hội Thánh cũng đều cần đến nhau. Qua Lễ Báp-tem mà mỗi người được tháp nhập vào Hội Thánh bởi thánh ý của Thiên Chúa từ trước trên họ, và họ được gắn kết với nhau bởi thánh linh của Chúa, trở nên các chi thể trong Đấng Christ không thể tách rời để làm các công việc lành Chúa sắm sẵn.

22 Trái lại, hơn thế nữa, các chi thể của thân xem là yếu đuối lại là cần thiết.
23 Các chi thể nào của thân mà chúng ta nghĩ là kém tôn trọng, thì chúng ta đặt sự tôn trọng trên chúng càng hơn; các chi thể nào của chúng ta chẳng đẹp, thì có sự trau giồi càng hơn.
24 Vì các chi thể đẹp của chúng ta thì không cần sự trau giồi. Nhưng Đức Chúa Trời đã liên kết thân của chúng ta, ban sự tôn trọng càng hơn cho chi thể nào thiếu kém,
25 để cho không có sự phân rẽ trong thân, nhưng các chi thể cùng chăm sóc lẫn nhau.
26 Và, nếu một chi thể đau đớn thì hết thảy các chi thể cùng đau đớn; nếu một chi thể được tôn trọng thì hết thảy các chi thể cùng vui mừng.
27 Các anh chị em là thân của Đấng Christ, và là các chi thể của từng phần.

Một sự tuyệt vời khi Chúa tạo nên thân thể con người, có chi thể được xem là yếu đuối, dễ bị tổn thương nguy hiểm đến cả thân thể, nhưng nó vẫn thực hiện các chức năng riêng của nó và nó cần sự tương hỗ của các chi thể khác. Giống như con trẻ trong Hội Thánh, chúng rất non nớt, ngây thơ dễ bị tổn thương nhưng chúng là cần thiết cho Hội Thánh, là phần thưởng Chúa ban cho mỗi chi thể trong thân của Đấng Christ.
Trong thân thể không có chi thể nào là kém tôn trọng vì chúng đều thực hiện các chức năng của mình và đem lại lợi ích cho sự sống của thân thể, cũng chẳng có chi thể nào chẳng đẹp, vì trong sự sáng tạo của Thiên Chúa cho nó ở trong trạng thái phù hợp với chức năng hoạt động của nó. Nhưng nếu trong sự cho phép của Đức Chúa Trời mà một chi thể bị khiếm khuyết, thiếu kém, thì Chúa lại cho các chi thể khác cùng gánh vác, chăm sóc cho chi thể đó tốt nhất có thể để nó lại làm được chức năng của nó. Vậy nên, chúng cần được sự tôn trọng ngang nhau bởi chúng ở trong một thân thể là Đền Thờ của Chúa. Cũng vậy trong Hội Thánh của Đấng Christ, không có một ai kém tôn trọng hơn ai, trước Chúa mọi linh hồn đều bình đẳng, nếu trong Hội Thánh có ai trở nên bị thiếu kém mà khó khăn hoặc không làm được trọn việc Chúa giao, thì qua đó Đức Chúa Trời cũng ban cơ hội để các chi thể trong Hội Thánh thể hiện tình yêu thương của Ngài mà quan tâm, giúp đỡ chi thể ấy sớm hồi phục để làm các công việc Chúa giao cho riêng mình vì lợi ích của Hội Thánh.
Trong một thân thể nếu có chi thể bị đau đớn hoặc nhận được sự tôn vinh thì cả thân thể cùng chung cảm xúc đó vì trong cùng một thân, điều này được nhận thấy ở trong Hội Thánh, nếu trong anh chị em có ai bị đau bệnh, bách hại hoặc rơi vào sự thiếu kém thì cả Hội Thánh cùng dâng lên Chúa lời cảm tạ, mà trình dâng lên Chúa nan đề, nhu cầu của anh chị em rồi giúp đỡ trong khả năng của mình để anh chị em qua được cơn khó khăn.

28 Thực tế, Đức Chúa Trời đã lập trong Hội Thánh: thứ nhất là những sứ đồ; thứ nhì là những tiên tri; thứ ba là những người dạy; kế đến là những người làm phép lạ; rồi những người có ân tứ chữa lành các tật bệnh; những người cứu giúp; những người cai quản, những người nói các nhánh của các ngôn ngữ.
29 Có phải hết thảy là những sứ đồ? Có phải hết thảy là những tiên tri? Có phải hết thảy là những người dạy? Có phải hết thảy là những người làm phép lạ?
30 Có phải hết thảy có ân tứ chữa lành các tật bệnh? Có phải hết thảy nói các ngôn ngữ? Có phải hết thảy thông giải các ngôn ngữ?
31 Hãy khao khát các ân tứ có ích hơn hết! Bây giờ, tôi sẽ chỉ cho các anh chị em con đường tuyệt vời.

Đức Chúa Trời đã lập trong Hội Thánh các chức vụ hoặc ban các ân tứ là điều cần thiết trong Hội Thánh, để trong sự biết trước, Ngài kêu gọi và ban cho mỗi người những nhiệm vụ riêng và trong sự ban ơn của Ngài để họ hoàn thành chương trình của Ngài khi họ ở trên đất.
Trong sự hầu việc Chúa thì điều tuyệt vời nhất là được ở trong tình yêu của Chúa và biết dùng tình yêu ấy làm ích cho những người xung quanh. Vậy hãy khát khao các ân tứ có ích là khát khao được mang Tin Lành của Chúa đến cho mọi người, để mọi người cũng được ở trong tình yêu đời đời với Thiên Chúa.

Con cảm tạ ơn Chúa đã ban cho con học xong bài học hôm nay, cho con nhận thức được rằng, mỗi người chúng con đã được Đức Chúa Trời sắp đặt vào các vị trí trong Hội Thánh theo thánh ý Ngài, con xin Ngài ban ơn, đồng hành cùng các anh chị em của con và chính bản thân con hoàn thành nhiệm vụ mà Ngài đã giao phó cách trọn vẹn, vì dù chúng con ở trong vị trí nào thì sự hiệp một trong chúng con là điều quan trọng để Hội Thánh Ngài luôn sống động và để biết rằng chúng con đang ở trong Ngài.

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Con: Hoàng Thị Hồng
Ngày: 26/05/2023


Lâm Việt Thành
27/05/2023 06:54

Lâm Việt Thành: I Cô-rinh-tô 12:12-31 Sự Hiệp Một của Hội Thánh

Kính thưa Cha, con cảm tạ ơn Cha đã ban cho con thời gian và phương tiện để con suy ngẫm Lời của Ngài. Con xin được nêu lên sự hiểu của con khi con suy ngẫm I Cô-rinh-tô 12:12-31.

12 Tuy nhiên, như thân là một mà có nhiều chi thể, nhưng hết thảy các chi thể của một thân dù là nhiều, chỉ là một thân; Đấng Christ cũng vậy.
13 Bởi vì chúng ta, hoặc người Do-thái, hoặc người Hy-lạp, hoặc nô lệ, hoặc tự chủ, đều đã trong một linh, chịu báp-tem vào trong một thân; và hết thảy được uống trong một linh.
14 Thân chẳng phải một chi thể, mà là nhiều chi thể.

Thưa Cha, con hiểu rằng, dù mỗi người có một phần việc khác nhau, mỗi người là một chi thể riêng biệt nhưng tất cả đều là cùng một thân. Sự hiệp một không phân biệt bất cứ điều gì, giống như mình và Chúa.

Chúa vốn dĩ quyền năng và cao sang nhưng con dân Chúa được hiệp một với Ngài. Vì vậy mà con dân Chúa không phân biệt lẫn nhau. Tất cả những ai thật lòng ăn năn và tin nhận sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ thì thuộc về Chúa và là chi thể của Chúa.

15 Nếu chân nói: Vì ta chẳng phải là tay, ta không thuộc về thân. Thì có phải bởi đó nó không thuộc về thân?
16 Và nếu lỗ tai nói: Vì ta chẳng phải là mắt, ta không thuộc về thân. Thì có phải bởi đó nó không thuộc về thân?
17 Nếu toàn thân đều là mắt thì sự nghe ở đâu? Nếu toàn thân đều là tai thì sự ngửi ở đâu?
18 Nhưng bây giờ, Đức Chúa Trời đã sắp đặt các chi thể, mỗi một chúng trong thân thể, theo Ngài muốn.
19 Nếu hết thảy chúng là một chi thể thì thân ở đâu?
20 Vậy nên, có nhiều chi thể nhưng chỉ có một thân.
21 Mắt không thể nói với bàn tay rằng: Ta chẳng cần ngươi. Đầu cũng chẳng thể nói với bàn chân: Ta chẳng cần ngươi.
22 Trái lại, hơn thế nữa, các chi thể của thân xem là yếu đuối lại là cần thiết.

Thưa Cha, con hiểu rằng, Phao-lô dùng ví dụ để làm rõ vấn đề mà ông đang nói. Sự hiệp một của các chi thể của một con người như thế nào thì sự hiệp một của con dân Chúa cũng cần phải như vậy. Đó là một lẽ thật mà mỗi người cần ghi nhớ và suy ngẫm.

Tất cả các chi thể cùng làm việc để bảo vệ lẫn nhau, tất cả đều quan trọng, mỗi chi thể làm một việc riêng, tất cả cùng một thân, không bộ phận nào được gọi là thấp hèn hơn. Mỗi con dân Chúa trong Hội Thánh cũng đều có một phần việc riêng. Nếu là chi thể thuộc về Chúa thì đều sẽ mang đến sự ích lợi cho Hội Thánh.

23 Các chi thể nào của thân mà chúng ta nghĩ là kém tôn trọng, thì chúng ta đặt sự tôn trọng trên chúng càng hơn; các chi thể nào của chúng ta chẳng đẹp, thì có sự trau giồi càng hơn.
24 Vì các chi thể đẹp của chúng ta thì không cần sự trau giồi. Nhưng Đức Chúa Trời đã liên kết thân của chúng ta, ban sự tôn trọng càng hơn cho chi thể nào thiếu kém,
25 để cho không có sự phân rẽ trong thân, nhưng các chi thể cùng chăm sóc lẫn nhau.
26 Và, nếu một chi thể đau đớn thì hết thảy các chi thể cùng đau đớn; nếu một chi thể được tôn trọng thì hết thảy các chi thể cùng vui mừng.
27 Các anh chị em là thân của Đấng Christ, và là các chi thể của từng phần.

Thưa Cha, con hiểu rằng, sự nhận thức rằng mỗi chi thể con dân Chúa thuộc về lẫn nhau là quan trọng và cần thiết. Điều đó giúp mỗi con dân Chúa ý thức được sự giúp đỡ lẫn nhau trong mọi việc. Mỗi người cần xem người khác là tôn trọng hơn mình như Lời Chúa dạy.

Mỗi người cần có tấm lòng giúp anh chị em mình đạt đến địa vị cao trọng trong Chúa. Nhưng trước hết, để giúp được người khác thì bản thân mình cần phải tốt. Mình cần gìn giữ mình và rèn luyện mình cho khỏe mạnh trong Chúa, trở thành một chi thể có ích, phát huy được những chức năng vốn có. Nếu không thì mình trở thành gánh nặng của các chi thể khác. Mỗi việc làm của mình đều ảnh hưởng đến các chi thể khác là anh chị em trong Hội Thánh.

28 Thực tế, Đức Chúa Trời đã lập trong Hội Thánh: thứ nhất là những sứ đồ; thứ nhì là những tiên tri; thứ ba là những người dạy; kế đến là những người làm phép lạ; rồi những người có ân tứ chữa lành các tật bệnh; những người cứu giúp; những người cai quản, những người nói các nhánh của các ngôn ngữ.

29 Có phải hết thảy là những sứ đồ? Có phải hết thảy là những tiên tri? Có phải hết thảy là những người dạy? Có phải hết thảy là những người làm phép lạ?
30 Có phải hết thảy có ân tứ chữa lành các tật bệnh? Có phải hết thảy nói các ngôn ngữ? Có phải hết thảy thông giải các ngôn ngữ?

Thưa Cha, con hiểu rằng, Phao-lô đưa ra thêm một thực tế nữa đó là sự mà Chúa lập ra các chức vụ trong Hội Thánh. Mỗi người có phần công việc riêng nhưng tất cả đều vì một mục đích. Mỗi người được giao cho việc gì thì cần hết lòng tiếp nhận và làm tốt phần việc mình. Đó là điều tốt nhất mà Chúa muốn người đó làm.

31 Hãy khao khát các ân tứ có ích hơn hết! Bây giờ, tôi sẽ chỉ cho các anh chị em con đường tuyệt vời.

Thưa Cha, con hiểu rằng, sự khao khát các ân tứ là điều con dân Chúa cần có. Vì sự khao khát đó giúp con dân Chúa có một đời sống hướng về Chúa, làm ra những sự ích lợi cho Chúa. Một người như vậy thì được Chúa yêu và Chúa ban phước.

Thưa Cha, con cảm tạ ơn Cha đã ban cho con hiểu biết Lời của Ngài. Con cảm tạ ơn Cha, vì con thuộc về Ngài, được là chi thể của Hội Thánh, thuộc về Đấng Christ. Con cảm tạ ơn Cha vì mọi sự Ngài sắp đặt mang đến sự ích lợi cho con. Nguyện xin Cha giúp con luôn ý thức được việc làm của mình. Nguyện xin Lời Ngài luôn ở trong con.

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Lâm Việt Thành
27/05/2023


Nguyễn Thị Lan
27/05/2023 15:28

I Cô-rinh-tô 12:12-31 Sự Hiệp Một của Hội Thánh

Kính lạy Cha,

Con cảm tạ Cha cho con được yên nghỉ trong ngày Sa-bát Thánh, để con được đến và tương giao với Chúa. Con xin Cha cho con tra xét lòng mình trước Chúa mỗi ngày, xin cho con sống đẹp lòng Chúa, cho con được Đức Thánh Linh ấn chứng trong lòng con mỗi ngày rằng con thuộc về Chúa và được cứu.

