Bài Mới Nhất Các Chủ Đề Sách Đã Suy Ngẫm Xem Bài Theo Tác Giả

Khải Huyền 20:7-10 Sự Thất Bại Cuối Cùng của Sa-tan

Khải Huyền 20:7-10 Sự Thất Bại Cuối Cùng của Sa-tan

Hôm nay, ngày 16/12/2024, trong ân điển của Thiên Chúa, chúng ta hãy vui mừng, cùng nhau đọc và suy ngẫm Lời Chúa trong Khải Huyền 20:7-10.

7 Khi một ngàn năm đã mãn, Sa-tan sẽ được thả ra khỏi ngục của nó.
8 Nó sẽ đi ra, lừa dối các quốc gia trong bốn góc đất, Gót và Ma-gót, nhóm chúng lại cho chiến trận. Con số của chúng như cát của biển.
9 Chúng đã đi lên khắp đất, bao vây quân trại của các thánh đồ và thành yêu dấu. Rồi, lửa từ Đức Chúa Trời đã xuống từ trời và đã thiêu nuốt chúng.
10 Ma Quỷ, kẻ đã lừa dối chúng, đã bị ném vào hồ lửa và lưu huỳnh, nơi có con thú và Tiên Tri Giả. Chúng sẽ bị đau khổ cả ngày lẫn đêm cho tới đời đời.

Câu Hỏi Gợi Ý:

1. Sa-tan là một thần linh, theo bạn, nó sẽ lấy hình dạng nào để "đi ra, lừa dối các quốc gia trong bốn góc đất" (câu 8)?
2. Mệnh đề "các quốc gia trong bốn góc đất" có nghĩa gì (câu 8)?
3. "Gót và Ma-gót" có nghĩa gì (câu 8)?
4. Theo bạn, tại sao, sau một ngàn năm sống trong hạnh phúc dưới sự cai trị của Đấng Christ mà vẫn có số người đông "như cát của biển" theo Sa-tan chống nghịch Thiên Chúa (câu 8)?
5. "Quân trại của các thánh đồ" là gì? Có phải trong thời kỳ Vương Quốc Ngàn Năm thì con dân Chúa trong các quốc gia vẫn có quân đội (câu 9)?
6. "Thành yêu dấu" là thành nào? Tại sao được gọi là "thành yêu dấu" (câu 9)?
7. Có phải câu 10 hàm ý, vào cuối của thời kỳ Vương Quốc Ngàn Năm, khi Sa-tan bị ném vào hồ lửa thì trong hồ lửa chỉ mới có Sa-tan, con thú, và Tiên Tri Giả?

Gợi Ý Áp Dụng:

1. Bạn có cảm nghĩ gì về sự kiện sẽ có nhiều người được sống trong Vương Quốc Ngàn Năm mà lại chống nghịch Thiên Chúa?
2. Theo bạn, lý do gì khiến cho họ chống nghịch Thiên Chúa?

Tham Khảo:

https://kytanthe.net/054-chu-giai-sach-khai-huyen-201-10/

Có 10 bài chia sẻ trong chủ đề này:
Trần Thị Tâm
16/12/2024 08:36

Khải Huyền 20:7-10 Sự Thất Bại Cuối Cùng của Sa-tan

Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Kính Yêu của chúng con, chúng con dâng lời cảm tạ ơn Ngài ban cho chúng con, cho Hội Thánh chúng con và con cái chúng con những ngày cuối tuần vui thoả. Chúng con được nhóm hiệp, thờ phượng, tôn vinh Chúa ngày Sa-bát và được nghỉ ngơi, vui chơi trong ngày nghỉ thật phước hạnh. Kính lạy Cha, một tuần mới, chúng con cầu xin Ngài thêm sức, ban ơn và quan phòng, gìn giữ chúng con luôn được ở trong sự phước hạnh đầy trọn, giúp chúng con tránh xa mọi cám dỗ phạm tội, làm ra nhiều việc lành và càng thêm lên sự hiểu biết Lời Ngài. Giờ này, chúng con xin nêu sự hiểu của mình qua việc suy ngẫm Khải Huyền 20:7-10.

7 Khi một ngàn năm đã mãn, Sa-tan sẽ được thả ra khỏi ngục của nó.
8 Nó sẽ đi ra, lừa dối các quốc gia trong bốn góc đất, Gót và Ma-gót, nhóm chúng lại cho chiến trận. Con số của chúng như cát của biển.

Câu 7-8: Chúng con hiểu rằng, sau sự kiện Sa-tan bị xiềng xích và ném vào vực sâu không đáy, bị giam cầm một ngàn năm. Đức Chúa Trời đã kết thúc sự lừa dối và cám dỗ của nó với loài người, chấm dứt tội ác do nó gây ra trong một ngàn năm trên đất. Chúng con hiểu rằng, một ngàn năm đó sẽ có sự hoà bình, thịnh trị và bình an cho muôn vật trên đất, sự hiểu biết về Đức Chúa Trời đầy dẫy đất và sự phước hạnh mà loài người nhận được chưa từng có kể từ khi dựng nên trời đất lúc A-đam và Ê-va phạm tội. Mặc dù, Chúa không cho Sứ Đồ Giăng ghi lại đời sống, sinh hoạt và lịch sử chi tiết của một ngàn năm bình an trên đất, mà Ngài đã dùng tiên tri Ê-sai để viết về thời kỳ một ngàn này (Ê-sai 11:6-9; Ê-sai 65:19-25). Ngài đã cho phép ông đến trong tương lai sau khi kết thúc một ngàn năm, khi mà Sa-tan được thả ra khỏi ngục của nó để nó cám dỗ loài người lần cuối cùng. Nó sẽ đi khắp các quốc gia trên đất để ra sức lừa dối, cám dỗ mọi người phạm tội, chống nghịch lại Thiên Chúa, nó nhóm lại các lãnh đạo, các quốc gia và đặc biệt nổi bật là sự chống nghịch của lãnh đạo Nga (Gót) và đất nước, dân tộc Nga (Ma-gót). Sự cám dỗ của Sa-tan đã khấy động sự tham gia đông đảo những kẻ chống nghịch Chúa, con số đó được ông ví đông như cát của biển.

9 Chúng đã đi lên khắp đất, bao vây quân trại của các thánh đồ và thành yêu dấu. Rồi, lửa từ Đức Chúa Trời đã xuống từ trời và đã thiêu nuốt chúng.

Câu 9: Chúng con hiểu, sau khi Sa-tan được thả ra, sau khi nó tập hợp và dồn sức mạnh để ra đi khắp đất, khắp các quốc gia, dụ dỗ, lôi cuốn, cám dỗ rất nhiều người, quốc gia bách hại con dân chân thật của Chúa, bao vây các trại quân của các thánh đồ và các thành của Đức Chúa Trời. Chúng con thật khó hiểu vì sao, khi sự hiểu biết đầy dẫy về Chúa và sự phước hạnh, bình an mà Chúa đã mang lại cho toàn nhân loại trong một ngàn năm bình an mà khi bị cám dỗ, loài người lại như vậy. Đây cũng là thử thách cuối cùng mà Chúa cho phép Sa-tan làm ra để Ngài phân chia lần cuối cùng ai là người thuộc về Đức Chúa Trời đời đời, kẻ nào sẽ sa vào cám dỗ, chống nghịch và chịu sự hình phạt mãi mãi. Kết quả cuối cùng của kẻ chống nghịch là chịu sự thiêu nuốt của lửa từ Đức Chúa Trời giáng xuống trên họ.

10 Ma Quỷ, kẻ đã lừa dối chúng, đã bị ném vào hồ lửa và lưu huỳnh, nơi có con thú và Tiên Tri Giả. Chúng sẽ bị đau khổ cả ngày lẫn đêm cho tới đời đời.

Câu 10: Chúng con hiểu đây là kết cục cuối cùng của Ma Quỷ, nó sẽ bị ném vào hồ lửa và lưu huỳnh, nó cũng chung số phận với con thú và Tiên Tri Giả và sẽ không bao giờ có thể thoát ra được nữa. Chúng sẽ nhận sự đau khổ cả ngày lẫn đêm cho đến vĩnh cửu trước khi Đức Chúa Trời kết thúc một ngàn năm bình an, bắt đầu sự sáng tạo trời mới đất mới và khởi đầu chương trình đời đời phước hạnh cho muôn vật do Ngài tạo dựng, nơi sẽ chỉ có tình yêu, sự công chính và thánh khiết cai trị cho đến đời đời.
Kính lạy Chúa! Chúng con dâng lời cảm tạ ơn Ngài đã dạy dỗ chúng con qua phân đoạn Thánh Kinh Trên. Chúng con hiểu rằng, dù trong một ngàn năm bình an loài người được hưởng sự phước hạnh và hoà bình do Thiên Chúa mang lại, thời gian mà sự hiểu biết về Thiên Chúa được sự hiểu biết Thiên Chúa đầy dẫy như nước che lấp biển nhưng Ngài vẫn để cho loài người quyền tự do lựa chọn, chọn sống cuộc đời thánh khiết, công chính, yêu thương và vâng theo mọi Lời của Ngài hoặc chống nghịch lại Ngài khi Sa-tan được thả ra và cám dỗ muôn dân. Chúng con dâng lời cảm tạ ơn Ngài đã thần cảm Sứ Đồ Giăng viết về khoảng thời gian lịch sử sau khi kết thúc một ngàn năm trên đất để chúng con nhận được Lẽ Thật và lời tiên tri thêm lên sự hiểu biết và sự khôn sáng cho chúng con.

Nguyện Đức Thánh Linh dẫn chúng con vào trong mọi lẽ thật của Lời Chúa (Giăng 16:13). Nguyện Lời Chúa thánh hóa chúng con (Giăng 17:17). Nguyện Đức Chúa Trời Thành Tín của Sự Bình An giữ cho tâm thần, linh hồn, và thân thể xác thịt của mỗi một chúng con đều được nên thánh trọn vẹn, không chỗ trách được (I Tê-sa-lô-ni-ca 5:23), sẵn sàng cho sự đến của Đức Chúa Jesus Christ, Cứu Chúa Yêu Dấu của chúng con. A-men!

