Bài Mới Nhất Các Chủ Đề Sách Đã Suy Ngẫm Xem Bài Theo Tác Giả

Ê-phê-sô 2:11-15 Sự Hiệp Một của Dân I-sơ-ra-ên và Các Dân Tộc Khác Trong Hội Thánh – Phần 1

Ê-phê-sô 2:11-15 Sự Hiệp Một của Dân I-sơ-ra-ên và Các Dân Tộc Khác Trong Hội Thánh – Phần 1

Hôm nay, ngày 05/09/2023, trong ân điển của Thiên Chúa, chúng ta hãy vui mừng, cùng nhau đọc và suy ngẫm Lời Chúa trong Ê-phê-sô 2:11-15.

11 Vậy, hãy nhớ rằng, trước kia, các anh chị em là những người ngoại trong xác thịt, bị gọi là người không chịu cắt bì bởi những kẻ xưng mình là người chịu cắt bì bằng tay trong xác thịt.
12 Lúc ấy, các anh chị em không có Đấng Christ, ở ngoài quyền công dân I-sơ-ra-ên, là khách lạ của các giao ước lời hứa, trong thế gian không có hy vọng và không có Thiên Chúa.
13 Nhưng trong Đấng Christ Jesus, các anh chị em là những người ngày trước cách xa, hiện nay đã được làm cho gần bởi máu của Đấng Christ.
14 Vì, ấy chính Ngài là sự hòa bình của chúng ta. Ngài đã hiệp cả hai làm một, phá đổ bức tường ngăn cách,
15 chấm dứt trong xác thịt của Ngài sự thù nghịch, tức là luật pháp của các điều răn trong các điều lệ, để Ngài lập nên trong chính Ngài cả hai thành một người mới, làm ra sự hòa bình.

Câu Hỏi Gợi Ý:

1. "Người ngoại trong xác thịt" có nghĩa gì (câu 11)?
2. "Ngoài quyền công dân I-sơ-ra-ên" có nghĩa gì (câu 12)?
3. Có phải con dân Chúa trong Hội Thánh có quyền công dân I-sơ-ra-ên?
4. "Hiệp cả hai làm một" có nghĩa gì (câu 14)?
5. "Bức tường ngăn cách" là gì (câu 14)? Ai đã tạo nên bức tường đó?
6. "Sự thù nghịch, tức là luật pháp của các điều răn trong các điều lệ" có nghĩa gì (câu 15)?
7. "Người mới" trong câu 15 có nghĩa gì?

Gợi Ý Áp Dụng:

1. Bạn có phải là công dân I-sơ-ra-ên? Tại sao?
2. Có điều răn nào dân I-sơ-ra-ên phải giữ mà bạn không cần giữ? Tại sao?

Tham Khảo:

Chú Giải Ê-phê-sô 02:11-22 Sự Hiệp Một của Dân I-sơ-ra-ên và Các Dân Tộc Khác Trong Hội Thánh

Có 23 bài chia sẻ trong chủ đề này:
Nguyễn Thị Mơ
07/09/2023 16:40

Ê-phê-sô 2:11-15 Sự Hiệp Một của Dân I-sơ-ra-ên và Các Dân Tộc Khác Trong Hội Thánh – Phần 1

Kính lạy Thiên Chúa Từ Ái của con!
Con kính dâng lên Chúa lời tôn vinh và cảm tạ ơn Ngài. Cảm tạ Chúa ban cho con ngày mới với những sự đau yếu Ngài cho phép xảy ra trong thân thể xác thịt con, rồi Ngài chữa lành con trong ơn yêu thương của Ngài, điều đó cho con cảm biết được rằng, cuộc đời con, nếu không có Ngài sẽ mong manh dường bao và nó ngắn ngủi thế nào.

Cảm tạ Chúa, Ngài là Vầng Đá Vững An cho con, Ngài cho con sự bình yên trong tâm thần rằng, sau khi đời tạm này qua đi, con được về nơi Thiên Quốc với Ngài. Con cũng cảm tạ ơn Chúa về sự ban cho Lời Hằng Sống mỗi ngày, để con được suy niệm sự cao sâu, mầu nhiệm trong tình yêu diệu kỳ mà Ngài đã ban cho con.

Con cầu xin Đức Thánh Linh giờ này ở cùng, soi dẫn cho con hiểu được Lời của Ngài trong bài học. Con cảm tạ ơn Chúa và kính dâng lên Ngài sự suy ngẫm của con trong Ê-phê-sô 2:11-15.

Kính thưa Chúa!
Con hiểu rằng, con dân Chúa tại Ê-phê-sô là những dân ngoại không thuộc dân I-sơ-ra-ên, trước khi tin nhận Tin Lành Cứu Rỗi của Chúa là những người trong xác thịt không thuộc về dòng dõi Áp-ra-ham, không ở trong giao ước của Đức Chúa Trời lập với dân I-sơ-ra-ên qua dấu chứng của giao ước là sự cắt bì, bởi vậy Phao-lô gọi họ là những "Người ngoại trong xác thịt".

Khi đó con dân Chúa tại Ê-phê-sô chưa có Tin Lành của Chúa nên không biết Thiên Chúa, không thờ phượng Ngài, bị ở ngoài các giao ước của Thiên Chúa lập với dân I-sơ-ra-ên và như vậy bị xem là "Ngoài quyền công dân I-sơ-ra-ên" .

Sau khi tiếp nhận Tin Lành Cứu Rỗi của Thiên Chúa, những dân ngoại ở ngoài giao ước, bởi sự hoàn toàn tin nhận sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus, được ở trong Ngài, được Thiên Chúa ban cho năng lực để sống theo điều răn và luật pháp của Ngài, được ở trong Hội Thánh của Chúa, có quyền công dân I-sơ-ra-ên và hưởng mọi lời hứa trong giao ước mà Thiên Chúa đã lập cùng tổ phụ Áp-ra-ham.

Kính thưa Chúa!
Con hiểu rằng, sự hy sinh của Đấng Christ trên thập tự giá đã phá đổ bức tường ngăn cách giữa loài người và Đức Chúa Trời, chính Ngài phục hòa lại mối tương giao giữa loài người với Đấng yêu thương tạo ra loài người, Ngài hiệp làm một dân I-sơ-ra-ên với những con dân Chúa thuộc những dân tộc khác. Ở trong Đấng Christ, không còn sự ngăn cách, muôn dân trên đất thuộc mọi dân tộc, mọi quốc gia cùng muôn loài mà Ngài tạo dựng sống với nhau trong hòa bình và được bao phủ bởi tình yêu vĩnh hằng của Thiên Chúa.

Thế gian trước khi nhận biết Chúa không chỉ bị ngăn cách khỏi mối tương giao với Đức Chúa Trời, mà còn bị ngăn cách với nhau bởi bức tường phân biệt, ấy là sự phân biệt chủng tộc, giai cấp, địa vị, giới tính, phong tục tập quán…

Tội lỗi, chính là thủ phạm dựng nên những bức tường vô hình nhưng chứa đựng trong nó quyền lực của sự hủy diệt, nó giam toàn thể loài người trong đau khổ và bất an.

Sự chết chuộc tội của Đấng Christ không chỉ phá đổ bức tường ngăn cách mà còn chấm dứt "Sự thù nghịch, tức là luật pháp của các điều răn trong các điều lệ" đối với những người đặt lòng tin nơi sự chết cứu chuộc của Ngài.

Sự thù nghịch được nói ở đây là những điều lệ của luật pháp, quy định án phạt cho những ai vi phạm các điều răn của Thiên Chúa. Đấng Christ đã chấm dứt hình phạt của luật pháp nghịch lại những kẻ vi phạm các điều răn qua sự đổ huyết của chính Ngài.

Giờ đây, ở trong Đấng Christ cả dân I-sơ-ra-ên và các dân thuộc các dân tộc khác bởi trong ơn cứu rỗi của Thiên Chúa được kết hiệp làm một trong chính Ngài, được dựng nên mới, được sống hòa bình với Thiên Chúa và với nhau.

Kính thưa Chúa Từ Ái!
Con vô cùng biết ơn Chúa bởi ơn thương xót của Ngài mà từ một người ngoại sống theo bản ngã xác thịt, con phải sống giữa nhiều bức tường ngăn cách, cuộc sống đầy những bất an và đau thương. Giờ đây bởi ân điển Ngài ban cho con cách nhưng không mà con được hưởng quyền của một công dân I-sơ-ra-ên thuộc linh. Con được ở trong giao ước của Đức Chúa Trời lập cùng tổ phụ Áp-ra-ham với nhiều lời hứa phước hạnh.

Dù con vẫn còn ở trong thân thể xác thịt yếu đuối này nhưng con cảm biết cách rõ ràng bản thân đang được sống trong hòa bình, trong tình yêu của Thiên Chúa.

Trở thành công dân I-sơ-ra-ên, con có bổn phận vâng giữ các điều răn và luật pháp của Thiên Chúa đã ban cho dân I-sơ-ra-ên bởi vì luật pháp là thánh, điều răn là thánh, công chính và tốt lành. Người tin Chúa không phải bởi đức tin mà bỏ luật pháp nhưng làm vững bền luật pháp. Chính Chúa Jesus cũng phán rằng Ngài đến không phải để phá bỏ luật pháp nhưng để làm cho trọn luật pháp.

Con cũng biết ơn dân I-sơ-ra-ên, bởi qua họ mà con được hưởng mọi ân huệ của Đức Chúa Trời trong đức tin. Xin Chúa nhắc nhở con có lòng sốt sắng cầu thay cho dân tuyển của Ngài. Con cảm tạ Chúa bởi tình yêu, sự thánh khiết và công chính của Ngài. A-men!

Con xin kính dâng lên Thiên Chúa kính yêu lời tôn vinh, cảm tạ từ tấm lòng con biết ơn Ngài.

Mọi vinh quang, quyền phép, tôn quý đều thuộc về Cha Thánh của chúng con cho đến đời đời vô cùng. A-men!

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ!
Con, Nguyễn Thị Mơ
Ngày: 07/09/2023


Đặng Thái Học
07/09/2023 18:40

Ê-phê-sô 2:11-15 Sự Hiệp Một của Dân I-sơ-ra-ên và Các Dân Tộc Khác Trong Hội Thánh - Phần 1

Kính lạy Cha Yêu Thương của con ở trên trời!

Con dâng lời cảm tạ ơn Cha về bài học Thánh Kinh tiếp theo trong Ê-phê-sô 2:11-15 - Sự Hiệp Một của Dân I-sơ-ra-ên và Các Dân Tộc Khác Trong Hội Thánh - Phần 1.

11 Vậy, hãy nhớ rằng, trước kia, các anh chị em là những người ngoại trong xác thịt, bị gọi là người không chịu cắt bì bởi những kẻ xưng mình là người chịu cắt bì bằng tay trong xác thịt.
12 Lúc ấy, các anh chị em không có Đấng Christ, ở ngoài quyền công dân I-sơ-ra-ên, là khách lạ của các giao ước lời hứa, trong thế gian không có hy vọng và không có Thiên Chúa.
13 Nhưng trong Đấng Christ Jesus, các anh chị em là những người ngày trước cách xa, hiện nay đã được làm cho gần bởi máu của Đấng Christ.
14 Vì, ấy chính Ngài là sự hòa bình của chúng ta. Ngài đã hiệp cả hai làm một, phá đổ bức tường ngăn cách,
15 chấm dứt trong xác thịt của Ngài sự thù nghịch, tức là luật pháp của các điều răn trong các điều lệ, để Ngài lập nên trong chính Ngài cả hai thành một người mới, làm ra sự hòa bình.

Con xin nêu lên sự hiểu của con trong phân đoạn Thánh Kinh trên như sau:

Trong thời Cựu Ước, Đức Chúa Trời đã chọn dân tộc I-sơ-ra-ên làm dân tuyển, biệt riêng cho Ngài. Đến thời Tân Ước, Thiên Chúa đã kết hiệp tất cả những người tin nhận Đấng Christ làm một trong Hội Thánh, không phân biệt dân tộc nào. Tuy nhiên, Thiên Chúa vẫn có chương trình dành riêng cho dân I-sơ-ra-ên theo mục đích của Ngài.

Câu 11: Phao-lô bày tỏ và nhắc nhớ cho con dân Chúa tại Ê-phê-sô biết rằng, trước kia, họ là những người ngoại trong xác thịt, bị gọi là những người không chịu cắt bì, bởi những người I-sơ-ra-ên, là những kẻ xưng mình là những người chịu cắt bì bằng tay đối với những người nam trong xác thịt, thuộc dòng dõi của Áp-ra-ham, tổ phụ đức tin của dân I-sơ-ra-ên.

Câu 12: Vào thời điểm con dân Chúa tại Ê-phê-sô chưa tin nhận sự cứu rỗi qua sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ, thì họ không thuộc về Thiên Chúa, thuộc về thế gian vô tín, ở ngoài quyền công dân I-sơ-ra-ên, là khách lạ của các giao ước mà Đức Chúa Trời đã hứa với Áp-ra-ham, sống vô vọng trong thế gian không biết Chúa. Ngày nay, đời sống tất cả những người không tin nhận Tin Lành Đấng Christ cũng đều giống như chúng con trước đây, khi chưa tin nhận Chúa, không có sự bình an, thỏa lòng, vì vẫn chìm đắm trong tội lỗi, trên đà đi vào sự hư mất đời đời.