Thưa Cha, con cảm tạ Cha đã cho con nhận ra trong thần trí con, rằng: Con tin chắc chắn rằng: Cha luôn yêu con. Cha có chương trình cứu rỗi dành cho con. Cha luôn gìn giữ con để con không cố ý phạm tội. Đó là Đức Thánh Linh đã ấn chứng cho sự con được cứu.

Nên con chẳng phải lo lắng gì, ngoài việc thật lòng ăn năn, không quay lại sống trong tội, hết lòng sống theo Lời Chúa dạy. Con tin là Chúa Jesus đã chết để chuộc mọi tội lỗi con, thì Ngài cũng ban thánh linh cho con sống trong ý Ngài, thuận phục theo chương trình, ý muốn Ngài, con sẽ đồng sống lại với Chúa.

Việc của con là con cứ vui mừng, cứ tin, cứ vâng phục, cứ mong chờ Ngày Chúa Đến, như một con trẻ mong ngóng Chúa.

Con xin Cha tha thứ cho con những lúc con lo lắng, thiếu đức tin, nghi ngờ chưa chắc chắn hẳn về sự cứu rỗi của Chúa dành cho con. Con hiểu rằng, khi con chưa chắc chắn, chỉ là lúc Chúa muốn con tra xét lại lòng mình, tội lỗi mình với Chúa. Khi con đã thật lòng mình đến với Chúa, vâng phục Chúa mà làm theo rồi, thì không cớ gì con còn lo lắng, hoài nghi Chúa, con không muốn làm Đức Thánh Linh buồn vì con như vậy.

Kính lạy Cha,

Con xin Cha cho con luôn trong tư thế dọn sạch tội lỗi mình, sẵn sàng ra đi với Chúa, để con được sớm kết thúc mọi lao nhọc trong thế gian tội lỗi này. Con được sớm ngưng nghỉ mọi lao nhọc thuộc thể trong thân xác, sớm được ngưng nghỉ mọi gian khó thuộc linh trong linh hồn con, cũng là chấm dứt sự tiếp diễn cai trị của thế lực chống nghịch Chúa trên đất, chấm dứt những ngày tháng thương khó của Chúa Jesus trên đất vì sự phạm tội của loài người vẫn còn chưa chấm dứt. Thưa Cha, con cầu xin theo ý Cha, không theo ý con.

Lạy Cha, con xin đón nhận và biết ơn Cha đã ban Chúa Jesus cứu chuộc tội cho con. Con cúi xin đón nhận và biết ơn Chúa Jesus đã chết chuộc tội cho con. Con cúi xin đón nhận và biết ơn Chúa Thánh Linh đã ở cùng dạy dỗ con, ấn chứng cho con về sự cứu chuộc.

Con tin rằng, con thuộc dòng giống được chọn của Đức Chúa Trời, nay con được Chúa vun tưới, nuôi con bằng Lời Chúa mỗi ngày, cho con sớm được lớn lên khỏe mạnh trong Hội Thánh, như cây trồng xanh tươi, ra hoa kết trái ngọt cho nhà Chúa. Nguyện đời sống con từ nay mãi thuộc về Ngài. A-men! Con cảm tạ ơn Cha!

Sau đây con xin Cha cho con tiếp tục suy ngẫm Lời Chúa trong I Cô-rinh-tô 12:12-31. Con kính xin Đức Thánh Linh ở cùng, ban cho con sự khôn ngoan để con hiểu và cho con sự thông sáng để con hành động đúng.

Lạy Cha, con cũng cầu xin Thần của Chúa ở cùng tâm trí con, dạy dỗ con, để sự suy ngẫm của con trở nên ích lợi theo thần trí; không là vô ích, nếu như con chỉ suy ngẫm theo cảm xúc hay thần trí. Con cảm tạ ơn Cha!

Thưa Cha, con hiểu về phân đoạn Thánh Kinh hôm nay như sau:

12 Tuy nhiên, như thân là một mà có nhiều chi thể, nhưng hết thảy các chi thể của một thân dù là nhiều, chỉ là một thân; Đấng Christ cũng vậy.

Chúa dùng hình ảnh sống động là thân thể sống có nhiều chi thể để chỉ về Đấng Christ cũng vậy, hết thảy con dân Chúa đều là các chi thể trong Đấng Christ.

13 Bởi vì chúng ta, hoặc người Do-thái, hoặc người Hy-lạp, hoặc nô lệ, hoặc tự chủ, đều đã trong một linh, chịu báp-tem vào trong một thân; và hết thảy được uống trong một linh.

Con dân Chúa dù ra từ các dân tộc, địa vị, hoàn cảnh khác nhau, mang những tội lỗi khác nhau, khi đã chịu báp-tem, tin và chịu để máu chuộc tội Chúa Jesus tha rửa sạch tội, thì đều nhận được thánh linh từ Chúa, được kết hiệp nên một với Chúa.

14 Thân chẳng phải một chi thể, mà là nhiều chi thể.

Chương trình của Cha là Chúa Jesus đã chịu chết để cứu chuộc cả nhân loại, hễ ai tin sẽ được cứu. Chúa muốn cho có nhiều người được cứu và hiểu biết lẽ thật.

Nên trong Đấng Christ, là thân thể Chúa, có nhiều chi thể, là những con dân chân thật, cùng đức tin, được Chúa kết hiệp, gom lại trong Hội Thánh, là những chi thể trong một thân.

15 Nếu chân nói: Vì ta chẳng phải là tay, ta không thuộc về thân. Thì có phải bởi đó nó không thuộc về thân?
16 Và nếu lỗ tai nói: Vì ta chẳng phải là mắt, ta không thuộc về thân. Thì có phải bởi đó nó không thuộc về thân?
17 Nếu toàn thân đều là mắt thì sự nghe ở đâu? Nếu toàn thân đều là tai thì sự ngửi ở đâu?
18 Nhưng bây giờ, Đức Chúa Trời đã sắp đặt các chi thể, mỗi một chúng trong thân thể, theo Ngài muốn.
19 Nếu hết thảy chúng là một chi thể thì thân ở đâu?
20 Vậy nên, có nhiều chi thể nhưng chỉ có một thân.

Con hiểu rằng, Chúa đặt để mỗi một con dân Chúa ở những vị trí, chức năng, nhiệm vụ riêng biệt, không ai giống ai, nên mỗi chúng con, không nên so bì, bắt chước ai. Cũng không đòi hỏi Chúa phải cho mình được như người này người kia, hay có được ân tứ này ân tứ kia. Mà cần yên lặng, lắng nghe, chịu thuần phục theo sự kêu gọi, sắp đặt của Chúa. Và hãy làm tốt ở vị trí Chúa giao. Là điều ích lợi, tốt nhất cho bản thân và chung cho toàn Hội Thánh.

Chúa cũng dùng người chăn, trưởng lão để hướng dẫn. Tất cả đều trong sự vâng phục cách trật tự.

Con dân chân thật của Chúa, hết lòng sống cho Chúa, tìm kiếm Chúa, sẽ nghe được sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh cho riêng mình. Chúa cũng dùng các anh chị em chân thật trong Hội Thánh có cùng Đức Thánh Linh để nhận biết sự kêu gọi của Chúa cho một người, vì mỗi chi thể trong một thân, dù không ở trong vị trí của người đó, nhưng đều cảm biết được vì cùng ở trong một thân.

Con cần tôn trọng và thuần phục ý chung của Hội Thánh nếu ý đó không nghịch lại Chúa.

21 Mắt không thể nói với bàn tay rằng: Ta chẳng cần ngươi. Đầu cũng chẳng thể nói với bàn chân: Ta chẳng cần ngươi.

Mỗi chi thể trong một thân, cùng chung dòng máu nuôi dưỡng là Lời Chúa, chung thánh linh, chung Đấng Christ, nhưng mỗi chi thể, mỗi người có chức năng riêng, cùng tương quan tương trợ giúp đỡ nhau, đều quan trọng cả.

Trong một thân, nhìn theo con mắt xác thịt, thì nghĩ rằng, các cơ quan trọng yếu như tim, não, phổi là quan trọng hơn các bộ phận ngoại vi khác như tay, chân. Nhưng chúng đều có giá trị như nhau trước Chúa, đều quan trọng và cần thiết như nhau.

Con cần đối xử, xem mỗi anh chị em cùng Cha của con là tôn trọng, yêu thương hơn chính mình. Cũng không đoán xét, không coi thường, không xem nhẹ bất cứ ai thấp kém hơn ai. Chúa là Đấng nhìn nhận công chính trên tấm lòng mỗi người. Việc con là cứ tôn trọng, yêu thương.

Điều này cũng không có nghĩa rằng con không dám chỉ tội, không yêu thương chỉ tội, giúp anh chị em mình nhận biết và sửa bỏ.

22 Trái lại, hơn thế nữa, các chi thể của thân xem là yếu đuối lại là cần thiết.
23 Các chi thể nào của thân mà chúng ta nghĩ là kém tôn trọng, thì chúng ta đặt sự tôn trọng trên chúng càng hơn; các chi thể nào của chúng ta chẳng đẹp, thì có sự trau giồi càng hơn.
24 Vì các chi thể đẹp của chúng ta thì không cần sự trau giồi. Nhưng Đức Chúa Trời đã liên kết thân của chúng ta, ban sự tôn trọng càng hơn cho chi thể nào thiếu kém,
25 để cho không có sự phân rẽ trong thân, nhưng các chi thể cùng chăm sóc lẫn nhau.
26 Và, nếu một chi thể đau đớn thì hết thảy các chi thể cùng đau đớn; nếu một chi thể được tôn trọng thì hết thảy các chi thể cùng vui mừng.

Chúa dùng hình ảnh các chi thể bị đau yếu trong một thân, các chi thể khỏe mạnh khác cùng gắn kết, yêu thương nâng đỡ càng hơn, giúp con thật dễ hiểu.

Chúa dạy con đau với nỗi đau của người khác, đồng cảm với những yếu đuối, khó nhọc, hoạn nạn thử thách của người khác, đặt mình vào sự yếu đuối, vị trí của người anh chị em mình, để thấu hiểu, cảm thông, hiệp sức cùng nhau vượt qua.

Điều này không có nghĩa là sự dung túng tội, mà trong sự nâng đỡ, hiệp một trong sức mạnh, thêm lên đức tin, năng lực, dìu dắt nhau vượt qua.

Chúa cũng đặt để những quy luật thuộc thể để con dễ hiểu về thuộc linh.

Như khi một cơ quan trong cơ thể suy yếu, ví dụ tim chẳng hạn, các mạch máu ngoại vi ngay lập tức có phản ứng đồng bộ co mạch, để huy động máu cho cơ quan trọng yếu đang bị suy yếu, giúp để sớm phục hồi, hy vọng cứu vãn những tế bào cơ tim để suy yếu lâu sẽ có nguy cơ không thể phục hồi.

Hoặc ngược lại, ví dụ như một số tế bào vùng cơ ngoại vi vì lý do nào đó bị viêm, có nguy cơ tổn thương, đau đớn, thì tim sẽ tăng tần số đập lên, toàn hệ thống mạch máu sẽ nhanh chóng huy động hệ bạch huyết, hệ miễn dịch, thần kinh,... trong toàn thân và tại chỗ để chống lại tác nhân gây viêm.

Trong một thân thể sống luôn diễn ra cách rất tự nhiên như vậy, dưới sự ra lệnh của hệ thống thần kinh trung ương, diễn ra vô cùng nhanh nhạy, kịp thời, chuẩn xác, không đòi hỏi điều kiện, miễn là thân thể đó còn ở trong trạng thái sống động, không chết. Hoặc các chi thể đau yếu đó chưa ở trạng thái chết đến mức không thể hồi phục.

Cũng vậy, nơi nào có con dân Chúa đang đau yếu về thuộc thể hay thuộc linh, càng yếu đuối, các chi thể khỏe mạnh càng cần quan tâm, yêu thương chăm sóc, làm hết sức mình có thể, như an ủi, quở trách, hướng dẫn, cầu thay, mong sao linh hồn được phục hồi lại với Chúa và với anh chị em.

Tránh sự xem thường, vô cảm, thờ ơ bỏ mặc, thiếu cảm thông yêu thương, đôi khi chỉ một câu nói, một chăm sóc thiếu tình yêu thương, hay thiếu tôn trọng phải lẽ sẽ gây tổn thương thêm, có khi còn khiến chi thể bị thương rơi vào sự chết. Chính vì vậy mà Phao-lô khuyên trong câu 25 là hãy chăm sóc lẫn nhau để không có sự phân rẽ khỏi thân.

27 Các anh chị em là thân của Đấng Christ, và là các chi thể của từng phần.

Trong cơ thể có nhiều hệ cơ quan, mỗi hệ cơ quan có nhiều bộ phận, mỗi bộ phận lại có từng phần, gồm nhiều đơn vị tế bào nhỏ hợp thành. Mỗi con dân Chúa, mỗi Hội Thánh từng địa phương nhỏ và lớn, đều trong cùng một thân của Đấng Christ.

28 Thực tế, Đức Chúa Trời đã lập trong Hội Thánh: thứ nhất là những sứ đồ; thứ nhì là những tiên tri; thứ ba là những người dạy; kế đến là những người làm phép lạ; rồi những người có ân tứ chữa lành các tật bệnh; những người cứu giúp; những người cai quản, những người nói các nhánh của các ngôn ngữ.
29 Có phải hết thảy là những sứ đồ? Có phải hết thảy là những tiên tri? Có phải hết thảy là những người dạy? Có phải hết thảy là những người làm phép lạ?
30 Có phải hết thảy có ân tứ chữa lành các tật bệnh? Có phải hết thảy nói các ngôn ngữ? Có phải hết thảy thông giải các ngôn ngữ?

