Gia-cơ 3:1-6 Cái Lưỡi Thể Hiện Bản Ngã – Phần 1
Hôm nay, ngày 31/05/2024, trong ân điển của Thiên Chúa, chúng ta hãy vui mừng, cùng nhau đọc và suy ngẫm Lời Chúa trong Gia-cơ 3:1-6.
1 Hỡi các anh chị em cùng Cha của tôi, chớ có quá nhiều người làm thầy, vì biết rằng, chúng ta sẽ phải chịu án phạt càng nghiêm hơn.
2 Chúng ta đều vấp phạm trong nhiều sự. Nếu có ai không vấp phạm trong lời nói, thì người ấy là trọn vẹn, có thể bắt phục cả thân thể.
3 Hãy xem, chúng ta khớp các hàm thiếc vào miệng những con ngựa, khiến chúng chịu phục chúng ta, thì chúng ta mới điều khiển được cả thân thể của chúng.
4 Hãy xem những chiếc tàu: dù cho lớn thế nào, và bị gió mạnh đưa đi; nhưng một bánh lái rất nhỏ cũng đủ điều khiển nó, tùy theo ý người cầm lái.
5 Cũng vậy, cái lưỡi là một chi thể nhỏ, mà khoe được những việc lớn. Hãy xem, một khu rừng lớn có thể bị đốt cháy bởi một ngọn lửa nhỏ.
6 Cái lưỡi là một ngọn lửa, là thế giới của tội ác. Cái lưỡi ở giữa các chi thể của chúng ta, làm ô uế cả thân thể, đốt cháy cả đời người, và nó bị đốt bởi hỏa ngục.
Câu Hỏi Gợi Ý:
1. Từ ngữ "làm thầy" có nghĩa gì? Tại sao "làm thầy" thì "sẽ phải chịu án phạt càng nghiêm hơn" (câu 1)?
2. Tại sao là con dân Chúa mà vẫn còn "vấp phạm trong nhiều sự" (câu 2)?
3. Tại sao "không vấp phạm trong lời nói" thì "có thể bắt phục cả thân thể" (câu 2)?
4. Tại sao "cái lưỡi là một ngọn lửa, là thế giới của tội ác" (câu 6)?
Gợi Ý Áp Dụng:
1. Bạn có thường bị vấp phạm trong lời nói không? Nếu có, thường là trong các trường hợp nào?
2. Hình ảnh của chiếc tàu lớn được điều khiển bởi bánh lái nhỏ và cả khu rừng lớn bị đốt cháy bởi ngọn lửa nhỏ gợi cho bạn những ý tưởng gì?
3. Bạn làm gì để giữ gìn miệng lưỡi của mình?
Tham Khảo:
Gia-cơ 3:1-6 Cái Lưỡi Thể Hiện Bản Ngã – Phần 1
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Kính Yêu của chúng con, chúng con dâng lời cảm tạ ơn Ngài đã ban cho chúng con thêm một ngày Sa-bát phước hạnh nữa, những ngày cuối tuần được nghỉ ngơi, chúng con được cùng nhau nhóm hiệp, cùng nhau hiệp một trong sự học và thờ phượng Chúa là ơn phước và sự vui thỏa lớn lao Ngài ban cho chúng con. Giờ này, chúng con lại có thời gian suy ngẫm Lời của Ngài được chép trong Gia-cơ 3:1-6, nguyện xin Ngài dạy dỗ chúng con qua Lời Hằng Sống của Ngài.
1 Hỡi các anh chị em cùng Cha của tôi, chớ có quá nhiều người làm thầy, vì biết rằng, chúng ta sẽ phải chịu án phạt càng nghiêm hơn.
Câu 1: Chúng con hiểu trong vòng con dân Chúa và các giáo hội lúc bấy giờ có nhiều người muốn được cao trọng hơn người khác, muốn tỏ ra sự hiểu biết thuộc linh và Thánh Kinh hơn người khác nên muốn tự lập làm thầy để dạy dỗ người khác. Lòng mong muốn được giảng dạy Lời Chúa và Lẽ Thật là điều chính đáng nếu nó đến từ Thiên Chúa, được sự ấn chứng của Đức Chúa Trời và sự giao phó của Đức Chúa Jesus Christ. Nhưng một người muốn người khác tôn mình làm thầy để dạy dỗ người khác là làm theo ý riêng, để thỏa mãn sự kiêu ngạo và đứng trên những người khác. Sứ Đồ Gia-cơ biết và hiểu có những người như vậy trong vòng con dân Chúa nên ông đã cảnh báo về việc chớ có quá nhiều người làm thầy, việc làm thầy theo ý riêng, giảng dạy Lời Chúa không đúng với Lẽ Thật, dẫn dắt con dân Chúa đi sai lạc thì kết quả cuối cùng sẽ phải chịu án phạt càng nghiêm trọng hơn.
2 Chúng ta đều vấp phạm trong nhiều sự. Nếu có ai không vấp phạm trong lời nói, thì người ấy là trọn vẹn, có thể bắt phục cả thân thể.
Câu 2: Chúng con hiểu Gia-cơ khẳng định tầm quan trọng của việc kiểm soát lời nói và đề cập đến mối quan hệ giữa việc vấp phạm trong lời nói và sự trọn vẹn. Con dân Chúa đôi lúc vẫn còn có sự vấp phạm, tức là lâm vào sự phạm tội nếu không cẩn thận và kiên trì với sự cám dỗ. Nhưng nếu chúng ta biết giữ gìn lời nói của mình không vấp phạm thì sẽ được Chúa ban cho sự trọn vẹn. Lời nói có sức mạnh to lớn, có thể ảnh hưởng đến bản thân, người khác và thậm chí cả đời sống của chúng ta. Gia-cơ sử dụng hình ảnh ẩn dụ "bắt phục cả thân thể" để mô tả sự trọn vẹn. Ông cho rằng việc kiểm soát lời nói là một yếu tố quan trọng để đạt được sự trọn vẹn trong đời sống Cơ Đốc. Chúng con cũng hiểu rằng, để kiểm soát được hành động bên ngoài không bị vấp phạm thì bắt đầu từ việc kiểm soát hành vi từ suy nghĩ, nhận thức từ bên trong không bị vấp phạm. Lời nói phát ra là phản ánh nội tâm, suy nghĩ từ bên trong mỗi người.
3 Hãy xem, chúng ta khớp các hàm thiếc vào miệng những con ngựa, khiến chúng chịu phục chúng ta, thì chúng ta mới điều khiển được cả thân thể của chúng.
Câu 3: Chúng con hiểu đây là cách Gia-cơ sử dụng hình ảnh ẩn dụ về chiếc hàm thiếc và con ngựa để minh họa cho tầm quan trọng của việc kiểm soát lời nói. Gia-cơ so sánh lưỡi với chiếc hàm thiếc, và miệng với dây cương. Chiếc hàm thiếc được sử dụng để điều khiển con ngựa, và lưỡi cũng đóng vai trò tương tự trong việc kiểm soát lời nói. Gia-cơ cho rằng con ngựa và con người có điểm tương đồng. Cả hai đều có thể mạnh mẽ và khó kiểm soát, nhưng cũng có thể được thuần hóa và điều khiển bắt đầu bằng việc khớp miệng. Việc kiểm soát lời nói là rất quan trọng, giống như việc điều khiển con ngựa bằng hàm thiếc, việc kiểm soát lời nói giúp chúng ta điều khiển cả thân thể và hành động của mình.
4 Hãy xem những chiếc tàu: dù cho lớn thế nào, và bị gió mạnh đưa đi; nhưng một bánh lái rất nhỏ cũng đủ điều khiển nó, tùy theo ý người cầm lái.
Câu 4: Chúng con hiểu Gia-cơ tiếp tục sử dụng hình ảnh ẩn dụ để minh họa cho tầm quan trọng của việc kiểm soát lời nói. Lần này, ông so sánh lưỡi với bánh lái của một chiếc tàu. Bánh lái, dù nhỏ bé, nhưng lại có thể điều khiển cả một chiếc tàu to lớn đi theo hướng mong muốn. Giống như bánh lái, lưỡi dù nhỏ bé nhưng lại có sức mạnh to lớn. Nó có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành động và thậm chí cả vận mệnh của bản thân và người khác. Gia-cơ nhấn mạnh vai trò quan trọng của người cầm lái. Người cầm lái quyết định hướng đi của con tàu bằng cách điều khiển bánh lái. Tương tự, chúng ta có vai trò quyết định cách sử dụng lưỡi, lời nói của mình và ảnh hưởng mà nó tạo ra.
5 Cũng vậy, cái lưỡi là một chi thể nhỏ, mà khoe được những việc lớn. Hãy xem, một khu rừng lớn có thể bị đốt cháy bởi một ngọn lửa nhỏ.
6 Cái lưỡi là một ngọn lửa, là thế giới của tội ác. Cái lưỡi ở giữa các chi thể của chúng ta, làm ô uế cả thân thể, đốt cháy cả đời người, và nó bị đốt bởi hỏa ngục.
Câu 5-6: Chúng con hiểu Sứ Đồ Gia-cơ tiếp tục sử dụng hình ảnh ẩn dụ "đốt cháy cả khu rừng lớn" để mô tả sức mạnh hủy diệt tiềm ẩn của lời nói. Lời nói thiếu suy nghĩ, tiêu cực, hay nói dối, nói xấu có thể gây ra những tổn thương sâu sắc, gieo rắc sự bất hòa và hủy hoại các mối quan hệ. Ông tiếp tục nhấn mạnh những ảnh hưởng tiêu cực của lưỡi. Lưỡi có thể "làm ô uế cả thân thể", nghĩa là ảnh hưởng đến toàn bộ con người, cả về mặt thể xác, tinh thần và tâm linh. Nó cũng có thể "đốt cháy cả đời người", nghĩa là hủy hoại cuộc sống, hạnh phúc và tương lai của một người. Và cuối cùng ông cảnh báo rằng lưỡi "bị đốt bởi hỏa ngục", nghĩa là những lời nói sai trái, tiêu cực, sai trái sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, không chỉ ở đời này mà còn ở đời sau.
Người thế gian có câu, bệnh tật do từ miệng mà vào: tức thức ăn xấu chúng ta đưa vào miệng có thể gây nên bệnh tật, còn tai hoạ do từ lưỡi mà ra: tức những lời nói không gây dựng, không tốt có thể gây nên tai họa cho bản thân và người khác.
Kính lạy Chúa! Chúng con cảm tạ ơn Ngài đã dạy dỗ chúng con qua các câu Thánh Kinh rất là ý nghĩa trong Gia-cơ 3:1-6. Chúng con được hiểu về lời nói có sức mạnh to lớn, có thể xây dựng hoặc phá hủy, khích lệ hoặc làm tổn thương. Chúng con cần cẩn trọng trong lời nói và sử dụng nó một cách khôn ngoan và xây dựng. Lời nói thiếu suy nghĩ, tiêu cực, hay nói dối, nói xấu có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến bản thân, người khác và thậm chí cả đời sau. Nguyện xin Chúa giúp chúng con biết gìn giữ miệng lưỡi, lời nói của mình để nói lên những điều ích lợi, gây dựng và làm tôn vinh sự vinh quang của Thiên Chúa. Chúng con cảm tạ ơn Ngài và thành kính cầu nguyện trong danh Đức Chúa Jesus Christ. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Công Hải
Trần Thị Tâm
...
Gia-cơ 3:1-6 Cái Lưỡi Thể Hiện Bản Ngã – Phần 1
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Kính Yêu của con. Cảm tạ ơn Cha đã ban cho con một ngày mới hôm nay. Nguyện xin Cha luôn ban ơn quan phòng, gìn giữ con trong suốt ngày hôm nay. Cảm tạ ơn Ngài đã ban cho con có thời gian, phương tiện để suy ngẫm Lời Ngài. Con xin trình bày ý hiểu của con về đoạn Thánh Kinh trong Gia-cơ 3:1-6 như sau:
1 Hỡi các anh chị em cùng Cha của tôi, chớ có quá nhiều người làm thầy, vì biết rằng, chúng ta sẽ phải chịu án phạt càng nghiêm hơn.
Thưa Cha! Làm thầy chính là muốn làm người dạy dỗ Lời Chúa cho người khác.
Con hiểu rằng, trong Hội Thánh, mỗi người đều là những chi thể của một thân, mỗi người làm những việc khác nhau, nhưng chung một mục đích là mang lại ích lợi cho nhà Chúa. Chức vụ người chăn được Đức Chúa Trời thiết lập, được Đức Chúa Jesus kêu gọi một số người vào trong chức vụ và được Đức Thánh Linh ban ơn trong việc hiểu biết và giảng dạy Lời Chúa, chuẩn bị thức ăn thuộc linh cho bầy chiên của Ngài.
