Công Vụ Các Sứ Đồ 19:21-29 Cuộc Nổi Loạn tại Thành Ê-phê-sô – Phần 1
Kính lạy Cha Toàn Yêu Thương của con ở trên trời!
Con dâng lời cảm tạ ơn Cha về ơn phước Ngài ban, cho con được tiếp tục học, suy ngẫm Thánh Kinh. Nguyện Đức Thánh Linh hướng dẫn con vào sự hiểu biết và áp dụng bài học hôm nay cách kết quả trong đời sống hằng ngày theo thánh ý Ngài!
21 Khi các sự này đã xong, Phao-lô đã định trong tâm thần, người sẽ ngang qua Ma-xê-đoan và A-chai để đi đến Thành Giê-ru-sa-lem. Người nói: "Khi ta đã ở đó, ta cũng phải thăm Thành Rô-ma."
Khi các sự xảy ra ở Ê-phê-sô, Đức Thánh Linh đã tiếp tục hướng hướng dẫn Phao-lô trong tâm thần, rằng ông sẽ đi ngang qua xứ Ma-xê-đoan và xứ A-chai để đi đến Thành Giê-ru-sa-lem. Ông nói ra thành lời rằng, khi ông đến đó rồi, ông cũng phải đến thăm Thành Rô-ma nữa. Điều này nói lên mọi dự định của Phao-lô đều theo sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh, trong chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời.
22 Người đã gửi hai người giúp đỡ mình là Ti-mô-thê và Ê-rát đến Ma-xê-đoan, nhưng chính người đã ở lại trong cõi A-si ít lâu.
Trong hành trình này, Phao-lô đã gửi hai người giúp đỡ mình là Ti-mô-thê và Ê-rát đến Ma-xê-đoan trước, để chuẩn bị cho ông hành trình tiếp theo, và chính Phao-lô đã ở lại trong cõi A-si ít lâu, để chăm sóc đời sống đức tin cho con dân Chúa tại đó.
23 Lúc đó, đã xảy ra sự nổi loạn không nhỏ về Đạo. 24 Vì một người thợ bạc kia, tên là Đê-mê-triu, đã làm những bàn thờ Át-tê-mít bằng bạc, đem lại không ít lợi cho những người thợ. {Át-tê-mít (Artemis) là một nữ tà thần trong thần thoại Hy-lạp, tương đương nữ tà thần Đi-anh (Diana) trong thần thoại La-mã. Một số bản dịch Thánh Kinh dùng tên Đi-anh trong phân đoạn này; nhưng trong nguyên ngữ Hy-lạp của Thánh Kinh là Át-tê-mít.}
Vào lúc đó, đã xảy ra sự rối loạn lớn đối với Đạo Chúa Jesus Christ, có lẽ bởi sự phản ứng của những người làm nghề liên quan đến mê tín dị đoan trước sự ảnh hưởng của Đạo Chúa, làm ảnh hưởng đến đời sống vật chất của họ. Vì một người thợ bạc kia, tên là Đê-mê-triu, đã làm những bàn thờ Át-tê-mít bằng bạc, đem lại lợi nhuận lớn cho những người thợ. Đê-mê-triu là một trong những ngườ thợ thủ công, kiếm sống bằng sự tạo ra những sản phẩm tôn thờ thần tượng, nên chúng không muốn cho Đạo Chúa lan rộng ra, làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống mưu sinh của họ, dẫn đến sự chống đối mạnh mẽ. Đây cũng là điều thường xảy ra trong thế giới ngày nay, đòi hỏi con dân Chúa luôn cậy nhờ ơn khôn sáng của Ngài, để thực thi mệnh lệnh của Chúa đã truyền, trước khi Ngài thăng thiên.
25 Hắn đã nhóm hiệp họ với những công nhân đồng nghiệp, nói rằng: "Hỡi mọi người! Các ngươi biết rằng, bởi việc làm này mà chúng ta có sự giàu có của chúng ta. 26 Các ngươi cũng thấy và nghe rằng, không chỉ tại Ê-phê-sô mà gần suốt hết cõi A-si, tên Phao-lô này đã thuyết phục và làm biến đổi nhiều người, nói rằng, ấy chẳng là các thần, vì được làm bởi tay người. 27 Không chỉ nghề này của chúng ta bị nguy, trở thành vô giá trị; nhưng đền thờ của Đại Nữ Thần Át-tê-mít cũng bị xem không ra gì, và sự uy nghiêm của nàng, mà cả cõi A-si và thế giới thờ kính, sẽ bị đánh hạ."
