Ga-la-ti 3:15-21 Vai Trò của Luật Pháp – Phần 1
Hôm nay, ngày 17/08/2023, trong ân điển của Thiên Chúa, chúng ta hãy vui mừng, cùng nhau đọc và suy ngẫm Lời Chúa trong Ga-la-ti 3:15-21.
15 Hỡi các anh chị em cùng Cha! Tôi nói theo cách của loài người: Dù là giao ước của loài người, nhưng khi đã làm thành thì không ai được phép bỏ đi hay thêm vào sự gì.
16 Các lời hứa là cho Áp-ra-ham và cho dòng dõi của ông. Ngài không phán: Và cho các dòng dõi, như chỉ về nhiều người; nhưng như chỉ về một người: Và cho dòng dõi ngươi. Tức là Đấng Christ. [Sáng Thế Ký 22:18; 26:4; 28:14]
17 Vậy thì tôi nói rằng: Giao ước mà Đức Chúa Trời trước kia đã lập thành trong Đấng Christ rồi, thì luật pháp là sự có sau đó bốn trăm ba mươi năm không thể vô hiệu hóa nó, mà làm cho lời hứa trở nên vô giá trị.
18 Vì, nếu sự hưởng cơ nghiệp là bởi luật pháp, thì không còn là bởi lời hứa nữa. Nhưng Đức Chúa Trời đã ban cơ nghiệp cho Áp-ra-ham bởi lời hứa.
19 Vậy thì tại sao có luật pháp? Nó đã được thêm vào vì những sự phạm pháp, cho tới khi người dòng dõi đến, là người mà lời hứa đã lập cho. Nó đã được ban ra bởi các thiên sứ vào trong tay của một người trung bảo.
20 Người trung bảo chẳng phải là người trung bảo của một bên, và Đức Chúa Trời là một bên.
21 Vậy thì luật pháp nghịch lại các lời hứa của Đức Chúa Trời sao? Chẳng hề như vậy! Vì nếu đã ban cho một luật pháp ban sự sống, thì sự công chính chắc phải bởi luật pháp mà đến.
Câu Hỏi Gợi Ý:
1. Có phải giao ước của Đức Chúa Trời đã lập với Áp-ra-ham cũng chính là giao ước được lập với Đức Chúa Jesus (câu 16)?
2. Giao ước giữa Đức Chúa Trời với Áp-ra-ham có liên quan đến toàn thể loài người như thế nào?
3. Luật pháp có hiệu lực gì trên giao ước (câu 17)?
4. Tại sao trong khi chờ đợi Đấng Christ đến thì luật pháp được ban hành (câu 19)?
5. Người trung bảo được nói đến trong câu 19 là ai?
6. Theo câu 20 thì người trung bảo là của ai?
7. Tại sao sự công chính chẳng phải bởi luật pháp mà đến (câu 21)?
8. Nếu sự không công chính chẳng phải bởi luật pháp mà đến thì tại sao con dân Chúa phải vâng giữ luật pháp?
Gợi Ý Áp Dụng:
1. Bạn có hết lòng vâng giữ luật pháp của Đức Chúa Trời để làm cho vững bền luật pháp không (Rô-ma 3:31)?
2. Nếu có ai bảo rằng, việc bạn vâng giữ luật pháp, cụ thể là Mười Điều Răn của Đức Chúa Trời, là cậy vào việc làm theo luật pháp để được cứu rỗi, thì bạn sẽ trả lời người ấy như thế nào?
Tham Khảo:
Ga-la-ti 3:15-21 Vai Trò của Luật Pháp – Phần 1
Kính lạy Thiên Chúa Từ Ái của con!
Con tôn vinh Thiên Chúa, Đấng Thánh Khiết - Công Chính cũng là Đấng Yêu Thương. Con cảm tạ ơn Chúa bởi ở trong Ngài, con được hưởng ân huệ và lòng thương xót lớn của Ngài. Con cảm tạ Chúa vì yêu thương loài người mà ban luật pháp để qua đó loài người biết điều gì là đẹp lòng Thiên Chúa để rồi làm theo.
Giờ này, con cầu xin Chúa ở cùng ban ơn soi dẫn cho con hiểu được Lời của Ngài trong bài học. Con cảm tạ ơn Chúa và kính dâng lên Ngài sự suy ngẫm của con trong Ga-la-ti 3:15-21.
Kính thưa Chúa!
Con hiểu rằng, Phao-lô nhắc nhở anh chị em cùng Cha tại Ga-la-ti rằng, cho dù là giao ước của loài người thì vẫn phải theo nguyên tắc đó là: Không ai được phép hủy bỏ hoặc thêm hay bớt đi điều gì vào trong giao ước, và khi giao ước đã được lập thì có hiệu lực y theo nội dung và các điều khoản mà hai bên đã lập nên. Tương tự như vậy là giao ước mà Đức Chúa Trời đã lập với Áp-ra-ham.
Ở câu 16 Phao-lô giải thích rằng các lời hứa là để dành cho Áp-ra-ham và dòng dõi của ông nhưng chỉ về một người, hàm ý chỉ ra rằng, Đức Chúa Jesus sẽ ra từ dòng dõi của Áp-ra-ham và qua Ngài mà mọi lời hứa của Đức Chúa Trời với ông được thành toàn, cũng qua Ngài mà sự chết chuộc tội được ban cho muôn dân trên đất, mọi người được chuộc ra khỏi tội lỗi qua đức tin và được hưởng mọi ơn phước từ Đức Chúa Trời, đó cũng chính là giao ước Ngài đã lập cùng Áp-ra-ham.
Khi Đức Chúa Trời lập giao ước với dân I-sơ-ra-ên thì Ngài đồng thời ban luật pháp với Mười Điều Răn trên chữ viết làm nền tảng quy định cho loài người biết rõ luật định của Ngài để hễ ai vi phạm luật pháp thì sẽ bị trừng phạt, ai vâng giữ thì sẽ được ban phước và như vậy luật pháp có hiệu lực làm nền tảng phân định đúng sai cho đối tượng ở trong giao ước với Đức Chúa Trời.
Trong khi chờ đợi Đấng Christ đến thì luật pháp được chính thức ban hành, được Đức Chúa Trời dùng tay Ngài để viết trên hai bảng đá với mục đích ngăn chặn tội lỗi ngày càng gia tăng, lương tâm với sự nhận biết đúng sai qua luật pháp Chúa đặt để trong lòng loài người bị băng hoại. Dân I-sơ-ra-ên là dân tuyển của Thiên Chúa cũng không còn nhớ đến Chúa và luật pháp của Ngài, hoặc có nhớ và vâng giữ cũng chỉ là trên hình thức, bởi vậy Ngài ban luật pháp để cho họ nghe, đọc, biết và cẩn thận làm theo trong khi chờ đợi ơn cứu rỗi đến, là khi Đức Chúa Jesus Đấng Trung Bảo giữa Đức Chúa Trời và loài người xuất hiện như được nói trong câu 19.
Cụm từ "Người trung bảo" ở trong câu 20 con lúc đầu cũng nghĩ là Đấng Christ, nhưng khi đọc tham khảo bài giảng của người chăn thì con được biết ấy là Môi-se trong Giao Ước giữa Đức Chúa Trời với dân I-sơ-ra-ên trên Núi Si-na-i.
Như đã được nói đến nhiều lần, không một người nào được sinh ra trong vòng loài người có thể vâng giữ trọn vẹn luật pháp, bởi vậy không có ai xứng đáng để được luật pháp xưng công chính, luật pháp chỉ lên án và kết tội những hành động sai trái mà thôi. Tuy nhiên khi đã được ở trong ơn Cứu Rỗi của Thiên Chúa, trở thành con cái của Đức Chúa Trời thì con dân Chúa không thể nào lại sống không vâng giữ luật pháp, bởi vì sự vâng giữ luật pháp là thánh ý của Thiên Chúa, là nền tảng để nhận biết một người đã thực sự được tái sinh, được làm mới lại một lương tâm trong sạch và được Đức Chúa Trời chép luật pháp vào trong lòng để vừa muốn vừa làm theo Điều Răn và Luật Pháp của Ngài.
Kính thưa Chúa!
Con vô cùng biết ơn Chúa vì từ một người sống phạm đủ các điều răn trong luật pháp trước khi nhận biết Ngài, giờ đây nhờ ơn cứu rỗi và năng lực trong sự thánh hóa được ban cho từ Thiên Chúa mà con trở nên một người biết yêu kính luật pháp của Ngài. Từ sâu thẳm trong lòng mình, con gớm ghét tội lỗi, con muốn vâng giữ và làm theo luật pháp của Ngài.
Kính thưa Chúa!
Trong khi suy ngẫm bài học, con nhớ lại chuyện đã có lần có một chị nói với con đại ý rằng: Chúng ta đang sống trong thời kỳ ân điển, không còn phải vâng giữ trọn vẹn Mười Điều Răn, con có nói với chị một ví dụ rằng, “em lấy ví dụ con của chị đi học ở trường, nó lấy cắp đồ của bạn và bị kỷ luật tạm phải nghỉ học. Sau khi được nhà trường thông báo, chị đến trường, thay con nộp trả đủ số tiền tương ứng với giá trị số đồ mà con chị lấy cắp của bạn, ngoài ra còn hứa sẽ nhắc nhở con không tái phạm, con của chị nhờ đó mà được trở lại trường học. Vậy chị có nghĩ là sau khi trở lại trường, con của chị lại tiếp tục được phép lấy cắp đồ của bạn hay không?”... Kể từ đó chị không đặt lại vấn đề này và cũng không còn liên lạc với con nữa.
Câu chuyện ví dụ con kể với người chị trên đây không chỉ để hỏi chị mà cũng là để nhắc nhở chính mình con, Ngài vì không muốn con tái phạm tội mà trật mất phần ân điển nên đã chép luật pháp trong lòng con. Ngài ban năng lực để con có thể hết lòng vâng giữ Điều Răn và Luật Pháp của Ngài. Con cảm tạ ơn Chúa bởi tất cả những điều tốt lành Ngài làm ra cho con.
Con cảm tạ ơn Chúa, mọi vinh quang, tôn quý, quyền phép đều thuộc về Thiên Chúa cho tới đời đời vô cùng. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ!
Con, Nguyễn Thị Mơ
Ngày: 17/08/2023
Ga-la-ti 3:15-21 Vai Trò của Luật Pháp – Phần 1
Lạy Cha kính yêu, con cảm tạ Chúa ban cho con có cơ hội được học và suy ngẫm Lời Ngài. Nguyện kính xin Chúa ban ơn, dẫn dắt con vào trong mọi lẽ thật của Lời Ngài. Con xin ghi lại sự hiểu của mình và kính dâng lên Cha.
15 Hỡi các anh chị em cùng Cha! Tôi nói theo cách của loài người: Dù là giao ước của loài người, nhưng khi đã làm thành thì không ai được phép bỏ đi hay thêm vào sự gì.
16 Các lời hứa là cho Áp-ra-ham và cho dòng dõi của ông. Ngài không phán: Và cho các dòng dõi, như chỉ về nhiều người; nhưng như chỉ về một người: Và cho dòng dõi ngươi. Tức là Đấng Christ. [Sáng Thế Ký 22:18; 26:4; 28:14]
17 Vậy thì tôi nói rằng: Giao ước mà Đức Chúa Trời trước kia đã lập thành trong Đấng Christ rồi, thì luật pháp là sự có sau đó bốn trăm ba mươi năm không thể vô hiệu hóa nó, mà làm cho lời hứa trở nên vô giá trị.
18 Vì, nếu sự hưởng cơ nghiệp là bởi luật pháp, thì không còn là bởi lời hứa nữa. Nhưng Đức Chúa Trời đã ban cơ nghiệp cho Áp-ra-ham bởi lời hứa.
19 Vậy thì tại sao có luật pháp? Nó đã được thêm vào vì những sự phạm pháp, cho tới khi người dòng dõi đến, là người mà lời hứa đã lập cho. Nó đã được ban ra bởi các thiên sứ vào trong tay của một người trung bảo.
20 Người trung bảo chẳng phải là người trung bảo của một bên, và Đức Chúa Trời là một bên.
21 Vậy thì luật pháp nghịch lại các lời hứa của Đức Chúa Trời sao? Chẳng hề như vậy! Vì nếu đã ban cho một luật pháp ban sự sống, thì sự công chính chắc phải bởi luật pháp mà đến.
Con học được rằng:
1. Phao-lô đang nói với con dân Chúa tại Ga-la-ti rằng, theo nguyên tắc của loài người thì khi lập xong giao ước với nhau sẽ không thêm hay bớt điều gì để thay đổi điều đã lập. Như vậy, những gì mà Đức Chúa Trời lập giao ước với Áp-ra-ham thì Ngài cũng không hề thay đổi. Những lời hứa của Chúa là cho Áp-ra-ham và dòng dõi của ông. Phao-lô giải thích dòng dõi của Áp-ra-ham, nhưng không phải chỉ về nhiều người mà chỉ một người thôi. Ấy chính là Đấng Christ.
2. Vì vậy, Phao-lô nói rằng, giao ước mà Chúa lập với Đấng Christ là có trước, rồi 430 năm sau mới có luật pháp. Thế nên luật pháp không thể vô hiệu hóa giao ước trước đó đã lập. Mọi lời hứa mà Chúa đã hứa trong sự kết giao ước vẫn có giá trị. Áp-ra-ham bởi lời hứa của Chúa mà nhận lãnh cơ nghiệp, và cũng vậy hết thảy ai có đức tin nơi Chúa thì cũng bởi lời hứa của Chúa mà được nhận lãnh các phần thưởng.
3. Không có một ai bởi luật pháp mà nhận được cơ nghiệp. Vì luật pháp ghi lại những hình phạt tương ứng cho sự phạm điều răn. Ví dụ tội nói phạm đến danh của Thiên Chúa thì bị ném đá cho đến chết. Lý do mà Chúa ban ra luật pháp là vì loài người phạm tội, nên cần có luật pháp để xử phạt người phạm tội và răn đe những người khác biết sợ mà không phạm tội. Trong giao ước cũ, Môi-se là người trung bảo, tức người ở giữa chịu trách nhiệm giữa hai bên, giữa Đức Chúa Trời và dân I-sơ-ra-ên. Môi-se là hình bóng, tiêu biểu cho Đấng Christ là Đấng Trung Bảo giữa Đức Chúa Trời và loài người.
4. Luật pháp của Chúa không nghịch lại các lời hứa của Chúa. Qua bài giảng của người chăn thì con hiểu rằng, luật pháp là ý muốn của Chúa về cách thức loài người sinh sống, còn lời hứa là ý muốn của Chúa về những điều Chúa ban cho loài người. Nên luật pháp và lời hứa của Chúa không hề mâu thuẫn nhau. Luật pháp không ban sự sống, nhưng giúp cho loài người biết cách thức để sống sao cho đúng. Một người được xưng công chính không nhờ làm theo luật pháp, nhưng nhờ vào ân điển của Chúa.
Bài học con rút ra:
1. Qua bài học hôm nay, con hiểu rằng, như một người cha yêu thương con cái mình, hứa ban cho con mình những điều tốt đẹp nhất. Thế nhưng khi người con hư, không vâng lời thì người cha cần đề ra những hình phạt cho những việc làm sai trái, để răn đe người con không phạm tội. Bởi vì người cha muốn con luôn được nhận những điều tốt đẹp nhất, không vì sự sai trái mà mất đi. Thì cũng vậy, đó là lý do mà Chúa ban hành luật pháp bằng chữ viết cho loài người. Điều đó thể hiện bản tính công chính, yêu thương và thánh khiết của Chúa.
2. Con cũng học được rằng, sự quở trách, hình phạt cũng chính là thể hiện tình yêu của Thiên Chúa đối với loài người. Vì vậy, nếu như con dân Chúa yêu thương nhau bằng tình yêu theo lẽ thật, thì cũng phải có sự quở trách và hình phạt đối với sự phạm tội. Điều đó giúp cho người phạm tội nhận ra tội lỗi, và tỉnh thức, chấm dứt sự phạm tội của mình.
Con cảm tạ Chúa đã dạy dỗ con bài học hôm nay. Nguyện kính xin Chúa giúp con ghi nhớ bài học và biết thực hành áp dụng vào trong đời sống mình. Con cảm tạ ơn Ngài!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Thị Thu Thủy
17/08/2023
Ga-la-ti 3:15-21 Vai Trò của Luật Pháp – Phần 1
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của chúng con ở trên trời, con dâng lời cảm tạ Chúa đã ban ơn cho con có thì giờ học phân đoạn Thánh Kinh này. Con cầu xin Ngài ban ơn khôn sáng trên con, ban năng lực từ Ngài trên con để con nhận lãnh những điều Ngài muốn dạy dỗ con giờ đây. Con cảm tạ ơn Ngài. Con thành kính cầu nguyện trong danh của Đức Chúa Jesus Christ. A-men!
15 Hỡi các anh chị em cùng Cha! Tôi nói theo cách của loài người: Dù là giao ước của loài người, nhưng khi đã làm thành thì không ai được phép bỏ đi hay thêm vào sự gì.
16 Các lời hứa là cho Áp-ra-ham và cho dòng dõi của ông. Ngài không phán: Và cho các dòng dõi, như chỉ về nhiều người; nhưng như chỉ về một người: Và cho dòng dõi ngươi. Tức là Đấng Christ. [Sáng Thế Ký 22:18; 26:4; 28:14]
Câu 15, câu 16: Chương trình của Đức Chúa Trời là trọn vẹn. Ngài đã biết trước và làm thành mọi sự tốt đẹp nhất dành sẵn cho loài người. Ngài lập giao ước với Áp-ra-ham nhưng chỉ qua một dòng dõi mà Đức Chúa Jesus Christ được sinh ra và ơn phước mà Ngài đã lập mới đến cho muôn dân trên đất. Đó chính là ơn phước về sự cứu rỗi loài người ra khỏi hậu quả và quyền lực của tội lỗi.
17 Vậy thì tôi nói rằng: Giao ước mà Đức Chúa Trời trước kia đã lập thành trong Đấng Christ rồi, thì luật pháp là sự có sau đó bốn trăm ba mươi năm không thể vô hiệu hóa nó, mà làm cho lời hứa trở nên vô giá trị.
Câu 17: Luật pháp được Đức Chúa Trời ban truyền trên Núi Si-na-i bao gồm Mười Điều Răn và các điều luật khác. Luật pháp có sau lời hứa 430 năm nhưng không có nghĩa là lời hứa trở nên vô giá trị.
18 Vì, nếu sự hưởng cơ nghiệp là bởi luật pháp, thì không còn là bởi lời hứa nữa. Nhưng Đức Chúa Trời đã ban cơ nghiệp cho Áp-ra-ham bởi lời hứa.
Câu 18: Luật pháp là những hình phạt dành cho những ai vi phạm các điều răn của Thiên Chúa. Trước khi có luật pháp thì Áp-ra-ham đã vâng giữ điều răn và luật pháp. Như vậy, lời hứa của Đức Chúa Trời cho Áp-ra-ham không phải bởi ông vâng giữ luật pháp mà là bởi lời hứa. Luật pháp và giao ước là hai điều riêng biệt, có liên quan đến nhau nhưng không thể thay thế nhau. Luật pháp là những quy định con người phải vâng theo. Giao ước là những ý muốn của Thiên Chúa ban cho loài người bao gồm các ơn phước, cơ nghiệp của Thiên Chúa, và sự cứu rỗi.
19 Vậy thì tại sao có luật pháp? Nó đã được thêm vào vì những sự phạm pháp, cho tới khi người dòng dõi đến, là người mà lời hứa đã lập cho. Nó đã được ban ra bởi các thiên sứ vào trong tay của một người trung bảo.
Câu 19: Lý do luật pháp đến là vì cần có những quy định hình phạt cho những sự vi phạm, cho đến khi Đức Chúa Jesus Christ hoàn thành chương trình cứu rỗi cho nhân loại.
20 Người trung bảo chẳng phải là người trung bảo của một bên, và Đức Chúa Trời là một bên.
Câu 20: Môi-se là người trung bảo giữa Đức Chúa Trời và dân I-sơ-ra-ên. Còn Đức Chúa Jesus Christ là Đấng trung bảo giữa Đức Chúa Trời và loài người.
21 Vậy thì luật pháp nghịch lại các lời hứa của Đức Chúa Trời sao? Chẳng hề như vậy! Vì nếu đã ban cho một luật pháp ban sự sống, thì sự công chính chắc phải bởi luật pháp mà đến.
Câu 21: Luật pháp không nghịch lại lời hứa của Đức Chúa Trời. Luật pháp không ban sự sống. Nếu cậy luật pháp thì loài người đều chết bởi không ai vâng giữ luật pháp cách trọn vẹn. Nhưng Đức Chúa Jesus Christ đến là con đường cứu rỗi cho toàn thể nhân loại, ai tin thì được sự sống đời đời.