Nếu ai tự mình làm thầy, thì người ấy chỉ đang làm theo ý riêng của mình. Vì sự muốn làm thầy của mình mà bị ma quỷ dẫn dụ, bẻ cong Lời Chúa, dẫn đến rao giảng tà giáo mà phạm trọng tội với Chúa.
Trong ngày nay của chúng con, có nhiều giáo hội mang danh Chúa nổi lên, trong đó có nhiều người tự phong mình làm thầy qua bằng cấp, sách vở. Họ không được Đức Chúa Jesus lựa chọn vào trong chức vụ, không được dạy dỗ bởi Đức Thánh Linh mà họ chỉ được lựa chọn và dạy dỗ bởi loài người. Họ như những kẻ mù dẫn dắt người mù, cả hai đi xuống hố. Tội lỗi của họ rất nặng bởi không những họ phạm tội với Ngài và hư mất mà họ còn đưa dẫn người khác đến với sự hư mất đời đời.
2 Chúng ta đều vấp phạm trong nhiều sự. Nếu có ai không vấp phạm trong lời nói, thì người ấy là trọn vẹn, có thể bắt phục cả thân thể.
Thưa Cha! Trong ngày nay của chúng con, dẫu chúng con nhận được sự cứu rỗi bởi thật lòng ăn năn tội, tin nhận sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus, tâm thần và linh hồn của chúng con đã được tái sinh, nhưng chúng con vẫn ở trong thân thể xác thịt này.
Trong cuộc đời theo Chúa, ai nấy trong chúng con cũng có lúc vấp phạm bởi sự yếu đuối trong xác thịt, trong sự thiếu hiểu biết. Nhưng nếu ai không vấp phạm trong lời nói thì sẽ trọn vẹn, bắt phục cả thân thể.
Lời nói có sức mạnh không những có thể nâng đỡ, khích lệ một người, giúp người ấy vượt qua khó khăn hoạn nạn, mà lời nói còn có thể làm tổn thương người khác, thậm chí có thể giết chết cả một con người.
Bởi vậy trong Thánh Kinh, Chúa có dạy chúng con hãy mau nghe, chậm nói.
Là con dân Chúa, mỗi lời nói của chúng con phải có ân hậu, giúp ích cho người nghe.
3 Hãy xem, chúng ta khớp các hàm thiếc vào miệng những con ngựa, khiến chúng chịu phục chúng ta, thì chúng ta mới điều khiển được cả thân thể của chúng.
4 Hãy xem những chiếc tàu: dù cho lớn thế nào, và bị gió mạnh đưa đi; nhưng một bánh lái rất nhỏ cũng đủ điều khiển nó, tùy theo ý người cầm lái.
5 Cũng vậy, cái lưỡi là một chi thể nhỏ, mà khoe được những việc lớn. Hãy xem, một khu rừng lớn có thể bị đốt cháy bởi một ngọn lửa nhỏ.
6 Cái lưỡi là một ngọn lửa, là thế giới của tội ác. Cái lưỡi ở giữa các chi thể của chúng ta, làm ô uế cả thân thể, đốt cháy cả đời người, và nó bị đốt bởi hỏa ngục.
Thưa Cha! Ông Gia-cơ đã lấy hai ví dụ về con lừa và bánh lái của con tàu để nói về cái lưỡi của con người.
Con hiểu rằng, con ngựa là một con vật rất khỏe, loài người không thể thuần phục được trừ khi khớp miếng thiếc vào miệng con ngựa và điều khiển ngựa qua hai dây cương. Còn con tàu tuy lớn nhưng lại được điều khiển bởi một chiếc bánh lái nhỏ, người thủy thủ chỉ cần xoay nhẹ bánh lái cũng khiến con tàu di chuyển theo ý muốn của mình.
Cái lưỡi cũng vậy, dù là một chi thể nhỏ bé nhưng khoe được những việc lớn, thậm chí còn khoe được những sự lớn hơn việc mình đã làm.
Cái lưỡi còn được ví sánh với một ngọn lửa, là thế giới của tội ác, vì cái lưỡi khiến miệng phát ra những lời kiêu ngạo, dối trá, thù ghét cay nghiệt...
Người ngoại thường có câu: "vạ từ miệng mà ra" có nghĩa là một người không cầm giữ được môi miệng mình dẫn đến nói những lời không hay mà gây họa cho mình.
Trong dân gian, khi người ta chưa phát minh ra thiết bị ghi âm, người ta có câu "lời nói, gió bay" có nghĩa là một lời nói ra không được lưu lại, dễ bị lãng quên, không có giá trị. Chính vì vậy trong các cuộc trao đổi thỏa thuận thì thỏa thuận bằng miệng là cái ít có giá trị nhất.
Nhưng thực tế mọi lời nói ra đều là bằng chứng trong ngày phán xét của mỗi người. Mỗi lời nói chân thật, giúp ích người nghe, mang tính gây dựng sẽ được Chúa khen thưởng, còn mọi lời kiêu ngạo, khoác lác, dối trá... đều sẽ là bằng chứng cho hình phạt trong ngày phán xét sau này.
"Nhưng Ta bảo các ngươi rằng, mỗi lời nói vô ích nào nếu loài người sẽ nói thì họ sẽ khai trình về chúng trong ngày phán xét. Vì bởi những lời nói của ngươi mà ngươi sẽ được xưng là công chính, cũng bởi những lời nói của ngươi mà ngươi sẽ bị án phạt." (Ma-thi-ơ 12:36-37).
Thưa Cha! Con cảm tạ ơn Ngài đã ban cho con những sự hiểu biết trên. Nguyện xin Lời Ngài thánh hóa con, cho con luôn biết cai trị môi miệng mình, luôn nói như lời nói của Thiên Chúa, mang lại sự gây dựng ích lợi cho người nghe. Cho con luôn biết mau nghe, chậm nói để được sự dẫn dắt của thần trí trong mọi lời nói của mình. Con cảm tạ ơn Ngài.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Bùi Văn Vũ
03/06/2024
...
Gia-cơ 3:1-6 Cái Lưỡi Thể Hiện Bản Ngã - Phần 1
Kính lạy Cha Toàn Năng của con ở trên trời!
Con dâng lời cảm tạ ơn Cha vì Ngài ban cho con được học tiếp Lời Ngài trong sách Gia-cơ 3:1-6 - Cái Lưỡi Thể Hiện Bản Ngã - Phần 1.
Nguyện Đức Thánh Linh hướng dẫn con vào sự học hiểu Lời Chúa, cho con biết áp dụng cách kết quả vào đời sống hằng ngày trên bước đường theo Ngài!
1 Hỡi các anh chị em cùng Cha của tôi, chớ có quá nhiều người làm thầy, vì biết rằng, chúng ta sẽ phải chịu án phạt càng nghiêm hơn.
Thiên Chúa toàn tri, Ngài biết rõ thực trạng trong Hội Thánh từ khi mới được thành lập đến nay, đã xuất hiện nhiều người thích khoe ra sự hiểu biết thuộc linh của mình, thấy những người được ơn trong chức vụ dạy Đạo thì nảy sinh lòng ghen tỵ, muốn dấy lên làm thầy như họ. Mỗi người được Chúa chọn vào chức vụ giảng dạy Thánh Kinh cho nhiều người nghe, chứ Ngài không muốn quá nhiều người giảng dạy như trong các giáo hội mang danh Chúa ngày nay. Vào những ngày cuối cùng này, những kẻ như vậy càng gia tăng, nên Đức Thánh Linh cảnh báo cho con dân Chúa về sự tự lập mình làm thầy, kẻo sẽ phải chịu án phạt nghiêm trọng hơn.
2 Chúng ta đều vấp phạm trong nhiều sự. Nếu có ai không vấp phạm trong lời nói, thì người ấy là trọn vẹn, có thể bắt phục cả thân thể.
Trong khi con dân Chúa còn sống trong thân thể xác thịt giữa thế gian mờ tối này, chúng con luôn phải đối diện những cám dỗ, thử thách, khiến chúng con vấp phạm trong nhiều sự, từ suy nghĩ, lời nói, việc làm, đặc biệt là dễ vấp phạm trong lời nói. Vì vậy, có ai không vấp phạm trong lời nói, thì người ấy là trọn vẹn, có thể bắt phục cả thân thể. Lời nói dùng để giao tiếp với nhau giữa loài người, lời nói mang lại lợi ích cho nhau, nhưng cũng có thể mang lại sự hủy diệt, nên chúng con hãy luôn thận trọng dùng lời nói của mình vào đúng lúc, hợp hoàn cảnh, giúp cho nhau thêm lên tình thân ái, như thế gian có câu: ‘’Lời nói gói vàng; lời nói gói tội’’… Điều này nhắc nhớ chúng con, hãy tỉnh thức trước mọi sự cám dỗ, đặc biệt là giữ gìn môi miệng mình không lâm vấp trong lời nói.
3 Hãy xem, chúng ta khớp các hàm thiếc vào miệng những con ngựa, khiến chúng chịu phục chúng ta, thì chúng ta mới điều khiển được cả thân thể của chúng.
4 Hãy xem những chiếc tàu: dù cho lớn thế nào, và bị gió mạnh đưa đi; nhưng một bánh lái rất nhỏ cũng đủ điều khiển nó, tùy theo ý người cầm lái.
Gia-cơ nêu ra cho con dân Chúa hình ảnh về những con ngựa, là loài vật mạnh sức, nhưng chỉ cần con người khớp các hàm thiếc vào miệng chúng, bắt chúng phải chịu phục người cầm dây cương điều khiển chúng. Và hình ảnh về những chiếc tàu dù lớn thế nào, và bị sức mạnh của gió đến đâu, nhưng chỉ cần một bánh lái đủ cỡ theo thiết kế cũng đủ điều khiển nó theo ý của người điều khiển chúng. Cái lưỡi của loài người là quan trọng như vậy, nên chúng con hãy luôn kiềm giữ nó, bắt nó phải phục trong mọi hoàn cảnh, sử dụng nó vào sự công chính, thánh khiết, yêu thương, nói ra những lời lành thánh, ân hậu, gây dựng đẹp ý Chúa. Chúng con hiểu rằng, điều quan trọng hơn hết là hãy luôn biết tiết độ trong lời nói của mình.
5 Cũng vậy, cái lưỡi là một chi thể nhỏ, mà khoe được những việc lớn. Hãy xem, một khu rừng lớn có thể bị đốt cháy bởi một ngọn lửa nhỏ.
6 Cái lưỡi là một ngọn lửa, là thế giới của tội ác. Cái lưỡi ở giữa các chi thể của chúng ta, làm ô uế cả thân thể, đốt cháy cả đời người, và nó bị đốt bởi hỏa ngục.
Cũng như hình ảnh cái hàm thiếc khớp miệng con ngựa, và cái bánh lái điều khiển con tàu đã nêu trên đây, thì cái lưỡi cũng chỉ là một chi thể nhỏ, mà nói ra những việc lớn. Con dân Chúa hãy tưởng tượng về một khu rừng lớn, mà có thể bị đốt cháy bởi một ngọn lửa nhỏ.
Cái lưỡi còn được ví như một ngọn lửa, có thể thiêu hủy cả khu rừng. Cái lưỡi cũng được nhấn mạnh thêm về sự nó có thể gây ra tội ác trên toàn thế giới. Cái lưỡi ở giữa các chi thể của loài người, làm ô uế thanh danh một con người ngay trong những ngày sống trên đất, đốt cháy cả cuộc đời những ai dùng nó vào những việc chống nghịch Thiên Chúa, và những kẻ chống nghịch kia sẽ phải chịu đốt trong lửa hừng nơi hỏa ngục đời đời.
Kính lạy Chúa!
Qua phân đoạn Thánh Kinh trên, con hiểu được rằng, cái lưỡi thể hiện bản ngã của con người, nhắc nhớ con hãy luôn quản trị nó trong mọi hoàn cảnh, sử dụng nó cách đúng mức, vì sự vinh quang của Thiên Chúa.
Nguyện Chúa ban cho con sự khôn sáng, biết áp dụng Lời Chúa vào đời sống hằng ngày, để con không vấp phạm trong lời nói, ghi nhớ hình ảnh khớp các hàm thiếc vào miệng con ngựa, hình ảnh của chiếc tàu lớn được điều khiển bằng bánh lái nhỏ, và cả khu rừng lớn bị đốt cháy bởi ngọn lửa nhỏ trong bài học hôm nay. Con cũng nguyện luôn giữ lưỡi mình bằng cách ‘’chậm nói" theo Lời Chúa răn dạy. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Con, Đặng Thái Học
31/05/2024
...
Gia-cơ 3:1-6 Cái Lưỡi Thể Hiện Bản Ngã – Phần 1
Kính lạy Thiên Chúa Từ Ái của con!