Bởi Đê-mê-triu lo lắng về vật chất mà ông đã nhóm hiệp những đồng nghiệp của mình, thẳng thắn kêu gọi mọi người, hãy biết rằng, bởi việc họ đang làm mang lại sự giàu có vật chất. Đây là thực trạng loài người thế gian ngày nay đang quan tâm, chủ yếu chú vào của cải vật chất, mà bỏ qua đời sống tâm linh, đặc biệt là tìm kiếm chân lý cứu rỗi của Thiên Chúa. Đê-mê-triu cũng chỉ cho mọi người đã thấy và nghe về tầm ảnh hưởng của Phao-lô, không chỉ tại Ê-phê-sô mà hầu như cả cõi A-si đã bị thuyết phục, làm biến đổi nhiều người trở nên lầm lạc, vì không tin vào các thần bởi tay người làm ra. Bài học cho con dân Chúa là hãy trung tín rao giảng Tin Lành, dù có bị thế gian kết tội xúc phạm niềm tin tôn giáo truyền thống của loài người, như Phao-lô từng là tấm gương sáng, tuyên bố các thần bởi loài người tạo ra đều là giả dối.
Đê-mê-triu còn giảng thêm cho những đồng nghiệp rằng, không chỉ nghề họ đang làm bị nguy khốn, trở thành vô giá trị; nhưng đền thờ của đại nữ thần Át-tê-mít cũng bị xem không ra gì, và sự uy nghiêm của nàng, mà cả cõi A-si và thế giới thờ kính cũng sẽ bị đánh hạ. Mục đích của Đê-mê-triu là dùng niềm tin tôn giáo thời bấy giờ, làm lan tỏa sự ảnh hưởng lớn, nhằm mang lại lợi ích vật chất mà chúng đã có từ trước.
28 Khi chúng đã nghe, chúng đã trở nên đầy sự tức giận, kêu la rằng: "Lớn thay là Át-tê-mít của người Ê-phê-sô!" 29 Cả thành đã đầy sự rối loạn. Bắt được Gai-út và A-ri-tạc, các người Ma-xê-đoan, bạn đồng hành của Phao-lô, chúng đã đồng lòng kéo đến rạp hát.
Khi chúng đã nghe Đê-mê-triu kích động, họ đã trở nên đầy tức giận, đến nỗi chúng kêu la rằng: "Lớn thay là Át-tê-mít của người Ê-phê-sô!" Điều này thể hiện sự phẫn nộ, trở thành khẩu hiệu, cùng đồng lòng chống lại Phao-lô và những cộng sự của ông, khiến cả thành trở nên rối loạn, dẫn đến hành động bạo lực, bắt Gai-út và A-ri-tạc, các người Ma-xê-đoan, bạn đồng hành của Phao-lô, và cùng nhau kéo đến rạp hát. Việc chúng bắt giải những người trên mà không có Phao-lô, là do Chúa quan phòng Phao-lô, người có tầm ảnh hưởng lớn trước dân chúng. Đem đến rạp hát là nơi tập trung nhiều người, để biến thành cuộc biểu tình lớn, chống đối những tôi tớ của Chúa.
Kính lạy Chúa!
Phân đoạn Thánh Kinh này nói về cuộc nổi loạn tại Thành Ê-phê-sô, nguyên nhân từ công tác truyền giáo của Phao-lô, gây ảnh hưởng cho những người làm nghề tạo ra hình tượng mất đi nguồn thu nhập, nên họ đã đứng lên, kêu gọi dân chúng dùng bạo lực để bắt giam Gai-út và A-ri-tạc, là người Ma-xê-đoan, bạn đồng hành của Phao-lô, và cùng đồng lòng kéo họ đến rạp hát, nơi tập trung đông người để công khai đe dọa, chỉ trích, vì chúng không bắt được Phao-lô.
Bài học dạy con về sự vâng theo Đức Thánh Linh, việc phát triển Tin Lành luôn tác động đến đời sống xã hội, mà những người chống đối thường vì lợi ích vật chất, đòi hỏi con dân Chúa phải sẵn sàng đối diện với sự chống đối từ thế gian, và luôn trông cậy vào ơn quan phòng của Chúa. Con nguyện luôn trung tín trong sự bị bắt bớ, biến nghịch cảnh thành cơ hội bày tỏ đức tin vững vàng, như Phao-lô và những cộng sự của ông từng trải qua. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ. Con, Đặng Thái Học
Công Vụ Các Sứ Đồ 19:21-29 Cuộc Nổi Loạn tại Thành Ê-phê-sô – Phần 1
Kính lạy Cha Toàn Yêu Thương của con ở trên trời!