Câu 13: Nhưng chúng con được ở trong Đấng Christ, bởi đức tin hoàn toàn vào sự chết chuộc tội của Ngài, khác với thực trạng của con người ngày trước xa cách Chúa, nhưng nhờ máu thánh của Đấng Christ, đem chúng con đến với Tin Lành Cứu Rỗi, được gần với Chúa trong sự hiệp một với Ngài và với các con dân Chúa.

Câu 14-15: Vì chính Đức Chúa Jesus Christ là sự hòa bình cho chúng con. Ngài đã kết hiệp những người ngoài dân tộc I-sơ-ra-ên, trong đó có chúng con, là những người tin nhận Đức Chúa Jesus Christ làm một với những người I-sơ-ra-ên, là những người cùng đức tin vào sự chết chuộc tội của Đấng Christ, bởi đó mà bức tường ngăn cách bị phá đổ, không còn sự phân biệt giữa người Do-thái và người ngoại, giai cấp, chủng tộc, giới tính. Bởi sự chết chuộc tội của Đấng Christ đã làm cho luật pháp của các điều răn trong các điều lệ, chấm dứt hình phạt cho những ai ở trong sự cứu rỗi của Đấng Christ, để Ngài lập nên trong chính Ngài tất cả những người ở trong sự cứu rỗi, không phân biệt người Do-thái hay người ngoại làm thành một con người mới, được tái sinh phần tâm linh trong một thân của Ngài, để cùng phục hòa mối tương giao với Đức Chúa Trời và cùng sống hòa bình giữa con dân Chúa trong Hội Thánh.

Lạy Chúa!

Con cảm tạ ơn Chúa vì bài học hôm nay đã dạy con hiểu về sự hiệp một của dân I-sơ-ra-ên và con dân Chúa trong các dân tộc khác trong Hội Thánh!

Nguyện Chúa ban ơn cho con luôn ý thức được sự hiệp một của con dân Chúa trên khắp thế giới này, và cùng nhau gây dựng Hội Thánh, sống xứng đáng cho ngày Đấng Christ trở lại. A-men!

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.

Con, Đặng Thái Học

07/09/2023                                                                       


Nguyễn Công Hải
07/09/2023 21:05

Ê-phê-sô 2:11-15 Sự Hiệp Một của Dân I-sơ-ra-ên và Các Dân Tộc Khác Trong Hội Thánh – Phần 1

Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha kính yêu của con, con cảm tạ ơn Cha lại ban cho con được suy ngẫm Lời Ngài trong phân đoạn Ê-phê-sô 2:11-15, để con được học về sự hiệp một của dân I-sơ-ra-ên và các dân tộc khác trong Hội Thánh. Nguyện xin Cha dùng Lời Ngài để dạy dỗ, hướng dẫn con để con luôn biết bước đi theo Tin Lành Cứu Rỗi của Ngài. Sau đây con xin nêu sự hiểu của con về phân đoạn Thánh Kinh trên.

11 Vậy, hãy nhớ rằng, trước kia, các anh chị em là những người ngoại trong xác thịt, bị gọi là người không chịu cắt bì bởi những kẻ xưng mình là người chịu cắt bì bằng tay trong xác thịt.

Con hiểu, câu trên Sứ Đồ Phao-lô nói về sự chia cách giữa người I-sơ-ra-ên và người thuộc dân tộc I-sơ-ra-ên. Người Do-thái thực hiện cắt bì trên xác thịt để thể hiện sự kính sợ đối với Đức Chúa Trời và tuân theo luật pháp của Môi-se. Những người không phải là Do-thái không có thực hiện những lễ này và được gọi là "người không chịu cắt bì."

12 Lúc ấy, các anh chị em không có Đấng Christ, ở ngoài quyền công dân I-sơ-ra-ên, là khách lạ của các giao ước lời hứa, trong thế gian không có hy vọng và không có Thiên Chúa.

Lúc ấy, là trước kia, khi chúng con chưa tin vào Chúa Jesus, không có Đấng Christ, không thuộc quyền công dân của dân tộc I-sơ-ra-ên và không hưởng lời hứa của Đức Chúa Trời đối với dân tộc I-sơ-ra-ên. Chúng con sống trong tình trạng không có hy vọng và không có mối quan hệ với Thiên Chúa.

13 Nhưng trong Đấng Christ Jesus, các anh chị em là những người ngày trước cách xa, hiện nay đã được làm cho gần bởi máu của Đấng Christ.

Con hiểu câu 13 sứ đồ nói về tình trạng thuộc linh của con dân Chúa không phải là người I-sơ-ra-ên nhưng tin vào sự chết chuộc tội của Đấng Christ, ở trong ân điển và sự cứu rỗi của Ngài, chúng con trở thành con cái của Thiên Chúa và trong mối quan hệ gần gũi với Đức Chúa Trời thông qua Đấng Christ Jesus. Máu của Chúa Jesus đã đổ ra để cứu chuộc chúng con vào sự cứu rỗi và đoàn kết, hiệp một giữa người I-sơ-ra-ên và người không phải là công dân I-sơ-ra-ên như chúng con.

14 Vì, ấy chính Ngài là sự hòa bình của chúng ta. Ngài đã hiệp cả hai làm một, phá đổ bức tường ngăn cách,
15 chấm dứt trong xác thịt của Ngài sự thù nghịch, tức là luật pháp của các điều răn trong các điều lệ, để Ngài lập nên trong chính Ngài cả hai thành một người mới, làm ra sự hòa bình.

Con hiểu câu 14-15 Sứ Đồ Phao-lô muốn nói đến ân điển cứu chuộc của Đấng Christ mà nhờ đó chúng con không thuộc công dân của I-sơ-ra-ên, nay lại được hiệp một với người I-sơ-ra-ên trong cùng một đức tin vào Đấng Christ. Sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus đã phá vỡ bức tường ngăn cách và chấm dứt tác động của luật pháp cũ trong việc tạo nên một con người mới, một sự hiệp một giữa người I-sơ-ra-ên và chúng con trong Đức Chúa Jesus. Để cho tất cả những ai tin vào sự chết chuộc tội của Đấng Christ thì được thừa nhận là một người I-sơ-ra-ên thuộc linh, hiệp một trong cùng một Đức Chúa Trời, một sự cứu chuộc, một chương trình cứu rỗi duy nhất.

Cảm tạ ơn Chúa đã dạy dỗ con qua phân đoạn Thánh Kinh trên, để con hiểu được sự hiệp một giữa chúng con là những người dù không phải công dân của tuyển dân theo lời hứa, nhưng nhờ vào ân điển cứu chuộc của Đức Chúa Trời qua Chúa Jesus, và bởi đức tin của chúng con vào Đấng Christ mà chúng con được hiệp một với dân tộc I-sơ-ra-ên trong Chúa Cứu Thế, được thừa hưởng lời hứa của Ngài mà trước kia chỉ dành cho dân tộc Do-thái. Nguyện xin Ngài luôn ban ơn, quan phòng và dạy dỗ con được trưởng thành càng hơn trong sự học biết Lời Ngài. A-men!

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Công Hải


Nguyễn Ngọc Tú
08/09/2023 10:36

Nguyễn Ngọc Tú: Ê-phê-sô 2:11-15 Sự Hiệp Một của Dân I-sơ-ra-ên và Các Dân Tộc Khác Trong Hội Thánh – Phần 1

Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con,

Con cảm tạ Cha vì một ngày mới nữa Ngài ban cho con. Con cảm tạ Cha sáng hôm nay cũng ban cho con có thời gian đọc và suy ngẫm Lời của Ngài, được ghi chép trong Ê-phê-sô 2:11-15. Con xin ghi lại những điều mà Ngài dạy cho con hiểu qua phân đoạn này.

11 Vậy, hãy nhớ rằng, trước kia, các anh chị em là những người ngoại trong xác thịt, bị gọi là người không chịu cắt bì bởi những kẻ xưng mình là người chịu cắt bì bằng tay trong xác thịt.

Câu 11: Thưa Cha, con hiểu rằng, câu này Sứ Đồ Phao-lô nhắc cho con dân Chúa tại Ê-phê-sô nhớ về xuất thân của mình, trước khi tin nhận Chúa. "Những người ngoại" là những người thuộc các dân tộc khác, không phải dân I-sơ-ra-ên. "Những người ngoại trong xác thịt" là những người ngoài dân I-sơ-ra-ên, sống buông tuồng theo ham muốn của xác thịt. "Bị gọi là người không chịu cắt bì" hàm ý, những người thuộc các dân tộc không được nhận lãnh lời hứa của Thiên Chúa, không có luật pháp của Thiên Chúa được ghi chép thành chữ viết.

12 Lúc ấy, các anh chị em không có Đấng Christ, ở ngoài quyền công dân I-sơ-ra-ên, là khách lạ của các giao ước lời hứa, trong thế gian không có hy vọng và không có Thiên Chúa.

Câu 12: Con hiểu rằng, "lúc ấy" là lúc con dân Chúa Ê-phê-sô chưa tin nhận Tin Lành. Vì chưa tin nhận Tin Lành nên họ không có Đấng Christ, không thuộc về dân thánh của Thiên Chúa, không được nhận lãnh giao ước và lời hứa ban phước của Thiên Chúa. Họ sống giữa thế gian không có hy vọng. Nhóm chữ "không có Thiên Chúa" bao gồm nhiều ý nghĩa, mà có lẽ phần nhiều là mô tả về tình trạng thiếu thốn, nghèo nàn trong tâm linh của một người, tiêu biểu như: không có tình yêu của Thiên Chúa nên lòng luôn cảm thấy trống vắng; không có sự quan phòng của Thiên Chúa nên luôn thấy bất an; không có lời hứa của Thiên Chúa nên đời sống không có sự trông cậy; không có Lời của Thiên Chúa nên không có sự hiểu biết chân thật, cũng không hiểu được mục đích sống.

13 Nhưng trong Đấng Christ Jesus, các anh chị em là những người ngày trước cách xa, hiện nay đã được làm cho gần bởi máu của Đấng Christ.

Câu 13: Con hiểu rằng, "trong Đấng Christ Jesus", nghĩa là hoàn toàn tin nhận sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ và hoàn toàn vâng phục mọi lời dạy của Ngài. Chỉ có như vậy, thì một người mới được kết hiệp làm một với Ngài, và "được làm cho gần", nghĩa là được dạn dĩ đến gần Đức Chúa Trời, gọi Ngài là "Cha", được ở gần bên dân thánh của Thiên Chúa.

14 Vì, ấy chính Ngài là sự hòa bình của chúng ta. Ngài đã hiệp cả hai làm một, phá đổ bức tường ngăn cách,

Câu 14: "Hiệp cả hai làm một" là kết hiệp những người tin nhận Đấng Christ, thuộc dân I-sơ-ra-ên và thuộc những dân tộc khác, làm một. "Phá đổ bức tường ngăn cách" là phá đổ đi các thói kỳ thị người ngoại của người I-sơ-ra-ên, đồng thời cũng là phá đổ đi mọi sự ngăn cách về giai cấp, địa vị, học thức, chủng tộc... Trong Chúa, mọi người đều bình đẳng.

15 chấm dứt trong xác thịt của Ngài sự thù nghịch, tức là luật pháp của các điều răn trong các điều lệ, để Ngài lập nên trong chính Ngài cả hai thành một người mới, làm ra sự hòa bình.

Câu 15: Trong các điều lệ của luật pháp có quy định các hình phạt dành cho người vi phạm các điều răn của Thiên Chúa, mà không một ai là không vi phạm các điều răn, nên luật pháp trở nên sự thù nghịch đối với mọi người. "Chấm dứt trong xác thịt của Ngài" nghĩa là, bởi sự chết chuộc tội của mình mà Đấng Christ đã chấm dứt sự thù nghịch của luật pháp đối với những ai tiếp nhận sự cứu rỗi của Ngài.

Con hiểu rằng, Đức Chúa Jesus Christ chấm dứt sự thù nghịch của luật pháp chứ Ngài không chấm dứt luật pháp, như sự giảng dạy của nhiều tà giáo. Mà Đức Chúa Jesus Christ trước tiên làm gương và sau đó dạy dỗ các thánh đồ của Ngài làm vững bền luật pháp (Ma-thi-ơ 5:17 và Rô-ma 3:31).

Con cảm tạ Cha đã ban cho con những sự hiểu trên đây. Nguyện xin Cha ban ơn trên một ngày mới của con, ban ơn trên mọi việc tay con làm, sắm sẵn cho các anh chị em của con mọi sự cần dùng, để chuẩn bị bước vào một ngày Sa-bát nghỉ ngơi. Con cảm tạ Cha! A-men.

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.

Nguyễn Ngọc Tú
08/09/2023


Huỳnh Christian Priscilla
08/09/2023 14:04

Huỳnh Christian Priscilla: Ê-phê-sô 2:11-15 Sự Hiệp Một của Dân I-sơ-ra-ên và Các Dân Tộc Khác Trong Hội Thánh – Phần 1

Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con. Con kính dâng Cha lời tôn vinh và cảm tạ. Ngài là Thiên Chúa Toàn Năng và Cha ở trên trời của con. Lạy Cha, hôm nay trong khi lái xe con suýt chút bị xe đụng. Nhưng tạ ơn Cha, mỗi lần khi con lái xe, con đều có cầu xin Ngài ở cùng, giữ gìn tay lái của con. Vì vậy mà con biết rằng, Ngài đã nhậm lời giữ gìn, bảo vệ con thoát khỏi tai nạn giao thông trong ngày hôm nay. Con cảm tạ Ngài.

Lạy Cha, con xin trình bày sự suy ngẫm của con về Ê-phê-sô 2:11-15, dạy về sự hiệp một của dân I-sơ-ra-ên với các dân tộc khác trong Hội Thánh.