Con kính dâng lên Thiên Chúa lời tôn vinh và cảm tạ ơn Ngài. Con cảm tạ ơn Chúa về sự chu cấp và quan phòng của Ngài trên đời sống con, con cảm tạ ơn Chúa vẫn nuôi con cả về thuộc thể và thuộc linh trong sự thành tín của Ngài. Con cảm tạ ơn Chúa về thì giờ Ngài ban, cho con được đến với Lời của Ngài, con cầu xin Chúa Thánh Linh ban ơn, soi dẫn cho con hiểu được Lời của Ngài trong bài học. Con cảm tạ ơn Chúa và kính dâng lên Ngài những bài học con học được trong Gia-cơ 3:1-6.
Kính thưa Chúa!
Trước đây khi chưa biết Ngài, con chưa có sự hiểu biết nhiều về lẽ thật trong lời nói, nhưng con cũng cảm nhận được rất rõ sức mạnh và hậu quả của nó. Có những lời lành mang lại sự gây dựng, an ủi khích lệ người lân cận trong cơn khốn khó của họ, nhưng cũng có những lời dữ mang lại sự tổn thương, đau khổ và khiến người ta đi tới chỗ bị hủy diệt.
Cảm tạ ơn Chúa về Lời của Ngài trong bài học hôm nay cho con học được rằng:
Người làm thầy là người được Chúa ban cho sự hiểu biết sâu nhiệm để mang Lời của Ngài giảng dạy lại cho con dân Chúa. Người ở trong chức vụ giảng dạy Lời Chúa sẽ phải chịu trách nhiệm rất lớn về sự giảng dạy của mình. Nếu chức vụ giảng dạy không phải đến từ Chúa, nhưng bởi lòng kiêu ngạo mà tự xưng làm thầy mà không có sự hiểu biết, hoặc hiểu sai Lời Chúa mà dẫn dắt nhiều người đi sai lạc thì người ấy sẽ phải chịu án phạt càng nghiêm hơn.
Là con dân Chúa mỗi một người chúng con đã được tái sinh về tâm thần, nhưng thân thể xác thịt được sinh ra trong tội lỗi nên vẫn còn những lâm vấp phạm tội trong nhiều sự. Nếu một người không phạm tội trong lời nói là người trọn vẹn vì lời nói là khó kiểm soát nhất, lời nói thường phát ra rất nhanh đặc biệt khi một người đối diện với sự việc xảy ra bất ngờ trong những tình huống không thể lường trước trong tâm trí. Vì vậy khi một người có thể kiềm chế, kiểm soát được lời nói thì sẽ kiềm chế, kiểm soát được cả thân thể.
Lời Chúa trong bài học đưa ra hai hình ảnh là, hàm thiếc khớp vào miệng ngựa để điều khiển cả con ngựa và bánh lái điều khiển cả con tàu để minh họa cho sức mạnh của cái lưỡi, nơi phát ra lời nói có thể điều khiển cả thân thể của một người.
Cái lưỡi là một bộ phận nhỏ trên thân thể, nhưng lại mang sức mạnh rất lớn tác động lên chính cuộc sống của người đó và những người xung quanh. Đức Thánh Linh qua Gia-cơ đã lấy hình ảnh của một ngọn lửa nhỏ làm cháy cả một khu rừng lớn để nói lên sức mạnh hủy diệt của một lời nói. Cái lưỡi cũng là nơi phạm tội nhiều nhất vì nó là nơi phát ra những sự đầy dẫy trong lòng, làm cho ô uế cả thân thể hủy diệt cả một đời người không chỉ ở đời này mà còn cả đời sau trong hỏa ngục.
Kính thưa Chúa!
Con rất biết ơn Chúa về những sự dạy dỗ vô cùng hữu ích trong Lời của Ngài về sức mạnh và hậu quả của lời nói để con biết cẩn trọng càng hơn trong mọi lời nói của mình. Chúa ban cho con một cuộc đời mới với bản tính công chính, thánh khiết và yêu thương giống như Ngài. Bản tính ấy được thể hiện rõ nhất qua lời nói khi con tiếp xúc với mọi người xung quanh thể hiện trong lòng con đang có gì.
Con trước đây có lâm vấp trong lời nói khi có những việc bất ngờ xảy ra, chưa nghĩ kỹ con đã “vâng, dạ...” như đồng tình với người nói mà không biết rằng như vậy đã là nói dối. Từ khi biết lẽ thật trong những bài giảng của người chăn, đặc biệt là những bài chia sẻ cùng với sự hướng cách thức thực hiện các điều răn của Thiên Chúa cách chi tiết khiến cho con hiểu và biết áp dụng vào nếp sống của mình mỗi ngày càng hơn.
Con biết rằng con vẫn còn những lâm vấp, lỗi lầm nhưng lòng con rất sợ phạm tội với Chúa, đặc biệt trong lời nói của mình, con thường cầu xin Chúa giúp con cẩn trọng trong khi nói và nhắc con luôn mau nghe mà chậm nói, khi nói thì có phải thì nói phải, không thì nói không như Lời Chúa dạy. Trên hết mọi sự, con cầu xin Chúa chiếm hữu toàn bộ con người con, để khi trong con đầy dẫy sự vinh quang Ngài thì những gì con nói sẽ chỉ là phản chiếu sự vinh quang của Ngài mà thôi.
Con cảm tạ ơn Chúa!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ!
Con, Nguyễn Thị Mơ
Ngày 31/05/2024
...
Gia-cơ 3:1-6 Cái Lưỡi Thể Hiện Bản Ngã – Phần 1
Lạy Cha kính yêu! Con cảm tạ Ngài giữ gìn chúng con hôm nay một ngày bình an và các công việc được thuận lợi. Giờ này, con được thuận tiện mà đến với sự suy ngẫm Lời Chúa và ghi chép lại sự hiểu của mình. Nguyện xin Đức Thánh Linh soi dẫn và dạy dỗ con. Con cảm tạ Ngài!
1 Hỡi các anh chị em cùng Cha của tôi, chớ có quá nhiều người làm thầy, vì biết rằng, chúng ta sẽ phải chịu án phạt càng nghiêm hơn.
2 Chúng ta đều vấp phạm trong nhiều sự. Nếu có ai không vấp phạm trong lời nói, thì người ấy là trọn vẹn, có thể bắt phục cả thân thể.
3 Hãy xem, chúng ta khớp các hàm thiếc vào miệng những con ngựa, khiến chúng chịu phục chúng ta, thì chúng ta mới điều khiển được cả thân thể của chúng.
4 Hãy xem những chiếc tàu: dù cho lớn thế nào, và bị gió mạnh đưa đi; nhưng một bánh lái rất nhỏ cũng đủ điều khiển nó, tùy theo ý người cầm lái.
5 Cũng vậy, cái lưỡi là một chi thể nhỏ, mà khoe được những việc lớn. Hãy xem, một khu rừng lớn có thể bị đốt cháy bởi một ngọn lửa nhỏ.
6 Cái lưỡi là một ngọn lửa, là thế giới của tội ác. Cái lưỡi ở giữa các chi thể của chúng ta, làm ô uế cả thân thể, đốt cháy cả đời người, và nó bị đốt bởi hỏa ngục.
Lạy Chúa, qua phân đoạn này, con hiểu và học được rằng:
1. Dầu rằng chúng con đã được Chúa tha thứ tội, làm cho sạch bản tính tội. Nhưng vì mỗi người vẫn còn sống trong thân thể xác thịt nên vẫn còn có những sự lâm vấp trong đời sống. Con hiểu một trong những sự lâm vấp hay gặp phải đó là sự lâm vấp trong lời nói. Vì thông thường người ta hay bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc và ý muốn của mình qua lời nói. Vậy nên con hiểu Lời Chúa dạy ai không vấp phạm trong lời nói, thì người ấy là trọn vẹn, có thể bắt phục cả thân thể. Nghĩa là người đó biết tra xét những suy nghĩ, cảm xúc và ý muốn của mình có đúng với Lời Chúa dạy không, có ích lợi không, có gây dựng không, rồi họ mới quyết định nói ra hoặc không. Người đó trọn vẹn vì đã biết bắt giữ mọi ý tưởng vào sự vâng phục Đấng Christ (II Cô-rinh-tô 10:5). Không để cho môi miệng nói ra những điều không mang lại ích lợi và gây dựng. Không chỉ là giữ cho lời nói không sai trật mà còn là giữ cho các chi thể trong thân thể không đi đến sự phạm tội, bởi vì đã ngăn chặn được suy nghĩ sai từ ngay trong thần trí của mình.
Con hiểu để có thể điều khiển được con ngựa thì chỉ cần khớp hàm thiếc vào miệng chúng, để điều khiển cả con tàu thì người lái tàu chỉ cần giữ vững bánh lái. Vậy nên sự một người biết cầm giữ môi miệng mình sẽ biết cầm giữ mình khỏi những hành động sai trật.
2. Con hiểu cái lưỡi là một chi thể rất nhỏ trong thân thể nhưng lại có thể nói ra những việc lớn và quan trọng, mang lại sự ảnh hưởng đến nhiều người. Như một ngọn lửa nhỏ có thể đốt cháy cả một khu rừng lớn. Thì cũng vậy cái lưỡi tuy nhỏ nhưng như là một ngọn lửa, sức mạnh của lời nói có thể khiến cho người khác bị tổn thương, mang lại sự đau khổ cho chính mình và người khác. Nếu không biết quản trị môi miệng mình thì sẽ khiến cho các chi thể trong thân bị phạm tội. Vì môi miệng sẽ nói, tay chân và cả thân thể sẽ làm ra điều sai trái theo ý nghĩ sai trật không được bắt phục và cai trị từ trong thần trí. Hậu quả của sự không cai trị mình là bị thiêu đốt bởi lửa hỏa ngục đời đời ngày đêm kinh khiếp.
Con cảm tạ Chúa đã ban cho con Lời Ngài hôm nay. Nguyện con luôn ghi nhớ bài học hôm nay và cẩn trọng giữ gìn môi miệng mình, luôn cầu nguyện với Chúa trước khi nói, và chậm nói để suy xét trước khi nói ra. Nguyện Lời Ngài cứ ở trong con và giữ gìn con luôn. Con cảm tạ Ngài!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Thị Thu Thủy
03/06/2024
...
Gia-cơ 3:1-6 Cái Lưỡi Thể Hiện Bản Ngã – Phần 1
Kính lạy Chúa, con cảm tạ Chúa đã ban cho con được sinh ra và tin nhận Ngài. Con nguyện xin Chúa thánh hóa con, giúp cho con không bị vấp phạm trong lời nói. Con cảm tạ ơn Ngài. Con nguyện xin Chúa ban ơn cho con có sự khôn ngoan, thông sáng, năng lực trong đời sống con, nhất là trong lời nói. Con cảm tạ ơn Ngài. Con nguyện xin Chúa dùng Lời Chúa trong bài học này thánh hóa con. Con cảm tạ ơn Ngài. Con thành kính cầu nguyện trong danh của Đức Chúa Jesus Christ. A-men!
1 Hỡi các anh chị em cùng Cha của tôi, chớ có quá nhiều người làm thầy, vì biết rằng, chúng ta sẽ phải chịu án phạt càng nghiêm hơn.
Câu 1: Kính lạy Chúa, con nguyện xin Ngài gìn giữ môi miệng con, không để cho lời nói nào thể hiện mình, không để cho lời nói nào là hơn người khác, mà luôn hạ mình mềm mại, học hỏi từ các anh chị em, kể cả đứa trẻ thơ. Con cảm tạ ơn Ngài. Con chứng kiến sự ra đi của nhiều anh chị em, con thật sợ sự nghiêm khắc, toàn vẹn của Ngài. Con nguyện xin Ngài gìn giữ con. Con cảm tạ ơn Ngài. Con nguyện xin Chúa dằm thắm con trong Lời của Ngài, để con mãi học tập mà nói ra được như phong cách nói của Lời Chúa. Con cảm tạ ơn Ngài.
2 Chúng ta đều vấp phạm trong nhiều sự. Nếu có ai không vấp phạm trong lời nói, thì người ấy là trọn vẹn, có thể bắt phục cả thân thể.
Câu 2: Kính thưa Chúa, con thấy thật đáng sợ khi mà con đã lâm vấp trong lời nói quá nhiều lần trong những năm qua. Con nguyện xin Chúa từ nay gìn giữ con, để con mãi đứng vững trong đức tin, hết lòng phụng sự Chúa, chẳng còn thời gian lâm vấp trong sự gì cả. Con cảm tạ ơn Ngài. Con người xác thịt là vô cùng nhỏ bé và yếu đuối, con nguyện xin Chúa cho con dằm thắm trong Lời Chúa và nương theo Ngài. Con cảm tạ ơn Ngài.
3 Hãy xem, chúng ta khớp các hàm thiếc vào miệng những con ngựa, khiến chúng chịu phục chúng ta, thì chúng ta mới điều khiển được cả thân thể của chúng.