Con dâng lời cảm tạ ơn Cha về ơn phước Ngài ban, cho con được tiếp tục học, suy ngẫm Thánh Kinh. Nguyện Đức Thánh Linh hướng dẫn con vào sự hiểu biết và áp dụng bài học hôm nay cách kết quả trong đời sống hằng ngày theo thánh ý Ngài!
21 Khi các sự này đã xong, Phao-lô đã định trong tâm thần, người sẽ ngang qua Ma-xê-đoan và A-chai để đi đến Thành Giê-ru-sa-lem. Người nói: "Khi ta đã ở đó, ta cũng phải thăm Thành Rô-ma."
Khi các sự xảy ra ở Ê-phê-sô, Đức Thánh Linh đã tiếp tục hướng hướng dẫn Phao-lô trong tâm thần, rằng ông sẽ đi ngang qua xứ Ma-xê-đoan và xứ A-chai để đi đến Thành Giê-ru-sa-lem. Ông nói ra thành lời rằng, khi ông đến đó rồi, ông cũng phải đến thăm Thành Rô-ma nữa. Điều này nói lên mọi dự định của Phao-lô đều theo sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh, trong chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời.
22 Người đã gửi hai người giúp đỡ mình là Ti-mô-thê và Ê-rát đến Ma-xê-đoan, nhưng chính người đã ở lại trong cõi A-si ít lâu.
Trong hành trình này, Phao-lô đã gửi hai người giúp đỡ mình là Ti-mô-thê và Ê-rát đến Ma-xê-đoan trước, để chuẩn bị cho ông hành trình tiếp theo, và chính Phao-lô đã ở lại trong cõi A-si ít lâu, để chăm sóc đời sống đức tin cho con dân Chúa tại đó.
23 Lúc đó, đã xảy ra sự nổi loạn không nhỏ về Đạo.
24 Vì một người thợ bạc kia, tên là Đê-mê-triu, đã làm những bàn thờ Át-tê-mít bằng bạc, đem lại không ít lợi cho những người thợ. {Át-tê-mít (Artemis) là một nữ tà thần trong thần thoại Hy-lạp, tương đương nữ tà thần Đi-anh (Diana) trong thần thoại La-mã. Một số bản dịch Thánh Kinh dùng tên Đi-anh trong phân đoạn này; nhưng trong nguyên ngữ Hy-lạp của Thánh Kinh là Át-tê-mít.}
Vào lúc đó, đã xảy ra sự rối loạn lớn đối với Đạo Chúa Jesus Christ, có lẽ bởi sự phản ứng của những người làm nghề liên quan đến mê tín dị đoan trước sự ảnh hưởng của Đạo Chúa, làm ảnh hưởng đến đời sống vật chất của họ. Vì một người thợ bạc kia, tên là Đê-mê-triu, đã làm những bàn thờ Át-tê-mít bằng bạc, đem lại lợi nhuận lớn cho những người thợ. Đê-mê-triu là một trong những ngườ thợ thủ công, kiếm sống bằng sự tạo ra những sản phẩm tôn thờ thần tượng, nên chúng không muốn cho Đạo Chúa lan rộng ra, làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống mưu sinh của họ, dẫn đến sự chống đối mạnh mẽ. Đây cũng là điều thường xảy ra trong thế giới ngày nay, đòi hỏi con dân Chúa luôn cậy nhờ ơn khôn sáng của Ngài, để thực thi mệnh lệnh của Chúa đã truyền, trước khi Ngài thăng thiên.
25 Hắn đã nhóm hiệp họ với những công nhân đồng nghiệp, nói rằng: "Hỡi mọi người! Các ngươi biết rằng, bởi việc làm này mà chúng ta có sự giàu có của chúng ta.
26 Các ngươi cũng thấy và nghe rằng, không chỉ tại Ê-phê-sô mà gần suốt hết cõi A-si, tên Phao-lô này đã thuyết phục và làm biến đổi nhiều người, nói rằng, ấy chẳng là các thần, vì được làm bởi tay người.
27 Không chỉ nghề này của chúng ta bị nguy, trở thành vô giá trị; nhưng đền thờ của Đại Nữ Thần Át-tê-mít cũng bị xem không ra gì, và sự uy nghiêm của nàng, mà cả cõi A-si và thế giới thờ kính, sẽ bị đánh hạ."
