Bài Mới Nhất Các Chủ Đề Sách Đã Suy Ngẫm Xem Bài Theo Tác Giả

Ga-la-ti 2:1-10 Chức Vụ và Sự Giảng Dạy của Phao-lô Được Hội Thánh Công Nhận

Ga-la-ti 2:1-10 Chức Vụ và Sự Giảng Dạy của Phao-lô Được Hội Thánh Công Nhận

Hôm nay, ngày 10/08/2023, trong ân điển của Thiên Chúa, chúng ta hãy vui mừng, cùng nhau đọc và suy ngẫm Lời Chúa trong Ga-la-ti 2:1-10.

1 Sau đó mười bốn năm, tôi lại lên thành Giê-ru-sa-lem với Ba-na-ba, và có đem theo Tít.
2 Tôi đã lên đó bởi sự mạc khải, và tôi đã phô bày cho họ Tin Lành mà tôi giảng trong các dân ngoại, lại phô bày riêng cho những người có danh tiếng, kẻo tôi đang chạy hoặc đã chạy một cách vô ích.
3 Tuy nhiên, Tít, người cùng đi với tôi, là người Hy-lạp, mà không bị ép phải chịu cắt bì.
4 Đó là vì có mấy người anh em giả, đã lén lút xâm nhập, là những người vào bên cạnh, rình xem sự tự do mà chúng tôi có trong Đấng Christ Jesus, để bắt chúng tôi làm nô lệ.
5 Chúng tôi đã không nhường họ bởi sự phục tùng, dù chỉ trong một giờ, để cho lẽ thật của Tin Lành được ở lại với các anh chị em.
6 Còn về những người được tôn trọng – trước đây họ như thế nào, thì chẳng can dự gì đến tôi, Thiên Chúa không chấp nhận bề ngoài của loài người – những người được tôn trọng ấy chẳng thêm điều gì cho tôi.
7 Trái lại, họ thấy rằng, sự giảng Tin Lành cho người không chịu cắt bì đã giao cho tôi, cũng như sự giảng Tin Lành cho người chịu cắt bì đã giao cho Phi-e-rơ.
8 Vì Đấng đã tác động trong Phi-e-rơ chức vụ sứ đồ cho người chịu cắt bì, cũng đã tác động trong tôi chức vụ sứ đồ cho các dân ngoại.
9 Khi Gia-cơ, Sê-pha, và Giăng là các người được xem như cột trụ, nhận biết ân điển đã ban cho tôi, thì họ trao tay phải giao kết với tôi và Ba-na-ba, để cho chúng tôi đến với các dân ngoại, còn họ thì đến với người chịu cắt bì.
10 Chúng tôi chỉ phải nhớ đến những người khó nghèo, ấy cũng chính là điều tôi đã sốt sắng làm.

Câu Hỏi Gợi Ý:

1. Phao-lô có ý gì khi nói, ông lên thành Giê-ru-sa-lem bởi sự mạc khải (câu 2)?
2. Phao-lô gọi những ai là "anh em giả" (câu 4)? Tại sao?
3. "Lén lút xâm nhập" có nghĩa gì (câu 4)?
4. "Không nhường họ bởi sự phục tùng" có nghĩa gì (câu 5)?
5. "Những người được tôn trọng" là những ai (câu 6)?
6. "Đấng đã tác động" là ai (câu 8)?
7. "Trao tay phải giao kết" có nghĩa gì (câu 9)?
8. "Nhớ đến những người khó nghèo" hàm ý gì (câu 10)?

Gợi Ý Áp Dụng:

1. Theo bạn, ngày nay trong Hội Thánh có "anh em giả" xâm nhập hay không?
2. Bạn có thể nhận biết "anh em giả" trong Hội Thánh không? Nhận biết như thế nào?
3. Bạn sẽ cư xử như thế nào với "anh em giả" trong Hội Thánh?
4. Câu này đúng hay sai: Bất cứ mục vụ hay linh vụ nào trong Hội Thánh cũng phải được sự công nhận của Hội Thánh về mục vụ đó, linh vụ đó? Tại sao?

Tham Khảo:

https://timhieuthanhkinh.com/chu-giai-ga-la-ti-2_1-10/

Có 27 bài chia sẻ trong chủ đề này:
Nguyễn Thị Mơ
10/08/2023 20:37

Ga-la-ti 2:1-10 Chức Vụ và Sự Giảng Dạy của Phao-lô Được Hội Thánh Công Nhận

Con kính dâng lên Thiên Chúa lời con tôn vinh và cảm tạ ơn Ngài. Con cảm tạ Chúa về một ngày mới nữa Ngài ban cho con trong sự vui mừng mong chờ ngày Đấng Christ trở lại. Đếm mỗi ngày trôi qua, ngày chúng con được gặp Chúa lại càng gần.

Lạy Chúa, giờ này đây con cầu xin Chúa ở cùng ban ơn soi dẫn cho con hiểu được Lời của Ngài trong bài học, con cảm tạ ơn Chúa và kính dâng lên Ngài sự suy ngẫm của con trong Ga-la-ti 2:1-10.

Kính thưa Chúa!
Con hiểu rằng, bởi những sự rao giảng đến từ những giáo sư giả, yêu cầu con dân Chúa là người ngoại phải chịu cắt bì khiến một số con dân Chúa tại các Hội Thánh hoang mang nên Phao-lô trở lại thành Giê-ru-sa-lem. Chúa cũng mạc khải cho Phao-lô rằng, ông phải trở lại thành Giê-ru-sa-lem để tường trình trước Hội Thánh về sự giảng dạy của mình là hoàn toàn đến từ Ngài. Trong chuyến đi, Phao-lô đi cùng với Ba-na-ba và có đem theo Tít.

Trong lần gặp gỡ này, Phao-lô đã một lần nữa phô bày cho Hội Thánh về Tin Lành mà ông vẫn giảng cho người ngoại, ông cũng phô bày cho những người có danh tiếng là các sứ đồ và các trưởng lão về chức vụ và thẩm quyền trong sự rao giảng Tin Lành và giảng dạy Lời Chúa của ông là đến từ chính Ngài, ngay cả chuyến trở lại Giê-ru-sa-lem để nhận sự quyết định của của các sứ đồ và các trưởng lão về sự giảng dạy của Phao-lô cũng bởi ý muốn của Chúa cho ông.

Để minh chứng cho sự một người được cứu bởi đức tin nơi Tin Lành Cứu Rỗi của Thiên Chúa mà không bị buộc phải cắt bì thì Tít chính là một bằng chứng: Ông là người Hy-lạp tin Chúa qua sự rao giảng của Phao-lô và không bị ép phải chịu cắt bì, qua đó cho thấy, sự cắt bì không ảnh hưởng đến sự được cứu rỗi.

Phao-lô gọi những người tuyên xưng đức tin rằng, họ đã thật lòng ăn năn tội và tin nhận sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus nhưng cho rằng phải kèm thêm việc chịu cắt bì là dấu hiệu tiếp nhận và ở trong giao ước của Do-thái Giáo là những “anh em giả” vì sự thiếu hiểu biết của họ. Phao-lô dùng động từ “lén lút xâm nhập” để chỉ sự họ không phải là những người được Chúa sai đến với các Hội Thánh nhưng là tự họ xưng mình là người rao giảng Lời Chúa với những hành động không minh bạch, ấy là rình mò xem nếp sống tự do khỏi những nghi thức làm hình bóng về sự chuộc tội và tha tội trong cựu ước cũng như gánh nặng về những luật lệ của con người đặt ra trong Do-thái Giáo trong nếp sống mới tự do của những người được cứu.

Phao-lô và các bạn của ông đã cương quyết không nhường bước trước những anh em giả, không thỏa hiệp và không cho phép họ được tiếp tục rao giảng dù chỉ một giờ trước Hội Thánh để bảo vệ Tin Lành chân thật của Chúa.

Trước Hội Thánh, Phao-lô một lần nữa khẳng định rằng, chức vụ và thẩm quyền rao giảng Tin Lành là bởi Chúa ban cho ông chứ không phải từ những người được tôn trọng đi trước ông là các sứ đồ và các trưởng lão. Những gì thuộc về họ hay thuộc về ông trong quá khứ trước khi nhận biết Chúa không phải là tiêu chuẩn chọn lựa của Ngài, vì Chúa không chấp nhận bề ngoài nhưng nhìn biết tấm lòng của mỗi người.

"Đấng đã tác động" được nhắc tới trong câu 8 chỉ về Thiên Chúa khi Ngài hành động trên Phi-e-ơ, Phao-lô, cùng những tôi tớ của Ngài trải mọi thời đại để hoàn thành công cuộc rao giảng Tin Lành cho muôn dân.

Gia-cơ, Phi-e-rơ và Giăng, những người được xem là trụ cột của Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem khi đó, được sự bày tỏ của Đức Thánh Linh đã nhận biết ân điển Chúa ban cho Phao-lô. Họ thay mặt Hội Thánh công nhận chức vụ và thẩm quyền Chúa ban cho Phao-lô rao giảng Tin Lành cho dân ngoại qua hành động đưa tay phải ra để giao kết với Phao-lô và Ba-na-ba.

Không chỉ mang Tin Lành Cứu Rỗi của Chúa cùng với lẽ thật trong Lời của Ngài tới cho mọi người, Phao-lô và các bạn của ông còn sốt sắng quan tâm giúp đỡ những người nghèo trong cơn khó nghèo của họ, qua đó bày tỏ càng hơn, Phao-lô và các bạn của ông là những tôi tớ chân thật của Chúa, yêu thương người khác cách hết lòng. Đời sống của Phao-lô và các bạn của ông đã phản ánh cách trung thực và sống động minh chứng cho những lời họ đã rao giảng.

Kính thưa Chúa!
Con dâng lời cảm tạ ơn Chúa ban cho con những sự dạy dỗ trong bài học.

Con học được rằng, ngày nay Hội Thánh cũng sẽ có những “anh em giả” xâm nhập. Để nhận biết họ con phải có Lời Chúa cho mình để đối chiếu với những gì họ giảng. Ngoài ra khi nhìn vào nếp sống của những người đó xem “trái” của họ sẽ biết được họ bởi đâu mà đến.

Khi nhận biết họ không phải là những tôi tớ chân thật của Chúa, con phải học gương Phao-lô và các bạn của ông trong bài học hôm nay như có chép trong câu 5.

"Chúng tôi đã không nhường họ bởi sự phục tùng, dù chỉ trong một giờ, để cho lẽ thật của Tin Lành được ở lại với các anh chị em."

Con kính dâng lên Chúa lời cảm tạ đã ban ơn cho con khi con suy ngẫm Lời của Ngài. Kính xin Chúa ban năng lực để con làm theo những điều con đã học.

Mọi vinh quang, tôn quý, quyền phép đều thuộc về Thiên Chúa cho tới đời đời vô cùng. A-men!

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Con, Nguyễn Thị Mơ.
Ngày 10/08/2023.


Nguyễn Thị Thùy Linh
10/08/2023 22:53

Nguyễn Thị Thùy Linh: Ga-la-ti 2:1-10 Chức Vụ và Sự Giảng Dạy của Phao-lô Được Hội Thánh Công Nhận

Kính lạy Cha Yêu Thương của con. Con cảm tạ Cha đã ban cho con thêm cơ hội suy ngẫm Lời Chúa. Con cầu xin Cha ban ơn cho con. Cầu xin Đức Thánh Linh soi dẫn cho con để con hiểu được Lời Ngài.

Thưa Cha, con xin được trình bày sự hiểu của con về phân đoạn Thánh Kinh hôm nay.

1 Sau đó mười bốn năm, tôi lại lên thành Giê-ru-sa-lem với Ba-na-ba, và có đem theo Tít.
2 Tôi đã lên đó bởi sự mạc khải, và tôi đã phô bày cho họ Tin Lành mà tôi giảng trong các dân ngoại, lại phô bày riêng cho những người có danh tiếng, kẻo tôi đang chạy hoặc đã chạy một cách vô ích.
3 Tuy nhiên, Tít, người cùng đi với tôi, là người Hy-lạp, mà không bị ép phải chịu cắt bì.
4 Đó là vì có mấy người anh em giả, đã lén lút xâm nhập, là những người vào bên cạnh, rình xem sự tự do mà chúng tôi có trong Đấng Christ Jesus, để bắt chúng tôi làm nô lệ.
5 Chúng tôi đã không nhường họ bởi sự phục tùng, dù chỉ trong một giờ, để cho lẽ thật của Tin Lành được ở lại với các anh chị em.
6 Còn về những người được tôn trọng – trước đây họ như thế nào, thì chẳng can dự gì đến tôi, Thiên Chúa không chấp nhận bề ngoài của loài người – những người được tôn trọng ấy chẳng thêm điều gì cho tôi.
7 Trái lại, họ thấy rằng, sự giảng Tin Lành cho người không chịu cắt bì đã giao cho tôi, cũng như sự giảng Tin Lành cho người chịu cắt bì đã giao cho Phi-e-rơ.
8 Vì Đấng đã tác động trong Phi-e-rơ chức vụ sứ đồ cho người chịu cắt bì, cũng đã tác động trong tôi chức vụ sứ đồ cho các dân ngoại.
9 Khi Gia-cơ, Sê-pha, và Giăng là các người được xem như cột trụ, nhận biết ân điển đã ban cho tôi, thì họ trao tay phải giao kết với tôi và Ba-na-ba, để cho chúng tôi đến với các dân ngoại, còn họ thì đến với người chịu cắt bì.
10 Chúng tôi chỉ phải nhớ đến những người khó nghèo, ấy cũng chính là điều tôi đã sốt sắng làm.

Thưa Cha, qua tham khảo bài giảng của người chăn con hiểu được rằng, Phao-lô sau mười bốn năm đã trở lại Giê-ru-sa-lem bởi vì có mấy người Do-thái đến An-ti-ốt rao giảng phải cắt bì mới được cứu rỗi. Phao-lô và Ba-na-ba đã phản đối sự giảng dạy ấy. Con dân Chúa tại An-ti-ốt cũng đã hoang mang bởi sự giảng dạy đó của họ.

Phao-lô đã đem theo Tít đi với mình và Tít là người chưa chịu cắt bì. Phao-lô đã không để cho những kẻ rao giảng tà giáo đó tiếp tục làm hoang mang con dân Chúa bởi các lẽ giả nữa. Ông nói rằng ông không nhường họ dù chỉ trong một giờ. Có nghĩa là không nhường bước hay thỏa thuận gì với họ.

Phao-lô cũng cho biết những người tôn trọng là những trưởng lão tại Giê-ru-sa-lem điển hình là Phi-e-rơ, Gia-cơ và Giăng. Ông gọi họ là những người tôn trọng. Nhưng ông không bận tâm đến vì ông không phải nhận được Tin Lành từ họ, họ chỉ là những người cùng đồng công làm việc như ông.

Chức vụ sứ đồ của Phao-lô và sự rao giảng Tin Lành của ông đã được các trưởng lão công nhận. Điều ấy có nghĩa là chức vụ của Phao-lô ngang hàng với họ là chức vụ do chính Đức Chúa Jesus Christ ban cho.

Thưa Cha, đọc qua phân đoạn Thánh Kinh này và suy ngẫm, con nhận thấy ma quỷ dùng những tôi tớ của chúng tìm cách hãm hại Phao-lô như: Nói xấu ông, bát bỏ chức vụ và sự rao giảng của ông, cài vào Hội Thánh những giáo sư giả để rao giảng tà giáo làm lũng bại Hội Thánh mà Phao-lô đã rao giảng, xây dựng và chăm sóc.

Ông Phao-lô đã phải bênh vực chức vụ của mình, bên vực Lẽ Thật vì con dân Chúa hoang mang trước những sự tà giáo ấy.

Thưa Cha, nhờ vào bài giảng của người chăn giúp con hiểu rõ hơn về những phân đoạn Thánh Kinh này. Nhưng để giãi bày từng câu hay từ thì con không có khả năng, nhưng nhờ vào sự giảng dạy của người chăn giúp con hiểu rõ. Con chỉ có thể hiểu tổng quát và rút ra bài học trong phân đoạn Thánh Kinh này là: Tin Lành Cứu Rỗi không bắt buộc người tin phải làm phép cắt bì thì mới được cứu. Sự cắt bì chỉ là hình thức, nhưng Đức Chúa Trời thì cần tấm lòng.

Thưa Cha, con nhận thấy Phao-lô là một người mạnh mẽ, ông không ngại khó, sợ sệt trước những giáo sư giả, những người ông gọi là anh chị em giả. Mà ông mạnh mẽ đứng lên bên vực Lẽ Thật là Lẽ Thật mà chính Chúa đã mặc khải cho ông. Ông cũng vì yêu thương, lo lắng cho con dân Chúa tại An-ti-ốt đang bị những kẻ này quấy rối tư tưởng làm cho họ hoang mang. 

Thưa Cha, ngày nay những giáo sư giả ấy, những lẽ giả vẫn tồn tại và ngày một gia tăng. Đủ mọi hình thức. Có những người nhân danh Chúa rao giảng Thánh Kinh nhưng rao giảng những điều không có trong Thánh Kinh, như giáo hội Đức Chúa Trời Mẹ, Cơ Đốc Phục Lâm... và con hiểu rằng ngày Chúa trở lại càng gần thì sự bội đạo càng gia tăng. 

Con cảm tạ ơn Cha đã ban cho con có người chăn có đức tính giống Phao-lô. Cô chú cũng đã mạnh mẽ bênh vực lẽ phải mà không "nhường" họ. Con tin rằng, những sự rao giảng của cô chú đến từ Chúa. 

Thưa Cha, trong phân đoạn Thánh Kinh này con chú ý câu: "Thiên Chúa không chấp nhận bề ngoài của loài người". Câu nói này giúp cho con phân biệt được những giáo sư giả và giúp con áp dụng vào đời sống của mình. Các giáo sư giả thì con nhìn vào những bông trái của họ mà nhận biết họ có thật là tôi tớ của Chúa hay không, hay chỉ là những người nhân danh Chúa ngoài môi miệng mà lòng thì cách xa Chúa. Họ có rao giảng đúng với Lẽ Thật của Thánh Kinh hay không. Đối với bản thân con thì nhắc nhở con rằng, Thiên Chúa cần tấm lòng. Chúa vui lòng ở chất lượng chứ không phải số lượng. 

Thưa Cha. Con thật lấy lòng yêu quý Phao-lô vì tấm lòng hầu việc Chúa của ông và tấm lòng yêu kính Chúa của ông. Ông hết lòng yêu thương bầy chiên mà Chúa giao phó cho ông. Ông hết lòng với chức vụ mà Đức Chúa Trời đã gọi ông. Ngày nay, con không ở trong chức vụ sứ đồ như ông. Nhưng con ở trong chức vụ thầy tế lễ, tiên tri và được Chúa rèn tập cho con chức vụ làm vua thì con phải noi gương Phao-lô hết lòng mà hầu việc Chúa theo năng lực, sự kêu gọi mà Ngài đã ban cho con. Nguyện xin Chúa giúp con ghi nhớ bài học này trên suốt linh trình theo Chúa của con. Con cảm tạ ơn Chúa. 

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.

Nguyễn Thị Thùy Linh
10/08/2023


Bùi Văn Vũ
10/08/2023 23:04

Ga-la-ti 2:1-10 Chức Vụ và Sự Giảng Dạy của Phao-lô Được Hội Thánh Công Nhận

1 Sau đó mười bốn năm, tôi lại lên thành Giê-ru-sa-lem với Ba-na-ba, và có đem theo Tít.
2 Tôi đã lên đó bởi sự mạc khải, và tôi đã phô bày cho họ Tin Lành mà tôi giảng trong các dân ngoại, lại phô bày riêng cho những người có danh tiếng, kẻo tôi đang chạy hoặc đã chạy một cách vô ích.
3 Tuy nhiên, Tít, người cùng đi với tôi, là người Hy-lạp, mà không bị ép phải chịu cắt bì.

4 Đó là vì có mấy người anh em giả, đã lén lút xâm nhập, là những người vào bên cạnh, rình xem sự tự do mà chúng tôi có trong Đấng Christ Jesus, để bắt chúng tôi làm nô lệ.
5 Chúng tôi đã không nhường họ bởi sự phục tùng, dù chỉ trong một giờ, để cho lẽ thật của Tin Lành được ở lại với các anh chị em.
6 Còn về những người được tôn trọng – trước đây họ như thế nào, thì chẳng can dự gì đến tôi, Thiên Chúa không chấp nhận bề ngoài của loài người – những người được tôn trọng ấy chẳng thêm điều gì cho tôi.
7 Trái lại, họ thấy rằng, sự giảng Tin Lành cho người không chịu cắt bì đã giao cho tôi, cũng như sự giảng Tin Lành cho người chịu cắt bì đã giao cho Phi-e-rơ.
8 Vì Đấng đã tác động trong Phi-e-rơ chức vụ sứ đồ cho người chịu cắt bì, cũng đã tác động trong tôi chức vụ sứ đồ cho các dân ngoại.
9 Khi Gia-cơ, Sê-pha, và Giăng là các người được xem như cột trụ, nhận biết ân điển đã ban cho tôi, thì họ trao tay phải giao kết với tôi và Ba-na-ba, để cho chúng tôi đến với các dân ngoại, còn họ thì đến với người chịu cắt bì.
10 Chúng tôi chỉ phải nhớ đến những người khó nghèo, ấy cũng chính là điều tôi đã sốt sắng làm.

Con kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con. Con cảm tạ Ngài đã ban cho con một ngày bình an trong cánh tay yêu thương của Ngài. Giờ này, con cảm tạ Ngài đã ban cho con có được thời gian đến với Lời của Ngài. Con xin ghi lại ý hiểu của con về đoạn Thánh Kinh trong Ga-la-ti 2:1-10. Xin Đức Thánh Linh soi dẫn và dạy dỗ con. Con cảm tạ ơn Ngài.

Thưa Cha! Trong đoạn Thánh Kinh hôm nay, ông Phao-lô viết về chuyến đi của ông lên thành Giê-ru-sa-lem để bày tỏ Tin Lành mà Chúa đã dùng ông để rao giảng cho những người ngoại.

Con hiểu rằng, trong chuyến đi lần này là bởi Chúa mặc khải cho ông, muốn ông đi và cũng bởi có những con dân Chúa mà ông rao giảng Tin Lành muốn ông tới thành Giê-ru-sa-lem để xác nhận với các sứ đồ về sự những người ngoại được tháp vào Hội Thánh của Chúa, nhận được sự cứu rỗi mà không cần phải chịu phép cắt bì. Bởi có lẽ có một số con dân Chúa, người I-sơ-ra-ên rao giảng về sự phải cắt bì mới được cứu, khiến con dân Chúa tại xứ Ga-la-ti hoang mang.

Thưa Cha! Thời điểm đó cũng đã mười bốn năm kể từ khi lần đầu ông tới Giê-ru-sa-lem để gặp ông Phi-e-rơ. Lần này trở về, ông có đem theo Ba-na-ba là người Chúa giao phó đồng công với ông trong việc rao giảng Tin Lành, và Tít là một con dân Chúa người ngoại, chưa chịu phép cắt bì, người mà ông rất yêu thương và coi như con mình.

Con hiểu rằng, ông Phao-lô mang theo Tít, để Tít là minh chứng về một người ngoại không phải chịu cắt bì được tháp nhập vào Hội Thánh, được Đức Thánh Linh ngự vào. Và khi quay trở về xứ Ga-la-ti, với việc Tít không phải chịu cắt bì, con dân Chúa biết rằng các sứ đồ của Chúa đồng ý với sự những người ngoại không cần chịu phép cắt bì cũng nhận được sự cứu rỗi bởi tin vào sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ.

Thưa Cha! Đối với những anh chị em cùng Cha giả dối, khi họ rao giảng tà giáo rằng, phải chịu phép cắt bì thì mới được cứu rỗi. Ông Phao-lô đã dứt khoát với họ, không cho họ có cơ hội giãi bày, bởi ông biết đó là tà giáo, ông giữ cho Tin Lành chân thật của Chúa ở với con dân Chúa.

Đối với các sứ đồ của Chúa, ông Phao-lô biết rằng, trong chức vụ sứ đồ ông có thẩm quyền ngang bằng với họ, bởi ông cũng được giao phó bởi Đức Chúa Jesus cho việc rao giảng Tin Lành cho người ngoại, cũng như Sứ Đồ Phi-e-rơ được Chúa giao cho việc rao giảng Tin Lành cho người I-sơ-ra-ên.

Đối với con dân Chúa, những người mà ông hết lòng yêu thương rao giảng Tin Lành, ông luôn nhu mì, nhẫn nại với họ. Để giúp con dân Chúa không lo lắng, ông không ngại đường sá xa xôi, nhiều nguy hiểm trắc trở, đi đến thành Giê-ru-sa-lem để các sứ đồ xác nhận rằng, sự con dân Chúa người ngoại được cứu rỗi không cần phải chịu phép cắt bì, để con dân Chúa vững tin nơi Tin Lành mà ông rao giảng.

Thưa Cha! Sau khi các sứ đồ lắng nghe sự bày tỏ của ông Phao-lô và xem xét về Tin Lành mà ông rao giảng. Các sứ đồ cũng đồng lòng với sự rao giảng của ông, họ đã trao tay với ông để cùng nhau hầu việc Chúa.

Thưa Cha! Con hiểu rằng, trong Hội Thánh ở thời kỳ hiện nay của chúng con vẫn có những anh chị em cùng Cha giả dối, họ là những người dùng những suy luận của xác thịt, chối bỏ tín lý của Chúa đã được chép trong Thánh Kinh. Việc của mỗi chúng con cần làm trong cương vị là môn đồ của Chúa, là bày tỏ cho họ về lẽ thật, về những gì họ đang hiểu sai, tin sai. Nếu sau hai lần mà họ không nghe theo thì dứt thông công họ ra khỏi Hội Thánh theo Lời Chúa đã dạy:

"Sau khi đã khuyên bảo kẻ theo tà giáo lần thứ nhất và lần thứ nhì rồi, thì con hãy tránh xa." (Tít:3:10).

Thưa Cha, con hiểu rằng về nhận định bất cứ mục vụ hay linh vụ nào trong Hội Thánh cũng phải được sự công nhận của Hội Thánh về mục vụ đó, linh vụ đó là sai. Bởi vì người nhận mục vụ, linh vụ từ Chúa chứ không phải từ loài người.

Thưa Cha! Con cảm tạ ơn Ngài đã ban cho con có sự hiểu biết trên. Xin Lời Ngài thánh hoá con, cho con luôn biết noi theo tấm gương của ông Phao-lô trong sự hầu việc Chúa, để con cũng chiến thắng cuộc đua của mình, để đến ngày Đức Chúa Jesus tái lâm con được cất lên giữa chốn không trung và về thiên đàng với Ngài. Con cảm tạ ơn Ngài.

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.

Bùi Văn Vũ
10/08/2023


Hồng Liên
11/08/2023 02:27

Ga-la-ti 2:1-10 Chức Vụ và Sự Giảng Dạy của Phao-lô Được Hội Thánh Công Nhận

Lạy Chúa là Cha Yêu Thương của con. Con xin dâng lời cảm tạ Chúa. Mỗi một giai đoạn trong cuộc sống, Chúa đều đỡ nâng con trong cánh tay toàn năng của Ngài. Con kinh nghiệm sự hiện diện của Chúa luôn luôn trên đời sống con và con bình an trong Ngài, là sự bình an, vui thỏa mà chỉ có trong Ngài.

Hôm nay, con xin ghi lại sự hiểu biết của con trong Ga-la-ti 2:1-10.

Lạy Chúa, con hiểu rằng, mười bốn năm trôi qua, kể từ khi Phao-lô tin nhận Chúa, ông trở lại thành Giê-ru-sa-lem (điều này cũng được nhắc đến trong Công-vụ 15:1-4) đồng một lúc khi Hội Thánh và hội đồng các sứ đồ họp để quyết định về việc các tín hữu người ngoại không cần phải chịu phép cắt bì.