Kính lạy Chúa, con cảm tạ Chúa về những điều Ngài dạy dỗ con hôm nay. Nguyện xin Chúa ban ơn, thêm sức cho con mỗi ngày trong sự học hiểu Lời Chúa và áp dụng vào đời sống con. Con cảm tạ ơn Ngài! Nguyện xin Chúa ban cho con một tấm lòng và đức tin yêu kính Chúa, noi gương của Áp-ra-ham vậy. Con cảm tạ ơn Ngài! A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Trần Thị Thu Hương
Ngày: 18/08/2023
Ga-la-ti 3:15-21 Vai Trò của Luật Pháp - Phần 1
Lạy Chúa là Cha Yêu Thương của con. Con xin dâng lời cảm tạ Chúa. Suốt những ngày qua con bận rộn với công việc nhưng con vẫn dành thời gian để suy ngẫm Lời Ngài vì con biết Lời Ngài dẫn dắt cuộc đời con, an ủi tâm linh con, là niềm tin vững chắc về lời hứa của Ngài trong ơn cứu rỗi Ngài ban cho toàn nhân loại. Nguyện xin Chúa mở sáng tâm trí con để con hiểu chân lý, lẽ thật của Lời Ngài, đi trong khuôn khổ và Luật Pháp Ngài, sống đời sống đẹp lòng Ngài, Đức Chúa Trời Hằng Sống.
Hôm nay con xin ghi lại sự hiểu biết của con trong Ga-la-ti 3:15-21.
Lạy Chúa, con hiểu rằng Sứ Đồ Phao-lô cho một thí dụ về một giao ước trong đời sống hằng ngày.
“Hỡi các anh chị em cùng Cha! Tôi nói theo cách của loài người: Dù là giao ước của loài người, nhưng khi đã làm thành thì không ai được phép bỏ đi hay thêm vào sự gì.”
Ông nói rõ ngay cả tờ giao ước hèn kém của con người cũng không được sửa đổi. Có một lời viết tương tự như vậy ở cuối sách Khải Huyền về sự cấm không được thêm hoặc bớt gì về giao ước của Đức Chúa Trời. Điều này nhắc nhở con dân Chúa, đặc biệt là những người rao giảng Lời Chúa tránh phạm tội, làm suy giảm hiệu lực của giao ước này khi hướng dẫn người khác trong đời sống tin kính Chúa.
Lạy Chúa, con hiểu rằng Sứ Đồ Phao-lô dùng ví dụ này để áp dụng cho lời giao ước của Đức Chúa Trời với Áp-ra-ham trước khi có Luật Pháp, để cho thấy rằng lời hứa của Đức Chúa Trời vượt lên trên Luật Pháp. Nói khác đi, sự cứu rỗi của con dân Chúa đặt căn bản trên lời hứa của Đức Chúa Trời, không phải trên Luật Pháp.
“Các lời hứa là cho Áp-ra-ham và cho dòng dõi của ông. Ngài không phán: Và cho các dòng dõi, như chỉ về nhiều người; nhưng như chỉ về một người: Và cho dòng dõi ngươi. Tức là Đấng Christ. Vậy thì tôi nói rằng: Giao ước mà Đức Chúa Trời trước kia đã lập thành trong Đấng Christ rồi, thì luật pháp là sự có sau đó bốn trăm ba mươi năm không thể vô hiệu hóa nó, mà làm cho lời hứa trở nên vô giá trị.”
Hai chữ “giao ước” và “lời hứa” trong các câu này đồng nghĩa với nhau tương tự như ý nghĩa giao ước trong Hê-bơ-rơ 9:15-20.
Dòng dõi mà Phao-lô nhắc đến chính là Chúa Jesus Christ. Nghĩa là các dân thế gian đều sẽ nhờ Chúa Jesus, dòng dõi của Áp-ra-ham mà được phước, được cứu.
Sứ Đồ Phao-lô nêu lên lý do mà con người không thể xóa bỏ hay thêm vào điều gì trong giao ước và lời hứa của con người thể nào, thì cũng vậy, lời hứa của Đức Chúa Trời cho Áp-ra-ham không thể bị Luật Pháp, là điều mãi về sau mới có, xóa bỏ đi.
Lạy Chúa, con hiểu rằng cơ nghiệp là quyền công dân Nước Trời của người tin Chúa, quyền trở nên con cái Ngài. Nhưng có một điều kiện không thể bỏ qua: người muốn vào Nước Trời, làm con cái Đức Chúa Trời, phải nên thánh trọn vẹn mọi giờ mọi lúc, và phải hoàn toàn đẹp lòng Đức Chúa Trời.
“Vì, nếu sự hưởng cơ nghiệp là bởi luật pháp, thì không còn là bởi lời hứa nữa. Nhưng Đức Chúa Trời đã ban cơ nghiệp cho Áp-ra-ham bởi lời hứa.”
Con dân Chúa biết: chỉ có của lễ toàn hảo do chính Đức Chúa Trời sắm sẵn mới có thể giúp con dân Ngài thỏa được điều kiện đó. Còn một điều nữa, không một điều chi làm bởi sự tuân theo luật pháp dạy bảo có thể làm con dân Ngài thánh thiện hơn huyết Chiên Con. Đó là lý do tại sao con dân Ngài tin rằng sự cứu rỗi là ơn lạ lùng.
Cách duy nhất để con dân Chúa sống đẹp lòng Chúa là: tin vào Con Một của Ngài, chẳng cậy việc làm cá nhân. Đây là phương cách con dân Ngài được nhận phần cơ nghiệp.
Chương trình nguyên thủy của Đức Chúa Trời là ban sự cứu rỗi cho con người qua lời hứa, không phải qua luật pháp. Phao-lô dựa vào Thánh Kinh Cựu Ước để chứng minh điều đó cho những người chủ trương phải vâng giữ luật pháp để được cứu, là chủ trương đang ảnh hưởng trên người Ga-la-ti.
Lạy Chúa, con hiểu rằng điều Phao-lô muốn nói là, mục đích của Luật Pháp là cho người ta nhìn thấy rõ tội lỗi. Nói khác đi, nếu không có luật thì làm sao có việc vi phạm Luật Pháp.
Vậy thì tại sao có luật pháp? Nó đã được thêm vào vì những sự phạm pháp, cho tới khi người dòng dõi đến, là người mà lời hứa đã lập cho. Nó đã được ban ra bởi các thiên sứ vào trong tay của một người trung bảo.
"Người trung bảo chẳng phải là người trung bảo của một bên, và Đức Chúa Trời là một bên.”
Trước khi có Luật Pháp cũng đã có tội lỗi nhưng qua Luật Pháp, tội lỗi được định nghĩa là “sự phạm pháp” nghĩa là vi phạm Luật Pháp của Đức Chúa Trời. Trong ý nghĩa đó, luật pháp xác định rõ tội lỗi là gì và cho con người thấy nhu cầu cứu rỗi của mình.
Luật pháp được thêm vào hầu mọi miệng phải ngậm lại về bản chất hư nát của mình. Sự “thêm vào” đặc biệt này không thay đổi điều kiện của sự cứu rỗi, vì phương cách cứu rỗi mãi mãi vẫn là bởi ân điển và qua đức tin mà thôi.
Luật Pháp mang tính cách tạm thời trong khoảng thời gian giữa Môi-se và Chúa Jesus. Khi Chúa Jesus đến, Ngài là Đấng đã làm trọn Luật Pháp.
Vai trò của thiên sứ trong việc ban luật pháp “được ban ra bởi các thiên sứ” là điều được mô tả trong Phục Truyền Luật Lệ Ký 33:2; Thi Thiên 68:17 và nói rõ trong Công Vụ Các Sứ Đồ 7:2 và Hê-bơ-rơ 2:2.
“Người trung bảo” trong việc ban Luật Pháp là Môi-se (Giăng 1:17). Môi-se là người trung bảo, đối chiếu với Áp-ra-ham là người được Đức Chúa Trời ban cho lời hứa trực tiếp, không qua một trung gian nào. Một lần nữa cho thấy lời hứa vượt trội hơn luật pháp.
Lạy Chúa, con hiểu rằng Luật Pháp không nghịch với ân điển của Chúa.
“Vậy thì luật pháp nghịch lại các lời hứa của Đức Chúa Trời sao? Chẳng hề như vậy! Vì nếu đã ban cho một luật pháp ban sự sống, thì sự công chính chắc phải bởi luật pháp mà đến.”
Luật pháp đã được ban ra để tội nhân thấy rằng họ không thể tự cứu mình. Đức Chúa Trời ban Luật Pháp để con người thấy rằng mình là tội nhân và không thể tự cứu. Và rồi Đức Chúa Trời chỉ cho con người thấy lời hứa đã được ban cho từ trước. Lời hứa đó là: tội nhân có thể được cứu bởi đức tin trong Chúa Jesus là dòng dõi của Áp-ra-ham, người được nhắc đến trong lời hứa. Sau khi tội nhân được cứu, Đức Thánh Linh sẽ khởi sự dẫn người đó vào mọi lẽ thật.
Trong ân điển của Chúa Cứu Thế Jesus Christ. A-men!
Hồng Liên
Suy Ngẫm Ga-la-ti 3:15-21
Vai Trò của Luật Pháp – Phần 1
15 Hỡi các anh chị em cùng Cha! Tôi nói theo cách của loài người: Dù là giao ước của loài người, nhưng khi đã làm thành thì không ai được phép bỏ đi hay thêm vào sự gì.
16 Các lời hứa là cho Áp-ra-ham và cho dòng dõi của ông. Ngài không phán: Và cho các dòng dõi, như chỉ về nhiều người; nhưng như chỉ về một người: Và cho dòng dõi ngươi. Tức là Đấng Christ. [Sáng Thế Ký 22:18; 26:4; 28:14]
17 Vậy thì tôi nói rằng: Giao ước mà Đức Chúa Trời trước kia đã lập thành trong Đấng Christ rồi, thì luật pháp là sự có sau đó bốn trăm ba mươi năm không thể vô hiệu hóa nó, mà làm cho lời hứa trở nên vô giá trị.
18 Vì, nếu sự hưởng cơ nghiệp là bởi luật pháp, thì không còn là bởi lời hứa nữa. Nhưng Đức Chúa Trời đã ban cơ nghiệp cho Áp-ra-ham bởi lời hứa.
19 Vậy thì tại sao có luật pháp? Nó đã được thêm vào vì những sự phạm pháp, cho tới khi người dòng dõi đến, là người mà lời hứa đã lập cho. Nó đã được ban ra bởi các thiên sứ vào trong tay của một người trung bảo.
20 Người trung bảo chẳng phải là người trung bảo của một bên, và Đức Chúa Trời là một bên.
21 Vậy thì luật pháp nghịch lại các lời hứa của Đức Chúa Trời sao? Chẳng hề như vậy! Vì nếu đã ban cho một luật pháp ban sự sống, thì sự công chính chắc phải bởi luật pháp mà đến.
Kính lạy Thiên Chúa Tự Hữu Hằng Hữu Vạn Quân, là Cha Trời kính yêu của chúng con!
Kính thưa Cha, con xin kính dâng lời tạ ơn Cha đã ban cho chúng con ngày nay được có Ngài, một Đấng thiêng liêng cao cả làm Thiên Chúa mình. Nguyện tình yêu bao la của Cha luôn bao phủ và gìn giữ chúng con dưới bóng cánh toàn năng của Ngài. Nguyện Đức Chúa Jesus Christ nuôi dưỡng chúng con ngày càng trưởng thành trong thuộc linh và thêm sức cho chúng con trong thuộc thể. Nguyện Đức Thánh Linh luôn ở cùng chúng con dạy dỗ, soi dẫn chúng con vào trong mọi lẽ thật và ban năng lực giúp chúng con biết sống trong lẽ thật từ nay cho đến đời đời vô cùng. Con xin cảm tạ ơn Thiên Chúa yêu kính của con!
Kính thưa Cha từ ái,
Giờ đây con xin kính dâng trình lên Cha sự suy ngẫm của con về Lời Ngài được chép trong sách Ga-la-ti chương 3 từ câu 15 đến câu 21 như sau:
Câu 15:
- Con hiểu Sứ Đồ Phao-lô đưa ra dẫn chứng rằng dù trong loài người, là loài xác thịt đầy những bất toàn và giới hạn, nhưng trong các sự kết ước lẫn nhau sau khi đã lập thì không thể hủy phá hay được phép thêm hoặc bỏ đi điều gì. Vậy nên đối cùng Đức Chúa Trời là một Thiên Chúa quyền năng, vinh quang và cao cả thì Ngài sẽ giữ giao ước đến ngàn đời và làm thành những gì Ngài phán hứa trong các giao ước ấy trong sự thành tín của Ngài. Điều này nói lên sự vững bền của giao ước Đức Chúa Trời.
Câu 16:
- Xác định Lời giao ước Đức Chúa Trời kết ước cùng Áp-ra-ham là giao ước Ngài dành cho duy nhất dòng dõi của Áp-ra-ham, tức là Đấng Christ. Nghĩa là Đức Chúa Trời sẽ làm thành mọi lời phán hứa về các mối phước hạnh Ngài hứa ban cho Áp-ra-ham qua một người ra từ dòng dõi Áp-ra-ham là Đức Chúa Jesus Christ. Vì thực tế không một ai được sinh ra trong dòng dõi Áp-ra-ham có thể đem lại ơn phước trọn vẹn ấy trên muôn dân, ngoại trừ Đức Chúa Jesus Christ. Chính trong bản thể vừa là người một trăm phần trăm được sinh ra từ dòng dõi Áp-ra-ham, vừa là Đấng Thiên Chúa trong thần tính. Ngài ban ơn cứu chuộc trên toàn thể nhân loại khiến cho qua dòng dõi Áp-ra-ham mà muôn dân trên đất đều nhận được ơn phước y như lời phán hứa của Đức Chúa Trời.
Và ơn phước lớn lao không chi sánh được chính là ơn được cứu chuộc ra khỏi quyền lực của tội lỗi và những hậu quả của tội lỗi.
Tuy nhiên, chỉ những ai chọn kính sợ Đức Chúa Trời, chọn tin vào Thiên Chúa, chọn nghe và làm y theo những lời phán của Ngài thì người đó mới được dự phần chính thức vào trong giao ước của Đức Chúa Trời và mới hưởng được mọi phước hạnh cùng với Áp-ra-ham. Như trong câu chuyện Thánh Kinh chép trong ngày Thiên Chúa giáng hình phạt để hành hại xứ Ê-díp-tô, những người trong dân Ê-díp-tô có lòng kính sợ Đức Chúa Trời, tin Lời Đức Chúa Trời và làm y theo mọi lời phán của Ngài thì họ không bị tổn hại chút nào giống y như người I-sơ-ra-ên vậy. (Sự kiện được chép trong sách Xuất Ê-díp-tô Ký 9:20-21; 12:38).
Câu 17:
- Phao-lô khẳng định giao ước mà Đức Chúa Trời lập với Áp-ra-ham trong Đấng Christ đã có trước bốn trăm ba mươi năm khi Ngài ban luật pháp cho loài người, là luật pháp mà Ngài ban hành cho dân I-sơ-ra-ên qua Môi-se tại Núi Si-na-i. Và luật pháp ấy được ban ra mục đích giúp cho dân I-sơ-ra-ên hiểu đúng thánh ý của Đức Chúa Trời, biết sống trong luật pháp của Đức Chúa Trời, để họ có được một đời sống phước hạnh và công chính trước mặt Ngài. Chứ luật pháp ấy không phải ban ra nhằm phá hủy hay làm cho trở nên vô giá trị giao ước của Đức Chúa Trời kết cùng Áp-ra-ham trong Đấng Christ Jesus.
Câu 18:
Kính thưa Cha, sự hưởng cơ nghiệp là sự nhận lãnh tất cả mọi ơn phước Đức Chúa Trời ban cho trên một người, bao gồm cả điều răn luật pháp của Chúa. Bởi vì chính điều răn luật pháp giữ gìn một người vào trong sự sống khi họ vâng giữ luật pháp ấy. Tuy nhiên vì Đức Chúa Trời đã lập giao ước và phán hứa ban mọi phước hạnh trên Áp-ra-ham khi ông có đức tin vào trong Thiên Chúa, trước khi luật pháp được ban hành sau bốn trăm ba mươi năm. Nên Thánh Kinh khẳng định: “Đức Chúa Trời đã ban cơ nghiệp cho Áp-ra-ham bởi lời hứa.” (Ga-la-ti 3:18b).
Câu 19 đến 21:
“Vậy thì tại sao có luật pháp? Nó đã được thêm vào vì những sự phạm pháp,” Chính Lời Chúa giải thích lý do vì sao Đức Chúa Trời ban luật pháp cho loài người, và điều này càng làm sáng tỏ hơn tính chất trọn vẹn của luật pháp, là ý muốn tốt lành của Đức Chúa Trời trên loài người giúp giữ gìn loài người trong nếp sống của họ trong sự phước hạnh. Còn giao ước là lời hứa của Đức Chúa Trời về sự ban cho những ơn phước trên loài người bởi tình yêu, sự rời rộng, lòng nhân từ thương xót của Thiên Chúa và sẽ được thành toàn “cho tới khi người dòng dõi đến, là người mà lời hứa đã lập cho”.
Kính thưa Cha,
Con hiểu chính là sự giáng sinh của Đức Chúa Jesus - Đấng Trung Bảo giữa Đức Chúa Trời và loài người, Đấng đến làm thành giao ước của Đức Chúa Trời và ban ơn Cứu Rỗi cho những kẻ tin.
“Người trung bảo chẳng phải là người trung bảo của một bên, và Đức Chúa Trời là một bên.” Con hiểu nghĩa là Đức Chúa Jesus Christ là người kết nối giữa Đức Chúa Trời với loài người trong mối giao hòa. Trước Đức Chúa Trời, Ngài dâng chính thân mình làm của lễ chuộc tội đời đời cho chúng con, và hằng ngày Ngài ngồi bên hữu của Đức Chúa Trời để cầu thay cho chúng con, Ngài dùng chính dòng huyết quý giá vô tội của Ngài để tẩy sạch chúng con, bao phủ chúng con cho chúng con đây trở nên trắng trong và quý giá trước mặt Đức Chúa Trời.
Còn đối với loài người Ngài là Con Một Yêu Dấu của Đức Chúa Trời giáng sinh để giãi bày về Cha và ban ơn cứu rỗi cho chúng con, cho những người tin nhận Ngài.
Vậy nên, luật pháp không hề nghịch lại với các giao ước của Đức Chúa Trời. Bởi vì luật pháp và các giao ước của Đức Chúa Trời cùng một mục đích mang loài người trở lại cùng Thiên Chúa mình trong mối tương thông giao hòa. Luật pháp giúp loài người có nếp sống công chính, thánh khiết và yêu thương như bản tính tốt lành trọn vẹn Thiên Chúa đã đặt để trong loài người từ buổi sáng thế khi Ngài tạo dựng nên loài người theo hình và tượng của Ngài. Còn giao ước của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ Jesus phá bỏ bức màn ngăn trở, phá bỏ quyền lực của sự chết để đem loài người vào trong sự sống lại và sự sống đời đời bên Thiên Chúa, y như thánh ý trọn lành của Đức Chúa Trời đối cùng loài người. Vậy nên luật pháp được ban cho loài người để ban sự sống, thì sự công chính chắc phải bởi luật pháp mà đến.
Cảm tạ ơn Cha đã dạy dỗ giúp cho con có sự hiểu này. Con xin cảm tạ ơn Cha!
Nguyện con luôn biết trân quý sự sống lại và sự sống đời đời mà con được nhận lãnh trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ, và con biết cậy nhờ ơn Cha giữ gìn điều răn luật pháp của Ngài, để con được dự phần hưởng cơ nghiệp và hưởng mọi phước ân dư dật chung với tổ phụ Áp-ra-ham trong giao ước yêu thương của Ngài đối cùng Áp-ra-ham.
Nguyện ý Cha được nên ở đất như trời!
Nguyện mọi vinh quang, cùng hết thảy muôn lời chúc tụng duy thuộc về Thiên Chúa kính yêu của chúng con đời đời cho đến vô cùng!
Trong ân điển yêu thương của Đấng Christ Jesus! A-men!
Con, Grace Christian
Ga-la-ti 3:15-21 Vai Trò của Luật Pháp - Phần 1
Kính lạy Cha Yêu Thương của con ở trên trời!
Con dâng lời cảm tạ ơn Cha về bài học Thánh Kinh tiếp theo trong Ga-la-ti 3:15-21 - Vai Trò của Luật Pháp - Phần 1.
Nguyện xin Đức Thánh Linh hướng dẫn con vào sự hiểu biết Lời Chúa qua bài học hôm nay!
15 Hỡi các anh chị em cùng Cha! Tôi nói theo cách của loài người: Dù là giao ước của loài người, nhưng khi đã làm thành thì không ai được phép bỏ đi hay thêm vào sự gì.