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Công Hải - Trần Thị Tâm


Dương Quang Trung
16/12/2024 15:22

Khải Huyền 20:7-10 Sự Thất Bại Cuối Cùng của Sa-tan

Kính lạy Cha Toàn Năng đời đời yêu kính của chúng con. Con dâng lời cảm tạ ơn Cha đã ban cho con có cơ hội được đọc, học Lời của Ngài trong Khải Huyền 20:7-10.

Con cầu xin Đức Thánh Linh soi sáng, mở mắt con, xin cho con thấy được sự lạ lùng, kỳ diệu trong luật pháp của Ngài, sức mạnh, quyền năng trong Lời Ngài, xin giúp con áp dụng Lời Ngài vào đời sống con, để con được trở nên con cái đích thực của Ngài. Con cảm tạ ơn Ngài và thành kính cầu xin trong danh Đức Chúa Jesus Christ. A-men!

Kính thưa Chúa, đây là những điều mà con học được qua những câu:

7 Khi một ngàn năm đã mãn, Sa-tan sẽ được thả ra khỏi ngục của nó.

8 Nó sẽ đi ra, lừa dối các quốc gia trong bốn góc đất, Gót và Ma-gót, nhóm chúng lại cho chiến trận. Con số của chúng như cát của biển.

Kính thưa Chúa,
“Sa-tan sẽ được thả ra khỏi ngục của nó”. Con nghĩ đây là ý của Chúa. Qua việc này để xem Sa-tan có hối cải hay vẫn theo đường cũ.
“Nó sẽ đi ra, lừa dối các quốc gia trong bốn góc đất,” là nó vẫn không hối cải mà vẫn lừa dối con người, khắp nơi trên trái đất.
Con nghĩ, để lừa dối loài người, nó sẽ mang hình dạng loài người, nhưng có nhiều dấu kỳ, phép lạ để cho loài người tin và nghe theo nó.

“Gót” và Ma-gót là nói đến người lãnh đạo nước Nga và dân Nga, một vùng đất phía tây nước Nga, theo Sa-tan chống lại Chúa.

“Con số của chúng như cát của biển”. Nghĩa là số người theo Sa-tan chống Chúa rất đông, không thể đếm hết được.
Vì sao họ được sống sung sướng và bình an, sự hiểu biết về Thiên Chúa đầy dẫy đất mà họ vẫn chống Chúa? Con nghĩ họ vẫn muốn sống theo ý riêng mình mà không muốn theo ý Chúa. Họ muốn được tự do theo ý họ mà không theo ý Chúa. Như vậy họ vẫn không từ bỏ sự kiêu ngạo cố hữu của họ. Mọi sự không vâng theo ý Chúa đều bày tỏ sự kiêu ngạo của mình. Đây cũng là bài học cho con. Con xin Chúa giúp con để con luôn vâng phục Ngài. A-men! Con cảm tạ Ngài.

9 Chúng đã đi lên khắp đất, bao vây quân trại của các thánh đồ và thành yêu dấu. Rồi, lửa từ Đức Chúa Trời đã xuống từ trời và đã thiêu nuốt chúng.

Kính thưa Chúa,
“Quân trại của các thánh đồ và thành yêu dấu.” “Quân trại” là nơi ở của các thánh đồ, họ vẫn được coi là những người lính giỏi của Chúa trên chiến trận thuộc linh, và cả trong chiến trận thuộc thể. Thực ra Chúa sẽ chinh chiến thay họ.
“Thành yêu dấu”: là thành Giê-ru-sa-lem. Vì là nơi có đền thờ Chúa, nơi có Ngai Thương Xót, nơi Chúa ngự.

“Rồi, lửa từ Đức Chúa Trời đã xuống từ trời và đã thiêu nuốt chúng”. Chúa đã trừng phạt kẻ chống Chúa và con dân Chúa bằng lửa từ trời.

10 Ma Quỷ, kẻ đã lừa dối chúng, đã bị ném vào hồ lửa và lưu huỳnh, nơi có con thú và Tiên Tri Giả. Chúng sẽ bị đau khổ cả ngày lẫn đêm cho tới đời đời.

Kính thưa Chúa,
Ma Quỷ là Sa-tan kẻ lừa dối loài người, chống nghịch Chúa bị ném vào hồ lửa và lưu huỳnh nơi con thú và Tiên Tri Giả đã bị ném vào từ trước. Chúng bị đau khổ cả ngày lẫn đêm cho tới mãi mãi. Đây cũng là bài học cho con. Mọi sinh vật thọ tạo phải chấp nhận sự cai trị, thẩm quyền của Đấng Sáng Tạo. Đó là chân lý, là lẽ thật. Con cảm tạ Chúa vì Ngài là Đức Chúa trời của con, là Vua, là Chúa của con. Chỉ có Ngài cai trị, mới đem lại cho con vui thỏa, hạnh phúc. A-lê-lu-gia. A-men!
Khi Sa-tan bị ném vào hồ lửa thì chỉ có AntiChrist và Tiên Tri Giả bị ném vào trước hắn, những thiên sứ phạm tội chống Chúa và những người không thuộc về Chúa, họ sẽ bị ném vào hỏa ngục sau khi bị phán xét nơi tòa án chung thẩm.

Bài suy ngẫm có tham khảo bài giảng của người chăn. Con cảm tạ Chúa.

Phần con áp dụng:

Kính thưa Chúa,
Rất nhiều người được sống trong Vương Quốc Ngàn Năm, được sống trong an bình, thịnh vượng, trong sự hiểu biết Chúa đầy dẫy đất, mà họ vẫn tìm cách chống Chúa, là họ vẫn còn có tinh thần phản loạn. Con nghĩ, bởi vì họ vẫn muốn sống theo ý riêng họ mà không muốn sống vâng theo ý Chúa, là họ vẫn mắc tội kiêu ngạo, có học mà không có hành, có hiểu biết mà lại không áp dụng vào đời sống. Chống lại Chúa, khác nào “trứng chọi với đá”. Có những câu Thánh Kinh mà con tâm đắc bởi lẽ thật quý báu là đừng bao giờ tin, nương cậy vào sự thông sáng của chính mình, của loài người, mà phải theo ý Chúa, trông cậy nơi Chúa (Châm Ngôn 3:5-8; 28:26; Ê-sai 2:22). Hãy để Chúa làm Đức Chúa Trời của mình, làm Vua, làm Chúa của mình. Chỉ có như vậy, con mới được vui thỏa, hạnh phúc. Vì Ngài là Đấng hay thương xót (Phục Truyền Luật Lệ Ký 4:31… Thi Thiên 25:6; 86:15; 103:8; 13… Mác 6:34; Lu-ca 1:50… Rô-ma 11:32; 12:1…) A-men! Con cảm tạ Chúa.

Con cảm tạ ơn Chúa đã soi sáng con bài hôm nay. Nguyện mọi vinh quang, tôn quý, năng lực đều thuộc về Thiên Chúa đời đời vô cùng. Nguyện xin ân điển của Thiên Chúa, sự hiểu biết về Ngài, được đầy dẫy trong con. A-men!

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Con, Dương Quang Trung
Ngày 16/12/2024


Đặng Thái Học
17/12/2024 08:11

Khải Huyền 20:7-10 Sự Thất Bại Cuối Cùng của Sa-tan

Kính lạy Cha Yêu Thương của con ở trên trời!

Con dâng lời cảm tạ ơn Cha vì Ngài ban cho con được tiếp tục học Lời Chúa. Nguyện Đức Thánh Linh hướng dẫn con vào sự học hiểu và làm theo những lời dạy dỗ của Ngài trong bài học Thánh Kinh hôm nay!

7 Khi một ngàn năm đã mãn, Sa-tan sẽ được thả ra khỏi ngục của nó.
8 Nó sẽ đi ra, lừa dối các quốc gia trong bốn góc đất, Gót và Ma-gót, nhóm chúng lại cho chiến trận. Con số của chúng như cát của biển.

Cho đến thời kỳ một nghìn năm kết thúc, Sa-tan sẽ được thả ra khỏi ngục của nó trong chương trình của Đức Chúa Trời đã định. Sa-tan vốn là thiên sứ trưởng, là một thực thể thiêng liêng, nó sẽ lấy hình dạng biểu tượng để ra đi, lừa dối các quốc gia trong khắp bốn phương, tám hướng trên toàn cầu. Điều này nhấn mạnh về tất cả các dân tộc trên đất đều bị Sa-tan lừa dối, cám dỗ loài người cùng nổi dậy, theo nó để phản nghịch lại Thiên Chúa. Gót và Ma-gót có thể hiểu là một thế lực tiêu biểu cho sự phản loạn trên toàn thế giới trong thời kỳ cuối cùng của một nghìn năm hòa bình trên đất. Dù Thánh Kinh không chỉ rõ Gót và M-gót là ai, nhưng một số người được Chúa ban cho sự khôn sáng, được thần cảm, cho rằng, rất có thể là người cầm đầu nước Nga và rất nhiều dân chúng trong vùng nào đó cùng đứng lên, tập hợp lại với số lượng lớn cho chiến trận, nhiều đến mức được ví như cát của biển, chống nghịch lại ý muốn của Đức Chúa Trời. Được sống trong sự bình an, hạnh phúc trong suốt một nghìn năm như vậy, nhưng những người này vẫn không chịu mở cặp mắt thuộc linh, bởi tâm trí họ tập trung vào xu hướng đời này, theo Sa-tan chông nghịch Thiên Chúa, vì họ được quyền tự do lựa chọn Sa-tan thay vì Đấng đáng được lựa chọn, và bởi bản chất tội lỗi của họ vẫn ẩn chứa trong lòng, không có sự soi dẫn của Chúa, nên dễ bị sa vào sự lừa dối của nó. Đây là sự thử thách cuối cùng đối với loài người trước sức mạnh của Sa-tan trong thời kỳ cuối của một nghìn năm trên đất.

9 Chúng đã đi lên khắp đất, bao vây quân trại của các thánh đồ và thành yêu dấu. Rồi, lửa từ Đức Chúa Trời đã xuống từ trời và đã thiêu nuốt chúng.