4 Hãy xem những chiếc tàu: dù cho lớn thế nào, và bị gió mạnh đưa đi; nhưng một bánh lái rất nhỏ cũng đủ điều khiển nó, tùy theo ý người cầm lái.
5 Cũng vậy, cái lưỡi là một chi thể nhỏ, mà khoe được những việc lớn. Hãy xem, một khu rừng lớn có thể bị đốt cháy bởi một ngọn lửa nhỏ.
6 Cái lưỡi là một ngọn lửa, là thế giới của tội ác. Cái lưỡi ở giữa các chi thể của chúng ta, làm ô uế cả thân thể, đốt cháy cả đời người, và nó bị đốt bởi hỏa ngục.
Câu 3 đến câu 6: Kính lạy Chúa, con cảm tạ ơn Ngài đã ban cho con những lời trên đây. Sức mạnh của tội lỗi thật đáng sợ, quyền lực tội lỗi đáng kinh khiếp. Con nguyện xin tránh xa chúng. Lời nói có thể khiến người khác tổn thương vô cùng. Ma quỷ có thể lợi dụng lời nói của anh chị em để gây vấp phạm hiểu lầm lẫn nhau, gây chia rẽ Hội Thánh. Nhưng trên hết là cái tôi của anh chị em mới là điều khiến cho ma quỷ tấn công nhất, dẫn đến nhiều sự khác. Đã bao nhiêu bất hòa trong Hội Thánh xảy ra. Đã bao nhiêu người vì cái tôi mà rời khỏi Hội Thánh. Con nguyện xin Chúa thánh hóa con, gìn giữ con, để những lời con nói ra như là nói Lời của Thiên Chúa. Con biết con chẳng thể làm được. Chỉ có Chúa là Đấng biến đổi con. Con cảm tạ ơn Ngài. Con nguyện dâng mọi sự của đời sống con, kể cả sự tự do của con lên cho Ngài. Con cảm tạ ơn Ngài. Con thành kính cầu nguyện trong danh của Đức Chúa Jesus Christ. A-men!
Kính thưa Chúa, con nguyện xin dâng lên Chúa lời cảm tạ về bài học hôm nay Ngài ban cho con. Con xin dâng lên Ngài cuộc đời con. Con nguyện xin Ngài sử dụng con tùy ý Ngài. Con cảm tạ ơn Ngài. Con thành kính cầu nguyện trong danh của Đức Chúa Jesus Christ. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Trần Thị Thu Hương
...
Gia-cơ 3:1-6 Cái Lưỡi Thể Hiện Bản Ngã – Phần 1
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con. Con cảm tạ Cha ban cho con được suy ngẫm Lời của Ngài. Nguyện xin Lời Ngài thánh hóa con.
Thưa Cha, con xin trình bày những điều con được hiểu và học được trong Gia-cơ 3:1-6.
1 Hỡi các anh chị em cùng Cha của tôi, chớ có quá nhiều người làm thầy, vì biết rằng, chúng ta sẽ phải chịu án phạt càng nghiêm hơn.
Thưa Cha, con hiểu rằng trong Hội Thánh, chức vụ giảng dạy chỉ được ban cho một số ít người. Điều này giống như trong một trường học, số lượng "thầy" luôn ít hơn số học trò. Con dân Chúa yêu mến Lời Chúa, khi suy ngẫm Lời Chúa sẽ được Đức Thánh Linh dạy dỗ và soi sáng để hiểu Lẽ Thật, nhưng không phải ai cũng được Chúa kêu gọi vào chức vụ giảng dạy Lời Chúa cho Hội Thánh.
Người làm thầy giảng dạy Lời Chúa cho con dân Chúa phải chịu trách nhiệm trước Chúa về những điều mình giảng dạy, vậy nên người đảm nhận chức vụ này phải nhận được ơn từ Thiên Chúa. Nhưng người tự lập, tự xưng làm thầy mà không có sự giao phó từ Chúa, thường xuất phát từ lòng kiêu ngạo và mong muốn sự công nhận của người khác. Những người muốn nhận được sự tôn trọng của người khác bởi sự hiểu biết thuộc linh của mình, sẽ không được Đức Thánh Linh dẫn dắt. Sự hiểu biết của họ về Thánh Kinh chắc chắn sẽ lệch lạc, trở nên tay sai của Ma Quỷ, để truyền bá tà giáo, làm ảnh hưởng đến đức tin của nhiều người. Họ sẽ bị Chúa nghiêm phạt.
2 Chúng ta đều vấp phạm trong nhiều sự. Nếu có ai không vấp phạm trong lời nói, thì người ấy là trọn vẹn, có thể bắt phục cả thân thể.
Thưa Cha, con hiểu dẫu rằng chúng con là con cái của Chúa, nhưng vẫn còn ở trong xác thịt yếu đuối, và ở giữa thế gian tội lỗi, vậy nên chúng con sẽ còn mắc lỗi và “vấp phạm trong nhiều sự”. Dù có sự hướng dẫn của Chúa, nhưng Chúa ban cho chúng con được tự do quyết định hành động của mình, nếu thiếu sự tỉnh thức, không hoàn toàn đầu phục Chúa, thì chúng con sẽ đưa ra lựa chọn sai lầm. Tuy nhiên, nếu chúng con biết kiềm giữ môi miệng mình, kiểm soát được lời nói của mình, thì chúng con sẽ có khả năng kiểm soát được tất cả các hành vi khác của mình.
3 Hãy xem, chúng ta khớp các hàm thiếc vào miệng những con ngựa, khiến chúng chịu phục chúng ta, thì chúng ta mới điều khiển được cả thân thể của chúng.
4 Hãy xem những chiếc tàu: dù cho lớn thế nào, và bị gió mạnh đưa đi; nhưng một bánh lái rất nhỏ cũng đủ điều khiển nó, tùy theo ý người cầm lái.
Thưa Cha, con hiểu hình ảnh của việc điều khiển những con ngựa bằng cách khớp hàm thiếc vào miệng chúng, và điều khiển những con tàu to lớn chỉ bằng cầm bánh lái nhỏ, là minh họa cho cách chúng con qua việc kiểm soát lời nói, để có thể bắt phục cả thân thể. Miệng sẽ nói ra những điều được đầy dẫy trong lòng, nếu lòng chúng con quyết định chỉ dùng môi miệng mình để nói những lời tôn vinh Chúa, mềm mại, có ân hậu, gây dựng, khích lệ, yêu thương thì cả thân thể chúng con sẽ được giữ khỏi sự phạm tội.
5 Cũng vậy, cái lưỡi là một chi thể nhỏ, mà khoe được những việc lớn. Hãy xem, một khu rừng lớn có thể bị đốt cháy bởi một ngọn lửa nhỏ.
6 Cái lưỡi là một ngọn lửa, là thế giới của tội ác. Cái lưỡi ở giữa các chi thể của chúng ta, làm ô uế cả thân thể, đốt cháy cả đời người, và nó bị đốt bởi hỏa ngục.
Thưa Cha, con hiểu rằng lời nói có khả năng tác động rất lớn đến những người nghe, có thể hủy hoại cuộc đời của người khác bởi những lời soi mói, mỉa mai, phê phán. Có thể gây ra hậu quả lớn từ những hành động nhỏ, như nói một lời nói không thật, giống như một ngọn lửa nhỏ có thể thiêu rụi một khu rừng lớn. Trong cơ thể chúng con, có nhiều bộ phận thực hiện nhiều chức năng, nhưng cái lưỡi lại là bộ phận dễ phạm tội nhất, bởi qua đó, con người dễ dàng bộc lộ những điều sâu kín trong lòng mình. Tội lỗi của lưỡi làm ô uế cả thân thể, thông qua những lời nói độc ác, vô ơn, dối trá, kiêu ngạo, phạm thượng,...
Cái lưỡi là một ngọn lửa bởi vì nó mang sức mạnh phá hủy như lửa cháy, gây ra tổn thương sâu sắc và lâu dài cho người khác, cũng như lời nói một khi đã được phát ra có thể lan truyền nhanh chóng, qua những lời đồn đại và thổi phồng, khiến cho hậu quả càng trở nên khó kiểm soát. Do đó, cái lưỡi chính là thế giới của tội ác, nơi tập trung của những tội lỗi, và nó sẽ bị thiêu đốt bởi lửa hỏa ngục vì sự ác độc của nó.
Con cảm tạ Chúa ban cho con những sự suy ngẫm để hiểu rõ tầm quan trọng của việc giữ gìn miệng lưỡi của mình. Cầu xin Chúa giúp con quản trị tốt môi miệng mình, để những lời con nói ra đều ở trong ân điển, và trong sự tôn kính Chúa. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Phạm Trịnh Minh Anh
04/06/2024
...
Gia-cơ 3:1-6 Cái Lưỡi Thể Hiện Bản Ngã – Phần 1
Kính lạy Cha Từ Ái của con ở trên trời, con cảm tạ ơn Cha đã ban cho con một ngày được bình an. Giờ này, Ngài ban cho con cơ hội được đọc, suy ngẫm và viết bài chia sẻ Lời Ngài. Nguyện xin Lời Cha thánh hóa con qua phân đoạn Thánh Kinh ngày hôm nay, nguyện xin Đức Thánh Linh dẫn dắt con khi con viết bài chia sẻ. A-men!
Thưa Cha, con xin trình bày sự hiểu của mình về Gia-cơ 3:1-6:
1 Hỡi các anh chị em cùng Cha của tôi, chớ có quá nhiều người làm thầy, vì biết rằng, chúng ta sẽ phải chịu án phạt càng nghiêm hơn.
Câu 1: Thưa Cha, con hiểu rằng có nhiều người trong Hội Thánh vì sự kiêu ngạo của mình mà muốn làm thầy dạy người khác, họ không hiểu rằng một người muốn làm người giảng dạy Lời Chúa cho Hội Thánh thì phải được sự ban cho từ nơi Chúa. Những người như vậy sẽ phải chịu án phạt càng nghiêm hơn.
2 Chúng ta đều vấp phạm trong nhiều sự. Nếu có ai không vấp phạm trong lời nói, thì người ấy là trọn vẹn, có thể bắt phục cả thân thể.
Câu 2: Thưa Cha, con hiểu rằng trong đời sống của con dân Chúa thì từ suy nghĩ, lời nói, hành động đều có thể vấp phạm. Nhưng nếu ai biết kiềm chế lời nói của mình để không vấp phạm trong lời nói thì người ấy là người trọn vẹn vì nếu người ấy kiềm chế được lời nói thì người ấy có thể kiềm chế cả thân thể, khiến nó không phạm tội.
3 Hãy xem, chúng ta khớp các hàm thiếc vào miệng những con ngựa, khiến chúng chịu phục chúng ta, thì chúng ta mới điều khiển được cả thân thể của chúng.
4 Hãy xem những chiếc tàu: dù cho lớn thế nào, và bị gió mạnh đưa đi; nhưng một bánh lái rất nhỏ cũng đủ điều khiển nó, tùy theo ý người cầm lái.
Câu 3 và câu 4: Thưa Cha, qua tham khảo bài giảng của người chăn, con hiểu rằng trên đây là hai hình ảnh minh họa về sự kiềm chế cái lưỡi để điều khiển cả thân thể:
- Để điều khiển một con ngựa chúng ta chỉ cần khớp hàm thiếc vào miệng con ngựa và cầm dây cương.
- Để điều khiển một con tàu to lớn chúng ta chỉ cần điều khiển một bánh lái rất nhỏ.
Một người cần kiềm chế cái lưỡi để nó chỉ nói ra những lời đẹp lòng Chúa thì khi đó cả thân thể đươc giữ trong sự thánh khiết không phạm tội.
5 Cũng vậy, cái lưỡi là một chi thể nhỏ, mà khoe được những việc lớn. Hãy xem, một khu rừng lớn có thể bị đốt cháy bởi một ngọn lửa nhỏ.
6 Cái lưỡi là một ngọn lửa, là thế giới của tội ác. Cái lưỡi ở giữa các chi thể của chúng ta, làm ô uế cả thân thể, đốt cháy cả đời người, và nó bị đốt bởi hỏa ngục.
Câu 5 và câu 6: Thưa Cha, con hiểu rằng cái lưỡi là một chi thể nhỏ nhưng nó có thể làm tôn cao toàn bộ con người, có khi chiếm luôn sự vinh quang vốn chỉ thuộc về Thiên Chúa. Cái lưỡi là một ngọn lửa, là thế giới của tội ác, nó làm ô uế cả thân thể của một người khi nói ra những điều không đẹp lòng Chúa. Cái lưỡi là chi thể phạm tội nhiều nhất, nó đốt cháy cả đời người và nếu người đó không ăn năn thì kết cục người đó sẽ bị đốt trong hỏa ngục cùng với cái lưỡi của mình.