Bởi Đê-mê-triu lo lắng về vật chất mà ông đã nhóm hiệp những đồng nghiệp của mình, thẳng thắn kêu gọi mọi người, hãy biết rằng, bởi việc họ đang làm mang lại sự giàu có vật chất. Đây là thực trạng loài người thế gian ngày nay đang quan tâm, chủ yếu chú vào của cải vật chất, mà bỏ qua đời sống tâm linh, đặc biệt là tìm kiếm chân lý cứu rỗi của Thiên Chúa. Đê-mê-triu cũng chỉ cho mọi người đã thấy và nghe về tầm ảnh hưởng của Phao-lô, không chỉ tại Ê-phê-sô mà hầu như cả cõi A-si đã bị thuyết phục, làm biến đổi nhiều người trở nên lầm lạc, vì không tin vào các thần bởi tay người làm ra. Bài học cho con dân Chúa là hãy trung tín rao giảng Tin Lành, dù có bị thế gian kết tội xúc phạm niềm tin tôn giáo truyền thống của loài người, như Phao-lô từng là tấm gương sáng, tuyên bố các thần bởi loài người tạo ra đều là giả dối.
Đê-mê-triu còn giảng thêm cho những đồng nghiệp rằng, không chỉ nghề họ đang làm bị nguy khốn, trở thành vô giá trị; nhưng đền thờ của đại nữ thần Át-tê-mít cũng bị xem không ra gì, và sự uy nghiêm của nàng, mà cả cõi A-si và thế giới thờ kính cũng sẽ bị đánh hạ. Mục đích của Đê-mê-triu là dùng niềm tin tôn giáo thời bấy giờ, làm lan tỏa sự ảnh hưởng lớn, nhằm mang lại lợi ích vật chất mà chúng đã có từ trước.
28 Khi chúng đã nghe, chúng đã trở nên đầy sự tức giận, kêu la rằng: "Lớn thay là Át-tê-mít của người Ê-phê-sô!"
29 Cả thành đã đầy sự rối loạn. Bắt được Gai-út và A-ri-tạc, các người Ma-xê-đoan, bạn đồng hành của Phao-lô, chúng đã đồng lòng kéo đến rạp hát.
Khi chúng đã nghe Đê-mê-triu kích động, họ đã trở nên đầy tức giận, đến nỗi chúng kêu la rằng: "Lớn thay là Át-tê-mít của người Ê-phê-sô!" Điều này thể hiện sự phẫn nộ, trở thành khẩu hiệu, cùng đồng lòng chống lại Phao-lô và những cộng sự của ông, khiến cả thành trở nên rối loạn, dẫn đến hành động bạo lực, bắt Gai-út và A-ri-tạc, các người Ma-xê-đoan, bạn đồng hành của Phao-lô, và cùng nhau kéo đến rạp hát. Việc chúng bắt giải những người trên mà không có Phao-lô, là do Chúa quan phòng Phao-lô, người có tầm ảnh hưởng lớn trước dân chúng. Đem đến rạp hát là nơi tập trung nhiều người, để biến thành cuộc biểu tình lớn, chống đối những tôi tớ của Chúa.
Kính lạy Chúa!
Phân đoạn Thánh Kinh này nói về cuộc nổi loạn tại Thành Ê-phê-sô, nguyên nhân từ công tác truyền giáo của Phao-lô, gây ảnh hưởng cho những người làm nghề tạo ra hình tượng mất đi nguồn thu nhập, nên họ đã đứng lên, kêu gọi dân chúng dùng bạo lực để bắt giam Gai-út và A-ri-tạc, là người Ma-xê-đoan, bạn đồng hành của Phao-lô, và cùng đồng lòng kéo họ đến rạp hát, nơi tập trung đông người để công khai đe dọa, chỉ trích, vì chúng không bắt được Phao-lô.
Bài học dạy con về sự vâng theo Đức Thánh Linh, việc phát triển Tin Lành luôn tác động đến đời sống xã hội, mà những người chống đối thường vì lợi ích vật chất, đòi hỏi con dân Chúa phải sẵn sàng đối diện với sự chống đối từ thế gian, và luôn trông cậy vào ơn quan phòng của Chúa. Con nguyện luôn trung tín trong sự bị bắt bớ, biến nghịch cảnh thành cơ hội bày tỏ đức tin vững vàng, như Phao-lô và những cộng sự của ông từng trải qua. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Con, Đặng Thái Học