Vào cuối thời kỳ nghìn năm, những kẻ tin theo Sa-tan sẽ đi lên khắp đất, bao vây quân trại của các thánh đồ. Điều này nói lên hình ảnh tượng trưng, không phải là quân trại theo nghĩa đen, mà là nơi cư trú của những người thuộc về Chúa dưới sự quan phòng của Ngài, cùng một tâm tình chống lại sự phản loạn của Sa-tan. Thành được gọi là yêu dấu hàm ý chỉ về thành Giê-ru-sa-lem trên đất, nơi Đức Chúa Trời hiện diện, là trung tâm thờ phượng của con dân Chúa trong thời kỳ Vương Quốc nghìn năm.

10 Ma Quỷ, kẻ đã lừa dối chúng, đã bị ném vào hồ lửa và lưu huỳnh, nơi có con thú và Tiên Tri Giả. Chúng sẽ bị đau khổ cả ngày lẫn đêm cho tới đời đời.

Sa-tan, kẻ đã lừa dối thế gian, nó sẽ bị ném vào hồ lửa và lưu huỳnh, nơi giam giữ biệt riêng cho nó và Tiên Tri Giả trong suốt một nghìn năm trong hồ lửa nơi hỏa ngục, và đó là nơi dành cho hết thảy những kẻ chống nghịch Thiên Chúa trong ngày phán xét chung cuộc.

Kính lạy Chúa!

Bài học Thánh Kinh hôm nay mô tả về cuộc chiến giữa quyền lực công chính của Đức Chúa Trời và các thế lực của sự tà ác do Sa-tan cầm đầu, và cuối cùng thì Sa-tan sẽ thất bại hoàn toàn.
Câu hỏi đặt ra về sự kiện có nhiều người được sống trong Vương Quốc nghìn năm mà lại chống nghịch Thiên Chúa, là bởi họ yêu mến thế gian, xu hướng tội lỗi do bản tính của loài người, chọn chống nghịch Thiên Chúa khi bị Sa-tan dụ dỗ, là quyền quyết định cá nhân.

Lý do khiến nhiều người chống nghịch Thiên Chúa là bởi sự lừa dối của Sa-tan, có sức mạnh, lôi kéo những người không có đức tin hoặc thiếu đức tin nơi Chúa, và bởi bản chất tham muốn sống tự do trong tội của các thế hệ con cháu của những người còn sống sót trong thời kỳ đại nạn, không biết sự bình an là đến từ Đức Chúa rời, khiến họ sa ngã, chối bỏ sự cai trị của Thiên Chúa.

Nguyện Chúa ban ơn cho chúng con luôn được ăn nuốt Lời Ngài mỗi ngày, làm linh lương nuôi dưỡng linh hồn đời đời của chúng con. Amen!

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Con, Đặng Thái Học


Phạm Trịnh Minh Anh
20/12/2024 17:32

Khải Huyền 20:7-10 Sự Thất Bại Cuối Cùng của Sa-tan

Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con. Con cảm tạ Cha cho con được suy ngẫm Lời của Ngài. Con xin trình bày những điều con được hiểu và học được trong Khải Huyền 20:7-10.

7 Khi một ngàn năm đã mãn, Sa-tan sẽ được thả ra khỏi ngục của nó.
8 Nó sẽ đi ra, lừa dối các quốc gia trong bốn góc đất, Gót và Ma-gót, nhóm chúng lại cho chiến trận. Con số của chúng như cát của biển.

Thưa Cha, con hiểu có thể các thiên sứ phạm tội khác, là tất cả các tà linh trước đây đã theo Sa-tan dấy loạn, cũng bị ném xuống vực sâu không đáy cùng Sa-tan. Dù Thánh Kinh không đề cập đến kết cục của họ, nhưng chắc chắn trong Vương Quốc Ngàn Năm do Đấng Christ trị vì thì loài người và muôn vật không còn bị tác động bởi các tà linh nữa. Muôn sói sẽ ở với chiên con, trẻ con đang bú chơi kề hang rắn hổ mang, chẳng còn nghe tiếng khóc lóc kêu la, không phải lao nhọc cách vô ích, tuổi thọ sẽ như tuổi cây, chẳng có ai làm tổn hại hay hủy phá, được Chúa ban cho mọi mong ước phải lẽ trước khi cầu xin,... (Ê-sai 11:6-9; Ê-sai 65:19-25), thế nhưng vẫn có những kẻ có tội chết lúc trăm tuổi.

Dẫu ngàn năm đã trôi qua, nhưng khi Sa-tan được ra khỏi ngục thì nó vẫn tiếp tục thực hiện việc nó muốn làm. Có thể Sa-tan không cần phải ở trong một hình dạng cụ thể, nhưng nó biết bản tính không vâng phục của loài người, nên nhắm vào đó để gieo ra sự lừa dối. Trong Vương Quốc Ngàn Năm dân chúng vẫn lao động, phải xây nhà và ở, trồng vườn nho để ăn trái, nhưng họ sẽ không xây nhà cho người khác ở, chẳng trồng vườn nho cho người khác ăn, ai nấy sẽ hưởng công việc tay mình làm (Ê-sai 65:21-22). Nên những người nào có bản tính lười biếng, tham lam, kiêu ngạo sẽ bị Sa-tan lừa dối khơi dậy trong họ lòng bất mãn với sự cai trị của Đấng Christ. Tất cả họ sẽ được Sa-tan nhóm lại cho cuộc chiến chống nghịch Thiên Chúa. Số người theo Sa-tan đông như cát của biển.

9a Chúng đã đi lên khắp đất, bao vây quân trại của các thánh đồ và thành yêu dấu.

Thưa Cha, con hiểu rằng dẫu được Đấng Christ cùng những thánh đồ cai trị bởi luật pháp công chính, được sống trong môi trường toàn hảo, tốt lành, nhưng những người không thỏa lòng vẫn sẽ tiếp tục không thỏa lòng. Người đã sống trên trăm tuổi phạm tội thì sẽ chết ngay, còn người dưới trăm tuổi thì họ vẫn được ban cho thời gian để ăn năn. Như vậy, ở thời điểm ấy có vô số người chưa được trăm tuổi đi theo Sa-tan. Có lẽ số của chúng còn đông hơn những người công chính đang sống trên đất, nên chúng mới tự mãn mà tràn ra khắp đất, bao vây quân trại của các thánh đồ và thành Giê-ru-sa-lem.

Con nghĩ trong thời hòa bình, công chính của Vương Quốc Ngàn Năm thì không cần đến quân đội nữa. Quân trại không phải là nơi tập trung binh lính, mà là nơi ở của những người tin kính Chúa. Gọi là thành yêu dấu vì nơi ấy là nơi được Đức Chúa Trời chọn để đặt Danh Ngài ở đó, làm nơi thờ phượng chính, và đó cũng là nơi ở của những người được Đức Chúa Trời, Đấng Christ và những ai thuộc về Chúa yêu dấu.

9b Rồi, lửa từ Đức Chúa Trời đã xuống từ trời và đã thiêu nuốt chúng.
10 Ma Quỷ, kẻ đã lừa dối chúng, đã bị ném vào hồ lửa và lưu huỳnh, nơi có con thú và Tiên Tri Giả. Chúng sẽ bị đau khổ cả ngày lẫn đêm cho tới đời đời.

Thưa Cha, con hiểu rằng dù Sa-tan đã tụ hợp được một đạo quân với số lượng khổng lồ, nhưng chúng chưa thể gây ra bất cứ tổn hại nào cho con dân Chúa, thì lửa xuống từ trời đã thiêu nuốt tất cả chúng. Ma Quỷ là kẻ lừa dối chúng đã bị ném vào hồ lửa và lưu huỳnh, nơi đã có AntiChrist và Tiên Tri Giả. Chúng sẽ bị đau khổ cả ngày lẫn đêm cho tới đời đời, vì đây là kết cuộc dành cho những ai chống nghịch Thiên Chúa.

Con cảm tạ Chúa ban cho con những sự hiểu trên. Cảm tạ Chúa vì Ngài luôn quan phòng bảo vệ con dân của Ngài. Chúng con chỉ cần tin cậy, vâng lời Ngài thì sẽ không bao giờ bị ma quỷ lừa dối mà rơi vào sự chống nghịch Ngài. Nguyện xin Chúa ban ơn, gìn giữ con trong sự tỉnh thức luôn cho đến cuối cùng. A-men!

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Phạm Trịnh Minh Anh
20/12/2024


Bùi Văn Vũ
22/12/2024 21:24

Khải Huyền 20:7-10 Sự Thất Bại Cuối Cùng của Sa-tan

Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Đời Đời của con. Thưa Cha! Cảm tạ Ngài đã ban cho con có thời gian để suy ngẫm Lời Ngài. Con xin ghi lại ý hiểu của con về đoạn Thánh Kinh trong Khải Huyền 20:7-10 như sau:

7 Khi một ngàn năm đã mãn, Sa-tan sẽ được thả ra khỏi ngục của nó.
8 Nó sẽ đi ra, lừa dối các quốc gia trong bốn góc đất, Gót và Ma-gót, nhóm chúng lại cho chiến trận. Con số của chúng như cát của biển.

Thưa Cha! Con hiểu rằng, khi kết thúc một ngàn năm, Sa-tan bị nhốt ở dưới vực sâu không đáy sẽ được thả ra, nó sẽ đi ra lừa gạt các quốc gia trên đất, và nhóm những kẻ theo Sa-tan lại cho trận chiến cuối cùng.

Con hiểu rằng, trong Vương Quốc Ngàn Năm, những thánh đồ được sống lại sẽ không bị hư mất nữa, họ sẽ được đồng cai trị với Đức Chúa Jesus trên đất. Những người còn sống khi kết thúc bảy năm đại nạn, sẽ bước vào Vương Quốc Ngàn Năm tiếp tục sinh sôi, đầy rẫy đất. Những người yêu kính Chúa sẽ sống đến ngàn năm, những kẻ phạm tội với Chúa sẽ chết lúc trăm tuổi, những kẻ này sẽ không còn cơ hội nhận được sự cứu rỗi nữa.