Thưa Cha, con cảm tạ ơn Cha đã ban cho con những sự hiểu trên đây. Con hiểu rằng sự phạm tội của cái lưỡi cũng chính là sự phạm tội của bản ngã vì nó thể hiện ra những điều gì có trong lòng của một người. Cảm tạ ơn Cha qua bài học này, con học được rằng con cần phải cậy ơn Chúa để kiềm chế môi miệng của con để nó chỉ nói ra những điều công chính, có như vậy đời sống của con mới là một đời sống thánh khiết trọn vẹn. Xin Chúa giúp con trong việc kiềm chế môi miệng của con vì con nhận thấy con vẫn còn vấp phạm nhiều trong lời nói của mình. Con cảm tạ ơn Chúa và thành kính cầu xin trong danh của Đức Chúa Jesus Christ. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Trần Hữu Tường
...
Gia-cơ 3:1-6 Cái Lưỡi Thể Hiện Bản Ngã - Phần 1
Lạy Chúa là Cha Yêu Thương của con. Con cảm tạ thì giờ Chúa ban cho con để con suy ngẫm Lời Ngài. Chúa ơi, xin Chúa tha thứ cho con tội cẩu thả. Con đã soạn gần xong bài suy ngẫm của con, nhưng vì con lơ là nên lỡ tay xóa mất. Cũng có thể là Chúa muốn con phải tập trung suy ngẫm nhiều hơn nữa, hoặc là Chúa muốn dạy dỗ con điều mà con chưa nhận biết được. Giờ đây con sẽ đọc chậm lại và kỹ càng từng lời từng chữ trong phân đoạn Thánh Kinh này. Nguyện Chúa mở tâm trí con, nguyện Đức Thánh Linh dẫn con vào những lẽ thật của Lời Ngài.
Hôm nay con xin ghi lại sự hiểu biết của con trong Gia-cơ 3:1-6.
1 Hỡi các anh chị em cùng Cha của tôi, chớ có quá nhiều người làm thầy, vì biết rằng, chúng ta sẽ phải chịu án phạt càng nghiêm hơn.
Lạy Chúa, con hiểu rằng Gia-cơ cảnh cáo những kẻ tự phong mình làm thầy mà dạy dỗ người khác. Thiên Chúa ban cho con dân Ngài mỗi người một sự hiểu biết về Thiên Chúa theo những khía cạnh khác nhau. Không một ai có thể nói sự hiểu biết của mình về Thiên Chúa hơn những người khác, vì chỉ những ai được Thiên Chúa ban ân tứ hoặc chức vụ giảng dạy thì mới có thể giảng dạy.
Nhưng cũng có lắm kẻ giảng dạy sai trật với giáo lý của Tin Lành, đi nghịch lại với Thánh Kinh. Nên con dân Chúa phải hết sức thận trọng khi tìm cho mình một người giảng dạy Lời Chúa chân thật và đúng theo những gì Thánh Kinh đã chép lại.
Là con dân chân thật của Chúa hãy chia sẻ những kinh nghiệm về Thiên Chúa trong sự hiểu biết của mình cho anh chị em để cùng giúp nhau tăng trưởng về thuộc linh, đừng áp đặt người khác phải nghe theo sự hướng dẫn của mình vì chưa chắc những sự hiểu biết của mình là không sai trật.
Nếu sự dạy dỗ của một người nào đó khiến anh chị em mình vấp phạm, làm trái lại với thánh ý của Thiên Chúa thì tội của người này lớn lắm, người này sẽ chịu hình phạt nghiêm khắc hơn.
2 Chúng ta đều vấp phạm trong nhiều sự. Nếu có ai không vấp phạm trong lời nói, thì người ấy là trọn vẹn, có thể bắt phục cả thân thể.
Lạy Chúa, con hiểu rằng Gia-cơ cho biết con dân Chúa đều có thể mắc phải những sai lầm dẫn đến việc phạm tội với Thiên Chúa. Cụ thể là:
* Vấp phạm bởi hành động sai lầm.
* Vấp phạm bởi tư tưởng sai lầm.
* Vấp phạm bởi những định kiến sai lầm.
* Vấp phạm bởi lời nói sai lầm.
* Vấp phạm bởi sự thiếu hiểu biết.
* Vấp phạm bởi sự cố chấp trong suy nghĩ.
Gia-cơ cho biết trong những điều trên thì vấp phạm trong lời nói là nổi bật hơn hết. Dưới đây là những mặt tích cực của lời nói:
* Lời nói mang tính chất dạy dỗ, gây dựng.
* Lời nói mang tính chất chia sẻ, an ủi.
* Lời nói mang tính chất động viên, khích lệ.
* Lời nói thể hiện sự yêu thương, chân thành.
* Lời nói thể hiện sự tôn trọng.
Và dưới đây là những mặt tiêu cực của lời nói:
* Lời nói dối trá, lỗ mãng.
* Lời nói gây chia rẽ, gây hận thù.
* Lời nói tục tĩu, chê bai.
* Lời nói châm chọc, soi mói.
* Lời nói xuyên tạc, mạ mị.
* Lời nói đả kích, thách thức.
Lời nói vốn là âm thanh, không có hình thù nên người nói không cân định được giá trị của nó. Nó có giá trị rất cao mang đến ảnh hưởng tốt cho người nghe nếu nó là những lời nói tích cực. Nhưng nếu nó là những lời nói tiêu cực thì nó lại gây tác động mạnh mẽ đến cho người nghe; nó cũng có thể khuấy đảo đến tâm trí người nghe làm cho thần trí của họ bất an, đôi khi có thể dẫn đến cái chết.
Vì đặc tính của lời nói giống như con dao hai lưỡi, cho nên nếu ai cầm giữ được lời nói của mình thì cũng có nghĩa là cầm giữ được bản thân của họ, tránh cho họ được những vấp phạm trong lời nói.
3 Hãy xem, chúng ta khớp các hàm thiếc vào miệng những con ngựa, khiến chúng chịu phục chúng ta, thì chúng ta mới điều khiển được cả thân thể của chúng.
4 Hãy xem những chiếc tàu: dù cho lớn thế nào, và bị gió mạnh đưa đi; nhưng một bánh lái rất nhỏ cũng đủ điều khiển nó, tùy theo ý người cầm lái.
Lạy Chúa, con hiểu rằng Gia-cơ dùng hai thí dụ trong câu 3 và câu 4 để cho con dân Chúa hiểu rõ hơn việc kiểm soát lời nói là quan trọng thế nào.
Hình ảnh con ngựa bị khớp hàm thiếc vào miệng và hình ảnh chiếc tàu có gắn bánh lái nhỏ nói lên những nguyên lý thực tế.
Bên cạnh đó Gia-cơ cũng nêu lên một khái niệm rõ ràng là mỗi người phải tự điều khiển môi miệng mình chứ đừng để nó điều khiển mình.
Con dân Chúa trong lòng có Chúa, luôn sống trong Chúa thì hãy nói những lời tôn vinh danh Chúa và lời chứng thật về Chúa là cách tốt nhất để giữ thân thể mình không phạm tội cùng Chúa.
5 Cũng vậy, cái lưỡi là một chi thể nhỏ, mà khoe được những việc lớn. Hãy xem, một khu rừng lớn có thể bị đốt cháy bởi một ngọn lửa nhỏ.
6 Cái lưỡi là một ngọn lửa, là thế giới của tội ác. Cái lưỡi ở giữa các chi thể của chúng ta, làm ô uế cả thân thể, đốt cháy cả đời người, và nó bị đốt bởi hỏa ngục.
Lạy Chúa, con hiểu rằng lưỡi là cơ quan vị giác nằm trong khoang miệng của con người và động vật có xương sống. Nó có chức năng phân biệt vị của thức ăn đồng thời phát ra âm thanh giúp con người có thể nói chuyện với nhau. Lưỡi có nhiều dây thần kinh nên nó có thể truyền tín hiệu đến não một cách nhanh chóng. Khi não tiếp nhận thông tin do lưỡi chuyển đến thì lập tức có phản ứng. Ví dụ: một người khi ăn cay thì nước mắt, nước mũi chảy, lỗ tai bị ù; theo quán tính thì người ấy sẽ tìm một chai nước để uống.
Cũng cùng một tính chất như thế, con dân Chúa sẽ rơi vào một trong hai trường hợp sau:
* Một người trung tín, yêu kính Chúa luôn nói lời tôn vinh Chúa thì luôn có những việc làm thể hiện sự vinh quang của Thiên Chúa.
* Một người luôn khoe khoang, luôn cho bản thân mình là cao trọng mà không để Thiên Chúa làm chủ cuộc đời thì những việc làm của người ấy luôn đi nghịch lại với Luật Pháp của Thiên Chúa.
Gia-cơ ví cái lưỡi như một ngọn lửa vì ngọn lửa có thể đốt cháy cả một khu rừng lớn và sự hủy diệt của nó không thể nào lường được. Và cái lưỡi cũng là thế giới của tội ác vì nó phát ra hết thảy những gì trong lòng con người suy tưởng. Cái lưỡi là nguồn cơn của mọi tội lỗi là xuất phát điểm của mọi hành động phạm tội.
Lạy Chúa, hôm nay con học được bài học về cái lưỡi và sự nguy hiểm của nó. Con cần học cách kiểm soát cái lưỡi cũng như lời nói của con trước khi mở miệng ra nói chuyện với bất cứ ai để chính con không bị vấp phạm hoặc không gây vấp phạm cho anh chị em và hơn nữa con cũng không phạm tội với Thiên Chúa. Con cảm tạ Chúa vì Lời Ngài.
Trong ân điển của Chúa Cứu Thế Jesus Christ. A-men!
Hồng Liên
...
Gia-cơ 3:1-6 Cái Lưỡi Thể Hiện Bản Ngã – Phần 1
Con kính lạy Đức Chúa Trời là Cha kính yêu ở trên trời của con. Con xin cảm tạ và biết ơn Cha đã ban cho con được một ngày bình an và được ở trong sự quan phòng che chở của Ngài. Cảm tạ ơn Chúa cho con hôm nay có thời gian để suy ngẫm Lời Chúa trong Gia-cơ 3:1-6. Con cầu xin Đức Thánh Linh hướng dẫn dạy dỗ con, giúp cho con hiểu Lời của Chúa và biết áp dụng vào trong đời sống. Sau đây con xin nói lên sự hiểu của con qua phân đoạn Thánh Kinh này:
1 Hỡi các anh chị em cùng Cha của tôi, chớ có quá nhiều người làm thầy, vì biết rằng, chúng ta sẽ phải chịu án phạt càng nghiêm hơn.
Kính thưa Cha, việc làm thầy là chức vụ giảng dạy do Thiên Chúa nhìn nhận và thiết lập, chứ không phải bởi người nào tự lập mình làm thầy mà được chấp nhận, người tự muốn tôn mình làm thầy, tự lập mình làm thầy là người kiêu ngạo muốn thể hiện phô trương bản thân mình.
Con hiểu rằng nếu có quá nhiều người làm thầy, người làm thầy là những người rao giảng dạy dỗ người khác. Nhưng nếu người làm thầy không cẩn thận trong sự dạy dỗ của mình trên môi miệng của mình, nói mà không làm, hoặc nói sai, dạy sai lẽ thật của Chúa, thì người đó sẽ phải chịu hình phạt nghiêm hơn những người khác.
Con dân Chúa cần phải cẩn thận để nhìn nhận ai là người dạy dỗ chân thật đến từ Chúa, ai là người kiêu ngạo muốn tự lập mình làm thầy để tránh xa họ ra.
2 Chúng ta đều vấp phạm trong nhiều sự. Nếu có ai không vấp phạm trong lời nói, thì người ấy là trọn vẹn, có thể bắt phục cả thân thể.
Thưa Cha, con hiểu rằng, loài người chúng con rất là yếu đuối khi sống trong xác thịt này, thường hay bị vấp phạm trong nhiều sự, bởi dễ bị cám dỗ và có sự yếu đuối. Nhưng điều mà chúng con dễ bị vấp phạm nhất đó chính là bị vấp phạm trong lời nói. Nhất là trong thời đại hiện nay khi mà sự tự do ngôn luận được đề cao, được bảo vệ, loài người càng trở nên kiêu ngạo, thì lời nói cũng trở nên đầy sự vấp phạm và tội lỗi, thể hiện bông trái của xác thịt, bày tỏ những sự gian ác ở trong lòng. Bởi như Lời Chúa có dạy rằng vì đầy dẫy ở trong lòng cho nên miệng mới nói ra. Chính vì vậy mà Sứ Đồ Gia-cơ nói rằng người nào không bị vấp phạm trong lời nói thì ấy là một người trọn vẹn. Bởi vì một người khi tấm lòng đã được trở nên thanh sạch, được sự thánh hóa của Chúa, sống theo Lời Chúa, thì môi miệng của người đó cũng sẽ nói những lời tôn vinh Chúa, làm sáng danh Chúa, thể hiện sự khiêm nhường, hạ mình, yêu thương người khác. Người đó cũng không dễ nóng giận và bày tỏ lời nói của sự nóng giận. Cho nên sự không vấp phạm trong lời nói chính là người ấy đã bắt phục được cả thân thể của mình.