Phao-lô liệt kê ba ân tứ cao trọng trong Hội Thánh là sứ đồ; tiên tri và dạy Lời Chúa. Và bốn ân tứ cũng quan trọng nhưng xếp sau, lần lượt là: làm phép lạ; chữa lành các tật bệnh; cứu giúp; nói và thông giải các ngôn ngữ. Đó là bảy ân tứ điển hình ích lợi cho Hội Thánh.

Tuy vậy, những ân tứ, vị trí đó là do chính Chúa lập, ban cho, kêu gọi thì mới có giá trị, ích lợi. Còn một người tự sức mình làm ra thì sẽ không được Chúa dùng, không đem lại ích lợi và giá trị gì cho thuộc linh bản thân và Hội Thánh.

Con cần tôn trọng sự ban cho, sắp đặt, kêu gọi mỗi người trong Hội Thánh mà cùng nhau vui mừng đón nhận, cảm tạ, chúc phước, cầu thay cho nhau.

Con không được sanh lòng ganh tỵ, ghen ghét. Có thể mong muốn được có như vậy thì không sai, không được lanh tranh tự mình lập ra, bắt Chúa phải cho mình có trong khi không là ý Chúa, cố làm, cố bắt chước cho được như người này người kia để thỏa mãn lòng kiêu ngạo, ganh tỵ thì là phạm tội.

31 Hãy khao khát các ân tứ có ích hơn hết! Bây giờ, tôi sẽ chỉ cho các anh chị em con đường tuyệt vời.

Chúa khích lệ con hãy khao khát bảy thứ ân tứ theo thứ tự kể trên, vì đó mang lại nhiều ích lợi trên nhất. Con hiểu khi một người có tấm lòng, có lòng khao khát, thì Chúa sẽ mở đường, thêm sức. Qua đây, con hiểu, Chúa luôn kêu gọi hết cả con dân Chúa, không phân biệt sức khỏe, tài cán, học thức, kỹ năng, hoàn cảnh. Miễn có tấm lòng thì Chúa sẽ lập thành.

Thưa Cha, con rất thích và ấn tượng vế sau câu 31. Con hiểu rằng: Khi lòng con khao khát điều gì đẹp ý Chúa, thì có một con đường tuyệt vời Chúa chỉ cho con.

Con số bảy con hiểu, ngoài bảy ân tứ cụ thể theo nghĩa đen, còn mang nghĩa thuộc linh, nếu đời người luôn biết sống theo ý Chúa, được Chúa ban những ân tứ để làm theo ý Chúa, thì là một đời sống vô cùng tuyệt vời.

Con cảm tạ Cha, trong muôn vàn các sở thích, công việc mà thế gian chọn, để thành công đều phải trả giá cho sự nỗ lực bỏ ra có được, để rồi qua đi. Tại sao con lại không khao khát những công việc đem lại giá trị cho đến đời đời?

Bài học con nhận được trong phân đoạn Thánh Kinh này:

Con xin hạ mình để Chúa chỉ dẫn công việc cho con làm, là việc đúng ý Chúa, mang lại ích lợi, giá trị cho đến đời đời cho bản thân con và cho Hội Thánh.

Con cũng cần quan tâm đến hết thảy các anh chị em trong Hội Thánh để biết được nhu cầu, nan đề để cùng nâng đỡ, cầu thay lẫn cho nhau, và nhất là có được ấn chứng của Chúa cho sự kêu gọi, dẫn dắt theo ý Chúa đối với từng anh chị em trong Hội Thánh.

Con hiểu không riêng cứ phải người chăn, các trưởng lão mới cần quan tâm để hiểu, hướng dẫn, mà là trách nhiêm chung của từng chi thể, từng con dân Chúa trong cùng một thân trong Hội Thánh.

Trước hết, con cần làm tốt bổn phận của mình, cho chi thể mình khỏe mạnh, để không ảnh hưởng và thêm gánh nặng cho các anh chị em, các chi thể khác trong Hội Thánh, khi khỏe mạnh, thì con mới có thể giúp đỡ, làm được nhiều việc hơn giúp đỡ người khác.

Con xin Chúa giúp con luôn ghi nhớ bài học suy ngẫm hôm nay mỗi ngày, để Đức Thánh Linh soi dẫn và ban năng lực cho con vừa muốn vừa làm theo ý Chúa.

Con cảm tạ Cha đã dạy dỗ con.

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Thị Lan
27/05/2023


Nguyễn Công Hải
28/05/2023 11:35

I Cô-rinh-tô 12:12-31 Sự Hiệp Một của Hội Thánh 

Kính lạy Cha Yêu Thương, con cảm tạ ơn Cha lại ban cho con được suy ngẫm Lời của Ngài trong I Cô-rinh-tô 12:12-31. Nguyện xin Chúa ban ơn cho con trong việc học Lời Chúa để con có sự gia tăng hiểu biết, để con áp dụng Lẽ Thật Lời Ngài vào trong đời sống, cuộc đời của con. Sau đây, con xin nêu sự hiểu của con về phân đoạn Thánh Kinh trên.

I Cô-rinh-tô 12:12-14

12 Tuy nhiên, như thân là một mà có nhiều chi thể, nhưng hết thảy các chi thể của một thân dù là nhiều, chỉ là một thân; Đấng Christ cũng vậy.
13 Bởi vì chúng ta, hoặc người Do-thái, hoặc người Hy-lạp, hoặc nô lệ, hoặc tự chủ, đều đã trong một linh, chịu báp-tem vào trong một thân; và hết thảy được uống trong một linh.
14 Thân chẳng phải một chi thể, mà là nhiều chi thể.

Lạy Chúa, con hiểu rằng Hội Thánh là một thân, dù có nhiều con dân Chúa, nhưng mỗi con dân Chúa là một chi thể của Hội Thánh. Và Đấng Christ là đầu của Hội Thánh, Hội Thánh là thân thể của Ngài. Hội Thánh là tập hợp của tất cả những con dân Chúa thật lòng tin nhận Chúa, tin nhận sự cứu rỗi của Chúa Jesus, nên không phân biệt người Do Thái, người Hy-lạp, hoặc nô lệ hay tự chủ… mỗi người dù là riêng biệt nhưng đều có cùng một linh, đều là Đền Thờ của Thiên Chúa. Mỗi cá nhân trở thành một chi thể của một thân hiệp một. Mỗi chi thể có một chức năng riêng, được Chúa ban cho những năng lực, ân tứ riêng nhưng không tách rời với thân. Ngược lại, mỗi chi thể, mỗi một con dân Chúa đều hiệp một trong một thân là Hội Thánh, hiệp một trong Đấng Christ.

I Cô-rinh-tô 12:15-22

15 Nếu chân nói: Vì ta chẳng phải là tay, ta không thuộc về thân. Thì có phải bởi đó nó không thuộc về thân?
16 Và nếu lỗ tai nói: Vì ta chẳng phải là mắt, ta không thuộc về thân. Thì có phải bởi đó nó không thuộc về thân?
17 Nếu toàn thân đều là mắt thì sự nghe ở đâu? Nếu toàn thân đều là tai thì sự ngửi ở đâu?
18 Nhưng bây giờ, Đức Chúa Trời đã sắp đặt các chi thể, mỗi một chúng trong thân thể, theo Ngài muốn.
19 Nếu hết thảy chúng là một chi thể thì thân ở đâu?
20 Vậy nên, có nhiều chi thể nhưng chỉ có một thân.
21 Mắt không thể nói với bàn tay rằng: Ta chẳng cần ngươi. Đầu cũng chẳng thể nói với bàn chân: Ta chẳng cần ngươi.
22 Trái lại, hơn thế nữa, các chi thể của thân xem là yếu đuối lại là cần thiết.

Chân và tay là 2 chi thể của một thân, mỗi bộ phận đều có những chức năng khác nhau để phục vụ cho thân thể được hoạt động một cách đồng bộ. Lỗ tai và mắt, mũi cũng vậy, mỗi bộ phận không thể nói mình không thuộc về thân. Mỗi bộ phận đều phục vụ thân và phục vụ bộ phận khác. Ông Phao-lô đã dùng các bộ phận cơ thể để minh họa cho sự hiệp một trong một thân của Hội Thánh của Chúa. Mỗi chi thể không thể tách rời với chi thể khác, đều bổ sung lẫn cho nhau, không phân biệt sự mạnh yếu. Mỗi chi thể cũng có những việc làm khác nhau, những chức năng khác nhau nhưng đều phải có sự hiệp nhất trong một thân. Vì mục đích cuối cùng của Hội Thánh là hoàn thành ý định, chương trình của Đức Chúa Trời đã sắm sẵn, mà Đấng Christ là đầu của Hội Thánh.

I Cô-rinh-tô 12:23-25

23 Các chi thể nào của thân mà chúng ta nghĩ là kém tôn trọng, thì chúng ta đặt sự tôn trọng trên chúng càng hơn; các chi thể nào của chúng ta chẳng đẹp, thì có sự trau giồi càng hơn.
24 Vì các chi thể đẹp của chúng ta thì không cần sự trau giồi. Nhưng Đức Chúa Trời đã liên kết thân của chúng ta, ban sự tôn trọng càng hơn cho chi thể nào thiếu kém,
25 để cho không có sự phân rẽ trong thân, nhưng các chi thể cùng chăm sóc lẫn nhau.

Con hiểu rằng, mỗi chi thể dù có sự mạnh yếu, thực hiện các chức năng, có các năng lực khác nhau. Nhưng đều có sự bình đẳng và sự tôn trọng như nhau. Cũng như vậy, mỗi con dân Chúa đều có sự bình đẳng, tôn trọng như nhau. Con dân Chúa yếu đuối thì cần được nâng đỡ, chăm sóc và khích lệ. Bản thân một con dân Chúa yếu hơn cũng phải trau giồi nhiều hơn trong việc học biết Lẽ Thật là Lời của Chúa, đọc suy ngẫm nhiều hơn để được trưởng thành và mạnh mẽ hơn trong đức tin. Vì mỗi người đều là một chi thể của thân và Đấng Christ liên kết hiệp nhất các chi thể.

I Cô-rinh-tô 12:26-27

26 Và, nếu một chi thể đau đớn thì hết thảy các chi thể cùng đau đớn; nếu một chi thể được tôn trọng thì hết thảy các chi thể cùng vui mừng.
27 Các anh chị em là thân của Đấng Christ, và là các chi thể của từng phần.

Vì mỗi chi thể đều liên kết với nhau trong cùng một thân, nên chi thể này đau đớn thì chi thể khác trong thân cùng chịu sự đau đớn, chi thể này được sự tôn trọng thì chi thể khác trong thân cũng được sự tôn trọng và cùng được vui mừng. Mỗi người là con dân Chúa, là mỗi chi thể của Hội Thánh mà Đấng Christ là đầu, khi có một con dân Chúa bị thiếu khó, bị đối xử bất công, bị bách hại… thì các con dân Chúa khác đều đồng cảm và đồng công chăm sóc, cầu thay, giúp đỡ con dân Chúa đó.

I Cô-rinh-tô 12:28-31

28 Thực tế, Đức Chúa Trời đã lập trong Hội Thánh: thứ nhất là những sứ đồ; thứ nhì là những tiên tri; thứ ba là những người dạy; kế đến là những người làm phép lạ; rồi những người có ân tứ chữa lành các tật bệnh; những người cứu giúp; những người cai quản, những người nói các nhánh của các ngôn ngữ.
29 Có phải hết thảy là những sứ đồ? Có phải hết thảy là những tiên tri? Có phải hết thảy là những người dạy? Có phải hết thảy là những người làm phép lạ?
30 Có phải hết thảy có ân tứ chữa lành các tật bệnh? Có phải hết thảy nói các ngôn ngữ? Có phải hết thảy thông giải các ngôn ngữ?
31 Hãy khao khát các ân tứ có ích hơn hết! Bây giờ, tôi sẽ chỉ cho các anh chị em con đường tuyệt vời.

Kính lạy Cha, con hiểu Hội Thánh là tập hợp của tất cả những con dân Chúa chân thật, tin nhận sự chết chuộc tội của Chúa, vâng giữ và làm theo mọi điều mà Chúa đã ban cho từ Lời của Ngài. Mỗi người đều được Chúa kêu gọi vào những chức vụ và ban cho những ân tứ khác nhau để phục vụ Chúa, phục vụ Hội Thánh. Người thì làm sứ đồ, người thì nói lời tiên tri, người được ơn dạy, người được ân tứ làm phép lạ, chữa lành các tật bệnh, người thì cứu giúp, cai quản hay nói các nhánh ngôn ngữ khác. Không phải Chúa ban cho một người đều nhận được tất cả các ân tứ, hay làm tất cả các chức vụ, hay có tất cả các năng lực. Mỗi người đều nên khao khát được ban cho các ân tứ, vì khi sử dụng ân tứ Chúa ban sẽ đem lại lợi ích cho Hội Thánh, cho người khác và cho Chúa, đó là điều khát khao phải lẽ. Nhưng sự nhận được các ân tứ, năng lực và chức vụ là đến bởi Đức Chúa Trời, không phải đến bởi loài người, nên mỗi con dân Chúa phải có ý thức sử dụng ân tứ Chúa ban để làm lợi ra càng hơn những việc lành. Làm lợi ra các ta-lâng mà Chúa đã ban cho, khi đó Hội Thánh có được sự hiệp một, cùng đồng công, đồng sức, đồng trí làm lợi ra những ích lợi, hoàn thành mọi chương trình, kế hoạch mà Đức Chúa Trời đã sắm sẵn cho Hội Thánh và mỗi chi thể trong Hội Thánh của Ngài.

Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con, con cảm tạ ơn Ngài vì sự dạy dỗ của Ngài cho con qua phân đoạn Thánh Kinh trên. Nguyện xin Chúa ban cho con biết sử dụng những ân tứ của Chúa ban để làm lợi ra những việc lành để phục vụ Chúa, phục vụ Hội Thánh, với anh chị em cùng đức tin và những người lân cận. Nguyện xin Chúa ban cho Hội Thánh chúng con luôn có sự hiệp một, dù mỗi người được ban cho những năng lực, ân tứ khác nhau. Để Tin Lành và sự vinh quang của Ngài được chiếu ra cho muôn dân. Con cảm tạ ơn Chúa và thành kính cầu nguyện trong danh Đức Chúa Jesus Christ. A-men!

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Công Hải
28/05/2023


Đồng Thị Nghĩa
28/05/2023 14:22

I Cô-rinh-tô 12:12-31 Sự Hiệp Một của Hội Thánh

Kính lạy Cha của con ở trên trời! Con cảm tạ sự thêm sức của Ngài trên con. Dù có lúc con thấy đau nhức mình mẩy và thấy như cơ thể con đang nhuyễn nhừ ra vì cơn sốt. Nhưng Ngài vẫn ban ơn cho con làm được những công việc thuộc thể con cần làm. Con tin rằng Ngài đã thêm sức cho con nhiều. Con xin Cha cho con sớm hoàn thành việc viết các bài suy ngẫm của con để con không bị chậm tiến độ so với Hội Thánh. Con mong có thể mỗi ngày cùng suy ngẫm Lời Ngài với Hội Thánh và có thể trung tín hoàn thành bài mỗi ngày. Con thấy điều đó thật phước hạnh và con thấy được sự hiệp một của Hội Thánh càng hơn.

Xin Cha giờ này cũng ban ơn cho con trong sự suy ngẫm Lời Cha trong đoạn Thánh Kinh I Cô-rinh-tô 12:12-31.

Thưa Cha, đoạn Thánh Kinh này nói về sự hiệp một của Hội Thánh. Sự hiệp một ấy thống nhất và chặt chẽ như các chi thể trong thân thể vậy. Dù mỗi người trong Hội Thánh có những chức năng, nhiệm vụ khác nhau trong Hội Thánh, nhưng hết thảy đều hành động dưới sự dẫn dắt của Đấng Christ và đều vì ích lợi chung của toàn thân thể.

Con hiểu rằng đã là các chi thể trong cùng một thân thì có điều gì vui thì cả Hội Thánh cùng vui, có điều gì buồn thì cả Hội Thánh cùng buồn. Sự vui buồn ấy xảy ra một cách tự nhiên trong Hội Thánh chứ không phải là tỏ vẻ bề ngoài. Nếu thành viên nào gây ra sự phân rẽ trong Hội Thánh, có sự ghen tị, khinh chê thành viên khác thì thành viên ấy không thật sự thuộc về Chúa, không phải là một chi thể của Hội Thánh Chúa.

Con hiểu rằng dù có những chi thể yếu đuối và không giữ chức vụ nào trong Hội Thánh, nhưng chi thể ấy vẫn rất quan trọng trong Hội Thánh. Qua điều này con học được rằng mỗi thành viên trong Hội Thánh nên luôn vui mừng, không được tự ti mặc cảm mà nghĩ rằng mình không làm được những việc quan trọng trong Hội Thánh. Kể cả là những thành viên khó khăn, thường nhận tiếp trợ của Hội Thánh thì ấy cũng là cách Chúa dùng họ để xây dựng Hội Thánh. Con cũng học được rằng con cần hết lòng tôn trọng mỗi một thành viên trong Hội Thánh.

Con hiểu rằng con cần mỗi cô chú, anh chị em trong Hội Thánh và Hội Thánh cũng cần con. Không ai có thể nói là không cần người khác, vì mỗi chi thể đều cần cho toàn thân thể.

31 Hãy khao khát các ân tứ có ích hơn hết! Bây giờ, tôi sẽ chỉ cho các anh chị em con đường tuyệt vời.

Thưa Cha, qua việc Sứ Đồ Phao-lô khuyên con dân Chúa hãy khao khát các ân tứ có ích hơn hết. Con hiểu rằng sự ban cho của Đấng Thần Linh cũng dựa trên tấm lòng của một người. Nếu người nào có sự khao khát một ân tứ nào đó, mong rằng mình sẽ có ân tứ ấy để hầu việc Chúa, đem lại ích lợi cho Hội Thánh, thì Chúa sẽ ban cho người ấy.

Thưa Cha, điều con ao ước và khao khát là con có đầy dẫy tình yêu của Ngài để con luôn đối xử với người lân cận bằng tình yêu của Ngài. Xin Ngài giúp con được thỏa lòng ao ước của con.

Con cảm tạ Chúa dạy dỗ con qua phân đoạn Thánh Kinh này, xin Chúa giúp con áp dụng được những điều con đã học được vào đời sống của mình. A-men!

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Con, Đồng Thị Nghĩa
28/05/2023


Vũ Triệu Hùng
28/05/2023 15:14

I Cô-rinh-tô 12:12-31 Sự Hiệp Một của Hội Thánh

Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha kính yêu của con. Con cảm tạ ơn Ngài đã cho con có thời gian để học Lời của Ngài. Con xin được viết ra sự hiểu trong I Cô-rinh-tô 12:12-31.

12 Tuy nhiên, như thân là một mà có nhiều chi thể, nhưng hết thảy các chi thể của một thân dù là nhiều, chỉ là một thân; Đấng Christ cũng vậy.

Sứ Đồ Phao-lô đã dùng thân thể xác thịt loài người để minh họa sự hiệp một bền chặt của các chi thể trong cùng một thân, là Hội Thánh.

"Đấng Christ cũng vậy" con hiểu Đấng Christ cũng hiệp một với Hội Thánh trong cùng một thân, trong mọi sự nhưng Ngài là đầu.

13 Bởi vì chúng ta, hoặc người Do-thái, hoặc người Hy-lạp, hoặc nô lệ, hoặc tự chủ, đều đã trong một linh, chịu báp-tem vào trong một thân; và hết thảy được uống trong một linh.

Hết thảy những người thật lòng tin nhận Chúa, dù họ thuộc dân tộc nào, địa vị nào trong xã hội, thì họ thuộc Hội Thánh, được tháp vào thân thể của Đấng Christ và kết hiệp với Ngài. 

Con dân Chúa đều ở trong một linh là cùng một thần trí, cùng một sự hiểu biết và tiêu chuẩn dựa trên Thánh Kinh là Lời của Chúa.

"hết thảy được uống trong một linh" là hết thảy con dân Chúa chân thật đều được ban cho năng lực và sức sống đến từ Thiên Chúa là thánh linh. Năng lực và sức sống từ Thiên Chúa giúp cho con dân Chúa vâng giữ các điều răn, làm được những việc lành Thiên Chúa sắm sẵn và sống nếp sống chiếu sáng sự vinh quang của Thiên Chúa.

14 Thân chẳng phải một chi thể, mà là nhiều chi thể.
15 Nếu chân nói: Vì ta chẳng phải là tay, ta không thuộc về thân. Thì có phải bởi đó nó không thuộc về thân?
16 Và nếu lỗ tai nói: Vì ta chẳng phải là mắt, ta không thuộc về thân. Thì có phải bởi đó nó không thuộc về thân?
17 Nếu toàn thân đều là mắt thì sự nghe ở đâu? Nếu toàn thân đều là tai thì sự ngửi ở đâu?

Thân thể loài người có nhiều chi thể. Mỗi chi thể tay, chân hay lỗ tai đều thuộc về thân như nào, thì một người dù ở dân tộc nào, địa vị nào khi tin nhận Chúa thì họ cũng không thể phủ nhận họ thuộc về Hội Thánh.

18 Nhưng bây giờ, Đức Chúa Trời đã sắp đặt các chi thể, mỗi một chúng trong thân thể, theo Ngài muốn.
19 Nếu hết thảy chúng là một chi thể thì thân ở đâu?
20 Vậy nên, có nhiều chi thể nhưng chỉ có một thân.

Như Đức Chúa Trời đã dựng nên thân thể xác thịt loài người với các chi thể một nhiệm vụ cách tốt lành thế nào, thì trong Hội Thánh, Đức Chúa Trời sắp đặt mỗi người một nhiệm vụ để làm thành ý muốn tốt lành của Ngài thể ấy.

21 Mắt không thể nói với bàn tay rằng: Ta chẳng cần ngươi. Đầu cũng chẳng thể nói với bàn chân: Ta chẳng cần ngươi.
22 Trái lại, hơn thế nữa, các chi thể của thân xem là yếu đuối lại là cần thiết.
23 Các chi thể nào của thân mà chúng ta nghĩ là kém tôn trọng, thì chúng ta đặt sự tôn trọng trên chúng càng hơn; các chi thể nào của chúng ta chẳng đẹp, thì có sự trau giồi càng hơn.
24 Vì các chi thể đẹp của chúng ta thì không cần sự trau giồi. Nhưng Đức Chúa Trời đã liên kết thân của chúng ta, ban sự tôn trọng càng hơn cho chi thể nào thiếu kém,
25 để cho không có sự phân rẽ trong thân, nhưng các chi thể cùng chăm sóc lẫn nhau.

Các chi thể trong cùng một thân đều quan trọng, được tôn trọng và cần thiết như nhau, nhất là các chi thể bị xem là yếu đuối. Trong Hội Thánh cũng vậy, bất cứ ai cũng là cần thiết, có sự tôn trọng và bình đẳng như nhau. 

Con hiểu "trau giồi" trong văn mạch là giúp đỡ về thuộc linh và thuộc thể. Vì thế, khi chi thể nào chẳng đẹp, tức là do yếu đuối, vấp ngã thì Hội Thánh cùng nhau giúp nâng đỡ, khích lệ và cầu thay. Khi con dân Chúa có sự đau yếu, bệnh tật, khó khăn thì Hội Thánh cùng nhau giúp đỡ, tiếp trợ.

26 Và, nếu một chi thể đau đớn thì hết thảy các chi thể cùng đau đớn; nếu một chi thể được tôn trọng thì hết thảy các chi thể cùng vui mừng.
27 Các anh chị em là thân của Đấng Christ, và là các chi thể của từng phần
.

Một trong các chi thể trong thân thể xác thịt bị đau đớn khiến cho tất cả các chi thể còn lại cũng bị đau đớn thể nào, thì khi con dân Chúa bị tổn thương, bị bách hại thì Hội Thánh cũng có sự đồng cảm thể ấy. Sự đồng cảm đó khiến cho anh chị em trong Hội Thánh sốt sắng trong sự cầu thay, giúp đỡ, khích lệ, tiếp trợ. Khi có anh chị em được tôn trọng, thì Hội Thánh cùng vui mừng và dâng lời cảm tạ.

28 Thực tế, Đức Chúa Trời đã lập trong Hội Thánh: thứ nhất là những sứ đồ; thứ nhì là những tiên tri; thứ ba là những người dạy; kế đến là những người làm phép lạ; rồi những người có ân tứ chữa lành các tật bệnh; những người cứu giúp; những người cai quản, những người nói các nhánh của các ngôn ngữ.
29 Có phải hết thảy là những sứ đồ? Có phải hết thảy là những tiên tri? Có phải hết thảy là những người dạy? Có phải hết thảy là những người làm phép lạ?
30 Có phải hết thảy có ân tứ chữa lành các tật bệnh? Có phải hết thảy nói các ngôn ngữ? Có phải hết thảy thông giải các ngôn ngữ?

Đức Chúa Trời đã lập ra trong Hội Thánh các chức vụ. Đấng Christ kêu gọi con dân Chúa vào trong các chức vụ và Đức Thánh Linh ban ân tứ cùng năng lực để hoàn thành. 

Chức vụ sứ đồ là những người chuyên việc rao giảng Tin Lành khắp nơi và thành lập Hội Thánh địa phương. Chức vụ tiên tri là công bố những điều Đức Chúa Trời sẽ làm, cảnh báo hay kêu gọi một người, hay cả Hội Thánh ăn năn. Chức vụ giảng dạy là dạy Lời Chúa cho con dân của Ngài. Chức vụ làm phép lạ là làm những dấu kỳ phép lạ nhằm tôn vinh Thiên Chúa và thể hiện quyền năng của Ngài. Chức vụ chữa bệnh là nhân danh Đức Chúa Jesus Christ để chữa lành bệnh những người theo ý muốn Đức Chúa Trời. Chức vụ cứu giúp là dành thời gian, công sức, tiền bạc để giúp đỡ, tiếp trợ anh chị em mình. Chức vụ cai quản là cai trị, điều hành Hội Thánh, thuộc về các trưởng lão. Chức vụ nói các nhánh ngôn ngữ là nói các ngôn ngữ của loài người và tôn vinh Thiên Chúa.

31 Hãy khao khát các ân tứ có ích hơn hết! Bây giờ, tôi sẽ chỉ cho các anh chị em con đường tuyệt vời.

Phao-lô khuyên dạy con dân Chúa hãy khao khát các ân tứ của Đấng Thần Linh. Vì ân tứ của Đấng Thần Linh ban cho không phải bởi lời cầu xin, nhưng bởi ý muốn của Chúa và bởi lòng khao khát của con dân Ngài. Vì Chúa sẽ ban cho con dân Chúa thỏa lòng sự khao khát, và đặc biệt sự khao khát đó với mục đích mang lại ích lợi chung và xây dựng Hội Thánh. Trong các ân tứ của Đấng Thần Linh, thì ân tứ nói tiên tri mang lại ích lợi nhiều cho Hội Thánh. 

Cuối cùng, Phao-lô muốn chỉ cho con dân Chúa hướng đến một con đường tuyệt vời và không thể thiếu của con dân Chúa, đó chính là tình yêu chân thật trong Chúa. Điều đó được Phao-lô giãi bày trong chương kế tiếp.