Sau đó mười bốn năm, tôi lại lên thành Giê-ru-sa-lem với Ba-na-ba, và có đem theo Tít. Tôi đã lên đó bởi sự mạc khải, và tôi đã phô bày cho họ Tin Lành mà tôi giảng trong các dân ngoại, lại phô bày riêng cho những người có danh tiếng, kẻo tôi đang chạy hoặc đã chạy một cách vô ích.”

Người Ga-la-ti muốn trở về với Luật Pháp Môi-se chẳng phải vì Hội Thánh buộc họ phải giữ như một điều cần thiết trong Cơ-đốc Giáo, nhưng vì họ nghĩ những quy cũ này là điều cần thiết cho những người muốn đạt được mức trọn vẹn hơn trong đời sống tâm linh.

Sứ Đồ Phao-lô đến thành Giê-ru-sa-lem để gặp các sứ đồ khác hầu chia sẻ với họ về Tin Lành mà ông đã giảng cho người ngoại. Ông muốn bảo đảm Tin Lành này sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự bó buộc Luật Pháp Môi-se trên những tín hữu người ngoại, và như vậy sẽ biến ra vô ích những nỗ lực của ông chạy đôn đáo khắp nơi rao giảng Tin Lành của Đức Chúa Jesus Christ.

Lạy Chúa, con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô đem Tít đi để chứng tỏ Chúa đã cứu Tít mà không đòi hỏi phép cắt bì. Tít đã được giải thoát khỏi sự nô lệ dưới Luật Pháp.

Tuy nhiên, Tít, người cùng đi với tôi, là người Hy-lạp, mà không bị ép phải chịu cắt bì. Đó là vì có mấy người anh em giả, đã lén lút xâm nhập, là những người vào bên cạnh, rình xem sự tự do mà chúng tôi có trong Đấng Christ Jesus, để bắt chúng tôi làm nô lệ. Chúng tôi đã không nhường họ bởi sự phục tùng, dù chỉ trong một giờ, để cho lẽ thật của Tin Lành được ở lại với các anh chị em.”

Sứ Đồ Phao-lô viết về sự tự do trong Đấng Christ mà Chúa Jesus đã hứa trong Giăng 8:32 “Các ngươi sẽ biết lẽ thật, và lẽ thật sẽ buông tha các ngươi”. biết lẽ thật, và lẽ thật sẽ buông tha các ngươi.” Còn những kẻ rình mò tìm cách đưa người Ga-la-ti trở về trong sự tôi mọi “Vì, với họ phải giềng mối thêm giềng mối; hàng thêm hàng, hàng thêm hàng; một chút chỗ này, một chút chỗ kia!” (Ê-sai 28:10).

Những điều chống lại sự tự do này được tuyên truyền rộng rãi ở Ga-la-ti. Những người rao giảng ngay trong Hội Thánh, trong sách vở luật lệ này chồng chất lên luật lệ kia bằng nhiều cách khác nhau.

Để bảo vệ lẽ thật của Tin Lành được vững bền, Phao-lô cương quyết không nhượng bộ, ông không để Tít phải chịu phép cắt bì, vì chân lý cứu rỗi bởi đức tin thì đối nghịch với sự cậy vào Luật Pháp.

Lạy Chúa, con hiểu rằng, đối với người Ga-la-ti, quyết định của hội đồng về việc không đòi hỏi các tín hữu người ngoại phải chịu phép cắt bì là một biến cố quan trọng, nhưng đối với Phao-lô, điều đó kể như không thành vấn đề, không ảnh hưởng gì đến sứ điệp Tin Lành của Đấng Christ mà ông đã rao giảng.

Mục đích Sứ Đồ Phao-lô gặp gỡ với các lãnh đạo Hội Thánh là hy vọng có thể ảnh hưởng họ, hầu đưa họ về con đường đúng, hầu họ không làm hỏng và làm trở nên vô ích công trình ông đi khắp nơi để rao truyền Tin Lành mà ông được chính Đấng Christ tỏ bày.

Nếu huyết Chiên Con đủ để ban sự nên thánh và cứu rỗi cho toàn thể nhân loại hầu cho họ được trình diện trước ngai ân điển, thì phép cắt bì và các lề luật khác tương tự vậy để làm gì? Trừ khi họ nghĩ rằng sự Chúa Jesus chịu đóng đinh một lần đủ cả không thực sự đủ cho sự cứu rỗi nên họ phải làm thêm điều gì đó để làm cho trọn vẹn, như Phao-lô nói cách mỉa mai trong Ga-la-ti 3:3 “Sao anh chị em ngu muội dường ấy? Sau khi đã khởi sự nhờ Đức Thánh Linh, nay sao lại cậy xác thịt mà làm cho trọn?”

Trong ân điển của Chúa Cứu Thế Jesus Christ.
A-men!

Hồng Liên


Trần Thị Thu Hương
11/08/2023 05:55

Ga-la-ti 2:1-10 Chức Vụ và Sự Giảng Dạy của Phao-lô Được Hội Thánh Công Nhận

Kính lạy Chúa, con xin dâng lời cảm tạ ơn Chúa đã ban cho con có thì giờ nơi đây để học lời Ngài. Nguyện xin Ngài ở cùng con, soi sáng cho con, dạy dỗ con. Con cảm tạ ơn Ngài! Con thành kính cầu nguyện trong danh của Đức Chúa Jesus Christ. A-men!

1 Sau đó mười bốn năm, tôi lại lên thành Giê-ru-sa-lem với Ba-na-ba, và có đem theo Tít.

Câu 1: Tính từ lần trước gặp Phi-e-rơ ở Giê-ru-sa-lem và ở với ông 15 ngày, thì 14 năm sau, Sứ Đồ Phao-lô lại đến Giê-ru-sa-lem với Ba-na-ba và Tít. Chuyến đi này là vì có mấy giáo sư giả từ Giê-ru-sa-lem đến An-ti-ốt giảng dạy rằng, phải chịu cắt bì mới được cứu rỗi. Con dân Chúa ở An-ti-ốt hoang mang nên muốn Phao-lô và Ba-na-ba cùng với những người ấy đến Giê-ru-sa-lem để nhờ các trưởng lão phân xử. Điều đáng buồn cho Phao-lô và Ba-na-ba là Hội Thánh tại An-ti-ốt do các ông gầy dựng và giảng dạy nhưng họ lại tin theo tà giáo mà hoang mang. Càng gần ngày sau rốt thì ma quỷ giận hoảng, mà ma quỷ thì có bản tính dối trá và vu khống, chúng bẻ cong lời Chúa, tận dụng những sự yếu đuối của các anh chị em để gây phân rẽ, gây xào xáo, làm mất thời gian, công sức của Hội Thánh. Nguyện xin Chúa ban ơn cho hết thảy anh chị em trong Hội Thánh đủ tỉnh thức để không sập bẫy của ma quỷ.

2 Tôi đã lên đó bởi sự mạc khải, và tôi đã phô bày cho họ Tin Lành mà tôi giảng trong các dân ngoại, lại phô bày riêng cho những người có danh tiếng, kẻo tôi đang chạy hoặc đã chạy một cách vô ích.

Câu 2: Sứ Đồ Phao-lô khẳng định rằng, ông đến Giê-ru-sa-lem bởi sự mạc khải, có nghĩa là theo ý Chúa. Ông đã trình bày cách rõ ràng về sự giảng Tin Lành cho dân ngoại của ông. Có thể ông đã trình bày riêng với các Sứ Đồ Phi-e-rơ, Giăng, và Gia-cơ trước. Ông đã xem mục vụ giảng Tin Lành cho các dân ngoại của ông là một cuộc chạy đua. Nếu như con dân Chúa thuộc các dân ngoại phải chịu phép cắt bì thì những sự rao giảng trước đó của Phao-lô là vô ích.

3 Tuy nhiên, Tít, người cùng đi với tôi, là người Hy-lạp, mà không bị ép phải chịu cắt bì.

Câu 3: Tít không bị Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem buộc phải cắt bì dù Tít là người Hi-lạp. Đó cũng là một ấn chứng rằng dân ngoại không cần phải cắt bị mới được cứu rỗi.

4 Đó là vì có mấy người anh em giả, đã lén lút xâm nhập, là những người vào bên cạnh, rình xem sự tự do mà chúng tôi có trong Đấng Christ Jesus, để bắt chúng tôi làm nô lệ.

Câu 4: "Anh em giả" là những người cũng tin nhận sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ, nhưng lại thiếu hiểu biết mà kèm theo các nghi thức của Do-thái giáo vào trong điều kiện được cứu rỗi. Họ "lén lút xâm nhập" là ý nói họ không được sự dẫn dắt từ Chúa, mà là họ tự ý làm theo ý riêng. Họ đặt thêm gánh nặng lên vai con dân Chúa mà chính Chúa thì không buộc phải như vậy.

5 Chúng tôi đã không nhường họ bởi sự phục tùng, dù chỉ trong một giờ, để cho lẽ thật của Tin Lành được ở lại với các anh chị em.

Câu 5: "Không nhường họ bởi sự phục tùng" nghĩa là Phao-lô và các bạn của ông không thỏa hiệp với những sự rao giảng của họ, không cho họ giảng tà giáo trước Hội Thánh nhằm bảo vệ lẽ thật, bảo vệ con dân Chúa.

6 Còn về những người được tôn trọng – trước đây họ như thế nào, thì chẳng can dự gì đến tôi, Thiên Chúa không chấp nhận bề ngoài của loài người – những người được tôn trọng ấy chẳng thêm điều gì cho tôi.

Câu 6: Về các sứ đồ và các trưởng lão tại Giê-ru-sa-lem là những người được tôn trọng. Nhưng Phao-lô muốn nói rằng, ông không nhận chức vụ sứ đồ từ họ, không học biết Tin Lành từ họ mà từ sự ông được mạc khải trong thần trí của ông. Quá khứ của các sứ đồ và các trưởng lão như thế nào thì không can dự đến Phao-lô. Trước đây, dù Phao-lô bách hại Hội Thánh của Chúa quá mức nhưng ông làm bởi sự yêu mến Chúa, bởi sự thiếu hiểu biết. Nên xét về sự hướng lòng về Chúa thì Sứ Đồ Phao-lô không thua kém các sứ đồ ngày ấy. Thiên Chúa đã chấp nhận Phao-lô bởi tấm lòng của ông chứ không phải bởi bất cứ điều gì khác.

7 Trái lại, họ thấy rằng, sự giảng Tin Lành cho người không chịu cắt bì đã giao cho tôi, cũng như sự giảng Tin Lành cho người chịu cắt bì đã giao cho Phi-e-rơ.

Câu 7: Về chức vụ giảng Tin Lành cho dân ngoại của Sứ Đồ Phao-lô thì các sứ đồ và các trưởng lão tại Giê-ru-sa-lem đã nhận thấy. Và đã được Chúa phán truyền cho A-na-nia, người được sai đến làm báp-tem cho Phao-lô tại thành Đa-mách.

8 Vì Đấng đã tác động trong Phi-e-rơ chức vụ sứ đồ cho người chịu cắt bì, cũng đã tác động trong tôi chức vụ sứ đồ cho các dân ngoại.

Câu 8: Đấng đã tác động trong Phao-lô, Phi-e-rơ về chức vụ của hai ông là Thiên Chúa. Và Hội Thánh ngày xưa đến nay không hề thay đổi, tất cả các chức vụ đều được kêu gọi từ Chúa.

9 Khi Gia-cơ, Sê-pha, và Giăng là các người được xem như cột trụ, nhận biết ân điển đã ban cho tôi, thì họ trao tay phải giao kết với tôi và Ba-na-ba, để cho chúng tôi đến với các dân ngoại, còn họ thì đến với người chịu cắt bì.

Câu 9: Sứ Đồ Phi-e-rơ, Gia-cơ, và Giăng là ba sứ đồ thân cận nhất của Đức Chúa Jesus khi Ngài còn trên đất này. Và cả ba sứ đồ đều nhận biết sự kêu gọi của Chúa dành cho Phao-lô. Cả ba sứ đồ đều trao tay phải giao kết với Phao-lô và Ba-na-ba có nghĩa là họ thay cho Hội Thánh công nhận thẩm quyền và chức vụ sứ đồ của Phao-lô.

10 Chúng tôi chỉ phải nhớ đến những người khó nghèo, ấy cũng chính là điều tôi đã sốt sắng làm.

Câu 10: Câu này hàm ý các sứ đồ Gia-cơ, Sê-pha, và Giăng nhắc cho Phao-lô và các bạn của ông quan tâm đến những người nghèo trong Hội Thánh. Nhưng Phao-lô cho biết chính ông cũng đã sốt sắng trong sự quan tâm đến những người nghèo. Việc tiếp trợ trong Hội Thánh cần được sự dẫn dắt từ nơi Chúa. Nhìn vào nếp sống của một người thì mình biết người ấy có hết lòng yêu kính Chúa hay không. Việc cứu giúp, tiếp trợ anh chị em trong Hội Thánh nên thông qua các trưởng lão và cần phối hợp với các anh chị em khác.

Kính lạy Chúa, con cảm tạ ơn Ngài về bài học hôm nay. Con tin Chúa là Đấng đi lại giữa Hội Thánh nên bất cứ mục vụ hay linh vụ nào đến từ sự kêu gọi của Chúa thì Chúa cũng ấn chứng trong lòng con dân Chúa ấy và ấn chứng qua con dân Chúa khác. Không thể nào một con dân Chúa không làm những bổn phận riêng của mình, không gầy dựng cho chính gia đình riêng của mình lại được Chúa kêu gọi thêm vào các linh vụ khác hay các mục vụ khác nữa. Dù là việc lành, làm bởi tấm lòng yêu thương nhưng nếu không phải bởi ý muốn Chúa thì việc đó con dân Chúa không nên làm. Chính vì vậy, không riêng gì làm mục vụ hay linh vụ, mà tất cả các quyết định, lựa chọn trong cuộc sống con dân Chúa cần tìm cầu ý Chúa xem Chúa muốn mình làm gì theo đúng ý Chúa chứ không bởi ý riêng của mình.

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.

Trần Thị Thu Hương
Ngày 11/08/2023


Nguyễn Thị Thu Thủy
11/08/2023 09:31

Ga-la-ti 2:1-10 Chức Vụ và Sự Giảng Dạy của Phao-lô Được Hội Thánh Công Nhận

Lạy Cha kính yêu, con dâng lời cảm tạ ơn Ngài, vì Ngài lại ban cho con được có thời gian và cơ hội để tiếp tục học và suy ngẫm Lời Ngài. Nguyện kính xin Chúa ban cho con được sự khôn sáng để con học biết Lời Chúa và biết áp dụng vào trong cuộc sống mình. Con xin ghi lại sự hiểu của mình và kính dâng lên Chúa.

1 Sau đó mười bốn năm, tôi lại lên thành Giê-ru-sa-lem với Ba-na-ba, và có đem theo Tít.
2 Tôi đã lên đó bởi sự mạc khải, và tôi đã phô bày cho họ Tin Lành mà tôi giảng trong các dân ngoại, lại phô bày riêng cho những người có danh tiếng, kẻo tôi đang chạy hoặc đã chạy một cách vô ích.
3 Tuy nhiên, Tít, người cùng đi với tôi, là người Hy-lạp, mà không bị ép phải chịu cắt bì.
4 Đó là vì có mấy người anh em giả, đã lén lút xâm nhập, là những người vào bên cạnh, rình xem sự tự do mà chúng tôi có trong Đấng Christ Jesus, để bắt chúng tôi làm nô lệ.
5 Chúng tôi đã không nhường họ bởi sự phục tùng, dù chỉ trong một giờ, để cho lẽ thật của Tin Lành được ở lại với các anh chị em.
6 Còn về những người được tôn trọng – trước đây họ như thế nào, thì chẳng can dự gì đến tôi, Thiên Chúa không chấp nhận bề ngoài của loài người – những người được tôn trọng ấy chẳng thêm điều gì cho tôi.
7 Trái lại, họ thấy rằng, sự giảng Tin Lành cho người không chịu cắt bì đã giao cho tôi, cũng như sự giảng Tin Lành cho người chịu cắt bì đã giao cho Phi-e-rơ.
8 Vì Đấng đã tác động trong Phi-e-rơ chức vụ sứ đồ cho người chịu cắt bì, cũng đã tác động trong tôi chức vụ sứ đồ cho các dân ngoại.
9 Khi Gia-cơ, Sê-pha, và Giăng là các người được xem như cột trụ, nhận biết ân điển đã ban cho tôi, thì họ trao tay phải giao kết với tôi và Ba-na-ba, để cho chúng tôi đến với các dân ngoại, còn họ thì đến với người chịu cắt bì.
10 Chúng tôi chỉ phải nhớ đến những người khó nghèo, ấy cũng chính là điều tôi đã sốt sắng làm.

Con hiểu rằng:

1. Phao-lô tiếp tục nói với Hội Thánh tại Ga-la-ti về hành trình và những công việc trong chức vụ sứ đồ của ông mà Chúa đã giao phó. Sau lần gặp Phi-e-rơ, thì 14 năm sau, Phao-lô mới cùng Ba-na-ba lên thành Giê-ru-sa-lem, ông có đem theo Tít. Phao-lô nói rõ ông lên Giê-ru-sa-lem là bởi sự mạc khải của Chúa, và ông đã trình bày với Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem về Tin Lành mà ông đã giảng cho các dân ngoại. Tin Lành ấy chính là sự cứu rỗi đến bởi đức tin, chứ không phải bởi việc làm. Ông không muốn rằng, những điều ông đã rao giảng và đang rao giảng sẽ trở thành vô ích.

2. Minh chứng cho việc Tin Lành mà Phao-lô rao giảng là đúng với lẽ thật Lời Chúa, ấy chính là Tít là một người Hy-lạp tin nhận Chúa, đi cùng Phao-lô lên Giê-ru-sa-lem, nhưng Tít không hề bị ép phải chịu cắt bì.

3. Phao-lô cho biết có những người mang danh là môn đồ của Chúa đã vào trong Hội Thánh. Họ thực chất không phải vì muốn học biết lẽ thật của Lời Chúa, mà muốn rao giảng và bắt bẻ con dân Chúa phải làm theo những luật lệ do loài người lập ra. Họ rình rập và tìm cách bắt Phao-lô và các bạn của ông làm nô lệ cho luật lệ của loài người đặt ra. Đứng trước sự việc đó, Phao-lô và các bạn của ông đã không nhường họ, không chịu phục tùng sự giảng dạy tà giáo đó của họ dù chỉ trong một giờ. Phao-lô rất kiên quyết bởi vì ông biết rằng, trong cương vị là một sứ đồ, ông phải ngăn chặn tà giáo xâm nhập vào trong Hội Thánh, để gìn giữ lẽ thật của Lời Chúa trong con dân Chúa.

4. Qua bài giảng của người chăn thì con hiểu những người được tôn trọng là các trưởng lão, các sứ đồ của Chúa. Con hiểu rằng, Phao-lô muốn nói ông không tìm kiếm họ vì danh tiếng của họ, để mong họ chấp nhận ông, công nhận ông, đánh giá ông. Vì ông biết Thiên Chúa không chấp nhận vẻ bề ngoài, và sự danh tiếng của họ không thêm lên điều gì cho ông. Ông chỉ trình bày cho họ nghe về Tin Lành mà ông đã rao giảng cho dân ngoại là như thế nào. Các trưởng lão, các sứ đồ tại đó đã không phản đối gì Phao-lô và những điều ông đã rao giảng. Họ nhận biết rằng, Chúa thật đã giao chức vụ sứ đồ cho Phao-lô và kêu gọi ông trong việc rao giảng Tin Lành cho những người dân ngoại, là những người không chịu cắt bì.

5. Phao-lô nhận biết và ý thức rằng, Đấng đã tác động trong Phi-e-rơ chức vụ sứ đồ để rao giảng cho người Do-thái cũng chính là Đấng đã tác động trong ông chức vụ sứ đồ để rao giảng cho các dân ngoại. Con hiểu rằng, đó là sự hành động của Chúa, là chương trình và ý muốn của Ngài dành cho mỗi người. Việc còn lại là mỗi con dân Chúa có nhận biết và chịu bằng lòng vâng phục ý muốn Chúa mà làm theo hay không.

6. Gia-cơ, Phi-e-rơ, và Giăng là những người được xem như trụ cột trong Hội Thánh, đã nhận biết sự thương xót của Chúa ban trên Phao-lô, họ đã tin tưởng mà trao tay phải giao kết với ông và Ba-na-ba. Con hiểu đó là sự tin tưởng, sự an tâm, sự đồng lòng của họ đối với Phao-lô và Ba-na-ba. Hết thảy họ nhất trí, đồng một lòng mà phân chia công việc theo sự kêu gọi của Chúa, Phao-lô và Ba-na-ba đi rao giảng Tin Lành cho các dân ngoại, còn họ thì rao giảng Tin Lành cho những người Do-thái. Có lẽ họ chỉ nhắn nhủ Phao-lô và Ba-na-ba quan tâm đến những người khó nghèo trong Hội Thánh. Nhưng Phao-lô cho biết thêm ông cũng vốn đã sốt sắng quan tâm để tiếp trợ những người khó nghèo rồi.

Bài học con rút ra:

1. Lạy Chúa, qua Lời Chúa hôm nay con học được ở Phao-lô sự ngay thẳng, dạn dĩ, nhưng cẩn trọng trong lời nói của mình. Dầu ông đang nói với con dân Chúa tại Ga-la-ti để nhắc họ về sự ấn chứng trong chức vụ sứ đồ của ông, nhưng ông cũng rất ôn hòa trong lời nói của mình, không kiêu ngạo, không tự mãn. Ông chỉ thuật lại các sự việc một cách chân thật với tấm lòng biết ơn Chúa, nhận biết bởi ơn thương xót của Chúa mà ông làm được những việc đó.

2. Con cũng học được rằng, Chúa là Đấng tác động trong con những điều Ngài muốn con làm. Nhưng con muốn nhận biết ý muốn và chương trình của Chúa thì con cần có sự thông công mật thiết với Chúa, lắng nghe tiếng Chúa. Khi nhận biết thì mau chóng, sốt sắng, cẩn thận làm theo.

3. Con cũng học được rằng, khi con nhận biết chức vụ và linh vụ mà Chúa giao phó cho một người thì con cần hết lòng vâng phục và có lòng sốt sắng trợ giúp họ. Con hiểu vì con là người đã kết hôn, nên bổn phận đầu tiên của con là vâng phục và sốt sắng giúp đỡ chồng mình làm tròn chức vụ và linh vụ mà Chúa đã giao phó. Kế đến là bổn phận vâng phục trưởng lão và người chăn trong Hội Thánh, và sốt sắng tham dự vào các linh vụ theo sự dẫn dắt và ban ơn của Chúa.

Con cảm tạ ơn Chúa đã dạy dỗ con, ban cho con được học và suy ngẫm Lời của Ngài. Nguyện kính xin Chúa giúp con ghi nhớ những gì con học được, xin Chúa nhắc nhở con để con biết áp dụng vào trong cuộc sống. Con cảm tạ ơn Cha!

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Thị Thu Thủy
11/8/2023


Huỳnh Christian Timothy
11/08/2023 10:16

Huỳnh Christian Timothy: Ga-la-ti 2:1-10 Chức Vụ và Sự Giảng Dạy của Phao-lô Được Hội Thánh Công Nhận

Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con. Con kính dâng Cha lời tôn vinh và cảm tạ của con. Ngài là Thiên Chúa Toàn Năng và Cha ở trên trời của con. Hôm nay, con có cơ hội được trao đổi với nhiều anh chị em cùng Cha qua Liên Mạng Thông Tin Toàn Cầu. Dù chúng con chỉ dùng cách nhắn tin, không nhìn thấy nhau, nhưng tốc độ tin nhắn truyền đi thật nhanh, trong khi chúng con cách nhau hàng chục ngàn km. Các phương tiện kỹ thuật loài người đang sử dụng thật là kỳ diệu. Nhưng đó là do loài người khám phá ra các định luật vật lý của Thiên Chúa và áp dụng vào trong cuộc sống. Con nghĩ, nếu loài người khám phá các định luật thuộc linh và áp dụng vào trong đời sống thì cuộc sống của loài người sẽ vô cùng tuyệt vời. Cảm tạ Cha đã ban cho chúng con Lời Hằng Sống của Thiên Chúa để qua đó chúng con có thể khám phá các định luật thuộc linh. Và chính Lời của Ngài đã dạy chúng con phải khám phá các định luật thuộc linh, rồi cẩn thận làm theo để chúng con được thịnh vượng trong đời sống và có hành động thông sáng. Con thật mong mau tới ngày Đấng Christ đến, đem Hội Thánh ra khỏi thế gian, để con được bước vào trong sự hiểu biết đầy trọn những việc làm của Ngài. Con cầu xin Đấng Christ thêm sức mới cho con. Con cầu xin Đức Thánh Linh dẫn con vào trong mọi lẽ thật của Lời Hằng Sống. Con cảm tạ Ba Ngôi Thiên Chúa.

Thưa Cha, con xin trình bày sự suy ngẫm của con về Ga-la-ti 2:1-10, như sau:

1 Sau đó mười bốn năm, tôi lại lên thành Giê-ru-sa-lem với Ba-na-ba, và có đem theo Tít.

Câu 1: Con hiểu rằng, kể từ khi Sứ Đồ Phao-lô gặp và trao đổi với Phi-e-rơ tại Giê-ru-sa-lem thì 14 năm sau, ông đã cùng Ba-na-ba và Tít về lại Giê-ru-sa-lem, vì một vấn nạn trong Hội Thánh tại An-ti-ốt. Lúc bấy giờ có các giáo sư giả đến từ Giê-ru-sa-lem, dạy cho con dân Chúa tại An-ti-ốt phải chịu cắt bì và giữ các nghi thức trong Do-thái Giáo. Có lẽ vì các giáo sư giả đó đã nhân danh các sứ đồ tại Giê-ru-sa-lem mà giảng dạy như vậy. Họ làm như vậy để con dân Chúa hiểu lầm là họ giảng dạy bởi thẩm quyền của các sứ đồ tại Giê-ru-sa-lem, và giảng dạy theo lẽ thật được các sứ đồ công nhận. Trong khi đó, Phao-lô và Ba-na-ba thì dạy rằng, con dân Chúa không cần chịu cắt bì, cũng không cần giữ các nghi thức thờ phượng trong Do-thái Giáo. Điều này làm cho con dân Chúa tại An-ti-ốt hoang mang. Vì vậy, Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem đã yêu cầu Phao-lô, Ba-na-ba, cùng các người ấy về Giê-ru-sa-lem, trình bày sự việc với các sứ đồ để được sự khẳng định của các sứ đồ. Trong chuyến đi đó, Phao-lô đã mang theo Tít.

2 Tôi đã lên đó bởi sự mạc khải, và tôi đã phô bày cho họ Tin Lành mà tôi giảng trong các dân ngoại, lại phô bày riêng cho những người có danh tiếng, kẻo tôi đang chạy hoặc đã chạy một cách vô ích.
3 Tuy nhiên, Tít, người cùng đi với tôi, là người Hy-lạp, mà không bị ép phải chịu cắt bì.

Câu 2 và 3: Con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô đã được Chúa mạc khải về chuyến đi. Không phải ông đi vì Hội Thánh tại An-ti-ốt yêu cầu, mà ông đi vì Chúa muốn ông đi và Ngài đã tỏ ra như vậy trong ông. Nếu Phao-lô tự ý đi theo sự yêu cầu của Hội Thánh thì tỏ ra ông đã không chắc chắn về sự giảng dạy của mình mà cần đến sự công nhận của các sứ đồ tại Giê-ru-sa-lem. Nhưng Chúa muốn nhân cơ hội này giải quyết nan đề một lần đủ cả nên Ngài đã mạc khải cho ông phải về lại Giê-ru-sa-lem để trình bày sự việc trước Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem. Phao-lô đã giảng Tin Lành cho Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem cùng một nội dung như ông đã giảng trong các dân ngoại. Có lẽ ông đã giảng riêng cho các sứ đồ là những người được Hội Thánh tôn trọng, trước khi giảng chung cho Hội Thánh.