3 Hãy xem, chúng ta khớp các hàm thiếc vào miệng những con ngựa, khiến chúng chịu phục chúng ta, thì chúng ta mới điều khiển được cả thân thể của chúng.
4 Hãy xem những chiếc tàu: dù cho lớn thế nào, và bị gió mạnh đưa đi; nhưng một bánh lái rất nhỏ cũng đủ điều khiển nó, tùy theo ý người cầm lái.
Thưa Cha, con hiểu rằng cái lưỡi dù làm được nhiều việc lớn, giống như cái bánh lái của một con tàu có thể điều khiển cả một con tàu lớn, thì mỗi chúng ta là một vị thuyền trưởng, chúng ta cần phải điều khiển và làm chủ bánh lái đó không để nó tự ý mình điều khiển con tàu. Cũng vậy con dân Chúa chúng ta cần phải cai trị cái lưỡi của mình, phải cầm giữ nó, khiến nó phải chịu phục chúng ta theo ý muốn tốt lành của Thiên Chúa. Để cái lưỡi chỉ nói ra những điều tốt lành, đẹp lòng Chúa.
5 Cũng vậy, cái lưỡi là một chi thể nhỏ, mà khoe được những việc lớn. Hãy xem, một khu rừng lớn có thể bị đốt cháy bởi một ngọn lửa nhỏ.
6 Cái lưỡi là một ngọn lửa, là thế giới của tội ác. Cái lưỡi ở giữa các chi thể của chúng ta, làm ô uế cả thân thể, đốt cháy cả đời người, và nó bị đốt bởi hỏa ngục.
Thưa Cha, cái lưỡi tuy nhỏ trong thân thể nhưng nó có sức mạnh và sức ảnh hưởng cực kỳ lớn, như một ngọn lửa nhỏ mà có thể đốt cháy cả một khu rừng rộng lớn, là thế giới của tội lỗi, bởi nó là phương tiện để thể hiện ra nói ra những ác tưởng trong lòng. Từ cái lưỡi mà tôn vinh Chúa, cũng từ cái lưỡi người ta cũng có thể nhạo báng Thiên Chúa, nó có thể xui khiến người khác phạm tội, khiến cho chết hoặc sống, cái lưỡi thật đáng sợ.
Con dân Chúa thì chúng con cần phải làm chủ và cai trị cái lưỡi của mình để không phạm tội với Chúa. Điều đầu tiên chúng con cần làm là xin Chúa giúp mình chết đi con người cũ của mình, xin Chúa dựng nên trong chúng con một lòng trong sạch, một tâm thần trong trắng, cũng thường xuyên nhân danh Chúa xua đuổi những suy nghĩ tiêu cực và xác thịt ra khỏi mình, giữ để mình không phạm tội. Rồi phải biết yên lặng trong sự lắng nghe và học hỏi Lời Chúa, mau nghe, chậm nói, chậm giận, để môi miệng không phát ra những lời hư không và phạm tội với Chúa.
Cảm tạ ơn Chúa đã dạy dỗ con bài học này, nguyện Chúa giúp con đắc thắng chính mình, cai trị được môi miệng và cái lưỡi của mình, để mọi lời nói con nói ra đều làm tôn vinh danh Chúa, để con không làm ô uế thân thể mình là Đền Thờ của Chúa. Con xin cảm tạ ơn Chúa và thành kính hết lòng cầu nguyện trong danh của Đức Chúa Jesus Christ, A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Vũ Thị Thư
Ngày 07/06/2024
...
Gia-cơ 3:1-6 Cái Lưỡi Thể Hiện Bản Ngã – Phần 1
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con,
Con cảm tạ Cha đã ban cho gia đình con một ngày Sa-bát bình an, được cùng Hội Thánh nhóm hiệp thờ phượng Ngài và có thời gian ngủ nghỉ. Con cảm tạ Cha giờ này cũng ban cho con có thời gian yên tĩnh đến với Ngài và Lời của Ngài. Con xin ghi lại sự suy ngẫm của con về phân đoạn Gia-cơ 3:1-6.
1 Hỡi các anh chị em cùng Cha của tôi, chớ có quá nhiều người làm thầy, vì biết rằng, chúng ta sẽ phải chịu án phạt càng nghiêm hơn.
Câu 1: Thưa Cha, con hiểu rằng, từ ngữ "làm thầy" có nghĩa là làm người giảng dạy Lời Chúa trong Hội Thánh. Ở đây Gia-cơ có ý nói đến những người lên mình kiêu ngạo, tự cho mình có hiểu biết thuộc linh hơn người khác, tự xưng làm thầy để giảng dạy người khác. Tuy nhiên, chức vụ giảng dạy Lời Chúa là một chức vụ rất quan trọng, do Đức Chúa Trời lập ra và do Đức Chúa Jesus Christ giao phó cho người được chọn. Chính Đức Thánh Linh sẽ ấn chứng trong lòng con dân Chúa để nhận biết được người được chọn vào chức vụ giảng dạy Lời Chúa. Bất cứ ai tự lập làm thầy cũng chỉ là sự kiêu ngạo của người ấy hoặc do Sa-tan điều động phía sau để đánh phá Hội Thánh. Chính vì thế mà người tự lập làm thầy sẽ phải chịu án phạt nặng nề càng hơn.
2 Chúng ta đều vấp phạm trong nhiều sự. Nếu có ai không vấp phạm trong lời nói, thì người ấy là trọn vẹn, có thể bắt phục cả thân thể.
Câu 2: Con hiểu rằng, sự tự lập làm thầy, đứng lên giảng dạy người khác trong khi không được Chúa kêu gọi, lựa chọn là một hình thức của sự vấp phạm trong lời nói. Người giảng dạy vấp phạm vì đã phạm vào tội kiêu ngạo, hoặc tệ hơn nữa là lời giảng của người ấy có thể bị ma quỷ tác động, thành ra giảng tà giáo. Người nghe có thể bị vấp phạm vì nghe phải tà giáo, hoặc vì thấy nếp sống của người giảng không xứng hiệp với lời rao giảng. Nếu người ngoại vào dự buổi nhóm của Hội Thánh mà thấy một người giảng dạy khoe khoang đủ chuyện về mình thì sẽ gây cho người ấy một sự ác cảm, khiến người ấy càng không muốn tin Chúa.
Lời nói là phương tiện hữu dụng nhất để truyền đạt suy nghĩ trong lòng. Kể từ khi loài người phạm tội thì lòng của loài người toàn là những suy nghĩ xấu xa, nên lời nói thể hiện ra bên ngoài cũng đầy sự khoe khoang, dối trá, nói xấu, vu khống, dâm dật... Hay nói cách khác, môi miệng là phương tiện làm ra tội lỗi nhiều nhất trong các chi thể của một người. Chính vì thế mà ai cầm giữ được môi miệng của mình, là chi thể dễ gây ra tội nhất, thì người ấy là trọn vẹn, có thể bắt phục cả thân thể.
3 Hãy xem, chúng ta khớp các hàm thiếc vào miệng những con ngựa, khiến chúng chịu phục chúng ta, thì chúng ta mới điều khiển được cả thân thể của chúng.
4 Hãy xem những chiếc tàu: dù cho lớn thế nào, và bị gió mạnh đưa đi; nhưng một bánh lái rất nhỏ cũng đủ điều khiển nó, tùy theo ý người cầm lái.
Câu 3 và 4: Con hiểu rằng, hai câu này Gia-cơ đưa ra hai hình ảnh thực tế trong cuộc sống để minh họa cho việc khi đã điều khiển được một bộ phận nhỏ nhưng quan trọng thì có thể điều khiển được cả cấu trúc lớn:
- Người điều khiển ngựa điều khiển cả thân thể con ngựa chỉ bằng một sợi dây cương nối với hàm thiếc được khớp vào miệng ngựa.
- Người lái tàu điều khiển cả một con tàu chỉ bằng một bánh lái có kích thước nhỏ hơn con tàu rất nhiều.
Con hiểu ý của Gia-cơ là khuyên dạy con dân Chúa cần rèn tập cho mình thói quen cẩn trọng trong lời nói, chỉ nói ra những sự có ích lợi, có sự gầy dựng, và làm tôn vinh danh Chúa. Khi đã "điều khiển" được lời nói của mình, chỉ nói ra những điều thánh khiết, thì con dân Chúa có thể giữ được cả thân thể của mình không phạm tội.
5 Cũng vậy, cái lưỡi là một chi thể nhỏ, mà khoe được những việc lớn. Hãy xem, một khu rừng lớn có thể bị đốt cháy bởi một ngọn lửa nhỏ.
6 Cái lưỡi là một ngọn lửa, là thế giới của tội ác. Cái lưỡi ở giữa các chi thể của chúng ta, làm ô uế cả thân thể, đốt cháy cả đời người, và nó bị đốt bởi hỏa ngục.
Câu 5 và 6: Con hiểu rằng, so với thân thể thì cái lưỡi là một chi thể nhỏ bé, nhưng lại có sức tác động vô cùng lớn. Một người có nếp sống tin kính Chúa thì trong lòng người ấy sẽ đầy ấp những ý tưởng cao đẹp về Chúa, nên trong lời trò chuyện thường ngày của người ấy cũng sẽ bày tỏ nhiều sự hiểu biết về Chúa. Lời nói của người ấy chắc chắn sẽ đem lại nhiều điều ích lợi cho người nghe. Ngược lại, nếu một người không có lòng tin kính Chúa thì cái lưỡi của người ấy là "một ngọn lửa, là thế giới của tội ác", nghĩa là lời nói của người ấy chỉ đem lại sự hủy diệt và nơi tập trung của đủ mọi tội ác.
Cái lưỡi "bị đốt bởi hỏa ngục" nghĩa là bản thân người không cầm giữ môi miệng của mình, để nói phát ra đủ mọi điều ác, sẽ bị Đức Chúa Trời hình phạt bởi lửa của hỏa ngục. Điều quan trọng là Đức Thánh Linh qua Gia-cơ viết những lời dạy này cho những người đã tiếp nhận ơn cứu rỗi của Chúa. Một người đã tin nhận Chúa mà không nương cậy thánh linh của Chúa để cầm giữ lưỡi mình, vẫn để nó nói ra những lời độc dữ, thì sự hình phạt của người ấy sẽ càng nặng hơn biết bao.
Con cảm tạ Cha đã ban cho con những sự hiểu trên đây. Nguyện xin Cha giờ này cũng ban cho gia đình con một giấc ngủ ngon, để chuẩn bị cho những công việc của ngày mai. Con cảm tạ Cha. A-men.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Ngọc Tú
...
Gia-cơ 3:1-6 Cái Lưỡi Thể Hiện Bản Ngã – Phần 1
Kính lạy Đức Chúa Trời Toàn Năng là Cha kính yêu của con ở trên trời. Con cảm tạ ơn Cha đã gìn giữ và ban cho con một ngày bình an, phước hạnh. Cảm tạ ơn Cha đã cho con có thời gian học Lời Ngài. Con xin viết lên sự suy ngẫm của mình trong Gia-cơ 3:1-6.
1 Hỡi các anh chị em cùng Cha của tôi, chớ có quá nhiều người làm thầy, vì biết rằng, chúng ta sẽ phải chịu án phạt càng nghiêm hơn.
2 Chúng ta đều vấp phạm trong nhiều sự. Nếu có ai không vấp phạm trong lời nói, thì người ấy là trọn vẹn, có thể bắt phục cả thân thể.
3 Hãy xem, chúng ta khớp các hàm thiếc vào miệng những con ngựa, khiến chúng chịu phục chúng ta, thì chúng ta mới điều khiển được cả thân thể của chúng.
4 Hãy xem những chiếc tàu: dù cho lớn thế nào, và bị gió mạnh đưa đi; nhưng một bánh lái rất nhỏ cũng đủ điều khiển nó, tùy theo ý người cầm lái.
5 Cũng vậy, cái lưỡi là một chi thể nhỏ, mà khoe được những việc lớn. Hãy xem, một khu rừng lớn có thể bị đốt cháy bởi một ngọn lửa nhỏ.
6 Cái lưỡi là một ngọn lửa, là thế giới của tội ác. Cái lưỡi ở giữa các chi thể của chúng ta, làm ô uế cả thân thể, đốt cháy cả đời người, và nó bị đốt bởi hỏa ngục.