Phao-lô thiết tha kêu gọi con dân Chúa trong các Hội Thánh tại Ga-la-ti, ông lấy một ví dụ, dẫn chứng về giao ước giữa loài người với nhau, khi đã được làm thành thì có hiệu lực pháp luật trên cơ sở các điều khoản đã lập ra giữa các bên trong giao ước, không ai được phép thêm vào hay bỏ đi bất cứ điều gì. So sánh giao ước giữa loài người có hiệu lực như vậy, với giao ước đời đời mà Đức Chúa Trời đã lập ra với Áp-ra-ham, là giao ước có giá trị tuyệt đối.
16 Các lời hứa là cho Áp-ra-ham và cho dòng dõi của ông. Ngài không phán: Và cho các dòng dõi, như chỉ về nhiều người; nhưng như chỉ về một người: Và cho dòng dõi ngươi. Tức là Đấng Christ. [Sáng Thế Ký 22:18; 26:4; 28:14]
Các lời hứa của Đức Chúa Trời về sự ban cho Áp-ra-ham và dòng dõi của ông, là chỉ về một dòng dõi. Ngài không phán hứa ban cho Áp-ra-ham các dòng dõi, như chỉ về các hậu tự của ông trải qua các đời; nhưng chỉ về một người cho dòng dõi của ông, tức là Đức Chúa Jesus Christ. Phao-lô dùng [Sáng Thế Ký 22:18; 26:4; 28:14] để chứng minh cho Lẽ Thật.
17 Vậy thì tôi nói rằng: Giao ước mà Đức Chúa Trời trước kia đã lập thành trong Đấng Christ rồi, thì luật pháp là sự có sau đó bốn trăm ba mươi năm không thể vô hiệu hóa nó, mà làm cho lời hứa trở nên vô giá trị.
Bởi vậy, Phao-lô nói rằng, giao ước mà Đức Chúa Trời đã lập từ trước trong Đấng Christ rồi, thì luật pháp của Ngài đã được ban hành, là Mười Điều Răn tại Núi Si-na-i, là luật pháp đã ban hành sau đó bốn trăm ba mươi năm không thể vô hiệu hóa nó, mà làm cho lời hứa trở nên vô giá trị.
18 Vì, nếu sự hưởng cơ nghiệp là bởi luật pháp, thì không còn là bởi lời hứa nữa. Nhưng Đức Chúa Trời đã ban cơ nghiệp cho Áp-ra-ham bởi lời hứa.
Phao-lô nhấn mạnh về luật pháp của Đức Chúa Trời, là tiêu chuẩn cho sự hình phạt đối với những người vi phạm các điều răn của Thiên Chúa, còn sự hưởng cơ nghiệp không bởi luật pháp. Bởi lời hứa của Đức Chúa Trời mà Áp-ra-ham đã nhận được cơ nghiệp bởi đức tin, chứ không phải vì Áp-ra-ham vâng giữ luật pháp của Ngài, là luật pháp đã được ban ra sau bốn trăm ba mươi năm, kể từ khi Ngài ban lời hứa cho Áp-ra-ham.
19 Vậy thì tại sao có luật pháp? Nó đã được thêm vào vì những sự phạm pháp, cho tới khi người dòng dõi đến, là người mà lời hứa đã lập cho. Nó đã được ban ra bởi các thiên sứ vào trong tay của một người trung bảo.
Phao-lô đặt ra câu hỏi, và giải thích về lý do tại sao có luật pháp. Luật pháp đã được thêm vào vì loài người ngày càng dấn sâu vào tội lỗi, Đức Chúa Trời đã ban Mười Điều Răn, cùng với các luật lệ khác mà các thiên sứ truyền cho Môi-se, để loài người nhận biết luật pháp mà tránh vấp phạm, cho tới khi sự cứu rỗi đến thế gian, khiến cho những ai tin vào sự cứu rỗi đó, thì sẽ được tái sinh phần tâm linh, trở nên con người mới trong Chúa. Sự cứu rỗi đó đã được các thiên sứ rao báo một tin tức tốt lành cho muôn dân, qua Đức Chúa Jesus Christ, Đấng trung bảo giữa Đức Chúa Trời và toàn thể nhân loại.
20 Người trung bảo chẳng phải là người trung bảo của một bên, và Đức Chúa Trời là một bên.
Người trung bảo chẳng phải là người trung bảo của một bên, là hình bóng cho sự Đức Chúa Jesus Christ, Đấng trung bảo giữa Đức Chúa Trời và loài người, làm trung gian, giúp loài người đang sống trong tội, xa cách Đức Chúa Trời, được giao hòa lại với Ngài. Điều này cũng nói lên sự Đức Chúa Jesus Christ thi hành chức vụ của mình trong chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời.
21 Vậy thì luật pháp nghịch lại các lời hứa của Đức Chúa Trời sao? Chẳng hề như vậy! Vì nếu đã ban cho một luật pháp ban sự sống, thì sự công chính chắc phải bởi luật pháp mà đến.
Phao-lô khẳng định về sự không mâu thuẫn giữa luật pháp và các lời hứa của Đức Chúa Trời. Vì nếu luật pháp của Đức Chúa Trời được ban ra, có thể đem lại sự sống cho những người đã được xưng là công chính, bởi đức tin vào sự chết chuộc tội của Đấng Christ, thì sự công chính chắc phải đến từ luật pháp.
Lạy Chúa!
Vai trò của luật pháp Đức Chúa Trời là rất quan trọng, giúp loài người nhận biết để tránh xa sự vi phạm. Bởi vậy, con luôn vâng giữ luật pháp của Đức Chúa Trời, để làm vững bền luật pháp. Những ai cho rằng, việc vâng giữ luật pháp, cụ thể là Mười Điều Răn của Đức Chúa Trời, là cậy vào việc làm theo luật pháp để được cứu rỗi, thì con sẽ trả lời họ rằng, sự cứu rỗi duy bởi đức tin vào tình yêu thương của Đức Chúa Trời, qua sự chết chuộc tội của Đấng Christ Jesus, chứ không cậy vào việc làm theo luật pháp. Và con dân Chúa cần phải có đức tin mạnh mẽ mà làm vững bền luật pháp. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Con, Đặng Thái Học
17/08/2023
Ga-la-ti 3:15-21 Vai Trò của Luật Pháp – Phần 1
Kính lạy Đức Chúa Trời, là Cha Yêu Thương của con. Con cảm tạ Cha vì giờ này con lại được đến với Lời của Ngài. Nguyện con được thêm lên sự khôn sáng trong khi suy ngẫm Lời Chúa.
Thưa Cha, con xin trình bày sự con được hiểu trong Ga-la-ti 3:15-21.
15 Hỡi các anh chị em cùng Cha! Tôi nói theo cách của loài người: Dù là giao ước của loài người, nhưng khi đã làm thành thì không ai được phép bỏ đi hay thêm vào sự gì.
16 Các lời hứa là cho Áp-ra-ham và cho dòng dõi của ông. Ngài không phán: Và cho các dòng dõi, như chỉ về nhiều người; nhưng như chỉ về một người: Và cho dòng dõi ngươi. Tức là Đấng Christ. [Sáng Thế Ký 22:18; 26:4; 28:14]
Thưa Cha, con hiểu rằng Sứ Đồ Phao-lô nêu ra nguyên tắc kết giao ước giữa loài người với nhau, để con dân Chúa tại Ga-la-ti có thể hiểu được sự không ai được phép bỏ đi hay thêm sự gì vào giao ước mà Đức Chúa Trời đã lập ra với Áp-ra-ham. Giao ước ấy chính là các lời hứa mà Đức Chúa Trời dành cho Áp-ra-ham và cho dòng dõi của ông, khi ông vâng lời Ngài ra khỏi quê hương của ông, đi đến một xứ mà Ngài sẽ chỉ cho ông (Sáng Thế Ký 12:1-3).
Sứ Đồ Phao-lô nhấn mạnh chỗ "cho dòng dõi ngươi" để bày tỏ lẽ thật chỉ về Đấng Christ, là đối tượng được nhắc đến trong lời hứa của Đức Chúa Trời với Áp-ra-ham. Ngài không phán cho các dòng dõi, mà chỉ là cho dòng dõi ngươi, là hình thức số ít, nên được dùng để chỉ một người cụ thể sẽ ra từ dòng dõi của ông mà thôi, vì từ Áp-ra-ham đã ra rất nhiều dòng dõi, với số lượng người rất nhiều.
17 Vậy thì tôi nói rằng: Giao ước mà Đức Chúa Trời trước kia đã lập thành trong Đấng Christ rồi, thì luật pháp là sự có sau đó bốn trăm ba mươi năm không thể vô hiệu hóa nó, mà làm cho lời hứa trở nên vô giá trị.
Thưa Cha, con hiểu rằng khi Đức Chúa Trời lập giao ước với Áp-ra-ham thì cũng lập với một người ra từ dòng dõi của ông, ấy là Đấng Christ. Sau khi giao ước ấy được lập, 430 năm sau mới có luật pháp ban hành tại Núi Si-na-i qua chữ viết. Luật pháp có sau, không thể vô hiệu hóa lời hứa của Đức Chúa Trời trước đó, càng không thể làm cho lời hứa trở nên không có giá trị.
18 Vì, nếu sự hưởng cơ nghiệp là bởi luật pháp, thì không còn là bởi lời hứa nữa. Nhưng Đức Chúa Trời đã ban cơ nghiệp cho Áp-ra-ham bởi lời hứa.
Trong luật pháp không có sự ban thưởng mà chỉ có hình phạt khi vi phạm. Còn giao ước là lời hứa của Đức Chúa Trời với Áp-ra-ham thì Ngài hứa sẽ ban cơ nghiệp cho ông, Chúa đã phán: "Ta sẽ làm cho ngươi thành một dân lớn. Ta sẽ ban phước cho ngươi, làm nổi danh ngươi, và ngươi sẽ thành một sự phước hạnh.Ta sẽ ban phước cho những ai chúc phước ngươi, rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi. Trong ngươi, hết thảy các gia tộc trên đất sẽ được ban phước." (Sáng Thế Ký 12:2-3).
19 Vậy thì tại sao có luật pháp? Nó đã được thêm vào vì những sự phạm pháp, cho tới khi người dòng dõi đến, là người mà lời hứa đã lập cho. Nó đã được ban ra bởi các thiên sứ vào trong tay của một người trung bảo.
20 Người trung bảo chẳng phải là người trung bảo của một bên, và Đức Chúa Trời là một bên.
Nhưng nếu sự hưởng cơ nghiệp chỉ bởi lời hứa và không liên quan gì đến việc làm theo luật pháp thì tại sao Chúa lại ban hành luật pháp bằng chữ? Ấy là vì những sự phạm pháp ngày càng nhiều, khiến lương tâm loài người bị băng hoại, khiến họ không còn nhận biết Thiên Chúa và luật pháp được Ngài ghi trong tấm lòng của họ nữa.
Luật pháp bao gồm các luật lệ ra từ Mười Điều Răn, do chính ngón tay Đức Chúa Trời chép trên hai bảng đá (Xuất Ê-díp-tô Ký 31:18), và các luật lệ khác được các thiên sứ truyền cho Môi-se, là người trung bảo giữa dân I-sơ-ra-ên và Đức Chúa Trời. Luật pháp được ban hành cho dân I-sơ-ra-ên để họ được biết mà ghi nhớ và làm theo cho đến khi Đấng Christ đến. Vì khi Ngài đến thì sự cứu rỗi được hoàn thành, những ai tin nhận sẽ được tái sinh, và có lại một lương tâm thanh sạch, nhận biết Chúa và ý muốn Ngài để vâng theo.
21 Vậy thì luật pháp nghịch lại các lời hứa của Đức Chúa Trời sao? Chẳng hề như vậy! Vì nếu đã ban cho một luật pháp ban sự sống, thì sự công chính chắc phải bởi luật pháp mà đến.
Thưa Cha, qua bài giảng con hiểu rằng luật pháp và giao ước là hai điều riêng biệt, tuy có liên quan đến nhau nhưng không thay thế cho nhau hay đối nghịch nhau. Luật pháp là ý muốn của Thiên Chúa đối với loài người về nếp sống của loài người. Giao Ước là ý muốn của Thiên Chúa về những sự Thiên Chúa muốn ban cho loài người, như: các ơn phước, cơ nghiệp của Thiên Chúa, và sự tha thứ, ơn cứu rỗi khi loài người vi phạm luật pháp.
Luật pháp không ban sự sống vì không ai có thể giữ trọn luật pháp, nên chẳng ai được xưng công chính bởi những việc làm theo luật pháp, vi phạm một điều thì đã xem như phạm hết thảy và luật pháp lên án chết cho những ai vi phạm.
Con cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho con những sự hiểu về luật pháp và giao ước của Đức Chúa Trời. Con hiểu rằng luật pháp thể hiện sự thánh khiết và công chính của Thiên Chúa, còn giao ước lại tỏ ra ân điển và tình yêu của Ngài dành cho loài người chúng con. Nguyện xin Lời Ngài luôn ở trong con, thánh hóa con, giữ con được luôn luôn ở trong giao ước của Ngài, là giao ước được ban cho con qua Đấng Christ. Con cảm tạ Cha. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Phạm Trịnh Minh Anh
18/08/2023
Ga-la-ti 3:15-21 Vai Trò của Luật Pháp – Phần 1
Con kính lạy Đức Chúa Trời là Cha toàn năng, con cảm tạ ơn Cha đã cho con Lời của Ngài dạy dỗ con, lại một ngày mới nữa con được suy ngẫm Lời của Ngài, xin Đức Thánh Linh mở lòng mở trí con, giúp con hiểu biết Lời của Ngài ngày một hơn, để con học và áp dụng vào đời sống mỗi ngày. Con cảm tạ ơn Ngài. Con xin trình bày sự hiểu của con qua Ga-la-ti 3:15-21.
15 Hỡi các anh chị em cùng Cha! Tôi nói theo cách của loài người: Dù là giao ước của loài người, nhưng khi đã làm thành thì không ai được phép bỏ đi hay thêm vào sự gì.
16 Các lời hứa là cho Áp-ra-ham và cho dòng dõi của ông. Ngài không phán: Và cho các dòng dõi, như chỉ về nhiều người; nhưng như chỉ về một người: Và cho dòng dõi ngươi. Tức là Đấng Christ. [Sáng Thế Ký 22:18; 26:4; 28:14]
Thưa Cha, câu 15, 16 con hiểu được rằng Sứ Đồ Phao-lô nói về giao ước của loài người khi lập với nhau thì họ cũng trung tín thực thi, không thêm không bớt điều gì trong sự kết ước. Thiên Chúa đã lập giao ước với ông Áp-ra-ham và hứa ban cho ông một dòng dõi rất đông, qua dòng dõi ấy mọi dân tộc khác đều được phước, từ một dòng dõi ấy sẽ ra một Người mà qua Người ấy ơn phước được ban cho muôn dân, muôn nước, đó chính là Đức Chúa Jesus Christ.
17 Vậy thì tôi nói rằng: Giao ước mà Đức Chúa Trời trước kia đã lập thành trong Đấng Christ rồi, thì luật pháp là sự có sau đó bốn trăm ba mươi năm không thể vô hiệu hóa nó, mà làm cho lời hứa trở nên vô giá trị.
18 Vì, nếu sự hưởng cơ nghiệp là bởi luật pháp, thì không còn là bởi lời hứa nữa. Nhưng Đức Chúa Trời đã ban cơ nghiệp cho Áp-ra-ham bởi lời hứa.
19 Vậy thì tại sao có luật pháp? Nó đã được thêm vào vì những sự phạm pháp, cho tới khi người dòng dõi đến, là người mà lời hứa đã lập cho. Nó đã được ban ra bởi các thiên sứ vào trong tay của một người trung bảo.
Thưa Cha, câu 17-19 con được hiểu rằng Sứ Đồ Phao-lô nói giao ước trước kia mà Ngài đã lập thành trong Đấng Christ là Mười Điều Răn của Ngài. Nhưng luật pháp không ban điều gì cho loài người mà trái lại hình phạt cho những ai vi phạm Mười Điều Răn của Ngài. Luật pháp không mang lại sự cứu rỗi, nhưng Thiên Chúa đã lập giao ước với ông Áp-ra-ham ban cơ nghiệp cho ông bởi lời hứa. Vậy luật pháp có là vì tội lỗi của loài người ngày càng gia tăng, họ không còn nhận biết Thiên Chúa. Người mà lời hứa về sự cứu rỗi là người trung bảo đó là Đấng Christ, qua Đấng Christ mà mọi lời hứa về sự cứu rỗi của Ngài đều được hoàn thành.
20 Người trung bảo chẳng phải là người trung bảo của một bên, và Đức Chúa Trời là một bên.
21 Vậy thì luật pháp nghịch lại các lời hứa của Đức Chúa Trời sao? Chẳng hề như vậy! Vì nếu đã ban cho một luật pháp ban sự sống, thì sự công chính chắc phải bởi luật pháp mà đến.
Thưa Cha, câu 20, 21 con được hiểu rằng luật pháp đã được chính Ngài viết hai lần trên hai bảng đá truyền cho Môi-se là người trung bảo giữa dân I-sơ-ra-ên với Ngài. Luật pháp không nghịch lại lời hứa, luật pháp lên án tội lỗi và hình phạt tội lỗi, luật pháp không mang lại sự cứu rỗi, sự công chính của một người không phải bởi luật pháp.
Thưa Cha, qua đoạn Thánh Kinh trên con được học và hiểu rằng sự tội lỗi của loài người đã thêm lên nhiều, họ không còn nhận biết đến Ngài, không vâng giữ các điều răn của Ngài. Nhưng lời hứa ban cho về sự cứu rỗi qua Đấng Christ, hễ ai thật lòng ăn năn tội, tin nhận sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ thì người ấy sẽ được xưng là công chính và được ban cho năng lực để giữ được trọn vẹn các điều răn của Ngài.
Thưa Cha, con cảm tạ ơn Ngài vì con đã được Ngài tha tội, qua Đấng Christ, con được sạch tội, được xưng là công chính trước mặt Ngài, và con được Đức Thánh Linh ban cho năng lực vâng giữ các điều răn của Ngài mà không phải bởi sức riêng của mình.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ. A-men!
Con, Nguyễn Xuân Bắc
20/08/2023
Ga-la-ti 3:15-21 Vai Trò của Luật Pháp – Phần 1
Kính lạy Cha, con cảm tạ Cha đã cho con được đọc và suy ngẫm tiếp Ga-la-ti 3:15-21. Con kính xin Đức Thánh Linh ban cho con sự khôn ngoan thông sáng để con hiểu và áp dụng đúng. Con cảm tạ ơn Ngài!
Thưa Cha, phân đoạn này, Phao-lô đi vào phân tích cách rõ ràng hơn về vai trò của luật pháp, làm sáng tỏ rõ mối quan hệ của luật pháp, đức tin và giao ước, cũng như sự khác biệt giữa chúng. Qua đó giúp con hiểu hơn về mục đích, ý muốn của Đức Chúa Trời được bày tỏ qua giao ước và luật pháp.
Sau đây con xin nêu sự hiểu của con ở từng câu.
15 Hỡi các anh chị em cùng Cha! Tôi nói theo cách của loài người: Dù là giao ước của loài người, nhưng khi đã làm thành thì không ai được phép bỏ đi hay thêm vào sự gì.
Thưa Cha, con hiểu giao ước là các điều khoản mỗi bên cam kết thực hiện. Giao ước của loài người trong câu 15 là các điều khoản giữa Đức Chúa Trời với loài người.
Đức Chúa Trời yêu thương loài người, Ngài chủ động kết giao ước với loài người, để qua đó loài người có cơ hội được kết ước với Ngài. Khi loài người còn chưa ăn năn tội, thì Ngài đã có chương trình kết ước với loài người, bao gồm các điều khoản, kèm điều kiện thực hiện giao ước. Những ai đáp ứng được điều kiện của Ngài thì sẽ nhận được phước hạnh từ lời hứa.
Giao ước Chúa lập thì có sự ràng buộc, gắn kết cách đặc biệt, khác với những giao ước giữa loài người với nhau. Về phía Đức Chúa Trời, Ngài không bao giờ hủy cam kết, Ngài luôn thành tín. Ngài cũng thương xót ban ơn cho loài người trung tín thực hiện cam kết.
Giao ước được lập bởi tình yêu của Chúa, được làm thành bởi năng lực của Thiên Chúa, Chúa làm thành giao ước, giao ước thuộc về Đức Chúa Trời, nên không ai có quyền bỏ đi hay thêm vào sự gì.