Phao-lô muốn sự việc được sớm khẳng định là ông đã rao giảng Tin Lành chân thật, sự rao giảng của ông không là sự lãng phí thời gian trong cuộc sống. Ngày nay, nhiều người đã rao giảng Tin Lành cách không chân thật, dùng yếu tố tâm lý để thuyết phục người nghe; hoặc đã rao giảng một Tin Lành không chân thật, đã bị biến đổi bởi các sự thêm hoặc bớt vào Tin Lành. Họ là những người đã và đang chạy cách vô ích trong cuộc đời theo Chúa và hầu việc Chúa.

Con hiểu rằng, Tít đã không bị Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem buộc phải chịu cắt bì. Điều đó chứng tỏ, Tin Lành do Phao-lô và Ba-na-ba rao giảng không khác với Tin Lành do các sứ đồ tại Giê-ru-sa-lem rao giảng.

4 Đó là vì có mấy người anh em giả, đã lén lút xâm nhập, là những người vào bên cạnh, rình xem sự tự do mà chúng tôi có trong Đấng Christ Jesus, để bắt chúng tôi làm nô lệ.

Câu 4: Con hiểu rằng, con dân Chúa gọi nhau là anh chị em cùng Cha. Sứ Đồ Phao-lô gọi mấy người rao giảng tà giáo là anh em giả, vì họ xưng nhận là họ tin nhận Tin Lành nhưng họ không tin nhận cùng một Tin Lành như ông. Họ là những người thêm việc làm theo các nghi thức tiêu biểu thời Cựu Ước cùng các nghi thức tôn giáo do loài người đặt ra trong Do-thái Giáo vào Tin Lành. Phao-lô nói, họ "lén lút xâm nhập", là vì họ không được Chúa sai bảo họ đến An-ti-ốt làm công việc giảng dạy. Họ hành động theo ý riêng, tự lập làm thầy. Đó là điều Gia-cơ đã cảnh cáo con dân Chúa trong Gia-cơ 3:1. Phao-lô nói, họ "rình xem", là vì họ xoi mói, tìm cách để bắt bẻ con dân Chúa. Sự tự do của con dân Chúa là sự tự do khỏi án phạt của tội lỗi, tự do khỏi quyền lực của tội lỗi, và cũng tự do khỏi những nghi thức tiêu biểu trong luật pháp thời Cựu Ước. Điển hình là con dân Chúa không cần chịu cắt bì trong xác thịt để tiêu biểu cho sự tin nhận sự chuộc tội và sự làm cho sạch tội bởi Đấng Christ. Vì Đấng Christ đã đến, họ đã tin nhận Ngài thì Ngài đã cắt bì họ cách thiêng liêng, tức là làm sạch bản tính tội trong họ, như Phao-lô đã trình bày trong Cô-lô-se 2:11.

5 Chúng tôi đã không nhường họ bởi sự phục tùng, dù chỉ trong một giờ, để cho lẽ thật của Tin Lành được ở lại với các anh chị em.

Câu 5: Con hiểu rằng, Phao-lô và Ba-na-ba đã không nhường nhịn các giáo sư giả đó bởi sự vâng theo họ. Trái lại, hai ông đã bác bỏ sự giảng dạy của họ, không cho phép họ giảng dạy trong Hội Thánh tại An-ti-ốt. Hai ông đã bảo vệ Tin Lành chân thật mà hai ông đã rao giảng cho con dân Chúa tại An-ti-ốt. Ngày nay, có nhiều người rao giảng tà giáo được con dân Chúa chấp nhận. Thậm chí, con dân Chúa còn tiếp tay phổ biến những sự rao giảng tà giáo ấy. Đó là vì con dân Chúa đã không có sự suy ngẫm Lời Chúa để nhận biết và khước từ tà giáo. Đúng như lời Đức Chúa Jesus đã phán: "Kẻ mù dẫn đưa kẻ mù, cả hai sẽ cùng ngã xuống hố." (Ma-thi-ơ 15:14).

6 Còn về những người được tôn trọng – trước đây họ như thế nào, thì chẳng can dự gì đến tôi, Thiên Chúa không chấp nhận bề ngoài của loài người – những người được tôn trọng ấy chẳng thêm điều gì cho tôi.
7 Trái lại, họ thấy rằng, sự giảng Tin Lành cho người không chịu cắt bì đã giao cho tôi, cũng như sự giảng Tin Lành cho người chịu cắt bì đã giao cho Phi-e-rơ.

Câu 6 và 7: Con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô nói đến các sứ đồ khác của Chúa tại Giê-ru-sa-lem, là các người trước đây đã từng đi theo Chúa, được Chúa trực tiếp giảng dạy và ban cho chức sứ đồ. Sự họ được học từ Chúa và được Chúa ban cho chức sứ đồ không liên quan gì đến ông. Không phải vì vậy mà họ có thẩm quyền trên ông hoặc hiểu biết Tin Lành hơn ông. Kể cả hiện tại họ đang được tôn trọng trong Hội Thánh thì cũng không ảnh hưởng hay có quyền gì trên ông. Vấn đề là tấm lòng của họ và tấm lòng của ông đều thật lòng tin kính Chúa và vâng phục Ngài. Đức Chúa Trời chỉ xét về tấm lòng của mỗi người.
Các người ấy đã nhận biết Phao-lô được Chúa ban cho chức vụ sứ đồ để giảng Tin Lành cho các dân tộc không phải là dân I-sơ-ra-ên. Họ nhận biết Phao-lô có cùng thẩm quyền và sự hiểu biết về Tin Lành để rao giảng Tin Lành như Phi-e-rơ. Phao-lô dùng các từ ngữ "người không chịu cắt bì" và "người chịu cắt bì" để nhấn mạnh lẽ thật: dân I-sơ-ra-ên lẫn các dân ngoại cần được cứu rỗi như nhau; cả hai đều nhận lãnh cùng một Tin Lành. Nghĩa là sự cắt bì đã không đem sự cứu rỗi đến cho dân I-sơ-ra-ên mà là Tin Lành. Vậy, tại sao các dân ngoại đã được cứu bởi Tin Lành lại phải chịu cắt bì?

8 Vì Đấng đã tác động trong Phi-e-rơ chức vụ sứ đồ cho người chịu cắt bì, cũng đã tác động trong tôi chức vụ sứ đồ cho các dân ngoại.

Câu 8: Con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô nhận thức cách rõ ràng, Phi-e-rơ và ông cùng được sử dụng bởi một Thiên Chúa, theo thánh ý của Ngài, cho công việc rao giảng Tin Lành. Trong khi Phi-e-rơ được biệt riêng, đứng đầu những người giảng Tin Lành cho dân I-sơ-ra-ên thì Phao-lô được biệt riêng, đứng đầu những người giảng Tin Lành cho các dân tộc khác. Họ có cùng một chức vụ, cùng một thẩm quyền, cùng một năng lực, và cùng một Tin Lành để phụng sự Thiên Chúa trong môi trường Ngài đã định sẵn cho mỗi người.

9 Khi Gia-cơ, Sê-pha, và Giăng là các người được xem như cột trụ, nhận biết ân điển đã ban cho tôi, thì họ trao tay phải giao kết với tôi và Ba-na-ba, để cho chúng tôi đến với các dân ngoại, còn họ thì đến với người chịu cắt bì.
10 Chúng tôi chỉ phải nhớ đến những người khó nghèo, ấy cũng chính là điều tôi đã sốt sắng làm.

Câu 9 và 10: Con hiểu rằng, Sê-pha là một tên gọi khác của Phi-e-rơ. Khi ấy, Gia-cơ là giám mục của Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem. Phi-e-rơ là người đứng đầu 12 sứ đồ, Giăng là sứ đồ được Chúa yêu, đang chăm sóc bà Ma-ri, mẹ của Chúa. Cả ba là các người rất được tôn trọng trong Hội Thánh và được Chúa ban cho quyền cai trị Hội Thánh. Họ đã nhận biết Đức Chúa Trời cùng Đức Chúa Jesus Christ đã ban ân điển cho Phao-lô để ông làm sứ đồ của Đấng Christ. Họ đã công nhận Phao-lô và Ba-na-ba là sứ đồ của Đấng Christ và trao tay phải giao kết với hai ông. Hành động trao tay phải giao kết thể hiện sự họ cùng đức tin và cùng phụng sự Chúa với Phao-lô và Ba-na-ba. Họ chấp nhận Phao-lô và Ba-na-ba là sứ đồ cho các dân ngoại còn họ là sứ đồ cho dân I-sơ-ra-ên. Điều đó không có nghĩa Phao-lô và Ba-na-ba không được giảng Tin Lành cho dân I-sơ-ra-ên; và ngược lại, các sứ đồ khác không được giảng Tin Lành cho các dân ngoại. Điều đó chỉ nói lên nhiệm vụ chính của mỗi bên. Khi có cơ hội thì mỗi người có thể giảng Tin Lành cho bất cứ ai.

Có lẽ các sứ đồ tại Giê-ru-sa-lem đã nhắc nhở Phao-lô và Ba-na-ba đặc biệt quan tâm đến những con dân Chúa có hoàn cảnh khó nghèo. Tuy nhiên, Phao-lô đã sốt sắng về sự ấy. Con dân chân thật của Chúa luôn biết quan tâm đến mọi nhu cầu của anh chị em cùng đức tin.

Thưa Cha, con cảm tạ Cha về bài học hôm nay. Cứ mỗi lần suy ngẫm lại mỗi lời trong Thánh Kinh thì con đều nhận thêm sự hiểu biết và được nhắc cho nhớ các lẽ thật của Thánh Kinh. Kính xin Cha ban phước cho linh vụ cùng nhau suy ngẫm Lời Chúa của Hội Thánh Việt Nam chúng con. Nguyện tình yêu, ân điển, và sự bình an từ Ngài và từ Đức Chúa Jesus Christ luôn ở cùng chúng con. Nguyện Đức Thánh Linh luôn ban cho chúng con sự khôn sáng và lòng dạn dĩ, cùng năng lực sống theo Lời Chúa. Con cảm tạ Ba Ngôi Thiên Chúa.

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.

Huỳnh Christian Timothy


Nguyễn Thị Lan
11/08/2023 10:57

Ga-la-ti 2:1-10 Chức Vụ và Sự Giảng Dạy của Phao-lô Được Hội Thánh Công Nhận

Kính lạy Cha, con cảm tạ Cha cho con thức dậy một ngày mới trong ân điển của Đức Chúa Jesus. Con xin dâng lời tôn vinh và cảm tạ Đức Chúa Trời, là Cha của Đức Chúa Jesus Christ, Đấng đã yêu thương và phó chính mình vì tội lỗi của con. Con xin dâng thân thể con làm của lễ đẹp ý Cha, kính xin Ba Ngôi Thiên Chúa luôn ở cùng con, dạy dỗ, dẫn dắt và ban năng lực cho con nhận biết và làm theo ý Chúa.

Nguyện Lời Chúa bổ dưỡng tâm hồn con tươi mới mỗi ngày. Con cảm tạ ơn Cha.

Sau đây, con xin suy ngẫm đến Ga-la-ti 2:1-10. Con kính xin Đức Thánh Linh dạy dỗ con ạ. Con cảm tạ ơn Ngài!

1 Sau đó mười bốn năm, tôi lại lên thành Giê-ru-sa-lem với Ba-na-ba, và có đem theo Tít.

Ở phân đoạn trước, Phao-lô đã qua A-ra-bi rồi trở về thành Đa-mách. Sau ba năm, ông lên thành Giê-ru-sa-lem, để gặp mặt trao đổi với Phi-e-rơ, và ở với Phi-e-rơ mười lăm ngày. Tại đó, ông chỉ gặp mặt một mình Phi-e-rơ. Sau đó thì Phao-lô đi qua các miền thuộc xứ Si-ri và xứ Si-li-si. (Ga-la-ti 1:17-21).

Tiếp ở đoạn này, là khoảng thời gian cách đó 14 năm, lúc này Phao-lô đã chừng sáu mươi tuổi. Lần này, ông lại lên thành Giê-ru-sa-lem với Ba-na-ba, có đem theo Tít, là các anh em cùng đức tin nơi Đấng Christ.

Chúa cho phép sự có mặt của cả ba người cho con thấy sự đồng công trong một mục vụ nào đó nhiều khi cần hợp sức của nhiều người, cũng là thêm sự ấn chứng cho công việc đến từ Chúa.

Có những việc làm một mình thì lẻ loi, khó khăn. Hiệp sức lại thì dễ hơn.

Vì thế mà ngoài những trường hợp Chúa biệt riêng cho từng cá nhân, Chúa thường kêu gọi một nhóm người cùng đồng công trong một hoặc nhiều mục vụ.

Con quan sát loài người ngày nay, ngoài những việc riêng, các việc chung cũng cần làm việc theo từng nhóm, đội. Sự cùng làm việc chung sẽ mang lại hiệu quả hơn, gần gũi và hiểu nhau hơn.

Những việc không đến từ Chúa, thì sự hợp sức lại cho dù có mang lại thành quả ích lợi cho nhân loại, thì cũng không được Chúa ghi nhận và ban thưởng ở đời sau, vì mục đích làm không bởi vì ý Chúa, không làm bởi lòng tôn kính và yêu Chúa.

2 Tôi đã lên đó bởi sự mạc khải, và tôi đã phô bày cho họ Tin Lành mà tôi giảng trong các dân ngoại, lại phô bày riêng cho những người có danh tiếng, kẻo tôi đang chạy hoặc đã chạy một cách vô ích.

Phao-lô không quên khẳng định việc làm trên của mình là bởi sự mạc khải, mới mục đích rõ ràng là phô bày Tin Lành cho dân ngoại. Rằng mỗi lao nhọc của ông chẳng phải là vô ích.

Thưa Cha, con cảm thấy rất cảm động và biết ơn Chúa khi đọc những dòng tâm thư này của ông. Dẫu xa cách địa lý, khoảng cách thời gian, nhưng dòng tâm tình chứa đựng lẽ thật, tình yêu thật thì cứ còn mãi, vượt không gian, thời gian.

3 Tuy nhiên, Tít, người cùng đi với tôi, là người Hy-lạp, mà không bị ép phải chịu cắt bì.
4 Đó là vì có mấy người anh em giả, đã lén lút xâm nhập, là những người vào bên cạnh, rình xem sự tự do mà chúng tôi có trong Đấng Christ Jesus, để bắt chúng tôi làm nô lệ.
5 Chúng tôi đã không nhường họ bởi sự phục tùng, dù chỉ trong một giờ, để cho lẽ thật của Tin Lành được ở lại với các anh chị em.

Mặc dù Tít là người gốc Hy-lạp, nhưng cả Phao-lô và Tít đều không bị ép phải chịu cắt bì. Nghi thức cho rằng phải chịu cắt bì bề ngoài mới được cứu là thuộc về giáo lý của những kẻ giả hình của Do Thái Giáo thời đó, không đúng Thánh Kinh, không đúng ý Chúa. Vì sự chịu cắt bì trong lòng, bề trong, tức chịu từ bỏ bản tánh con người cũ tội lỗi, để Chúa sống trong con người được dựng nên mới, trong Đấng Christ Jesus, mới là sự cắt bì thật để được cứu.

Phao-lô và các bạn ông đã không chịu thoả hiệp, không dùng sự tự do Chúa ban để phục tùng, làm nô lệ cho sự sai trái của những kẻ giả lén lút vào trong Hội Thánh, giảng giải tà giáo, gây ảnh hưởng xấu nghiêm trọng đến Hội Thánh như vậy. "Dù chỉ trong một giờ" trong câu 5 là cách nói khẳng định sự luôn tỉnh táo, dứt khoát không bao giờ chịu thoả hiệp với những giáo lý tà giáo.

6 Còn về những người được tôn trọng – trước đây họ như thế nào, thì chẳng can dự gì đến tôi, Thiên Chúa không chấp nhận bề ngoài của loài người – những người được tôn trọng ấy chẳng thêm điều gì cho tôi.

Phao-lô cũng khẳng định thêm: Ông cũng không hề bị lệ thuộc vào con người, dẫu cho ông có nhìn vào những người được tôn trọng, như Phi-e-rơ, Gia-cơ, giăng, là những sứ đồ theo Chúa trước ông, họ yêu Chúa và làm ra những kết quả cho Chúa, được xem là tôn trọng, nhưng về phần ông với Chúa, ông theo và tin duy nhất nơi Đấng Christ, đức tin duy nhất nơi Đấng Christ, tương giao nhận biết và làm theo với Chúa của ông. Ông khẳng định rõ ràng rằng, điều này không liên quan gì đến bất kỳ con người nào.

"Những người được tôn trọng ấy chẳng thêm điều gì cho tôi" trong câu 6 ý nói ông đã không nhận lãnh được gì từ những anh chị em cùng đức tin mà ông tôn trọng như Phi-e-rơ, Gia-cơ, Giăng, vì họ chỉ là những con người xác thịt như ông, được Chúa thương xót, cứu chuộc, kêu gọi, hoàn toàn không có năng quyền gì giúp đời sống ông thay đổi. Mọi thứ ông có, ông tìm kiếm, ông hướng đến, tương giao, làm theo, đổi mới mỗi ngày là nhờ chính Thiên Chúa.

7 Trái lại, họ thấy rằng, sự giảng Tin Lành cho người không chịu cắt bì đã giao cho tôi, cũng như sự giảng Tin Lành cho người chịu cắt bì đã giao cho Phi-e-rơ.
8 Vì Đấng đã tác động trong Phi-e-rơ chức vụ sứ đồ cho người chịu cắt bì, cũng đã tác động trong tôi chức vụ sứ đồ cho các dân ngoại.

Cả Phao-lô và Phi-e-rơ, mỗi người đều nhận biết ý Chúa kêu gọi trên đời sống mình. Trong khi Phi-e-rơ được Chúa kêu gọi làm sứ đồ chăm sóc Hội Thánh của Chúa, thì Phao-lô được Chúa kêu gọi giảng Tin Lành cho dân ngoại.

Con hiểu sự kêu gọi là Chúa biệt riêng, ban ơn cho các công việc đó cách đặc biệt, có thể trong khoảng thời gian, thời điểm nào đó. Không có nghĩa cả cuộc đời chỉ làm mỗi việc đó. Khi cần, Phao-lô vẫn chăm sóc Hội Thánh Chúa. Cũng vậy, cũng có thời điểm Phi-e-rơ giảng Tin Lành cho các dân ngoại. Ví như trường hợp Phi-e-rơ giảng Tin Lành cho gia đình Cọt-nây và cả gia đình đã tin Chúa được chép trong Công Vụ Các Sứ Đồ chương 10.

9 Khi Gia-cơ, Sê-pha, và Giăng là các người được xem như cột trụ, nhận biết ân điển đã ban cho tôi, thì họ trao tay phải giao kết với tôi và Ba-na-ba, để cho chúng tôi đến với các dân ngoại, còn họ thì đến với người chịu cắt bì.

Con hiểu rằng, là anh em trong cùng một chi thể của Chúa, là Hội Thánh, cùng chung một Đấng Christ, cùng một thánh linh Chúa ban, thì luôn hiểu nhau, gắn kết yêu thương hiệp một với nhau. Con hiểu "Trao tay phải giao kết" với nghĩa như vậy ạ.

Con học được tấm lòng khiêm nhường, hạ mình, tôn trọng và vâng phục lẫn nhau trong vòng anh chị em cùng Cha, lòng biết ơn Chúa của Phao-lô, khi ông xem Gia-cơ, Sê-pha và Giăng là những trụ cột của Hội Thánh, qua họ, ông được học hỏi và cũng thêm ấn chứng về chức sứ đồ của mình. Ông cũng tin chức sứ đồ của mỗi người đó là đến từ Chúa.

10 Chúng tôi chỉ phải nhớ đến những người khó nghèo, ấy cũng chính là điều tôi đã sốt sắng làm.

Một trong số những điều ông và các bạn cùng hầu việc Chúa với ông cùng nhớ đến, là quan tâm đến những anh chị em cùng Cha đang khó nghèo trong Hội Thánh, trong sự giúp đỡ, chia xẻ.

Con hiểu khó nghèo về vật chất. Tuy vậy, cũng cả quan tâm đến những anh chị em đang trong những nan đề, những nghịch cảnh khốn khó, những cám dỗ và thử thách.

Con cảm tạ Chúa đã cho con những sự hiểu trên đây.

Bài học con nhận được là: Con cần nhận biết và làm theo ý Chúa. Hiệp lòng hiệp sức cùng các anh chị em chân thật trong Hội Thánh để làm các việc theo ý Chúa. Cũng như có sự khôn sáng để nhận biết những sự không đến từ Chúa xảy đến từ một số anh chị em giả dối trong Hội Thánh nếu có, để xin Chúa dùng mình giúp họ nhận biết, sửa đổi. Nếu sau khi đã chỉ ra những sự sai nghịch Lẽ Thật, mà những người đó vẫn cố chấp, không chịu từ bỏ, thì Hội Thánh cần dứt thông công.

Trước khi Chúa dùng con để gây dựng Hội Thánh, giúp ích cho người khác, thì con cần gây dựng chính mình trước.

Con cảm tạ Chúa về bài học hôm nay, nhắc con sống xứng đáng với ơn cứu chuộc, để được Chúa dùng cho những công việc nhà Chúa trong Hội Thánh.

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Thị Lan
11/08/2023


Đặng Thái Học
11/08/2023 12:19

Ga-la-ti 2:1-10 Chức Vụ và Sự Giảng Dạy của Phao-lô Được Hội Thánh Công Nhận

Kính lạy Cha từ ái của con ở trên trời!

Con dâng lời cảm tạ ơn Cha vì Ngài ban cho con được tiếp tục học lời Ngài trong Ga-la-ti 2:1-10 - Chức Vụ và Sự Giảng Dạy của Phao-lô Được Hội Thánh Công Nhận!

Nguyện xin Đức Thánh Linh soi dẫn con vào sự học hiểu Lời Chúa trong bài học Thánh kinh hôm nay!
Phao-lô bày tỏ cho con dân Chúa trong các hội Thánh tại Ga-la-ti về chức vụ sứ đồ và kết quả rao giảng Tin Lành cho dân ngoại, đã được các sứ đồ và các trưởng lão tại Giê-ru-sa-lem công nhận.

1 Sau đó mười bốn năm, tôi lại lên thành Giê-ru-sa-lem với Ba-na-ba, và có đem theo Tít.
2 Tôi đã lên đó bởi sự mạc khải, và tôi đã phô bày cho họ Tin Lành mà tôi giảng trong các dân ngoại, lại phô bày riêng cho những người có danh tiếng, kẻo tôi đang chạy hoặc đã chạy một cách vô ích.


 Mười bốn năm sau lần Phao-lô gặp Phi-e-rơ, ông lại lên thành Giê-ru-sa-lem với Ba-na-ba, do Hội Thánh tại An-ti-ốt cử đi. Trong chuyến đi này, ông và Ba-na-ba có đưa Tít đi theo, có lẽ để ông có thêm nhân chứng cho sự giảng dạy của ông, và cũng để cho Tít chứng kiến về sự nhận định của các sứ đồ và các trưởng lão tại Giê-ru-sa-lem về sự giảng dạy của ông. Phao-lô đã lên thành Giê-ru-sa-lem theo sự mạc khải của Chúa, là cơ hội Ngài ban cho ông giải quyết việc những người giảng tà giáo về sự cắt bì mới được cứu rỗi. Ông phô bày cho dân ngoại một Tin Lành tinh tuyền, và phô bày riêng cho những người có chức sắc danh tiếng tại đó, để việc giảng dạy Tin lành của ông dành cho dân ngoại từ trước đó cũng như trong hiện tại không trở thành vô ích, nhưng đó là Tin Lành chân thật cần được ông tiếp tục thi hành trong mục vụ.

3 Tuy nhiên, Tít, người cùng đi với tôi, là người Hy-lạp, mà không bị ép phải chịu cắt bì.

Phao-lô muốn nhấn mạnh về Tít cho con dân Chúa trong các Hội Thánh tại Ga-la-ti, vì Tít, người cùng đi với ông, là người Hy-lạp, được tiếp nhận Tin Lành qua ông, nhưng Tít cũng không bị ép phải chịu phép cắt bì theo nghi thức của Do-thái giáo.

4 Đó là vì có mấy người anh em giả, đã lén lút xâm nhập, là những người vào bên cạnh, rình xem sự tự do mà chúng tôi có trong Đấng Christ Jesus, để bắt chúng tôi làm nô lệ.

Vì đó là có mấy người anh em giả, là những người trong Do-thái giáo, họ cũng đã thật lòng ăn năn tội và Tin nhận sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ, nhưng bởi họ thiếu sự hiểu biết về Tin Lành của Chúa trong giao ước mới, nên họ tin vào sự cứu rỗi phải kèm theo nghi thức cắt bì của Do-thái giáo. Những người này đã lén lút xâm nhập vào nơi Phao-lô giảng dạy Tin Lành, rình xem sự tự do mà ông và các bạn của ông có bởi thẩm quyền ban cho của Đấng Christ Jesus, để bắt ông và các bạn của ông phải tuân theo nghi thức cắt bì của Do-thái giáo. Càng vào những ngày cuối cùng này, Sa-tan càng ra sức dùng nhiều giáo sư giả, tiên tri giả để lén lút xâm nhập vào Hội Thánh, để lôi kéo nhiều người con dân Chúa xa dần Lẽ Thật, dẫn đến sự hư mất. Điều này nhắc nhớ chúng con phải luôn tỉnh thức trước mưu kế của chúng, bám chắc vào Lời Chúa để vững vàng bước đi theo Tin Lành chân thật Ngài.

5 Chúng tôi đã không nhường họ bởi sự phục tùng, dù chỉ trong một giờ, để cho lẽ thật của Tin Lành được ở lại với các anh chị em.

Dù những anh em giả có quấy phá như vậy, nhưng Phao-lô và các bạn của ông không nhường họ bởi sự phục tùng giáo lý Thánh Kinh qua sự giảng Tin Lành chân thật của Chúa, dù chỉ trong một giờ, để cho Lẽ Thật của Tin Lành luôn được ở trong lòng con dân chân thật của Chúa.

6 Còn về những người được tôn trọng - trước đây họ như thế nào, thì chẳng can dự gì đến tôi, Thiên Chúa không chấp nhận bề ngoài của loài người – những người được tôn trọng ấy chẳng thêm điều gì cho tôi.

Phao-lô nới về những người được tôn trọng, là những người có chức sắc trong Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem. Dù trước đây, họ là những người thấp hèn, như những sứ đồ xuất thân từ những tầng lớp thấp kém trong xã hội, hoặc như trước đây, chính ông là người cao sang, thì quá khứ ấy không can dự gì đến ông. Thiên Chúa không chấp nhận bề ngoài của loài người, Ngài nhìn thấy và tiếp nhận những người có tấm lòng dành cho Ngài, qua việc làm của họ, là giữ trọn các Điều Răn, luật pháp của Ngài.

7 Trái lại, họ thấy rằng, sự giảng Tin Lành cho người không chịu cắt bì đã giao cho tôi, cũng như sự giảng Tin Lành cho người chịu cắt bì đã giao cho Phi-e-rơ.

Trái lại, những người có chức sắc tại Giê-ru-sa-lem đã chứng kiến mục vụ rao giảng Tin Lành cho dân ngoại, những người không chịu cắt bì, là bởi Chúa giao cho Phao-lô, cũng như ông và những sứ đồ đã giảng Tin Lành cho người chịu cắt bì, điển hình là Phi-e-rơ.

8 Vì Đấng đã tác động trong Phi-e-rơ chức vụ sứ đồ cho người chịu cắt bì, cũng đã tác động trong tôi chức vụ sứ đồ cho các dân ngoại.