11 Vậy, hãy nhớ rằng, trước kia, các anh chị em là những người ngoại trong xác thịt, bị gọi là người không chịu cắt bì bởi những kẻ xưng mình là người chịu cắt bì bằng tay trong xác thịt.

Câu 11: Con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô nhắc cho con dân Chúa tại Ê-phê-sô nhớ, trước kia, họ không thuộc về dòng dõi của Áp-ra-ham trong xác thịt, không ở trong giao ước của Đức Chúa Trời, không có dấu chứng của giao ước là sự cắt bì trong xác thịt. Dân I-sơ-ra-ên là những người chịu cắt bì bằng tay trong xác thịt để chứng tỏ đức tin của họ vào trong giao ước của Đức Chúa Trời. Vì thế, họ gọi những người không phải I-sơ-ra-ên là những kẻ không chịu cắt bì. Ngày nay, những ai thật lòng ăn năn tội, tin nhận sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ, thì tấm lòng của họ được cắt bì bởi Đấng Christ, tức là Ngài đã dùng máu của Ngài rửa sạch bản tính tội lỗi trong họ.

12 Lúc ấy, các anh chị em không có Đấng Christ, ở ngoài quyền công dân I-sơ-ra-ên, là khách lạ của các giao ước lời hứa, trong thế gian không có hy vọng và không có Thiên Chúa.

Câu 12: Con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô nhắc về việc, lúc con dân Chúa tại Ê-phê-sô chưa tin nhận Tin Lành Cứu Rỗi của Đấng Christ thì họ không có Chúa làm chủ trong đời sống, không thờ phượng Thiên Chúa trong tâm thần, không thuộc về dân tộc được Thiên Chúa biệt riêng cho Ngài, không ở trong các giao ước phước hạnh của Thiên Chúa. Cuộc sống trong thế gian không có niềm vui và hy vọng, không biết Thiên Chúa, và không thuộc về Thiên Chúa.

13 Nhưng trong Đấng Christ Jesus, các anh chị em là những người ngày trước cách xa, hiện nay đã được làm cho gần bởi máu của Đấng Christ.

Câu 13: Con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô nhấn mạnh cho con dân Chúa tại Ê-phê-sô biết, lúc trước, khi họ chưa tin nhận Tin Lành thì họ bị cách xa Thiên Chúa và cách xa dân thánh của Ngài. Nhưng giờ đây, họ đang tin nhận sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus; hết lòng ăn năn tội, làm theo sự dạy dỗ của Thánh Kinh; được Đức Chúa Jesus Christ phục hòa họ với Thiên Chúa; được gần bên Thiên Chúa và gần bên dân thánh của Ngài. Những điều đó là nhờ sự đã đổ máu trên thập tự giá của Đức Chúa Jesus Christ để chết thay cho sự phạm tội của họ.

14 Vì, ấy chính Ngài là sự hòa bình của chúng ta. Ngài đã hiệp cả hai làm một, phá đổ bức tường ngăn cách,

Câu 14: Con hiểu rằng, Đấng Christ là sự hòa bình của con dân Chúa, vì Ngài làm cho họ được phục hòa với Đức Chúa Trời; không còn là những kẻ thù nghịch của Đức Chúa Trời; không lo lắng sợ hãi để đến gần ngôi ơn phước của Đức Chúa Trời. Chính Đấng Christ đã phá đổ bức tường tội lỗi ngăn cách các dân tộc với Thiên Chúa và với nhau. Ngài đã kết hiệp những người không phải là dân I-sơ-ra-ên cùng với những người là dân I-sơ-ra-ên làm một trong Hội Thánh của Ngài, và kết hiệp Hội Thánh với chính Ngài. Đấng Christ cũng phá đổ các bức tường ngăn cách chủng tộc và các bức tường ngăn cách trong xã hội giữa giai cấp, địa vị, giàu nghèo, học thức...

15 chấm dứt trong xác thịt của Ngài sự thù nghịch, tức là luật pháp của các điều răn trong các điều lệ, để Ngài lập nên trong chính Ngài cả hai thành một người mới, làm ra sự hòa bình.

Câu 15: Con hiểu rằng, bởi sự chết chuộc tội của Đấng Christ mà Ngài cũng đã chấm dứt sự thù nghịch của luật pháp đối với những ai tin nhận sự cứu rỗi của Ngài. Sự thù nghịch ấy tức là hình phạt của luật pháp trên những ai vi phạm các điều răn của Thiên Chúa. Vì tất cả các hình phạt của luật pháp cho sự phạm tội của loài người đều đã giáng xuống trên thân thể của Ngài. Chính Đấng Christ cứu chuộc cả dân I-sơ-ra-ên lẫn người thuộc các dân tộc khác và cả hai đều cần đến giao ước mới về sự cứu rỗi trong Đấng Christ. Bởi đó, những ai tin thì được dựng nên mới và được kết hiệp làm một trong chính mình Ngài; được Ngài phục hòa họ với Đức Chúa Trời và với nhau.

Lạy Cha, bài học hôm nay giúp con nhớ lại, khi con chưa tin nhận Tin Lành. Khi đó, con không có sự bình an trong Chúa. Con rất sợ ma, sợ chết, luôn có những sự sợ hãi và lo lắng trong lòng. Nhưng giờ đây, cuộc sống của con đã thuộc về Thiên Chúa, con luôn có sự bình an và thỏa lòng trong Chúa. Con được phục hồi địa vị làm con của Đức Chúa Trời, được làm dân thánh, được ở trong các giao ước phước hạnh của Thiên Chúa, và được sống đời đời trong Vương Quốc của Đức Chúa Trời. Con cảm tạ ơn Cha.

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.

Huỳnh Christian Priscilla


Huỳnh Christian Timothy
08/09/2023 15:00

Huỳnh Christian Timothy: Ê-phê-sô 2:11-15 Sự Hiệp Một của Dân I-sơ-ra-ên và Các Dân Tộc Khác Trong Hội Thánh – Phần 1

Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con. Con kính dâng Cha lời tôn vinh và cảm tạ của con. Ngài là Thiên Chúa Toàn Năng và Cha ở trên trời của con. Hôm nay, con được xem qua một số video trên YouTube luận về sự Đấng Christ có thể trở lại để đem Hội Thánh ra khỏi thế gian vào ngày Lễ Thổi Kèn năm 2023. Ngày lễ ấy bắt đầu sau khi mặt trời lặn chiều Thứ Sáu 15/09/2023 và kết thúc khi mặt trời lặn vào chiều Thứ Bảy 16/09/2023 tại Giê-ru-sa-lem, I-sơ-ra-ên. Tất cả đều đồng ý, Lễ Thổi Kèn tiêu biểu cho sự Đức Chúa Trời nhóm hiệp con dân Chúa. Vì thế, Lễ Thổi Kèn là cơ hội thích hợp để con dân Chúa được nhóm hiệp với Đấng Christ trên chốn không trung. Mặc dù không ai biết giờ và ngày Đấng Christ đến nhưng có thể biết Đấng Christ sẽ đến trong ngày Lễ Thổi Kèn. Như Ngài đã chịu chết trong ngày Lễ Vượt Qua; như Ngài đã thành lập Hội Thánh và ghi chép luật pháp của giao ước mới vào lòng của con dân Chúa trong ngày Lễ Ngũ Tuần. Vì thế, Ngài sẽ nhóm hiệp con dân Chúa và đem họ vào thiên đàng với Ngài trong ngày Lễ Thổi Kèn là điều hợp lý. Những người chia sẻ trong các video YouTube về sự hy vọng Đấng Christ sẽ đến trong dịp Lễ Thổi Kèn năm 2023 đều cùng cảm nhận là sự đến của Đấng Christ đã rất gần, có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Con cũng cùng một cảm nhận như vậy. Con lại được xem một số lời chứng về các trẻ con ở tuổi ấu nhi và thiếu nhi trong thời gian gần đây có khải tượng về sự Chúa đến và Hội Thánh được cất lên. Có cháu chỉ mới 4 hay 5 tuổi, chưa hề biết gì nhiều về Lời Chúa hay sự đến của Đấng Christ. Con càng được khích lệ càng hơn. Lạy Đấng Christ, xin hãy đến!

Con cầu xin Cha giữ cho con được nên thánh trọn vẹn không chỗ trách được. Con cầu xin Đấng Christ thêm sức cho thân thể xác thịt của con. Con cầu xin Đức Thánh Linh ban sự khôn sáng và thông sáng trong thần trí con. Con cảm tạ Ba Ngôi Thiên Chúa.

Thưa Cha, con xin trình bày sự suy ngẫm của con về Ê-phê-sô 2:11-15, như sau:

11 Vậy, hãy nhớ rằng, trước kia, các anh chị em là những người ngoại trong xác thịt, bị gọi là người không chịu cắt bì bởi những kẻ xưng mình là người chịu cắt bì bằng tay trong xác thịt.

12 Lúc ấy, các anh chị em không có Đấng Christ, ở ngoài quyền công dân I-sơ-ra-ên, là khách lạ của các giao ước lời hứa, trong thế gian không có hy vọng và không có Thiên Chúa.

Câu 11 và 12: Con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô nhắc cho con dân Chúa tại Ê-phê-sô nhớ đến địa vị của họ, trước khi họ tin nhận Tin Lành. Khi đó, về phần xác thịt, họ không phải là dân I-sơ-ra-ên. Họ không có sự cắt bì trên thân thể xác thịt như dân I-sơ-ra-ên để làm dấu là dân được thuộc về Đức Chúa Trời. Họ bị dân I-sơ-ra-ên xem khinh là các dân ô uế, vì không được biệt riêng cho Đức Chúa Trời. Khi đó, dù Đấng Christ đã hoàn thành sự chết chuộc tội cho loài người nhưng họ vẫn không có Đấng Christ. Vì họ chưa biết về Tin Lành và chưa tin nhận Tin Lành. Họ không có quyền công dân của dân I-sơ-ra-ên thuộc linh, là dân được Đấng Christ cắt bì con người bên trong, tức là cất đi bản tính tội lỗi. Họ là những người ở bên ngoài các giao ước về lời hứa của Đức Chúa Trời. Họ sống trong cuộc đời này không có hy vọng về sự cứu rỗi, về hạnh phúc; không có Thiên Chúa để kêu cầu, để được yêu thương, chăm sóc, và dạy dỗ.

13 Nhưng trong Đấng Christ Jesus, các anh chị em là những người ngày trước cách xa, hiện nay đã được làm cho gần bởi máu của Đấng Christ.

Câu 13: Con hiểu rằng, khi họ tin nhận Tin Lành Cứu Rỗi thì họ thuộc về Đấng Christ, được gọi là ở trong Đấng Christ. Vì họ bằng lòng chết đi con người cũ tội lỗi để được sống lại một con người mới trong Đấng Christ; được mang lấy sự yêu thương, công chính, và thánh khiết của Thiên Chúa qua Đấng Christ. Ngày trước, họ cách xa Thiên Chúa, cách xa tuyển dân của Đức Chúa Trời. Ngày nay, bởi Đấng Christ rửa sạch bản tính tội của họ bằng máu thánh của Ngài mà họ trở nên gần Thiên Chúa, gần với tuyển dân thuộc linh của Đức Chúa Trời là Hội Thánh, tức là dân I-sơ-ra-ên thuộc linh.

14 Vì, ấy chính Ngài là sự hòa bình của chúng ta. Ngài đã hiệp cả hai làm một, phá đổ bức tường ngăn cách,
15 chấm dứt trong xác thịt của Ngài sự thù nghịch, tức là luật pháp của các điều răn trong các điều lệ, để Ngài lập nên trong chính Ngài cả hai thành một người mới, làm ra sự hòa bình.

Câu 14 và 15: Con hiểu rằng, Đấng Christ đem sự hòa bình đến cho loài người; khiến loài người được hòa bình với Đức Chúa Trời và với nhau. Ngài tái kết nối loài người với Thiên Chúa và với nhau. Mọi sự ngăn cách giữa loài người với Thiên Chúa và với nhau đều bởi tội lỗi. Ngài phá đổ tội lỗi là bức tường ngăn cách loài người với Thiên Chúa và với nhau. Tội lỗi đã bị đóng đinh trên thân thể xác thịt của Ngài. Những điều luật lên án loài người về sự họ phạm các điều răn của Thiên Chúa chính là sự thù nghịch loài người. Vì chúng lên án chết loài người. Ngài cũng đã đóng đinh mọi án phạt về sự phạm tội của loài người trên thập tự giá. Vì sự chết của Ngài là sự gánh thay án phạt cho loài người. Ngài đã lập nên Hội Thánh là tập thể của những ai tin nhận sự chết chuộc tội của Ngài, dù theo xác thịt họ thuộc về dân I-sơ-ra-ên hay thuộc về các dân tộc khác. Cả hai đã thành một dân mới trong Đấng Christ, là con cháu thuộc linh của Áp-ra-ham, có cùng đức tin vào Đức Chúa Trời như Áp-ra-ham, là I-sơ-ra-ên thuộc linh, cả hai cùng được tháp vào gốc ô-li-ve thánh là Đấng Christ. Cả hai chung sống hòa bình với nhau và với Đức Chúa Trời trong tình yêu và ân điển của Ba Ngôi Thiên Chúa.