Cảm tạ ơn Cha cho con có sự hiểu qua phân đoạn Thánh Kinh này. Sứ Đồ Phao-lô đã mượn hình ảnh của thân thể xác thịt để giãi bày những lẽ thật về sự hiệp một của Hội Thánh thật tuyệt vời.

Nguyện Lẽ Thật của Lời Cha thánh hóa chúng con mỗi ngày. Nguyện mỗi chúng con luôn biết yêu thương, quan tâm, giúp đỡ và đồng cảm với nhau trong mọi sự, vì hết thảy chúng con là một trong Đức Chúa Jesus Christ, là anh chị em đời đời, mãi mãi của nhau. A-men!

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Vũ Triệu Hùng
28/05/2023


Nguyễn Thị Thu Thủy
29/05/2023 20:46

I Cô-rinh-tô 12:12-31 Sự Hiệp Một của Hội Thánh

12 Tuy nhiên, như thân là một mà có nhiều chi thể, nhưng hết thảy các chi thể của một thân dù là nhiều, chỉ là một thân; Đấng Christ cũng vậy.
13 Bởi vì chúng ta, hoặc người Do-thái, hoặc người Hy-lạp, hoặc nô lệ, hoặc tự chủ, đều đã trong một linh, chịu báp-tem vào trong một thân; và hết thảy được uống trong một linh.
14 Thân chẳng phải một chi thể, mà là nhiều chi thể.

Phao-lô đã dùng hình ảnh thân thể có nhiều chi thể là hình ảnh quen thuộc, gần gũi, dễ hiểu để nói lên sự hiệp một của Hội Thánh trong Đấng Christ. Dầu cho có người sinh ra vốn là người Do-thái, hay là người ngoại, hay ở địa vị nào trong xã hội; hễ thật lòng tin nhận Chúa, chịu báp-tem thì được hiệp làm một vào trong Đấng Christ.

Chỉ có một thân, nhưng lại có nhiều chi thể. Dẫu cho mỗi chi thể có sự khác biệt, không giống nhau, nhưng chắc chắn mỗi chi thể ấy vẫn thuộc về một thân.

Qua đây con hiểu rằng sự soi dẫn của Chúa Thánh Linh giúp cho Phao-lô hiểu và trình bày lẽ thật trong Chúa một cách đơn giản mà sâu sắc. Không phải các bài diễn thuyết cao xa với tài hùng biện để khoe mình. Nhưng sự khôn sáng từ Đức Thánh Linh qua Phao-lô giúp cho người đọc hiểu ngay lẽ thật, gợi cho họ sự suy ngẫm và liên tưởng để hiểu đúng sự việc cần nói.

15 Nếu chân nói: Vì ta chẳng phải là tay, ta không thuộc về thân. Thì có phải bởi đó nó không thuộc về thân?
16 Và nếu lỗ tai nói: Vì ta chẳng phải là mắt, ta không thuộc về thân. Thì có phải bởi đó nó không thuộc về thân?
17 Nếu toàn thân đều là mắt thì sự nghe ở đâu? Nếu toàn thân đều là tai thì sự ngửi ở đâu?
18 Nhưng bây giờ, Đức Chúa Trời đã sắp đặt các chi thể, mỗi một chúng trong thân thể, theo Ngài muốn.
19 Nếu hết thảy chúng là một chi thể thì thân ở đâu?
20 Vậy nên, có nhiều chi thể nhưng chỉ có một thân.

Sở dĩ có sự khác biệt nhau giữa các chi thể là vì mỗi chi thể được tạo dựng nên để làm các công việc khác nhau. Các công việc khác nhau mang lại ích lợi khác nhau, như mắt để nhìn, tai để nghe, mũi để ngửi. Nhưng đều là phục vụ chung cho toàn thân thể khiến cho được toàn vẹn.

Đức Chúa Trời là Đấng tạo dựng nên loài người, Ngài đã sắp đặt các chi thể ở vị trí khác nhau, có tác dụng khác nhau, nhưng ở trong một thân theo như ý muốn của Ngài là tốt lành.

Phao-lô dùng một câu hỏi (câu số 19) để giúp cho người đọc hiểu rất rõ ràng về việc nếu hết thảy các chi thể là một chi thể thì sẽ không thể ra hình hài một thân thể được. Ví dụ như chỉ có một cái mũi thì không thể gọi đó là một thân.

Đó cũng là lý do vì sao có mắt, có mũi, có tay, có chân, có nhiều chi thể nhưng chỉ gọi là một thân.

Con hiểu rằng sự sắp đặt của Chúa cho các chi thể trong một thân rất tốt lành. Bởi các chi thể chỉ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình khi có sự liên kết với các chi thể khác trong một thân. Hơn nữa, mỗi chi thể có nhiệm vụ riêng sẽ giúp cho lanh lẹ, linh hoạt hơn.

Hình ảnh một thân có nhiều chi thể, nhưng nhiều chi thể cũng chỉ gọi là một thân, là một hình ảnh rất chân thực tiêu biểu cho sự hiệp một của Hội Thánh.

21 Mắt không thể nói với bàn tay rằng: Ta chẳng cần ngươi. Đầu cũng chẳng thể nói với bàn chân: Ta chẳng cần ngươi.
22 Trái lại, hơn thế nữa, các chi thể của thân xem là yếu đuối lại là cần thiết.
23 Các chi thể nào của thân mà chúng ta nghĩ là kém tôn trọng, thì chúng ta đặt sự tôn trọng trên chúng càng hơn; các chi thể nào của chúng ta chẳng đẹp, thì có sự trau giồi càng hơn.
24 Vì các chi thể đẹp của chúng ta thì không cần sự trau giồi. Nhưng Đức Chúa Trời đã liên kết thân của chúng ta, ban sự tôn trọng càng hơn cho chi thể nào thiếu kém,
25 để cho không có sự phân rẽ trong thân, nhưng các chi thể cùng chăm sóc lẫn nhau.
26 Và, nếu một chi thể đau đớn thì hết thảy các chi thể cùng đau đớn; nếu một chi thể được tôn trọng thì hết thảy các chi thể cùng vui mừng.

Tuy mỗi chi thể khác nhau, dùng cho các việc khác nhau, nhưng không phải vì thế mà không cần có nhau, hoàn toàn độc lập. Mà mỗi chi thể đều cần tương trợ lẫn nhau để có thể hoàn thành tốt việc làm của mình. Ví dụ như mắt nhìn thấy đồ cần lấy, nhưng phải cần tay cầm nắm lấy đồ. Đầu suy nghĩ đến nơi cần đi, nhưng phải cần chân để bước đi.

Mỗi chi thể đều là cần thiết trong sự phục vụ thân thể, dầu là chi thể yếu đuối nhất. Như mắt là chi thể khi bị tổn thương thì rất khó phục hồi như ban đầu, nhưng lại rất cần vì giúp thân thể quan sát.

Cách mà chúng ta đối cùng chi thể trong thân của mình, đó là dầu cho tưởng chừng có chi thể kém tôn trọng nhưng lại được tôn trọng càng hơn, dầu có chi thể chẳng đẹp thì lại được trau giồi hơn.

Chúa đã liên kết các chi thể với nhau trong cùng một thân, và ban sự tôn trọng thêm cho thân thể thiếu kém. Bởi tưởng chừng như thiếu kém nhưng lại là cần thiết không thể thiếu, các chi thể cần hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ.

Sự liên kết ấy còn thể hiện qua việc nếu một chi thể bị đau thì hết thảy đều cảm nhận thấy bị đau đớn, nếu một chi thể được tôn trọng, được khen thì hết thảy đều cảm thấy vui mừng.

Cảm tạ Chúa đã ban cho loài người có sự nhận thức trong việc giữ gìn, bảo vệ, nâng niu, trân trọng các chi thể trong cùng một thân. Để qua đó là một bài học giúp cho con hiểu được sự hiệp một trong Hội Thánh là như thế nào.

27 Các anh chị em là thân của Đấng Christ, và là các chi thể của từng phần.
28 Thực tế, Đức Chúa Trời đã lập trong Hội Thánh: thứ nhất là những sứ đồ; thứ nhì là những tiên tri; thứ ba là những người dạy; kế đến là những người làm phép lạ; rồi những người có ân tứ chữa lành các tật bệnh; những người cứu giúp; những người cai quản, những người nói các nhánh của các ngôn ngữ.
29 Có phải hết thảy là những sứ đồ? Có phải hết thảy là những tiên tri? Có phải hết thảy là những người dạy? Có phải hết thảy là những người làm phép lạ?
30 Có phải hết thảy có ân tứ chữa lành các tật bệnh? Có phải hết thảy nói các ngôn ngữ? Có phải hết thảy thông giải các ngôn ngữ?

Sau khi phân tích về sự liên kết giữa các chi thể trong thân thì Phao-lô so sánh mỗi con dân Chúa chính là các chi thể trong thân của Đấng Christ.

Hội Thánh được ví như thân thể của Chúa, mỗi người trong Hội Thánh là các chi thể khác nhau, được Chúa lập trong Hội Thánh để phục vụ Chúa. Chúa đã lập nên các chức vụ khác nhau, và ban các ơn khác nhau để mỗi người đều có thể hầu việc Chúa. Không phải sự khác nhau trong chức vụ, hay trong ân tứ là để phân biệt mỗi người, để cạnh tranh, mà là để nâng đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong sự gây dựng Hội Thánh.

Mỗi ân tứ, chức vụ Chúa ban cho mỗi người, nếu hiệp lại làm một sốt sắng trong sự hầu việc Chúa thì đem lại ích lợi, gây dựng. Giống như các chi thể trong một thân nhịp nhàng làm việc, hỗ trợ lẫn nhau, thì các công việc làm sẽ có kết quả.

Cảm tạ ơn Chúa đã dạy dỗ chúng con bài học về sự hiệp một trong Hội Thánh. Nguyện kính xin Chúa ban cho hết thảy anh chị em trong Hội Thánh luôn có sự gắn kết hiệp một như các chi thể trong cùng một thân.

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Thị Thu Thủy
28/05/2023


Huỳnh Christian Anh
31/05/2023 13:15

I Cô-rinh-tô 12:12-31 Sự Hiệp Một của Hội Thánh

12 Tuy nhiên, như thân là một mà có nhiều chi thể, nhưng hết thảy các chi thể của một thân dù là nhiều, chỉ là một thân; Đấng Christ cũng vậy.
13 Bởi vì chúng ta, hoặc người Do-thái, hoặc người Hy-lạp, hoặc nô lệ, hoặc tự chủ, đều đã trong một linh, chịu báp-tem vào trong một thân; và hết thảy được uống trong một linh.
14 Thân chẳng phải một chi thể, mà là nhiều chi thể.
15 Nếu chân nói: Vì ta chẳng phải là tay, ta không thuộc về thân. Thì có phải bởi đó nó không thuộc về thân?
16 Và nếu lỗ tai nói: Vì ta chẳng phải là mắt, ta không thuộc về thân. Thì có phải bởi đó nó không thuộc về thân?

17 Nếu toàn thân đều là mắt thì sự nghe ở đâu? Nếu toàn thân đều là tai thì sự ngửi ở đâu?
18 Nhưng bây giờ, Đức Chúa Trời đã sắp đặt các chi thể, mỗi một chúng trong thân thể, theo Ngài muốn.
19 Nếu hết thảy chúng là một chi thể thì thân ở đâu?
20 Vậy nên, có nhiều chi thể nhưng chỉ có một thân.
21 Mắt không thể nói với bàn tay rằng: Ta chẳng cần ngươi. Đầu cũng chẳng thể nói với bàn chân: Ta chẳng cần ngươi.
22 Trái lại, hơn thế nữa, các chi thể của thân xem là yếu đuối lại là cần thiết.
23 Các chi thể nào của thân mà chúng ta nghĩ là kém tôn trọng, thì chúng ta đặt sự tôn trọng trên chúng càng hơn; các chi thể nào của chúng ta chẳng đẹp, thì có sự trau dồi càng hơn.
24 Vì các chi thể đẹp của chúng ta thì không cần sự trau dồi. Nhưng Đức Chúa Trời đã liên kết thân của chúng ta, ban sự tôn trọng càng hơn cho chi thể nào thiếu kém,
25 để cho không có sự phân rẽ trong thân, nhưng các chi thể cùng chăm sóc lẫn nhau.
26 Và, nếu một chi thể đau đớn thì hết thảy các chi thể cùng đau đớn; nếu một chi thể được tôn trọng thì hết thảy các chi thể cùng vui mừng.
27 Các anh chị em là thân của Đấng Christ, và là các chi thể của từng phần.
28 Thực tế, Đức Chúa Trời đã lập trong Hội Thánh: thứ nhất là những sứ đồ; thứ nhì là những tiên tri; thứ ba là những người dạy; kế đến là những người làm phép lạ; rồi những người có ân tứ chữa lành các tật bệnh; những người cứu giúp; những người cai quản, những người nói các nhánh của các ngôn ngữ.
29 Có phải hết thảy là những sứ đồ? Có phải hết thảy là những tiên tri? Có phải hết thảy là những người dạy? Có phải hết thảy là những người làm phép lạ?
30 Có phải hết thảy có ân tứ chữa lành các tật bệnh? Có phải hết thảy nói các ngôn ngữ? Có phải hết thảy thông giải các ngôn ngữ?
31 Hãy khao khát các ân tứ có ích hơn hết! Bây giờ, tôi sẽ chỉ cho các anh chị em con đường tuyệt vời.

Kính lạy Đức Chúa Trời Toàn Năng là Cha Kính Yêu của con! Con cảm tạ ơn Cha đã ban cho con sức khỏe và cho con thêm một cơ hội nữa được học Lời Ngài. Con cầu xin Cha ban cho con sự khôn sáng để con hiểu được Lời Cha càng hơn.