16 Các lời hứa là cho Áp-ra-ham và cho dòng dõi của ông. Ngài không phán: Và cho các dòng dõi, như chỉ về nhiều người; nhưng như chỉ về một người: Và cho dòng dõi ngươi. Tức là Đấng Christ. [Sáng Thế Ký 22:18; 26:4; 28:14]
Dòng dõi Áp-ra-ham là Nô-ê, I-sác, Gia-cốp, sau này là Đa-vít, ngày nay hết cả những người có đời sống yêu mến kính sợ và thờ phượng Chúa được hưởng phước theo. Nếu như mỗi chúng con giữ được mối tương giao mật thiết với Ngài thì Ngài cũng có những lời phán hứa riêng tư với mỗi người nữa.
17 Vậy thì tôi nói rằng: Giao ước mà Đức Chúa Trời trước kia đã lập thành trong Đấng Christ rồi, thì luật pháp là sự có sau đó bốn trăm ba mươi năm không thể vô hiệu hóa nó, mà làm cho lời hứa trở nên vô giá trị.
Thưa Cha, con hiểu là: "Luật pháp được nói đến ở đây là luật pháp được Đức Chúa Trời ban hành tại Núi Si-na-i, khi Ngài lập giao ước với dân I-sơ-ra-ên. Luật pháp ấy được chép trong Thánh Kinh Cựu Ước, từ Xuất Ê-díp-tô Ký 20:1 đến Phục Truyền Luật Lệ Ký 32:47. Luật pháp ấy có Mười Điều Răn, mà Thánh Kinh gọi là Mười Lời Phán của Thiên Chúa, đứng đầu và làm nền tảng (Xuất Ê-díp-tô Ký 34:28; Phục Truyền Luật Lệ Ký 4:13; 10:4)." (Trích chú giải câu 17 của người chăn).
18 Vì, nếu sự hưởng cơ nghiệp là bởi luật pháp, thì không còn là bởi lời hứa nữa. Nhưng Đức Chúa Trời đã ban cơ nghiệp cho Áp-ra-ham bởi lời hứa.
Con hiểu Áp-ra-ham nhận được cơ nghiệp Đức Chúa Trời ban cho là bởi đức tin vào lời hứa. Ông tin và làm theo lời hứa. Không bởi do vâng giữ luật pháp mà được hưởng cơ nghiệp.
Tuy vậy, để tin và làm theo, thì ông đã vâng giữ luật pháp của Đức Chúa Trời, dù lúc đó chưa có luật pháp viết bằng chữ (Sáng Thế Ký 26:5).
19 Vậy thì tại sao có luật pháp? Nó đã được thêm vào vì những sự phạm pháp, cho tới khi người dòng dõi đến, là người mà lời hứa đã lập cho. Nó đã được ban ra bởi các thiên sứ vào trong tay của một người trung bảo.
Con hiểu luật pháp ở câu 19 này là nói về luật pháp được viết bằng chữ, được Đức Chúa Trời ban hành cho dân sự trên Núi Si-na-i, do Môi-se ghi chép, cùng với Mười Điều Răn do chính Đức Chúa Trời phán truyền và ghi chép nơi hai bảng đá, sau này có thêm Hai Điều Răn Mới của Đức Chúa Jesus. Luật pháp có sau sự phạm pháp, để hình phạt tội lỗi.
Con hiểu người dòng dõi đến là Đức Chúa Jesus ra từ dòng dõi Áp-ra-ham phần xác thịt.
Người trung bảo ở đây là Môi-se, là người trung bảo giữa Đức Chúa Trời và dân I-sơ-ra-ên, là hình bóng cho Đức Chúa Jesus, là Đấng Trung Bảo giữa Đức Chúa Trời và toàn thể nhân loại.
Giao ước của Đức Chúa Trời đến với loài người, qua Áp-ra-ham. Sự cứu rỗi của I-sơ-ra-ên là bởi lời hứa của Đức Chúa Trời với Áp-ra-ham. Khi Đức Chúa Jesus đến, thì lời hứa về sự cứu rỗi cho toàn thể nhân loại được lập thành, qua Giao Ước Mới.
Giao Ước Mới đem lại sự cứu rỗi, không hủy bỏ Giao Ước Cũ, bổ sung cho Giao Ước Cũ và làm thành sự đòi hỏi của luật pháp trong Giao Ước Cũ. Giao Ước Mới có sau luật pháp, không hủy bỏ luật pháp, mà làm cho luật pháp nên trọn vẹn. Luật pháp cũng không hủy bỏ giao ước, mà giao ước thiết lập và thực thi trên cơ sở của luật pháp.
Đức tin vào lời hứa trong giao ước Chúa hứa với Áp-ra-ham đem lại cơ nghiệp cho Áp-ra-ham cùng dân tộc I-sơ-ra-ên, không phải luật pháp, nhưng luật pháp làm trọn việc làm của giao ước.
Cũng vậy, đức tin vào Đức Chúa Jesus trong Giao Ước Mới đem lại sự cứu rỗi, không phải luật pháp, nhưng luật pháp làm trọn việc làm của đức tin trong Giao Ước Mới, làm vững bền luật pháp trong Giao Ước Cũ.
20 Người trung bảo chẳng phải là người trung bảo của một bên, và Đức Chúa Trời là một bên.
Con hiểu Môi-se là người trung bảo giữa loài người với Đức Chúa Trời, trong sự cam kết bền vững của Đấng Thiên Chúa Toàn Năng với loài người.
21 Vậy thì luật pháp nghịch lại các lời hứa của Đức Chúa Trời sao? Chẳng hề như vậy! Vì nếu đã ban cho một luật pháp ban sự sống, thì sự công chính chắc phải bởi luật pháp mà đến.
Câu 21 đã lần nữa khẳng định chắc chắn một lẽ thật, rằng: Luật pháp chẳng hề nghịch lại các lời hứa, mà làm cho lời hứa được vững lập trọn vẹn. Cũng vậy, sự công chính, sự cứu rỗi, sự sống không đến bởi luật pháp, mà đến bởi đức tin. Tin và vâng phục trọn vẹn luật pháp thì có sự cứu rỗi và sự sống Chúa ban.
Con cảm tạ Cha đã dạy dỗ con.
Bài học con nhận được là: Con cần gìn giữ đức tin con nơi Đức Chúa Jesus và rèn tập mỗi ngày vâng phục trọn vẹn các điều răn và Luật Pháp của Ngài. Xin Chúa giúp con vừa muốn vừa làm đẹp ý Chúa. A-men! Con cảm tạ ơn Chúa!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Thị Lan
20/08/2023
Ga-la-ti 3:15-21 Vai Trò của Luật Pháp – Phần 1
Kính lạy Cha của con ở trên trời!
Con cảm tạ ơn Cha ban cho gia đình con một ngày bình an! Cảm tạ Ngài chăm sóc, gìn giữ và ban ơn trên đời sống của chúng con mỗi ngày. Con cảm tạ Ngài cho con lúc này được học Lời của Ngài. Xin Cha ban ơn trên sự suy ngẫm Lời Ngài của con.
Thưa Cha, qua đoạn Thánh Kinh Ga-la-ti 3:15-21, con học và hiểu được rằng: Để giảm bớt sự phạm tội của loài người thì Ngài đặt ra luật pháp. Tuy vậy, luật pháp không thể thay đổi giao ước Ngài đã lập với ông Áp-ra-ham và dòng dõi của ông. Giao ước chính là lời hứa, Ngài đã hứa thì Ngài sẽ thành tín làm thành lời hứa của mình, vì Đức Chúa Trời là thành tín, như có chép:
"Vậy nên, hãy biết rằng, Đấng Tự Hữu Hằng Hữu, Thiên Chúa của ngươi, Ngài là Đức Chúa Trời, là Thiên Chúa Thành Tín, giữ sự giao ước và sự từ ái đến ngàn đời cho những ai yêu Ngài và giữ các điều răn của Ngài;" (Phục Truyền Luật Lệ Ký 7:9).
Thưa Cha, con cảm tạ ơn Ngài cho con được dự phần vào giao ước của Ngài với ông Áp-ra-ham, qua Đức Chúa Jesus. Con đã nhận được nhiều ơn phước từ nơi Ngài và con biết rằng qua Đức Chúa Jesus, con không chỉ nhận được một số phước như con đã nhận được hay đã học biết được qua Lời của Ngài, con biết rằng ơn phước của Ngài cứ còn mãi và cứ thêm lên cho con không ngừng nghỉ khi con còn ở trong Chúa Jesus. Con kính xin Cha thương xót mà giúp con cứ giữ vững đức tin nơi Chúa cho đến cuối cùng để con được trải nghiệm những ơn phước tốt lành, đầy dư mà Ngài đang dành chờ con. Con cảm tạ ơn Ngài.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Con, Đồng Thị Nghĩa
Ga-la-ti 3:15-21 Vai Trò của Luật Pháp – Phần 1
Kính lạy Cha Từ Ái của con, con xin dâng lời cảm tạ ơn Cha lại ban cho con được tiếp tục đọc, suy ngẫm Lời Ngài. Nguyện xin Lời Ngài thánh hóa con, ban cho con sự khôn sáng để con sống đẹp lòng Ngài ngày càng hơn. A-men!
Thưa Cha, con xin dâng lên Cha sự hiểu của con về Ga-la-ti 3:15-21. Nguyện xin Đức Thánh Linh ở cùng dạy dỗ con Lời của Ngài. A-men!
15 Hỡi các anh chị em cùng Cha! Tôi nói theo cách của loài người: Dù là giao ước của loài người, nhưng khi đã làm thành thì không ai được phép bỏ đi hay thêm vào sự gì.
16 Các lời hứa là cho Áp-ra-ham và cho dòng dõi của ông. Ngài không phán: Và cho các dòng dõi, như chỉ về nhiều người; nhưng như chỉ về một người: Và cho dòng dõi ngươi. Tức là Đấng Christ. [Sáng Thế Ký 22:18; 26:4; 28:14]
17 Vậy thì tôi nói rằng: Giao ước mà Đức Chúa Trời trước kia đã lập thành trong Đấng Christ rồi, thì luật pháp là sự có sau đó bốn trăm ba mươi năm không thể vô hiệu hóa nó, mà làm cho lời hứa trở nên vô giá trị.
18 Vì, nếu sự hưởng cơ nghiệp là bởi luật pháp, thì không còn là bởi lời hứa nữa. Nhưng Đức Chúa Trời đã ban cơ nghiệp cho Áp-ra-ham bởi lời hứa.
19 Vậy thì tại sao có luật pháp? Nó đã được thêm vào vì những sự phạm pháp, cho tới khi người dòng dõi đến, là người mà lời hứa đã lập cho. Nó đã được ban ra bởi các thiên sứ vào trong tay của một người trung bảo.
20 Người trung bảo chẳng phải là người trung bảo của một bên, và Đức Chúa Trời là một bên.
21 Vậy thì luật pháp nghịch lại các lời hứa của Đức Chúa Trời sao? Chẳng hề như vậy! Vì nếu đã ban cho một luật pháp ban sự sống, thì sự công chính chắc phải bởi luật pháp mà đến.
Thưa Cha, con hiểu rằng các giao ước mà Cha đã lập với Áp-ra-ham cũng chính là giao ước được lập với Đức Chúa Jesus. Đức Chúa Jesus thuộc về dòng dõi của Áp-ra-ham.
Thưa Cha, con hiểu rằng qua Áp-ra-ham và dòng dõi của ông mà toàn thể loài người có cơ hội nhận được ân điển của Thiên Chúa. Loài người nhận được ân điển của Thiên Chúa khi thật lòng ăn năn tội và tin nhận sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ.
Thưa Cha, con hiểu rằng luật pháp không có hiệu lực gì trên giao ước. Giao ước là những điều Chúa hứa ban cho loài người, luật pháp là những điều Chúa muốn loài người sống trong đó. Giao ước và luật pháp là hai điều riêng biệt.
Thưa Cha, con hiểu rằng vì sự phạm tội của loài người ngày càng gia tăng khiến lương tâm băng hoại, không còn nhận biết Thiên Chúa và luật pháp đã ghi trong lòng họ nữa, cho nên luật pháp được ban hành thành chữ viết để nhắc nhớ cho loài người.
Thưa Cha, con hiểu rằng Môi-se là người trung bảo giữa Đức Chúa Trời và dân I-sơ-ra-ên, cũng là hình bóng tiêu biểu cho Đức Chúa Jesus Christ là Đấng trung bảo giữa Đức Chúa Trời và toàn thể nhân loại.
Thưa Cha, con hiểu rằng vì không ai có thể giữ trọn luật pháp nên loài người không thể nhờ luật pháp để được xưng công chính. Loài người được xưng công chính, nhận được sự cứu rỗi là nhờ vào lòng ăn năn tội và tin nhận sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ. Sau khi nhận được sự cứu rỗi thì người đó phải vâng giữ luật pháp để được ở lại trong sự cứu rỗi, nếu người đó quay lại phạm tội thì chứng tỏ người đó chưa thật lòng ăn năn.
Con cảm tạ ơn Cha đã ban cho con những sự hiểu trên đây. Nguyện xin Cha ban cho con ngày càng hiểu biết Lời Ngài để con luôn đi trong lẽ thật tránh xa mọi tà giáo. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Trần Hữu Tường
21/08/2023
Huỳnh Christian Priscilla: Ga-la-ti 3:15-21 Vai Trò của Luật Pháp – Phần 1
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con. Con kính dâng Cha lời tôn vinh và cảm tạ của con. Ngài là Thiên Chúa Toàn Năng và Cha ở trên trời của con. Con cảm tạ Cha, vì Ngài đã ban cho con Lời Hằng Sống mỗi ngày. Con cầu xin Đức Thánh Linh là Thần Lẽ Thật soi sáng, giúp cho con có thêm sự hiểu biết và có đủ năng lực để làm theo mọi lời phán dạy của Ngài.
Lạy Cha, con xin trình bày sự suy ngẫm của con về Ga-la-ti 3:15-21, dạy về vai trò của luật pháp.
15 Hỡi các anh chị em cùng Cha! Tôi nói theo cách của loài người: Dù là giao ước của loài người, nhưng khi đã làm thành thì không ai được phép bỏ đi hay thêm vào sự gì.
Câu 15: Con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô nhắc cho con dân Chúa tại Ga-la-ti nhớ về nguyên tắc kết ước của loài người. Đó là không có ai, không có sự gì có thể hủy bỏ giao ước, hoặc thêm hay bớt một điều gì vào trong giao ước đã được thiết lập. Tương tự như vậy là giao ước mà Đức Chúa Trời đã lập ra với Áp-ra-ham và dòng dõi của ông.
16 Các lời hứa là cho Áp-ra-ham và cho dòng dõi của ông. Ngài không phán: Và cho các dòng dõi, như chỉ về nhiều người; nhưng như chỉ về một người: Và cho dòng dõi ngươi. Tức là Đấng Christ. [Sáng Thế Ký 22:18; 26:4; 28:14]
Câu 16: Con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô nói về lời hứa của Thiên Chúa, không phải để chỉ về nhiều người. Nhưng được dùng để chỉ một người sẽ ra từ dòng dõi của Áp-ra-ham. Người ấy chính là Đức Chúa Jesus Christ mà mọi lời hứa của Đức Chúa Trời sẽ được hoàn thành đối với Áp-ra-ham, đem lại ơn phước cho muôn dân.
17 Vậy thì tôi nói rằng: Giao ước mà Đức Chúa Trời trước kia đã lập thành trong Đấng Christ rồi, thì luật pháp là sự có sau đó bốn trăm ba mươi năm không thể vô hiệu hóa nó, mà làm cho lời hứa trở nên vô giá trị.
Câu 17: Con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô nói đến luật pháp được Đức Chúa Trời ban hành tại Núi Si-na-i, khi Ngài lập giao ước với dân I-sơ-ra-ên. Luật pháp ấy được chép thành chữ, có Mười Điều Răn mà Thánh Kinh gọi là Mười Lời Phán của Thiên Chúa. Luật pháp ấy mãi 430 năm sau lời hứa mới có và không thể hủy bỏ lời hứa.
18 Vì, nếu sự hưởng cơ nghiệp là bởi luật pháp, thì không còn là bởi lời hứa nữa. Nhưng Đức Chúa Trời đã ban cơ nghiệp cho Áp-ra-ham bởi lời hứa.
Câu 18: Con hiểu rằng, sự Đức Chúa Trời hứa ban cho Áp-ra-ham là cơ nghiệp, và Áp-ra-ham đã bởi đức tin mà nhận lãnh, chứ không phải do ông vâng giữ trọn vẹn các điều răn, các luật lệ, và các luật pháp của Thiên Chúa. Trước khi luật pháp chép thành chữ được ban hành tại Núi Si-na-i thì Áp-ra-ham đã nhận được lời hứa của Đức Chúa Trời. Nếu một người muốn nhờ vào sự vâng giữ luật pháp để được hưởng cơ nghiệp của Đức Chúa Trời thì ý muốn ấy sẽ không thành. Vì luật pháp không hề hứa ban cho bất cứ ai điều gì, ngoài sự hình phạt bất cứ ai vi phạm các điều răn của Thiên Chúa.
19 Vậy thì tại sao có luật pháp? Nó đã được thêm vào vì những sự phạm pháp, cho tới khi người dòng dõi đến, là người mà lời hứa đã lập cho. Nó đã được ban ra bởi các thiên sứ vào trong tay của một người trung bảo.
Câu 19: Con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô đặt câu hỏi, tại sao có luật pháp được ghi chép trong Thánh Kinh. Luật pháp được viết thành chữ được ban cho loài người vì những sự phạm luật pháp của loài người ngày càng gia tăng, khiến họ không còn nhận biết Thiên Chúa và thờ phượng Ngài. Luật pháp viết thành chữ được ban hành cho loài người qua dòng dõi của Áp-ra-ham là tuyển dân của Đức Chúa Trời, tức là dân I-sơ-ra-ên. Nhờ đó, loài người đọc, nghe, và làm theo, cho tới khi sự cứu rỗi đến bởi một người thuộc dân I-sơ-ra-ên. Người ấy chính là Đức Chúa Jesus Christ, Đấng hoàn thành mọi lời hứa của Đức Chúa Trời. Luật pháp viết thành chữ tại Núi Si-na-i có Mười Điều Răn, do chính tay Đức Chúa Trời chép trên hai bảng đá, được các thiên sứ truyền đạt cho Môi-se. Môi-se là người trung bảo giữa dân I-sơ-ra-ên với Đức Chúa Trời. Môi-se tiêu biểu cho Đức Chúa Jesus Christ. Ngài là Đấng trung bảo giữa Đức Chúa Trời với toàn thể nhân loại.
20 Người trung bảo chẳng phải là người trung bảo của một bên, và Đức Chúa Trời là một bên.
Câu 20: Con hiểu rằng, người trung bảo là người đứng giữa hai bên hoặc nhiều bên, có bổn phận giúp cho các bên thương lượng với nhau và chịu trách nhiệm về sự giữ lời hứa của các bên. Trong Giao Ước Luật Pháp lập tại Núi Si-na-i, thì Môi-se là người trung bảo giữa Đức Chúa Trời với dân I-sơ-ra-ên. Khi Đức Chúa Trời hình phạt dân I-sơ-ra-ên vì sự họ vi phạm luật pháp của Ngài thì Môi-se đứng ra cầu thay cho họ.
21 Vậy thì luật pháp nghịch lại các lời hứa của Đức Chúa Trời sao? Chẳng hề như vậy! Vì nếu đã ban cho một luật pháp ban sự sống, thì sự công chính chắc phải bởi luật pháp mà đến.
Câu 21: Con hiểu rằng, luật pháp được viết thành chữ không hề nghịch lại bất cứ một lời hứa nào của Đức Chúa Trời. Luật pháp thể hiện ý muốn của Đức Chúa Trời về nếp sống của loài người. Còn lời hứa là về sự Đức Chúa Trời sẽ xưng loài người là công chính bởi đức tin của họ nơi Ngài, không bởi việc làm theo luật pháp. Vì thế, luật pháp và lời hứa đều không có gì nghịch lại thánh ý của Thiên Chúa.