Thưa Cha, con cảm tạ Cha đã ban ơn cho con được thuộc về Đấng Christ, có sự cứu rỗi và sự sống đời đời, được hưởng cơ nghiệp của Ngài là Vương Quốc Trời. Con cảm tạ Cha đã ban cho con Lời Hằng Sống của Ngài để con hiểu biết về Thiên Chúa, về tình yêu, ân điển, cùng mọi phước lành mà Ngài đã định sẵn cho những ai thuộc về Ngài. Con vui thỏa trong ơn cứu rỗi của Ngài và trong sự hiểu biết Lời Ngài. Con cầu xin Đấng Christ mau đến, đem Hội Thánh ra khỏi thế gian. A-men!

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.

Huỳnh Christian Timothy


Vũ Triệu Hùng
08/09/2023 16:54

Ê-phê-sô 2:11-15 Sự Hiệp Một của Dân I-sơ-ra-ên và Các Dân Tộc Khác Trong Hội Thánh – Phần 1

Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha kính yêu từ ái của con. Cảm tạ ơn Cha đã gìn giữ con một ngày được bình an. Cảm tạ ơn Cha cho con có thời gian và phương tiện để học Lời Ngài. Con xin viết ra sự hiểu trong phân đoạn Thánh Kinh Ê-phê-sô 2:11-15.

11 Vậy, hãy nhớ rằng, trước kia, các anh chị em là những người ngoại trong xác thịt, bị gọi là người không chịu cắt bì bởi những kẻ xưng mình là người chịu cắt bì bằng tay trong xác thịt.

Câu 11: Con hiểu rằng, Phao-lô nhắc con dân Chúa tại Ê-phê-sô nhớ rằng, trước khi họ chưa tin nhận Tin Lành, họ là những người ngoại trong xác thịt với dân I-sơ-ra-ên, họ không nằm trong giao ước của Đức Chúa Trời với Áp-ra-ham, vì thế họ không có dấu chứng của giao ước là sự cắt bì.

12 Lúc ấy, các anh chị em không có Đấng Christ, ở ngoài quyền công dân I-sơ-ra-ên, là khách lạ của các giao ước lời hứa, trong thế gian không có hy vọng và không có Thiên Chúa.

Câu 12: Con hiểu rằng, khi con dân Chúa tại Ê-phê-sô chưa tin nhận Tin Lành, thì đời sống họ không có đặc quyền như công dân I-sơ-ra-ên, họ không biết đến giao ước lời hứa, sống mà không có hy vọng và không có Thiên Chúa làm chủ cuộc đời mình. Họ sống không có hạnh phúc thật, bình an thật, nên cuộc đời họ là chuỗi tháng ngày sống trong tội, lo âu, sợ hãi và cuối cùng bị hư mất đời đời. 

“trong thế gian không có hy vọng” khi đọc câu này lòng con dâng trào niềm cảm xúc với lòng biết ơn. Vì những tháng ngày con chưa biết Chúa, cuộc sống của con thật vô nghĩa, sống không hy vọng, không có mục đích. Cảm tạ ơn Cha, vì con thấy mình thật là phước hạnh khi được sinh ra làm người, được tin nhận sự cứu rỗi của Ngài và được ở trong Hội Thánh chân thật. 

13 Nhưng trong Đấng Christ Jesus, các anh chị em là những người ngày trước cách xa, hiện nay đã được làm cho gần bởi máu của Đấng Christ.

Câu 13: Con hiểu rằng, trước khi chưa tin nhận Chúa, thì con dân Chúa tại Ê-phê-sô nói riêng và con dân Chúa trong Hội Thánh nói chung, đều xa cách Thiên Chúa và dân thánh của Ngài. Nhưng nay, bởi tin nhận sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ, thì họ đã được gần lại với Thiên Chúa và dân thánh Ngài, bởi huyết Đức Chúa Jesus đã đổ ra đền tội cho họ.

14 Vì, ấy chính Ngài là sự hòa bình của chúng ta. Ngài đã hiệp cả hai làm một, phá đổ bức tường ngăn cách,
15 chấm dứt trong xác thịt của Ngài sự thù nghịch, tức là luật pháp của các điều răn trong các điều lệ, để Ngài lập nên trong chính Ngài cả hai thành một người mới, làm ra sự hòa bình.

Câu 14 và câu 15: Con hiểu rằng, chính Đấng Christ là sự hòa bình vì Ngài làm cho những ai tin được phục hòa với Đức Chúa Trời, họ không còn lo sợ sự hình phạt của tội lỗi, không còn sống trong lo âu, bất an mà có được sự bình an thật. Đấng Christ đã hiệp cả người ngoại và người I-sơ-ra-ên tin nhận Ngài làm một và phá bỏ đi bức tường ngăn cách giàu nghèo, sang hèn, địa vị, học thức. Những người trong Đấng Christ không còn bị luật pháp lên án phạt, vì Ngài đã chấm dứt sự hình phạt luật pháp trên thân thể Ngài và dựng họ nên con người mới.

Cảm tạ ơn Cha ban cho con bài học này. Cảm tạ ơn Cha cho con có tình yêu và hy vọng trong Đấng Christ. Nguyện Lời Ngài thánh hóa và dạy dỗ con trong sự hiểu biết ngày càng hơn. A-men!

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Vũ Triệu Hùng
08/09/2023


Nguyễn Christian Grace
08/09/2023 17:19

Suy Ngẫm Ê-phê-sô 2:11-15

Sự Hiệp Một của Dân I-sơ-ra-ên và Các Dân Tộc Khác Trong Hội Thánh – Phần 1

Kính lạy Thiên Chúa Từ Ái là Cha yêu kính của chúng con ở trên trời!

Kính thưa Cha, con xin kính dâng lời tạ ơn Cha đã ban cho chúng con thêm một ngày trôi qua bình an phước hạnh trong sự quan phòng gìn giữ của Cha. Mỗi giờ phút trôi qua trong cuộc đời mình, con luôn cảm biết được bàn tay yêu thương chăm nom, dắt dìu và bồng ẵm của Cha trên con, khiến cho dù còn nhiều những khó khăn thử thách, còn những khi thân thể xác thịt mệt mỏi đau yếu, nhưng tâm linh con vẫn an ninh trong sự yêu thương chăm gìn của Cha. Nguyện kính xin Cha giờ đây ban ơn, thêm sức và soi dẫn con, giúp con hiểu được sự dạy dỗ của Ngài trên con qua Lời Ngài được chép trong sách Ê-phê-sô 2:11-15. Con xin cảm tạ ơn Cha thật nhiều!

Câu 11 và câu 12:
“Vậy, hãy nhớ rằng, trước kia, các anh chị em là những người ngoại trong xác thịt, bị gọi là người không chịu cắt bì bởi những kẻ xưng mình là người chịu cắt bì bằng tay trong xác thịt. Lúc ấy, các anh chị em không có Đấng Christ, ở ngoài quyền công dân I-sơ-ra-ên, là khách lạ của các giao ước lời hứa, trong thế gian không có hy vọng và không có Thiên Chúa.”

Kính thưa Cha,
Con hiểu Sứ Đồ Phao-lô được sự thần cảm của Đức Thánh Linh nhắc lại cho con dân Chúa ở Hội Thánh Ê-phê-sô về bản chất tội lỗi của con người xác thịt cũ khi chưa tin nhận Tin Lành Đấng Christ. Khi chưa có Đấng Christ, nghĩa là khi đó Đấng Christ chưa đến thế gian, chưa hy sinh chịu chết để gánh thay tội lỗi của toàn thể nhân loại trên thập tự giá, chưa ban sự cứu rỗi trong Giao Ước Mới mà Đức Chúa Trời lập cùng muôn dân trên đất trong Đấng Christ là sự cắt bì trong tấm lòng trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ. Nên khi đó mỗi người trong họ còn là những người ngoại trong xác thịt và ở ngoài quyền công dân I-sơ-ra-ên, là khách lạ của các giao ước lời hứa. Con hiểu có lẽ phần nhiều người trong số các thánh đồ ở thành Ê-phê-sô trước khi tin Chúa là người có gốc dân ngoại, vì vậy họ thường không chịu phép cắt bì về phần thân thể xác thịt như trong giao ước lời hứa mà Thiên Chúa đã kết ước cùng Áp-ra-ham dành cho dân I-sơ-ra-ên được chép trong sách Sáng Thế Ký 17:9-14:
“Và Thiên Chúa phán với Áp-ra-ham: Ngươi sẽ giữ giao ước của Ta. Ngươi và dòng dõi của ngươi, sau ngươi, trong các đời của chúng. Đây là giao ước của Ta mà ngươi sẽ giữ, giữa Ta với ngươi, và dòng dõi của ngươi, sau ngươi: Mỗi người nam trong vòng các ngươi phải chịu cắt bì. Các ngươi sẽ cắt bì thịt bao quy đầu của các ngươi. Nó sẽ là dấu hiệu của giao ước giữa Ta và ngươi. Trải qua các đời, mỗi người nam trong vòng các ngươi, hoặc sinh đẻ tại nhà, hoặc đem tiền ra mua nơi người ngoại bang, chẳng thuộc về dòng giống ngươi, khi lên được tám ngày rồi, đều phải chịu phép cắt bì. Chớ bỏ làm phép cắt bì cho ai sinh tại trong nhà ngươi, hay đem tiền ra mua về; sự giao ước của Ta sẽ lập đời đời trong xác thịt của các ngươi vậy. Một người nam nào không chịu phép cắt bì nơi xác thịt mình, sẽ bị diệt khỏi dân sự mình; người ấy là kẻ bội lời giao ước Ta.”

Kính thưa Cha,
Vì vậy con hiểu "Người ngoại trong xác thịt", nghĩa là về phần xác thịt thì họ là người ngoại, là những người thuộc các dân tộc khác và không chịu phép cắt bì trong phần xác thịt. "Ngoài quyền công dân I-sơ-ra-ên", có nghĩa là theo luật pháp thì họ không phải là công dân I-sơ-ra-ên thực thụ, bởi họ không được sinh ra trong dòng dõi dân I-sơ-ra-ên và họ là những người ở ngoài giao ước mà Ngài đã kết ước với Áp-ra-ham.

Kính thưa Cha,
Tâm linh con cảm biết sâu sắc sự “trong thế gian không có hy vọng và không có Thiên Chúa” như Lời Cha ghi chép trong câu 12b. Bởi vì qua chính cuộc đời của mình, con cảm biết được niềm vô vọng, đau buồn, trống vắng và không có tương lai ra sao khi mà cuộc đời con không có Chúa. Ngày nay nhờ vào tình yêu trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ, Ngài ban cho con có sự khôn ngoan thông sáng trong thần trí, giúp con nhận biết càng rõ ràng càng hơn sự không có hy vọng của những người không có Chúa trong thế gian. Ngày từng ngày họ lầm lũi bước đi trong sự tranh đua cao thấp, trong sự lo toan sự sống về cơm áo gạo tiền, trong sự đắm chìm trong những dục vọng xấu xa gian ác là sự dẫn và đùa họ đi đến chỗ chết. Không có hy vọng bởi vì ở ngoài Chúa họ không có cách gì thoát ra khỏi tội lỗi và hậu quả kinh khiếp của sự làm ra tội. Mặc dù vì tình yêu Ngài đã ban Con Một rất yêu dấu của Ngài cho thế gian, nhưng thế gian không nhận biết Đấng ấy, không tiếp nhận Đấng ấy nên hiện nay thế gian vẫn không có hy vọng và cũng không có Thiên Chúa.

Câu 13: “Nhưng trong Đấng Christ Jesus, các anh chị em là những người ngày trước cách xa, hiện nay đã được làm cho gần bởi máu của Đấng Christ.”

Kính thưa Cha,
Con hiểu chính sự hy sinh chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ để hễ ai có đức tin vào trong Đấng ấy sẽ được Cha tha thứ tội lỗi và xưng họ là người công chính, nên dẫu trước kia là người không chịu cắt bì bởi trong xác thịt, là người ở ngoài quyền công dân I-sơ-ra-ên, là khách lạ của các giao ước lời hứa, là người đã từng không có hy vọng và không có Thiên Chúa trong thế gian. Nhưng giờ đây trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ, họ trước là những người cách xa Đức Chúa Trời vì tội lỗi mình, nay đã được làm cho gần với Ngài bởi máu của Đấng Christ. Là điều phước hạnh lớn lao mà ngày nay chính mỗi một chúng con là con dân của Ngài, cũng đã được hưởng ân huệ của Ngài như các thánh đồ tại thành Ê-phê-sô được Sứ Đồ Phao-lô nhắc đến ở đây, khi chúng con thật sự ăn năn từ bỏ con người và đời sống tội lỗi xưa cũ, hoàn toàn sống trong con người mới đã được dựng nên mới trong Đấng Christ, hoàn toàn sống cho Đấng Christ và để Đấng Christ sống trong chúng con, để trong Đấng Christ chúng con được dạn dĩ đến với Ngài trong sự tôn vinh thờ phượng, trong sự tương giao thắm thiết khi mỗi ngày chúng con đều có thể thưa trình và dâng lên Cha mọi lời tâm sự, mọi khó khăn ưu tư mà chúng con đang phải đối diện như một người con đối với người Cha rất yêu dấu của mình.

Câu 14 và câu 15:
“Vì, ấy chính Ngài là sự hòa bình của chúng ta. Ngài đã hiệp cả hai làm một, phá đổ bức tường ngăn cách, chấm dứt trong xác thịt của Ngài sự thù nghịch, tức là luật pháp của các điều răn trong các điều lệ, để Ngài lập nên trong chính Ngài cả hai thành một người mới, làm ra sự hòa bình.”