Kính thưa Cha! Phân đoạn Thánh Kinh trong I Cô-rinh-tô 12:12-31 cho con hiểu rằng: Bởi tình yêu và ân điển của Ngài mà hết thảy chúng con, không phân biệt người Do-thái hay người Hy-lạp, người tự chủ hay tôi mọi, hễ thật lòng ăn năn tội, tin nhận sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ, chịu báp-tem vào trong Đấng Christ thì chúng con được xác nhập vào trong cùng một thân của Đấng Christ. Và được cùng một Đấng Thần Linh ngự vào thân thể mỗi chúng con. Vậy nên, tất cả chúng con là các chi thể trên cùng một thân.

Thưa Cha! Con hiểu rằng, dù có nhiều chi thể khác nhau nhưng chỉ có một thân là Đức Chúa Jesus Christ. Mỗi chúng con là một chi thể của Đấng Christ, mỗi chúng con được ban cho ân tứ khác nhau để giữ các chức vụ khác nhau trong Hội Thánh. Mặc dù người được ơn giữ các chức vụ cao trọng trong Hội Thánh, người thì không giữ chức vụ nào nhưng mỗi người đều có giá trị riêng và ích lợi riêng. 

Con hiểu sự hiệp một với nhau trong Đấng Christ là chúng con dù ai giữ chức vụ nào hay không giữ chức vụ nào trong Hội Thánh thì cũng có đồng một tâm tình, đồng một suy nghĩ, đồng một mục đích, để gây dựng và phát triển Hội Thánh.

Thưa Cha! Con hiểu sự hiệp một trong Hội Thánh sẽ giúp con dân Chúa lớn mạnh về đức tin, vững vàng trước mọi thử thách và cám dỗ. Sự hiệp một trong Hội Thánh còn giúp cho con dân Chúa xít lại gần nhau hơn, khắng khít với nhau hơn và hiểu rõ giá trị cũng như ý nghĩa của các chi thể trên cùng một thân hơn.

Thưa Cha! Con cảm tạ ơn Cha đã cho con hiểu được bài học này như trên. Cầu xin Chúa giúp con luôn có sự hiệp một cùng với anh chị em con. Cầu xin Chúa giúp con luôn ý thức rằng chính con là một chi thể trên cùng một thân của Đấng Christ. Vậy nên, mỗi lời con nói, mỗi việc con làm, mỗi suy nghĩ trong con phải luôn đem lại ích lợi và gây dựng cho các anh chị em con là các chi thể khác trên cùng một thân của Đấng Christ. Cầu xin Chúa ban cho con có cùng một tâm tình, cùng một tấm lòng như Đấng Christ Jesus. Con cảm tạ ơn Chúa thật nhiều, con hết lòng thành kính cầu xin trong danh Đức Chúa Jesus Christ. A-men!

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.

Huỳnh Christian Anh
31/05/2023


Trần Thị Thu Hương
04/06/2023 00:38

I Cô-rinh-tô 12:12-31 Sự Hiệp Một của Hội Thánh

Kính lạy Đức Chúa Trời là Đấng Chí Cao, con xin dâng lên Ngài sự hiểu của con trong I Cô-rinh-tô 12:12-31 về sự hiệp một của Hội Thánh.

Kính thưa Chúa, con dâng lời cảm tạ Chúa đã ban cho con những sự dạy dỗ của Ngài về sự hiệp một của Hội Thánh. Con liên tưởng đến việc một người chạy xe đạp, mắt thì quan sát phía trước, mũi thì thở, tai thì nghe, não bộ điều khiển toàn bộ cơ thể, tay thì lái xe, chân thì đạp... Tất cả các chi thể trong một thân thể đều tham gia làm việc dưới sự điều hành của não bộ. Chẳng chi thể nào hơn chi thể nào, mỗi chi thể đều có các chức năng khác nhau, và chẳng có chi thể nào là dư thừa. Ở trong Hội Thánh cũng vậy, mỗi anh chị em là một chi thể, tất cả đều được sự tể trị của Đấng Christ là đầu. Mỗi anh chị em đều có những ơn giống hay khác nhau nhưng chẳng ai hơn ai hay chẳng ai là kém quan trọng hơn ai. Dù ai ở chức vụ nào thì cũng chẳng phải là quan trọng hơn một chi thể khác. Mà tất cả đều hiệp một trong cùng một thân, dưới sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh. Ngay cả việc Chúa ban các thứ ơn cho các chi thể trong Hội Thánh cũng là để sai dùng vào các công việc của Ngài. Riêng về thẩm quyền cai trị của Hội Thánh thì Ngài ban cho các trưởng lão, con dân Chúa phải vâng phục.

Kính lạy Chúa, con nguyện xin Ngài ban ơn cho hết thảy anh chị em của chúng con đều được Ngài yêu và yêu nhau bằng tình yêu của Ngài đã yêu chúng con. Cảm tạ Chúa! A-men!

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.

Trần Thị Thu Hương
Ngày: 03/06/2023


Nguyễn Thị Nhung
05/06/2023 08:31

I Cô-rinh-tô 12:12-31 Sự Hiệp Một của Hội Thánh

Kính thưa Cha, con cảm tạ ơn Cha đã ban cho con có thì giờ yên tĩnh để học Lời Cha trong phân đoạn Thánh Kinh I Cô-rinh-tô 12:12-31. Nguyện xin Đức Thánh Linh soi dẫn con trong từng lẽ thật của Lời Chúa.

Con xin ghi ra sự hiểu của mình:

12 Tuy nhiên, như thân là một mà có nhiều chi thể, nhưng hết thảy các chi thể của một thân dù là nhiều, chỉ là một thân; Đấng Christ cũng vậy.

Thưa Cha, Phao-lô ví sự hiệp một của Hội Thánh như là các chi thể trong một thân thể, đầu của con người là trung tâm điều khiển để cơ thể hoạt động, cũng như Đấng Christ là đầu của Hội Thánh, nếu không phải Đấng Christ là đầu của Hội Thánh thì không có Hội Thánh.

13 Bởi vì chúng ta, hoặc người Do-thái, hoặc người Hy-lạp, hoặc nô lệ, hoặc tự chủ, đều đã trong một linh, chịu báp-tem vào trong một thân; và hết thảy được uống trong một linh.
14 Thân chẳng phải một chi thể, mà là nhiều chi thể.

Thưa Cha, "bởi vì chúng ta" con hiểu là tất cả con dân của Chúa, người Do-thái hoặc nô lệ hoặc tự chủ chỉ cần họ ăn năn tội, tin nhận sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ thì sẽ được hiệp một vào Hội Thánh, nguời đó không phải là một cá thể riêng biệt nữa mà thành chi thể trong một thân.

15 Nếu chân nói: Vì ta chẳng phải là tay, ta không thuộc về thân. Thì có phải bởi đó nó không thuộc về thân?
16 Và nếu lỗ tai nói: Vì ta chẳng phải là mắt, ta không thuộc về thân. Thì có phải bởi đó nó không thuộc về thân?
17 Nếu toàn thân đều là mắt thì sự nghe ở đâu? Nếu toàn thân đều là tai thì sự ngửi ở đâu?
18 Nhưng bây giờ, Đức Chúa Trời đã sắp đặt các chi thể, mỗi một chúng trong thân thể, theo Ngài muốn.
19 Nếu hết thảy chúng là một chi thể thì thân ở đâu?
20 Vậy nên, có nhiều chi thể nhưng chỉ có một thân.
21 Mắt không thể nói với bàn tay rằng: Ta chẳng cần ngươi. Đầu cũng chẳng thể nói với bàn chân: Ta chẳng cần ngươi.
22 Trái lại, hơn thế nữa, các chi thể của thân xem là yếu đuối lại là cần thiết.

Thưa Cha, từ câu 15-22 con hiểu Phao-lô lấy ví dụ rõ hơn về các bộ phận, quan trọng cần thiết có trình tự trên thân thể con người, để ví sánh sự quan trọng hiệp một của Hội Thánh.
Đôi chân thì không thể là đôi tay nhưng nó phải là một phần của thân thể.
Đôi tai thì không phải là mắt không thay thế cho mắt nhưng nó là một phần của thân thể.
Toàn thân là mắt thì sẽ không thể gây ích lợi cho thân thể, vì thân thể cần nhiều chi thể để thành thân thể, cũng như mắt nếu toàn thân là tai thì sẽ không gây dựng ích lợi được cho thân thể. Các chi thể đều yếu đuối những lại là chủ chốt để hỗ trợ cho nhau. Đức Chúa Trời, Ngài ban ơn cho loài người có một thân thể thật khôn sáng và hoàn hảo. Cũng như thân thể của loài người thì trong Hội Thánh, mỗi người trong Hội Thánh đều cần đến nhau. Khi đã thuộc về Hội Thánh thì mỗi người đều có sự liên kết với nhau bởi thánh linh của Thiên Chúa, trở thành chi thể của Đức Chúa Jesus Christ, qua chi thể của Ngài là mỗi người trong Hội Thánh, mà Ngài muốn làm trọn những việc lành trong thế gian.

23 Các chi thể nào của thân mà chúng ta nghĩ là kém tôn trọng, thì chúng ta đặt sự tôn trọng trên chúng càng hơn; các chi thể nào của chúng ta chẳng đẹp, thì có sự trau dồi càng hơn.
24 Vì các chi thể đẹp của chúng ta thì không cần sự trau dồi. Nhưng Đức Chúa Trời đã liên kết thân của chúng ta, ban sự tôn trọng càng hơn cho chi thể nào thiếu kém,
25 để cho không có sự phân rẽ trong thân, nhưng các chi thể cùng chăm sóc lẫn nhau.
26 Và, nếu một chi thể đau đớn thì hết thảy các chi thể cùng đau đớn; nếu một chi thể được tôn trọng thì hết thảy các chi thể cùng vui mừng.
27 Các anh chị em là thân của Đấng Christ, và là các chi thể của từng phần.

Thưa Cha, trong cùng một thân thể thì không có chi thể nào là yếu kém hơn, nơi nào chưa tốt thì trau giồi cho tốt, ví dụ như nơi nào trên thân thể có bệnh thì cần hết lòng chữa cho khỏi bệnh, để không thiếu hụt đi sự hỗ trợ cho thân thể, để không có sự phân rẽ trong thân thể.

Cũng như thân thể thì trong Hội Thánh, đã cùng một chi thể với Đấng Christ thì không người nào kém phần quan trọng hơn người khác, mà chúng con phải luôn coi trọng người khác hơn chính mình. Vì là cùng một chi thể, một nguồn sống, một tình yêu, nên chúng con luôn cùng hướng lòng cảm thông những hoạn nạn, khó khăn cho nhau.

28 Thực tế, Đức Chúa Trời đã lập trong Hội Thánh: Thứ nhất là những sứ đồ; thứ nhì là những tiên tri; thứ ba là những người dạy; kế đến là những người làm phép lạ; rồi những người có ân tứ chữa lành các tật bệnh; những người cứu giúp; những người cai quản, những người nói các nhánh của các ngôn ngữ.
29 Có phải hết thảy là những sứ đồ? Có phải hết thảy là những tiên tri? Có phải hết thảy là những người dạy? Có phải hết thảy là những người làm phép lạ?
30 Có phải hết thảy có ân tứ chữa lành các tật bệnh? Có phải hết thảy nói các ngôn ngữ? Có phải hết thảy thông giải các ngôn ngữ?
31 Hãy khao khát các ân tứ có ích hơn hết! Bây giờ, tôi sẽ chỉ cho các anh chị em con đường tuyệt vời.

Thưa Cha, con hiểu rằng Đức Chúa Trời lập nên Hội Thánh và ban cho Hội Thánh các chức vụ, kế đến là ban cho Hội Thánh nhiều ân tứ để mỗi con dân Chúa có sự đồng công cùng Ngài, góp phần xây dựng Hội Thánh làm thành ý muốn tốt lành của Ngài. Mỗi một chúng con luôn cần có tấm lòng khao khát ân tứ, để không vì lợi ích riêng của bản thân, mà góp phần đồng công cùng Ngài gây dựng Hội Thánh ở trên đất, và một ngày không xa là chúng con được về với Ngài.

Thưa Cha, con học được rằng, sự hiệp một của Hội Thánh là rất quan trọng. Mỗi một người là một phần không thể thiếu trong sự gây dựng Hội Thánh. Sự nhận ân tứ mà Chúa ban cũng là để góp phần hiệp lại gây dựng phát triển Hội Thánh.

Con cảm tạ ơn Cha về bài học hôm nay. Nguyện xin Cha thêm lên sự hiểu Lời Cha trên con. Nguyện Lời Cha thánh hóa con mỗi ngày.

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Con, Nhung Naomi
05/06/2023


Nguyễn Xuân Bắc
08/06/2023 21:47

I Cô-rinh-tô 12:12-31 Sự Hiệp Một của Hội Thánh

Con kính lạy Đức Chúa Trời là Cha toàn năng, con cảm tạ ơn Cha đã cho con Lời của Ngài dạy dỗ con, xin Đức Thánh Linh dẫn dắt con, giúp con hiểu biết lẽ thật của Lời Ngài để con áp dụng vào đời sống mỗi ngày. Con xin trình bày sự hiểu của con qua I Cô-rinh-tô 12:12-31.

12 Tuy nhiên, như thân là một mà có nhiều chi thể, nhưng hết thảy các chi thể của một thân dù là nhiều, chỉ là một thân; Đấng Christ cũng vậy.