Qua Đức Thánh Linh, Phao-lô nhận biết rõ chức sứ đồ của Phi-e-rơ cho người chịu cắt bì là bởi sự tác động của Chúa, cũng như Ngài đã tác động trong ông chức vụ sứ đồ cho dân ngoại. Khác với các sứ đồ được Chúa dành riêng cho sự rao giảng Tin Lành, chúng con là con dân chân thật của Chúa, cũng có bổn phận rao giảng Tin Lành của Ngài trong mọi hoàn cảnh, đó là mệnh lệnh của Chúa (Ma-thi-ơ 28:19-20).

9 Khi Gia-cơ, Sê-pha, và Giăng là các người được xem như cột trụ, nhận biết ân điển đã ban cho tôi, thì họ trao tay phải giao kết với tôi và Ba-na-ba, để cho chúng tôi đến với các dân ngoại, còn họ thì đến với người chịu cắt bì.

Khi Gia-cơ, Sê-pha, và Giăng được Hội Thánh xem như trụ cột, bởi sự cảm động của Đức Thánh Linh mà nhận biết ân điển của Chúa đã ban cho Phao-lô, thì cả ba người cùng trao tay phải, giao kết với Phao-lô, là sự cùng đồng tâm, thay cho Hội Thánh, công nhận thẩm quyền và chức vụ của Phao-lô trong mục vụ rao giảng Tin Lành cho dân ngoại, và ba người này đã tiếp tục đến với những người chịu cắt bì. Đây là mục vụ rao giảng Tin Lành mà các sứ đồ luôn thực hiện theo sự dẫn dắt của Chúa, đưa mỗi người vào công việc cụ thể theo ý Ngài.

10 Chúng tôi chỉ phải nhớ đến những người khó nghèo, ấy cũng chính là điều tôi đã sốt sắng làm.

Phao-lô và các bạn của ông chỉ phải nhớ đến những người khó nghèo, là nói về sự khó nghèo (Ma-thi-ơ 5:3) thuộc linh - những người ngoại chưa biết đến Tin Lành cứu rỗi, ấy cũng chính là điều ông và các bạn của ông đã sốt sắng rao truyền cho họ được trở về với ơn cứu rỗi. Ngoài ra, Phao-lô và các bạn của ông cũng luôn quan tâm đến những con dân Chúa khó nghèo về vật chất, sẵn lòng kêu gọi anh chị em cùng đức tin, quyên góp, tiếp trợ lẫn nhau mỗi khi những anh chị em có nhu cầu. Điều này cũng nhắc nhớ chúng con ngày nay về tình yêu thương lẫn nhau, luôn nâng đỡ nhau về đời sống thuộc linh lẫn thuộc thể.

Lạy Chúa!

Bài học hôm nay dạy con hiểu biết về chức vụ sứ đồ của Phao-lô, và sự giảng dạy Tin Lành của ông đã được những sứ đồ, và các trưởng lão trong Hội Thánh công nhận. Con phải nhận biết và luôn cảnh giác với “anh em giả” xâm nhập vào Hội Thánh qua nếp sống của họ thể hiện các bông trái thánh linh, mềm mại giúp họ nhận biết sự sai trái theo Lẽ Thật, nhưng dứt khoát đưa họ ra trước Hội Thánh, và nếu họ không thật lòng ăn ăn hối cải thì cần phải đưa ra khỏi Hội Thánh. Con cũng hiểu rằng, bất cứ mục vụ hay linh vụ nào trong Hội Thánh cũng phải được Hội Thánh công nhận, vì Chúa là đầu của Hội Thánh, con dân Chúa được hiệp một, đồng trong một Đức Thánh Linh, Ngài soi dẫn trong mọi sự. Amen!

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Con, Đặng Thái Học
11/8/2023


Hoàng Thị Hồng
11/08/2023 15:30

Ga-la-ti 2:1-10 Chức Vụ và Sự Giảng Dạy của Phao-lô Được Hội Thánh Công Nhận

Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con ở trên các tầng trời!
Con dâng lời tạ ơn Cha vì một ngày nữa lại trôi qua trong ân điển và ơn quan phòng của Ngài. Và giờ đây Ngài lại ban cho con học lời Chúa trong Ga-la-ti 2:1-10 Chức Vụ và Sự Giảng Dạy của Phao-lô Được Hội Thánh Công Nhận. Con cầu xin Chúa dắt dẫn cho con vào trong Lẽ Thật Lời Ngài.
Con xin ghi ra sự suy ngẫm của con như sau:

Kính thưa Chúa! Con hiểu:

1 Sau đó mười bốn năm, tôi lại lên thành Giê-ru-sa-lem với Ba-na-ba, và có đem theo Tít.

Qua tham khảo bài giảng của người chăn con được hiểu, mười bốn năm sau những sự kiện đã được Sứ Đồ Phao-lô thuật lại trong Ga-la-ti 1: 15-21, Sứ Đồ Phao-lô đã trở lại Giê-ru-sa-lem, vì ông nghe có mấy người Do-thái đến An-ti-ốt rao giảng sự cứu rỗi phải kèm theo sự cắt bì cho những người nam, sự việc này đã làm rối trí con dân Chúa tại An-ti-ốt và gây hoang mang trong đức tin của họ, và nghi ngờ sự giảng dạy và chức vụ sứ đồ của ông có thật sự đến từ Chúa? Vậy nên, ông lại lên thành Giê-ru-sa-lem với Ba-na-ba, để làm chứng về sự ông được gặp Chúa Jesus Christ, tin nhận Tin Lành và bước vào linh vụ, chức vụ. Và ông có đem theo Tít là người Hy-lạp, là người ngoại đã tin nhận Tin Lành của Đấng Christ, ông muốn cho họ thấy Tít đang ở trong Tin Lành; Tin Lành đang ở trong Tít qua sự bình an thật của Đấng Christ, và có lẽ là một con người mới theo tiêu chuẩn của Đấng Christ tỏ lộ ra nhiều ở Tít nữa. Mặc dù Tít không làm phép cắt bì. Điều đó khẳng định cho họ rằng cắt bì chỉ là hình thức chứ không đưa người ta vào trong sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời.

2 Tôi đã lên đó bởi sự mạc khải, và tôi đã phô bày cho họ Tin Lành mà tôi giảng trong các dân ngoại, lại phô bày riêng cho những người có danh tiếng, kẻo tôi đang chạy hoặc đã chạy một cách vô ích.

Sứ Đồ Phao-lô đã lên đó với Ba-na-ba là chứng nhân cho ông về sự mạc khải, qua sự mạc khải ấy mà ông đã nhận được Lẽ Thật về Tin Lành, ông đã trình bày cho con dân Chúa, và cũng Tin Lành ấy ông rao giảng cho dân ngoại là: Lẽ Thật của sự cứu rỗi nhờ vào đức tin nơi sự chết chuộc tội của Đấng Christ, khi đó quyền năng của Tin Lành biến đổi một con người cũ xấu xa, tội lỗi thành một con người mới với các bản tính yêu thương công chính thánh khiết và khiêm nhường như Đấng Christ.
Ông cũng rao truyền lại những giáo lý ấy với những người có danh tiếng tại An-ti-ốt, có lẽ họ là những người đã rao giảng một “Tin Lành khác” cho con dân Chúa tai đó. Để cho họ hiểu biết Lẽ Thật trong ân điển của Đấng Christ, để Tin Lành chân thật của Đấng Christ được phổ cập tại đó, kẻo khi ông đang rao giảng cho con dân Chúa tại An-ti-ốt thì các bậc có danh tiếng ấy lại dùng sự ảnh hưởng của mình mà quấy rối, làm công việc của ông trở nên vô ích.

3 Tuy nhiên, Tít, người cùng đi với tôi, là người Hy-lạp, mà không bị ép phải chịu cắt bì.
4 Đó là vì có mấy người anh em giả, đã lén lút xâm nhập, là những người vào bên cạnh, rình xem sự tự do mà chúng tôi có trong Đấng Christ Jesus, để bắt chúng tôi làm nô lệ.
5 Chúng tôi đã không nhường họ bởi sự phục tùng, dù chỉ trong một giờ, để cho lẽ thật của Tin Lành được ở lại với các anh chị em.

Sự kiện Phao-lô “có đem theo Tít.” Là để cho con dân Chúa tại An-ti-ốt thấy Tin Lành đã làm việc, đã biến đổi trên Tít là thể nào, mà không cần phải kèm theo một điều kiện nào khác, chịu cắt bì chỉ là hình thức, để cho họ không bị hoang mang lo lắng về đức tin của họ vào trong sự chết chuộc tội của Đấng Christ.
Nhưng có “mấy người anh em giả” đang kiện cáo Phao-lô rằng Tít chưa làm phép cắt bì thì không được cứu, Phao-lô đã mạnh mẽ giảng dạy, bảo vệ một lẽ thật của Tin Lành là nhờ vào ân điển của Đấng Christ để được cứu, để rồi từ đó có năng lực của Ngài có đời sống nên mới vui thỏa, bình an đắc thắng mọi tội lỗi và quyền lực của sự chết giống như Ngài, và được phục sinh như Ngài. Để cho con dân Chúa không bị lầm lạc mà rời xa Lẽ Thật.
Ông đã thẳng thắn không run sợ trước sự ép bức của “mấy người anh em giả” đó. Có lẽ họ đã bắt Phao-lô phải giảng theo tín lý sai lạc của họ như họ đã rao giảng cho con dân Chúa tại An-ti-ốt trước đó. Việc làm của họ là chống nghịch lẽ thật, tuy rằng nói tin Chúa nhưng kỳ thực họ là tay sai của Sa-tan trà trộn vào Hội Thánh để phá hoại Hội Thánh.

6 Còn về những người được tôn trọng – trước đây họ như thế nào, thì chẳng can dự gì đến tôi, Thiên Chúa không chấp nhận bề ngoài của loài người – những người được tôn trọng ấy chẳng thêm điều gì cho tôi.
7 Trái lại, họ thấy rằng, sự giảng Tin Lành cho người không chịu cắt bì đã giao cho tôi, cũng như sự giảng Tin Lành cho người chịu cắt bì đã giao cho Phi-e-rơ.
8 Vì Đấng đã tác động trong Phi-e-rơ chức vụ sứ đồ cho người chịu cắt bì, cũng đã tác động trong tôi chức vụ sứ đồ cho các dân ngoại.

Những người được tôn trọng mà Phao-lô nói đến ở đây con hiểu, ông muốn nói các sứ đồ của Chúa, họ đã được biết đến khi ở cùng Chúa Jesus trước khi Ngài chịu thương khó và phục sinh, như là Phi-e-rơ; Giăng, Gia-cơ, và họ cũng xứng đáng với danh tiếng của họ. Phao-lô nhắc không có ý ganh tị nhưng ông muốn nói rằng một sứ đồ chân thật của Chúa không phải chỉ được đánh giá bề ngoài. Họ được tôn trọng thì không thêm điều tôn trọng cho ông, cũng chẳng vì họ được tôn trọng mà ông bị xem nhẹ. Nhưng trước Đức Chúa Trời là sự tiếp nhận những ý chỉ của Ngài và hết lòng phụng sự cách chân thật như ông đang làm, và “những sứ đồ được tôn trọng” ấy, họ đã nhận ra: “sự giảng Tin Lành cho người không chịu cắt bì đã giao cho ông, cũng như sự giảng Tin Lành cho người chịu cắt bì đã giao cho Phi-e-rơ.” Tức là cả ông và Phi-e-rơ đều trực tiếp nhận chức vụ sứ đồ do Đức Chúa Jesus Christ ban cho.

9 Khi Gia-cơ, Sê-pha, và Giăng là các người được xem như cột trụ, nhận biết ân điển đã ban cho tôi, thì họ trao tay phải giao kết với tôi và Ba-na-ba, để cho chúng tôi đến với các dân ngoại, còn họ thì đến với người chịu cắt bì.
10 Chúng tôi chỉ phải nhớ đến những người khó nghèo, ấy cũng chính là điều tôi đã sốt sắng làm.

Khi các sứ đồ Gia-cơ, Sê-pha, Giăng nhận biết chức vụ sứ đồ của Phao-lô cũng được nhận từ Đấng Christ, “thì họ trao tay phải giao kết” với Phao-lô và Ba-na-ba. Con hiểu là họ công nhận thẩm quyền của Chúa trên chức vụ sứ đồ của ông và Ba-na-ba là rao giảng cho người ngoại, họ đã kết nạp ông vào cùng chung linh vụ của Đấng Christ, trong đó có sự bày tỏ tình yêu thương của Đấng Christ qua việc chăm sóc đến đời sống cho con dân Chúa có hoàn cảnh khó nghèo, Phao-lô nói điều đó trong sự dắt dẫn của Chúa, ông cũng đã sốt sắng làm rồi.

Con dâng lời tạ ơn Chúa đã cho con học xong phân đoạn Thánh Kinh trên. Cho con cũng hiểu thêm rằng ngoài sự cần thiết chúng con công bố Tin Lành của Đấng Christ cho mọi người bằng văn tự hay lời nói, chúng con cũng càng cần rao ra tình yêu thương của Đấng Christ qua việc làm là quan tâm chăm sóc đến đời sống khó nghèo của anh chị em cùng đức tin và người lân cận.


Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.

Hoàng Thị Hồng


Vũ Thị Thư
11/08/2023 21:42

Ga-la-ti 2:1-10 Chức Vụ và Sự Giảng Dạy của Phao-lô Được Hội Thánh Công Nhận

Con kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương ở trên trời của chúng con, con cảm tạ ơn Cha đã ở cùng gìn giữ chăm sóc gia đình nhỏ bé của con, cho con được ở trong tình yêu ân điển của Ngài. Con cảm ơn Chúa cho con hôm nay được học Lời của Chúa trong Ga-la-ti 2:1-10. Dù cuộc sống của con thật bận rộn, có khi con mệt mỏi lắm, mà lòng con thì rất muốn có thời gian học Lời Chúa, suy ngẫm Lời Chúa, nên Chúa bổ sức cho con, giúp sức con rất nhiều. Con biết ơn Ngài. Con cầu xin Cha sớm trở lại và xin Cha giữ gìn hết thảy chúng con, để gia đình con, các con của con, đều được cùng Hội Thánh cất lên không trung gặp Ngài.

1 Sau đó mười bốn năm, tôi lại lên thành Giê-ru-sa-lem với Ba-na-ba, và có đem theo Tít.
2 Tôi đã lên đó bởi sự mạc khải, và tôi đã phô bày cho họ Tin Lành mà tôi giảng trong các dân ngoại, lại phô bày riêng cho những người có danh tiếng, kẻo tôi đang chạy hoặc đã chạy một cách vô ích.
3 Tuy nhiên, Tít, người cùng đi với tôi, là người Hy-lạp, mà không bị ép phải chịu cắt bì.
4 Đó là vì có mấy người anh em giả, đã lén lút xâm nhập, là những người vào bên cạnh, rình xem sự tự do mà chúng tôi có trong Đấng Christ Jesus, để bắt chúng tôi làm nô lệ.
5 Chúng tôi đã không nhường họ bởi sự phục tùng, dù chỉ trong một giờ, để cho lẽ thật của Tin Lành được ở lại với các anh chị em.
6 Còn về những người được tôn trọng – trước đây họ như thế nào, thì chẳng can dự gì đến tôi, Thiên Chúa không chấp nhận bề ngoài của loài người – những người được tôn trọng ấy chẳng thêm điều gì cho tôi.
7 Trái lại, họ thấy rằng, sự giảng Tin Lành cho người không chịu cắt bì đã giao cho tôi, cũng như sự giảng Tin Lành cho người chịu cắt bì đã giao cho Phi-e-rơ.
8 Vì Đấng đã tác động trong Phi-e-rơ chức vụ sứ đồ cho người chịu cắt bì, cũng đã tác động trong tôi chức vụ sứ đồ cho các dân ngoại.
9 Khi Gia-cơ, Sê-pha, và Giăng là các người được xem như cột trụ, nhận biết ân điển đã ban cho tôi, thì họ trao tay phải giao kết với tôi và Ba-na-ba, để cho chúng tôi đến với các dân ngoại, còn họ thì đến với người chịu cắt bì.
10 Chúng tôi chỉ phải nhớ đến những người khó nghèo, ấy cũng chính là điều tôi đã sốt sắng làm.

Kính thưa Cha, qua phân đoạn Thánh Kinh này, con hiểu rằng Phao-lô nói đến chức vụ sứ đồ với nhiệm vụ rao giảng Tin Lành cho người ngoại, ông đã được nhận Tin Lành trực tiếp từ Chúa Jesus Christ qua sự mặc khải của Ngài.
Con hiểu rằng, các nghi thức trong Thánh Kinh cho người Do Thái là hình bóng cho những sự đã được hoàn thành của công cuộc cứu chuộc và hình bóng cho những sự sẽ đến. Sự cắt bì là nghi thức thực hiện việc cắt lớp da mỏng ở trên bao quy đầu của người nam để dễ dàng trong việc vệ sinh và tránh việc viêm nhiễm, nghĩa bóng để thể hiện ra tấm lòng của một người muốn từ bỏ đi đời sống tội lỗi.

Khi Đấng Christ đã đến và ban sự cứu rỗi cho loài người, để hễ ai ăn năn tội lỗi, muốn được nhận sự cứu chuộc từ Thiên Chúa thì người đó sẽ được Chúa tha tội, điều quan trọng là ở tấm lòng và Thiên Chúa luôn xét ở tấm lòng của một người có thực sự ăn năn muốn từ bỏ đời sống tội lỗi hay không, chứ không phải thông qua việc giữ các nghi lễ.

Nhưng trong giai đoạn đầu tiên của Hội Thánh, khi Tin Lành qua Sứ Đồ Phao-lô được giảng ra cho dân ngoại thì có một số anh em giả là những người không thật lòng tin Chúa, do Sa-tan cài đặt vào để đánh phá Hội Thánh, họ đã lén lút vào trong Hội Thánh, rình xem sự tự do trong Chúa của những con dân Chúa là người ngoại, để bắt bớ và gây khó dễ cho con dân Chúa về những luật lệ, lễ nghi rườm rà phức tạp. Nhưng Phao-lô rất cương trực và vững vàng trong đức tin, không phục họ dù chỉ một giờ, để những sự giảng dạy tà giáo kia không bắt nghẹt được các con dân chân thật của Chúa, không ảnh hưởng đến Tin Lành cứu rỗi của Ngài.

Con rất cảm tạ ơn Chúa đã dùng ông Phao-lô trong công tác truyền giảng cho người không phải dân Do-thái, bởi ông ngay thẳng trước Chúa, giữ vững những sự mà Chúa đã mặc khải cho ông, để ngày nay chúng con là những người không phải thuộc dân tộc Do-thái được tự do mọi bề trong sự tin kính Chúa, đi theo đường lối của Chúa, không bị ràng buộc bởi các nghi lễ nghi thức cũ của dân I-sơ-ra-ên.
Ngày nay con vẫn thấy nhiều những người anh em giả, nhất là trong các giáo hội, nhiều tiên tri giả giáo sư giả là sói đội lốt chiên, đến với Hội Thánh chẳng phải vì tin kính Ngài, nhưng để thể hiện mình, dẫn dụ con dân Chúa đi xa rời Lẽ Thật, như người mù dẫn người mù và cả hai cùng ngã xuống hố. Chúng con cần sự khôn ngoan tỉnh thức, cần có Lời Chúa để đánh trả lại những lý lẽ sai nghịch Thánh Kinh, đồng thời xem xét đời sống của họ kết bông trái gì, vì xem trái thì biết cây. Xin Chúa giữ gìn hết thảy chúng con được trung tín và vững vàng đi trong đường lối Ngài, xin Đức Thánh Linh hãy luôn dạy dỗ chúng con và ấn chứng cho chúng con trong ngày cứu chuộc. Con cảm tạ ơn Cha và thành kính cầu nguyện trong danh Đức Chúa Jesus Christ, A-men!


Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Con Vũ Thị Thư
Ngày 11/08/2023.


Phạm Trịnh Minh Anh
12/08/2023 00:41

Ga-la-ti 2:1-10 Chức Vụ và Sự Giảng Dạy của Phao-lô Được Hội Thánh Công Nhận

Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con. Con cảm tạ Cha vì giờ đây con được yên tĩnh đến với Lời của Ngài, được Lời Ngài nuôi sống linh hồn con. Nguyện xin Đức Thánh dạy dỗ, soi sáng con trong khi con suy ngẫm Lời Chúa. Con cảm tạ Ngài.

Thưa Cha, con xin trình bày những điều con được hiểu trong Ga-la-ti 2:1-10.

1 Sau đó mười bốn năm, tôi lại lên thành Giê-ru-sa-lem với Ba-na-ba, và có đem theo Tít.
2 Tôi đã lên đó bởi sự mạc khải, và tôi đã phô bày cho họ Tin Lành mà tôi giảng trong các dân ngoại, lại phô bày riêng cho những người có danh tiếng, kẻo tôi đang chạy hoặc đã chạy một cách vô ích.

Thưa Cha, con hiểu rằng tiếp theo chương trước, sau khi gặp mặt trao đổi và ở với Sứ Đồ Phi-e-rơ mười lăm ngày, thì tận 14 năm sau, Sứ Đồ Phao-lô mới trở về lại Giê-ru-sa-lem, đi cùng với ông là Ba-na-ba và Tít. Chuyến đi này của ông là theo ý muốn của Chúa bởi sự mạc khải của Ngài, để Tin Lành mà ông đã và đang giảng cho các dân ngoại cũng được giảng cách rõ ràng ở Giê-ru-sa-lem. Có lẽ ông cũng đã trình bày riêng cho Phi-e-rơ, Gia-cơ, và Giăng trước khi ông giảng cho Hội Thánh, để cho ai nấy cùng nghe sứ điệp Tin Lành mà ông đã giảng trong các dân ngoại, về sự cứu rỗi chỉ đến bởi đức tin, không phải bởi sự cắt bì, ấy là Tin Lành chân thật đến từ Chúa.

3 Tuy nhiên, Tít, người cùng đi với tôi, là người Hy-lạp, mà không bị ép phải chịu cắt bì.
4 Đó là vì có mấy người anh em giả, đã lén lút xâm nhập, là những người vào bên cạnh, rình xem sự tự do mà chúng tôi có trong Đấng Christ Jesus, để bắt chúng tôi làm nô lệ.
5 Chúng tôi đã không nhường họ bởi sự phục tùng, dù chỉ trong một giờ, để cho lẽ thật của Tin Lành được ở lại với các anh chị em.

Thưa Cha, con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô đã trình bày Tin Lành mà ông được nhận từ Chúa cách rõ ràng, về sự cứu rỗi không đến bởi sự chịu cắt bì, mà không giả bộ khiêm nhường trong sự phục tùng chút nào, đối với những người anh em giả. Họ là những người tự xưng mình tin và giảng Tin Lành nhưng không được Chúa sai bảo, làm theo ý riêng, tự lập làm thầy để rao giảng một Tin Lành khác. Họ rình xem sự tự do mà Đấng Christ đã ban cho con cái Ngài, là sự tự do được thoát khỏi những nghi thức tiêu biểu trong luật pháp thời Cựu Ước, vì những điều đó là hình bóng đã qua, khi hình thật là Đấng Christ đã đến, cứu chuộc những ai tin ra khỏi sự nô lệ tội lỗi và án phạt của tội lỗi. Họ bắt bẻ và buộc con dân Chúa phải mang các gánh nặng ấy, làm nô lệ cho những luật lệ đã qua và cả các luật do loài người thêm vào. Sứ Đồ Phao-lô cùng Ba-na-ba và Tít không cho phép những kẻ ấy giảng tà giáo trong Hội Thánh tại An-ti-ốt, để bảo vệ lẽ thật của Tin Lành, bảo vệ con dân Chúa khỏi sự dạy dỗ sai trật Thánh Kinh. Chính sự Tít là người Hy-lạp, đã không bị ép phải chịu cắt bì khi trở về từ Giê-ru-sa-lem, đã ấn chứng cho những điều ông rao giảng sự cắt bì chẳng là gì là hiệp với lẽ thật.

6 Còn về những người được tôn trọng – trước đây họ như thế nào, thì chẳng can dự gì đến tôi, Thiên Chúa không chấp nhận bề ngoài của loài người – những người được tôn trọng ấy chẳng thêm điều gì cho tôi.
7 Trái lại, họ thấy rằng, sự giảng Tin Lành cho người không chịu cắt bì đã giao cho tôi, cũng như sự giảng Tin Lành cho người chịu cắt bì đã giao cho Phi-e-rơ.
8 Vì Đấng đã tác động trong Phi-e-rơ chức vụ sứ đồ cho người chịu cắt bì, cũng đã tác động trong tôi chức vụ sứ đồ cho các dân ngoại.

Thưa Cha, con hiểu rằng, chức vụ sứ đồ của Phao-lô là đến từ sự kêu gọi của Đức Chúa Trời và ban cho bởi Đấng Christ, như nhiều lần nhiều lúc ông đã khẳng định. Đức Thánh Linh tác động Phi-e-rơ kêu gọi ông giảng Tin Lành cho người chịu cắt bì, thì cũng đã tác động để ông đến với các dân ngoại. Sứ Đồ Phao-lô nhận thức rõ ràng cả ông và Sứ Đồ Phi-e-rơ cùng nhận lãnh chức vụ sứ đồ từ nơi Chúa. Những người được tôn trọng như các sứ đồ và trưởng lão tại Giê-ru-sa-lem thì trước đây dù họ có được đi theo Chúa, trực tiếp nghe Chúa giảng dạy trong xác thịt, hay họ là những người lao động thất học thì cũng chẳng liên quan gì đến ông vì Thiên Chúa nhìn biết tấm lòng chứ không phải bề ngoài.

9 Khi Gia-cơ, Sê-pha, và Giăng là các người được xem như cột trụ, nhận biết ân điển đã ban cho tôi, thì họ trao tay phải giao kết với tôi và Ba-na-ba, để cho chúng tôi đến với các dân ngoại, còn họ thì đến với người chịu cắt bì.
10 Chúng tôi chỉ phải nhớ đến những người khó nghèo, ấy cũng chính là điều tôi đã sốt sắng làm.

Thưa Cha, con hiểu rằng, những người được xem là đứng đầu như Gia-cơ là giám mục của Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem, Sê-pha là tên gọi khác của Phi-e-rơ, và Giăng là hai trong ba sứ đồ thân cận nhất với Đức Chúa Jesus đều nhận biết ân điển Chúa đã ban cho Sứ Đồ Phao-lô vì họ đồng một Đức Thánh Linh. Họ trao tay phải giao kết với Phao-lô và Ba-na-ba để tỏ ra sự công nhận Tin Lành của ông rao giảng, và chức vụ sứ đồ của ông cho dân ngoại. Họ nhắc nhở Sứ Đồ Phao-lô và Ba-na-ba hãy quan tâm đến những người khó nghèo trong các Hội Thánh, nhưng ấy cũng là điều ông đã sốt sắng làm trước nay.

Thưa Cha, con cảm tạ Cha đã ban cho con những sự hiểu trên. Con học được sự mạnh mẽ của Sứ Đồ Phao-lô trong việc bảo vệ lẽ thật, không nhường, không phục tùng, không cho phép, không tiếp nhận những kẻ tự lập làm thầy rao giảng tà giáo gây hại đến Hội Thánh. Nguyện kính xin Chúa ban cho mỗi người trong Hội Thánh chúng con luôn vui thỏa và lớn lên trong sự hiểu biết lẽ thật, vì trong những ngày sau cùng này giáo sư giả ở khắp nơi, chúng con thật cần có Lời Ngài để phân biệt và nhận biết. A-men!