Kính thưa Cha,
Con hiểu chính Đức Chúa Jesus Christ là Đấng Trung Bảo giữa Đức Chúa Trời và loài người, qua sự dâng mình làm tế lễ chuộc tội Đức Chúa Jesus Christ đã phá đổ bức tường ngăn cách giữa Đức Chúa Trời và loài người, nên Thánh Kinh gọi Đấng Christ là sự hòa bình của chúng con, hòa bình là bởi vì chính qua Đấng Christ mà chúng con không còn là kẻ thù nghịch Đức Chúa Trời nhưng lại trở nên những con trai, con gái của Ngài.

Cảm tạ ơn Đức Chúa Jesus Christ đã hiệp làm một tất cả bất cứ ai tin vào Tin Lành Cứu Rỗi của Ngài từ mọi dân, mọi nước, mọi thứ tiếng trên toàn thể thế gian này, từ dân tộc I-sơ-ra-ên là con cháu của dòng dõi Áp-ra-ham cho đến mỗi một chúng con là dân ngoại trở thành chi thể của cùng một thân trong Đấng Christ, trở thành Hội Thánh yêu dấu của Đức Chúa Trời - Cha Ngài. Cảm tạ ơn Đức Chúa Jesus Christ đã phá đổ bức tường ngăn cách giữa người I-sơ-ra-ên và người thuộc các dân tộc khác, làm nên sự hòa bình không những đối cùng Đức Chúa Trời mà còn khiến cho trong Ngài không còn phân biệt chủng tộc, màu da, địa vị, giai cấp, giới tính… Như Lời Thánh Kinh chép: “Tại đây không có người Hy-lạp hoặc người Do-thái, người chịu cắt bì hoặc người không chịu cắt bì, người dã man hoặc người Si-the, người nô lệ hoặc người tự do; nhưng Đấng Christ là tất cả và trong tất cả.” (Cô-lô-se 3:11).

Kính thưa Cha,
Con cũng hiểu rằng, ngày nay nhờ ở trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ mà con dân Ngài không còn phải thực hiện những nghi thức về hình bóng của sự đến, và hy sinh làm của tế lễ chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ như sự giữ nghi thức cắt bì trong phần xác thịt, sự dâng con chiên không tì vết làm của lễ chuộc tội trên bàn thờ… Tuy nhiên, những điều răn, luật pháp như Mười Điều Răn của Đức Chúa Trời, điều răn mới của Đức Chúa Jesus Christ và điều răn nên thánh của Đức Thánh Linh là những điều răn luật lệ và là Lời của Thiên Chúa mà chúng con vẫn cần vâng giữ và làm theo cho đến đời đời: “Vì Lời ấy là sự sống cho người nào tìm được nó, và sự khỏe mạnh cho toàn thân thể của họ.” (Châm Ngôn 4:22).

Kính thưa Cha,
Con kính dâng lời cảm tạ ơn Cha đã soi dẫn và dạy dỗ giúp con hiểu được Lời Ngài qua bài học hôm nay, giúp con hiểu được càng hơn sự quý báu của ơn Cứu Chuộc mà Đấng Christ đã làm ra trên chúng con, giúp con nhận biết rõ càng hơn địa vị cao quý được làm con Thiên Chúa của mình để con biết hết lòng tôn kính Chúa, biết ơn Chúa, biết cậy nhờ năng lực và thánh linh của Chúa sống một nếp sống đẹp lòng Thiên Chúa của con. Con xin cảm tạ ơn Cha!

Nguyện đời đời con được làm con Thiên Chúa, được nương náu mình dưới bóng cánh toàn năng yêu thương quan phòng và chở che của Thiên Chúa.

Nguyện vinh quang, quyền phép, sự tôn quý cùng hết thảy mọi lời chúc tụng duy thuộc về Thiên Chúa kính yêu của chúng con đời đời cho đến vô cùng!

Trong ân điển yêu thương của Đấng Christ Jesus! A-men!
Con, Grace Christian 


Trần Thị Lan
08/09/2023 21:12

Trần Ngọc Lan: Ê-phê-sô 2:11-15 Sự Hiệp Một của Dân I-sơ-ra-ên và Các Dân Tộc Khác Trong Hội Thánh – Phần 1

Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Từ Ái của con. Con cảm tạ Cha đã ban cho con có thời gian, điều kiện, sức khỏe, để con suy ngẫm Lời Ngài. Ngài là Thiên Chúa Toàn Năng, Chúa đã ban năng lực cho con sống và làm theo Lời Ngài.

Thưa Cha, con hiểu Ê-phê-sô 2:15 như sau: Bởi sự chết chuộc tội của Đấng Christ, Ngài đã chấm dứt sự thù nghịch đối với những ai tin nhận sự cứu rỗi của Ngài. Luật pháp lên án phạt những ai vi phạm các điều răn của Thiên Chúa. Cả dân ngoại và dân I-sơ-ra-ên đều bị luật pháp lên án phạt vì vi phạm các điều răn của Thiên Chúa. Chính Đấng Christ đã cứu chuộc họ, dựng họ nên mới, phục hòa họ với Đức Chúa Trời.

Cảm tạ Cha đã dạy dỗ con qua phân đoạn Thánh Kinh này. Nguyện xin Ngài ban ơn, để cho con trưởng thành và hiểu biết Lời Ngài nhiều hơn.

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Trần Ngọc Lan


Trần Thị Thu Hương
08/09/2023 22:16

Ê-phê-sô 2:11-15 Sự Hiệp Một của Dân I-sơ-ra-ên và Các Dân Tộc Khác Trong Hội Thánh – Phần 1

Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của chúng con ở trên trời, con dâng lời cảm tạ ơn Chúa đã ban cho con có thì giờ này học hiểu Lời Ngài. Con nguyện xin Đức Thánh Linh ban cho con sự khôn sáng và thông sáng để hiểu biết Lời Chúa và biết áp dụng vào đời sống của mình. Con nguyện xin Đức Chúa Jesus Christ ban năng lực cho con, làm việc cùng con. Con cảm tạ ơn Ngài! Con thành kính cầu nguyện trong danh của Đức Chúa Jesus Christ. A-men!

11 Vậy, hãy nhớ rằng, trước kia, các anh chị em là những người ngoại trong xác thịt, bị gọi là người không chịu cắt bì bởi những kẻ xưng mình là người chịu cắt bì bằng tay trong xác thịt.

Câu 11: Con hiểu rằng, dân Do-thái là tuyển dân của Chúa, họ chịu cắt bì theo luật pháp trong Cựu Ước mà Đức Chúa Trời phán truyền cho họ. Các dân tộc khác là dân ngoại so với dân Do-thái. Dân Do-thái gọi các dân tộc khác là dân không chịu cắt bì. Thư Ê-phê-sô là thư do Sứ Đồ Phao-lô viết cho con dân Chúa ở thành Ê-phê-sô nên ông gọi các anh chị em trước đây là người ngoại trong xác thịt, bị gọi là người không chịu cắt bì bởi những kẻ xưng mình là người chịu cắt bì bằng tay trong xác thịt.

12 Lúc ấy, các anh chị em không có Đấng Christ, ở ngoài quyền công dân I-sơ-ra-ên, là khách lạ của các giao ước lời hứa, trong thế gian không có hy vọng và không có Thiên Chúa.

Câu 12: Con hiểu rằng thời điểm trước khi con dân Chúa ở thành Ê-phê-sô tin nhận Đấng Christ thì họ không thờ phượng Chúa, không thuộc về Chúa, ở ngoài các giao ước của Thiên Chúa. Họ sống giữa thế gian mà chẳng có hy vọng và không có Thiên Chúa. Trước đây, con cũng như vậy. Cuộc sống không có Chúa thật là buồn thảm, có những lúc mình buồn thảm mà không hiểu vì sao mình buồn. Đó là nỗi buồn thiếu vắng tình yêu của Chúa. Cuộc sống không có Chúa dù có những lúc vui nhưng niềm vui cũng qua đi, sâu thẳm trong lòng con vẫn thấy mình trống vắng cho đến khi Chúa ngự trị. Giờ đây, con được an vui trong Chúa, con không lo lắng, phó thác mọi điều lên cho Chúa, chỉ muốn cố gắng làm cho Chúa vui lòng. Con cảm tạ ơn Ngài đã kéo con lại với sự từ ái của Ngài, để con tin Ngài rồi từ đó con mới hiểu được bản thân mình, hiểu được những phước hạnh Ngài dành sẵn cho con.

13 Nhưng trong Đấng Christ Jesus, các anh chị em là những người ngày trước cách xa, hiện nay đã được làm cho gần bởi máu của Đấng Christ.

Câu 13: Con hiểu rằng, ngày trước chưa tin Chúa thì con cách xa Chúa, cách xa Hội Thánh của Chúa. Ngày nay, con tin nhận Chúa, con được nhúng chìm trong tình yêu thương của Ngài. Con gần gũi với những anh chị em cùng Cha. Điều này diễn ra cách tự nhiên đối với những con dân chân thật của Chúa. Con tin là vì cùng một Đức Thánh Linh dẫn dắt nên con dân Chúa mới gần gũi nhau như vậy.

14 Vì, ấy chính Ngài là sự hòa bình của chúng ta. Ngài đã hiệp cả hai làm một, phá đổ bức tường ngăn cách,
15 chấm dứt trong xác thịt của Ngài sự thù nghịch, tức là luật pháp của các điều răn trong các điều lệ, để Ngài lập nên trong chính Ngài cả hai thành một người mới, làm ra sự hòa bình.

Câu 14, câu 15: Con hiểu rằng, dân I-sơ-ra-ên gớm ghê các dân tộc khác, thậm chí không ngồi chung bàn ăn. Nhưng trong Chúa, con dân Chúa tự nhiên yêu thương nhau mà không có khoảng cách, không phân biệt chủng tộc, tuổi tác, địa vị, tài sản... Và trong thuộc linh thì tất cả ai tin nhận Đấng Christ đều là con cái của Áp-ra-ham, đều được hưởng tất cả ơn phước mà Ngài đã hứa với Áp-ra-ham. Điều răn và luật pháp của Chúa vẫn còn đó, không hủy bỏ nhưng Ngài tha thứ cho mọi án phạt trên những người tin nhận Đấng Christ vì Đấng Christ đã chết vì tội lỗi của họ.

Kính lạy Chúa, con cảm tạ Chúa cho con những sự hiểu trên. Con nguyện xin Chúa cho con luôn biết ơn Chúa, luôn cậy ơn Chúa mà làm những việc lành Chúa sắm sẵn cho con. Con cảm tạ ơn Ngài! Con nguyện xin Chúa ban cho gia đình con một Sa-bát đầy phước hạnh trong Ngài!

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Trần Thị Thu Hương


Hồng Liên
09/09/2023 03:01

Ê-phê-sô 2:11-15 Sự Hiệp Một của Dân I-sơ-ra-ên và Các Dân Tộc Khác Trong Hội Thánh - Phần 1

Lạy Chúa là Cha Yêu Thương của con. Con xin dâng Ngài lời cảm tạ. Qua những gì đã xảy ra vài ngày qua, con kinh nghiệm được sự mở đường của Chúa trên gia đình con. Có lẽ đây là thời điểm thích hợp trong chương trình của Thiên Chúa. Thật bất ngờ khi con nghe được từ chính miệng cháu con, một người chưa tin Chúa nói với con rằng: “Út ơi, Chúa mở đường cho con, nên mọi chuyện con làm đều được suông sẻ đến không ngờ!” Chúa ơi, con không thể đếm hết sự diệu kỳ, sự ban cho, sự che chở và sự hướng dẫn của Ngài khi con nương cậy nơi Ngài. Nguyện Ngài luôn ngự trong tâm trí con, ban cho con sự khôn sáng để con luôn nhận biết Ngài là Đấng Toàn Năng vượt trên cả vũ trụ này.

Lạy Chúa, con hiểu rằng Sứ Đồ Phao-lô nhắc nhở tín hữu ở Ê-phê-sô hãy nhớ lại tình cảnh tuyệt vọng của họ trước khi tin Chúa so với hạnh phúc mà họ đang có trong Ngài, để biết khiêm nhường bày tỏ lòng tri ân và khơi dậy tình yêu mến Đức Chúa Trời.

Vậy, hãy nhớ rằng, trước kia, các anh chị em là những người ngoại trong xác thịt, bị gọi là người không chịu cắt bì bởi những kẻ xưng mình là người chịu cắt bì bằng tay trong xác thịt. Lúc ấy, các anh chị em không có Đấng Christ, ở ngoài quyền công dân I-sơ-ra-ên, là khách lạ của các giao ước lời hứa, trong thế gian không có hy vọng và không có Thiên Chúa.”

Những người trước kia sống trong tội lỗi, nay đã trở lại tiếp nhận ơn cứu rỗi của Chúa, thì cũng nên thường xuyên hồi tưởng tình trạng khốn khổ vì bản chất tội lỗi của mình trước đây. Nghĩa là phải nhớ lại mình đã sống trong sự bại hoại, bị những người theo đạo bề ngoài chê bai, khinh thường là dân ngoại đạo, không được ở trong giao ước của ân điển.

Những người không có mối liên hệ gì với niềm hy vọng về một Đấng Cứu Thế sẽ đến để cứu nhân loại ra khỏi vũng bùn tội lỗi, thì chưa bao giờ được biết những lời tiên tri về Đấng Christ sẽ đến, nghĩa là không có chút tri thức nào về Đấng Cứu Thế, cũng chẳng quan tâm hoặc có mối liên hệ gì với Ngài vì họ ở ngoài Đấng Christ hay không có Đấng Christ.

Những người không có quyền công dân I-sơ-ra-ên, là những người không thuộc về Hội Thánh của Chúa nên không được thông công với Hội Thánh, vì những đặc quyền của người I-sơ-ra-ên ở trong Hội Thánh rất đặc biệt.