Lạy Cha, con cảm tạ ơn Cha, vì Ngài đã ban cho con có đức tin trong Đấng Christ, được xưng là công chính, thuộc về dân thánh của Đức Chúa Trời, và được hưởng phước thuộc về dòng dõi, con cháu của Áp-ra-ham. Xin Cha giúp cho con luôn biết vâng giữ các điều răn luật pháp của Thiên Chúa để con sống đẹp ý Ngài. Con Cảm tạ và cầu xin trong danh của Đức Chúa Jesus Christ. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Huỳnh Christian Priscilla
Huỳnh Christian Timothy: Ga-la-ti 3:15-21 Vai Trò của Luật Pháp – Phần 1Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con. Con kính dâng Cha lời tôn vinh và cảm tạ của con. Ngài là Thiên Chúa Toàn Năng và Cha ở trên trời của con. Thời tiết vẫn còn rất nóng mặc dù đã qua khỏi giữa tháng Tám. Một số cây trồng của gia đình con đã bắt đầu cháy lá, dù vẫn được thường xuyên tưới nước. Ánh nắng thật gắt, dù vào khoảng bốn giờ chiều nhưng vẫn nóng rát da. Con không thể làm việc ngoài trời, dưới ánh nắng. Đó chỉ mới là nhiệt độ 43 độ C. Con liên tưởng đến sự chịu khổ của những người phải bị giam đời đời trong hỏa ngục. Con càng cảm nhận hơn một cách rõ ràng, những sự chịu khổ trong đời này để sống theo Lời Chúa không đáng gì so với sự chịu khổ đời đời nếu không sống theo Lời Chúa. Và càng không đáng gì khi so với sự được sống phước hạnh đời đời trong Vương Quốc Trời. Xin Cha giữ gìn mỗi con dân của Ngài trung tín cho tới ngày Đấng Christ đến. Xin Cha ban ơn cho ngày càng có thêm nhiều người biết và tin nhận Tin Lành. Xin Đấng Christ thêm sức mới cho con mỗi ngày. Xin Đức Thánh Linh ban sự khôn sáng cho con, trong khi con suy ngẫm Lời Hằng Sống của Thiên Chúa. Con cảm tạ Ba Ngôi Thiên Chúa.
Thưa Cha, con xin trình bày sự suy ngẫm của con về Ga-la-ti 3:15-21, như sau:
15 Hỡi các anh chị em cùng Cha! Tôi nói theo cách của loài người: Dù là giao ước của loài người, nhưng khi đã làm thành thì không ai được phép bỏ đi hay thêm vào sự gì.
16 Các lời hứa là cho Áp-ra-ham và cho dòng dõi của ông. Ngài không phán: Và cho các dòng dõi, như chỉ về nhiều người; nhưng như chỉ về một người: Và cho dòng dõi ngươi. Tức là Đấng Christ. [Sáng Thế Ký 22:18; 26:4; 28:14]Câu 15 và 16: Con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô dùng nguyên tắc thiết lập giao ước của loài người để nói đến giao ước của Đức Chúa Trời đã lập ra với Áp-ra-ham. Nguyên tắc đó là một khi giao ước đã lập thành thì không thể bị hủy bỏ, cũng không thể thêm hay bớt một chi tiết nào, nếu không có sự đồng ý của các bên. Lời hứa của Đức Chúa Trời với Áp-ra-ham là một giao ước giữa Đức Chúa Trời với ông và dòng dõi của ông, không hề bị bỏ đi, không hề bị thay đổi.
Áp-ra-ham có ba dòng dõi, ra từ ba người vợ của ông: dòng dõi ra từ Sa-ra, dòng dõi ra từ A-ga, và dòng dõi ra từ Kê-tu-ra. Mỗi dòng dõi có nhiều người. Nhưng Sứ Đồ Phao-lô có ý nói, lời hứa của Đức Chúa Trời với Áp-ra-ham chỉ có hiệu lực trên dòng dõi chính của Áp-ra-ham, ra từ Sa-ra, và trên một người đại diện cho dòng dõi ấy, là Đức Chúa Jesus Christ.
17 Vậy thì tôi nói rằng: Giao ước mà Đức Chúa Trời trước kia đã lập thành trong Đấng Christ rồi, thì luật pháp là sự có sau đó bốn trăm ba mươi năm không thể vô hiệu hóa nó, mà làm cho lời hứa trở nên vô giá trị.Câu 17: Con hiểu rằng, giao ước Đức Chúa Trời đã lập với Áp-ra-ham chính là giao ước được thực hiện qua Đấng Christ. Có nghĩa là qua Đấng Christ mà muôn dân được phước. Phước ấy là sự muôn dân được ban cho cơ hội tin nhận ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời để được phục hồi địa vị làm con của Ngài, được sống lại và sống đời đời trong Vương Quốc Trời. Luật pháp được nói đến ở đây là luật pháp của Đức Chúa Trời được viết thành chữ, được ban hành tại Núi Si-na-i. Luật pháp đó được ban hành sau giao ước khoảng 430 năm, không hề vô hiệu hóa giao ước đó, khiến cho lời hứa của Đức Chúa Trời với Áp-ra-ham trở nên vô giá trị. Luật pháp chỉ giúp cho loài người hiểu biết nếp sống phải có trước Thiên Chúa. Dù có giao ước hay không có giao ước thì loài người, không riêng gì dân I-sơ-ra-ên, phải sống theo tiêu chuẩn đã được chép thành chữ trong luật pháp. Luật pháp hoàn toàn không liên quan đến lời Đức Chúa Trời đã hứa với Áp-ra-ham, không có quyền gì trên lời hứa, không ảnh hưởng gì đến lời hứa.
18 Vì, nếu sự hưởng cơ nghiệp là bởi luật pháp, thì không còn là bởi lời hứa nữa. Nhưng Đức Chúa Trời đã ban cơ nghiệp cho Áp-ra-ham bởi lời hứa.Câu 18: Con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô giải thích cho con dân Chúa tại Ga-la-ti hiểu, Đức Chúa Trời đã hứa ban cơ nghiệp cứu rỗi cho loài người qua Áp-ra-ham từ trước khi luật pháp được ban hành. Luật pháp chỉ là tiêu chuẩn sống thánh khiết Đức Chúa Trời định cho loài người, không phải là sự ban cho ơn cứu rỗi. Chính vì loài người không thể tự mình sống thánh khiết theo luật pháp nên từ trước, Đức Chúa Trời đã hứa ban ơn cứu rỗi cho loài người. Các điều răn trong luật pháp thể hiện sự thánh khiết của Đức Chúa Trời. Các hình phạt trong luật pháp thể hiện sự công chính của Đức Chúa Trời. Còn lời hứa thì thể hiện sự yêu thương của Đức Chúa Trời.
19 Vậy thì tại sao có luật pháp? Nó đã được thêm vào vì những sự phạm pháp, cho tới khi người dòng dõi đến, là người mà lời hứa đã lập cho. Nó đã được ban ra bởi các thiên sứ vào trong tay của một người trung bảo.
20 Người trung bảo chẳng phải là người trung bảo của một bên, và Đức Chúa Trời là một bên.Câu 19 và 20: Con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô giải thích cho con dân Chúa tại Ga-la-ti hiểu, luật pháp được viết thành chữ và ban hành cho loài người là vì sự phạm tội của loài người ngày càng gia tăng. Luật pháp viết thành chữ giúp cho loài người biêt rõ họ đã phạm tội như thế nào và đã bị lên án như thế nào. Trước đó, các điều răn và luật pháp của Đức Chúa Trời đã có và đã được Áp-ra-ham vâng giữ, như Sáng Thế Ký 26:5 đã chép.
Ngoài Mười Điều Răn, được Thánh Kinh gọi là Mười Lời, do chính tay Thiên Chúa chép trên hai bảng đá, các điều khoản trong luật pháp đều do Thiên Chúa phán bảo cho Môi-se chép vào trong một cuốn sách, gọi là Sách Luật Pháp. Luật pháp được chép thành chữ ấy là nền tảng và khuôn khổ để loài người theo đó mà hành xử trong cuộc sống, cho tới khi Đấng Christ đến, làm trọn mọi sự đòi hỏi công chính của luật pháp, hoàn thành lời hứa mà Đức Chúa Trời đã hứa với Áp-ra-ham.
Con hiểu rằng, hai bảng đá ghi chép Mười Điều Răn tiêu biểu cho toàn bộ luật pháp của Đức Chúa Trời và được các thiên sứ trao vào tay Môi-se. Như vậy, Môi-se là người làm trung bảo của Đức Chúa Trời và loài người trong Giao Ước Cũ. Ông tiêu biểu cho Đấng Christ là Đấng Trung Bảo trong Giao Ước Mới. Giao Ước Mới không hủy đi Giao Ước Cũ nhưng giúp hoàn thành các điều khoản trong Giao Ước Cũ, bởi sự Đức Chúa Jesus Christ làm trọn luật pháp và cứu chuộc loài người ra khỏi hậu quả của tội lỗi, qua sự chết của Ngài.
21 Vậy thì luật pháp nghịch lại các lời hứa của Đức Chúa Trời sao? Chẳng hề như vậy! Vì nếu đã ban cho một luật pháp ban sự sống, thì sự công chính chắc phải bởi luật pháp mà đến.Câu 21: Con hiểu rằng, luật pháp viết thành chữ và được ban hành sau các lời hứa mà Đức Chúa Trời đã hứa với Áp-ra-ham không hề nghịch lại các lời hứa ấy. Lời hứa của Đức Chúa Trời ban sự sống cho loài người qua sự cứu rỗi họ khỏi hình phạt của sự phạm tội, chống nghịch Ngài. Sự cứu rỗi đó được Đấng Christ thi hành cách công chính, theo sự đòi hỏi của luật pháp. Luật pháp không ban sự sống mà chỉ lên án chết những ai vi phạm các điều răn của Đức Chúa Trời. Luật pháp thi hành sự công chính của Đức Chúa Trời là giáng hình phạt trên những ai vi phạm các điều răn của Ngài.
Loài người không thể tìm kiếm sự được xưng là công chính bởi sự vâng giữ luật pháp. Vì không ai có thể giữ trọn vẹn các điều răn của Đức Chúa Trời. Mà hễ vi phạm dù chỉ một lần, một điều là đã mang lấy án chết. Loài người chỉ có thể được xưng là công chính bởi tin vào lời hứa về sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Bởi lời hứa đó, Đấng Christ đã chịu chết thay cho mọi người vì sự phạm tội của mỗi người. Bất cứ ai thật lòng ăn năn tội và hoàn toàn tin nhận sự chết chuộc tội của Đấng Christ thì người ấy được Đức Chúa Trời tha tội, được Đấng Christ làm cho sạch tội, được Đấng Thần Linh ban cho thánh linh của Thiên Chúa để sống một đời sống mới, vâng giữ các điều răn của Thiên Chúa, được Đức Chúa Trời xưng là công chính.
Thưa Cha, kính xin Cha giúp cho mỗi con dân của Ngài hiểu rõ, loài người không thể nhờ vào sự vâng giữ luật pháp của Đức Chúa Trời mà được cứu rỗi. Loài người chỉ có thể nhận được sự cứu rỗi nhờ có đức tin vào trong lời hứa của Đức Chúa Trời về sự cứu rỗi được Ngài ban cho loài người, qua sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ. Chỉ sau khi được cứu rỗi, được Đức Chúa Trời xưng là công chính thì loài người mới có năng lực của Thiên Chúa là thánh linh để sống một đời sống vâng giữ trọn vẹn luật pháp của Đức Chúa Trời. Con cảm tạ Cha.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Huỳnh Christian Timothy
Ga-la-ti 3:15-21 Vai Trò của Luật Pháp – Phần 1
15 Hỡi các anh chị em cùng Cha! Tôi nói theo cách của loài người: Dù là giao ước của loài người, nhưng khi đã làm thành thì không ai được phép bỏ đi hay thêm vào sự gì.
16 Các lời hứa là cho Áp-ra-ham và cho dòng dõi của ông. Ngài không phán: Và cho các dòng dõi, như chỉ về nhiều người; nhưng như chỉ về một người: Và cho dòng dõi ngươi. Tức là Đấng Christ. [Sáng Thế Ký 22:18; 26:4; 28:14]
17 Vậy thì tôi nói rằng: Giao ước mà Đức Chúa Trời trước kia đã lập thành trong Đấng Christ rồi, thì luật pháp là sự có sau đó bốn trăm ba mươi năm không thể vô hiệu hóa nó, mà làm cho lời hứa trở nên vô giá trị.
18 Vì, nếu sự hưởng cơ nghiệp là bởi luật pháp, thì không còn là bởi lời hứa nữa. Nhưng Đức Chúa Trời đã ban cơ nghiệp cho Áp-ra-ham bởi lời hứa.
19 Vậy thì tại sao có luật pháp? Nó đã được thêm vào vì những sự phạm pháp, cho tới khi người dòng dõi đến, là người mà lời hứa đã lập cho. Nó đã được ban ra bởi các thiên sứ vào trong tay của một người trung bảo.
20 Người trung bảo chẳng phải là người trung bảo của một bên, và Đức Chúa Trời là một bên.
21 Vậy thì luật pháp nghịch lại các lời hứa của Đức Chúa Trời sao? Chẳng hề như vậy! Vì nếu đã ban cho một luật pháp ban sự sống, thì sự công chính chắc phải bởi luật pháp mà đến.
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha kính yêu của chúng con. Con xin dâng lên Cha lời cảm tạ vì sự dạy dỗ của Ngài cho con qua phân đoạn Thánh Kinh trên như sau:
Thưa Cha, con hiểu rằng trong câu 16 Phao-lô nói đến giao ước mà Ngài đã lập với ông Áp-ra-ham cũng chính là giao ước Ngài đã lập với Đức Chúa Jesus Christ. Giao ước mà Ngài đã lập với ông Áp-ra-ham là khi ông tin và vâng giữ mọi lời phán của Ngài thì Ngài kể ông là công bình. Như trong Thánh Kinh có chép rằng:
Ga-la-ti 3:6
6 Như Áp-ra-ham tin Đức Chúa Trời, thì đã kể là công chính cho người.
Thưa Cha, cũng như giao ước Ngài đã lập với ông Áp-ra-ham khi ông tin và vâng giữ Lời Ngài thì Ngài cũng lập giao ước với Đức Chúa Jesus Christ cho loài người chúng con khi chúng con tin nơi sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ thì chúng con được Ngài gọi là công chính.
Thưa Cha, con hiểu câu 17 rằng luật pháp là những sự có sau giao ước được lập nên là để quản trị và dạy dỗ loài người chúng con khỏi sự phạm tội, dạy cho chúng con biết điều nên làm và tránh mọi sự nghịch lại với điều răn và luật pháp của Ngài. Sự vâng giữ luật pháp không giúp chúng con trở nên vô tội nhưng sự giữ luật pháp giúp chúng con tránh sự bước đi trong tội lỗi. Nhưng mọi tội lỗi mà chúng con đã phạm trước kia thì đã được Đức Chúa Jesus Christ gánh thay cho chúng con. Ngày nay không phải vì chúng con đã được Đức Chúa Jesus Christ gánh thay tội lỗi thì chúng con không cần vâng giữ các điều răn của Ngài, mà ngược lại vì chúng con đã được tha tội nên chúng con lại cần vâng giữ các điều răn để chúng con không lại một lần nữa bị xa cách Ngài vì tội lỗi của chúng con.
Thưa Cha, con cũng hiểu rằng luật pháp được Ngài viết trên hai bảng đá là vì sự gia thêm của tội lỗi đã chèn ép đi lương tâm thánh khiết mà Ngài đã đặt để trong loài người. Chính vì thế sự luật pháp được ban hành bằng chữ viết chỉ ra cho loài người sự sai trái và tội lỗi.
Thưa Cha, con cũng hiểu rằng Đức Chúa Jesus Christ là Đấng Trung Bảo giữa Ngài và loài người chúng con. Đức Chúa Jesus Christ là Đấng Trung Bảo giữa Ngài khi loài người chúng con phạm tội thì Đấng Christ cầu thay cho chúng con. Như trong Thánh Kinh có chép:
Rô-ma 8:34
34 Ai sẽ định tội họ? Đấng Christ đã chết nhưng cũng đã sống lại, là Đấng đang ngự bên phải Đức Chúa Trời, cầu thay cho chúng ta.
Hê-bơ-rơ 7:25
25 Bởi đó, Ngài cũng có thể cứu toàn vẹn những ai nhờ Ngài mà đến gần Đức Chúa Trời, vì Ngài hằng sống để cầu thay cho họ.
Và Đấng Christ là Đấng Trung Bảo giữa chúng con khi chúng con vâng giữ Lời Ngài thì Đấng Christ thêm sức cho chúng con. Và chúng con có lỡ phạm tội thì Đấng Christ lại cầu thay cho chúng con.
Thưa Cha, qua câu 21 con học được rằng, luật pháp không ban sự sống vì kèm theo luật pháp là án phạt của tội lỗi nhưng kèm theo giao ước của Ngài trong Đấng Christ là lời hứa về sự tha tội và sự sống trong Đấng Christ. Thưa Cha, luật pháp và giao ước không hề mâu thuẫn nhau vì trong luật pháp dạy cho loài người nếu không làm theo những sự công bình và thánh khiết là bản tính của Ngài thì sẽ có án phạt là sự chết kèm theo. Nhưng vì loài người chúng con là yếu đuối nên ân điển được kèm theo với luật pháp qua Đức Chúa Jesus Christ đã gánh thay mọi tội lỗi của chúng con, thì từ nay nếu chúng con có lỡ vấp phạm vì yếu đuối thì vẫn được Ngài tha thứ.
Thưa Cha kính yêu, tình yêu của Ngài dành cho chúng con thật là quá bao la, quá lớn đối với tâm trí loài người nhỏ bé chúng con để chúng con có thể hiểu được. Thưa Cha, xin Cha thêm năng lực cho con từ nay luôn biết sống vì Ngài chứ không sống vì chính bản thân của mình nữa. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Con: Lạc Quân
Ga-la-ti 3:15-21 Vai Trò của Luật Pháp – Phần 1
Kính lạy Đức Chúa Trời Toàn Năng là Cha Yêu Thương của con ở trên trời. Con cảm tạ ơn Cha đã ban cho con có được thời gian, sức khỏe để con đọc và suy ngẫm Lời của Ngài. Nguyện Lời Ngài thánh hóa con qua bài học hôm nay.
Kính thưa Cha! Con xin trình bày sự suy ngẫm của con trong Ga-la-ti 3:15-21 như sau:
15 Hỡi các anh chị em cùng Cha! Tôi nói theo cách của loài người: Dù là giao ước của loài người, nhưng khi đã làm thành thì không ai được phép bỏ đi hay thêm vào sự gì.
16 Các lời hứa là cho Áp-ra-ham và cho dòng dõi của ông. Ngài không phán: Và cho các dòng dõi, như chỉ về nhiều người; nhưng như chỉ về một người: Và cho dòng dõi ngươi. Tức là Đấng Christ. [Sáng Thế Ký 22:18; 26:4; 28:14]
17 Vậy thì tôi nói rằng: Giao ước mà Đức Chúa Trời trước kia đã lập thành trong Đấng Christ rồi, thì luật pháp là sự có sau đó bốn trăm ba mươi năm không thể vô hiệu hóa nó, mà làm cho lời hứa trở nên vô giá trị.
18 Vì, nếu sự hưởng cơ nghiệp là bởi luật pháp, thì không còn là bởi lời hứa nữa. Nhưng Đức Chúa Trời đã ban cơ nghiệp cho Áp-ra-ham bởi lời hứa.
19 Vậy thì tại sao có luật pháp? Nó đã được thêm vào vì những sự phạm pháp, cho tới khi người dòng dõi đến, là người mà lời hứa đã lập cho. Nó đã được ban ra bởi các thiên sứ vào trong tay của một người trung bảo.
20 Người trung bảo chẳng phải là người trung bảo của một bên, và Đức Chúa Trời là một bên.
21 Vậy thì luật pháp nghịch lại các lời hứa của Đức Chúa Trời sao? Chẳng hề như vậy! Vì nếu đã ban cho một luật pháp ban sự sống, thì sự công chính chắc phải bởi luật pháp mà đến.
Thưa Cha, con hiểu rằng lời hứa của Đức Chúa Trời với Áp-ra-ham là một giao ước của Đức Chúa Trời với Áp-ra-ham và dòng dõi của ông. Giao ước ấy không hề bị thay đổi hoặc bị hủy bỏ, nhưng vẫn còn bền vững cho đến tận ngày nay và từ dòng dõi chính của Áp-ra-ham do Sa-ra sinh ra mà mọi lời hứa của Đức Chúa Trời được thành toàn đối với Áp-ra-ham và đem lại nguồn phước cho muôn dân trên đất. Người ấy chính là Đức Chúa Jesus Christ, vì qua Đấng Christ hễ bất cứ ai nếu thật lòng ăn năn tội và tin nhận sự chết chuộc tội của Ngài thì người ấy được cứu ra khỏi hậu quả và quyền lực của tội lỗi, và được kết hiệp vào dòng dõi của Áp-ra-ham.
Thưa Cha, con hiểu rằng khi một người thật lòng ăn năn tội và tin nhận sự chết chuộc tội của Đấng Christ, thì người ấy được Đức Chúa Trời ban cho năng lực để có thể vâng giữ trọn vẹn điều răn luật pháp của Thiên Chúa. Luật pháp của Thiên Chúa sẽ có hình phạt về nếp sống của một người, nhưng loài người không nhờ vào luật pháp để được sống, vì loài người được xưng công chính không bởi việc làm theo luật pháp mà là bởi đức tin nơi Thiên Chúa.