Con hiểu rằng, từ năm 900 đến năm 1000, trong Vương Quốc Ngàn Năm sẽ còn những thánh đồ kính sợ Chúa và những kẻ phạm tội với Chúa còn sống, khi Sa-tan được thả ra đã dụ dỗ, lừa gạt những kẻ phạm tội này, họ đã nhóm lại để chống lại Chúa và các thánh đồ của Ngài.

Thưa Cha! Khi con suy ngẫm về việc tại sao trong thời kì Vương Quốc Ngàn Năm, cư dân được Đấng Christ cai trị, trái đất được tươi đẹp giống như ngày sáng thế, họ không bị sự gì cám dỗ nhưng vẫn phạm tội với Chúa, để rồi họ chết lúc trăm tuổi và bị hư mất đời đời. Khi bị Sa-tan dụ dỗ lừa gạt thì tin theo Sa-tan chống nghịch Chúa, thì con hiểu rằng, bởi chính sự không thoả lòng của họ. Dù khi được sống trong một môi trường tốt đẹp nhưng họ vẫn không thoả lòng những gì mình có, nên phạm tội với Chúa. Khi bị Sa-tan dụ dỗ, có lẽ những kẻ đi theo Sa-tan vì không thoả lòng khi chỉ là dân thường, mà họ muốn được cai trị như những thánh đồ sống lại, có lẽ vì vậy mà họ đã theo Sa-tan khi được hứa hẹn về sự sẽ được cai trị sau khi lật đổ Chúa.

9 Chúng đã đi lên khắp đất, bao vây quân trại của các thánh đồ và thành yêu dấu. Rồi, lửa từ Đức Chúa Trời đã xuống từ trời và đã thiêu nuốt chúng.

Thưa Cha! Những kẻ phạm tội mà còn sống trong Vương Quốc Ngàn Năm dù chỉ trong vòng 100 năm cuối cùng, nhưng chúng đông như cát bãi biển, chúng đã vây trại quân của các thánh đồ. Có lẽ những kẻ có lòng chống nghịch Chúa trong thời điểm Vương Quốc Ngàn Năm họ không đọc Lời Chúa trong Thánh Kinh, bởi vậy họ không biết được lịch sử, trong cuối bảy năm đại nạn toàn bộ những kẻ chống nghịch Chúa bị tiêu diệt chỉ bằng tiếng phán của Đức Chúa Jesus. Bởi vậy, kết cục của họ là những kẻ chống nghịch Chúa sẽ bị lửa từ trời thiêu nuốt.

10 Ma Quỷ, kẻ đã lừa dối chúng, đã bị ném vào hồ lửa và lưu huỳnh, nơi có con thú và Tiên Tri Giả. Chúng sẽ bị đau khổ cả ngày lẫn đêm cho tới đời đời.

Thưa Cha! Kết cục của Ma-quỷ là con rồng sẽ bị ném vào hồ lửa có lưu huỳnh đang cháy, chúng sẽ bị đau khổ cho đến đời đời.

Con hiểu rằng, trong ngày phán xét cuối cùng, sẽ có nhiều kẻ phạm tội với Chúa cũng sẽ bị ném vào hồ lửa bởi những tội lỗi mà họ đã làm ra.

Thưa Cha! Con cảm tạ Ngài đã ban cho con những sự hiểu biết trên.
Con hiểu rằng, mỗi người để được ở trong dòng dõi thánh của Chúa, thì phải cai trị được chính bản thân mình, phải vượt qua nhiều thử thách. Nguyện xin Chúa ban ơn thêm sức trên mỗi chúng con trong cuộc đua cuối cùng này, để ai nấy trong chúng con đều chiến thắng cuộc đua của mình. Con cảm tạ ơn Ngài.

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.

Bùi Văn Vũ
22/12/2024


Nguyễn Ngọc Tú
23/12/2024 21:52

Nguyễn Ngọc Tú: Khải Huyền 20:7-10 Sự Thất Bại Cuối Cùng của Sa-tan

Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con,

Con cảm tạ Cha đã ban cho gia đình con một ngày bình an. Con cảm tạ Cha vì mọi ơn phước Ngài tuôn đổ trên gia đình con. Con cảm tạ Cha vì giờ này Ngài ban cho con có thời gian yên tĩnh để cầu nguyện và viết bài suy ngẫm. Con xin ghi lại sự suy ngẫm của con về Khải Huyền 20:7-10.

7 Khi một ngàn năm đã mãn, Sa-tan sẽ được thả ra khỏi ngục của nó.
8 Nó sẽ đi ra, lừa dối các quốc gia trong bốn góc đất, Gót và Ma-gót, nhóm chúng lại cho chiến trận. Con số của chúng như cát của biển.

Câu 7 và 8: Thưa Cha, con hiểu rằng, "các quốc gia trong bốn góc đất" là bao gồm tất cả các quốc gia trên đất lúc bấy giờ. Trong số những người theo Sa-tan thì có một nhân vật nổi bật là Gót, lãnh đạo của nước Nga.

Thật khó hình dung được, tại sao sau một ngàn năm được sống trong một thời kì vô cùng phước hạnh mà vẫn có rất nhiều người theo Sa-tan phản nghịch Thiên Chúa. Có lẽ, để lừa dối được nhiều người thuộc nhiều quốc gia như vậy, Sa-tan đã giả làm một nhà du thuyết, đi khắp nơi để rao giảng một tà thuyết mới lạ, khiến nhiều người tò mò. Tà thuyết ấy có lẽ dạy rằng: Loài người sẽ đạt được những điều tốt đẹp hơn khi tự do sống theo ý riêng.

9 Chúng đã đi lên khắp đất, bao vây quân trại của các thánh đồ và thành yêu dấu. Rồi, lửa từ Đức Chúa Trời đã xuống từ trời và đã thiêu nuốt chúng.

Câu 9: Con hiểu rằng, "thành yêu dấu" chắc hẳn là chỉ về thành Giê-ru-sa-lem. Có nhiều đoạn trong Thánh Kinh Giê-ru-sa-lem một cách trìu mến, điển hình như Thi Thiên 87:1-3 và Ê-sai 66:10-13. Trong thời kì Ngàn Năm Bình An các dân tộc sẽ đến Giê-ru-sa-lem để thờ phượng Thiên Chúa (Ê-sai 2:2-3).

Ê-sai 66:10-13

10 Các ngươi là kẻ yêu Giê-ru-sa-lem, hãy vui với nó, hãy mừng vì nó! Các ngươi là kẻ đã khóc vì Giê-ru-sa-lem, hãy cùng nó hớn hở vui cười;

11 để cho các ngươi sẽ được bú và no bởi vú của sự an ủi nó; được vắt sữa và lấy làm vui sướng bởi sự dư dật của vinh quang nó.

12 Vì Đấng Tự Hữu Hằng Hữu phán như vầy: Này, Ta sẽ làm cho sự bình an chảy đến nó như một con sông, và sự vinh quang của các dân như nước vỡ bờ; các ngươi sẽ được bú, được bồng trên hông, và mơn trớn trên đầu gối.

13 Ta sẽ an ủi các ngươi như mẹ an ủi con, và ấy là tại trong Giê-ru-sa-lem mà các ngươi sẽ được an ủi.

Vào cuối Ngàn Năm Bình An, Sa-tan phát động một trận tổng tiến công vào quân trại của các con dân Chúa và thành Giê-ru-sa-lem. Nhưng con dân Chúa không cần phải làm gì để ứng phó, vì chính Đức Chúa Trời sẽ ra tay tiêu diệt tất cả.

10 Ma Quỷ, kẻ đã lừa dối chúng, đã bị ném vào hồ lửa và lưu huỳnh, nơi có con thú và Tiên Tri Giả. Chúng sẽ bị đau khổ cả ngày lẫn đêm cho tới đời đời.

Câu 10: Con hiểu rằng, Đức Chúa Trời cũng bắt Sa-tan, ném vào hồ lửa. Lúc này, AntiChrist và Tiên Tri Giả đã chịu khổ trong hỏa ngục được một ngàn năm. Kể từ thời điểm đó, Sa-tan chính thức bị hình phạt trong hồ lửa cho đến đời đời, mãi mãi không thể làm hại ai được nữa.

Con cảm tạ Cha đã ban cho con những sự hiểu trên đây. Nguyện xin Cha giờ này cũng tiếp tục ban ơn cho buổi làm việc tối nay của con. Con cảm tạ Cha. A-men.

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Ngọc Tú


Nguyễn Thị Thu Thủy
25/12/2024 07:07

Khải Huyền 20:7-10 Sự Thất Bại Cuối Cùng của Sa-tan

Kính lạy Chúa! Con cảm tạ Ngài đã ban ơn và giữ gìn chúng con một ngày được bình an. Cảm tạ Chúa cho con thì giờ này được học và suy ngẫm Lời Ngài. Nguyện xin Chúa ở cùng, ban ơn và dẫn dắt con trong sự học biết Lời Ngài! Con cảm tạ Chúa!

7 Khi một ngàn năm đã mãn, Sa-tan sẽ được thả ra khỏi ngục của nó.
8 Nó sẽ đi ra, lừa dối các quốc gia trong bốn góc đất, Gót và Ma-gót, nhóm chúng lại cho chiến trận. Con số của chúng như cát của biển.
9 Chúng đã đi lên khắp đất, bao vây quân trại của các thánh đồ và thành yêu dấu. Rồi, lửa từ Đức Chúa Trời đã xuống từ trời và đã thiêu nuốt chúng.
10 Ma Quỷ, kẻ đã lừa dối chúng, đã bị ném vào hồ lửa và lưu huỳnh, nơi có con thú và Tiên Tri Giả. Chúng sẽ bị đau khổ cả ngày lẫn đêm cho tới đời đời.