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Phạm Trịnh Minh Anh
11/08/2023


Nguyễn Christian Grace
12/08/2023 02:53

Suy Ngẫm Ga-la-ti 2:1-10
Chức Vụ và Sự Giảng Dạy của Phao-lô Được Hội Thánh Công Nhận

1 Sau đó mười bốn năm, tôi lại lên thành Giê-ru-sa-lem với Ba-na-ba, và có đem theo Tít.
2 Tôi đã lên đó bởi sự mạc khải, và tôi đã phô bày cho họ Tin Lành mà tôi giảng trong các dân ngoại, lại phô bày riêng cho những người có danh tiếng, kẻo tôi đang chạy hoặc đã chạy một cách vô ích.
3 Tuy nhiên, Tít, người cùng đi với tôi, là người Hy-lạp, mà không bị ép phải chịu cắt bì.
4 Đó là vì có mấy người anh em giả, đã lén lút xâm nhập, là những người vào bên cạnh, rình xem sự tự do mà chúng tôi có trong Đấng Christ Jesus, để bắt chúng tôi làm nô lệ.
5 Chúng tôi đã không nhường họ bởi sự phục tùng, dù chỉ trong một giờ, để cho lẽ thật của Tin Lành được ở lại với các anh chị em.
6 Còn về những người được tôn trọng – trước đây họ như thế nào, thì chẳng can dự gì đến tôi, Thiên Chúa không chấp nhận bề ngoài của loài người – những người được tôn trọng ấy chẳng thêm điều gì cho tôi.
7 Trái lại, họ thấy rằng, sự giảng Tin Lành cho người không chịu cắt bì đã giao cho tôi, cũng như sự giảng Tin Lành cho người chịu cắt bì đã giao cho Phi-e-rơ.
8 Vì Đấng đã tác động trong Phi-e-rơ chức vụ sứ đồ cho người chịu cắt bì, cũng đã tác động trong tôi chức vụ sứ đồ cho các dân ngoại.
9 Khi Gia-cơ, Sê-pha, và Giăng là các người được xem như cột trụ, nhận biết ân điển đã ban cho tôi, thì họ trao tay phải giao kết với tôi và Ba-na-ba, để cho chúng tôi đến với các dân ngoại, còn họ thì đến với người chịu cắt bì.
10 Chúng tôi chỉ phải nhớ đến những người khó nghèo, ấy cũng chính là điều tôi đã sốt sắng làm.

Kính thưa Cha Từ Ái, là Thiên Chúa Toàn Năng, Vinh Quang, Vĩ Đại của chúng con ở trên trời!
Thưa Cha, con xin kính dâng lời cảm tạ ơn Cha đã luôn quan phòng, chăm sóc và gìn giữ chúng con trên mỗi phút giây đời sống. Nguyện kính xin đời sống thuộc linh của chúng con cũng được Lời của Cha nuôi dưỡng và thánh hóa giúp tâm linh chúng con ngày càng trưởng thành lớn mạnh và vững vàng trong con đường tin kính. Con xin cảm tạ ơn Cha!

Kính thưa Cha, giờ đây con xin kính dâng lên Cha sự hiểu của con về Lời Ngài được chép trong sách Ga-la-ti 2:1-10 như sau:

Câu 1 và 2: “Sau đó mười bốn năm, tôi lại lên thành Giê-ru-sa-lem với Ba-na-ba, và có đem theo Tít. Tôi đã lên đó bởi sự mạc khải, và tôi đã phô bày cho họ Tin Lành mà tôi giảng trong các dân ngoại, lại phô bày riêng cho những người có danh tiếng, kẻo tôi đang chạy hoặc đã chạy một cách vô ích.”

Kính thưa Cha,
Sứ Đồ Phao-lô nói ông đã lên thành Giê-ru-sa-lem với Ba-na-ba và Tít bởi sự mạc khải để phơi bày Tin Lành mà ông đã giảng cho dân ngoại, cũng như cho riêng với những người có danh tiếng. Ý Phao-lô muốn nhấn mạnh và khẳng định chuyến đi này của ông cùng Ba-na-ba và Tít là theo ý muốn của Đức Chúa Trời.
Do có sự con dân Chúa tại thành An-ti-ốt nghe theo lời những giáo sư giả dạy rằng phải giữ nghi thức cắt bì mới được cứu rỗi. Tuy nhiên, vì Phao-lô nhận lãnh Lẽ Thật Tin Lành trực tiếp từ Đức Chúa Jesus, là Tin Lành ban cho mọi kẻ tin vào sự chết chuộc tội của Đấng Christ, bằng lòng ăn năn từ bỏ tội và thật sự cắt bì trong tấm lòng thì sẽ nhận được ơn cứu rỗi. Nên Phao-lô và Ba-na-ba kiên quyết bảo vệ Lẽ Thật mà mình đang rao giảng. Bởi vì ý nghĩa thật sự của phép cắt bì về xác thịt là cắt bỏ sự ô uế trong bản chất tội lỗi của con người do di truyền từ tổ phụ, là hình bóng cho việc con dân Chúa ngày nay cắt bỏ mọi điều thuộc về bản tính xác thịt tội lỗi, bằng lòng đóng đinh tình dục xác thịt mình, chịu từ bỏ con người cũ, từ bỏ sự thờ thần tượng, hình tượng, cùng lòng ham mến thế gian, ham mến tiền bạc cùng tất cả mọi điều gì không đẹp lòng Chúa. Nghĩa là Tin Lành mà Phao-lô rao giảng không đòi hỏi dân ngoại phải chịu nghi thức cắt bì về xác thịt.
Như Lời Chúa có chép:
“Trong Đấng ấy các anh chị em cũng chịu cắt bì với sự cắt bì không bởi đôi tay, trong sự lột bỏ những tội lỗi của thân thể xác thịt, bởi sự cắt bì của Đấng Christ.
Được chôn với Ngài trong sự báp-tem, thì các anh chị em cũng được sống lại với Ngài bởi đức tin trong sự tác động của Đức Chúa Trời, Đấng đã khiến Ngài sống lại từ những kẻ chết.
Khi các anh chị em đã chết bởi những lỗi lầm của mình và sự xác thịt mình không chịu cắt bì, thì Ngài đã khiến các anh chị em cùng sống lại với Đấng ấy, tha thứ cho các anh chị em mọi sự vi phạm”
(Cô-lô-se 2:11-13)

Nhưng do có sự nghi ngờ từ chính những người đã được Phao-lô rao giảng Lẽ Thật Tin Lành của Đấng Christ trong nhiều năm tại thành An-ti-ốt khiến cho có sự không đồng thuận với nhau giữa vòng con dân Chúa trong Hội Thánh, nên Chúa mạc khải cho Phao-lô trở về thành Giê-ru-sa-lem để trình bày Lẽ Thật về Tin Lành mà ông đã được nhận lãnh trực tiếp từ Đức Chúa Jesus Christ ra trước Hội Thánh. Thứ nhất, Chúa muốn qua sứ đồ Phao-lô bày tỏ lẽ mầu nhiệm của Tin Lành Đấng Christ cho những sứ đồ nào còn chưa hiểu rõ. Kế đến, giải quyết những mâu thuẫn trong sự hiểu Lời Chúa giữa vòng con dân Chúa và tìm kiếm sự đồng thuận hiệp nhất từ các sứ đồ và các trưởng lão, là những người được đồng một Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời soi dẫn để cho sự rao giảng Tin Lành của Phao-lô không trở nên vô ích.

Câu 4 và 5:
“Đó là vì có mấy người anh em giả, đã lén lút xâm nhập, là những người vào bên cạnh, rình xem sự tự do mà chúng tôi có trong Đấng Christ Jesus, để bắt chúng tôi làm nô lệ.
Chúng tôi đã không nhường họ bởi sự phục tùng, dù chỉ trong một giờ, để cho lẽ thật của Tin Lành được ở lại với các anh chị em.”

Kính thưa Cha,
Con hiểu Phao-lô gọi những người gây rối trí là những anh em giả là bởi vì họ cũng đang là những người tuyên xưng đức tin và tin nhận Tin Lành trong ơn cứu chuộc của Đức Chúa Jesus Christ trong Hội Thánh nên hiện họ là anh em với Phao-lô trong đức tin. Tuy nhiên, họ vẫn giữ các nghi thức Do-thái Giáo vì nghĩ rằng đó là điều kiện để được cứu. Do nghi thức cắt bì là giao ước Đức Chúa Trời đã kết ước cùng tổ phụ Áp-ra-ham, nên hết thảy mọi người nam trong dân I-sơ-ra-ên đều chịu sự cắt bì như là dấu hiệu họ ở trong giao ước của Đức Chúa Trời. Nhưng Tin Lành là Giao Ước Mới, và Giao Ước Mới chỉ đòi hỏi một người thật lòng ăn năn tội, tin nhận sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ, để được cứu rỗi. Bởi sự thiếu hiểu biết về Lẽ Thật Tin Lành này trong Giao Ước Mới, nên họ đã rao giảng nghịch lại với Lẽ Thật khiến cho con dân Chúa tại thành An-ti-ốt rối trí. Vì vậy mà Phao-lô gọi họ là những anh em giả. Phao-lô và Ba-na-ba đã không nhường họ bởi sự phục tùng, dù chỉ trong một giờ. Nghĩa là ông và Ba-na-ba kiên quyết bảo vệ Lẽ Thật, không thỏa hiệp và không cho phép họ rao giảng điều sai nghịch với Lời Chúa trong Hội Thánh dù chỉ một giờ.

Câu 6 đến 10

“Còn về những người được tôn trọng – trước đây họ như thế nào, thì chẳng can dự gì đến tôi, Thiên Chúa không chấp nhận bề ngoài của loài người – những người được tôn trọng ấy chẳng thêm điều gì cho tôi.
Trái lại, họ thấy rằng, sự giảng Tin Lành cho người không chịu cắt bì đã giao cho tôi, cũng như sự giảng Tin Lành cho người chịu cắt bì đã giao cho Phi-e-rơ.
Vì Đấng đã tác động trong Phi-e-rơ chức vụ sứ đồ cho người chịu cắt bì, cũng đã tác động trong tôi chức vụ sứ đồ cho các dân ngoại.
Khi Gia-cơ, Sê-pha, và Giăng là các người được xem như cột trụ, nhận biết ân điển đã ban cho tôi, thì họ trao tay phải giao kết với tôi và Ba-na-ba, để cho chúng tôi đến với các dân ngoại, còn họ thì đến với người chịu cắt bì.
Chúng tôi chỉ phải nhớ đến những người khó nghèo, ấy cũng chính là điều tôi đã sốt sắng làm.”

Những người tôn trọng như Phi-e-rơ, Gia-cơ và Giăng là những sứ đồ cũng như là những trưởng lão tại Giê-ru-sa-lem, trước đây họ là người như thế nào thì Phao-lô không để ý đến và hiện nay họ giữ chức vụ ra sao trong Hội Thánh không can dự đến Phao-lô. Hàm ý Phao-lô không ở dưới thẩm quyền của họ trong chức vụ rao giảng Tin Lành, ông cũng không học biết Tin Lành từ nơi họ bởi vì sự Phao-lô rao giảng Tin Lành trong chức vụ sứ đồ là điều đến từ Chúa và được đặt để bởi Chúa. Nói cách khác, ông và các sứ đồ như Phi-e-rơ, Gia-cơ và Giăng là người đồng công trong mục vụ rao giảng Tin Lành. Và vì họ cùng được đồng một Đức Thánh Linh soi dẫn nên họ nhận biết rõ chức vụ sứ đồ của Phao-lô, nhận biết rõ Phao-lô cũng giống như họ đồng được chính Đức Chúa Jesus Christ kêu gọi họ vào trong ân điển của Ngài. Nên họ đã trao tay phải giao kết với ông và Ba-na-ba, nghĩa là công nhận chức vụ sứ đồ của ông và Ba-na-ba là sứ đồ dân ngoại, là những người không cắt bì về phần xác thịt theo sự kêu gọi của Đấng Christ. Giống như họ được Ngài kêu gọi họ đem Tin lành của Ngài đến với dân I-sơ-ra-ên là những người chịu cắt bì vậy. Như vậy, Phao-lô và họ đồng là sứ đồ của Đức Chúa Jesus Christ, là những tôi tớ của Ngài được Ngài kêu gọi họ vào trong chức vụ đem Tin Lành đến cho muôn dân và khiến cho họ trở nên môn đồ của Ngài. Chỉ có điều, họ dặn dò Phao-lô và Ba-na-ba nhớ đến những người nghèo khó, bởi vì trước đây có sự các sứ đồ phân biệt đối xử giữa những tín đồ nghèo khó với những tín đồ giàu có. Tuy nhiên, đó cũng chính là điều mà Phao-lô và Ba-na-ba đã chú ý và đã ân cần làm bấy lâu nay bởi hơn ai hết, chính Phao-lô đã dạy dỗ và nhắc nhở rằng tất cả họ là chi thể của đồng một thân trong Đấng Christ Jesus.

Cảm tạ ơn Cha đã cho con học hiểu Lời Ngài hôm nay. Nguyện Lời Cha thánh hóa và gìn giữ con trong ân điển yêu thương của Ngài từ nay cho đến vĩnh cửu.

Trong ân điển yêu thương của Đấng Christ Jesus! A-men!
Con, GraceChristian.


Phan Quốc Cường
12/08/2023 15:53

Phan Quốc Cường: Ga-la-ti 2:1-10 Chức Vụ và Sự Giảng Dạy của Phao-lô Được Hội Thánh Công Nhận

Con kính lạy Đức Chúa Trời là Cha kính yêu của con ở trên trời. Cảm tạ Cha đã cho con có cơ hội suy ngẫm Lời Ngài trong Ga-la-ti 2:1-10, xin Chúa dạy dỗ con hiểu được Lời Ngài. Con cảm tạ ơn Cha.

1 Sau đó mười bốn năm, tôi lại lên thành Giê-ru-sa-lem với Ba-na-ba, và có đem theo Tít.
2 Tôi đã lên đó bởi sự mạc khải, và tôi đã phô bày cho họ Tin Lành mà tôi giảng trong các dân ngoại, lại phô bày riêng cho những người có danh tiếng, kẻo tôi đang chạy hoặc đã chạy một cách vô ích.
3 Tuy nhiên, Tít, người cùng đi với tôi, là người Hy-lạp, mà không bị ép phải chịu cắt bì.
4 Đó là vì có mấy người anh em giả, đã lén lút xâm nhập, là những người vào bên cạnh, rình xem sự tự do mà chúng tôi có trong Đấng Christ Jesus, để bắt chúng tôi làm nô lệ.
5 Chúng tôi đã không nhường họ bởi sự phục tùng, dù chỉ trong một giờ, để cho lẽ thật của Tin Lành được ở lại với các anh chị em.
6 Còn về những người được tôn trọng – trước đây họ như thế nào, thì chẳng can dự gì đến tôi, Thiên Chúa không chấp nhận bề ngoài của loài người – những người được tôn trọng ấy chẳng thêm điều gì cho tôi.
7 Trái lại, họ thấy rằng, sự giảng Tin Lành cho người không chịu cắt bì đã giao cho tôi, cũng như sự giảng Tin Lành cho người chịu cắt bì đã giao cho Phi-e-rơ.
8 Vì Đấng đã tác động trong Phi-e-rơ chức vụ sứ đồ cho người chịu cắt bì, cũng đã tác động trong tôi chức vụ sứ đồ cho các dân ngoại.
9 Khi Gia-cơ, Sê-pha, và Giăng là các người được xem như cột trụ, nhận biết ân điển đã ban cho tôi, thì họ trao tay phải giao kết với tôi và Ba-na-ba, để cho chúng tôi đến với các dân ngoại, còn họ thì đến với người chịu cắt bì.
10 Chúng tôi chỉ phải nhớ đến những người khó nghèo, ấy cũng chính là điều tôi đã sốt sắng làm
.

Thưa Cha, con hiểu rằng do trong Hội Thánh tại Ga-la-ti có sự hoang mang về việc con dân Chúa tại đó có phải chịu cắt bì hay không do các giáo sư giả giảng dạy nên họ đã cữ ông Phao-lô và ông Ba-na-ba cùng với ông Tít về lại Giê-ru-sa-lem. Nhưng việc về lại Giê-ru-sa-lem lại được Chúa mặc khải cho ông Phao-lô.

Thưa cha, con hiểu việc ông Tít là người ngoại vẫn không có làm lễ cắt bì khi về Giê-ru-sa-lem đã chứng minh việc rao giảng Tin Lành của ông Phao-lô là không có gì sai nghịch. Tại đây ông cũng đã trình bày rõ cho các sứ đồ biết việc rao giảng Lời Chúa cho dân ngoại là như thế nào.

Thưa Cha, con hiểu khi về lại Gie-ru-sa-lem thì có những giáo sư giả mà ông gọi là anh em giả dối tìm cách bắt bẻ ông về cách sống và giáo lý mà ông đang giảng thì ông đã thẳng thắng bác bỏ để bảo vệ con dân Chúa không bị các giáo lý đó làm gánh nặng cho đời sống theo Chúa.

Thưa Cha, con hiểu rằng khi ông về lại Giê-ru-sa-lem thì đã được các sứ đồ công nhận chức vụ rao giảng Tin Lành cho dân ngoại là người chưa chịu cắt bì  cũng giống như chức vụ rao giảng Tin Lành cho người đã cắt bì của Sứ Đồ Phi-e-rơ.

Con cảm tạ ơn Cha đã cho hiểu được đoạn Thánh Kinh hôm nay. Con biết rằng hiện nay trong Hội Thánh cũng có chức vụ Chúa đặt để trên con, xin Chúa cho con có tấm lòng vâng phục để con luôn ở trong ân điển của Ngài. Ngoài ra, con cũng cần thẳng thắn trước những sai trật của anh chị em nào sống không đúng với Lời Ngài. Xin Chúa cũng cho con biết quan tâm giúp đỡ anh chị em khó khăn hơn con. Nguyện kính xin Chúa thêm năng lực để giúp con sống cách ngay thẳng theo Lời Ngài.

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.

Con, Quốc Cường.


Nguyễn Thị Trinh
12/08/2023 16:40

Nguyễn Thị Trinh: Ga-la-ti 2:1-10 Chức Vụ và Sự Giảng Dạy của Phao-lô Được Hội Thánh Công Nhận

Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha của con, con dâng lời tạ ơn Ngài vì Ngài ban cho con cơ hội được suy ngẫm Lời Ngài. Giờ này, con cầu xin Đức Chúa Jesus Christ thêm sức trên thân thể xác thịt của con, con cầu xin Đức Thánh Linh dạy dỗ, dẫn dắt con đến sự hiểu biết Lời Ngài.

1 Sau đó mười bốn năm, tôi lại lên thành Giê-ru-sa-lem với Ba-na-ba, và có đem theo Tít.
2 Tôi đã lên đó bởi sự mạc khải, và tôi đã phô bày cho họ Tin Lành mà tôi giảng trong các dân ngoại, lại phô bày riêng cho những người có danh tiếng, kẻo tôi đang chạy hoặc đã chạy một cách vô ích.

Thưa Chúa, con hiểu phân đoạn Thánh Kinh Ga-la-ti 2:1-10 là đoạn thư Phao-lô nói tiếp về hành trình của ông. Qua phân đoạn trước thì con hiểu rằng, ba năm sau khi tin Chúa thì Phao-lô có lên Giê-ru-sa-lem gặp Phi-e-rơ một lần. Bây giờ, mười bốn năm sau, ông được Chúa mạc khải là cần đi lên thành Giê-ru-sa-lem một lần nữa, để phô bày Tin Lành mà trước nay ông vẫn rao giảng, với những người có danh tiếng tại đó, tức là bày tỏ với những sứ đồ trong số mười hai sứ đồ đầu tiên của Chúa Jesus.

Con hiểu rằng, đây không phải là ông đang tìm sự công nhận của loài người, mà ông đang làm theo ý Chúa, để bởi sự công nhận của những sứ đồ của Chúa mà Phao-lô được thuận tiện càng hơn để tấn tới trong chức vụ của mình.

3 Tuy nhiên, Tít, người cùng đi với tôi, là người Hy-lạp, mà không bị ép phải chịu cắt bì.
4 Đó là vì có mấy người anh em giả, đã lén lút xâm nhập, là những người vào bên cạnh, rình xem sự tự do mà chúng tôi có trong Đấng Christ Jesus, để bắt chúng tôi làm nô lệ.
5 Chúng tôi đã không nhường họ bởi sự phục tùng, dù chỉ trong một giờ, để cho lẽ thật của Tin Lành được ở lại với các anh chị em.

Cùng đi với ông lúc này ngoài Ba-na-ba thì có Tít là người Hy-lạp, Tít trước và sau khi tin nhận Tin Lành đều không chịu cắt bì, nhưng việc đó không can hệ đến sự cứu rỗi của Tít. Vì những sứ đồ tại Giê-ru-sa-lem cũng không có góp ý gì thêm cho Tít. Tuy nhiên, những người đi theo truyền thống của Do-thái giáo thì cho rằng phải chịu cắt bì trên xác thịt thì người đó mới thật thuộc về Chúa. Con hiểu đó là những “anh em giả” mà Phao-lô nói ở đây, là những người đi theo truyền thống của Do-thái giáo, nghịch lại với Tin Lành của Đấng Christ. Bởi vậy nên Phao-lô trước sau đều không nhường họ, không phục tùng họ trong sự nghe theo lời họ nói.

6 Còn về những người được tôn trọng – trước đây họ như thế nào, thì chẳng can dự gì đến tôi, Thiên Chúa không chấp nhận bề ngoài của loài người – những người được tôn trọng ấy chẳng thêm điều gì cho tôi.
7 Trái lại, họ thấy rằng, sự giảng Tin Lành cho người không chịu cắt bì đã giao cho tôi, cũng như sự giảng Tin Lành cho người chịu cắt bì đã giao cho Phi-e-rơ.
8 Vì Đấng đã tác động trong Phi-e-rơ chức vụ sứ đồ cho người chịu cắt bì, cũng đã tác động trong tôi chức vụ sứ đồ cho các dân ngoại.

Lúc này, những người được tôn trọng, (theo con hiểu đó là những người có tiếng tốt trong sự hầu việc Chúa, có thể là những người trong số mười hai sứ đồ đầu tiên của Chúa như con nói ở trên.) đã không góp ý thêm cho Phao-lô điều gì về lẽ thật Tin Lành mà trước nay ông vẫn rao giảng. Những người được tôn trọng này đã công nhận là Chúa đã giao cho Phao-lô chức vụ sứ đồ để phục vụ những người không phải là dân I-sơ-ra-ên, họ là những người không chịu cắt bì. Cũng giống như Phi-e-rơ được Chúa giao cho chức vụ sứ đồ để phục vụ dân I-sơ-ra-ên là những người chịu cắt bì vậy.

9 Khi Gia-cơ, Sê-pha, và Giăng là các người được xem như cột trụ, nhận biết ân điển đã ban cho tôi, thì họ trao tay phải giao kết với tôi và Ba-na-ba, để cho chúng tôi đến với các dân ngoại, còn họ thì đến với người chịu cắt bì.
10 Chúng tôi chỉ phải nhớ đến những người khó nghèo, ấy cũng chính là điều tôi đã sốt sắng làm.

Con hiểu rằng, khi Gia-cơ, Sê-pha, Giăng là những người sứ đồ trụ cột đã nhận biết sự ban cho của Chúa dành cho Phao-lô thì họ giao kết một cách chắc chắn để Phao-lô nhận nhiệm vụ sứ đồ để đến với người ngoại là chính, còn họ thì nhận nhiệm vụ đến với người I-sơ-ra-ên là chính để rao giảng Tin Lành. Họ không hề bảo Phao-lô buộc con dân Chúa thuộc các dân ngoại phải chịu cắt bì sau khi tin nhận Tin Lành, họ chỉ căn dặn là Phao-lô cần nhớ đến những người nghèo khó.

Suy ngẫm về lời căn dặn này, con thấy được tình yêu của Chúa dành cho người nghèo khó, Ngài không hề quên họ. Theo lẽ thường của người thế gian thì người giàu có luôn được chú ý và tôn trọng hơn, nhưng ở trong Chúa, Chúa căn dặn phải nhớ đến những người nghèo khó. “Nhớ đến” ở đây có thể là nhớ đến họ khi cầu nguyện, nhớ rao giảng Tin Lành cho họ, nhớ giúp đỡ họ... Ngài thật tuyệt vời và kỳ diệu.

Thưa Chúa, khi suy ngẫm đoạn Thánh Kinh này, con nhận được hai bài học cho mình:
- Dù không phải là cố tìm kiếm sự công nhận từ loài người, nhưng ở trong Hội Thánh, Chúa dùng những người trong Hội Thánh để bày tỏ sự công nhận của Ngài cho con.
- Con nghĩ rằng, ngày nay cũng có những anh em giả trong Hội Thánh là những người đặt ra những gánh nặng khó mang cho con dân Chúa, chính là áp đặt thêm những điều không liên quan đến sự cứu rỗi mà muốn con dân Chúa phải làm theo. Giống như khi xưa, những anh em giả mà Phao-lô nói kia, họ buộc con dân Chúa thuộc các dân ngoại phải chịu cắt bì trên thân thể sau khi tin Tin Lành thì mới được. Ngày này, con thấy rằng, mình càng cần phải có sự hiểu biết Lời Chúa và sự hiểu biết ý Chúa qua sự cầu nguyện để con nhận biết mà không trở thành nô lệ, phục tùng những anh em giả đó.
Kính lạy Chúa, con hiểu Lời của Ngài như vậy. Con cầu xin Chúa giúp sức để con học, hiểu và làm theo được.

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Con, Nguyễn Thị Trinh


Bùi Mạnh Cường
12/08/2023 21:05

Ga-la-ti 2:1-10 Chức Vụ và Sự Giảng Dạy của Phao-lô Được Hội Thánh Công Nhận

Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha kính yêu của con. Con cảm tạ Chúa về một ngày bình an Chúa ban cho gia đình con. Con cảm tạ Chúa đã cho con được học Lời Chúa trong phân đoạn Thánh Kinh Ga-la-ti 2: 1-10. Con xin trình bày lại sự hiểu của con trong phân đoạn Thánh Kinh này như sau:

1 Sau đó mười bốn năm, tôi lại lên thành Giê-ru-sa-lem với Ba-na-ba, và có đem theo Tít.
2 Tôi đã lên đó bởi sự mạc khải, và tôi đã phô bày cho họ Tin Lành mà tôi giảng trong các dân ngoại, lại phô bày riêng cho những người có danh tiếng, kẻo tôi đang chạy hoặc đã chạy một cách vô ích.
3 Tuy nhiên, Tít, người cùng đi với tôi, là người Hy-lạp, mà không bị ép phải chịu cắt bì.
4 Đó là vì có mấy người anh em giả, đã lén lút xâm nhập, là những người vào bên cạnh, rình xem sự tự do mà chúng tôi có trong Đấng Christ Jesus, để bắt chúng tôi làm nô lệ.
5 Chúng tôi đã không nhường họ bởi sự phục tùng, dù chỉ trong một giờ, để cho lẽ thật của Tin Lành được ở lại với các anh chị em.
6 Còn về những người được tôn trọng – trước đây họ như thế nào, thì chẳng can dự gì đến tôi, Thiên Chúa không chấp nhận bề ngoài của loài người – những người được tôn trọng ấy chẳng thêm điều gì cho tôi.
7 Trái lại, họ thấy rằng, sự giảng Tin Lành cho người không chịu cắt bì đã giao cho tôi, cũng như sự giảng Tin Lành cho người chịu cắt bì đã giao cho Phi-e-rơ.
8 Vì Đấng đã tác động trong Phi-e-rơ chức vụ sứ đồ cho người chịu cắt bì, cũng đã tác động trong tôi chức vụ sứ đồ cho các dân ngoại.
9 Khi Gia-cơ, Sê-pha, và Giăng là các người được xem như cột trụ, nhận biết ân điển đã ban cho tôi, thì họ trao tay phải giao kết với tôi và Ba-na-ba, để cho chúng tôi đến với các dân ngoại, còn họ thì đến với người chịu cắt bì.
10 Chúng tôi chỉ phải nhớ đến những người khó nghèo, ấy cũng chính là điều tôi đã sốt sắng làm.