Thưa Cha, câu 12 con được hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô dùng hình ảnh thân thể của loài người để diễn tả nên sự hiệp một của Hội Thánh, như một người có chân, tay, mắt, tai, mũi, miệng... Nhưng chỉ là một thân, ví như Hội Thánh là sự hiệp một với nhau. Thưa Cha, con hiểu rằng Hội Thánh không phải là các tổ chức tôn giáo hay các giáo phái, giáo hội được chia ra giáo phái này hay giáo phái khác, mà chỉ là có một Đức Chúa Jesus Christ, Ngài là đầu của Hội Thánh, những người tin nhận Ngài không phân biệt chủng tộc màu da hay địa vị trong xã hội.

13 Bởi vì chúng ta, hoặc người Do-thái, hoặc người Hy-lạp, hoặc nô lệ, hoặc tự chủ, đều đã trong một linh, chịu báp-tem vào trong một thân; và hết thảy được uống trong một linh.

Thưa Cha, câu 13 con được hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô nói đến mọi người tin nhận sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ đã được báp-tem nhúng chìm vào trong sự chết của Đức Chúa Jesus Christ thì trở nên một thân với Ngài, và “hết thảy được uống trong một linh” là hết thảy đều bởi năng lực thánh linh để sống một nếp sống thánh khiết trong sự tin kính Ngài.

14 Thân chẳng phải một chi thể, mà là nhiều chi thể.
15 Nếu chân nói: Vì ta chẳng phải là tay, ta không thuộc về thân. Thì có phải bởi đó nó không thuộc về thân?
16 Và nếu lỗ tai nói: Vì ta chẳng phải là mắt, ta không thuộc về thân. Thì có phải bởi đó nó không thuộc về thân?
17 Nếu toàn thân đều là mắt thì sự nghe ở đâu? Nếu toàn thân đều là tai thì sự ngửi ở đâu?
18 Nhưng bây giờ, Đức Chúa Trời đã sắp đặt các chi thể, mỗi một chúng trong thân thể, theo Ngài muốn.
19 Nếu hết thảy chúng là một chi thể thì thân ở đâu?
20 Vậy nên, có nhiều chi thể nhưng chỉ có một thân.
21 Mắt không thể nói với bàn tay rằng: Ta chẳng cần ngươi. Đầu cũng chẳng thể nói với bàn chân: Ta chẳng cần ngươi.
22 Trái lại, hơn thế nữa, các chi thể của thân xem là yếu đuối lại là cần thiết.
23 Các chi thể nào của thân mà chúng ta nghĩ là kém tôn trọng, thì chúng ta đặt sự tôn trọng trên chúng càng hơn; các chi thể nào của chúng ta chẳng đẹp, thì có sự trau giồi càng hơn.
24 Vì các chi thể đẹp của chúng ta thì không cần sự trau giồi. Nhưng Đức Chúa Trời đã liên kết thân của chúng ta, ban sự tôn trọng càng hơn cho chi thể nào thiếu kém,
25 để cho không có sự phân rẽ trong thân, nhưng các chi thể cùng chăm sóc lẫn nhau.
26 Và, nếu một chi thể đau đớn thì hết thảy các chi thể cùng đau đớn; nếu một chi thể được tôn trọng thì hết thảy các chi thể cùng vui mừng.
27 Các anh chị em là thân của Đấng Christ, và là các chi thể của từng phần.

Thưa Cha, qua câu 14-27 con hiểu rằng, Ngài đã tạo dựng nên loài người thật là tuyệt vời hoàn hảo một cách lạ lùng. Thưa Cha, Ngài cũng ví Hội Thánh hoàn hảo như thân thể của một con người. Một người là con dân của Ngài mà nghĩ mình thấp kém, không xứng đáng thuộc về Hội Thánh thì người ấy đã nghĩ sai vì không thể nào nói tôi là chân không phải là tay làm được nhiều việc mà chân không thuộc về thân thể, mọi chi thể đều liên kết với nhau trong một thân thể không thể tách rời được. Con cảm tạ ơn Ngài.

28 Thực tế, Đức Chúa Trời đã lập trong Hội Thánh: thứ nhất là những sứ đồ; thứ nhì là những tiên tri; thứ ba là những người dạy; kế đến là những người làm phép lạ; rồi những người có ân tứ chữa lành các tật bệnh; những người cứu giúp; những người cai quản, những người nói các nhánh của các ngôn ngữ.

Thưa Cha, câu 28 con được hiểu rằng, Ngài đã lập nên các chức vụ trong Hội Thánh giao phó cho một số người như chức vụ sứ đồ, chức vụ nói tiên tri, chức vụ người dạy, rồi người làm phép lạ, người chữa lành bệnh tật, người cai quản, người nói các nhánh ngôn ngữ…Mục đích là Ngài muốn bày tỏ ra tình yêu của Ngài đối với loài người, kêu gọi họ ăn năn tội quay trở về và thờ phượng Ngài, hiểu biết về Ngài.

Bài học con rút ra được:

Thưa Cha, qua đoạn Thánh Kinh trên đã cho con hiểu Hội Thánh của Ngài là như thế nào, trong Hội Thánh mọi người đều như nhau chăm lo cho nhau, mặc dù có những chức vụ riêng của mỗi người trong công việc Ngài giao cho, nhưng hết thảy đều cùng nhau trong sự hiệp một với nhau thật phước hạnh.

Nguyện tình yêu và ân điển của Ngài cứ tiếp tục ban trên Hội Thánh của Ngài, và xin Ngài ban ơn dư dật trên chúng con, gìn giữ bảo vệ chúng con trong sự hiệp một với nhau, cùng nhau gây dựng cho nhau trên bước đường về nhà Ngài. Con cảm tạ ơn Ngài.

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ. A-men!
Con, Nguyễn Xuân Bắc
08/06/2023


Nguyễn Thị Thúy My
28/06/2023 05:57

I Cô-rinh-tô 12:12-31 Sự Hiệp Một của Hội Thánh

Kính lạy Đức Chúa Trời Toàn Năng là Cha Yêu Thương của con ở trên trời. Con vui mừng và biết ơn Cha thật nhiều, vì Ngài đã ban cho con có được thời gian, sức khỏe, để con đọc và suy ngẫm Lời Chúa. Nguyện Lời Chúa thánh hóa con qua bài học hôm nay.

Kính thưa Cha! Con xin trình bày sự suy ngẫm của con trong I Cô-rinh-tô 12:12-31 như sau:

12 Tuy nhiên, như thân là một mà có nhiều chi thể, nhưng hết thảy các chi thể của một thân dù là nhiều, chỉ là một thân; Đấng Christ cũng vậy.

Thưa Cha, con hiểu rằng thân thể của mỗi người là một, nhưng có nhiều chi thể. Cũng vậy, Hội Thánh là thân thể của Đấng Christ, và trong Hội Thánh có nhiều người, nhưng tất cả đều hiệp làm một với Đấng Christ. Vì mỗi một con dân Chúa trong Hội Thánh là một chi thể trong cùng một thân với Đấng Christ, mà Ngài là đầu của Hội Thánh.

13 Bởi vì chúng ta, hoặc người Do-thái, hoặc người Hy-lạp, hoặc nô lệ, hoặc tự chủ, đều đã trong một linh, chịu báp-tem vào trong một thân; và hết thảy được uống trong một linh.

Thưa Cha, con hiểu rằng tất cả con dân Chúa trong Hội Thánh dù thuộc dân tộc nào, dù ở trong địa vị hay giai cấp nào trong xã hội, đều đã trong một linh, có nghĩa là cùng một thần trí. Đều được báp-tem vào trong sự hiệp một với Đấng Christ, qua sự họ thật lòng ăn năn tội và tin nhận sự chết chuộc tội của Đấng Christ. Và hết thảy con dân Chúa trong Hội Thánh đều được nhận lãnh năng lực và sự sống đến từ Thiên Chúa.

14 Thân chẳng phải một chi thể, mà là nhiều chi thể.
15 Nếu chân nói: Vì ta chẳng phải là tay, ta không thuộc về thân. Thì có phải bởi đó nó không thuộc về thân?
16 Và nếu lỗ tai nói: Vì ta chẳng phải là mắt, ta không thuộc về thân. Thì có phải bởi đó nó không thuộc về thân?
17 Nếu toàn thân đều là mắt thì sự nghe ở đâu? Nếu toàn thân đều là tai thì sự ngửi ở đâu?

Thưa Cha, con hiểu rằng dù Hội Thánh là một, nhưng có nhiều con dân Chúa. Mỗi người được Chúa ban cho các chức vụ và công việc khác nhau, nhưng tất cả đều cùng phụng sự Ngài theo ân tứ mà Đấng Thần Linh đã ban cho để đem lại ích lợi chung cho Hội Thánh.

18 Nhưng bây giờ, Đức Chúa Trời đã sắp đặt các chi thể, mỗi một chúng trong thân thể, theo Ngài muốn.
19 Nếu hết thảy chúng là một chi thể thì thân ở đâu?
20 Vậy nên, có nhiều chi thể nhưng chỉ có một thân.
21 Mắt không thể nói với bàn tay rằng: Ta chẳng cần ngươi. Đầu cũng chẳng thể nói với bàn chân: Ta chẳng cần ngươi.

Thưa Cha, con hiểu rằng thân phải có nhiều chi thể khác nhau, Đức Chúa Trời đã sắp đặt các chi thể của mỗi một chúng con trong thân thể xác thịt, để cùng nhau làm việc, và mỗi chi thể có chức năng riêng để đem lại ích lợi cho thân thể như thế nào. Thì mỗi chi thể trong Hội Thánh cũng được liên kết với nhau, để làm thành ý muốn của Ngài. Vậy nên, không người nào đáng tôn hơn người nào, không người nào có thể độc lập mà không cần đến sự tương thân, tương trợ.

22 Trái lại, hơn thế nữa, các chi thể của thân xem là yếu đuối lại là cần thiết.
23 Các chi thể nào của thân mà chúng ta nghĩ là kém tôn trọng, thì chúng ta đặt sự tôn trọng trên chúng càng hơn; các chi thể nào của chúng ta chẳng đẹp, thì có sự trau giồi càng hơn.

Thưa Cha, con hiểu rằng trong thân thể có một số chi thể yếu đuối, nhưng lại rất quan trọng. Chi thể nào trong cùng một thân cũng đều quan trọng hết, nhưng nếu có ai đánh giá rằng chi thể này yếu kém hơn chi thể kia, hoặc chẳng đẹp, thì người ấy càng phải tôn trọng, nâng niu và trau giồi càng hơn cho chi thể ấy. Trong Hội Thánh cũng vậy, không có ai là yếu kém hơn ai, nhưng nếu có ai nghĩ rằng có người anh chị em trong Hội Thánh yếu kém, thì người ấy càng phải tôn trọng người anh chị em ấy càng hơn.

24 Vì các chi thể đẹp của chúng ta thì không cần sự trau giồi. Nhưng Đức Chúa Trời đã liên kết thân của chúng ta, ban sự tôn trọng càng hơn cho chi thể nào thiếu kém,

25 để cho không có sự phân rẽ trong thân, nhưng các chi thể cùng chăm sóc lẫn nhau.
26 Và, nếu một chi thể đau đớn thì hết thảy các chi thể cùng đau đớn; nếu một chi thể được tôn trọng thì hết thảy các chi thể cùng vui mừng.
27 Các anh chị em là thân của Đấng Christ, và là các chi thể của từng phần.

Thưa Cha, con hiểu rằng các chi thể khác đã tốt đẹp, khỏe mạnh rồi thì không cần phải trau giồi, nhưng cần phải tôn trọng, chăm sóc những chi thể yếu kém hơn. Cũng như trong Hội Thánh có những người đã khỏe mạnh rồi thì không cần phải trau giồi cho mình nữa. Nhưng phải hết sức quan tâm, an ủi, chăm sóc và cứu giúp những anh chị em yếu đuối về đức tin, và khó khăn về vật chất. Khi Hội Thánh có người đau bệnh hoặc vấp ngã trong đức tin thì cả Hội Thánh đau buồn, còn nếu có ai trong Hội Thánh được khỏe mạnh thuộc linh lẫn thuộc thể, thì cả Hội Thánh đều vui mừng. Vì Hội Thánh là thân thể của Đấng Christ, và mỗi con dân Chúa trong Hội Thánh là chi thể của từng phần trong thân, đều có sự liên kết mật thiết với nhau.

Con cảm tạ ơn Cha đã dạy dỗ con qua bài học trong I Cô-rinh-tô 12:12-27. Nguyện xin Cha giúp cho con biết áp dụng bài học hôm nay vào trong đời sống của con, để nhắc nhớ cho con luôn biết rằng, sự hiệp một của con dân Chúa rất quan trọng và cần phải có trong Hội Thánh. Vì sự hiệp một của Hội Thánh không phải chỉ trong hiện tại, mà còn đến đời đời trong Vương Quốc Trời.

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.

Nguyễn Thị Thúy My
28/06/2023


Trần Hữu Tường
03/07/2023 06:07

I Cô-rinh-tô 12:12-31 Sự Hiệp Một của Hội Thánh

Kính lạy Cha Từ Ái của con ở trên trời! Con cảm tạ ơn Cha lại ban cho con có cơ hội đọc, suy ngẫm Lời Ngài. Nguyện xin Lời Chúa thánh hóa con qua phân đoạn Thánh Kinh con suy ngẫm ngày hôm nay.

Thưa Cha, con xin trình bày một vài điều con hiểu về I Cô-rinh-tô 12:12-31 như sau:

12 Tuy nhiên, như thân là một mà có nhiều chi thể, nhưng hết thảy các chi thể của một thân dù là nhiều, chỉ là một thân; Đấng Christ cũng vậy.

Thưa Cha, con hiểu rằng Chúa ví Hội Thánh như là một thân thể có nhiều chi thể và con dân Chúa là các chi thể của thân thể ấy, Đấng Christ cũng như vậy. Trong Hội Thánh, con dân Chúa được hiệp một cùng Đấng Christ như sự hiệp một của các chi thể trong cùng một thân thể.