Thưa Chúa, con hiểu rằng, sau thời kỳ một ngàn năm bình an, thì cũng là lúc Sa-tan được thả ra vì đã mãn hạn. Nó đi ra và lừa dối các quốc gia trên đất, con hiểu rằng Sa-tan lại đưa ra những chiêu dụ đánh vào lòng tham, sự kiêu ngạo để cám dỗ loài người chối bỏ Chúa, đi theo Sa-tan. Điều đáng buồn và ngạc nhiên là số người bị lừa dối, bị cám dỗ lại nhiều như cát của biển. Mặc dù suốt thời kỳ một nghìn năm đã được sống trong sự hiểu biết Chúa, không hề bị cám dỗ gì, được kinh nghiệm Chúa. Con hiểu Chúa cho phép Sa-tan hành động như vậy, để qua đó bày tỏ ra tấm lòng của mỗi người đối cùng Chúa ra sao. Nhưng thực tế đáng buồn là con số chống nghịch Chúa, thích làm theo ý muốn của mình là rất nhiều. Nhiều đến nỗi là khắp đất, đến nỗi có thể bao vây những nơi ở của con dân Chúa cùng thành Giê-ru-sa-lem. Thưa Chúa, đúng là thời đại nào cũng vậy, những người chống nghịch Chúa thì luôn tìm cách để làm hại con dân Chúa.

Tuy nhiên, họ chẳng thể làm gì được, bởi vì Chúa đã khiến lửa từ trời giáng xuống thiêu nuốt họ. Còn Sa-tan thì bị ném vào hỏa ngục, chịu khổ cả ngày lẫn đêm cho đến đời đời, không bao giờ chấm dứt. Con hiểu rằng hình phạt dành cho những người không tin nhận Ngài, chống nghịch Ngài là như vậy. Sự chịu khổ cả ngày lẫn đêm, đời đời không dứt là điều thống khổ nhất. Con tưởng tượng sự khổ sở, đau đớn dù chỉ là nhẹ mà mãi mãi không chấm dứt thì cũng đã đủ đau đớn cỡ nào rồi, huống chi là lửa vây quanh đêm ngày, cùng tiếng la hét, khóc than không dứt. Điều đó thật rất đỗi khủng khiếp và đáng sợ!

Kính lạy Chúa, con cảm tạ Ngài vì chương trình, ý định của Chúa đều thể hiện tình yêu, sự công chính và sự thánh khiết. Cảm tạ Chúa đã cho loài người chúng con biết chương trình và Chúa. Nguyện xin Chúa giữ gìn chúng con trung tín với Ngài, để được ở bên Ngài vui thỏa, phước hạnh đời đời. Con cảm tạ Chúa!

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Thị Thu Thủy
24/12/2024


Vũ Triệu Hùng
25/12/2024 22:01

Khải Huyền 20:7-10 Sự Thất Bại Cuối Cùng của Sa-tan

Kính lạy Đức Chúa Trời toàn năng là Cha kính yêu của con ở trên trời. Con cảm tạ ơn Cha đã ban ơn và gìn giữ con ngày hôm nay. Cảm tạ ơn Cha ban cho con có thời gian học Lời Ngài. Con xin viết ra sự suy ngẫm của mình trong Khải Huyền 20:7-10.

7 Khi một ngàn năm đã mãn, Sa-tan sẽ được thả ra khỏi ngục của nó.
8 Nó sẽ đi ra, lừa dối các quốc gia trong bốn góc đất, Gót và Ma-gót, nhóm chúng lại cho chiến trận. Con số của chúng như cát của biển.
9 Chúng đã đi lên khắp đất, bao vây quân trại của các thánh đồ và thành yêu dấu. Rồi, lửa từ Đức Chúa Trời đã xuống từ trời và đã thiêu nuốt chúng.
10 Ma Quỷ, kẻ đã lừa dối chúng, đã bị ném vào hồ lửa và lưu huỳnh, nơi có con thú và Tiên Tri Giả. Chúng sẽ bị đau khổ cả ngày lẫn đêm cho tới đời đời.

Lạy Cha, con xin được hiểu như sau:

1. Sau thời hạn 1000 năm bị giam ở vực sâu không đáy thì Sa-tan được thả ra. Sự nỗ lực cuối cùng của Sa-tan trong sự chống nghịch Thiên Chúa là lừa dối các quốc gia trên đất. “Các quốc gia trong bốn góc đất” nghĩa là hết thảy các quốc gia trên đất trong thời kỳ 1000 năm bình an. Sa-tan đã thành công khi dụ dỗ và lừa dối rất nhiều người trong các quốc gia để tham chiến chống nghịch sự cai trị của Đức Chúa Jesus Christ. “Chúng như cát bờ biển” nói lên số người theo Sa-tan thật vô cùng nhiều. 

2. Lời Chúa đã phán: Lòng người thật xấu xa hơn muôn vật. Khi mà loài người sống trong 1000 năm bình an, được đầy dẫy sự hiểu biết về Thiê. Chúa, không còn sự lừa dối, cám dỗ của ma quỷ và được sống trong sự cai trị yêu thương, công chính và khôn sáng của Đức Chúa Jesus Christ, mà nhiều người vẫn nuôi dưỡng mầm mống tinh thần chống nghịch Thiên Chúa. 

Sự Sa-tan tiếp tục cám dỗ loài người cuối 1000 năm bình an là sự cho phép và biết trước của Thiên Chúa. Thiên sứ và loài người không thể nhìn biết tấm lòng của con người, nhưng Chúa biết hết và biết rõ mọi sự. Qua việc Sa-tan lừa gạt nhiều người theo hắn chống nghịch Chúa là để cho thiên sứ và loài người biết dù loài người hoàn toàn sống trong sự bình an và cai trị của Chúa thì vẫn có rất nhiều người muốn sống theo ý riêng, không phục theo sự cai trị của Ngài. Cho đến khi hoàn cảnh thích hợp xảy đến thì những người đó mới bộc lộ rõ bản chất của mình. 

3. Quân trại của các thánh đồ là hết thảy những con dân Chúa trong thời kỳ Vương Quốc Ngàn Năm đã trung tín và đứng vững trước sự dụ dỗ và lừa dối của Sa-tan. Thành yêu dấu là thành Giê-ru-sa-lem.

4. Con số những kẻ chống nghịch vây trại quân của các thánh đồ và thành Giê-ru-sa-lem không những đông như cát bờ biển, mà còn cộng thêm những vũ khí, thiết bị kỹ thuật tiên tiến trong thời kỳ 1000 năm bình an, thì cuộc tấn công này cho thấy rất khốc liệt. Nhưng Đức Chúa Trời không cho phép chúng làm điều gì hơn và con dân Chúa cũng không cần phải chiến đấu, vì lửa từ trời của Đức Chúa Trời sẽ thiêu đốt chúng thành tro bụi. 

Còn riêng Sa-tan là kẻ cầm đầu những kẻ chống nghịch và lừa dối loài người thì bị ném vào hỏa ngục đời đời. Con hiểu rằng, hỏa ngục đời đời là nơi trước hết sắm sẵn dành cho ma quỷ, sau là cho những kẻ trong loài người không tin và chống nghịch Ngài. AntiChrist, tiên tri giả và Sa-tan là những kẻ đầu tiên bị ném vào trong hỏa ngục để chịu khổ cho tới đời đời. 

Cảm tạ ơn Cha ban ơn cho con viết lên sự suy ngẫm của mình trong bài học này. Cảm tạ ơn Cha cho chúng con được thuộc về Ngài. Chẳng còn bao lâu nữa chúng con sẽ được về bên Ngài và tận mắt chứng kiến những điều đã được tiên tri trong sách Khải Huyền. Nguyện mỗi chúng con luôn biết giữ mình thánh sạch cho đến ngày Đức Chúa Jesus Christ của chúng con quang lâm. Con cảm tạ ơn Cha. A-men!

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Vũ Triệu Hùng
25/12/2024


Nguyễn Thị Mơ
02/01/2025 19:31

Khải Huyền 20:7-10 Sự Thất Bại Cuối Cùng của Sa-tan

Kính thưa Chúa!
Con học được rằng:
Sau một nghìn năm bị giam giữ, ngay sau khi được thả ra, Sa-tan lập tức đi ra để lừa dối tất cả các quốc gia trên đất, điều đó cho thấy Sa-tan là kẻ lừa dối nguy hiểm và quyết chống nghịch Thiên Chúa cho tới cuối cùng. Số lượng người theo Sa-tan nổi loạn chống nghịch Thiên Chúa được mô tả “đông như cát biển” cho thấy một số lượng người quá lớn cho tới nỗi không thể đếm xuể.

Trước đây khi đọc Lời Chúa trong chương này con đã rất thắc mắc, được sống trong một môi trường không còn bị Sa-tan cám dỗ, đồng thời lại được trang bị cho sự hiểu biết về Thiên Chúa cách đầy trọn. Một ngàn năm sống trong hạnh phúc, huy hoàng toàn là phước hạnh dưới sự cai trị của Đấng Christ, mà vẫn có số người đông "như cát biển" theo Sa-tan chống nghịch Thiên Chúa. Giờ đây, khi đã kinh nghiệm nhiều sự việc xảy ra trên bước đường theo Chúa, con có thể lý giải được phần nào. Ấy là bởi tự lòng người, lòng người kiêu ngạo với những tham vọng, không thỏa lòng trong phước hạnh được ban cho, thích làm theo ý riêng mình, cho dù ý muốn đó nghịch lại sự công chính, yêu thương và thánh khiết của Đức Chúa Trời.

Con cũng học được rằng, Sa-tan là kẻ lừa dối rất tinh vi nên có thể lừa dối được số đông người như vậy, điều đó dạy cho con tỉnh thức càng hơn, vì ngay trong giờ phút này, Sa-tan vẫn đang hiện hữu và gấp rút làm công việc lừa dối và hủy diệt của nó. Không còn cách nào khác cho con dân của Chúa ấy là suy ngẫm Lời Chúa ngày đêm và cẩn thận làm theo để có thể chống trả và chiến thắng kẻ thù là Sa-tan và bè lũ của hắn, đồng thời nhận ra những tham vọng, những ý riêng nguy hiểm nhen nhóm chính ngay trong tâm trí mình để mà kịp thời từ bỏ.