Những người không được dự vào các giao ước lập theo lời hứa bởi vì các giao ước ấy do những lời hứa lập thành, đặc biệt là chứa đựng lời hứa về Đấng Cứu Thế sẽ đến đem theo sự sống vĩnh cửu. Người Ê-phê-sô chưa tiếp nhận Chúa đều xa lạ với những giao ước ấy, cũng chẳng bao giờ quan tâm đến. Cho nên, họ không có một chút phần nào trong lời hứa về giao ước.

Họ cũng không hy vọng vững vàng vào Thiên Chúa, không có hy vọng về những phước hạnh vĩnh cửu. Những người ở ngoài Đấng Christ, xa lạ đối với các giao ước, không thể nào có được hy vọng tốt lành. Họ bị ở trong tình trạng lạc loài xa cách Đức Chúa Trời. Họ thờ lạy hình tượng, nhưng họ không biết kính thờ Chúa, không nương cậy Ngài, không có mối quan tâm đặc biệt gì về Ngài. Mặc dù họ thờ nhiều thần, nhưng không có Đức Chúa Trời chân thật ở trong cuộc sống mỗi ngày.

Lạy Chúa, con hiểu rằng Sứ Đồ Phao-lô nêu ra lý do của sự thay đổi đã được thiết lập trong đời sống họ.

Nhưng trong Đấng Christ Jesus, các anh chị em là những người ngày trước cách xa, hiện nay đã được làm cho gần bởi máu của Đấng Christ.”

Cách xa có nghĩa là cách xa Đấng Christ, cách xa Hội Thánh Ngài, cách xa những lời hứa, cách xa hy vọng của tín hữu, và cách xa chính Đức Chúa Trời, bị cách xa khỏi mọi điều tốt lành. 

Trong Đức Chúa Jesus Christ nghĩa là tiếp nhận Đấng Christ, được hợp nhất với Ngài, nhờ đức tin nơi Ngài mà được lại gần Ngài. Nghĩa là được đem vào nhà Chúa, vào Hội Thánh, được đưa vào giao ước, và sở hữu tất cả các đặc quyền khác, là kết quả của quyết định tin nhận Chúa ấy. Con dân Chúa là những người được đến gần Đức Chúa Trời. Kẻ ác không thể tự mình đến gần sự cứu rỗi, nhưng qua huyết của Đức Chúa Jesus đã đổ ra bởi sự hy sinh chuộc tội của Ngài, thì bất cứ người nào có tội bằng lòng tiếp nhận huyết tha tội ấy đều có thể nhận ơn cứu rỗi để đến gần Đức Chúa Trời.

Lạy Chúa, con hiểu rằng cả người Do-thái lẫn người ngoại nào bằng lòng tiếp nhận Đức Chúa Jesus Christ làm Đấng Cứu Thế của mình đều nhận được những đặc quyền lớn lao. 

Vì, ấy chính Ngài là sự hòa bình của chúng ta. Ngài đã hiệp cả hai làm một, phá đổ bức tường ngăn cách, chấm dứt trong xác thịt của Ngài sự thù nghịch, tức là luật pháp của các điều răn trong các điều lệ, để Ngài lập nên trong chính Ngài cả hai thành một người mới, làm ra sự hòa bình.”

Sự kiện đầu tiên là mối thù nghịch giữa người Do-thái và người ngoại bang nhờ tin nhận Đấng Christ đã bị xóa bỏ, vì Ngài đã trở thành sự hòa bình của họ qua sự hy sinh của Ngài. Ngài đã đến để đem lại sự giải hòa. 

Ngài đã phá đổ bức tường ngăn cách là luật pháp về nghi lễ, nguyên nhân tạo nên sự thù nghịch giữa người Giu-đa và người ngoại. Trong đền thờ của Do-thái Giáo, có một bức vách ngăn tại hành lang của đền thờ, mà chỉ người Do-thái mới được tự do vào, còn người ngoại bang phải đứng bên ngoài. 

Đức Chúa Jesus đã bãi bỏ Luật Pháp dựa trên điều răn, lệ luật, các hình thức nghi lễ, Ngài đã cất bỏ quyền lực trói buộc của luật pháp lễ nghi, vì nó dùng vô số nghi thức lệ luật để ấn định hình thức bề ngoài của sự thờ phượng. 

Đấng Christ đã thiết lập một Hội Thánh của những người tin Ngài, làm cho cả hai hợp nhất thành một tổ chức thành dân của Đức Chúa Trời trong Ngài, là đầu chung của Hội Thánh ấy, hầu cho trong Ngài, từ hai trở nên một, một dân mới, và như thế hòa bình được thiết lập.

Trong ân điển của Chúa Cứu Thế Jesus Christ. A-men!

Hồng Liên


Nguyễn Xuân Bắc
09/09/2023 19:54

Ê-phê-sô 2:11-15 Sự Hiệp Một của Dân I-sơ-ra-ên và Các Dân Tộc Khác Trong Hội Thánh – Phần 1

Con kính lạy Đức Chúa Trời là Cha toàn năng, con cảm tạ ơn Cha đã cho con Lời của Ngài dạy dỗ con, lại một ngày mới nữa con được suy ngẫm Lời của Ngài, xin Đức Thánh Linh mở lòng mở trí con, giúp con hiểu biết Lời của Ngài ngày một hơn, để con học và áp dụng vào đời sống mỗi ngày. Con cảm tạ ơn Ngài. Con xin trình bày sự hiểu của con qua Ê-phê-sô 2:11-15.

11 Vậy, hãy nhớ rằng, trước kia, các anh chị em là những người ngoại trong xác thịt, bị gọi là người không chịu cắt bì bởi những kẻ xưng mình là người chịu cắt bì bằng tay trong xác thịt.
12 Lúc ấy, các anh chị em không có Đấng Christ, ở ngoài quyền công dân I-sơ-ra-ên, là khách lạ của các giao ước lời hứa, trong thế gian không có hy vọng và không có Thiên Chúa.

Thưa Cha, câu 11, 12 con được hiểu rằng Sứ Đồ Phao-lô nói với con dân Chúa ở tại Ê-phê-sô, khi trước họ chưa tin nhận Tin Lành, thì họ là những người ngoại, và họ bị những người Do-thái Giáo coi họ là dân ngoại, là dân không cắt bì như những người I-sơ-ra-ên, không theo truyền thống cắt bì của dân I-sơ-ra-ên, nên không thuộc tuyển dân của Đức Chúa Trời, là dân nhận được lời hứa của Đức Chúa Trời với tổ phụ Áp-ra-ham.

“Ta sẽ làm cho ngươi thành một dân lớn. Ta sẽ ban phước cho ngươi, làm nổi danh ngươi, và ngươi sẽ thành một sự phước hạnh. Ta sẽ ban phước cho những ai chúc phước ngươi, rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi. Trong ngươi, hết thảy các gia tộc trên đất sẽ được ban phước.” (Sáng Thế Ký 12:2-3).

Thưa Cha, những người ở Ê-phê-sô khi chưa tin nhận Đấng Christ, thì họ là những người ở ngoài quyền công dân của dân tộc I-sơ-ra-ên, không có được lời hứa và không được ban phước. Họ sống không có hy vọng, không có Thiên Chúa.

Thưa Cha, cũng như con đây khi chưa biết đến Ngài, đời sống không biết mình sẽ đi về đâu? Thế gian đầy những tội lỗi mà tội lỗi ngày càng phát triển, sống làm việc rồi chờ tới ngày chết, thế hệ này nối tiếp thế hệ khác. Bên cạnh đó cũng bị những giáo sư giả đã che mất lẽ thật của Lời Ngài, không còn biết đến lời hứa của Ngài, sống một đời sống vô vọng, chán nản.

13 Nhưng trong Đấng Christ Jesus, các anh chị em là những người ngày trước cách xa, hiện nay đã được làm cho gần bởi máu của Đấng Christ.
14 Vì, ấy chính Ngài là sự hòa bình của chúng ta. Ngài đã hiệp cả hai làm một, phá đổ bức tường ngăn cách,

Thưa Cha, câu 13, 14 con được hiểu rằng nhờ vào ân điển của Ngài qua Đức Chúa Jesus Christ, mà những người Ê-phê-sô được sống lại phần thuộc linh, họ đã được cắt bì không phải cắt bì bằng tay trong thân thể xác thịt, mà họ được cắt bì, cắt đi những tội lỗi trong linh hồn và trong tâm thần của họ. Bởi máu của Đức Chúa Jesus Christ đã xóa sạch tội lỗi của họ, họ không còn cần bị bắt buộc làm nghi thức cắt bì bằng tay trong thân thể xác thịt của mình nữa, vì điều đó là vô ích, không còn cần thiết nữa.

Thưa Cha, con hiểu rằng vì Giao Ước Mới đã được hoàn thành qua Đức Chúa Jesus Christ, vậy nên những ai tin nhận Đấng Christ thì sẽ được hòa bình với Đức Chúa Trời, được đến gần Đức Chúa Trời và được thưa chuyện với Ngài, Ngài không coi là một tội nhân nữa. Qua sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ, những ai tin nhận Đấng Christ thì Ngài kết hiệp lại thành một là Hội Thánh trong Đấng Christ, phá đỗ bức tường ngăn cách giữa dân tộc I-sơ-ra-ên với các dân tộc khác, giữa các giai cấp tầng lớp trong xã hội, giữa những người có địa vị, những người có trí thức và những phái tính trong toàn thể thế gian.

15 chấm dứt trong xác thịt của Ngài sự thù nghịch, tức là luật pháp của các điều răn trong các điều lệ, để Ngài lập nên trong chính Ngài cả hai thành một người mới, làm ra sự hòa bình.

Thưa Cha, câu 15 con được hiểu rằng bởi sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ, mà Ngài chấm dứt sự thù nghịch cho những ai tin nhận vào Đấng Christ. Sự thù nghịch tức là tội lỗi đã bị các điều răn và Luật Pháp lên án cho những ai vi phạm.

Thưa Cha, con được hiểu rằng Đấng Christ chấm dứt tội lỗi cho những ai vi phạm luật pháp không có nghĩa là người đó được quyền phạm tội, vi phạm vào các điều răn của Ngài, mà người đó được ban cho năng lực để giữ trọn vẹn các điều răn và Luật Pháp của Ngài. Đấng Christ làm sự hòa bình là Ngài là Đấng trung bảo giữa Đức Chúa Trời và loài người, chấm dứt án phạt cho loài người và dựng người ấy nên một con người mới.

Bài học con học được:

Thưa Cha, con cảm tạ ơn vì Ngài đã phá đỗ bức tường ngăn cách, và ân điển của Ngài ban ra cho toàn thể loài người, trong đó có chúng con thật là một ân điển lạ lùng quá lớn vượt quá sự suy nghĩ của loài người chúng con. Qua sự ban ân điển của Ngài để luôn nhắc nhở chúng con, luôn sống trung tín trong con người đã được đổi mới, vâng giữ trọn vẹn các điều răn và Luật Pháp của Ngài.

Nguyện Lời Ngài cứ ở trong con, dẫn dắt con và ban cho con sự hiểu biết về Ngài ngày một hơn. Qua Lời của Ngài giúp con nhận ra được những sự giảng dạy sai trật của các giáo sư giả. Con cảm tạ ơn Ngài.

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ. A-men!
Con, Nguyễn Xuân Bắc
09/09/2023


Nguyễn Thị Thu Thủy
09/09/2023 21:37

Ê-phê-sô 2:11-15 Sự Hiệp Một của Dân I-sơ-ra-ên và Các Dân Tộc Khác Trong Hội Thánh – Phần 1

Lạy Cha kính yêu, con cảm tạ Cha ban cho con có thời gian đọc suy ngẫm Lời Ngài. Nguyện xin Chúa dẫn dắt con vào trong mọi lẽ thật của Lời Ngài.

11 Vậy, hãy nhớ rằng, trước kia, các anh chị em là những người ngoại trong xác thịt, bị gọi là người không chịu cắt bì bởi những kẻ xưng mình là người chịu cắt bì bằng tay trong xác thịt.
12 Lúc ấy, các anh chị em không có Đấng Christ, ở ngoài quyền công dân I-sơ-ra-ên, là khách lạ của các giao ước lời hứa, trong thế gian không có hy vọng và không có Thiên Chúa.
13 Nhưng trong Đấng Christ Jesus, các anh chị em là những người ngày trước cách xa, hiện nay đã được làm cho gần bởi máu của Đấng Christ.
14 Vì, ấy chính Ngài là sự hòa bình của chúng ta. Ngài đã hiệp cả hai làm một, phá đổ bức tường ngăn cách,
15 chấm dứt trong xác thịt của Ngài sự thù nghịch, tức là luật pháp của các điều răn trong các điều lệ, để Ngài lập nên trong chính Ngài cả hai thành một người mới, làm ra sự hòa bình.

Con hiểu rằng:

1. Phao-lô nhắc lại cho con dân Chúa tại Ê-phê-sô nhớ rằng, trước khi tin nhận Chúa, họ là dân ngoại không biết Chúa. Dân Do-thái là những người I-sơ-ra-ên chính gốc chịu cắt bì có thói quen gọi dân ngoại là những người không chịu cắt bì.

Khi chưa tin nhận Chúa thì đời sống không có Chúa, chưa được hưởng những quyền công dân I-sơ-ra-ên, không được hưởng những lời hứa của Chúa trong giao ước, sống trong thế gian không có hy vọng bởi vì kết cục của mỗi tội nhân là sự chết, không có Thiên Chúa làm Chủ dẫn đường trong mọi sự.