Lạy Cha, con cảm tạ ơn Cha đã ban cho con sự hiểu qua bài học hôm nay. Con cảm tạ ơn Cha đã ban cho con được dự phần vào trong giao ước của Ngài với Áp-ra-ham qua Đức Chúa Jesus Christ. Để con cũng được ban cho những ơn phước lớn lao, và ơn phước lớn nhất mà con nhận được đó là sự cứu rỗi và sự sống đời đời trong Vương Quốc Trời. Nguyện xin Cha thương xót giúp cho con cứ luôn ở mãi trong tình yêu, ân điển của Ba Ngôi Thiên Chúa cho đến ngày Đấng Christ tái lâm. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Thị Thúy My
21/08/2023
Ga-la-ti 3:15-21 Vai Trò của Luật Pháp – Phần 1
Kính lạy Cha Từ Ái của con ở trên các tầng trời!
Con cảm tạ ơn Cha đã ban Lời Ngài cho con được học hỏi, làm ích cho đức tin của con. Con cầu xin Cha ban ơn soi dẫn con suy ngẫm Lời Chúa trong Ga-la-ti 3:15-21 Vai Trò của Luật Pháp – Phần 1.
Con xin ghi ra sự hiểu của con như sau:
Kính thưa Chúa! Con hiểu:
15 Hỡi các anh chị em cùng Cha! Tôi nói theo cách của loài người: Dù là giao ước của loài người, nhưng khi đã làm thành thì không ai được phép bỏ đi hay thêm vào sự gì.
16 Các lời hứa là cho Áp-ra-ham và cho dòng dõi của ông. Ngài không phán: Và cho các dòng dõi, như chỉ về nhiều người; nhưng như chỉ về một người: Và cho dòng dõi ngươi. Tức là Đấng Christ. [Sáng Thế Ký 22:18; 26:4; 28:14]
Sứ Đồ Phao-lô muốn đề cập đến giao ước giữa loài người với nhau khi đã thiết lập, thì cũng không được phép bỏ hay thêm sự gì vào, để cho biết rằng, trước Thiên Chúa, Lời Ngài dù một chấm, một nét cũng không qua đi. Ơn phước mà Áp-ra-ham nhận được từ Thiên Chúa bởi đức tin của ông nơi Ngài đã được Chúa rao truyền cho ông trong sự biết trước của Ngài về tình trạng loài người, lòng của họ sẽ bội nghịch Ngài. Bởi sự thương xót, Ngài đã ban lời hứa cho Áp-ra-ham và dòng dõi của ông, là dòng dõi sau ông sinh ra Đức Chúa Jesus Christ trong xác thịt. Lời hứa đó đã được thành toàn khi Đấng Christ đến thế gian phó thân mình vì tội lỗi của loài người, mang lại ơn cứu rỗi cho hết thảy những ai tin Ngài.
17 Vậy thì tôi nói rằng: Giao ước mà Đức Chúa Trời trước kia đã lập thành trong Đấng Christ rồi, thì luật pháp là sự có sau đó bốn trăm ba mươi năm không thể vô hiệu hóa nó, mà làm cho lời hứa trở nên vô giá trị.
18 Vì, nếu sự hưởng cơ nghiệp là bởi luật pháp, thì không còn là bởi lời hứa nữa. Nhưng Đức Chúa Trời đã ban cơ nghiệp cho Áp-ra-ham bởi lời hứa.
19 Vậy thì tại sao có luật pháp? Nó đã được thêm vào vì những sự phạm pháp, cho tới khi người dòng dõi đến, là người mà lời hứa đã lập cho. Nó đã được ban ra bởi các thiên sứ vào trong tay của một người trung bảo.
20 Người trung bảo chẳng phải là người trung bảo của một bên, và Đức Chúa Trời là một bên
21 Vậy thì luật pháp nghịch lại các lời hứa của Đức Chúa Trời sao? Chẳng hề như vậy! Vì nếu đã ban cho một luật pháp ban sự sống, thì sự công chính chắc phải bởi luật pháp mà đến.
Phao-lô nói đến giao ước là lời hứa của Ngài với Áp-ra-ham, và dòng dõi của ông đã được lập thành trong Đấng Christ rồi, trước cả khi Áp-ra-ham có sự sống trên đất, và khi ấy Đấng Christ, tức Thiên Chúa Ngôi Lời cũng chưa nhập thế làm người.
Luật pháp được ban hành trong thời của Môi-se là Mười Điều Răn được Chúa ghi trên hai bảng đá và các luật lệ. Luật pháp đó được ban hành sau giao ước khoảng 430 năm, không có một sức ảnh hưởng nào đến giao ước đó, mà khiến cho lời hứa của Đức Chúa Trời với Áp-ra-ham trở nên vô giá trị.
Vì luật pháp được ban hành là để chế tài sự phạm pháp, và căn cứ vào luật pháp định tội tội nhân, hoặc để làm giới nghiêm cho đời sống của loài người trước Thiên Chúa. Những người sống trong Giao Ước Cũ dưới luật pháp cho đến trước khi Thiên Chúa Ngôi Lời nhập thế thì đều cần dựa theo luật pháp để có đời sống đẹp lòng Chúa. Khi có những sự phạm tội chưa đến nỗi chết thì họ cần có những sinh tế để làm lễ chuộc tội lỗi.
Giao ước giữa Đức Chúa Trời với Áp-ra-ham sẽ không vì luật pháp mà bị mất hiệu lực. Trong sự toàn tri của Thiên Chúa thì ân điển cứu rỗi của Ngài trong Đấng Christ đã được Ngài thiết lập trước luật pháp Môi-se, nhưng trước loài người thì ân điển cứu rỗi tức là Giao Ước Mới được hoàn thành sau luật pháp Môi-se.
Bởi vậy, Đức Chúa Trời đã ban cơ nghiệp cho Áp-ra-ham bởi lời hứa rằng: Trong ông, mọi dân tộc sẽ được phước bởi đức tin của ông nơi Ngài, sẽ thành toàn khi Thiên Chúa Ngôi Lời nhập thế, Ngài là người mà lời hứa đã lập cho, thì Ngài trở thành Đấng Trung Bảo giữa loài người và Đức Chúa Trời, sự chết chuộc tội lỗi cho loai người đã được Ngài gánh thay, đem loài người đến sự tự do trước luật pháp, loài người được xưng công chính và được hòa thuận mối tương giao với Đấng Công Chính là Thiên Chúa, tế lễ chuộc tội lỗi của loài người chính là mạng sống của Đấng Christ, họ được xưng công chính bởi đức tin vào ân điển của Ngài cho mình.
Trước sự công chính, thánh khiết, yêu thương của Thiên Chúa, mỗi người dù đang ở trong ân điển của Đấng Christ thì vẫn cần phải vâng giữ luật pháp Ngài, vì luật pháp của Ngài là thánh, công chính, tốt lành, trong sạch, đó là tiêu chuẩn sống của những ai thuộc về Ngài.
Con cảm tạ Chúa vì qua sự học Lời Ngài, con có khoảng thời gian an vui và trào dâng lòng biết ơn về ơn phước Ngài đã ban cho con qua Áp-ra-ham và dòng dõi của ông là không thay đổi, con được hưởng phước cùng với ông bởi đức tin của con trong ân điển của Đấng Christ.
Dưới luật pháp thì con đã bị lên án chết, mà nay bởi đức tin trong ân điển của Ngài, con được tự do trước luật pháp, được kể là công chính và nhận được lời hứa hưởng cơ nghiệp của Ngài. Nguyện Chúa vùa giúp con vâng giữ luật pháp của Ngài cách hết lòng, vì bởi đức tin con được cứu, bởi vâng giữ luật pháp của Ngài giữ con không trật ân điển Cha ban. Con cảm tạ ơn Cha.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Hoàng Thị Hồng
22/08/2023
Ga-la-ti 3:15-21 Vai Trò của Luật Pháp – Phần 1
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Kính Yêu của con. Cảm tạ ơn Ngài đã gìn giữ con suốt ngày hôm nay. Giờ này con suy ngẫm và ghi lại ý hiểu của con về đoạn Thánh Kinh Ga-la-ti 3:15-21. Con xin Đức Thánh Linh soi dẫn và dạy dỗ con. Con cảm tạ ơn Ngài.
15 Hỡi các anh chị em cùng Cha! Tôi nói theo cách của loài người: Dù là giao ước của loài người, nhưng khi đã làm thành thì không ai được phép bỏ đi hay thêm vào sự gì.
Thưa Cha! Con hiểu rằng, giao ước là một thỏa thuận, một lời hứa cho hành động cụ thể giữa hai hay nhiều người. Khi đã lập giao ước thì các bên không được tự ý thêm bớt bất kỳ điều gì vào trong giao ước.
16 Các lời hứa là cho Áp-ra-ham và cho dòng dõi của ông. Ngài không phán: Và cho các dòng dõi, như chỉ về nhiều người; nhưng như chỉ về một người: Và cho dòng dõi ngươi. Tức là Đấng Christ. [Sáng Thế Ký 22:18; 26:4; 28:14]
Thưa Cha! Về giao ước của Ngài với ông Áp-ra-ham, qua bài giảng của người chăn con hiểu rằng gồm có bảy mục trong giao ước, đó là:
* Ông Áp-ra-ham phải rời quê hương đến một nơi theo ý muốn Chúa.
* Đấng Tự Hữu Hằng Hữu sẽ làm cho ông thành một dân lớn.
* Đấng Tự Hữu Hằng Hữu sẽ ban phước cho ông.
* Đấng Tự Hữu Hằng Hữu sẽ làm cho ông được nổi danh.
* Đấng Tự Hữu Hằng Hữu sẽ làm cho ông trở thành một sự phước hạnh.
* Đấng Tự Hữu Hằng Hữu sẽ chúc phước cho ai chúc phước ông, rủa sả những ai rủa sả ông.
* Từ dòng dõi của ông, mọi dân tộc trên đất sẽ được phước.
Thưa Cha! Ông Phao-lô giải thích lời phán của Ngài dành cho Áp-ra-ham: "Trong dòng dõi ngươi, mọi dân tộc trên đất sẽ được phước." Từ "Trong dòng dõi ngươi" là chỉ về một người đó chính là Đức Chúa Jesus. Ngài đã sinh ra trong dòng dõi của Áp-ra-ham, đã chết trên thập tự giá để cứu chuộc muôn người để những ai tin vào sự chết ấy sẽ được cứu khỏi án phạt đời đời.
17 Vậy thì tôi nói rằng: Giao ước mà Đức Chúa Trời trước kia đã lập thành trong Đấng Christ rồi, thì luật pháp là sự có sau đó bốn trăm ba mươi năm không thể vô hiệu hóa nó, mà làm cho lời hứa trở nên vô giá trị.
Thưa Cha! Khi giao ước của Ngài với Áp-ra-ham đã được lập thành thì bốn trăm ba mươi năm sau, Ngài đã ban hành luật pháp bằng chữ tại Núi Si-na-i. Sự luật pháp được ban hành không thể làm vô hiệu hóa giao ước mà làm lời hứa trở nên vô giá trị.
Con hiểu rằng, luật pháp là những điều răn mạng lệnh của Chúa dành cho loài người, kèm theo là hình phạt cho những ai vi phạm luật pháp.
Luật pháp không vô hiệu hóa giao ước, dẫu loài người hết thảy đều phạm luật pháp, nhưng Đức Chúa Jesus ra từ dòng dõi Áp-ra-ham đã chết chuộc tội cho loài người để giao ước của Chúa luôn được vững lập.
18 Vì, nếu sự hưởng cơ nghiệp là bởi luật pháp, thì không còn là bởi lời hứa nữa. Nhưng Đức Chúa Trời đã ban cơ nghiệp cho Áp-ra-ham bởi lời hứa.
19 Vậy thì tại sao có luật pháp? Nó đã được thêm vào vì những sự phạm pháp, cho tới khi người dòng dõi đến, là người mà lời hứa đã lập cho. Nó đã được ban ra bởi các thiên sứ vào trong tay của một người trung bảo.
Thưa Cha! Con hiểu rằng, cơ nghiệp mà Ngài ban cho Áp-ra-ham là bởi lời hứa. Nhưng luật pháp vẫn được ban hành vì tội lỗi của loài người đã phạm, lương tâm càng ngày càng băng hoại. Cho đến khi Đấng Christ đến thế gian, cất đi tội lỗi của loài người.
20 Người trung bảo chẳng phải là người trung bảo của một bên, và Đức Chúa Trời là một bên.
Thưa Cha! Con hiểu rằng, người trung bảo là người ở giữa chịu trách nhiệm về hai bên hoặc nhiều bên.
Khi xưa Môi-se là người trung bảo giữa dân I-sơ-ra-ên và Thiên Chúa. Đối với dân Thiên Chúa, ông dẫn dắt dân sự theo ý muốn của Chúa, truyền cho họ những thánh ý của Ngài. Đối với I-sơ-ra-ên, ông cầu xin Chúa những nhu cầu như đồ ăn, thức uống cho dân I-sơ-ra-ên khi họ trong đồng vắng, dâng lời cầu xin cho dân sự khi họ phạm tội, xin sự giải cứu từ Chúa trước những quân thù nghịch.
21 Vậy thì luật pháp nghịch lại các lời hứa của Đức Chúa Trời sao? Chẳng hề như vậy! Vì nếu đã ban cho một luật pháp ban sự sống, thì sự công chính chắc phải bởi luật pháp mà đến.
Thưa Cha! Con hiểu rằng, luật pháp chẳng nghịch lại lời hứa, luật pháp chẳng ban sự sống. Luật pháp giữ con người trong sự sống, khi đã có được sự sống.
Thưa Cha! Con cảm tạ Ngài đã ban cho con những sự hiểu biết trên. Xin ban cho con sự hiểu biết ngày càng hơn về Lời Ngài, cho con luôn vui thỏa khi suy ngẫm Lời Ngài mỗi ngày. Con cảm tạ Ngài.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Bùi Văn Vũ
22/08/2023
Ga-la-ti 3:15-21 Vai Trò của Luật Pháp – Phần 1
Con kính lạy Đức Chúa Trời là Cha kính yêu ở trên trời của chúng con. Con cảm ơn Cha vì những ngày vừa qua Ngài đã ban cho chúng con được mọi sự bình an, Ngài cho chuyến đi của chúng con đi về Tiền Giang và trở lại được mọi sự bình an và Ngài lại bổ sức cho chúng con. Hôm nay Chúa cho con được học Lời Chúa trong Ga-la-ti 3:15-21. Con cầu xin Chúa dạy dỗ con, ban ơn cho con, dẫn dắt con vào mọi lẽ thật của Lời Ngài. Con cảm tạ ơn Cha, sau đây con xin nói lên sự hiểu của con qua phân đoạn Kinh Thánh này:
15 Hỡi các anh chị em cùng Cha! Tôi nói theo cách của loài người: Dù là giao ước của loài người, nhưng khi đã làm thành thì không ai được phép bỏ đi hay thêm vào sự gì.
Thưa Cha, qua câu số 15 con hiểu rằng, ông Phao-lô đang nói với những người con dân Chúa ở tại thành Ga-li-lê. Nói theo cách loài người tức là nói theo cách thông thường dễ hiểu của loài người, đó là dù là giao ước của loài người nhưng khi đã làm thành thì không ai được phép bỏ đi hay thêm vào sự gì, giống như ngày nay chúng con làm hợp đồng, làm khế ước, thì chúng con phải tuân thủ theo những nội dung được viết trong hợp đồng và khi đã được ký giao ước giữa hai bên thì chúng con phải tuân theo những điều đã ghi trong giao ước đó. Vậy thì đây chỉ là một giao ước của loài người đã phải làm như vậy thì huống chi là giao ước của Đức Chúa Trời thiết lập với loài người thì càng cần phải được tuân thủ và giữ gìn đến nhường nào, bởi vì loài người là xấu xa tội lỗi còn biết phải giữ chữ tín, ý thức phải làm thành lời hứa. Huống chi Đức Chúa Trời là Đấng Thành Tín thì Ngài sẽ luôn giữ giao ước của Ngài và làm thành những điều Ngài đã phán hứa. Không thể có chuyện giao ước bị bỏ đi hay thêm bớt vào.
16 Các lời hứa là cho Áp-ra-ham và cho dòng dõi của ông. Ngài không phán: Và cho các dòng dõi, như chỉ về nhiều người; nhưng như chỉ về một người: Và cho dòng dõi ngươi. Tức là Đấng Christ. [Sáng Thế Ký 22:18; 26:4; 28:14]
17 Vậy thì tôi nói rằng: Giao ước mà Đức Chúa Trời trước kia đã lập thành trong Đấng Christ rồi, thì luật pháp là sự có sau đó bốn trăm ba mươi năm không thể vô hiệu hóa nó, mà làm cho lời hứa trở nên vô giá trị.
Qua câu 16 và câu 17 thì con hiểu rằng, Đức Chúa Trời đã thiết lập những lời hứa cho ông Áp-ra-ham và cho dòng dõi của ông, nhưng Ngài phán về dòng dõi của ông là chỉ về một người là Đức Chúa Jesus Christ, Ngài là dòng dõi của ông Áp-ra-ham. Đức Chúa Trời đã thực hiện lời hứa cho Áp-ra-ham qua Đức Chúa Jesus Christ, qua dòng dõi của ông mà nhiều người được phước và chỉ có duy nhất qua Đức Chúa Jesus Christ thì giao ước mà Thiên Chúa lập với Áp-ra-ham, hứa với Áp-ra-ham mới được trở nên trọn vẹn đó là tất cả muôn dân sẽ nhờ đức tin vào Đấng Christ mà được sự cứu rỗi từ Đức Chúa Trời, tức là qua dòng dõi của Áp-ra-ham mà muôn dân được phước, sự được phước ở đây là được cứu ra khỏi tội lỗi, đây là phước vô cùng lớn nhất dành cho loài người.
Giao ước mà Đức Chúa Trời đã lập thành trong Đấng Christ ở đây nghĩa là giao ước mà Đức Chúa Trời đã lập với Áp-ra-ham và cho dòng dõi của Áp-ra-ham tức là cho Đấng Christ, sau đó 430 năm thì ông Môi-se được nhận Luật Pháp từ Thiên Chúa, luật pháp được viết thành chữ được Thiên Chúa trực tiếp làm ra được khắc trên hai bảng đá.
Luật pháp được làm ra là bởi vì tội lỗi của loài người, khi loài người không làm theo luật pháp lương tâm mà Thiên Chúa đã đặt vào trong lòng của loài người, thì Đức Chúa Trời đã viết luật pháp thành chữ. Luật pháp giống như là để hướng dẫn cho loài người phải sống thế nào và để chỉ tội của loài người và nó trở thành tiêu chuẩn để định tội cho loài người nếu loài người phạm tội. Luật pháp không cứu loài người ra khỏi tội lỗi nhưng là tiêu chuẩn để định tội loài người.
18 Vì, nếu sự hưởng cơ nghiệp là bởi luật pháp, thì không còn là bởi lời hứa nữa. Nhưng Đức Chúa Trời đã ban cơ nghiệp cho Áp-ra-ham bởi lời hứa.
Dạ thưa Cha, sự hưởng cơ nghiệp là bởi lời hứa và Áp-ra-ham đã ban cơ nghiệp cho Áp-ra-ham bởi lời hứa chứ không phải bởi luật pháp. Bởi vì thực ra thì không có ai có thể giữ trọn luật pháp.
19 Vậy thì tại sao có luật pháp? Nó đã được thêm vào vì những sự phạm pháp, cho tới khi người dòng dõi đến, là người mà lời hứa đã lập cho. Nó đã được ban ra bởi các thiên sứ vào trong tay của một người trung bảo.
20 Người trung bảo chẳng phải là người trung bảo của một bên, và Đức Chúa Trời là một bên.
21 Vậy thì luật pháp nghịch lại các lời hứa của Đức Chúa Trời sao? Chẳng hề như vậy! Vì nếu đã ban cho một luật pháp ban sự sống, thì sự công chính chắc phải bởi luật pháp mà đến.
Người trung bảo được nói ở đây con hiểu rằng đó chính là ông Môi-se, là người đã được trực tiếp nhận luật pháp và Mười Điều Răn của Đức Chúa Trời. Ông là người trung bảo giữa Đức Chúa Trời và với dân I-sơ-ra-ên, còn Đấng Christ là Đấng Trung Bảo giữa Đức Chúa Trời và loài người. Luật pháp được viết thành chữ thì không nghịch lại lời hứa nào của Đức Chúa Trời. Lời hứa là những sự mà Đức Chúa Trời muốn ban cho loài người theo ý muốn của Ngài, là ân điển mà Đức Chúa Trời muốn ban cho loài người, không bởi vì loài người làm theo luật pháp.
Con học được một điều rằng, sau này khi bước vào thời kỳ một ngàn năm bình an thì loài người sẽ không cần luật pháp viết thành chữ nữa, mà luật pháp, điều răn của Đức Chúa Trời sẽ được Thiên Chúa đặt để trong lòng loài người, cùng sự hiểu biết về Ngài được đặt để sẵn trong lòng loài người.