Chi tiết Gót và Ma-gót được nhắc tới trong câu 8 qua giải thích của người chăn con được biết, Gót nói đến người lãnh đạo dân Nga và Ma-gót là nói về nước Nga cũng để lại trong con bài học. Ở thời điểm đó, Gót rất có thể là một người rất được trọng vọng và có tầm ảnh hưởng lớn, và Ma-gót là nước Nga, lúc đó rất có thể là một quốc gia rất hùng cường. Điều đó cho con học được rằng, khi bản thân có địa vị hoặc có tầm ảnh hưởng lớn hoặc giàu có về của cải vật chất thì sự cám dỗ càng lớn. Bởi vậy mà Chúa luôn kêu gọi con dân của Ngài trong thời kỳ Hội Thánh bước vào sự chịu khổ để đi theo Ngài.

Kính thưa Chúa!
Khi suy ngẫm bài học, con nghĩ tới ý chí tự do mà Thiên Chúa ban cho loài người. Đỉnh điểm của tình yêu phải chăng là đây. Cho dù Thiên Chúa biết trước có nhiều người sẽ chọn chống nghịch và từ chối tình yêu của Ngài, nhưng Ngài không ép buộc ai phải yêu kính hay phục tùng, cho dù với quyền năng không giới hạn, Ngài có thể làm điều đó, nhưng Ngài muốn loài người yêu Ngài bằng tình yêu từ nguyện, xuất phát từ tấm lòng. Thật diệu kỳ thay là tình yêu lớn lao của Thiên Chúa, càng suy ngẫm con càng tin chắc rằng, thiên đàng sẽ là nơi phước hạnh tuyệt đỉnh, nơi chỉ có tình yêu đích thực hiện hữu, bởi khởi nguồn của tình yêu ấy đến từ Thiên Chúa Tình Yêu.

Sa-tan dù có tài giỏi trong lĩnh vực lừa dối và vu khống thì cũng chỉ là công cụ trong tay Thiên Chúa, để kích hoạt ý chí tự do trong mỗi người, qua đó những con người thật lòng tin kính Thiên Chúa sẽ được chọn ra để được hưởng tình yêu diệu kỳ của Ngài, và Sa-tan cùng với những kẻ theo hắn chống nghịch Thiên Chúa sẽ bị hủy diệt. Cảm tạ Chúa!

Lạy Chúa!
Con kính dâng lên Chúa lời cảm tạ về những sự dạy dỗ Ngài ban cho con. Cầu xin Chúa giúp con mỗi ngày càng thêm nên sự trông cậy vững vàng vào lời hứa trong tình yêu Ngài đối cùng con. Amen!

Con cảm tạ ơn Chúa!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus.
“đông như cát biển” cho thấy một số lượng người quá lớn cho tới nỗi không thể đếm xuể.

Trước đây khi đọc Lời Chúa trong chương này con đã rất thắc mắc, được sống trong một môi trường không còn bị Sa-tan cám dỗ, đồng thời lại được trang bị cho sự hiểu biết về Thiên Chúa cách đầy trọn. Một ngàn năm sống trong hạnh phúc, huy hoàng toàn là phước hạnh dưới sự cai trị của Đấng Christ, mà vẫn có số người đông "như cát biển" theo Sa-tan chống nghịch Thiên Chúa. Giờ đây, khi đã kinh nghiệm nhiều sự việc xảy ra trên bước đường theo Chúa, con có thể lý giải được phần nào. Ấy là bởi tự lòng người, lòng người kiêu ngạo với những tham vọng, không thỏa lòng trong phước hạnh được ban cho, thích làm theo ý riêng mình, cho dù ý muốn đó nghịch lại sự công chính, yêu thương và thánh khiết của Đức Chúa Trời.

Con cũng học được rằng, Sa-tan là kẻ lừa dối rất tinh vi nên có thể lừa dối được số đông người như vậy, điều đó dạy cho con tỉnh thức càng hơn, vì ngay trong giờ phút này, Sa-tan vẫn đang hiện hữu và gấp rút làm công việc lừa dối và hủy diệt của nó. Không còn cách nào khác cho con dân của Chúa ấy là suy ngẫm Lời Chúa ngày đêm và cẩn thận làm theo để có thể chống trả và chiến thắng kẻ thù là Sa-tan và bè lũ của hắn, đồng thời nhận ra những tham vọng, những ý riêng nguy hiểm nhen nhóm chính ngay trong tâm trí mình để mà kịp thời từ bỏ.

Chi tiết Gót và Ma-gót được nhắc tới trong câu 8 qua giải thích của người chăn con được biết, Gót nói đến người lãnh đạo dân Nga và Ma-gót là nói về nước Nga cũng để lại trong con bài học. Ở thời điểm đó, Gót rất có thể là một người rất được trọng vọng và có tầm ảnh hưởng lớn, và Ma-gót là nước Nga, lúc đó rất có thể là một quốc gia rất hùng cường. Điều đó cho con học được rằng, khi bản thân có địa vị hoặc có tầm ảnh hưởng lớn hoặc giàu có về của cải vật chất thì sự cám dỗ càng lớn. Bởi vậy mà Chúa luôn kêu gọi con dân của Ngài trong thời kỳ Hội Thánh bước vào sự chịu khổ để đi theo Ngài.

Kính thưa Chúa!
Khi suy ngẫm bài học, con nghĩ tới ý chí tự do mà Thiên Chúa ban cho loài người. Đỉnh điểm của tình yêu phải chăng là đây. Cho dù Thiên Chúa biết trước có nhiều người sẽ chọn chống nghịch và từ chối tình yêu của Ngài, nhưng Ngài không ép buộc ai phải yêu kính hay phục tùng, cho dù với quyền năng không giới hạn, Ngài có thể làm điều đó, nhưng Ngài muốn loài người yêu Ngài bằng tình yêu từ nguyện, xuất phát từ tấm lòng. Thật diệu kỳ thay là tình yêu lớn lao của Thiên Chúa, càng suy ngẫm con càng tin chắc rằng, thiên đàng sẽ là nơi phước hạnh tuyệt đỉnh, nơi chỉ có tình yêu đích thực hiện hữu, bởi khởi nguồn của tình yêu ấy đến từ Thiên Chúa Tình Yêu.

Sa-tan dù có tài giỏi trong lĩnh vực lừa dối và vu khống thì cũng chỉ là công cụ trong tay Thiên Chúa, để kích hoạt ý chí tự do trong mỗi người, qua đó những con người thật lòng tin kính Thiên Chúa sẽ được chọn ra để được hưởng tình yêu diệu kỳ của Ngài, và Sa-tan cùng với những kẻ theo hắn chống nghịch Thiên Chúa sẽ bị hủy diệt. Cảm tạ Chúa!

Lạy Chúa!
Con kính dâng lên Chúa lời cảm tạ về những sự dạy dỗ Ngài ban cho con. Cầu xin Chúa giúp con mỗi ngày càng thêm nên sự trông cậy vững vàng vào lời hứa trong tình yêu Ngài đối cùng con. Amen!

Con cảm tạ ơn Chúa!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus.
Con, "như cát biển" theo Sa-tan chống nghịch Thiên Chúa. Giờ đây, khi đã kinh nghiệm nhiều sự việc xảy ra trên bước đường theo Chúa, con có thể lý giải được phần nào. Ấy là bởi tự lòng người, lòng người kiêu ngạo với những tham vọng, không thỏa lòng trong phước hạnh được ban cho, thích làm theo ý riêng mình, cho dù ý muốn đó nghịch lại sự công chính, yêu thương và thánh khiết của Đức Chúa Trời.

Con cũng học được rằng, Sa-tan là kẻ lừa dối rất tinh vi nên có thể lừa dối được số đông người như vậy, điều đó dạy cho con tỉnh thức càng hơn, vì ngay trong giờ phút này, Sa-tan vẫn đang hiện hữu và gấp rút làm công việc lừa dối và hủy diệt của nó. Không còn cách nào khác cho con dân của Chúa ấy là suy ngẫm Lời Chúa ngày đêm và cẩn thận làm theo để có thể chống trả và chiến thắng kẻ thù là Sa-tan và bè lũ của hắn, đồng thời nhận ra những tham vọng, những ý riêng nguy hiểm nhen nhóm chính ngay trong tâm trí mình để mà kịp thời từ bỏ.

Chi tiết Gót và Ma-gót được nhắc tới trong câu 8 qua giải thích của người chăn con được biết, Gót nói đến người lãnh đạo dân Nga và Ma-gót là nói về nước Nga cũng để lại trong con bài học. Ở thời điểm đó, Gót rất có thể là một người rất được trọng vọng và có tầm ảnh hưởng lớn, và Ma-gót là nước Nga, lúc đó rất có thể là một quốc gia rất hùng cường. Điều đó cho con học được rằng, khi bản thân có địa vị hoặc có tầm ảnh hưởng lớn hoặc giàu có về của cải vật chất thì sự cám dỗ càng lớn. Bởi vậy mà Chúa luôn kêu gọi con dân của Ngài trong thời kỳ Hội Thánh bước vào sự chịu khổ để đi theo Ngài.

Kính thưa Chúa!
Khi suy ngẫm bài học, con nghĩ tới ý chí tự do mà Thiên Chúa ban cho loài người. Đỉnh điểm của tình yêu phải chăng là đây. Cho dù Thiên Chúa biết trước có nhiều người sẽ chọn chống nghịch và từ chối tình yêu của Ngài, nhưng Ngài không ép buộc ai phải yêu kính hay phục tùng, cho dù với quyền năng không giới hạn, Ngài có thể làm điều đó, nhưng Ngài muốn loài người yêu Ngài bằng tình yêu từ nguyện, xuất phát từ tấm lòng. Thật diệu kỳ thay là tình yêu lớn lao của Thiên Chúa, càng suy ngẫm con càng tin chắc rằng, thiên đàng sẽ là nơi phước hạnh tuyệt đỉnh, nơi chỉ có tình yêu đích thực hiện hữu, bởi khởi nguồn của tình yêu ấy đến từ Thiên Chúa Tình Yêu.