Lạy Cha, con xin được hiểu như sau:
1. Chức vụ giảng dạy Lời Chúa cho con dân Chúa trong Hội Thánh rất quan trọng và là chức vụ phải đến từ Chúa. Đối với người nhận chức vụ giảng dạy thì phải nhận biết rõ Chúa kêu gọi trong sự giảng dạy. Đối với các con chiên thì sẽ được Đức Thánh Linh ấn chứng trong lòng để nhận biết ai là người chăn thật, ai là người chăn giả. Những người không được Chúa kêu gọi nhưng vì kiêu ngạo, muốn tự lập mình làm thầy để giảng dạy người khác, thì họ sẽ chịu án phạt nặng hơn.
2. Trên bước đường đi theo Chúa, con dân Chúa không tránh khỏi những lần phạm tội do yếu đuối, do thiếu hiểu biết. Vấp phạm trong nhiều sự nói lên phạm tội trong những khía cạnh khác nhau của cuộc sống. Người thì phạm tội bởi lo lắng đời này, người thì vì tình cảm người thân, người thì vợ, chồng, con cái… nhưng hầu hết ai cũng vấp phạm ít nhiều trong lời nói của mình.
Lời Chúa dạy: Vì do sự đầy dẫy của lòng mà miệng nói ra. Lời nói thể hiện những gì trong lòng người đó có và chất chứa. Vì thế, để một người không vấp phạm trong lời nói của mình, thì trong lòng họ cần phải buông bỏ những sự xấu xa của con người cũ, mà lấp đầy trong lòng bằng Lời Hằng Sống của Thiên Chúa.
3. Sứ Đồ Gia-cơ đưa ra hai hình ảnh để nói đến những vật nhỏ bé nhưng lại có tầm ảnh hưởng rất lớn. Để điều khiển con ngựa theo ý mình, thì người ta khớp hàm thiếc vào miệng ngựa. Để điều khiển một con tàu dù lớn đến đâu thì cũng chỉ cần một bánh lái rất nhỏ. Cũng vậy, khi một người biết kiềm giữ môi miệng mình, thì sẽ bắt phục được cả thân thể theo ý muốn mình. Nhưng để có thể kiềm giữ môi miệng mình, thì chỉ có những người được dựng nên mới trong Đấng Christ và luôn trung tín đọc, suy ngẫm Lời Ngài, mới có được năng lực đó.
4. Cái lưỡi là một chi thể nhỏ trong một thân, nhưng cái lưỡi có thể khoe mình khiến cho người khác thấy là vĩ đại, là đáng tôn trọng và đáng kính phục. Lời nói mang lại ích lợi, gây dựng, nâng đỡ, nhưng lời nói cũng mang lại sự phá hoại, hủy diệt. Cái lưỡi được ví như ngọn lửa, vì lời nói được phát ra cách không cẩn thận sẽ như ngọn lửa, không những gây hại cho mình, mà còn mang đến sự tổn thương cho những người nghe. Một khu rừng có thể bị đốt cháy bởi một ngọn lửa nhỏ nói lên sức mạnh hủy diệt trong lời nói. Sự phạm tội trong lời nói khiến cho cả thuộc linh và thuộc thể của một người bị ô uế. “Đốt cháy cả đời người” là vì sự phạm tội trong lời nói có thể hủy hoại hết tất cả công danh, sự nghiệp của một người, khiến cho người đó không còn hy vọng, rơi vào bế tắc.
Cảm tạ ơn Cha đã ban ơn cho con viết lên sự suy ngẫm của mình trong bài học này. Xin Cha tha thứ cho con vì con thấy mình hay bị vấp phạm trong lời nói. Qua bài học này, xin Ngài giúp con luôn biết kiềm giữ môi miệng mình và trau dồi Lời Chúa để môi miệng con nói những điều ích lợi, gây dựng và đẹp lòng Ngài. Con cảm tạ ơn Cha. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Vũ Triệu Hùng
09/06/2024
...
Gia-cơ 3:1-6 Cái Lưỡi Thể Hiện Bản Ngã – Phần 1
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của chúng con. Con xin dâng lên Cha lời tôn vinh và cảm tạ của con. Con xin cảm tạ tình yêu, ân điển và mọi ơn phước của Ngài ban cho chúng con. Cảm tạ Cha đã ban cho con được có sức khỏe, thời gian và phương tiện để được học Lời Ngài. Sau đây, con xin ghi lại sự con học hiểu được qua phân đoạn Thánh Kinh Gia-cơ 3:1-6 dạy về Cái Lưỡi Thể Hiện Bản Ngã – Phần 1. Con nguyện xin Đức Thánh Linh dạy dỗ dẫn dắt cho con học hiểu được Lời Ngài và con biết cách áp dụng lẽ thật Lời Ngài vào trong đời sống con. Con xin cảm tạ ơn Ngài.
1 Hỡi các anh chị em cùng Cha của tôi, chớ có quá nhiều người làm thầy, vì biết rằng, chúng ta sẽ phải chịu án phạt càng nghiêm hơn.
Câu 1: Con hiểu rằng, mỗi một chức vụ trong Hội Thánh đều phải đến từ Chúa, theo ý muốn của Chúa và được Đức Thánh Linh ấn chứng cho người nhận chức vụ và cho cả con dân Chúa biết người Ngài chọn giao chức vụ. Nên Sứ Đồ Gia-cơ khuyên bảo những người không được Chúa kêu gọi, giao phó vào chức vụ giảng dạy, nhưng lại tự ý tự xưng mình để làm thầy dạy thì phải cẩn thận bởi sẽ phải chịu án phạt rất nghiêm từ Chúa. Bởi vì chức vụ giảng dạy Lời Chúa cho con dân Chúa là một chức vụ rất quan trọng. Người giảng dạy phải chịu trách nhiệm rất lớn trong sự giảng dạy của mình trước Chúa và trước Hội Thánh. Đồng thời, người được Chúa giao phó cho chức vụ sẽ được Ngài ban cho các ân tứ và sức toàn năng của Ngài, để người giảng dạy hoàn thành chức vụ mà Chúa đã giao phó.
Vì vậy, những người không nhận được sự giao phó từ Chúa, nhưng lại ham thích và muốn làm thầy dạy Lời Chúa là người làm theo ý riêng, kiêu ngạo, thích sự tôn vinh, muốn khoe khoang thể hiện bản thân. Người như thế sẽ không nhận được sự dạy dỗ từ Đức Thánh Linh, không được Ngài ban cho năng lực để làm việc nhà Ngài. Và những người như thế rất dễ bị ma quỷ cám dỗ dẫn dụ theo sự ham muốn bất chính, theo ý riêng mình mà đi sai đường. Người như vậy sẽ phải chịu án phạt rất nghiêm từ Thiên Chúa, bởi không chỉ họ giảng dạy sai lẽ thật Lời Chúa mà họ còn dẫn dắt nhiều người cũng đi sai lạc như họ vậy.
2 Chúng ta đều vấp phạm trong nhiều sự. Nếu có ai không vấp phạm trong lời nói, thì người ấy là trọn vẹn, có thể bắt phục cả thân thể.
Câu 2: Con hiểu rằng, mặc dù chúng con đã được cứu ra khỏi quyền lực của tội lỗi, tâm thần tái sinh lại thành một con người mới sau khi chúng con tin nhận Tin Lành Cứu Rỗi. Nhưng ngày nào còn ở trong thế gian, ở trong thân thể xác thịt này chúng con sẽ vẫn còn lâm vấp và phạm tội với Chúa. Cho nên Lời Chúa dạy dỗ cho chúng con biết rằng: Chỉ cần chúng con biết kiểm soát lời nói của mình là chúng con có thể bắt phục cả thân thể mình phải nghe theo mình. Nghĩa là chúng con phải tra xét suy nghĩ thật cẩn thận mỗi lời trước khi mình quyết định nói ra. Và trong lúc chúng con xem xét cẩn thận mỗi lời trước khi mình nói, thì cũng là chúng con cũng phải kiểm soát cả cảm xúc, suy nghĩ và hành động của mình. Vì thế, Lời Chúa khẳng định rằng người không còn vấp phạm trong lời nói thì người ấy là trọn vẹn.
3 Hãy xem, chúng ta khớp các hàm thiếc vào miệng những con ngựa, khiến chúng chịu phục chúng ta, thì chúng ta mới điều khiển được cả thân thể của chúng.
4 Hãy xem những chiếc tàu: dù cho lớn thế nào, và bị gió mạnh đưa đi; nhưng một bánh lái rất nhỏ cũng đủ điều khiển nó, tùy theo ý người cầm lái.
5 Cũng vậy, cái lưỡi là một chi thể nhỏ, mà khoe được những việc lớn. Hãy xem, một khu rừng lớn có thể bị đốt cháy bởi một ngọn lửa nhỏ.
6 Cái lưỡi là một ngọn lửa, là thế giới của tội ác. Cái lưỡi ở giữa các chi thể của chúng ta, làm ô uế cả thân thể, đốt cháy cả đời người, và nó bị đốt bởi hỏa ngục.
Câu 3 đến câu 6: Con hiểu rằng, Gia-cơ đưa ra hai hình ảnh minh họa để cho con dân Chúa nhận biết được việc điều khiển được môi miệng mình, lời nói mình thì sẽ bắt phục được cả thân thể mình. Đó là con ngựa là loài động vật rất hoang dã, nhưng khi một người muốn điều khiển nó chỉ cần khớp cái hàm thiếc vào miệng nó là đã có thể điều khiển cả con ngựa.
Và một con tàu dù có lớn cỡ nào nhưng chỉ cần một bánh lái nhỏ cũng có thể điều khiển cả một chiếc tàu.
Con hiểu rằng, là con dân Chúa mỗi lời nói, việc làm của chúng con phải làm sáng danh Chúa. Lời nói phải luôn ở trong ân điển mang lại những sự khích lệ, an ủi... nhưng không thiếu sự ngay thẳng chân thật. Có tính ích lợi và gây dựng cho người nghe và cho bản thân chúng con. Nhưng nếu chúng con không biết kiểm soát miệng lưỡi mình, như khi chúng con buông ra những lời móc mỉa, giả dối, gièm pha, nói xấu, kiêu ngạo, rủa sả,... thì đầu tiên chúng con đã phạm tội, và sự phạm tội của cái lưỡi làm ô uế chính thân thể xác thịt của chúng con. Kế đó hậu quả chúng con gây ra rất trầm trọng cho người khác, nhưng trước hết chính bản thân chúng con là những người gánh chịu hậu quả đó nếu chúng con không kịp thời ăn năn.
Con hiểu một lời nói có thể cứu người, nhưng cũng có thể giết người. Nên sức mạnh của lời nói phát ra từ lưỡi có sự tác động rất mạnh mẽ đến người khác. Nó được ví như một ngọn lửa nhỏ nhưng có thể thiêu đốt cả nguyên một khu rừng. Và cái lưỡi cũng là thế giới của tội ác vì từ nó phát sinh ra rất nhiều sự phạm tội. Nên chúng con cần phải hết sức cẩn thận kiểm soát cái lưỡi của chính mình, nếu không chúng con sẽ bị chính cái lưỡi của mình hủy hoại mình cả ở đời này và đời sau nữa.
Con xin cảm tạ ơn Cha đã ban cho con viết được bài suy ngẫm của con. Con nguyện xin Cha thương xót mà tha thứ cho mọi sự vi phạm của con, trong đó con đã nhiều lần không biết cầm giữ môi miệng của con mà phạm tội với người khác và với Ngài. Nguyện xin Cha giúp con luôn biết cẩn trọng trong mọi việc nhất là lời nói của chính bản thân mình. Con nguyện xin Cha ban năng lực cho con, để con thực hành tốt việc mau nghe, chậm nói và chậm giận, để con ngày càng sống đẹp ý Cha hơn. Con xin cảm tạ ơn Ngài.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Con, Nguyễn Thị Kim Loan
...
Gia-cơ 3:1-6 Cái Lưỡi Thể Hiện Bản Ngã – Phần 1
Con kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Toàn Năng, con cảm tạ ơn Cha đã gìn giữ con trong công việc được bình an.
Và giờ này, con xin Đức Thánh Linh dạy dỗ con qua sự suy ngẫm Lời của Ngài, cho con được hiểu về Lời của Ngài. Con cảm tạ ơn Đức Thánh Linh. Con xin trình bày sự hiểu của con trong sách Gia-cơ 3:1-6.
1 Hỡi các anh chị em cùng Cha của tôi, chớ có quá nhiều người làm thầy, vì biết rằng, chúng ta sẽ phải chịu án phạt càng nghiêm hơn.
2 Chúng ta đều vấp phạm trong nhiều sự. Nếu có ai không vấp phạm trong lời nói, thì người ấy là trọn vẹn, có thể bắt phục cả thân thể.
3 Hãy xem, chúng ta khớp các hàm thiếc vào miệng những con ngựa, khiến chúng chịu phục chúng ta, thì chúng ta mới điều khiển được cả thân thể của chúng.