Sau lần ông Phao-lô gặp Phi-e-rơ cách chừng mười bốn năm thì lần này Phao-lô cùng với Ba-na-ba và Tit lại lên thành Giê-ru-sa-lem để phán đối việc mấy người Do-thái từ Giê-ru-sa-lem lên An-ti-ôt để giảng dạy cho con dân Chúa tại đây phải chịu cắt bì mới được cứu rỗi. Nhưng con dân Chúa tại An-ti-ôt đã bị ảnh hưởng bởi sự giảng dạy của những người Do-thái nên đã bảo Phao-lô và những người đi cùng trở về Giê-ru-sa-lem. Ông Phao-lô và những người đi cùng đã trở về Giê-ru-sa-lem nhưng không phải do con người mà ông trở về theo sự mạc khải của Chúa. Điều này đã khẳng định ông Phao-lô làm việc gì cũng vâng theo Lời Chúa, theo sự chỉ dẫn của Chúa.

Trong phân đoạn Thánh Kinh này cũng được Phao-lô nói về những anh em giả, anh em giả là những người có thể tin Chúa nhưng không thật lòng làm theo Lời Chúa, có thể là những kẻ tà giáo và tiên tri giả. Tà giáo ở đây là việc con dân Chúa tại An-ti-ôt đã bị những người Do-thái giảng dạy rằng phải chịu cắt bì mới được cứu. Và những người Do-thái này chính là các tiên tri giả và những người chăn giả. Ở đây con thấy ông Phao-lô đã dùng từ anh em giả theo con hiểu đó chính là những người Do-thái đã truyền giảng tà giáo cho con dân Chúa. Vì họ cũng tuyên xưng đức tin ăn năn tội và tin nhận sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ. Nhưng họ lại thiếu hiểu biết Lời Chúa và bắt con dân Chúa phải chịu phép cắt bì và các nghi lễ của người Do-thái.

Thưa Chúa, ngày nay con thấy tiên tri giả và tà giáo càng nhiều, họ ngang nhiên thêm, bớt Lời Chúa trong Thánh Kinh, thay đổi ngày Sa-bát, làm nghịch lại các điều răn của Chúa cách công khai, là con biết rằng ngày Chúa đã đến gần.

Con biết rằng, ông Phao-lô là một người đầy ơn của Chúa. Ông yêu mến Chúa cách trọn vẹn và làm theo mọi ý muốn của Chúa. Tin Lành được ông Phao-lô rao giảng cho dân ngoại là Tin Lành được Chúa mạc khải cho ông. Vì vậy, ông luôn sốt sắng rao truyền và bảo vệ Tin Lành của Chúa cách cương quyết. Luôn đấu tranh bảo vệ Tin Lành của Chúa trước mọi sự quấy phá của các anh em giả và tà giáo.

Con hiểu rằng, trong phân đoạn Thánh Kinh này cũng nói lên chức vụ, nhiệm vụ của các sứ đồ của Chúa như Phi-e-rơ, Phao-lô và các tôi tớ khác của Chúa. Mỗi người được Chúa giao cho nhiệm vụ khác nhau. Nhưng mục đích cuối là để hoàn thành công cuộc rao giảng Tin Lành của Chúa cho muôn dân trên đất.

Trong phân đoạn Thánh Kinh này, con thấy sự thương yêu, quan tâm đến những anh chị em nghèo khó trong Hội Thánh được nhắc đến. Con tin rằng là con dân chân thật của Chúa thì phải có tình yêu thương anh chị em, phải biết quan tâm giúp đỡ những anh chị em đang gặp khó khăn. Chúa đặt để trong Hội Thánh có những anh em nghèo khó cũng bởi chương trình của Chúa, Chúa muốn rèn tập cho con dân Chúa biết yêu thương anh chị em mình bằng tình yêu giống như Thiên Chúa, một tình yêu mặc dầu. Và cũng để cho những anh chị em trong Hội Thánh có cơ hội giúp đỡ lẫn nhau. Bởi tình yêu là sự trọn vẹn của Tin Lành.

Con nguyện xin Chúa luôn giữ gìn Hội Thánh chân thật của Ngài trong ơn quan phòng của Chúa. Xin Chúa luôn ban ơn khôn sáng cho người chăn chân thật là chú Tim để cho Lẽ Thật của Tin Lành ở lại với con dân Chúa khắp mọi nơi. Nguyện tình yêu của Thiên Chúa luôn bao phủ Hội Thánh chân thật của Ngài. A-men!

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Con, Bùi Mạnh Cường
Ngày 12/08/2023.


Nguyễn Thị Nhung
12/08/2023 22:36

Ga-la-ti 2:1-10 Chức vụ và sự giảng dạy của Phao-lô được Hội Thánh công nhận.

Kính thưa Cha, con cảm tạ ơn Cha đã ban cho con Lời của Ngài. Thì giờ này con xin ghi ra sự hiểu của mình trong phân đoạn Thánh Kinh Ga-la-ti 2:1-10. Nguyện xin Đức Thánh linh soi dẫn và dạy dỗ con trong mọi lẽ thật của Lời Chúa. Con cảm tạ ơn Chúa.

1 Sau đó mười bốn năm, tôi lại lên thành Giê-ru-sa-lem với Ba-na-ba, và có đem theo Tít.

Thưa Cha, con hiểu rằng 'sau đó mười bốn năm có nghĩa là kể từ lần mà Phao-lô gặp Phi-e-rơ lần đầu tiên tại thành Giê-ru-sa-lem thì mười bốn năm sau, ông mới quay lại thành Giê-ru-sa-lem. Ông lên lại thành Giê-ru-sa-lem cùng với Ba-na-ba và Tít. Lý do Phao-lô đến Giê-ru-sa-lem là vì có những giáo sư giả rao giảng rằng con dân Chúa phải chịu cắt bì thì mới nhận được sự cứu rỗi của Chúa, sự ấy khiến con dân Chúa hoang mang và họ muốn Phao-lô về lại Giê-ru-sa-lem cùng các trưởng lão để được phân xử.

2 Tôi đã lên đó bởi sự mạc khải, và tôi đã phô bày cho họ Tin Lành mà tôi giảng trong các dân ngoại, lại phô bày riêng cho những người có danh tiếng, kẻo tôi đang chạy hoặc đã chạy một cách vô ích.

Thưa Cha, con hiểu rằng Phao-lô lên thành Giê-ru-sa-lem bởi sự mạc khải có nghĩa là ông đi theo ý Chúa, Chúa sai ông đi Chúa muốn ông dạy cho con dân Chúa hiểu rằng phải cắt bì mới được cứu rỗi đó là sự giảng dạy của tà giáo. Ông giảng Tin lành cho các dân ngoại là những người không phải người Do-thái. Ông cũng phô bày riêng cho những người có danh tiếng con hiểu có lẽ họ là những người rao giảng Tin Lành nhưng lại dạy con dân Chúa phải cắt bì mới được cứu rỗi hoặc có lẽ là các trưởng lão.

3 Tuy nhiên, Tít, người cùng đi với tôi, là người Hy-lạp, mà không bị ép phải chịu cắt bì.
4 Đó là vì có mấy người anh em giả, đã lén lút xâm nhập, là những người vào bên cạnh, rình xem sự tự do mà chúng tôi có trong Đấng Christ Jesus, để bắt chúng tôi làm nô lệ.
5 Chúng tôi đã không nhường họ bởi sự phục tùng, dù chỉ trong một giờ, để cho lẽ thật của Tin Lành được ở lại với các anh chị em.

Thưa Cha, con hiểu rằng Tít là người Hy-lạp có nghĩa là người ngoại không phải người Do-thái nhưng không cần phải cắt bì sự này cho thấy rằng không cần phải cắt bì vẫn được nhận sựu cứu rỗi. Con hiểu mấy người anh em giả đó là những người nhận mình là con dân Chúa nhưng lại không sống theo Lời Chúa mà sống theo ý riêng, họ rao giảng cho con dân Chúa những sự không đến từ Chúa. Phao-lô đã cương quyết bác bỏ những giáo lý sai nghịch của họ, dù chỉ một giờ ông và các bạn của ông cũng không phục tùng họ. Phao-lô và các bạn của ông đã dứt khoát bác bỏ những sự giảng dạy sai lời Chúa để bảo vệ con dân Chúa đi đúng với lẽ thật của Tin Lành.

6 Còn về những người được tôn trọng – trước đây họ như thế nào, thì chẳng can dự gì đến tôi, Thiên Chúa không chấp nhận bề ngoài của loài người – những người được tôn trọng ấy chẳng thêm điều gì cho tôi.
7 Trái lại, họ thấy rằng, sự giảng Tin Lành cho người không chịu cắt bì đã giao cho tôi, cũng như sự giảng Tin Lành cho người chịu cắt bì đã giao cho Phi-e-rơ.
8 Vì Đấng đã tác động trong Phi-e-rơ chức vụ sứ đồ cho người chịu cắt bì, cũng đã tác động trong tôi chức vụ sứ đồ cho các dân ngoại.
9 Khi Gia-cơ, Sê-pha, và Giăng là các người được xem như cột trụ, nhận biết ân điển đã ban cho tôi, thì họ trao tay phải giao kết với tôi và Ba-na-ba, để cho chúng tôi đến với các dân ngoại, còn họ thì đến với người chịu cắt bì.
10 Chúng tôi chỉ phải nhớ đến những người nghèo, ấy cũng chính là điều tôi đã sốt sắng làm.

Thưa Cha, con hiểu rằng các sứ đồ của Chúa có quá khứ xấu xa tội lỗi như thế nào hay họ được Chúa Jesus trực tiếp dạy dỗ thì cũng chẳng liên quan gì đến Phao-lô. Bởi Chức vụ của Phao-lô được chính Đức Chúa Trời kêu gọi và được đức Chúa Jesus Christ ban cho và sự hiểu biết Tin Lành của ông được Chúa mạc khải cho ông, ông không học Tin Lành từ bất cứ sứ đồ hay một người xác thịt nào. Con hiểu rằng các sứ đồ của Chúa nhận biết rằng Phao-lô là sứ đồ của Chúa nên họ giao Ba-na-na cho Phao-lô để cùng nhau rau giảng Tin Lành cho các dân ngoại.

Thưa Cha, ngày nay con sống gần anh chị em cũng như các sứ đồ ngày ấy vậy bởi trong thân thể của chúng con có cùng một Đức Thánh Linh dẫn dắt nên con thấy chúng có nhiều điểm nhận biết chung được dạy dỗ chung và cùng một tấm lòng chung. Cuối cùng thì các sứ đồ của Chúa nhắc nhở Phao-lô và Ba-na-ba hãy quan tâm đến những người nghèo khó, điều ấy Phao-lô cũng đã rất sốt sắng làm như đã được nêu lên ở thư II Cô-rinh-tô.

Thưa Cha, con cảm tạ ơn Cha đã ban cho con sự hiểu của bài học ngày hôm nay. Nguyện xin Cha thêm lên sự hiểu Lời Cha trên con. Con cảm tạ ơn Cha.

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ
con, Nhungnaomi
12/08/2023.


Nguyễn Thị Thúy My
13/08/2023 07:57

Ga-la-ti 2:1-10 Chức Vụ và Sự Giảng Dạy của Phao-lô Được Hội Thánh Công Nhận

Kính lạy Đức Chúa Trời Toàn Năng là Cha Yêu Thương của con ở trên trời, con cảm tạ ơn Cha vì Ngài đã ban cho con có được thời gian, sức khỏe để con suy ngẫm Lời của Ngài. Nguyện Lời Ngài thánh hóa con và thêm lên cho con sự hiểu biết Lời Ngài.

Kính Thưa Cha! Con xin ghi lại sự hiểu của con trong Ga-la-ti 2:1-10 như sau:

1 Sau đó mười bốn năm, tôi lại lên thành Giê-ru-sa-lem với Ba-na-ba, và có đem theo Tít.
2 Tôi đã lên đó bởi sự mạc khải, và tôi đã phô bày cho họ Tin Lành mà tôi giảng trong các dân ngoại, lại phô bày riêng cho những người có danh tiếng, kẻo tôi đang chạy hoặc đã chạy một cách vô ích.

Thưa Cha, con hiểu rằng, sau khi Sứ Đồ Phao-lô về lại thành Giê-ru-sa-lem với Ba-na-ba và có đem theo Tít đi cùng, là bởi sự mạc khải cho ông và ông đã phô bày cho Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem về Tin Lành mà ông giảng cho các dân ngoại là những dân không thuộc về I-sơ-ra-ên. Ông cũng phô bày Tin Lành ấy cách riêng tư cho những người có danh tiếng, nói cách khác là ông đã rao giảng Tin Lành một cách trọn vẹn, không phân biệt giàu hay nghèo hoặc thấp kém hay là người có địa vị trong xã hội.

3 Tuy nhiên, Tít, người cùng đi với tôi, là người Hy-lạp, mà không bị ép phải chịu cắt bì.
4 Đó là vì có mấy người anh em giả, đã lén lút xâm nhập, là những người vào bên cạnh, rình xem sự tự do mà chúng tôi có trong Đấng Christ Jesus, để bắt chúng tôi làm nô lệ.

Thưa Cha, con hiểu rằng, đã có những người xưng mình là anh em cùng đức tin nhưng vì họ thiếu hiểu biết về Tin Lành, nên Phao-lô gọi họ là anh em giả. Vì họ đã kèm theo việc vâng giữ các nghi thức của thời Cựu Ước vào trong điều kiện để được cứu rỗi, họ làm như vậy là đã chất thêm gánh nặng cho người khác. Nhưng họ không hiểu rằng, Tin Lành là Giao Ước Mới và Giao Ước Mới chỉ đòi hỏi một người thật lòng ăn năn tội, hoàn toàn tin nhận sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ, và hết lòng vâng giữ Điều Răn của Ngài thì họ mới nhận được sự cứu rỗi. Thế nhưng, ngày nay vẫn có rất nhiều người giảng dạy tà giáo xâm nhập vào Hội Thánh của Chúa để dẫn dắt những người còn yếu kém trong đức tin đi xa lẽ thật mà trật mất phần ân điển.

5 Chúng tôi đã không nhường họ bởi sự phục tùng, dù chỉ trong một giờ, để cho lẽ thật của Tin Lành được ở lại với các anh chị em.

Thưa Cha, con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô và những người bạn đồng công với ông thẳng thắn, không nhân nhượng hay thỏa hiệp và quyết liệt đấu tranh để ngăn cản những người rao giảng tà giáo, để bảo vệ Tin Lành chân thật của Đấng Christ giữa vòng Hội Thánh.

6 Còn về những người được tôn trọng – trước đây họ như thế nào, thì chẳng can dự gì đến tôi, Thiên Chúa không chấp nhận bề ngoài của loài người – những người được tôn trọng ấy chẳng thêm điều gì cho tôi.

Thưa Cha, con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô muốn nói rằng, ông không hề tiếp nhận thẩm quyền thi hành chức vụ từ họ, cũng không hề học biết Tin Lành với họ. Chức vụ sứ đồ của Phao-lô và Tin Lành mà ông rao giảng là đến từ Đức Chúa Trời và Đức Chúa Jesus Christ, các sứ đồ và các trưởng lão tại Giê-ru-sa-lem chỉ là những bạn đồng công với ông trong mục vụ gây dựng và phát triển Hội Thánh của Chúa. Quá khứ của những người ấy như thế nào trước khi họ trở thành các sứ đồ và các trưởng lão, là điều Phao-lô không bận tâm đến, và cũng chẳng can dự gì đến ông. Vì Đức Chúa Trời không dựa vào những sự ấy để chấp nhận ông hay họ, nhưng Đức Chúa Trời chỉ chấp nhận một người có tấm lòng đối với Chúa.

7 Trái lại, họ thấy rằng, sự giảng Tin Lành cho người không chịu cắt bì đã giao cho tôi, cũng như sự giảng Tin Lành cho người chịu cắt bì đã giao cho Phi-e-rơ.
8 Vì Đấng đã tác động trong Phi-e-rơ chức vụ sứ đồ cho người chịu cắt bì, cũng đã tác động trong tôi chức vụ sứ đồ cho các dân ngoại.

Thưa Cha, con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô và Phi-e-rơ khi có cơ hội thì hai ông rao giảng Tin Lành cho những người chịu cắt bì, là dân I-sơ-ên và cho những người không chịu cắt bì là các dân ngoại. Vì chính Thiên Chúa đã tác động trên Phi-e-rơ, Phao-lô, và tất cả các tôi tớ khác của Ngài để hoàn thành chương trình và ý muốn của Ngài.

9 Khi Gia-cơ, Sê-pha, và Giăng là các người được xem như cột trụ, nhận biết ân điển đã ban cho tôi, thì họ trao tay phải giao kết với tôi và Ba-na-ba, để cho chúng tôi đến với các dân ngoại, còn họ thì đến với người chịu cắt bì.

Thưa Cha, con hiểu rằng Gia-cơ, Sê-pha còn được gọi là Phi-e-rơ và Giăng là ba người đều được Hội Thánh xem là trụ cột của Hội Thánh, vì cả ba người đều nhận biết ân điển của Chúa đã ban cho Phao-lô. Sau đó họ cùng đưa tay phải ra để giao kết với Phao-lô và Ba-na-ba, để công nhận thẩm quyền và chức vụ sứ đồ của Phao-lô, công nhận Tin Lành mà ông rao giảng, và công nhận mục vụ của ông đối với các dân ngoại.

10 Chúng tôi chỉ phải nhớ đến những người khó nghèo, ấy cũng chính là điều tôi đã sốt sắng làm.

Thưa Cha, con hiểu rằng, họ đã dặn dò Phao-lô và các bạn của ông quan tâm đến những người nghèo trong Hội Thánh. Nhưng hơn ai hết chính Phao-lô cũng đã sốt sắng trong sự quan tâm đến những người nghèo.

Lạy Cha, con cảm tạ ơn Cha đã ban cho con sự hiểu ở trên. Qua bài học hôm nay con học được rằng:

- Là con dân Chúa con phải thẳng thắn, không thỏa hiệp với những người rao giảng tà giáo, để bảo vệ Tin Lành chân thật của Ngài.
- Khi có cơ hội thì con rao giảng Tin Lành cho những ai mà con gặp gỡ để họ cũng được đến với sự cứu rỗi.
- Là con dân chân thật của Chúa thì con phải sốt sắng, quan tâm đến những người anh chị em có hoàn cảnh khó khăn trong Hội Thánh. Nguyện xin Chúa ban cho con năng lực để con thực hiện được những điều mà con đã học trong bài học hôm nay. A-men!

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.

Nguyễn Thị Thúy My
13/08/2023


Trần Hữu Tường
13/08/2023 12:19

Ga-la-ti 2:1-10 Chức Vụ và Sự Giảng Dạy của Phao-lô Được Hội Thánh Công Nhận

1 Sau đó mười bốn năm, tôi lại lên thành Giê-ru-sa-lem với Ba-na-ba, và có đem theo Tít.
2 Tôi đã lên đó bởi sự mạc khải, và tôi đã phô bày cho họ Tin Lành mà tôi giảng trong các dân ngoại, lại phô bày riêng cho những người có danh tiếng, kẻo tôi đang chạy hoặc đã chạy một cách vô ích.
3 Tuy nhiên, Tít, người cùng đi với tôi, là người Hy-lạp, mà không bị ép phải chịu cắt bì.
4 Đó là vì có mấy người anh em giả, đã lén lút xâm nhập, là những người vào bên cạnh, rình xem sự tự do mà chúng tôi có trong Đấng Christ Jesus, để bắt chúng tôi làm nô lệ.
5 Chúng tôi đã không nhường họ bởi sự phục tùng, dù chỉ trong một giờ, để cho lẽ thật của Tin Lành được ở lại với các anh chị em.
6 Còn về những người được tôn trọng – trước đây họ như thế nào, thì chẳng can dự gì đến tôi, Thiên Chúa không chấp nhận bề ngoài của loài người – những người được tôn trọng ấy chẳng thêm điều gì cho tôi.
7 Trái lại, họ thấy rằng, sự giảng Tin Lành cho người không chịu cắt bì đã giao cho tôi, cũng như sự giảng Tin Lành cho người chịu cắt bì đã giao cho Phi-e-rơ.
8 Vì Đấng đã tác động trong Phi-e-rơ chức vụ sứ đồ cho người chịu cắt bì, cũng đã tác động trong tôi chức vụ sứ đồ cho các dân ngoại.
9 Khi Gia-cơ, Sê-pha, và Giăng là các người được xem như cột trụ, nhận biết ân điển đã ban cho tôi, thì họ trao tay phải giao kết với tôi và Ba-na-ba, để cho chúng tôi đến với các dân ngoại, còn họ thì đến với người chịu cắt bì.
10 Chúng tôi chỉ phải nhớ đến những người khó nghèo, ấy cũng chính là điều tôi đã sốt sắng làm.

Kính lạy Cha Từ Ái của con ở trên trời, con cảm tạ ơn Cha lại ban cho con thời gian, sức khỏe để con được đọc, suy ngẫm Lời Ngài. Nguyện xin Lời Ngài thánh hóa con qua phân đoạn Thánh Kinh con suy ngẫm ngày hôm nay. A-men!

Thưa Cha, khi con đọc phân đoạn Thánh Kinh trên con để ý đến cụm từ: "kẻo tôi đang chạy hoặc đã chạy một cách vô ích." Đây là lời của Sứ Đồ Phao-lô nói về việc ông xem mục vụ giảng Tin Lành cho các dân ngoại của ông là một cuộc chạy đua. Ông chạy đua với thời gian để hoàn thành những việc lành mà Đức Chúa Trời đã sắm sẵn cho ông. Vào thời điểm đó, Phao-lô đã và đang tiếp tục rao giảng Tin Lành về sự cứu rỗi bởi đức tin. Nếu con dân Chúa thuộc các dân ngoại bị buộc phải chịu cắt bì, thì sự giảng Tin Lành của ông trước đó và trong hiện tại sẽ trở thành vô ích.

Thưa Cha, khi suy ngẫm về điều này con học được rằng, con cũng cần học theo Phao-lô gắng sức chạy đua với thời gian để hoàn thành những việc lành mà Cha đã sắm sẵn cho con, vì ngày Chúa đến đã rất gần. Thời gian qua con thấy mình vẫn còn chậm, con chưa hoàn thành tốt những việc lành mà Cha đã sắm sẵn cho con. Con thấy mình cần nhanh hơn nữa, cần sốt sắng hơn nữa thì con mới có thể hoàn thành tốt cuộc chạy đua mà Chúa đã bày ra cho con. Xin Chúa ban ơn, thêm sức, ban cho con sự khôn sáng để trong thời gian tới con hoàn thành tốt nhiều việc lành mà Cha đã sắm sẵn cho con. Con cảm tạ ơn Ngài và thành kính cầu xin trong danh của Đức Chúa Jesus Christ. A-men!

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Trần Hữu Tường
13/08/2023


Nguyễn Xuân Bắc
14/08/2023 06:05

Ga-la-ti 2:1-10 Chức Vụ và Sự Giảng Dạy của Phao-lô Được Hội Thánh Công Nhận

Con kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Toàn Năng, con cảm tạ ơn Cha đã cho con Lời của Ngài dạy dỗ con, xin Đức Thánh Linh dẫn dắt con giúp con hiểu biết lẽ thật của Lời Ngài để con áp dụng vào đời sống mỗi ngày. Con xin trình bày sự hiểu của con qua Ga-la-ti 2:1-10

1 Sau đó mười bốn năm, tôi lại lên thành Giê-ru-sa-lem với Ba-na-ba, và có đem theo Tít.
2 Tôi đã lên đó bởi sự mạc khải, và tôi đã phô bày cho họ Tin Lành mà tôi giảng trong các dân ngoại, lại phô bày riêng cho những người có danh tiếng, kẻo tôi đang chạy hoặc đã chạy một cách vô ích.
3 Tuy nhiên, Tít, người cùng đi với tôi, là người Hy-lạp, mà không bị ép phải chịu cắt bì.

Thưa Cha, qua sự giảng dạy của chú Tim Huỳnh mà câu 1-3 con được hiểu rằng, con dân Chúa ở tại An-ti-ốt đã hoang mang vì do những giáo sư giả đã rao giảng rằng một người phải chịu cắt bì mới được cứu rỗi, mặc dù họ đã nghe sự rao giảng của sứ đồ Phao-lô và Ba-na-ba. Họ cũng được Đức Thánh Linh thần cảm cho biết là Ngài đã biệt riêng Sứ Đồ Phao-lô và Ba-na-ba cho việc rao giảng Tin Lành của Ngài cho người ngoại. Thế nhưng con dân Chúa ở tại An-ti-ốt, họ đã nghi ngờ sự rao giảng của ông và Ba-na-ba nên đã kêu ông và Ba-na-ba lên thành Giê-ru-sa-lem để xin ý kiến thống nhất của các sứ đồ đã từng sống với Đức Chúa Jesus. Nhưng sứ đồ Phao-lô và Ba-na-ba lên Giê-ru-sa-lem là do ông được sự mạc khải của Chúa, có lẽ Chúa muốn giải quyết rõ việc phải cắt bì mới được cứu rỗi là không cần thiết nữa, bởi ân điển đã được ban cho qua Đức Chúa Jesus Christ. Sứ Đồ Phao-lô và Ba-na-ba cũng nói rõ với con dân Chúa tại An-ti-ốt là ông không lên thành Giê-ru-sa-lem để nhận thẩm quyền hay chỉ thị nào của ai cho chức vụ và sự giảng dạy của ông.

4 Đó là vì có mấy người anh em giả, đã lén lút xâm nhập, là những người vào bên cạnh, rình xem sự tự do mà chúng tôi có trong Đấng Christ Jesus, để bắt chúng tôi làm nô lệ.
5 Chúng tôi đã không nhường họ bởi sự phục tùng, dù chỉ trong một giờ, để cho lẽ thật của Tin Lành được ở lại với các anh chị em.
6 Còn về những người được tôn trọng – trước đây họ như thế nào, thì chẳng can dự gì đến tôi, Thiên Chúa không chấp nhận bề ngoài của loài người – những người được tôn trọng ấy chẳng thêm điều gì cho tôi.

Thưa Cha, qua câu 4-6 con được hiểu rằng, một số con dân Chúa đã tin theo sự giảng dạy của các giáo sư giả là phải chịu cắt bì mới được cứu rỗi. Họ trở thành anh em giả dối, họ ở trong Hội Thánh để nhìn xem xét con dân Chúa được tự do trong Đấng Christ, thoát khỏi hình bóng của nghi thức chuộc tội và sự tha tội của thời Cựu Ước, để họ lên án con dân chân thật của Ngài.

Thưa Cha, ngày nay giáo sư giả đã ở khắp nơi, họ dạy thờ phượng Chúa ngày Sa-bát vào Chủ Nhật, họ không theo Lời của Ngài đã được chép trong Thánh Kinh theo Điều Răn Thứ Tư là vâng giữ ngày Sa-bát Thứ Bảy, thêm vào đó là sự thờ lạy hình tượng, họ cho phép thờ hình tượng bỏ đi Điều Răn Thứ Hai của Ngài là chớ làm tượng chạm.

7 Trái lại, họ thấy rằng, sự giảng Tin Lành cho người không chịu cắt bì đã giao cho tôi, cũng như sự giảng Tin Lành cho người chịu cắt bì đã giao cho Phi-e-rơ.
8 Vì Đấng đã tác động trong Phi-e-rơ chức vụ sứ đồ cho người chịu cắt bì, cũng đã tác động trong tôi chức vụ sứ đồ cho các dân ngoại.
9 Khi Gia-cơ, Sê-pha, và Giăng là các người được xem như cột trụ, nhận biết ân điển đã ban cho tôi, thì họ trao tay phải giao kết với tôi và Ba-na-ba, để cho chúng tôi đến với các dân ngoại, còn họ thì đến với người chịu cắt bì.
10 Chúng tôi chỉ phải nhớ đến những người khó nghèo, ấy cũng chính là điều tôi đã sốt sắng làm.

Thưa Cha, câu 7-10 con được hiểu rằng, sứ đồ trụ cột trong Hội Thánh lúc bấy giờ là Phi-e-rơ, Gia-cơ và Giăng là những người được đi với Chúa, và được sự dạy dỗ trực tiếp từ Chúa. Ba sứ đồ được bởi Đức Thánh Linh dẫn dắt, đều nhận biết ân điển Chúa ban cho Sứ Đồ Phao-lô và Ba-na-ba để họ rao giảng Tin Lành cho những người chưa cắt bì, còn họ thì giảng Tin Lành cho những người cắt bì.