13 Bởi vì chúng ta, hoặc người Do-thái, hoặc người Hy-lạp, hoặc nô lệ, hoặc tự chủ, đều đã trong một linh, chịu báp-tem vào trong một thân; và hết thảy được uống trong một linh.

Thưa Cha, con hiểu rằng khi bất kỳ một người nào thuộc về Hội Thánh thì họ đều được ở trong cùng một thánh linh của Thiên Chúa tức là năng lực và sự sống từ Thiên Chúa, họ được nhúng chìm vào trong một thân là Đấng Christ và họ được nhận lãnh sự sống và năng lực từ Thiên Chúa cho đến vĩnh cửu.

17 Nếu toàn thân đều là mắt thì sự nghe ở đâu? Nếu toàn thân đều là tai thì sự ngửi ở đâu?

18 Nhưng bây giờ, Đức Chúa Trời đã sắp đặt các chi thể, mỗi một chúng trong thân thể, theo Ngài muốn.

19 Nếu hết thảy chúng là một chi thể thì thân ở đâu?

20 Vậy nên, có nhiều chi thể nhưng chỉ có một thân.

Thưa Cha, con hiểu rằng như trong một thân thể, các chi thể có các chức năng riêng biệt được kết hợp với nhau để giúp ích cho thân thể như thế nào thì mỗi con dân Chúa với những khả năng Chúa ban cũng được Chúa kết hiệp trong Hội Thánh để giúp ích cho sự sinh hoạt của Hội Thánh như thế ấy. Dù có nhiều chi thể nhưng chỉ có một thân, dù có nhiều người nhưng chỉ có một Hội Thánh.

21 Mắt không thể nói với bàn tay rằng: Ta chẳng cần ngươi. Đầu cũng chẳng thể nói với bàn chân: Ta chẳng cần ngươi.
22 Trái lại, hơn thế nữa, các chi thể của thân xem là yếu đuối lại là cần thiết.

Thưa Cha, con hiểu rằng các chi thể trong cùng một thân thể đều có các chức năng cần thiết cho thân thể hoạt động và hỗ trợ lẫn nhau thì cũng vậy mỗi con dân Chúa ở trong Hội Thánh đều có ích lợi và cần thiết cho Hội Thánh. Mỗi một người trong Hội Thánh đều được Chúa dùng để hoàn thành mục đích của Ngài.

23 Các chi thể nào của thân mà chúng ta nghĩ là kém tôn trọng, thì chúng ta đặt sự tôn trọng trên chúng càng hơn; các chi thể nào của chúng ta chẳng đẹp, thì có sự trau dồi càng hơn.

24 Vì các chi thể đẹp của chúng ta thì không cần sự trau dồi. Nhưng Đức Chúa Trời đã liên kết thân của chúng ta, ban sự tôn trọng càng hơn cho chi thể nào thiếu kém,

25 để cho không có sự phân rẽ trong thân, nhưng các chi thể cùng chăm sóc lẫn nhau.

Thưa Cha, con hiểu rằng khi một chi thể nào trong thân bị thiếu kém thì các chi thể khác trong thân sẽ cùng nhau hỗ trợ để chi thể ấy sớm được phục hồi. Cũng vậy, nếu trong Hội Thánh có một người vì bất kỳ lý do nào đó mà trở nên thiếu kém nghĩa là không làm tròn được bổn phận mà Chúa giao phó thì cả Hội Thánh sẽ quan tâm, chăm sóc người ấy để người ấy có thể sớm phục hồi để hoàn thành tốt bổn phận của mình.

26 Và, nếu một chi thể đau đớn thì hết thảy các chi thể cùng đau đớn; nếu một chi thể được tôn trọng thì hết thảy các chi thể cùng vui mừng.

Thưa Cha, con hiểu rằng như trong một thân thể nếu một chi thể nào bị đau thì cả thân thể đều chịu lấy sự đau đớn đó, còn khi một chi thể nào trong thân thể được khen ngợi thì cả thân thể đều hưởng niềm vui sướng đó. Cũng vậy, khi một người trong Hội Thánh bị rơi vào sự đau khổ, thiếu thốn, bách hại thì cả Hội Thánh đều đồng cảm và góp phần tích cực để tiếp trợ, cứu giúp, an ủi, khích lệ người ấy. Khi một người trong Hội Thánh được tôn vinh thì cả Hội Thánh đều vui mừng.

Con cảm tạ ơn Cha đã ban cho con những sự hiểu trên đây. Qua bài học này, con vui mừng nhận thức rằng con cũng là một phần của Hội Thánh, con cần làm tốt bổn phận của mình để con góp phần tích cực trong sự phát triển của Hội Thánh. Vì con biết rằng khi mỗi người trong Hội Thánh làm tốt bổn phận của mình thì cả Hội Thánh sẽ hoàn thành tốt bổn phận của Chúa giao phó cho Hội Thánh trên đất này. Khi con làm tốt bổn phận của mình con còn có thể hỗ trợ các anh chị em khác khi họ cần đến con. Nguyện xin Chúa ban cho con năng lực đến từ nơi Ngài để con làm tròn bổn phận của một thành viên trong Hội Thánh. A-men!

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Trần Hữu Tường
03/07/2023


Lê Minh Dương
26/07/2023 21:22

Lê Minh Dương: I Cô-rinh-tô 12:12-31 Sự Hiệp Một của Hội Thánh

12 Tuy nhiên, như thân là một mà có nhiều chi thể, nhưng hết thảy các chi thể của một thân dù là nhiều, chỉ là một thân; Đấng Christ cũng vậy.
13 Bởi vì chúng ta, hoặc người Do-thái, hoặc người Hy-lạp, hoặc nô lệ, hoặc tự chủ, đều đã trong một linh, chịu báp-tem vào trong một thân; và hết thảy được uống trong một linh.
14 Thân chẳng phải một chi thể, mà là nhiều chi thể.
15 Nếu chân nói: Vì ta chẳng phải là tay, ta không thuộc về thân. Thì có phải bởi đó nó không thuộc về thân?
16 Và nếu lỗ tai nói: Vì ta chẳng phải là mắt, ta không thuộc về thân. Thì có phải bởi đó nó không thuộc về thân?
17 Nếu toàn thân đều là mắt thì sự nghe ở đâu? Nếu toàn thân đều là tai thì sự ngửi ở đâu?
18 Nhưng bây giờ, Đức Chúa Trời đã sắp đặt các chi thể, mỗi một chúng trong thân thể, theo Ngài muốn.
19 Nếu hết thảy chúng là một chi thể thì thân ở đâu?
20 Vậy nên, có nhiều chi thể nhưng chỉ có một thân.
21 Mắt không thể nói với bàn tay rằng: Ta chẳng cần ngươi. Đầu cũng chẳng thể nói với bàn chân: Ta chẳng cần ngươi.
22 Trái lại, hơn thế nữa, các chi thể của thân xem là yếu đuối lại là cần thiết.
23 Các chi thể nào của thân mà chúng ta nghĩ là kém tôn trọng, thì chúng ta đặt sự tôn trọng trên chúng càng hơn; các chi thể nào của chúng ta chẳng đẹp, thì có sự trau giồi càng hơn.
24 Vì các chi thể đẹp của chúng ta thì không cần sự trau giồi. Nhưng Đức Chúa Trời đã liên kết thân của chúng ta, ban sự tôn trọng càng hơn cho chi thể nào thiếu kém,
25 để cho không có sự phân rẽ trong thân, nhưng các chi thể cùng chăm sóc lẫn nhau.
26 Và, nếu một chi thể đau đớn thì hết thảy các chi thể cùng đau đớn; nếu một chi thể được tôn trọng thì hết thảy các chi thể cùng vui mừng.
27 Các anh chị em là thân của Đấng Christ, và là các chi thể của từng phần.
28 Thực tế, Đức Chúa Trời đã lập trong Hội Thánh: thứ nhất là những sứ đồ; thứ nhì là những tiên tri; thứ ba là những người dạy; kế đến là những người làm phép lạ; rồi những người có ân tứ chữa lành các tật bệnh; những người cứu giúp; những người cai quản, những người nói các nhánh của các ngôn ngữ.
29 Có phải hết thảy là những sứ đồ? Có phải hết thảy là những tiên tri? Có phải hết thảy là những người dạy? Có phải hết thảy là những người làm phép lạ?
30 Có phải hết thảy có ân tứ chữa lành các tật bệnh? Có phải hết thảy nói các ngôn ngữ? Có phải hết thảy thông giải các ngôn ngữ?
31 Hãy khao khát các ân tứ có ích hơn hết! Bây giờ, tôi sẽ chỉ cho các anh chị em con đường tuyệt vời.

Kính thưa Cha Yêu Thương của con ở trên trời. Con cảm tạ ơn Ngài vì con được tự do đọc Lời của Ngài, vì con biết rằng có những nơi con dân Chúa khao khát đọc Lời của Ngài nhưng bị bắt bớ, bị cấm đoán. Có những người bị mù không đọc được, nhưng cảm tạ Chúa cho con có đôi mắt để con có thể đọc. Con cảm tạ Ngài cho con Lời của Ngài trong I Cô-rinh-tô 12:12-31.

Thưa Cha, con xin trình bày sự hiểu của con như sau:

Thưa Cha, con hiểu rằng như một thân thể của một người có nhiều chi thể thì Đấng Christ cũng vậy. Dù trên thế gian này có nhiều dân tộc khác nhau, dù là người Do-thái, hay người Hy-lạp, dù là người làm chủ hay là nô lệ thì khi họ thật lòng ăn năn tội, tin nhận sự chết chuộc tội của Chúa Jesus thì họ được xem là những chi thể của thân Ngài. Thưa Cha, con hiểu rằng trong Chúa không có phân chia giáo phái, tôi ở giáo phái này hay tôi ở giáo phái khác. Những sự phân chia giáo phái là do loài người làm ra, gây ra sự chia rẽ, trong khi đó thì mỗi người tin nhận Chúa thì hiệp một thân trong Đấng Christ. Mệnh lệnh của Chúa Jesus là:

"Vậy, hãy đi! Các ngươi hãy khiến cho muôn dân trở nên môn đồ của Ta. Hãy báp-tem họ vào trong danh của Đức Cha, của Đức Con, và của Đức Thánh Linh,"

Vì thế mà con hiểu rằng, cùng báp-tem vào trong danh của Đức Cha, của Đức Con, và của Đức Thánh Linh thì không thể nào có sự chia rẽ bởi các giáo phái, nhưng chỉ có một thân trong Đấng Christ.

Thưa Cha, con hiểu rằng mỗi một chi dù nó có yếu kém, dù nó không được đẹp thì nó vẫn là chi thể của thân. Vì lý do nào đó sẽ có con dân Chúa tự ti, mặc cảm vì mình bị tàn phế, hay suốt ngày bệnh tật, cảm thấy vô tích sự, nên cho rằng mình không xứng đáng ở trong Hội Thánh, không xứng đáng dự vào thân của Chúa. Thưa Cha, con hiểu rằng, suy nghĩ đó là sai, đối với Chúa thì Ngài không chỉ nhìn hành động bên ngoài mà Ngài còn thấy cả tấm lòng bên trong của một người. Như người đàn bà góa dâng lên Chúa hai đồng tiền (Lu-ca 21:1-4), nhưng Chúa lại bảo bà dâng nhiều hơn hết thảy. Vì thế, con hiểu rằng, quan trọng là tấm lòng của mình với Chúa, bản thân có bao nhiêu sức lực, tài năng, sức khỏe thì tận hiến bấy nhiêu thì người đó đã sống đẹp lòng Chúa. 

Thưa Cha, con hiểu rằng đã là chi thể của thân thì không có chi thể nào là vô ích. Dù chi thể đó yếu đuối nhưng chắc chắn mỗi chi thể của thân điều mang đến ích lợi chung cho cả thân. Như những người già cả trong Hội Thánh, già về thuộc thể lẫn thuộc linh thì họ sẽ có những kinh nghiệm, hay sự hiểu biết Lời Chúa nhiều hơn nên có thể chia sẻ những điều ích lợi đó cho các chi thể khác.

Thưa Cha, con hiểu rằng như một bàn chân bị đau, thì cả thân thể đều tập trung hướng về bàn chân bị đau ấy, các chi thể khác cùng làm việc để chăm sóc cho bàn chân mau hết đau. Thưa Cha, con hiểu rằng một chi thể trong Hội Thánh cũng vậy. Dù chi thể đó bị bệnh, hay có việc đau buồn hay bất cứ lý do gì khiến cho bị thiếu kém so với các chi thể khác thì các chi thể khác cùng tập trung giúp đỡ, an ủi, để chi thể bị thiếu kém mau trở lại bình thường như những chi thể còn lại.

Thưa Cha, con hiểu rằng Đức Chúa Trời sắp đặt các chi thể theo ý Ngài muốn, vì thế mà sẽ có người làm người chăn, có người làm chấp sự, có người chỉ chuyên lo việc nấu ăn, có người Chúa cho giàu có, có người bị thiếu nghèo. Vì thế mà con hiểu rằng, Chúa đặt để mình như thế nào thì cứ hết lòng sống như thế ấy và luôn sống với tinh thần khao khát ân tứ có ích hơn hết.

Thưa Cha, con cảm tạ Ngài cho con hiểu được những điều trên đây. Thưa Cha, sự hiệp một chúng con với Đấng Christ là một sự mầu nhiệm, nguyện xin Ngài cho con hiểu, cảm nhận một cách sâu sắc về sự hiệp một này. Nguyện xin Chúa cho con luôn có tấm lòng hiệp một với Hội Thánh, cho con luôn có tấm lòng khao khát ân tứ có ích hơn hết. Con cảm tạ ơn Ngài.

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Lê Minh Dương
26/07/2023


Bài Suy Ngẫm

*Theo thứ tự từ mới đến cũ