2. Phao-lô nhắc lại cuộc đời ngày trước khi chưa được cứu rỗi, để nhấn mạnh, nêu bật ân điển của Thiên Chúa đã dành cho con dân Chúa tại Ê-phê-sô. Đó là trong Đấng Christ Jesus, bởi máu của Ngài mà họ vốn là những người xa cách, nay được dạn dĩ đến gần ngai thương xót của Đức Chúa Trời, được phục hòa với Chúa, được trở nên địa vị con cái Chúa, được tự do thờ phượng và cầu nguyện với Chúa.

3. Bởi sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus mà không còn sự ngăn trở gì giữa dân ngoại không chịu cắt bì và dân I-sơ-ra-ên là dân chịu cắt bì nữa. Bởi vì Chúa đã hiệp cả hai làm một, không còn sự ngăn cách. Trong Chúa hết thảy mọi anh chị em bình đẳng, không phân biệt chủng tộc, màu da, địa vị,...

4. Bởi sự chết của Đức Chúa Jesus nên sự thù nghịch giữa loài người với Đức Chúa Trời chấm dứt, nếu người tin tin rằng Chúa đã gánh thay án phạt tội lỗi cho mình. Trong Chúa Jesus, cả người I-sơ-ra-ên lẫn dân ngoại đều trở nên một người mới, vì họ đều cần tin nhận sự chết chuộc tội của Chúa, vì đó là Giao Ước Mới giữa Đức Chúa Trời với loài người. Bởi sự chết chuộc tội của Chúa Jesus mà cả dân I-sơ-ra-ên và dân ngoại đều được phục hòa với Đức Chúa Trời và với nhau, vì trong Chúa thì giữa họ không còn sự xem thường, xa cách, khinh chê nữa.

Bài học con rút ra:

1. Cảm tạ Chúa vì sự cứu rỗi của Ngài mà nhờ đó con được trở nên dân I-sơ-ra-ên thuộc linh, được nhận những lời hứa mà Chúa ban cho những người có quyền công dân I-sơ-ra-ên. Cảm tạ Chúa, trong Ngài thì chúng con được hiệp làm một với dân I-sơ-ra-ên.

2. Con cũng học được rằng, người thật sự ở trong Chúa thì không nhìn vào bất kỳ điều gì như dân tộc, màu da, địa vị giai cấp,... của nhau. Nhưng nhìn xem một người có đức tin nơi Chúa hay không, nếp sống có đúng Lời Chúa dạy hay không để nhận biết đó có phải là anh chị em cùng Cha.

3. Con cũng học được rằng, rất dễ để nói mình không phân biệt chủng tộc, màu da, địa vị,... Nhưng khi một anh chị em có tính cách, sở thích khác với mình mà không sai nghịch Lời Chúa thì mình lại không vui, không gần gũi, thì điều đó cũng không đúng.

Nguyện xin Chúa cho con sự thông sáng để biết áp dụng Lời Chúa dạy vào trong đời sống mình. Con cảm tạ ơn Ngài!

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Thị Thu Thủy
09/09/2023


Nguyễn Thị Nhung
09/09/2023 22:14

Ê-phê-sô 2:11-15 Sự Hiệp Một của Dân I-sơ-ra-ên và Các Dân Tộc Khác Trong Hội Thánh - Phần 1

Kính thưa Cha, con cảm tạ ơn Cha đã ban cho con một ngày Sa-bát phước hạnh, để chúng con được nghỉ ngơi được thông công cùng nhau. Thì giờ này con được suy ngẫm Lời Ngài. Nguyện xin Cha dạy dỗ con trong mọi lẽ thật của Lời Chúa. Con cảm tạ ơn Chúa.

Thưa Cha, con xin ghi ra sự hiểu của mình trong phân đoạn Thánh Kinh Ê-phê-sô 2:11-15:

11 Vậy, hãy nhớ rằng, trước kia, các anh chị em là những người ngoại trong xác thịt, bị gọi là người không chịu cắt bì bởi những kẻ xưng mình là người chịu cắt bì bằng tay trong xác thịt.

Con hiểu rằng thời Cựu Ước thì người nam I-sơ-ra-ên khi tròn tám ngày tuổi phải cắt bì để đó là dấu hiệu họ thuộc về Đức Chúa Trời. Trước kia các anh chị em là người ngoại trong xác thịt, con hiểu là vì ở thành Ê-phê-sô có cả người ngoại không phải gốc Do-thái, mà người ngoại thì không được nhận lời hứa của Đức Chúa Trời với Áp-ra-ham nên họ không cần phải chịu phép cắt bì.

12 Lúc ấy, các anh chị em không có Đấng Christ, ở ngoài quyền công dân I-sơ-ra-ên, là khách lạ của các giao ước lời hứa, trong thế gian không có hy vọng và không có Thiên Chúa.

Con hiểu rằng lúc ấy là lúc mà các dân tộc không phải dân I-sơ-ra-ên hay ngày nay là những người chưa có đức tin nơi Thiên Chúa, thì họ là những người ở ngoài quyền công dân I-sơ-ra-ên, không được nhận lãnh bất cứ lời hứa của giao ước nào mà Đức Chúa Trời đã lập, họ sinh ra sống trong tội lỗi và chết rồi phải chịu khổ đau trong hỏa ngục.

Thưa Cha, khi suy ngẫm đến đây thì con cũng từng là một con người nhưng hư nát cả về linh hồn lẫn thể xác, trước kia không sống theo Lời Chúa thì con nhìn lại không có việc gì con làm là đúng cả.

"trong thế gian không có hy vọng và không có Thiên Chúa", Đức Thánh Linh qua Phao-lô nhắc cho con nhớ rằng là một con người mà không có Chúa thì ngày mai ra sao cũng không còn hy vọng, đời sau chắc chắn là sẽ hư nát.

Bài học con rút ra là: khách lạ của lời giao ước cũng như là có Chúa mà không để Chúa sống trong mình, mình luôn làm theo ý riêng, vi phạm luật pháp của Chúa thì sẽ bị trật phần ân điển không được nhận lãnh lời hứa của Chúa.

13 Nhưng trong Đấng Christ Jesus, các anh chị em là những người ngày trước cách xa, hiện nay đã được làm cho gần bởi máu của Đấng Christ.

Thưa Cha, con hiểu rằng ngày nay thì con đã được ở trong Chúa được hiệp một với Hội Thánh của Chúa, bởi con đã ăn năn tội và tin nhận sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus, con đã chịu vâng phục Chúa và vâng giữ các điều răn của Thiên Chúa. Ngày trước xa cách là những ngày chưa có Chúa làm chủ đời sống con, con còn đang bị hình phạt xa cách Chúa vì tội lỗi con gây ra và vì chưa có đức tin nơi Thiên Chúa, hiện nay đã được làm cho gần tức là nhờ tin nhận sự chết chuộc tội của Đấng Christ mà con đã và đang được gần với Đức Chúa Trời.

Bài học con rút ra là: ngày trước xa cách Chúa thì con đi tìm kiếm thế gian, con tìm niềm vui để xác thịt vui thỏa, ngày nay con đã được gần Chúa thì con luôn phải tìm kiếm Chúa bằng việc học Lời Chúa, luôn làm theo ý muốn của Chúa, và cai trị bản thân thật tốt.

14 Vì, ấy chính Ngài là sự hòa bình của chúng ta. Ngài đã hiệp cả hai làm một, phá đổ bức tường ngăn cách,
15 chấm dứt trong xác thịt của Ngài sự thù nghịch, tức là luật pháp của các điều răn trong các điều lệ, để Ngài lập nên trong chính Ngài cả hai thành một người mới, làm ra sự hòa bình.

Ngài là Đức Chúa Jesus, Ngài đã làm cho những tội nhân được sạch mọi tội lỗi để người ấy được phục hòa với Đức Chúa Trời. Những người đã ở trong Hội Thánh của Chúa thì luôn hiệp một, luôn yêu thương lẫn nhau dù là chênh lệch về bất cứ điều gì, không có một sự gì ngăn cách được tình yêu ấy.

Con cảm tạ ơn Cha đã ban cho con sự hiểu bài học hôm nay. Con xin dâng bài học lên Cha.
Nguyện Xin Cha thêm lên sự hiểu Lời Cha trên con.
Nguyện xin Cha dạy dỗ con để con luôn áp dụng tốt bài học vào đời sống. Con cảm tạ ơn Cha.

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Con, Nhung Naomi
09/09/2023


Bùi Văn Vũ
10/09/2023 00:09

Ê-phê-sô 2:11-15 Sự Hiệp Một của Dân I-sơ-ra-ên và Các Dân Tộc Khác Trong Hội Thánh – Phần 1

Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Kính Yêu của Con. Con cảm tạ ơn Ngài vì một ngày Sa-bát phước hạnh mà Ngài đã ban cho con, để con được nghỉ ngơi, được thông công cùng nhau và thờ phượng Ngài. Thưa Cha! Lời Ngài là tốt lành, nếu không có Lời Ngài thì con không biết phải làm gì đúng, làm gì sai khi ở giữa thế gian đầy tội lỗi này, không có Lời Ngài con cũng không biết được ngày Thứ Bảy là ngày mà con cần được nghỉ ngơi sau một tuần làm việc. Giờ này con xin trình bày ý hiểu của con về đoạn Thánh Kinh Ê-phê-sô 2:11-15. Xin Đức Thánh Linh soi dẫn và dạy dỗ con. Con cảm tạ ơn Ngài.

11 Vậy, hãy nhớ rằng, trước kia, các anh chị em là những người ngoại trong xác thịt, bị gọi là người không chịu cắt bì bởi những kẻ xưng mình là người chịu cắt bì bằng tay trong xác thịt.
12 Lúc ấy, các anh chị em không có Đấng Christ, ở ngoài quyền công dân I-sơ-ra-ên, là khách lạ của các giao ước lời hứa, trong thế gian không có hy vọng và không có Thiên Chúa.

Thưa Cha! Con hiểu rằng, ông Phao-lô nhắc lại cho con dân Chúa tại Ê-phê-sô nhớ lại rằng, trước đây họ là những dân ngoại, là những người không chịu cắt bì, bởi họ không phải là con cháu phần xác thịt của Áp-ra-ham, không nhận được lời hứa của Chúa dành cho Áp-ra-ham và dòng dõi trong xác thịt của ông chính là dân tộc I-sơ-ra-ên.

Lúc ấy họ không có Đấng Christ, bởi Chúa chưa nhập thế làm người để chết thay cho nhân loại. Họ không có một hy vọng gì về sự được cứu rỗi như dân I-sơ-ra-ên biết sẽ có Đấng Mê-si-a. Họ không biết Đấng Chân Thần là Thiên Chúa đã dựng nên muôn loài vạn vật mà chỉ thờ phượng những giả thần là ma quỷ Sa-tan, thờ lạy những điểu thú côn trùng do con người dựng nên.

13 Nhưng trong Đấng Christ Jesus, các anh chị em là những người ngày trước cách xa, hiện nay đã được làm cho gần bởi máu của Đấng Christ.
14 Vì, ấy chính Ngài là sự hòa bình của chúng ta. Ngài đã hiệp cả hai làm một, phá đổ bức tường ngăn cách,
15 chấm dứt trong xác thịt của Ngài sự thù nghịch, tức là luật pháp của các điều răn trong các điều lệ, để Ngài lập nên trong chính Ngài cả hai thành một người mới, làm ra sự hòa bình.

Thưa Cha! Con hiểu rằng, đến thời điểm mà Ngài đã định. Đức Chúa Jesus đã nhập thế làm người, để chết thay cho loài người, kể cả dân I-sơ-ra-ên và các dân ngoại. Trong Đấng Christ, loài người được phục hòa lại với Đức Chúa Trời bởi mọi tội lỗi của loài người làm ra đều chất trên thân thể của Đức Chúa Jesus trên thập tự giá.

Tất cả những ai thật lòng ăn năn tội, tin nhận sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus và hết lòng vâng giữ Lời Chúa được chép trong Thánh Kinh, thì đều là một tạo vật được dựng nên mới bởi huyết chuộc tội của Đức Chúa Jesus, tất cả đều hiệp lại là một mà trong thời đại của chúng con, từ sau khi Đấng Christ thăng thiên đến khi Đấng Christ trở lại thì được gọi là Hội Thánh, là thân thể của Đấng Christ, là vợ mới của Đấng Christ mà sau này Hội Thánh sẽ được kết hiệp với Đấng Christ trong Lễ Cưới Chiên Con và đồng cai trị cùng Đấng Christ trong Vương Quốc Trời.

Thưa Cha! Trước đây, từ khi con sinh ra con cũng thuộc dân ngoại, con không biết đến Chúa mà đi thờ lạy và hầu việc tà thần, con cũng đã từng đi chùa, và cúi đầu trước các tượng hư không. Cuộc đời của con là những tháng ngày tăm tối, mỗi ngày con bước đi trên con đường dẫn đến sự hư mất đời đời, chờ đợi sự phán xét chung cuộc cho những gì con làm ra.

Con cảm tạ ơn Ngài, vì đến thời điểm Ngài cho con được biết đến Chúa, biết đến Đấng Chân Thần mà con phải thờ phượng, biết đến chương trình cứu rỗi mà Ngài đã ban cho loài người trong đó có con, để khi con thật lòng ăn năn tội, tin nhận sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus mà con được Cha tha tội, được huyết của Đức Chúa Jesus rửa sạch bản chất tội, được Đức Thánh Linh ngự vào ban ơn, dẫn dắt con trong sự đọc, hiểu Lời Ngài, ban năng lực trên con để con giữ được Lời Ngài và làm những việc lành mà Ngài đã sắm sẵn cho con.