Vậy nên, họ đã công nhận bằng việc trao tay phải giao kết với Phao-lô và Ba-na-ba và căn dặn là hãy nhớ đến những người khó nghèo trong Hội Thánh, nhưng Sứ Đồ Phao-lô đã làm điều đó sốt sắng trong mục vụ của ông.

Bài học con học được:

Thưa Cha, qua đoạn Thánh Kinh trên con học được rằng, phải luôn đọc và suy ngẫm Lời của Ngài, để nhận biết được sự giảng dạy sai trái của giáo sư giả, mà không bị dẫn dụ mất đức tin nơi Ngài như đã được Ngài cảnh báo

“Và nhiều tiên tri giả sẽ nổi lên; và chúng sẽ lừa gạt nhiều người.” (Ma-thi-ơ 24:11).

Thưa Cha, con hiểu rằng, mọi mục vụ hay linh vụ đều được Chúa ban cho thông qua Hội Thánh của Ngài, mọi sự phải được làm bởi tấm lòng yêu kính Chúa, và đúng theo Lời của Ngài, không phải là vì sự tranh cạnh hư không.

Nguyện Lời Ngài dạy dỗ con và giúp con hiểu biết Lời của Ngài để con cẩn thận làm theo mỗi ngày. Con cảm tạ ơn Ngài.

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ. A-men!
Con, Nguyễn Xuân Bắc
14/08/2023


Trần Thị Lan
14/08/2023 19:47

Ga-la-ti 2:1-10 Chức Vụ và Sự Giảng Dạy của Phao-lô Được Hội Thánh Công Nhận

1 Sau đó mười bốn năm, tôi lại lên thành Giê-ru-sa-lem với Ba-na-ba, và có đem theo Tít.
2 Tôi đã lên đó bởi sự mạc khải, và tôi đã phô bày cho họ Tin Lành mà tôi giảng trong các dân ngoại, lại phô bày riêng cho những người có danh tiếng, kẻo tôi đang chạy hoặc đã chạy một cách vô ích.
3 Tuy nhiên, Tít, người cùng đi với tôi, là người Hy-lạp, mà không bị ép phải chịu cắt bì.
4 Đó là vì có mấy người anh em giả, đã lén lút xâm nhập, là những người vào bên cạnh, rình xem sự tự do mà chúng tôi có trong Đấng Christ Jesus, để bắt chúng tôi làm nô lệ.
5 Chúng tôi đã không nhường họ bởi sự phục tùng, dù chỉ trong một giờ, để cho lẽ thật của Tin Lành được ở lại với các anh chị em.
6 Còn về những người được tôn trọng – trước đây họ như thế nào, thì chẳng can dự gì đến tôi, Thiên Chúa không chấp nhận bề ngoài của loài người – những người được tôn trọng ấy chẳng thêm điều gì cho tôi.
7 Trái lại, họ thấy rằng, sự giảng Tin Lành cho người không chịu cắt bì đã giao cho tôi, cũng như sự giảng Tin Lành cho người chịu cắt bì đã giao cho Phi-e-rơ.
8 Vì Đấng đã tác động trong Phi-e-rơ chức vụ sứ đồ cho người chịu cắt bì, cũng đã tác động trong tôi chức vụ sứ đồ cho các dân ngoại.
9 Khi Gia-cơ, Sê-pha, và Giăng là các người được xem như cột trụ, nhận biết ân điển đã ban cho tôi, thì họ trao tay phải giao kết với tôi và Ba-na-ba, để cho chúng tôi đến với các dân ngoại, còn họ thì đến với người chịu cắt bì.
10 Chúng tôi chỉ phải nhớ đến những người khó nghèo, ấy cũng chính là điều tôi đã sốt sắng làm.

Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha yêu thương của chúng con. Hôm nay cho con được hiểu và suy ngẩm. Xin Ngài hãy giúp cho con hiểu biết và được sự khôn sáng, để học lời của Ngài. Đây là sự hiểu của con.

Phao-lô được Chúa mạc khải và Hội Thánh công nhận. Phao-lô phải về lại xứ Giê-ru-sa-lem, và tường trình cho các Hội Thánh tại đó, ông cũng phô bày Tin Lành ấy một cách riêng tư, cho những người có danh tiếng hiểu về Tin Lành lẽ thật.

Phao-lô cùng Tít là người Hy-Lạp qua sự rao giảng của ông, Phao-lô yêu quý Tít như anh em ruột, và sự cắt bì không liên quan đến sự cứu rỗi. Do-thái Giáo thiếu hiểu biết về Tin Lành, nên kèm theo giữ các nghi thức, nhưng Tin Lành là sự giao ước mới, chỉ đòi hỏi người ăn năn tội của Đức Chúa Jesus Christ để được cứu rỗi.

Phao-lô không nhường bước cho các anh em giả hình, mà công khai giảng dạy trước Hội Thánh để được cho dân Chúa có một Tin Lành chân chính. Đức Chúa Trời chấp nhận một tấm lòng của người tin nhận Chúa đối với Ngài.

Là con dân Chúa chân thật, chúng ta sẽ cảm động và chia xẻ, thương xót cho chị em hoàn cảnh khó nghèo, chúng ta thương nhau, giúp đỡ cho nhau, hãy sưởi ấm, và ăn cho no, đừng bỏ mặc anh chị em cùng đức tin mà sống khó nghèo. Phao-lô vì Tin Lành do ông giảng và đến từ Thiên Chúa. Phao-lô sống yêu sự giảng dạy hãy sốt sắng quan tâm đến người khó nghèo .

Bài học hôm nay Phao-lô cho con biết đươc lòng yêu kính Chúa và sự đức tin nơi Ngài con đã học hỏi nhiều điều học theo Phao-lô phải tôn kính Chúa và giúp đỡ người khó nghèo.

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Trần Ngọc Lan


Huỳnh Christian Anh
14/08/2023 22:21

Ga-la-ti 2:1-10 Chức Vụ và Sự Giảng Dạy của Phao-lô Được Hội Thánh Công Nhận

1 Sau đó mười bốn năm, tôi lại lên thành Giê-ru-sa-lem với Ba-na-ba, và có đem theo Tít.
2 Tôi đã lên đó bởi sự mạc khải, và tôi đã phô bày cho họ Tin Lành mà tôi giảng trong các dân ngoại, lại phô bày riêng cho những người có danh tiếng, kẻo tôi đang chạy hoặc đã chạy một cách vô ích.
3 Tuy nhiên, Tít, người cùng đi với tôi, là người Hy-lạp, mà không bị ép phải chịu cắt bì.
4 Đó là vì có mấy người anh em giả, đã lén lút xâm nhập, là những người vào bên cạnh, rình xem sự tự do mà chúng tôi có trong Đấng Christ Jesus, để bắt chúng tôi làm nô lệ.
5 Chúng tôi đã không nhường họ bởi sự phục tùng, dù chỉ trong một giờ, để cho lẽ thật của Tin Lành được ở lại với các anh chị em.
6 Còn về những người được tôn trọng – trước đây họ như thế nào, thì chẳng can dự gì đến tôi, Thiên Chúa không chấp nhận bề ngoài của loài người – những người được tôn trọng ấy chẳng thêm điều gì cho tôi.
7 Trái lại, họ thấy rằng, sự giảng Tin Lành cho người không chịu cắt bì đã giao cho tôi, cũng như sự giảng Tin Lành cho người chịu cắt bì đã giao cho Phi-e-rơ.
8 Vì Đấng đã tác động trong Phi-e-rơ chức vụ sứ đồ cho người chịu cắt bì, cũng đã tác động trong tôi chức vụ sứ đồ cho các dân ngoại.
9 Khi Gia-cơ, Sê-pha, và Giăng là các người được xem như cột trụ, nhận biết ân điển đã ban cho tôi, thì họ trao tay phải giao kết với tôi và Ba-na-ba, để cho chúng tôi đến với các dân ngoại, còn họ thì đến với người chịu cắt bì.
10 Chúng tôi chỉ phải nhớ đến những người khó nghèo, ấy cũng chính là điều tôi đã sốt sắng làm.

Kính lạy Chúa là Cha Yêu Thương của con! Con cảm tạ ơn Cha đã yêu thương con, đã ở cùng con và ban mọi phước lành trên đời sống của con. Con kính xin Cha cất bớt sự mỏi mệt trong thân thể xác thịt của con và cho con có thể ngủ được. Con cảm tạ ơn Cha đã cho con được khỏe để con được học Lời của Ngài. Con kính xin Cha ban ơn khôn sáng cho con để con hiểu được Lời Cha và hiểu được ý muốn của Ngài.

Giờ này đây, con xin ghi lại sự hiểu của con sau khi con đã nghe, đọc bài giảng của người chăn về phân đoạn Thánh Kinh được chép trong Ga-la-ti 2: 1-10 như sau:

1 Sau đó mười bốn năm, tôi lại lên thành Giê-ru-sa-lem với Ba-na-ba, và có đem theo Tít.

Thưa Cha! Con hiểu rằng, sau khi Sứ Đồ Phao-lô gặp mặt trao đổi với Phi-e-rơ và ở lại với Phi-e-rơ mười lăm ngày, rồi Sứ Đồ Phao-lô lên thành Giê-ru-sa-len với Ba-na-ba, và đem theo Tít. 

2 Tôi đã lên đó bởi sự mạc khải, và tôi đã phô bày cho họ Tin Lành mà tôi giảng trong các dân ngoại, lại phô bày riêng cho những người có danh tiếng, kẻo tôi đang chạy hoặc đã chạy một cách vô ích.

Sứ Đồ Phao-lô khẳng định, ông lên thành Giê-ru-sa-lem bởi sự mạc khải của Chúa chứ không về Giê-ru-sa-lem để nhận thẩm quyền hay chỉ thị từ bất cứ một người nào cho chức vụ và sự giảng dạy của ông. Việc về lại Giê-ru-sa-lem của Phao-lô cũng là để phô bày cho con dân Chúa tại Ga-la-ti Tin Lành mà ông giảng trong các dân ngoại, tức những người không thuộc dân tộc I-sơ-ra-ên, lại phô bày riêng cho những người có danh tiếng, có lẽ những người có danh tiếng thời bấy giờ là Phi-e-rơ, Gia-cơ và Giăng. Và ông đã có cuộc nói chuyện riêng với Phi-e-rơ, Gia-cơ và Giăng về việc bác bỏ những đòi hỏi của những tín đồ xuất thân từ giới Pha-ri-ri, là những người buộc dân ngoại phải chịu cắt bì. Kẻo những gì ông đã rao giảng và vẫn đang rao giảng về Tin Lành của Đức Chúa Jesus Christ một cách vô ích.

3 Tuy nhiên, Tít, người cùng đi với tôi, là người Hy-lạp, mà không bị ép phải chịu cắt bì.

Tít là người Hy-lạp đã tin nhận Tin Lành do Phao-lô rao giảng và Tít đã đồng công với Phao-lô trong các hành trình truyền giáo của Phao-lô, và Phao-lô cũng yêu Tít như con ruột của mình. Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem đã không buộc Tít phải cắt bì, điều này được ấn chứng rằng sự cắt bì không liên quan đến sự cứu rỗi.

4 Đó là vì có mấy người anh em giả, đã lén lút xâm nhập, là những người vào bên cạnh, rình xem sự tự do mà chúng tôi có trong Đấng Christ Jesus, để bắt chúng tôi làm nô lệ.
5 Chúng tôi đã không nhường họ bởi sự phục tùng, dù chỉ trong một giờ, để cho lẽ thật của Tin Lành được ở lại với các anh chị em.

Thưa Cha! Con thấy được sự nghiêm khắc trong chức vụ sứ đồ của Phao-lô. Trước những người là anh em giả, lén lút xâm nhập để rình xem sự tự do mà con dân Chúa rồi buộc con dân Chúa phải mang gánh nặng về luật lệ do loài người đặt ra trong Do-thái Giáo, điển hình như là buộc phải chịu cắt bì.

Sứ Đồ Phao-lô cùng các bạn của ông đã không nhân nhượng, không để cho những người anh em giả đó có cơ hội rao giảng tà giáo dù chỉ một giờ, để cho lẽ thật của Tin Lành ở lại với con dân Chúa. Hành động của Sứ Đồ Phao-lô và các bạn của ông vô cùng khôn sáng và cứng rắn nhằm bảo vệ con dân Chúa trước sự rao giảng tà giáo. 

Thưa Chúa! Con hiểu rằng, là con dân của Chúa, để không bị rối trí trước sự rao giảng tà giáo thì con không nên đọc hoặc nghe các bài giảng của những người rao giảng tà giáo, cũng không để những người đó có cơ hội tiếp cận con.

6 Còn về những người được tôn trọng – trước đây họ như thế nào, thì chẳng can dự gì đến tôi, Thiên Chúa không chấp nhận bề ngoài của loài người – những người được tôn trọng ấy chẳng thêm điều gì cho tôi.

Sứ Đồ Phao-lô luôn khẳng định rằng, ông được Đức Chúa Trời chọn và được chính Đức Chúa Jesus Christ kêu gọi vào trong chức vụ. Những gì ông rao giảng là ông rao giảng theo lẽ thật, những điều ông học được là học từ Chúa, ông không học từ một ai khác. Phao-lô nhắc đến những người được tôn trọng là có ý nói đến Phi-e-rơ, Gia-cơ và Giăng, dù họ là những người đã từng gần gũi với Đức Chúa Jesus Christ khi Ngài còn đi lại giữa thế gian nhưng họ cũng không can hệ gì đến ông, vì ông không học cũng không nhận bất cứ chỉ thị nào từ họ.

7 Trái lại, họ thấy rằng, sự giảng Tin Lành cho người không chịu cắt bì đã giao cho tôi, cũng như sự giảng Tin Lành cho người chịu cắt bì đã giao cho Phi-e-rơ.
8 Vì Đấng đã tác động trong Phi-e-rơ chức vụ sứ đồ cho người chịu cắt bì, cũng đã tác động trong tôi chức vụ sứ đồ cho các dân ngoại
.

Các sứ đồ và các trưởng lão tại Giê-ru-sa-lem đã nhìn thấy mục vụ rao giảng Tin Lành cho các dân ngoại tức là những người không thuộc dân I-sơ-ra-ên đã giao cho Phao-lô, cũng như sự giảng Tin Lành cho dân tộc I-sơ-ra-ên đã giao cho Phi-e-rơ. Và Đấng đã tác động trên Phi-e-rơ cũng đã tác động trên ông trong sự rao giảng Tin Lành chỉ có một, đó là Chúa.

9 Khi Gia-cơ, Sê-pha, và Giăng là các người được xem như cột trụ, nhận biết ân điển đã ban cho tôi, thì họ trao tay phải giao kết với tôi và Ba-na-ba, để cho chúng tôi đến với các dân ngoại, còn họ thì đến với người chịu cắt bì.

Gia-cơ, Sê-pha, và Giăng là những người được xem như trụ cột của Hội Thánh. Cả ba người đều cùng một thánh linh mà nhận biết ân điển của Chúa đã ban cho Phao-lô. Họ cùng đưa tay phải ra để giao kết với Ba-na-ba và Phao-lô. Bởi đó, họ thay cho Hội Thánh công nhận thẩm quyền và chức vụ của Phao-lô, công nhận Tin Lành mà ông rao giảng và công nhận mục vụ đặc biệt của ông đối với các dân ngoại.

10 Chúng tôi chỉ phải nhớ đến những người khó nghèo, ấy cũng chính là điều tôi đã sốt sắng làm.

Có lẽ Sê-pha, Gia-cơ và Giăng nhắc Sứ Đồ Phao-lô cùng các bạn của ông quan tâm nhiều đến những người nghèo trong Hội Thánh. Và trong lòng Phao-lô cùng các bạn của ông cũng đã có sự sốt sắng trong việc quan tâm đến những người nghèo.

Thưa Chúa! Bài học hôm nay cho con hiểu rằng, con cần phải có sự khôn sáng để nhìn biết những người là anh em giả trong Hội Thánh để tránh bị họ lôi kéo ra khỏi lẽ thật và tránh bị họ lợi dụng. 

Con hiểu rằng, bất cứ linh vụ hay mục vụ nào trong Hội Thánh đều phải được Hội Thánh công nhận. Bởi vì Hội Thánh là Hội Thánh của Chúa, do Đức Chúa Jesus Christ lập ra trên đất trước khi Ngài thăng thiên về trời. Chúa trao quyền cho Hội Thánh, cụ thể là Chúa trao quyền cho người chăn và trưởng lão chăn dắt con dân Chúa. Và các quyền đó phải đến từ Chúa, do Chúa chỉ định.

Thưa Chúa, con cảm tạ ơn Chúa đã cho con hiểu được bài học này đến đây. Con cầu xin Chúa tiếp tục dạy dỗ con và cho con hiểu được Lời Ngài càng hơn. Con cảm tạ ơn Cha, con thành kính cầu xin trong danh Đức Chúa Jesus Christ. A-men!

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Huynh Christian Anh
13/08/2023


Đồng Thị Nghĩa
14/08/2023 23:06

Ga-la-ti 2:1-10 Chức Vụ và Sự Giảng Dạy của Phao-lô Được Hội Thánh Công Nhận

Kính lạy Cha của con ở trên trời!
Con cảm tạ Ngài cho con giờ này được học Lời của Ngài. Con xin Cha ban ơn cho con trong việc học hỏi Lời Cha. Con xin Đức Chúa Jesus thêm sức cho con. Con xin Đức Thánh Linh dạy dỗ con và dẫn dắt con vào trong mọi lẽ thật của Lời Chúa.

Thưa Cha, qua đoạn Thánh Kinh Ga-la-ti 2:1-10, con học được ở Sứ Đồ Phao-lô, Tít và Ba-na-ba về sự quyết tâm bảo vệ lẽ thật. Các ông biết chắc rằng, sự cứu rỗi của một người có được là bởi người ấy tin nhận sự chết chuộc tội của Chúa Jesus, chứ không phải do người ấy cắt bì trên thân thể xác thịt. Chính vì vậy, các ông đã không nhún nhường cho những kẻ rao giảng tà giáo, giảng rằng con dân Chúa phải cắt bì để được cứu rỗi. Như được thể hiện trong câu 5:

5 Chúng tôi đã không nhường họ bởi sự phục tùng, dù chỉ trong một giờ, để cho lẽ thật của Tin Lành được ở lại với các anh chị em.

Các ông làm như vậy để Tin Lành ở lại với con dân Chúa, nghĩa là để họ giữ được sự hiểu đúng và sống đúng với Tin Lành.

Thưa Cha, con biết rằng ngày nay, để con có được Tin Lành chân thật thì đã có nhiều người anh chị em cùng Cha của con đã phải chiến đấu, hy sinh để bảo vệ giữ gìn Tin Lành chân chính, để rao giảng Tin Lành chân chính đến con. Con cần sống một đời sống đúng với Tin Lành để không phụ công sức và tấm lòng của họ.

Con cũng học được rằng, mình cũng phải biết cố gắng, biết hy sinh để Tin Lành được đến và ở lại với những người có lòng tìm kiếm Ngài.

Con cảm tạ ơn Cha về sự dạy dỗ của Ngài đối với con. Con xin Ngài giúp con làm được điều con đã học được qua Lời của Ngài. A-men!

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Con, Đồng Thị Nghĩa


Nguyễn Công Hải
15/08/2023 10:26

Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha kính yêu của con, con cảm tạ ơn Cha sáng nay cho con được có thời gian ngồi suy ngẫm Lời của Chúa trong sách Ga-la-ti 2: 1-10, nguyện xin Cha dạy dỗ con qua phân đoạn Thánh Kinh trên để con học biết thêm Lời Ngài mà áp dụng trong đời sống con. Sau đây, con xin được nêu sự hiểu của con trong phân đoạn trên.

Ga-la-ti 2: 1-3
1 Sau đó mười bốn năm, tôi lại lên thành Giê-ru-sa-lem với Ba-na-ba, và có đem theo Tít.
2 Tôi đã lên đó bởi sự mạc khải, và tôi đã phô bày cho họ Tin Lành mà tôi giảng trong các dân ngoại, lại phô bày riêng cho những người có danh tiếng, kẻo tôi đang chạy hoặc đã chạy một cách vô ích.
3 Tuy nhiên, Tít, người cùng đi với tôi, là người Hy-lạp, mà không bị ép phải chịu cắt bì.

Kính lạy Chúa, con hiểu câu 1 đến câu 3 là thời gian Sứ Đồ Phao-lô gặp Sứ Đồ Phi-e-rơ, và giờ họ đi đến thành An-ti-ốt để gặp gỡ Hội Thánh tại đó. Vì tại An-ti-ốt có những người giảng dạy về việc bắt buộc con dân Chúa của dân ngoại phải chịu sự cắt bì để được cứu. Đó là điều giảng dạy sai Lời Chúa, Sứ Đồ Phao-lô được Chúa kêu gọi làm sứ đồ giảng Tin Lành cho dân ngoại, và cũng được Hội Thánh công nhận là sứ đồ của Chúa. Ông giảng dạy Lẽ Thật trên sự thần cảm của Chúa và đúng với Lẽ Thật của Thánh Kinh, sự cắt bì là hình bóng về sự cắt đi bản tính tội lỗi, khi Đức Chúa Jesus hoàn thành sự cứu chuộc tội nhân thì cắt bì không còn là hình thức bắt buộc với con dân Chúa. Vì có sự giảng dạy về sự cắt bì là bắt buộc để được cứu cho con dân Chúa tại An-ti-ốt, gây nên sự hoang mang và băn khoăn, trái với sự giảng dạy của Sứ Đồ Phao-lô và Ba-na-ba trước đây, nên các tín đồ tại đó muốn họ đến và giải thích cho họ. Sứ Đồ Phao-lô đã quyết định cùng Tít, một người Hy-lạp không bị ép phải chịu cắt bì đã quyết định đến thành An-ti-ốt. Một lần nữa, Sứ Đồ Phao-lô khẳng định việc lên lại thành Giê-ru-sa-lem là bởi sự mặc khải của Chúa, ông không đi theo ý riêng của mình. Và ông cũng mang theo Tít trong chuyến đi, có lẽ bởi ông muốn Tít là một người không cắt bì làm thêm nhân chứng cho giáo lý ông rao giảng là đúng với Lẽ Thật.

Ga-la-ti 2: 4-5
4 Đó là vì có mấy người anh em giả, đã lén lút xâm nhập, là những người vào bên cạnh, rình xem sự tự do mà chúng tôi có trong Đấng Christ Jesus, để bắt chúng tôi làm nô lệ.
5 Chúng tôi đã không nhường họ bởi sự phục tùng, dù chỉ trong một giờ, để cho lẽ thật của Tin Lành được ở lại với các anh chị em.

Con hiểu, Sứ Đồ Phao-lô lên án những người đã tin nhận sự cứu rỗi của Chúa, đã từng là anh em cùng đức tin, nhưng thiếu sự hiểu biết Lời Chúa, không được sự thần cảm của Chúa để hiểu đúng Lẽ Thật nên đã hành động theo ý riêng, bằng cách xâm nhập một cách vụng trộm vào Hội Thánh để rao giảng về những nghi thức cắt bì bắt buộc của tôn giáo cựu ước để được cứu. Mặc dù, trước đó Sứ Đồ Phao-lô và Ba-na-ba đã giảng dạy Lẽ Thật này qua đúng Thánh Kinh và sự thần cảm của Chúa. Họ rình mò, lén lút xâm nhập vào trong Hội Thánh, vào trong các con dân Chúa đã được tự do thoát khỏi các nghi thức tôn giáo cựu ước, những nghi thức đó là hình bóng của sự chuộc tội mà Đức Chúa Jesus đã hoàn thành. Rao giảng những nghi thức bắt buộc thời cựu ước để khiến họ làm nô lệ cho những nghi thức đó, trong đó có nghi thức phải cắt bì để được cứu. Chính vì họ rao giảng tà giáo về điều kiện để được cứu rỗi nên Sứ Đồ Phao-lô và con dân Chúa chân thật không thoả hiệp, phục tùng và vâng theo lời rao giảng đó, họ phản đối sự rao giảng sai Thánh Kinh để bảo vệ Lẽ Thật chân chính Tin Lành của Đấng Christ.

Ga-la-ti 2: 6-8
6 Còn về những người được tôn trọng – trước đây họ như thế nào, thì chẳng can dự gì đến tôi, Thiên Chúa không chấp nhận bề ngoài của loài người – những người được tôn trọng ấy chẳng thêm điều gì cho tôi.
7 Trái lại, họ thấy rằng, sự giảng Tin Lành cho người không chịu cắt bì đã giao cho tôi, cũng như sự giảng Tin Lành cho người chịu cắt bì đã giao cho Phi-e-rơ.
8 Vì Đấng đã tác động trong Phi-e-rơ chức vụ sứ đồ cho người chịu cắt bì, cũng đã tác động trong tôi chức vụ sứ đồ cho các dân ngoại.

Con hiểu, chức vụ sứ đồ và những Lẽ Thật về Tin Lành mà Sứ Đồ Phao-lô rao giảng là đến trực tiếp từ Thiên Chúa, từ Đức Chúa Jesus, mọi điều ông rao giảng không bị lệ thuộc bởi thẩm quyền nào của loài người hoặc là các sứ đồ khác trước ông như Phi-e-rơ, Gia-cơ, Giăng cũng như các sứ đồ đi theo Chúa Jesus. Sứ Đồ Phao-lô cũng rất ít gặp và có nhiều thời gian để trao đổi Tin Lành hay học hỏi về giáo lý từ các sứ đồ đó. Ông được Chúa kêu gọi và biệt riêng, thần cảm trực tiếp để đưa Tin Lành đến cho dân ngoại. Dù những sứ đồ trước là những người ông xem là được tôn trọng, nhưng do ông không lệ thuộc vào giáo lý của họ rao giảng, không bị tác động với những điều họ giảng dạy. Vì họ rao giảng về sự chịu cắt bì để được cứu, nên dù trước đây họ có là những sứ đồ được đi theo Chúa Jesus thì cũng không can dự gì đến ông. Xuất thân, hoàn cảnh cũng như các trải nghiệm thuộc linh của họ và ông cũng khác nhau. Xét về bề ngoài thì có những điều Phao-lô hơn hẳn họ, nhưng như Sứ Đồ Phao-lô nói, Đức Chúa Trời không xét và chọn một người qua bề ngoài mà bởi tấm lòng bên trong. Chức vụ sứ đồ để giảng Tin Lành cho dân ngoại không cắt bì được Chúa giao cho ông, tương tự như sự tác động của Chúa cho Phi-e-rơ để giảng cho người I-sơ-ra-ên chịu cắt bì, và ông làm trọn bổn phận rao giảng Lẽ Thật Lời Chúa cho những người không cắt bì, rằng sự cắt bì hay không cắt bì không ảnh hưởng đến sự cứu rỗi của Tin Lành. Nhưng khi có cơ hội, ông cũng tận dụng và rao giảng cho những người chịu cắt bì về Lẽ Thật. Lẽ Thật về Tin Lành cứu rỗi là điều kiện để cứu một người ra khỏi quyền lực và hậu quả của tội lỗi, không phải là cắt bì hay không cắt bì là điều kiện của sự cứu rỗi.

Ga-la-ti 2: 9-10
9 Khi Gia-cơ, Sê-pha, và Giăng là các người được xem như cột trụ, nhận biết ân điển đã ban cho tôi, thì họ trao tay phải giao kết với tôi và Ba-na-ba, để cho chúng tôi đến với các dân ngoại, còn họ thì đến với người chịu cắt bì.
10 Chúng tôi chỉ phải nhớ đến những người khó nghèo, ấy cũng chính là điều tôi đã sốt sắng làm.