Con ý thức rằng con vẫn chưa hoàn toàn hết lòng làm theo các điều răn của Chúa một cách trọn vẹn, dù vô tình hay thiếu hiểu biết con vẫn bị vi phạm vào điều răn của Thiên Chúa, nhưng con cũng cảm tạ ơn Chúa, nhờ vậy con biết ân điển của Ngài ban cho con thật quá lớn lao, Ngài cứu rỗi chúng con là bởi đức tin của con nơi Đức Chúa Jesus Christ, con được xưng công chính bởi đức tin, chứ không phải bởi việc làm theo luật pháp. Con cảm tạ ơn Chúa đã dạy dỗ con. Xin Cha giúp con mỗi ngày sống và làm theo Lời của Ngài một cách hết lòng.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ!
Con: Vũ Thị Thư
Ngày: 23/08/2023
Lê Minh Dương: Ga-la-ti 3:15-21 Vai Trò của Luật Pháp – Phần 1
15 Hỡi các anh chị em cùng Cha! Tôi nói theo cách của loài người: Dù là giao ước của loài người, nhưng khi đã làm thành thì không ai được phép bỏ đi hay thêm vào sự gì.
16 Các lời hứa là cho Áp-ra-ham và cho dòng dõi của ông. Ngài không phán: Và cho các dòng dõi, như chỉ về nhiều người; nhưng như chỉ về một người: Và cho dòng dõi ngươi. Tức là Đấng Christ. [Sáng Thế Ký 22:18; 26:4; 28:14]
17 Vậy thì tôi nói rằng: Giao ước mà Đức Chúa Trời trước kia đã lập thành trong Đấng Christ rồi, thì luật pháp là sự có sau đó bốn trăm ba mươi năm không thể vô hiệu hóa nó, mà làm cho lời hứa trở nên vô giá trị.
18 Vì, nếu sự hưởng cơ nghiệp là bởi luật pháp, thì không còn là bởi lời hứa nữa. Nhưng Đức Chúa Trời đã ban cơ nghiệp cho Áp-ra-ham bởi lời hứa.
19 Vậy thì tại sao có luật pháp? Nó đã được thêm vào vì những sự phạm pháp, cho tới khi người dòng dõi đến, là người mà lời hứa đã lập cho. Nó đã được ban ra bởi các thiên sứ vào trong tay của một người trung bảo.
20 Người trung bảo chẳng phải là người trung bảo của một bên, và Đức Chúa Trời là một bên.
21 Vậy thì luật pháp nghịch lại các lời hứa của Đức Chúa Trời sao? Chẳng hề như vậy! Vì nếu đã ban cho một luật pháp ban sự sống, thì sự công chính chắc phải bởi luật pháp mà đến.
Kính thưa Cha Yêu Thương của chúng con ở trên trời. Con cảm tạ Cha đã cho con Lời của Ngài trong Ga-la-ti 3:15-21. Thưa Cha, con xin trình bày sự hiểu của con như sau:
Thưa Cha, con hiểu rằng với loài người một khi các bên có giao ước với nhau thì không thể hủy bỏ được, còn với giao ước của Đức Chúa Trời thì càng đáng cho chúng con tin cậy vững chắc. Mỗi một giao ước nào Ngài đã lập nên thì chắc chắn giao ước đó Ngài sẽ làm thành.
Thưa Cha, con hiểu rằng Đức Chúa Trời lập giao ước với loài người trước khi có luật pháp bằng chữ viết, mà Đức Chúa Trời ban cho dân I-sơ-ra-ên tại Núi Si-na-i. Không vì thế mà nói rằng loài người khi chưa có luật pháp bằng chữ viết thì họ sống sao cũng được. Con hiểu rằng, như trong đời của Áp-ra-ham dù không có luật pháp bằng chữ viết nhưng ông đã biết vâng giữ cách trọn vẹn luật pháp của Ngài.
"Bởi vì Áp-ra-ham đã vâng theo tiếng Ta, đã giữ gìn sự quy định của Ta: các điều răn của Ta, các luật lệ của Ta, các luật pháp của Ta." (Sáng Thế Ký 26:5).
Thưa Cha, con hiểu rằng vì loài người phạm tội mà mới có luật pháp, và luật pháp là để dẫn người ta sống theo đường lối công chính của Thiên Chúa, và nếu ai vi phạm luật pháp sẽ bị hình phạt. Trong khi lời hứa là sự Thiên Chúa hứa ban cho loài người, và trong lời hứa không có sự hình phạt. Và lời hứa cao nhất, giá trị nhất của Đức Chúa Trời đối với loài người là sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ.
Thưa Cha, con cảm tạ Ngài đã cho con hiểu những điều trên đây. Nguyện Lời Ngài thánh hóa con, nguyện xin Cha ban cho con luôn hết lòng sống cho Ngài. Con cảm tạ ơn Ngài. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Lê Minh Dương
24/08/2023
Ga-la-ti 3:15-21 Vai Trò của Luật Pháp - Phần 1
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con, con cảm tạ ơn Cha yêu thương của con, con cảm tạ ơn Cha với mọi ơn phước Cha ban cho con và gia đình con thời gian qua. Và giờ đây, Cha lại ban cho con có thời gian để được ngồi đọc, suy ngẫm Lời của Cha trong Ga-la-ti, nguyện xin Cha dùng Lời Ngài dạy dỗ con, giúp con được hiểu biết Lẽ Thật, áp dụng Lẽ Thật vào đời sống con. Sau đây con xin nêu sự hiểu của con qua phân đoạn Thánh Kinh Ga-la-ti 3:15-21.
Ga-la-ti 3:15
15 Hỡi các anh chị em cùng Cha! Tôi nói theo cách của loài người: Dù là giao ước của loài người, nhưng khi đã làm thành thì không ai được phép bỏ đi hay thêm vào sự gì.
Con hiểu Sứ Đồ Phao-lô muốn nhắc nhở con dân Chúa:
"Hỡi các anh chị em cùng Cha!" là Sứ Đồ Phao lô bắt đầu văn bản bằng cách gọi tên và tập hợp những người nhận thư như là anh chị em trong đức tin.
"Tôi nói theo cách của loài người”: Phao-lô dùng cách diễn đạt của loài người để làm ví dụ cho một ý nghĩa thuộc linh mà ông muốn truyền đạt.
"Dù là giao ước của loài người, nhưng khi đã làm thành thì không ai được phép bỏ đi hay thêm vào sự gì”: Sứ Đồ Phao-lô muốn truyền đạt rằng khi một cam kết, một giao ước, hay một lời hứa đã được thiết lập và đồng ý, thì nó nên được giữ nguyên và tuân thủ mà không thể thay đổi hay thêm bớt. Phao-lô dùng ví dụ này để nói lên sự không thay đổi tính chất của một giao ước.
Ga-la-ti 3:16
16 Các lời hứa là cho Áp-ra-ham và cho dòng dõi của ông. Ngài không phán: Và cho các dòng dõi, như chỉ về nhiều người; nhưng như chỉ về một người: Và cho dòng dõi ngươi. Tức là Đấng Christ. [Sáng Thế Ký 22:18; 26:4; 28:14]
Câu 16: Sứ Đồ Phao-lô trích dẫn lời hứa của Đức Chúa Trời là cho riêng Áp-ra-ham và dòng dõi của ông mà không phải của tất cả mọi người hay tất cả các dòng dõi. Đấng Christ thuộc dòng dõi Áp-ra-ham, lời hứa của Đức Chúa Trời dành cho Đấng Christ và qua Ngài lời hứa của Đức Chúa Trời dành cho Áp-ra-ham sẽ được hoàn thành.
Ga-la-ti 3:17
17 Vậy thì tôi nói rằng: Giao ước mà Đức Chúa Trời trước kia đã lập thành trong Đấng Christ rồi, thì luật pháp là sự có sau đó bốn trăm ba mươi năm không thể vô hiệu hóa nó, mà làm cho lời hứa trở nên vô giá trị.
Câu 17: Sứ Đồ Phao-lô lập luận, luật pháp không thể vô hiệu hóa hoặc thay đổi giao ước đã được Đức Chúa Trời lập ra qua Đấng Christ. Luật pháp được thiết lập sau đó không thể làm cho lời hứa này trở nên không hiệu lực. Ý nghĩa chính là luật pháp không thể thay đổi ý định ban đầu của Đức Chúa Trời thông qua lời hứa.
Ga-la-ti 3:18
18 Vì, nếu sự hưởng cơ nghiệp là bởi luật pháp, thì không còn là bởi lời hứa nữa. Nhưng Đức Chúa Trời đã ban cơ nghiệp cho Áp-ra-ham bởi lời hứa.
Câu 18: Sứ Đồ Phao-lô so sánh việc được hưởng cơ nghiệp của một người thông qua luật pháp và thông qua lời hứa. Ông cho rằng, cơ nghiệp một người tin được hưởng không phải nhờ tuân theo luật pháp mà là bởi lời hứa mà Đức Chúa Trời đã ban cho Áp-ra-ham.
Ga-la-ti 3:19
19 Vậy thì tại sao có luật pháp? Nó đã được thêm vào vì những sự phạm pháp, cho tới khi người dòng dõi đến, là người mà lời hứa đã lập cho. Nó đã được ban ra bởi các thiên sứ vào trong tay của một người trung bảo.
Câu 19: Sứ Đồ Phao-lô giải thích việc luật pháp được thiết lập sau khi Đức Chúa Trời ban lời hứa cho Áp-ra-ham. Ông cho rằng, luật pháp là để định ra tiêu chuẩn vì sự phạm pháp của loài người và làm cho loài người nhận thức rõ ràng tình trạng đạo đức của mình trước mặt Đức Chúa Trời. Luật pháp cũng thể hiện qua các thiên sứ và người trung bảo.
Ga-la-ti 3:20-21
20 Người trung bảo chẳng phải là người trung bảo của một bên, và Đức Chúa Trời là một bên.
21 Vậy thì luật pháp nghịch lại các lời hứa của Đức Chúa Trời sao? Chẳng hề như vậy! Vì nếu đã ban cho một luật pháp ban sự sống, thì sự công chính chắc phải bởi luật pháp mà đến.
Câu 20, 21: Sứ Đồ Phao-lô trả lời câu hỏi có luật pháp và lời hứa nghịch lại nhau không. Ông cho thấy rằng không phải như vậy, mà thay vào đó, luật pháp và lời hứa phục vụ mục đích riêng của chúng. Luật pháp không mang lại sự sống vĩnh cửu, nhưng nó làm nổi bật sự cần thiết của sự công chính.
Con cảm tạ ơn Chúa đã dạy dỗ con qua phân đoạn Thánh Kinh trên để con được hiểu biết thêm về sự giảng dạy của Sứ Đồ Phao-lô về ý nghĩa giữa lời hứa và luật pháp mà Đức Chúa Trời làm nên. Mặc dù có những sự hơi khó hiểu, khá hàn lâm khi đọc qua đoạn Thánh Kinh này, và có lẽ con dân Chúa nhận được đoạn thư này của ông cũng cảm thấy như vậy, nhưng khi suy ngẫm kỹ và theo văn mạch bức thư cũng như điều ông Phao-lô muốn truyền tải, Ngài đã dạy dỗ con để con hiểu rõ hơn. Con cảm tạ ơn Ngài, nguyện xin Chúa tiếp tục giúp con suy ngẫm Lời Ngài để con hiểu được ý nghĩa sâu xa Lẽ Thật Lời Chúa mà biết áp dụng trong đời sống, con cũng được thông sáng và thịnh vượng hơn trong việc đọc, học, suy ngẫm Lời Ngài mỗi ngày. Con cảm tạ ơn Chúa vô cùng. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Công Hải
24/08/2023
Nguyễn Thị Thùy Linh: Ga-la-ti 3:15-21 Vai Trò của Luật Pháp – Phần 1
Kính thưa Cha yêu kính của con. Con dâng lời cảm tạ ơn Cha đã ban cho con thêm cơ hội được suy ngẫm Lời của Ngài. Con cảm tạ ơn Cha đã cho phép sự đau yếu xảy ra trên thân thể của con để con được kinh nghiệm sự chữa lành của Ngài và biết nương cậy Ngài. Con kính xin Đức Thánh Linh dạy dỗ con hiểu được phân đoạn Thánh Kinh này. Con cảm tạ ơn Ngài.
15 Hỡi các anh chị em cùng Cha! Tôi nói theo cách của loài người: Dù là giao ước của loài người, nhưng khi đã làm thành thì không ai được phép bỏ đi hay thêm vào sự gì.
16 Các lời hứa là cho Áp-ra-ham và cho dòng dõi của ông. Ngài không phán: Và cho các dòng dõi, như chỉ về nhiều người; nhưng như chỉ về một người: Và cho dòng dõi ngươi. Tức là Đấng Christ. [Sáng Thế Ký 22:18; 26:4; 28:14]
17 Vậy thì tôi nói rằng: Giao ước mà Đức Chúa Trời trước kia đã lập thành trong Đấng Christ rồi, thì luật pháp là sự có sau đó bốn trăm ba mươi năm không thể vô hiệu hóa nó, mà làm cho lời hứa trở nên vô giá trị.
18 Vì, nếu sự hưởng cơ nghiệp là bởi luật pháp, thì không còn là bởi lời hứa nữa. Nhưng Đức Chúa Trời đã ban cơ nghiệp cho Áp-ra-ham bởi lời hứa.
19 Vậy thì tại sao có luật pháp? Nó đã được thêm vào vì những sự phạm pháp, cho tới khi người dòng dõi đến, là người mà lời hứa đã lập cho. Nó đã được ban ra bởi các thiên sứ vào trong tay của một người trung bảo.
20 Người trung bảo chẳng phải là người trung bảo của một bên, và Đức Chúa Trời là một bên.
21 Vậy thì luật pháp nghịch lại các lời hứa của Đức Chúa Trời sao? Chẳng hề như vậy! Vì nếu đã ban cho một luật pháp ban sự sống, thì sự công chính chắc phải bởi luật pháp mà đến.
Thưa Cha, qua tham khảo bài giảng của người chăn thì con xin trình bày sự hiểu của con như sau:
Thưa Cha, nhờ tham khảo bài giảng của người chăn giúp con phân biệt được rõ về như thế nào là luật pháp và như thế nào là giao ước. Con hiểu trong phân đoạn Thánh Kinh này Phao-lô đang nói đến luật pháp.
Con hiểu luật pháp là để lên án sự phạm tội và có hình phạt cho những ai vi phạm. Trong luật pháp không có sự cứu rỗi. Luật pháp viết thành chữ là bởi vì loài người vẫn ngoan cố sống theo thú vui tội lỗi, ham muốn xác thịt mà luật pháp bằng chữ phải có để nhắc nhớ loài người khi nghe đến, đọc đến. Con hiểu rằng khi Thiên Chúa sáng tạo nên loài người, Ngài đã ban luật pháp của người trong tấm lòng. Khi con nhìn xem những người thế gian họ không biết Chúa, họ không biết luật pháp của Chúa là gì. Nhưng họ biết phân biệt phải trái, đúng sai. Họ biết làm ác là tội, làm thiện là lành. Họ nhận thức được việc làm ác phải có hình phạt báo trả. Làm lành thì được phước. Vậy nên con hiểu rằng không phải có luật pháp bằng chữ thì loài người mới biết phân biệt thiện ác. Nhưng Thiên Chúa đã đặt để điều đó trong lương tâm của loài người từ buổi sáng thế. Mặc dù tội lỗi làm cho lương tâm của loài người băng hoại đi rất nhiều nhưng vẫn còn sót lại trong lương tâm mỗi người sự nhận biết thiện ác.
Thưa Cha, con hiểu rằng Đức Chúa Jesus đã hoàn thành lời hứa của Đức Chúa Trời cho Áp-ra-ham. Đức Chúa Jesus là ơn phước lớn nhất trong những ơn phước mà Đức Chúa Trời hứa với Áp-ra-ham. Đức Chúa Jesus không chỉ là ơn phước cho dòng dõi Áp-ra-ham mà cho cả nhân loại. Hễ những ai tin nhận sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ thì được cứu rỗi.
Thưa Cha, con hiểu rằng vai trò của luật pháp là để cho con biết được ý muốn của Thiên Chúa trên đời sống của con, trong luật pháp không có sự cứu rỗi. Nhưng khi con đã có được sự cứu rỗi rồi thì con phải vâng giữ luật pháp để nếp sống của con được thánh sạch đẹp lòng Chúa, được Chúa ban phước cho con.
Con cảm tạ ơn Chúa đã dạy dỗ con trong phân đoạn Thánh Kinh này. Xin Chúa giúp con luôn ghi nhớ để làm nền tảng cho con để con không bị tà giáo làm cho hiểu sai Lời Chúa. Con cảm tạ ơn Chúa.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Thị Thùy Linh
25/08/2023
Ga-la-ti 3:15-21 Vai Trò của Luật Pháp – Phần 1
15 Hỡi các anh chị em cùng Cha! Tôi nói theo cách của loài người: Dù là giao ước của loài người, nhưng khi đã làm thành thì không ai được phép bỏ đi hay thêm vào sự gì.
16 Các lời hứa là cho Áp-ra-ham và cho dòng dõi của ông. Ngài không phán: Và cho các dòng dõi, như chỉ về nhiều người; nhưng như chỉ về một người: Và cho dòng dõi ngươi. Tức là Đấng Christ. [Sáng Thế Ký 22:18; 26:4; 28:14]
17 Vậy thì tôi nói rằng: Giao ước mà Đức Chúa Trời trước kia đã lập thành trong Đấng Christ rồi, thì luật pháp là sự có sau đó bốn trăm ba mươi năm không thể vô hiệu hóa nó, mà làm cho lời hứa trở nên vô giá trị.
18 Vì, nếu sự hưởng cơ nghiệp là bởi luật pháp, thì không còn là bởi lời hứa nữa. Nhưng Đức Chúa Trời đã ban cơ nghiệp cho Áp-ra-ham bởi lời hứa.
19 Vậy thì tại sao có luật pháp? Nó đã được thêm vào vì những sự phạm pháp, cho tới khi người dòng dõi đến, là người mà lời hứa đã lập cho. Nó đã được ban ra bởi các thiên sứ vào trong tay của một người trung bảo.
20 Người trung bảo chẳng phải là người trung bảo của một bên, và Đức Chúa Trời là một bên.
21 Vậy thì luật pháp nghịch lại các lời hứa của Đức Chúa Trời sao? Chẳng hề như vậy! Vì nếu đã ban cho một luật pháp ban sự sống, thì sự công chính chắc phải bởi luật pháp mà đến.
Kính lạy Cha Yêu Thương của con! Con dâng lời cảm tạ ơn Cha đã cho con thêm một ngày nữa được bình an trên đất. Con cảm tạ ơn Cha đã cho con có sức khỏe để con được học Lời Ngài.
Thưa Cha! Con xin ghi lại sự hiểu của con sau khi con đã đọc và nghe bài giảng của người chăn về phân đoạn Thánh Kinh được chép trong Ga-la-ti 3: 15-21 như sau:
Thưa Cha! Con hiểu Đức Thánh Linh qua Sứ Đồ Phao-lô bày tỏ cho con dân Chúa tại Ga-la-ti hiểu rõ vai trò của luật pháp đối với loài người và sự bất cứ ai có đức tin nơi Đấng Christ đều thuộc về con cháu Áp-ra-ham.
Thưa Cha! Giao ước mà Sứ Đồ Phao-lô nói đến trong phân đoạn này là giao ước Đức Chúa Trời lập ra với Áp-ra-ham. Có bảy điều khoản lập ra trong giao ước ấy:
1. Áp-ra-ham phải ra khỏi quê hương của ông, đi đến một xứ mà Đấng Tự Hữu Hằng Hữu sẽ chỉ cho ông (Sáng Thế Ký 12:1).
2. Đấng Tự Hữu Hằng Hữu sẽ làm cho ông thành một dân lớn (Sáng Thế Ký 12:2; 22:17).
3. Đấng Tự Hữu Hằng Hữu sẽ ban phước cho ông (Sáng Thế Ký 12:2; 22:17).
4. Đấng Tự Hữu Hằng Hữu sẽ cho ông được nổi danh (Sáng Thế Ký 12:2).
5. Đấng Tự Hữu Hằng Hữu sẽ làm cho ông trở thành một sự phước hạnh (Sáng Thế Ký 12:2).
6. Đấng Tự Hữu Hằng Hữu sẽ ban phước cho ai chúc phước ông và sẽ rủa sả ai rủa sả ông (Sáng Thế Ký 12:3).
7. Đấng Tự Hữu Hằng Hữu sẽ khiến cho mọi dân tộc trên đất được hưởng phước trên ông (Sáng Thế Ký 12:3; 22:18).