Sa-tan dù có tài giỏi trong lĩnh vực lừa dối và vu khống thì cũng chỉ là công cụ trong tay Thiên Chúa, để kích hoạt ý chí tự do trong mỗi người, qua đó những con người thật lòng tin kính Thiên Chúa sẽ được chọn ra để được hưởng tình yêu diệu kỳ của Ngài, và Sa-tan cùng với những kẻ theo hắn chống nghịch Thiên Chúa sẽ bị hủy diệt. Cảm tạ Chúa!

Lạy Chúa!
Con kính dâng lên Chúa lời cảm tạ về những sự dạy dỗ Ngài ban cho con. Cầu xin Chúa giúp con mỗi ngày càng thêm nên sự trông cậy vững vàng vào lời hứa trong tình yêu Ngài đối cùng con. Amen!

Con cảm tạ ơn Chúa!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus.
Con, Nguyễn Thị Mơ.


Bùi Thành Chinh
06/01/2025 21:52

Khải Huyền 20:7-10 Sự Thất Bại Cuối Cùng của Sa-tan

Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha kính yêu đời đời của chúng con, con xin dâng lời cảm tạ ơn Cha vì những ân điển lớn lao mà Cha đã ban, giúp cho con luôn sống trong sự bình an của Ngài. Thì giờ này, xin Cha hướng dẫn con khi con suy ngẫm Lời Ngài trong Khải Huyền 20:7-10 để con hiểu rõ hơn về ý muốn của Ngài trên đời sống của con. Sau đây con xin được trình bày ý hiểu của con trong phân đoạn Thánh Kinh sau:

7 Khi một ngàn năm đã mãn, Sa-tan sẽ được thả ra khỏi ngục của nó.
8 Nó sẽ đi ra, lừa dối các quốc gia trong bốn góc đất, Gót và Ma-gót, nhóm chúng lại cho chiến trận. Con số của chúng như cát của biển.
9 Chúng đã đi lên khắp đất, bao vây quân trại của các thánh đồ và thành yêu dấu. Rồi, lửa từ Đức Chúa Trời đã xuống từ trời và đã thiêu nuốt chúng.
10 Ma Quỷ, kẻ đã lừa dối chúng, đã bị ném vào hồ lửa và lưu huỳnh, nơi có con thú và Tiên Tri Giả. Chúng sẽ bị đau khổ cả ngày lẫn đêm cho tới đời đời.

Thưa Cha, phân đoạn Thánh Kinh trên mô tả sự kiện xảy ra khi thời kỳ Ngàn Năm Bình An kết thúc. Lúc này Sa-tan được thả ra khỏi ngục, đi lừa dối các dân tộc khắp thế gian, bao gồm Gót và Ma-gót, hắn tập hợp họ lại trong một cuộc nổi dậy cuối cùng chống lại Đức Chúa Trời và dân thánh của Ngài. Những kẻ nổi loạn bao vây quân trại của các thánh đồ và thành yêu dấu, nhưng Đức Chúa Trời can thiệp tức thì, khiến lửa từ trời giáng xuống thiêu hủy chúng. Cuối cùng, Sa-tan là kẻ đã lừa dối các dân, bị ném vào hồ lửa và lưu huỳnh, nơi con thú và Tiên Tri Giả đã bị đoán phạt trước đó, để chịu đau khổ đời đời. Phân đoạn Thánh Kinh này khẳng định quyền năng tối cao của Đức Chúa Trời và sự thất bại hoàn toàn của các thế lực gian ác do Sa-tan đứng đầu.

Thưa Cha, con biết rằng Sa-tan là một thần linh, nó có sức mạnh và phép thuật nên con nghĩ nó có thể chọn nhiều hình thức khác nhau để "đi ra, lừa dối các quốc gia trong bốn góc đất" như trong Khải Huyền 20:8 có nói. Các hính thức nó có thể lựa chọn như: Nó xuất hiện qua quyền lực và lãnh đạo, thao túng những nhà cầm quyền hoặc hệ thống chính trị, quân sự, kinh tế để dẫn dắt các dân tộc chống lại Đức Chúa Trời, hình thức này làm cho con gợi nhớ đến cách nó từng thao túng con thú và Tiên Tri Giả trong Khải Huyền chương 13. Nó cũng có thể giả làm "thiên sứ sáng láng" như được nhắc đến trong sách II Cô-rinh-tô 11:14 “Và chẳng lạ gì, vì chính Sa-tan tự giả dạng thành thiên sứ của Sự Sáng”, mang vẻ bề ngoài đạo đức hoặc hòa bình để che giấu ý đồ ác độc. Ngoài ra, Sa-tan có thể sử dụng các quyền năng siêu nhiên, dấu kỳ hoặc phép lạ để gây ấn tượng và lừa dối con người, giống như cách Tiên Tri Giả trong Khải Huyền chương 13 đã làm. Hơn nữa, nó có thể giả dạng làm thần linh hoặc tạo ra các tôn giáo sai lạc để lôi kéo sự thờ phượng của loài người, điều mà ngày nay con thấy trên thế gian Sa-tan cũng đã tạo ra rất nhiều giáo hội, giáo phái như thế để lừa dối loài người vào sự thờ phượng sai Lẽ Thật. Đôi khi, Sa-tan không cần một hình dạng cụ thể mà ẩn mình qua ý thức hệ, triết lý, hoặc công nghệ như mạng xã hội các ứng dụng Tik Tok, YouTube... Nó đã lợi dụng lòng kiêu ngạo và sự mù quáng của con người để gieo rắc sự lầm lạc của con người làm cho họ ngày càng xa rời Chúa. Tất cả những hình thức này nhằm thúc đẩy sự nổi loạn chống lại Đức Chúa Trời, và Lời Chúa khuyên chúng con phải tỉnh thức và luôn nương cậy vào Đức Thánh Linh để không bị lừa dối.

Thưa Cha, cụm từ "các quốc gia trong bốn góc đất" trong Khải Huyền 20:8 con hiểu nó mang ý nghĩa biểu tượng, để chỉ toàn bộ thế giới và tất cả các dân tộc trên trái đất này, không giới hạn bởi một khu vực địa lý cụ thể nào. "Bốn góc đất" là cách diễn đạt theo quan niệm xưa nó tượng trưng cho phạm vi bao trùm toàn cầu, đại diện cho bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc. "Các quốc gia trong bốn góc đất" là đề cập đến tất cả các nhóm người trên thế giới, không phân biệt chủng tộc, văn hóa hay ngôn ngữ. Trong ngữ cảnh Khải Huyền 20:8, thì cụm từ này nhấn mạnh rằng sự lừa dối của Sa-tan sau khi được thả ra sẽ có tính toàn cầu, ảnh hưởng đến mọi dân tộc và nhóm người, kể cả những vùng xa xôi nhất. Đây là một hình ảnh tượng trưng cho cuộc nổi dậy toàn diện của nhân loại, khi bị Sa-tan lôi kéo để thách thức quyền tể trị của Đức Chúa Trời.

Thưa Cha, cụm từ "Gót và Ma-gót" trong Khải Huyền 20:8 con hiểu nó mang ý nghĩa biểu tượng, đại diện cho tất cả các thế lực hoặc dân tộc chống lại Đức Chúa Trời trong thời kỳ cuối cùng này. Cụm từ này có nguồn gốc từ Ê-xê-chi-ên chương 38, 39, nơi Gót được mô tả là vua của đất Ma-gót, lãnh đạo một liên minh các dân tộc tấn công dân I-sơ-ra-ên. Trong phân đoạn Khải Huyền này thì "Gót và Ma-gót" không chỉ đề cập đến hai dân tộc cụ thể mà được hiểu là biểu tượng của mọi thế lực thù địch trên thế giới bị Sa-tan lôi kéo tham gia vào cuộc nổi dậy toàn cầu. Việc sử dụng cụm từ này nhấn mạnh tính toàn diện của cuộc chiến cuối cùng, khi các dân tộc khắp nơi đồng loạt chống đối Đức Chúa Trời và dân sự của Ngài. Điều này làm nổi bật sự đối đầu cuối cùng giữa quyền năng tối thượng của Đức Chúa Trời và các thế lực tội lỗi, trước khi Đức Chúa Trời hoàn toàn chiến thắng và thực hiện sự phán xét cuối cùng.

Thưa Cha, mặc dù sống trong một thế giới hạnh phúc dưới sự cai trị của Đấng Christ, nhưng vẫn có một số người nhiều "như cát của biển" theo Sa-tan và chống lại Đức Chúa Trời con hiểu là vì bản chất tội lỗi bẩm sinh của con người được di truyền từ tổ phụ của mình là ông A-dam và bà Ê-va. Con người, ngay cả trong môi trường lý tưởng, vẫn có thể bị lôi cuốn bởi sự cám dỗ, khát vọng quyền lực và tự do độc lập giống như xưa kia Con Rắn đã cám dỗ bà Ê-va, đặc biệt khi lúc này không còn bị Sa-tan chi phối trực tiếp nữa. Đây là sự thử thách cuối cùng, khi Sa-tan được thả ra để lừa dối và dụ dỗ, làm bộc lộ rằng tự do ý chí của con người vẫn là yếu tố quyết định trong việc chọn lựa của con người giữa Đức Chúa Trời và sự phản nghịch lại Chúa. Những người chưa thực sự cam kết với Đức Chúa Trời dễ dàng bị lôi kéo vào cuộc nổi loạn, trong khi những ai giữ vững đức tin và lòng trung thành với Chúa sẽ chứng tỏ được sự kiên cường vững vàng và tôn thờ Chúa chân thật. Điều này cho con thấy rằng sự lựa chọn tôn thờ Đức Chúa Trời không phải là điều tự nhiên mà là một quyết định đầy thử thách và trách nhiệm của mỗi người.