4 Hãy xem những chiếc tàu: dù cho lớn thế nào, và bị gió mạnh đưa đi; nhưng một bánh lái rất nhỏ cũng đủ điều khiển nó, tùy theo ý người cầm lái.
5 Cũng vậy, cái lưỡi là một chi thể nhỏ, mà khoe được những việc lớn. Hãy xem, một khu rừng lớn có thể bị đốt cháy bởi một ngọn lửa nhỏ.
6 Cái lưỡi là một ngọn lửa, là thế giới của tội ác. Cái lưỡi ở giữa các chi thể của chúng ta, làm ô uế cả thân thể, đốt cháy cả đời người, và nó bị đốt bởi hỏa ngục.
Thưa Cha, qua đoạn Thánh Kinh trên con được hiểu rằng, một người có sự hiểu biết về Ngài, nhưng không được kêu gọi vào chức vụ giảng dạy Lời của Ngài, thì không nên tự ý riêng của mình mà làm người giảng dạy cho những người khác. Vì con hiểu rằng, một người phải được Ngài ban cho sự hiểu biết về Ngài, giảng dạy Lời của Ngài một cách trung thực theo tiêu chuẩn của Lời Ngài là Thánh Kinh, không nói những gì mà không được ghi chép trong Thánh Kinh. Con được hiểu rằng một người được gọi vào chức vụ giảng dạy là do chính Ngài ban ơn trên người ấy, và mọi người trong Hội Thánh đều nhận ra điều đó là đến từ Chúa, chứ không phải người ấy được một ai chọn làm người giảng dạy cho những người khác.
Thưa Cha, con hiểu rằng cái lưỡi là vật nhỏ trong mỗi người, nhưng những gì ra từ đó, có thể là điều lành và cũng là điều dữ. Con hiểu rằng, vì loài người phạm tội, vậy nên loài người đã dùng cái lưỡi của mình mà giết lẫn nhau. Con người đã dùng sự khôn ngoan tội lỗi của mình, dùng miệng lưỡi của mình mà dối trá để trục lợi cho bản thân, và thậm chí còn giết người.
Thưa Cha, con được hiểu rằng bởi những ý tưởng trong lòng, thì mới nói ra, như Lời của Đức Chúa Jesus đã phán dạy. Con người tội lỗi thì nói ra những điều đố kỵ, ganh ghét và thậm chí những lời có vẽ như là một lời tốt, nhưng thật ra là để thỏa cho những ý tưởng xấu chất chứa trong lòng. Con dân Chúa đã được đổi mới trong tấm lòng, và bởi năng lực Chúa ban cho đắc thắng được những tội lỗi, thì nói ra những điều lành giúp ích cho người nghe về Tin Lành Cứu Rỗi, để họ ăn năn tội lỗi của mình.
Con cảm tạ ơn Cha đã cho con được hiểu Lời của Ngài, để qua đó biết kiềm giữ miệng lưỡi của mình, cẩn thận trong lời nói của mình, luôn làm sáng danh Cha. Con cảm tạ ơn Cha.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ. A-men!
Con, Nguyễn Xuân Bắc
...
Gia-cơ 3:1-6 Cái Lưỡi Thể Hiện Bản Ngã – Phần 1
Trả Lời Câu Hỏi Áp Dụng:
1. Bạn có thường bị vấp phạm trong lời nói không? Nếu có, thường là trong các trường hợp nào?
Thưa Chúa! Con thấy mình vẫn còn bị vấp phạm trong lời nói những khi nóng giận. Khi nóng giận thì dễ lớn tiếng, kèm theo suy nghĩ muốn đáp trả người khác để giải tỏa sự tức giận. Con cũng thấy mình còn sự gây cho người khác hiểu lầm khi nói chuyện với người khác những lúc con bị bất ngờ mà con lại không đính chính ngay. Xin Chúa giúp con ghi nhớ Lời Chúa và luôn biết kêu cầu Chúa khi sự nóng giận xuất hiện trong con. Xin Chúa cũng giúp cho con có sự nhạy bén với những tình huống dễ khiến cho con nói sai sự thật, nếu con lỡ có nói sai thì con nhanh chóng xin lỗi và đính chính nội dung câu chuyện, sự việc với người nghe con nói.
2. Hình ảnh của chiếc tàu lớn được điều khiển bởi bánh lái nhỏ và cả khu rừng lớn bị đốt cháy bởi ngọn lửa nhỏ gợi cho bạn những ý tưởng gì?
Thưa Chúa! Hình ảnh của chiếc tàu lớn được điều khiển bởi bánh lái nhỏ và cả khu rừng lớn bị đốt cháy bởi ngọn lửa nhỏ gợi cho con ý tưởng về cái lưỡi là cơ quan nhỏ trong thân thể nhưng nó lại có vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người. Cái lưỡi phát ra lời nói để truyền đạt thông tin đến người nghe. Trong lời nói của một người lại thể hiện cảm xúc của người đó nên người nghe cũng nhận được những năng lượng tích cực hay là tiêu cực phát ra từ người ấy. Lời nói của một người lại cũng thể hiện khí chất của người ấy. Con cũng có ý tưởng đến một cây kim nhỏ mà nó cũng làm cho trái bóng bị hư và xẹp xuống, không còn sử dụng được nữa. Cái lưỡi tuy là vật nhỏ mà nó cũng có thể cứu được người nhưng nó cũng là vật hại người, thậm chí là giết được người khác. Con nhận ra bí quyết để có thể bắt phục được cả thân thể của mình nằm ở cái lưỡi.
3. Bạn làm gì để giữ gìn miệng lưỡi của mình?
Thưa Chúa! Con nghĩ rằng cách để con giữ gìn miệng lưỡi của mình là con lựa chọn nói những lời có ân hậu, làm ơn và giúp ích cho người nghe. Con từ chối những cuộc cãi vã, tranh cạnh. Con từ chối và tránh để tai mình không nghe những lời tục tĩu, tầm phào của con người những âm thanh ca tụng thần tượng. Con thấy trong Thánh Kinh Phao-lô khuyên bảo con dân Chúa dùng Thi Thiên, các bài ca mới để tôn vinh Chúa. Cầu nguyện tương giao với Chúa, đọc Thánh Kinh lớn tiếng cũng là một cách làm cho miệng lưỡi của mình được nên thánh.
Cảm tạ Chúa về phân đoạn Thánh Kinh hôm nay. Nguyện xin Chúa ban ơn và giúp con biết giữ gìn miệng lưỡi của mình để từ đó con có thể bắt phục được cả thân thể. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Đặng Thiên Tứ
...
Gia-cơ 3:1-6 Cái Lưỡi Thể Hiện Bản Ngã – Phần 1
1 Hỡi các anh chị em cùng Cha của tôi, chớ có quá nhiều người làm thầy, vì biết rằng, chúng ta sẽ phải chịu án phạt càng nghiêm hơn.
2 Chúng ta đều vấp phạm trong nhiều sự. Nếu có ai không vấp phạm trong lời nói, thì người ấy là trọn vẹn, có thể bắt phục cả thân thể.
3 Hãy xem, chúng ta khớp các hàm thiếc vào miệng những con ngựa, khiến chúng chịu phục chúng ta, thì chúng ta mới điều khiển được cả thân thể của chúng.
4 Hãy xem những chiếc tàu: dù cho lớn thế nào, và bị gió mạnh đưa đi; nhưng một bánh lái rất nhỏ cũng đủ điều khiển nó, tùy theo ý người cầm lái.
5 Cũng vậy, cái lưỡi là một chi thể nhỏ, mà khoe được những việc lớn. Hãy xem, một khu rừng lớn có thể bị đốt cháy bởi một ngọn lửa nhỏ.
6 Cái lưỡi là một ngọn lửa, là thế giới của tội ác. Cái lưỡi ở giữa các chi thể của chúng ta, làm ô uế cả thân thể, đốt cháy cả đời người, và nó bị đốt bởi lửa hỏa ngục.
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con ở trên trời, con tôn vinh Ngài là Thiên Chúa kính yêu của con, con cảm tạ Cha đã quan phòng, dạy dỗ con trong ngày hôm nay.
Con dâng lời cảm tạ ơn Cha đã ban ơn thêm sức cho con trong ngày hôm nay và cho con thời gian, sức khỏe để con suy ngẫm Lời Ngài tiếp theo trong Gia-cơ 3: 1-6, con xin được viết lại sự hiểu của con, như sau:
Thưa Cha, con hiểu rằng, người làm thầy là người giảng dạy Lời Chúa cho người khác, và người làm thầy sẽ có trách nhiệm rất lớn trong chức vụ này mà Chúa đã kêu gọi; vì Chúa biết được năng lực cũng như tấm lòng của một người thật lòng muốn làm người giảng dạy Lời Ngài cho người khác, nên chính Ngài sẽ chọn người mà Ngài sẽ giao phó chức vụ này cho và sẽ bày tỏ cho người ấy biết và cho Hội Thánh mà người ấy giảng dạy biết. Còn nếu như một người tự xưng mình lên hoặc tự lập người khác lên làm thầy dạy Lời Chúa cho người khác mà không được Thiên Chúa kêu gọi thì người ấy phạm tội kiêu ngạo, tự tôn mình lên làm thầy dối gạt Chúa và những người trong Hội Thánh, thì phải gánh chịu án phạt rất nghiêm trọng.
Thưa Cha, con hiểu rằng, là con dân của Chúa nhưng chúng con vẫn còn vấp phạm trong nhiều sự bởi vì xác thịt yếu đuối của chúng con, nhưng nếu người nào không vấp phạm trong lời nói của mình thì là người trọn vẹn, và có thể bắt phục được cả thân thể mình. Con hiểu rằng người ta rất dễ vấp phạm trong lời nói của mình bởi vì sự tuôn trào từ trong lòng mà phát ra lời nói, có khi là những lời nói tốt, nhưng nhiều khi là những lời nói làm hại, hoặc tổn thương, thiệt hại cho người khác, nhưng một người biết làm chủ bản thân mình, biết kiềm chế và suy xét cẩn trọng trong lời nói thì người ấy cũng sẽ làm chủ được cả thân thể, biết kiềm chế và suy xét cả thân thể mình để không phạm tội.
Thưa Cha, con cũng là kẻ yếu đuối bị vấp phạm trong lời nói của mình con còn giận, con xin Ngài tha thứ con, thánh hóa, và giúp cho con luôn biết kiềm chế cái lưỡi của con để nó không phát những sự khiến cho người khác bị buồn lòng, hay tổn thương nhưng phát ra những lời nói thánh khiết, tốt đẹp, thể hiện sự yêu thương, làm ích lợi cho người nghe, để con làm sáng danh Cha.
Thưa Cha, con hiểu rằng, cái lưỡi dù là nhỏ nhưng nó có sức ảnh hưởng cả thân thể, khoe được những việc lớn, những sự trong lòng mình muốn thể hiện, tương tự như chỉ cái hàm thiếc khớp vào miệng con ngựa để điều khiển nó và con tàu to dù gió thổi mạnh đưa đi, nhưng chỉ một bánh lái nhỏ cũng đủ điều khiển nó theo ý người cầm lái. Và như một ngọn lửa nhỏ đốt cháy cả khu rừng to thể hiện sự tàn phá mãnh liệt.
Thưa Cha, con hiểu rằng, cái lưỡi là thế giới của tội ác là bởi vì cái lưỡi phát ra những lời nói bởi sự đầy dẫy trong lòng, những lời nói tội lỗi; những sự phạm thượng, độc ác, rủa sả, vu khống... và những sự ác phát ra từ lời nói của một người, làm cho cả thân thể bị ô uế, đốt cháy cả đời người bởi vì những sự độc ác phát ra từ lưỡi mà một người không nhanh chóng tiếp nhận Tin Lành Cứu Rỗi của Đức Chúa Jesus Christ để được thoát khỏi lửa hỏa ngục đời đời, trở thành bản ngã mới sống trong Đấng Christ, nói ra những lời thánh khiết, yêu thương làm vinh quang danh Chúa, có ích cho người nghe.
Kính lạy Cha Thánh Kính Yêu! Con cảm tạ ơn Ngài thật nhiều về sự hiểu mà Ngài ban cho con trong bài suy ngẫm này. Con xin Cha ban năng lực cho con để kể từ nay con không bị tái phạm nữa nhưng luôn biết kiềm chế và kiểm soát lời nói của con, luôn cẩn thận lắng nghe, suy xét và nói ra những lời như con đang đối diện với chính Chúa để con luôn nói những lời tốt đẹp, thánh khiết, yêu thương làm ích cho người nghe và làm sáng danh Cha, con hết lòng thành kính cảm tạ ơn Cha và cầu xin trong danh của Đức Chúa Jesus Christ. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Phạm Thị Tuyết Minh
...