Giao ước ấy được Đức Chúa Trời lập ra với Áp-ra-ham và dòng dõi của ông nhưng giao ước ấy đem lại ơn phước cho muôn dân trên đất. Vì từ trong dòng dõi Áp-ra-ham, Đấng Christ được sinh ra, hoàn thành công cuộc cứu chuộc nhân loại. Mà bất cứ ai, bất cứ một dân tộc nào, không kể giàu nghèo, tự chủ hay tôi mọi, tuổi tác, giới tính,... Chỉ cần thật lòng ăn năn tội, tin nhận sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ thì liền được cứu ra khỏi tội lỗi và hậu quả của tội lỗi, quyền lực của tội lỗi, và được kết hiệp vào dòng dõi của Áp-ra-ham.
Thưa Chúa! Luật pháp mà Phao-lô nói ở đây là luật pháp được Đức Chúa Trời ban hành tại Núi Si-na-i, khi Ngài lập giao ước với dân I-sơ-ra-ên. Luật pháp ấy được chép trong Thánh Kinh Cựu Ước. Luật pháp ấy có Mười Điều Răn do chính ngón tay của Đức Chúa Trời hai lần viết lên hai bảng đá rồi đưa cho Môi-se truyền lại cho dân I-sơ-ra-ên. Luật pháp ấy cũng chính là Mười Lời Phán của Thiên Chúa, đứng đầu và làm nền tảng.
Luật pháp được Thiên Chúa ban ra là để loài người biết sống thế nào cho đúng với tiêu chuẩn và đạo đức của Thiên Chúa. Luật pháp không hề hứa sẽ ban thưởng bất cứ điều gì cho loài người mà luật pháp chỉ hứa sự hình phạt cho những ai vi phạm luật pháp tức là vi phạm các điều răn của Thiên Chúa.
Luật pháp của Thiên Chúa đã có từ lúc ban đầu khi dựng nên loài người.
Luật pháp của Thiên Chúa được viết thành chữ, ghi lại trong Thánh Kinh, sau khi Ngài đã cứu dân I-sơ-ra-ên ra khỏi xứ nô lệ Ê-díp-tô và khiến họ nên dân thánh của Ngài.
Luật pháp của Thiên Chúa sẽ còn nguyên cho tới khi trời cũ đất cũ này qua đi.
Thưa Chúa! Con hiểu rằng, bởi đức tin mà Áp-ra-ham được Đức Chúa Trời hứa ban cơ nghiệp cho ông chứ không phải vì Áp-ra-ham đã giữ trọn luật pháp của Thiên Chúa.
Giao ước là ý muốn của Thiên Chúa về những sự Thiên Chúa ban cho loài người, bao gồm các ơn phước, cơ nghiệp của Thiên Chúa và sự cứu rỗi khi loài người vi phạm luật pháp.
Thưa Cha! Con hiểu rằng, vì yêu loài người mà Thiên Chúa đã ban hành luật pháp và cũng vì yêu loài người mà Thiên Chúa đã thiết lập lời hứa của Ngài với Áp-ra-ham, và qua Áp-ra-ham mà loài người được hưởng ơn phước lớn lao từ nơi Ngài. Vì vậy, luật pháp và giao ước cùng tồn tại. Luật pháp không phá bỏ giao ước mà giao ước cũng không phá bỏ luật pháp.
Thưa Chúa! Con hiểu rằng, ngày nay con cũng là con cháu của Áp-ra-ham và con cũng được hưởng lời hứa từ Thiên Chúa. Bởi con thật lòng ăn năn tội, tin nhận sự chết chuộc tội của Đấng Christ chứ không phải vì con vâng giữ luật pháp của Thiên Chúa. Con cũng hiểu rằng, bởi đức tin mà con muốn vâng giữ luật pháp của Thiên Chúa. Bởi đức tin mà con thấy được sự công chính và tốt lành trong luật pháp của Thiên Chúa. Và cũng bởi đức tin mà con không hề cảm thấy nặng nề khi vâng giữ điều răn và luật pháp của Thiên Chúa.
Bởi tội lỗi đã làm cho lương tâm của loài người bị chai lì, không còn nhớ đến Thiên Chúa và luật pháp của Thiên Chúa nữa nên luật pháp được ban hành qua chữ viết để dân I-sơ-ra-ên là tuyển dân của Đức Chúa Trời có thể đọc, nghe, ghi nhớ và làm theo, cho tới khi sự cứu rỗi đến. Sự cứu rỗi đó chính là Đức Chúa Jesus Christ. Đức Chúa Jesus Christ đã đến thế gian và đã hoàn thành công cuộc cứu rỗi nhân loại, hoàn thành mọi lời hứa của Đức Chúa Trời. Để bất cứ ai tin nhận sự cứu rỗi đó thì được tái sinh, có lại một lương tâm thanh sạch, được Thiên Chúa ghi chép luật pháp của Ngài vào trong mỗi tấm lòng.
Thưa Cha! Con cảm tạ ơn Cha đã cho con hiểu được bài học đến đây. Con cầu xin Cha tiếp tục ban ơn khôn sáng cho con để con hiểu được Lời Cha càng hơn. Con cầu xin Đức Thánh Linh ban cho con năng lực để con luôn sống đẹp lòng Cha. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Huỳnh Christian Anh
25/08/2023
Nguyễn Ngọc Tú: Ga-la-ti 3:15-21 Vai Trò của Luật Pháp – Phần 1
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con,
Con cảm tạ Cha đã ban cho con một ngày bình an. Con cảm tạ Cha hôm nay cũng ban cho con có thời gian đọc và suy ngẫm Lời của Ngài được ghi chép trong Ga-la-ti 3:15-21. Con xin ghi lại những điều Ngài dạy cho con hiểu qua phân đoạn này.
15 Hỡi các anh chị em cùng Cha! Tôi nói theo cách của loài người: Dù là giao ước của loài người, nhưng khi đã làm thành thì không ai được phép bỏ đi hay thêm vào sự gì.
Câu 15: Sứ Đồ Phao-lô nêu lên một thực tế trong sự kết ước của loài người là khi giao ước đã lập thành thì không ai được phép bỏ đi một điều khoản nào, hay thêm một điều gì vào trong giao ước. Phao-lô có ý nói giao ước của loài người còn được giữ vẹn toàn như vậy huống chi là giao ước do Đức Chúa Trời lập ra với Áp-ra-ham. Giao ước ấy là cao trọng biết bao và chắc chắn sẽ được Đức Chúa Trời làm thành.
16 Các lời hứa là cho Áp-ra-ham và cho dòng dõi của ông. Ngài không phán: Và cho các dòng dõi, như chỉ về nhiều người; nhưng như chỉ về một người: Và cho dòng dõi ngươi. Tức là Đấng Christ. [Sáng Thế Ký 22:18; 26:4; 28:14]
17 Vậy thì tôi nói rằng: Giao ước mà Đức Chúa Trời trước kia đã lập thành trong Đấng Christ rồi, thì luật pháp là sự có sau đó bốn trăm ba mươi năm không thể vô hiệu hóa nó, mà làm cho lời hứa trở nên vô giá trị.
Câu 16 và 17: Phao-lô giãi bày rằng, trong các lời hứa của Đức Chúa Trời với Áp-ra-ham, danh từ "dòng dõi ngươi" với hình thức số ít được dùng để chỉ về một người, đó là Đấng Christ.
"Giao ước lập thành trong Đấng Christ" nghĩa là Đức Chúa Trời trong sự toàn tri của Ngài đã đặt vào trong giao ước với Áp-ra-ham một chương trình đem phước hạnh cho muôn dân trên đất, đó là chương trình cứu rỗi qua sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ. Vì Áp-ra-ham đã giữ trọn đức tin nơi Đức Chúa Trời, nên lời Ngài hứa qua ông sẽ ban phước cho muôn dân trên đất, cũng chắc chắn được Ngài làm thành. Vì thế, luật pháp chép thành chữ là sự có sau đó bốn trăm ba mươi năm không thể vô hiệu hóa lời hứa của Ngài.
18 Vì, nếu sự hưởng cơ nghiệp là bởi luật pháp, thì không còn là bởi lời hứa nữa. Nhưng Đức Chúa Trời đã ban cơ nghiệp cho Áp-ra-ham bởi lời hứa.
Câu 18: Rõ ràng, Đức Chúa Trời dựa trên đức tin của Áp-ra-ham để ban cơ nghiệp cho ông, chứ không phải vì ông làm theo luật pháp. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Áp-ra-ham sống vô luật pháp. Thánh Kinh cho biết trước khi luật pháp được ghi chép thành chữ thì Áp-ra-ham đã nhận biết và vâng theo các điều răn, luật lệ, các luật pháp của Ngài (Sáng Thế Ký 26:5).
19 Vậy thì tại sao có luật pháp? Nó đã được thêm vào vì những sự phạm pháp, cho tới khi người dòng dõi đến, là người mà lời hứa đã lập cho. Nó đã được ban ra bởi các thiên sứ vào trong tay của một người trung bảo.
20 Người trung bảo chẳng phải là người trung bảo của một bên, và Đức Chúa Trời là một bên.
Câu 19 và 20: "Vậy tại sao có luật pháp?" trong văn mạch là hàm ý nói đến việc: Tại sao sự hưởng cơ nghiệp không liên quan gì đến luật pháp thì tại sao luật pháp lại được ban hành và ghi chép thành chữ. Có lẽ, Phao-lô đã dự trù các tay giáo sư giả sẽ hỏi bắt bẻ và dùng điều ấy làm lung lạc con dân Chúa, nên ông cũng trả lời luôn. Luật pháp được thêm vào là vì sự phạm tội của loài người ngày càng nghiêm trọng, lương tâm của họ đã băng hoại, họ không còn nhớ Thiên Chúa và luật pháp của Ngài nữa. Luật pháp được ghi chép thành chữ và được ban cho dân I-sơ-ra-ên, để họ đọc, nghe, ghi nhớ, làm theo, và lưu truyền cho tới khi Đấng Cứu Rỗi đến.
Người trung bảo giữa dân I-sơ-ra-ên và Đức Chúa Trời chính là Môi-se. Môi-se đã nhận lấy hai bảng đá ghi chép Mười Điều Răn của Đức Chúa Trời, cùng với các luật lệ khác được các thiên sứ truyền đạt.
21 Vậy thì luật pháp nghịch lại các lời hứa của Đức Chúa Trời sao? Chẳng hề như vậy! Vì nếu đã ban cho một luật pháp ban sự sống, thì sự công chính chắc phải bởi luật pháp mà đến.
Câu 21: Luật pháp không hề nghịch lại các lời hứa của Đức Chúa Trời. Luật pháp là ý muốn của Đức Chúa Trời quy định về cách thức sinh sống của loài người. Lời hứa là ý muốn của Đức Chúa Trời, muốn ban phước cho loài người. Cả luật pháp và lời hứa đều là thánh ý của Thiên Chúa, đều công chính và tốt lành.
Luật pháp lên án chết cho người vi phạm, mà không một ai là không vi phạm luật pháp, nên luật pháp không ban sự sống. Loài người chỉ có thể được xưng công chính và nhận được sự sống bởi đức tin nơi sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ.
Con cảm tạ Cha đã ban cho con những sự hiểu trên đây. Đọc phân đoạn này, con rất thích câu "giao ước mà Đức Chúa Trời trước kia đã lập thành trong Đấng Christ". Đức Chúa Trời đã biết trước rằng loài người sẽ sa ngã, phạm tội, nhưng Ngài cũng biết rằng từ trong loài người sẽ có những người chọn sống vâng phục Ngài, đặt đức tin nơi Ngài. Nên từ trước đời đời, Ngài đã sắm sẵn một chương trình tuyệt hảo dành cho những người Ngài yêu thương. Con cảm tạ Cha vì tình yêu vĩ đại của Ngài!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Ngọc Tú
27/08/2023
Ga-la-ti 3:15-21 Vai Trò của Luật Pháp – Phần 1
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha kính yêu từ ái của con. Cảm tạ ơn Cha ban cho con một ngày mới phước hạnh và cũng là ngày con tròn 37 tuổi của mình. Cảm tạ ơn Cha cho con có thời gian và phương tiện để học Lời Ngài. Con xin viết ra sự hiểu trong phân đoạn Thánh Kinh Ga-la-ti 3:15-21.
15 Hỡi các anh chị em cùng Cha! Tôi nói theo cách của loài người: Dù là giao ước của loài người, nhưng khi đã làm thành thì không ai được phép bỏ đi hay thêm vào sự gì.
Con hiểu rằng, Phao-lô muốn cho con dân Chúa tại Ga-la-ti hiểu về giao ước đã lập của Đức Chúa Trời, nên ông đã dẫn chứng về giao ước không được thay đổi của loài người đã lập với nhau. Nhiều khi để hiểu những lời dạy trong Thánh Kinh, thì việc lấy những ví dụ thực tế trong cuộc sống là điều cần thiết.
16 Các lời hứa là cho Áp-ra-ham và cho dòng dõi của ông. Ngài không phán: Và cho các dòng dõi, như chỉ về nhiều người; nhưng như chỉ về một người: Và cho dòng dõi ngươi. Tức là Đấng Christ. [Sáng Thế Ký 22:18; 26:4; 28:14]
Con hiểu rằng, giao ước của Đức Chúa Trời là cho Áp-ra-ham và dòng dõi ông. Từ Áp-ra-ham sinh ra nhiều dòng dõi, nhưng chỉ có một dòng dõi hoàn thành mọi lời hứa của Đức Chúa Trời đối với Áp-ra-ham, dòng dõi đó là Đức Chúa Jesus Christ. Vì qua Đức Chúa Jesus Christ mà sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời được ban cho nhân loại.
17 Vậy thì tôi nói rằng: Giao ước mà Đức Chúa Trời trước kia đã lập thành trong Đấng Christ rồi, thì luật pháp là sự có sau đó bốn trăm ba mươi năm không thể vô hiệu hóa nó, mà làm cho lời hứa trở nên vô giá trị.
Con hiểu rằng, giao ước Đức Chúa Trời lập thành với Áp-ra-ham trước khi có luật pháp, vì thế luật pháp thêm vào sau đó 430 năm không thể khiến giao ước đó trở nên không có giá trị.
18 Vì, nếu sự hưởng cơ nghiệp là bởi luật pháp, thì không còn là bởi lời hứa nữa. Nhưng Đức Chúa Trời đã ban cơ nghiệp cho Áp-ra-ham bởi lời hứa.
Con hiểu rằng, Phao-lô khẳng định rằng Áp-ra-ham nhận được cơ nghiệp là bởi lời hứa, chứ không phải bởi vâng theo luật pháp. Vì luật pháp không ban cho cơ nghiệp nhưng là ban cho những hình phạt những ai vi phạm.
19 Vậy thì tại sao có luật pháp? Nó đã được thêm vào vì những sự phạm pháp, cho tới khi người dòng dõi đến, là người mà lời hứa đã lập cho. Nó đã được ban ra bởi các thiên sứ vào trong tay của một người trung bảo.
Con hiểu rằng, luật pháp đến sau lời hứa, bởi có nhiều người phạm pháp. Vì thế luật pháp thêm vô là để hình phạt những kẻ vi phạm, cho đến khi Đấng Christ bởi Lời hứa đã lập, mà đến. Luật pháp được ban ra bởi các thiên sứ trao vào trong tay của Môi-se là người trung bảo giữa Đức Chúa Trời và dân I-sơ-ra-ên. Môi-se cũng chính là hình bóng cho Đức Chúa Jesus Christ, là Đấng Trung Bảo giữa Đức Chúa Trời với loài người.
20 Người trung bảo chẳng phải là người trung bảo của một bên, và Đức Chúa Trời là một bên.
Con hiểu rằng, người trung bảo là người ở giữa, chịu trách nhiệm và bổn phận với hai bên như nhau. Trong Giao Ước Cũ, Môi-se là người trung bảo giữa hai bên. Một bên là Đức Chúa Trời, một bên là dân I-sơ-ra-ên.
21 Vậy thì luật pháp nghịch lại các lời hứa của Đức Chúa Trời sao? Chẳng hề như vậy! Vì nếu đã ban cho một luật pháp ban sự sống, thì sự công chính chắc phải bởi luật pháp mà đến.
Con hiểu rằng, Phao-lô khẳng định luật pháp không nghịch lại lời hứa của Đức Chúa Trời. Vì lời hứa và luật pháp đều bởi ý muốn tốt lành của Thiên Chúa đối với loài người.
Cảm tạ ơn Cha cho con hiểu qua phân đoạn Thánh Kinh này. Nguyện Lời Ngài thánh hóa và dạy dỗ con trong sự hiểu biết sâu nhiệm ngày càng hơn. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Vũ Triệu Hùng
31/08/2023
Phan Quốc Cường: Ga-la-ti 3:15-21 Vai Trò của Luật Pháp – Phần 1
Con kính lạy Đức Chúa Trời là Cha kính yêu của chúng con ở trên trời. Con cảm tạ ơn Ngài vì đã yêu thương và quan phòng trên đời sống của chúng con. Cảm tạ ơn Ngài vì đã cho con có thời gian để suy ngẫm Lời Ngài trong Ga-la-ti 3:15-21, kính xin Cha dạy dỗ cho con hiểu được phân đoạn Thánh Kinh hôm nay.
15 Hỡi các anh chị em cùng Cha! Tôi nói theo cách của loài người: Dù là giao ước của loài người, nhưng khi đã làm thành thì không ai được phép bỏ đi hay thêm vào sự gì.
16 Các lời hứa là cho Áp-ra-ham và cho dòng dõi của ông. Ngài không phán: Và cho các dòng dõi, như chỉ về nhiều người; nhưng như chỉ về một người: Và cho dòng dõi ngươi. Tức là Đấng Christ. [Sáng Thế Ký 22:18; 26:4; 28:14]
17 Vậy thì tôi nói rằng: Giao ước mà Đức Chúa Trời trước kia đã lập thành trong Đấng Christ rồi, thì luật pháp là sự có sau đó bốn trăm ba mươi năm không thể vô hiệu hóa nó, mà làm cho lời hứa trở nên vô giá trị.
18 Vì, nếu sự hưởng cơ nghiệp là bởi luật pháp, thì không còn là bởi lời hứa nữa. Nhưng Đức Chúa Trời đã ban cơ nghiệp cho Áp-ra-ham bởi lời hứa.
19 Vậy thì tại sao có luật pháp? Nó đã được thêm vào vì những sự phạm pháp, cho tới khi người dòng dõi đến, là người mà lời hứa đã lập cho. Nó đã được ban ra bởi các thiên sứ vào trong tay của một người trung bảo.
20 Người trung bảo chẳng phải là người trung bảo của một bên, và Đức Chúa Trời là một bên.
21 Vậy thì luật pháp nghịch lại các lời hứa của Đức Chúa Trời sao? Chẳng hề như vậy! Vì nếu đã ban cho một luật pháp ban sự sống, thì sự công chính chắc phải bởi luật pháp mà đến.
Thưa Cha, con hiểu rằng:
Giao ước là một lời kết ước giữa hai người hoặc nhiều người khi đã được lập nên thì không được thêm hoặc bớt điều gì và không được thay đổi. Và ở đây là giao ước giữa Đức Chúa Trời được lập đối với ông Áp-ra-ham cùng với dòng dõi của ông. Nhưng bốn trăm ba mươi năm sau thì luật pháp được lập nên thì cũng không thể thay đổi được giao ước mà Đức Chúa Trời đã lập với ông Áp-ra-ham.
Một người dù có vâng giữ trọn luật pháp thì vẫn không thể nào hưởng được cơ nghiệp vì luật pháp cho người ta biết khi vi phạm sẽ bị hình phạt như thế nào. Còn giao ước thì cho biết người được lập giao ước đó sẽ nhận được cơ nghiệp khi mà làm trọn những gì được thiết lập trong giao ước.
Luật pháp và giao ước là hai điều khác nhau nhưng không mâu thuẫn vì cả hai điều là thánh ý của Chúa dành cho loài người.
Qua phân đoạn Thánh Kinh hôm nay, con hiểu rằng Đức Chúa Trời rất yêu thương loài người chúng con. Ngài đã lập nên giao ước thông qua ông Áp-ra-ham để cho chúng con được hưởng cơ nghiệp mà Ngài sắm sẵn cho chúng con khi chúng con có cùng đức tin giống như ông. Con cũng cảm tạ ơn Ngài cũng lập ra luật pháp để loài người chúng con qua đó biết được Điều Răn, Luật Pháp của Ngài mà sống cho đúng để không phạm tội cùng Ngài. Con cũng cảm tạ ơn Ngài đã ban Chúa Jesus Christ làm Đấng Trung Bảo để đem chúng con về hưởng được giao ước của Ngài. Xin Chúa cho con luôn ghi nhớ được tình yêu của Ngài luôn dành cho chúng con.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Con, Quốc Cường