Thưa Cha, "quân trại của các thánh đồ" trong Khải Huyền 20:9 là con hiểu đây một hình ảnh biểu tượng chỉ nơi ở của những người tin vào Đức Chúa Trời, những người đã được cứu chuộc và thánh hóa bởi Đức Chúa Jesus. Cụm từ này không chỉ là một vị trí địa lý cụ thể mà còn thể hiện sự bảo vệ thiêng liêng mà Đức Chúa Trời dành cho dân của Ngài. "Quân trại" cho con gợi nghĩ đến hình ảnh một nơi trú ẩn vững chắc, nơi những tín đồ sống trong bình an và dưới sự bảo vệ của Chúa, đồng thời cũng biểu trưng cho sự đoàn kết và sức mạnh của các thánh đồ khi sống dưới sự cai trị của Đấng Christ. Trong bối cảnh Khải Huyền 20:9, mặc dù mô tả một cuộc bao vây, nhưng con nghĩ rằng điều này không ám chỉ rằng con dân Chúa trong thời kỳ Vương Quốc Ngàn Năm sẽ cần đến quân đội để bảo vệ mình. Thay vào đó, Đức Chúa Trời sẽ can thiệp trực tiếp, và "lửa từ Đức Chúa Trời" sẽ thiêu đốt những kẻ thù, bảo vệ các thánh đồ. Vương quốc ngàn năm là thời gian hòa bình và an lạc dưới sự cai trị của Đấng Christ, nơi những xung đột và chiến tranh giữa các quốc gia không còn tồn tại như trước.

Thưa Cha, "thành yêu dấu" trong Khải Huyền 20:9 con hiểu đó là thành Giê-ru-sa-lem, thành phố thiêng liêng được Đức Chúa Trời chọn đặt đền thờ của Chúa, làm trung tâm cho dân Ngài. Cụm từ này nói nên tình yêu đặc biệt của Đức Chúa Trời dành cho thành này, nơi được xem là trung tâm thờ phượng, công lý và vinh quang của Ngài. Ngoài ý nghĩa địa lý, "thành yêu dấu" con hiểu còn mang tính biểu tượng, đại diện cho dân thánh của Đức Chúa Trời, tức là Hội Thánh, những người được Ngài yêu thương và bảo vệ cách đặc biệt.
Và "Thành yêu dấu" trong Khải Huyền 20:9 được gọi như vậy con hiểu là vì đây là nơi đặc biệt được Đức Chúa Trời chọn và yêu thương, biểu tượng cho mối quan hệ mật thiết giữa Ngài và con dân của Ngài. Tên gọi này thể hiện tình yêu, sự bảo vệ và sự hiện diện thiên thượng của Đức Chúa Trời giữa dân thánh của Ngài. Trong suốt Thánh Kinh thì Giê-ru-sa-lem thường được nhắc đến như trung tâm giao ước, nơi Đức Chúa Trời đặt danh Ngài và được thờ phượng. Nên cụm từ này không chỉ mang ý nghĩa địa lý mà còn phản ánh một nơi Đức Chúa Trời cam kết gìn giữ và ban phước.

Thưa Cha, trong Khải Huyền 20:10 con hiểu rằng hàm ý muốn nói vào cuối thời kỳ Vương Quốc Ngàn Năm, khi Sa-tan bị ném vào hồ lửa và lưu huỳnh, thì trong hồ lửa đã có con thú và Tiên Tri Giả từ trước đó. Vì theo Khải Huyền 19:20, con thú và Tiên Tri Giả đã bị ném vào hồ lửa ngay sau trận chiến cuối cùng tại sự tái lâm của Đấng Christ, trước khi Vương Quốc Ngàn Năm bắt đầu. Điều này cho thấy con thú và Tiên Tri Giả đã ở trong hồ lửa suốt một ngàn năm trước khi Sa-tan bị kết án gia nhập cùng chúng. Câu này cũng nhấn mạnh rằng khi Sa-tan bị ném vào hồ lửa, thì hắn sẽ chịu sự phán xét vĩnh viễn, cùng với con thú và Tiên Tri Giả, tất cả đều bị đau khổ cả ngày lẫn đêm đến đời đời. Đây là minh chứng rõ ràng về sự phán xét tối thượng của Đức Chúa Trời đối với các lực lượng gian ác và khẳng định tính vĩnh cửu của hình phạt dành cho những kẻ chống nghịch lại Ngài.

Thưa Cha, sự kiện nhiều người sẽ được sống trong Vương Quốc Ngàn Năm, nơi Đấng Christ cai trị trong công lý, hòa bình và phước lành, nhưng cuối cùng vẫn chống nghịch Thiên Chúa là điều gây cho con nhiều suy ngẫm sâu sắc. Nó cho con thấy bản chất sa ngã của con người và nhấn mạnh rằng ngay cả trong những điều kiện lý tưởng, với sự hiện diện trực tiếp của Đấng Christ, thì tấm lòng của con người vẫn có khả năng lựa chọn chống lại Ngài. Đây là một minh chứng rõ ràng về sự tự do ý chí và trách nhiệm cá nhân mà Đức Chúa Trời ban cho con người.
Điều này cũng cho con thấy rằng không phải môi trường sống hay các điều kiện bên ngoài quyết định sự trung thành với Đức Chúa Trời, mà chính là sự thay đổi trong tấm lòng. Dù có thể thấy và trải nghiệm sự tốt lành của Đức Chúa Trời, nhưng những người này vẫn có thể bị lừa dối bởi Sa-tan khi hắn được thả ra. Họ đã chọn sự nổi loạn thay vì sự vâng phục Chúa, điều này con thấy tầm quan trọng của một tấm lòng được biến đổi thực sự bởi Đức Thánh Linh. Sự kiện này cũng là lời cảnh tỉnh cho chúng con ngày nay. Nó nhắc nhở rằng việc theo Chúa không chỉ là một lựa chọn nhất thời, mà là một cam kết dài lâu và xuất phát từ tấm lòng yêu kính Ngài. Và điều này cũng bày tỏ sự công chính của Đức Chúa Trời trong sự phán xét: Những ai chọn chống nghịch Ngài sẽ nhận lãnh hậu quả xứng đáng, còn những ai trung tín sẽ hưởng phước hạnh đời đời với Chúa.

Thưa Cha, con nghĩ rằng lý do khiến những người sống trong Vương Quốc Ngàn Năm nhưng vẫn chống nghịch Thiên Chúa có thể bắt nguồn từ bản chất sa ngã và sự cứng lòng của con người. Dù được sống trong một thời kỳ bình an và phước hạnh dưới sự cai trị của Đấng Christ, con người vẫn có sự tự do ý chí để lựa chọn, và bản chất tội lỗi của con người vẫn tồn tại, dẫn đến sự nổi loạn dù trong hoàn cảnh lý tưởng. Khi Sa-tan được thả ra vào cuối thời kỳ này, hắn có thể lừa dối và xúi giục những người chưa thực sự trung thành với Thiên Chúa. Ngoài ra, sự chống nghịch Thiên Chúa cũng phản ánh sự tự do lựa chọn của con người; sự vâng phục và yêu mến Thiên Chúa không phải là điều tự động mà là kết quả của một mối quan hệ tự nguyện xuất phát từ tấm lòng yêu kính Chúa. Cuối cùng, sự chống nghịch có thể là biểu hiện của sự tự mãn và kiêu ngạo, khi con người, sau một ngàn năm sống trong sự cai trị hoàn hảo của Đấng Christ, cảm thấy mình không còn cần sự lãnh đạo của Thiên Chúa nữa, dẫn đến sự nổi loạn và chống lại Ngài.

Thưa Cha, qua việc đọc và suy ngẫm Lời Chúa trong phân đoạn Thánh Kinh sách Khải Huyền 20:7-10 đã cho con rút ra được nhiều bài học bổ ích, các bài học con rút ra như sau:

+ Thứ nhất là con nhận thấy rằng sự hiện diện của Sa-tan và việc hắn được thả ra sau một ngàn năm sống dưới sự cai trị của Đấng Christ cho thấy bản chất sa ngã của con người vẫn tồn tại, dù trong những điều kiện lý tưởng nhất. Điều này nhắc nhở con về tự do ý chí mà Chúa ban cho mỗi người, cho phép chúng con lựa chọn sống vâng phục Ngài hay nổi loạn chống nghịch Chúa.

+ Thứ hai là sự kiện này cũng cho con hiểu rằng dù sống trong môi trường hòa bình và công lý, con người vẫn có thể bị lừa dối và xúi giục bởi những tác động bên ngoài như Sa-tan. Đây là lời cảnh tỉnh về sự cần thiết của một tấm lòng kiên cường vững vàng trong đức tin và sự vâng phục Chúa, không để mình bị cám dỗ hay lừa dối.

+ Cuối cùng, bài học quan trọng nhất là về sự vững vàng trong đức tin và mối quan hệ với Thiên Chúa. Con nhận ra rằng không phải hoàn cảnh hay môi trường xung quanh quyết định lòng trung thành với Chúa, mà là sự thay đổi trong tấm lòng, sự chọn lựa hàng ngày để sống theo Lời Ngài. Sự chống nghịch Thiên Chúa là kết quả của sự tự mãn và kiêu ngạo, khi con người không còn nhìn nhận quyền tể trị của Chúa và cảm thấy mình không cần sự lãnh đạo của Ngài nữa. Lời cảnh tỉnh này nhắc nhở con luôn phải khiêm nhường, tin tưởng vào quyền năng và sự công chính của Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh.

Con xin tạ ơn Ngài vì những bài học quý giá mà Ngài ban cho con qua phân đoạn Thánh Kinh trong sách Khải Huyền 20:7-10. Con đã được nhắc nhở về sự tự do ý chí mà Ngài ban cho, cũng như sự cần thiết của lòng trung thành và sự vâng phục đối với Ngài. Xin Cha giúp con luôn tỉnh thức và kiên vững trong đức tin, không để Sa-tan hay thế gian lừa dối con. Xin cho con luôn khiêm nhường và sống theo ý muốn Ngài, để mỗi ngày con có thể vững vàng trong mối quan hệ với Chúa và không bao giờ quay lưng lại với Ngài.

Lạy Cha, xin hãy ban cho con sức mạnh để con vượt qua mọi thử thách và cám dỗ, và giúp con luôn nhớ rằng Ngài là Đấng tể trị mọi sự. Xin Ngài gìn giữ và hướng dẫn con trong suốt cuộc hành trình đức tin con bước đi theo Chúa. Con thành kính cầu xin trong danh Đức Chúa Jesus Christ. A-men!

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Bùi Thành Chinh
06/01/2025


Bài Suy Ngẫm

*Theo thứ tự từ mới đến cũ