Con hiểu rằng, Gia-cơ, em cùng mẹ với Chúa Jesus, Sê-pha (Phi-e-rơ) và Giăng được chính Chúa lựa chọn và tác động để rao giảng Tin Lành cũng như làm những linh vụ mà Chúa sắm sẵn, họ được xem là trụ cột của Hội Thánh. Và họ cũng là những người được Chúa cho nhận biết về ân điển mà chính Đức Chúa Trời ban cho Phao-lô, một sứ đồ sau nhưng được biệt riêng để giảng Tin Lành cho dân ngoại. Hành động trao tay phải giao kết là việc công nhận thẩm quyền cũng như xác nhận sự đồng công, đồng đức tin vào Đấng Christ giữa họ với Phao-lô và Ba-na-ba. Họ đồng thời cũng công nhận Thiên Chúa đã trực tiếp chọn Sứ Đồ Phao-lô để rao giảng Tin Lành cho dân ngoại, còn mình thì đến với người chịu cắt bì. Phao-lô nhắc tới điều này cũng là muốn khẳng định về trách nhiệm và thẩm quyền Thiên Chúa ban cho ông trong việc rao giảng Lẽ Thật cho dân ngoại, trong đó con dân Chúa tại An-ti-ốt đang hoang mang về nghi thức cắt bì để được cứu.

Sứ Đồ Phao-lô cũng nhớ đến những con dân Chúa khó nghèo vật chất, sốt sắng chăm sóc, rao giảng Tin Lành cho họ, đó là tấm lòng chia xẻ, yêu thương và quan tâm của ông với những hoàn cảnh thấp kém hơn trong Hội Thánh về phương diện vật chất.

Kính lạy Chúa, con cảm tạ ơn Ngài vì tình yêu và sự dạy dỗ của Chúa trong phân đoạn Thánh Kinh trên. Con hiểu rằng, dù trong Hội Thánh hay vòng con dân Chúa đã được tiếp nhận Tin Lành và Lẽ Thật đến với Thiên Chúa qua sự giảng dạy đúng Lẽ Thật của những người tôi tớ Chúa là người chăn, sứ đồ của Ngài. Nhưng vẫn có những tà giáo hay những người nhận là người giảng dạy Lời Chúa, sứ đồ của Ngài thêm vào Lẽ Thật những giáo lý không đúng với Thánh Kinh, thêm những điều kiện được cứu vào Lời của Chúa, làm những con dân Chúa không vững vàng có thể bị lung lạc trong đức tin. Con cảm tạ ơn Chúa qua đoạn Thánh Kinh trên giúp con bám chắc vào Lời của Ngài là Thánh Kinh, là Lẽ Thật để con luôn vững vàng trong đức tin về sự được cứu rỗi qua Đấng Christ Jesus mà không qua bất cứ giáo lý, tôn giáo, triết lý hay một thần nào khác. A-men!

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Công Hải
15/8/2023


Huỳnh Christian Priscilla
17/08/2023 06:25

Huỳnh Christian Priscilla: Ga-la-ti 2:1-10 Chức Vụ và Sự Giảng Dạy của Phao-lô Được Hội Thánh Công Nhận

Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con. Con kính dâng Cha lời tôn vinh và cảm tạ của con. Ngài là Thiên Chúa Toàn Năng và Cha ở trên trời của con. Con cảm tạ Cha về một tuần mới Cha ban thêm cho con, về Lời Hằng Sống của Ngài để con suy ngẫm mỗi ngày và cẩn thận làm theo. Cầu xin Đấng Christ thêm sức và giữ gìn gia đình con được đứng vững trong thời kỳ khó khăn, thiên tai, hoạn nạn sắp xảy ra trong những ngày cuối cùng này. Con tạ ơn Ngài!

Lạy Cha, con xin trình bày sự suy ngẫm của con về Ga-la-ti 2:1-10, nói về việc chức vụ và sự giảng dạy của Phao-lô được Hội Thánh công nhận.

1 Sau đó mười bốn năm, tôi lại lên thành Giê-ru-sa-lem với Ba-na-ba, và có đem theo Tít.
2 Tôi đã lên đó bởi sự mạc khải, và tôi đã phô bày cho họ Tin Lành mà tôi giảng trong các dân ngoại, lại phô bày riêng cho những người có danh tiếng, kẻo tôi đang chạy hoặc đã chạy một cách vô ích.

Câu 1 và 2: Con hiểu rằng, "sau mười bốn năm" là sau khi Sứ Đồ Phao-lô gặp mặt để trao đổi với Phi-e-rơ và ở lại với Phi-e-rơ mười lăm ngày tại thành Giê-ru-sa-lem, như được chép trong Ga-la-ti 1:18. Sứ Đồ Phao-lô cho biết, mười bốn năm sau đó, ông về lại Giê-ru-sa-lem với Ba-na-ba, và có đem theo Tít cùng đi với ông. Sứ Đồ Phao-lô nói rõ, ông trở lại Giê-ru-sa-lem bởi sự mạc khải từ Chúa, có nghĩa là ông nhìn thấy hoặc nhận biết trong thần trí sự Chúa truyền cho ông về Giê-ru-sa-lem. Phao-lô đã giãi bày cho Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem về Tin Lành mà ông đã từng rao giảng cho những dân ngoại không thuộc chủng tộc I-sơ-ra-ên. Ông cũng giãi bày cách riêng tư cho một số người có danh tiếng, có lẽ là các sứ đồ trong Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem. Sứ Đồ Phao-lô ví sự giảng Tin Lành của ông cho các dân ngoại giống như một cuộc chạy đua với thời gian. Nếu như ông dạy cho con dân Chúa trong các dân ngoại phải chịu cắt bì để được cứu rỗi thì sự giảng Tin Lành của ông sẽ trở thành vô ích, lãng phí thời gian.

3 Tuy nhiên, Tít, người cùng đi với tôi, là người Hy-lạp, mà không bị ép phải chịu cắt bì.

Câu 3: Con hiểu rằng, Tít là người Hy-lạp, đã tin nhận Tin Lành qua sự rao giảng của Sứ Đồ Phao-lô. Tít cũng là người đồng công trong các hành trình truyền giáo với ông. Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem đã tiếp nhận Tít mà không buộc Tít phải chịu cắt bì.

4 Đó là vì có mấy người anh em giả, đã lén lút xâm nhập, là những người vào bên cạnh, rình xem sự tự do mà chúng tôi có trong Đấng Christ Jesus, để bắt chúng tôi làm nô lệ.

Câu 4: Con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô gọi những người rao giảng tà giáo là "anh em giả", vì họ không thật lòng tin nhận Tin Lành mà chỉ dùng Tin Lành làm phương tiện để tôn vinh họ và làm lợi cho họ. Họ đã xâm nhập Hội Thánh, buộc con dân Chúa phải vâng giữ các nghi thức Do-thái Giáo như là điều kiện để được cứu rỗi. Họ thấy nếp sống tự do trong Chúa của con dân Chúa, là nếp sống không giữ những nghi thức tiêu biểu cho các việc làm của Đấng Christ, như sự cắt bì tiêu biểu cho sự cất đi bản tính ưa thích phạm tội, thì họ không đồng ý. Họ còn rao giảng những luật lệ của loài người đặt ra trong Do-thái Giáo, bắt con dân Chúa phải làm nô lệ cho các hình thức lễ nghi của Do-thái Giáo.

5 Chúng tôi đã không nhường họ bởi sự phục tùng, dù chỉ trong một giờ, để cho lẽ thật của Tin Lành được ở lại với các anh chị em.

Câu 5: Con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô và các bạn của ông đã cương quyết không cho phép những kẻ ấy rao giảng một Tin Lành khác trước Hội Thánh, dù chỉ trong một giờ. Phao-lô và các bạn của ông làm như vậy vì biết sự nguy hiểm của tà giáo, vì bảo vệ lẽ thật để giữ cho con dân Chúa có được Tin Lành chân chính. Nhờ đó, họ được tự do vâng theo lời dạy của Thánh Kinh, sống một đời sống thánh khiết.

6 Còn về những người được tôn trọng – trước đây họ như thế nào, thì chẳng can dự gì đến tôi, Thiên Chúa không chấp nhận bề ngoài của loài người – những người được tôn trọng ấy chẳng thêm điều gì cho tôi.

Câu 6: Con hiểu rằng, không phải Sứ Đồ Phao-lô xem thường các sứ đồ khác, là những người được tôn trọng trong Hội Thánh. Ông chỉ có ý muốn nói rằng, ông không tiếp nhận thẩm quyền và chức vụ sứ đồ từ họ, ông cũng là một sứ đồ được Đức Chúa Jesus trực tiếp kêu gọi và mạc khải Tin Lành như họ. Không phải vì họ làm sứ đồ trước ông, được sự tôn trọng trong Hội Thánh thì có thẩm quyền trên ông. Đức Chúa Trời xem xét tấm lòng của mỗi người chứ không xem xét những sự vinh dự bên ngoài của họ.

7 Trái lại, họ thấy rằng, sự giảng Tin Lành cho người không chịu cắt bì đã giao cho tôi, cũng như sự giảng Tin Lành cho người chịu cắt bì đã giao cho Phi-e-rơ.
8 Vì Đấng đã tác động trong Phi-e-rơ chức vụ sứ đồ cho người chịu cắt bì, cũng đã tác động trong tôi chức vụ sứ đồ cho các dân ngoại.

Câu 7 và 8: Con hiểu rằng, các sứ đồ và các trưởng lão tại Giê-ru-sa-lem đã nhìn thấy mục vụ rao giảng Tin Lành cho các dân ngoại được giao cho Sứ Đồ Phao-lô là đến từ Thiên Chúa; cũng như mục vụ giảng Tin Lành cho những người không chịu cắt bì đã được giao cho Sứ Đồ Phi-e-rơ. Điều này hàm ý, Phi-e-rơ đứng đầu công việc rao giảng cho dân I-sơ-ra-ên còn Phao-lô thì đứng đầu trong sự rao giảng cho các dân không phải là dân I-sơ-ra-ên. Sứ Đồ Phao-lô nhận biết, ông chịu cùng một sự tác động của Thiên Chúa như Sứ Đồ Phi-e-rơ để rao giảng Tin Lành. Phi-e-rơ được tác động để rao giảng cho dân I-sơ-ra-ên, Phao-lô được tác động để rao giảng cho các dân tộc khác.

9 Khi Gia-cơ, Sê-pha, và Giăng là các người được xem như cột trụ, nhận biết ân điển đã ban cho tôi, thì họ trao tay phải giao kết với tôi và Ba-na-ba, để cho chúng tôi đến với các dân ngoại, còn họ thì đến với người chịu cắt bì.

Câu 9: Con hiểu rằng, Gia-cơ, Sê-pha, tức Phi-e-rơ, và Giăng là các người được xem như cột trụ, tức là các người chăn dắt và cai trị của Hội Thánh ban đầu tại Giê-ru-sa-lem. Cả ba người đều nhận biết ân điển của Thiên Chúa đã ban cho Sứ Đồ Phao-lô. Họ cùng đưa tay phải ra để giao kết với ông và Ba-na-ba để thể hiện sự họ công nhận và chúc phước cho linh vụ truyền giáo của hai ông. Và như vậy, sự rao giảng Tin Lành cho các dân ngoại của Phao-lô và Ba-na-ba được Hội Thánh công nhận ngang hàng với sự các sứ đồ khác rao giảng Tin Lành cho dân I-sơ-ra-ên.

10 Chúng tôi chỉ phải nhớ đến những người khó nghèo, ấy cũng chính là điều tôi đã sốt sắng làm.

Câu 10: Con hiểu rằng, có lẽ các sứ đồ tại Giê-ru-sa-lem đã nhắc Phao-lô và Ba-na-ba quan tâm đến những con dân Chúa nghèo khó. Nhưng Phao-lô đã luôn sốt sắng, quan tâm đến những người nghèo khó trong Hội Thánh.

Lạy Cha, con biết rằng, càng gần ngày Đức Chúa Jesus Christ đến để đem Hội Thánh ra khỏi thế gian thì sẽ càng có nhiều giáo sư giả và tiên tri giả xâm nhập vào Hội Thánh để dẫn dụ con dân Chúa đi sai lạc Lời Chúa. Con cầu xin Ba Ngôi Thiên Chúa bảo vệ con dân chân thật của Ngài, giúp họ biết lánh xa sự giảng dạy tà giáo, không thỏa hiệp với sự ác, trung tín sống đúng theo lẽ thật để được nên thánh trọn vẹn, không chỗ trách được, cho tới ngày Đấng Christ trở lại. Con cảm tạ Cha. A-men!

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.

Huỳnh Christian Priscilla


Vũ Triệu Hùng
17/08/2023 15:32

Ga-la-ti 2:1-10 Chức Vụ và Sự Giảng Dạy của Phao-lô Được Hội Thánh Công Nhận

Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha kính yêu từ ái của con. Con cảm tạ ơn Cha ban cho con một ngày mới bình an, phước hạnh. Cảm tạ ơn Cha cho con có thời gian và phương tiện để học Lời Ngài. Con xin viết ra sự hiểu của con trong phân đoạn Thánh Kinh Ga-la-ti 2:1-10.

1 Sau đó mười bốn năm, tôi lại lên thành Giê-ru-sa-lem với Ba-na-ba, và có đem theo Tít.
2 Tôi đã lên đó bởi sự mạc khải, và tôi đã phô bày cho họ Tin Lành mà tôi giảng trong các dân ngoại, lại phô bày riêng cho những người có danh tiếng, kẻo tôi đang chạy hoặc đã chạy một cách vô ích.

Con hiểu rằng, sau mười bốn năm, từ khi Phao-lô gặp Phi-e-rơ và Gia-cơ (Ga-la-ti 1:18), thì ông lên lại thành Giê-ru-sa-lem bởi sự mạc khải của Chúa. Dù trước đó, con dân Chúa tại An-ti-ốt có yêu cầu Phao-lô về Giê-ru-sa-lem để nhờ các sứ đồ và trưởng lão phân xử, vì có những người từ Giê-ru-sa-lem đến giảng dạy con dân Chúa tại An-ti-ốt phải chịu thêm phép cắt bì để được cứu rỗi. 

Phao-lô đã trình bày cho con dân Chúa tại Giê-ru-sa-lem cách ông giảng Tin Lành cho các dân ngoại, và trình bày riêng những người có danh tiếng trong Hội Thánh, là các sứ đồ. Mục đích Phao-lô trình bày là cho họ biết, những năm qua ông đã rao giảng Tin Lành cách ngay thẳng và chân thật, để đem sự cứu rỗi đến dân ngoại. Tin Lành Phao-lô rao giảng không nhận lãnh từ con người, nhưng bởi Chúa mạc khải.

3 Tuy nhiên, Tít, người cùng đi với tôi, là người Hy-lạp, mà không bị ép phải chịu cắt bì.
4 Đó là vì có mấy người anh em giả, đã lén lút xâm nhập, là những người vào bên cạnh, rình xem sự tự do mà chúng tôi có trong Đấng Christ Jesus, để bắt chúng tôi làm nô lệ.
5 Chúng tôi đã không nhường họ bởi sự phục tùng, dù chỉ trong một giờ, để cho lẽ thật của Tin Lành được ở lại với các anh chị em.

Con hiểu rằng, Phao-lô dẫn chứng Tít là người Hy-lạp đã tin nhận Chúa, nhưng Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem không ép Tít phải cắt bì. Điều đó cho thấy, phép cắt bì không liên quan đến sự cứu rỗi. Nhưng có mấy người thuộc dân I-sơ-ra-ên tin nhận Chúa, xâm nhập vào Hội Thánh, giảng dạy con dân Chúa phải vâng theo luật của Cựu Ước, là thực hiện phép cắt bì mới được cứu. Luật đó bắt con dân Chúa làm nô lệ, thay vì được tự do trong Đấng Christ.. Câu “Chúng tôi đã không nhường họ bởi sự phục tùng, dù chỉ trong một giờ” nói lên Phao-lô và các bạn của ông rất mạnh mẽ và cương quyết ngăn cản những ai giảng dạy tà giáo trong Hội Thánh. Phao-lô không vị nể hay tôn trọng, hoặc phục tùng họ, ông không cho phép họ rao giảng trước Hội Thánh dù chỉ một giờ.

Con học được rằng, các trưởng lão có trách nhiệm và bổn phận không cho phép bất cứ ai có những sự giảng dạy tà giáo trước Hội Thánh. Các trưởng lão cần phải dứt thông công với những người như vậy sau khi được khuyên bảo hai lần họ không nghe (Tít 3:10). Vì những giáo lý sai trái có sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến người nghe, đặc biệt là những người mới đến với Chúa.

6 Còn về những người được tôn trọng – trước đây họ như thế nào, thì chẳng can dự gì đến tôi, Thiên Chúa không chấp nhận bề ngoài của loài người – những người được tôn trọng ấy chẳng thêm điều gì cho tôi.
7 Trái lại, họ thấy rằng, sự giảng Tin Lành cho người không chịu cắt bì đã giao cho tôi, cũng như sự giảng Tin Lành cho người chịu cắt bì đã giao cho Phi-e-rơ.
8 Vì Đấng đã tác động trong Phi-e-rơ chức vụ sứ đồ cho người chịu cắt bì, cũng đã tác động trong tôi chức vụ sứ đồ cho các dân ngoại.

Con hiểu rằng, quá khứ những người được Hội Thánh tôn trọng như Phi-e-rơ, Giăng, Gia-cơ đối với Phao-lô chẳng liên quan gì. Việc họ hay ông được Chúa chấp nhận không phải họ tài giỏi, khôn sáng, giàu có, địa vị, nhưng bởi tấm lòng. Và bởi tấm lòng, khi Chúa Jesus kêu gọi, các sứ đồ đã bỏ hết mọi sự đi theo Chúa. Cũng vây, bởi tấm lòng Phao-lô đã không bàn với thịt và máu liền vâng theo sự kêu gọi của Chúa. Các sứ đồ nhận biết Chúa đã giao sự giảng Tin Lành cho người ngoại cho Phao-lô cũng như Chúa đã giao sự giảng Tin Lành cho người chịu cắt bì cho Phi-e-rơ. Điều đó ấn chứng chức vụ sứ đồ của Phao-lô không thua kém so với chức vụ sứ đồ của Phi-e-rơ.

Con học được rằng, là con dân của Chúa, thì mọi việc con làm hướng tới được Thiên Chúa chấp nhận, chứ không phải loài người chấp nhận. Vì loài người chỉ thấy bề ngoài, nhưng Thiên Chúa nhìn thấy bề trong. Vì vậy, mọi việc làm của con cần phải xuất phát bởi tấm lòng yêu kính Chúa, vâng phục Chúa và yêu thương người như Lời Chúa dạy.

9 Khi Gia-cơ, Sê-pha, và Giăng là các người được xem như cột trụ, nhận biết ân điển đã ban cho tôi, thì họ trao tay phải giao kết với tôi và Ba-na-ba, để cho chúng tôi đến với các dân ngoại, còn họ thì đến với người chịu cắt bì.
10 Chúng tôi chỉ phải nhớ đến những người khó nghèo, ấy cũng chính là điều tôi đã sốt sắng làm.

Con hiểu rằng, Phao-lô cho biết các sứ đồ được tôn trọng và là cột trụ của Hội Thánh như Gia-cơ, Sê-pha và Giăng, đã trong cùng một thánh linh nhận biết linh vụ Chúa kêu gọi ông và trao tay phải giao kết cho Phao-lô rao giảng Tin Lành cho những các dân ngoại. Qua việc ba sứ đồ thay mặt Hội Thánh công nhận chức vụ và linh vụ của Phao-lô thật sự đến từ nơi Chúa, điều đó đã đánh tan đi những ai hoài nghi về chức vụ sứ đồ của Phao-lô và linh vụ rao giảng Tin Lành của ông. Các sứ đồ chỉ khuyên thêm về việc nhớ đến những người khó nhưng cũng chính là điều Phao-lô đã sốt sắng làm bấy nhiêu lâu nay.

Con học được rằng, một người nhận lãnh chức vụ và linh vụ trong Hội Thánh cần phải có sự ấn chứng từ người chăn và các trưởng lão. Nếu chức vụ và linh vụ thật sự đến từ Chúa thì sẽ được sự đồng thuận và chúc phước của nguời chăn và các trưởng lão trong Hội Thánh. Còn nếu không, thì chức vụ và linh vụ đó đến bởi ý riêng của loài người.

Cảm tạ ơn Cha ban cho con bài học này. Nguyện xin Ngài giúp con ghi nhớ và biết áp dụng vào trong cuộc sống. Nguyện mỗi ngày con hiểu biết Lời Chúa và kinh nghiệm Chúa nhiều hơn. A-men!

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Vũ Triệu Hùng
17/08/2023


Nguyễn Ngọc Tú
17/08/2023 21:06

Nguyễn Ngọc Tú: Ga-la-ti 2:1-10 Chức Vụ và Sự Giảng Dạy của Phao-lô Được Hội Thánh Công Nhận

Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con,

Con cảm tạ Cha đã ban cho con một ngày bình an, có thời gian ngủ nghỉ để phục hồi lại sức khỏe. Con cảm tạ Cha đã ban cho con có thời gian đọc lại Lời của Ngài được ghi chép trong Ga-la-ti 2:1-10. Con xin ghi lại những điều Ngài dạy cho con hiểu qua phân đoạn này.

1 Sau đó mười bốn năm, tôi lại lên thành Giê-ru-sa-lem với Ba-na-ba, và có đem theo Tít.

Câu 1: Sau đó mười bốn năm là sau lần Phao-lô gặp mặt trao đổi với Phi-e-rơ như được ghi trong Ga-la-ti 1:18. Lý do Phao-lô và Ba-na-ba lên lại thành Giê-ru-sa-lem vì có mấy người Do-thái từ Giê-ru-sa-lem đến An-ti-ốt, dạy con dân Chúa phải chịu cắt bì để được cứu rỗi. Hội Thánh tại An-ti-ốt hoang mang vì sự giảng dạy của những người Do-thái ấy. Nên đã yêu cầu Phao-lô và Ba-na-ba cùng các người ấy về lại Giê-ru-sa-lem để nhờ các sứ đồ và các trưởng lão phân xử.

2 Tôi đã lên đó bởi sự mạc khải, và tôi đã phô bày cho họ Tin Lành mà tôi giảng trong các dân ngoại, lại phô bày riêng cho những người có danh tiếng, kẻo tôi đang chạy hoặc đã chạy một cách vô ích.
3 Tuy nhiên, Tít, người cùng đi với tôi, là người Hy-lạp, mà không bị ép phải chịu cắt bì.

Câu 2 và 3: Khi về đến Giê-ru-sa-lem, Phao-lô đã trình bày cách rõ ràng trước Hội Thánh về Tin Lành mà ông giảng trong các dân ngoại. "Phô bày riêng cho những người có danh tiếng" nghĩa là Phao-lô đã có cuộc nói chuyện riêng với Phi-e-rơ, Gia-cơ, và Giăng. Sự kiện Tít là người cùng đi với Phao-lô không bị Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem buộc phải chịu cắt bì, đã chứng minh rằng sự cắt bì không liên quan gì đến sự được cứu rỗi.

4 Đó là vì có mấy người anh em giả, đã lén lút xâm nhập, là những người vào bên cạnh, rình xem sự tự do mà chúng tôi có trong Đấng Christ Jesus, để bắt chúng tôi làm nô lệ.
5 Chúng tôi đã không nhường họ bởi sự phục tùng, dù chỉ trong một giờ, để cho lẽ thật của Tin Lành được ở lại với các anh chị em.

Câu 4 và 5: "Mấy người anh em giả" là những người trước kia theo Do-thái Giáo nhưng nay đã tin nhận Tin Lành. Tuy nhiên, vì thiếu hiểu biết về Tin Lành, nên họ đã thêm vào Tin Lành các nghi thức của Do-thái Giáo làm điều kiện để được cứu rỗi. Họ rình xem nếp sống tự do của con dân Chúa, là sự tự do thoát khỏi những nghi thức hình bóng về sự chuộc tội và sự tha tội trong thời Cựu Ước, và sự tự do thoát khỏi những luật lệ do loài người đặt ra trong Do-thái Giáo. Rồi bắt con dân Chúa quay trở lại làm nô lệ cho các lề luật ấy. 

Phao-lô và các bạn của ông đã không nhường họ dù chỉ trong một giờ, nghĩa là, tuyệt đối không cho phép họ rao giảng trước Hội Thánh, kiên quyết phản đối họ, để bảo vệ Tin Lành đã được họ rao giảng trong các Hội Thánh người ngoại.

6 Còn về những người được tôn trọng – trước đây họ như thế nào, thì chẳng can dự gì đến tôi, Thiên Chúa không chấp nhận bề ngoài của loài người – những người được tôn trọng ấy chẳng thêm điều gì cho tôi.

Câu 6: Những người được tôn trọng ở đây là Phao-lô nói đến các sứ đồ và các trưởng lão tại Giê-ru-sa-lem, điển hình là Phi-e-rơ, Gia-cơ, và Giăng. Câu này, Phao-lô hàm ý chức vụ của ông và Tin Lành mà ông rao giảng là đến trực tiếp từ Đức Chúa Trời và Đức Chúa Jesus Christ. Thẩm quyền của ông là ngang hàng với họ. Ông và các sứ đồ, các trưởng lão tại Giê-ru-sa-lem là những bạn đồng công trong công tác gây dựng và phát triển Hội Thánh.

7 Trái lại, họ thấy rằng, sự giảng Tin Lành cho người không chịu cắt bì đã giao cho tôi, cũng như sự giảng Tin Lành cho người chịu cắt bì đã giao cho Phi-e-rơ.
8 Vì Đấng đã tác động trong Phi-e-rơ chức vụ sứ đồ cho người chịu cắt bì, cũng đã tác động trong tôi chức vụ sứ đồ cho các dân ngoại.

Câu 7 và 8: Hai câu này làm rõ ý thêm cho câu 6. Một mặt, Phao-lô khẳng định về chức vụ sứ đồ thì sự tác động trong ông và trong Phi-e-rơ đều cùng đến từ Thiên Chúa. Một mặt, Phao-lô khẳng định tài lực, nhiệm vụ của Hội Thánh hoàn toàn là do Đức Thánh Linh phân bố chứ không phải bới ý riêng của một người nào. Điển hình là nhiệm vụ giảng Tin Lành cho người ngoại được Đức Thánh Linh giao cho Phao-lô (Công Vụ Các Sứ Đồ 13:2), còn nhiệm vụ giảng Tin Lành cho người I-sơ-ra-ên được giao cho Phi-e-rơ.

9 Khi Gia-cơ, Sê-pha, và Giăng là các người được xem như cột trụ, nhận biết ân điển đã ban cho tôi, thì họ trao tay phải giao kết với tôi và Ba-na-ba, để cho chúng tôi đến với các dân ngoại, còn họ thì đến với người chịu cắt bì.
10 Chúng tôi chỉ phải nhớ đến những người khó nghèo, ấy cũng chính là điều tôi đã sốt sắng làm.

Câu 9 và 10: Khi Gia-cơ, Sê-pha, và Giăng nhận biết ân điển của Chúa giao cho Phao-lô thì họ đã trao tay phải giao kết với ông, nghĩa là, họ đại diện Hội Thánh công nhận thẩm quyền và chức vụ sứ đồ, công nhận Tin Lành mà ông rao giảng, công nhận linh vụ giảng Tin Lành cho dân ngoại của ông. Gia-cơ, Sê-pha, và Giăng chỉ căn dặn ông nhớ đến những người khó nghèo, là điều mà bản thân Phao-lô vẫn sốt sắng quan tâm đến họ.

Con cảm tạ Cha đã ban cho con những sự hiểu trên đây. Con cảm tạ Cha đã ban cho con một chuyến đi thăm viếng thật phước hạnh, được nhiều sự khích lệ, được lớn lên trong đức tin. Con cảm tạ Cha ban cho Hội Thánh linh vụ mới. Nguyện xin Chúa ban cho chúng con phương tiện để tương trợ các anh chị em Hội Thánh người Thượng. Con cảm tạ Cha! A-men.

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.

Nguyễn Ngọc Tú.
17/08/2023


Bài Suy Ngẫm

*Theo thứ tự từ mới đến cũ