Thưa Cha! Xin Ngài cũng thương xót dân tộc Việt Nam của chúng con, trong đó có gia đình người thân của chúng con. Xin Ngài cho họ thêm cơ hội để được biết đến Tin Lành, xin Ngài mở lòng họ để họ tin nhận Tin Lành, để họ được cứu như chúng con. Để họ cũng được cảm tạ và tôn vinh Cha, như chúng con cảm tạ và tôn vinh Ngài. Con cảm tạ ơn Ngài.

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.

Bùi Văn Vũ
09/09/2023


Phạm Trịnh Minh Anh
11/09/2023 08:18

Ê-phê-sô 2:11-15 Sự Hiệp Một của Dân I-sơ-ra-ên và Các Dân Tộc Khác Trong Hội Thánh – Phần 1

Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con. Con cảm tạ Cha vì Lời của Cha ban cho con hôm nay. Nguyện Lời Chúa cứ ở trong con, thánh hóa và gìn giữ con khỏi mọi tội lỗi!

Thưa Cha, con xin trình bày những điều con được hiểu trong Ê-phê-sô 2:11-15.

11 Vậy, hãy nhớ rằng, trước kia, các anh chị em là những người ngoại trong xác thịt, bị gọi là người không chịu cắt bì bởi những kẻ xưng mình là người chịu cắt bì bằng tay trong xác thịt.
12 Lúc ấy, các anh chị em không có Đấng Christ, ở ngoài quyền công dân I-sơ-ra-ên, là khách lạ của các giao ước lời hứa, trong thế gian không có hy vọng và không có Thiên Chúa.

Thưa Cha, con hiểu rằng Sứ Đồ Phao-lô nhắc lại xuất xứ của các con dân Chúa tại Ê-phê-sô, rằng họ đã không được sinh ra trong dòng dõi của lời hứa Đức Chúa Trời dành cho Áp-ra-ham, I-sác, và Gia-cốp. Họ không chịu cắt bì trên thân thể xác thịt như dân I-sơ-ra-ên, là dấu chứng của giao ước, bị dân I-sơ-ra-ên xem khinh là ô uế, vì họ đã không có đức tin để thực hiện các nghi thức tẩy uế, dâng của lễ chuộc tội. Lúc ấy, họ không có Đấng Christ nên họ cũng không có Thiên Chúa, và sống không có hy vọng gì giữa thế gian này. Vì tương lai của những người không có Đấng Christ chỉ là tăm tối, chờ đợi họ chỉ là ngày phán xét chung cuộc, rồi nhận lãnh án phạt đời đời ở trong Hỏa Ngục mà thôi.

13 Nhưng trong Đấng Christ Jesus, các anh chị em là những người ngày trước cách xa, hiện nay đã được làm cho gần bởi máu của Đấng Christ.

Thưa Cha, con hiểu rằng vì Đấng Christ là sự sống, nên nếu không có sự sống thì loài người ở trong sự chết, bị nô lệ dưới ách tội lỗi, cách xa tình yêu của Thiên Chúa, ở trong sự giận của Đức Chúa Trời, cách xa sự sống đời đời. Nhưng bởi máu của Đấng Christ đổ ra trên thập tự giá, vì cớ mọi tội lỗi của loài người đều chất trên Người, án phạt được thi hành trên Đấng Christ mà loài người có thể được sạch tội nếu tin nhận Tin Lành của Đấng Christ. Nhờ máu của Đấng Christ mà mọi kẻ tin sẽ được hiệp một với Ngài, đến gần Thiên Chúa, gần bên dân thánh, là dân I-sơ-ra-ên thuộc linh.

14 Vì, ấy chính Ngài là sự hòa bình của chúng ta. Ngài đã hiệp cả hai làm một, phá đổ bức tường ngăn cách,
15 chấm dứt trong xác thịt của Ngài sự thù nghịch, tức là luật pháp của các điều răn trong các điều lệ, để Ngài lập nên trong chính Ngài cả hai thành một người mới, làm ra sự hòa bình.

Thưa Cha, con hiểu rằng Đấng Christ chính là sự hòa bình của loài người, Ngài hoàn toàn là Thiên Chúa, cũng hoàn toàn là Con Người. Qua Đấng Christ, bức tường tội lỗi ngăn cách giữa loài người và Thiên Chúa bị phá đổ.

Sự thù nghịch là sự lên án chết, bởi những điều lệ của luật pháp, cho những ai vi phạm điều răn của Thiên Chúa, là những kẻ chống nghịch Chúa. Bởi xác thịt của Đấng Christ đã chịu chết, vì Ngài gánh thay mọi án phạt của loài người, sự chết chuộc tội được thi hành trên Ngài, nên Ngài đã chấm dứt hình phạt của luật pháp dành cho những người vi phạm các điều răn trong các điều lệ. Những ai đón nhận sự cứu rỗi của Ngài, sẽ ở trong Ngài, hiệp một với Ngài, dù cho người ấy thuộc dân I-sơ-ra-ên trong xác thịt, hay thuộc dân ngoại, thì cả hai đều trở thành dân I-sơ-ra-ên thuộc linh, là con cháu thuộc linh của Áp-ra-ham bởi đức tin, thành một người mới, sống hòa bình cùng nhau trong tình yêu của Thiên Chúa, không khinh chê nhau bởi sự chịu cắt bì hay không chịu cắt bì nữa.

Con cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho con những sự hiểu trên. Con cảm tạ Ngài đã ban ơn cho con được ở trong Đấng Christ, được sống đời sống ngập tràn hy vọng và có được sự hòa bình với Thiên Chúa, ở trong các giao ước lời hứa của Đức Chúa Trời!

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Phạm Trịnh Minh Anh
11/09/2023


Vũ Thị Thư
11/09/2023 23:30

Ê-phê-sô 2:11-15 Sự Hiệp Một của Dân I-sơ-ra-ên và Các Dân Tộc Khác Trong Hội Thánh – Phần 1

Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha kính yêu đời đời của con, con cảm tạ ơn Chúa vì một ngày bình an Chúa đã ban cho chúng con. Hôm nay Chúa cho con được học Lời Chúa trong Ê-phê-sô 2:11-15. Xin Chúa dạy dỗ con, mở lòng mở trí con để con hiểu được Lời Chúa dạy dỗ con. Sau đây con xin nói lên sự hiểu của con qua phân đoạn này như sau:

11 Vậy, hãy nhớ rằng, trước kia, các anh chị em là những người ngoại trong xác thịt, bị gọi là người không chịu cắt bì bởi những kẻ xưng mình là người chịu cắt bì bằng tay trong xác thịt.

Thưa Cha, con hiểu là trong câu 11, ông Phao-lô đang nhắc cho con dân Chúa tại Ê-phê-sô rằng trước kia, tức là lúc họ chưa tin nhận sự chết chuộc tội của Đấng Christ, thì đối với dân I-sơ-ra-ên, họ là dân ngoại, là những người không chịu cắt bì trong xác thịt. Dân I-sơ-ra-ên thì có một sự phân biệt đối xử khá rõ ràng với những người ngoại bang, họ xem trọng những nghi thức trong các sách luật pháp. Họ không thể hiệp một với dân ngoại, thậm chí là không ngồi ăn chung với người ngoại bang. 

12 Lúc ấy, các anh chị em không có Đấng Christ, ở ngoài quyền công dân I-sơ-ra-ên, là khách lạ của các giao ước lời hứa, trong thế gian không có hy vọng và không có Thiên Chúa.

Lúc đó thì con dân Chúa tại Ê-phê-sô chưa tin nhận Đấng Christ, họ không thuộc về dân tộc I-sơ-ra-ên, họ chưa có sự cứu rỗi, thì tất nhiên là đời sống không có Thiên Chúa, không có hy vọng, họ không được ở trong lời hứa, phải ở trong sự chết và hư mất đời đời. 

13 Nhưng trong Đấng Christ Jesus, các anh chị em là những người ngày trước cách xa, hiện nay đã được làm cho gần bởi máu của Đấng Christ.
14 Vì, ấy chính Ngài là sự hòa bình của chúng ta. Ngài đã hiệp cả hai làm một, phá đổ bức tường ngăn cách,
15 chấm dứt trong xác thịt của Ngài sự thù nghịch, tức là luật pháp của các điều răn trong các điều lệ, để Ngài lập nên trong chính Ngài cả hai thành một người mới, làm ra sự hòa bình.

Kính thưa Cha, con hiểu rằng sau khi Đức Chúa Jesus Christ hoàn thành công cuộc cứu chuộc loài người, để hầu cho hễ ai tin nhận Ngài thì được trở nên làm một với Đấng Christ. Khi được ở trong Đấng Christ, thì được trở nên con cháu của Áp-ra-ham về mặt đức tin, về thuộc linh. 

Nhờ vào đức tin nơi sự chết chuộc tội của Đấng Christ thì mọi người thuộc mọi dân tộc cũng đều được tha thứ mọi tội, được  hiệp làm một với Ngài, nên được lại gần với Đức Chúa Trời, được gọi Ngài là Cha, được ở trong địa vị là thánh đồ của Ngài. Được hưởng những phước thiêng liêng từ trời. Không còn sự ngăn cách hay phân biệt nào bởi tất cả đều được hiệp làm một trong Ngài. 

Ngài là Đấng Trung Bảo, là sự hòa bình cho muôn dân muôn nước. Không còn sự thù nghịch giữa người giữ luật pháp và không giữ luật pháp. Luật pháp không còn là bức tường ngăn cách nữa. Bởi tất cả trở nên hiệp một trong cùng một thân thể của Đấng Christ.

Cảm tạ ơn Chúa, qua phân đoạn Thánh Kinh này, con thấy thật phước hạnh khi chúng con được ở trong Đấng Christ, chúng con được trở nên làm một với dân I-sơ-ra-ên. Xin Chúa luôn giúp con sống xứng đáng với địa vị là một thánh đồ của Chúa, con cái của Chúa. Con cảm tạ Chúa và thành kính cầu nguyện trong danh Đức Chúa Jesus Christ, A-men! 

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ! 
Vũ Thị Thư
Ngày: 11/09/2023


Kim Loan Nguyen
12/09/2023 19:16

Ê-phê-sô 2:11-15 Sự Hiệp Một của Dân I-sơ-ra-ên và Các Dân Tộc Khác Trong Hội Thánh – Phần 1

Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của chúng con ở trên trời. Con xin dâng lời cảm tạ và tôn vinh Cha là Thiên Chúa đầy quyền năng và nhân từ. Cảm tạ Cha đã ban cho con một ngày mới với nhiều bình an trong tình yêu của Ngài. Cảm tạ Cha đã cho con có thêm nhiều thời gian để học hỏi Lời của Chúa. Xin Đức Thánh Linh soi sáng thần trí của con, dẫn con vào mọi lẽ thật mầu nhiệm Lời Chúa. Giờ đây con xin được trình bày sự hiểu của con qua phân đoạn Ê-phê-sô 2:11-15 như sau:

11 Vậy, hãy nhớ rằng, trước kia, các anh chị em là những người ngoại trong xác thịt, bị gọi là người không chịu cắt bì bởi những kẻ xưng mình là người chịu cắt bì bằng tay trong xác thịt.
12 Lúc ấy, các anh chị em không có Đấng Christ, ở ngoài quyền công dân I-sơ-ra-ên, là khách lạ của các giao ước lời hứa, trong thế gian không có hy vọng và không có Thiên Chúa
.

Thưa Cha, con hiểu rằng: Sứ Đồ Phao-lô nhắc nhở các anh chị em tại Ê-phê-sô và cũng là nhắc nhở chúng con nhớ rằng: Trước kia khi mà họ không có Đấng Christ, nghĩa là Đức Chúa Jesus chưa nhập thế làm người. Họ chưa được nghe biết về Đức Chúa Jesus, chưa được nhận Tin Lành Cứu Rỗi. Họ sống không có hy vọng ở thế gian, bởi vì Thiên Chúa không ở với họ. Họ được gọi là những người ngoại trong xác thịt không thuộc về dòng dõi của Áp-ra-ham, I-sác, Gia-cốp, không thuộc về dân I-sơ-ra-ên. Họ nằm ngoài giao ước của Đức Chúa Trời lập ra với dân I-sơ-ra-ên. Vào thời đó những người thuộc dân I-sơ-ra-ên nằm trong giao ước của Đức Chúa Trời được thể hiện qua việc được cắt bì.

13 Nhưng trong Đấng Christ Jesus, các anh chị em là những người ngày trước cách xa, hiện nay đã được làm cho gần bởi máu của Đấng Christ.
14 Vì, ấy chính Ngài là sự hòa bình của chúng ta. Ngài đã hiệp cả hai làm một, phá đổ bức tường ngăn cách,
15 chấm dứt trong xác thịt của Ngài sự thù nghịch, tức là luật pháp của các điều răn trong các điều lệ, để Ngài lập nên trong chính Ngài cả hai thành một người mới, làm ra sự hòa bình.

Thưa Cha, con hiểu rằng: Kể từ chính thời điểm Đức Chúa Jesus đã hy sinh chết trên thập giá. Chính máu thánh Ngài đã đổ ra để cứu chuộc cho toàn thể nhân loại, thì bức tường ngăn cách giữa dân I-sơ-ra-ên và dân ngoại đã được phá đổ. Cả hai đã trở thành một, khi xưa chỉ có dân I-sơ-ra-ên mới được sự chúc phước của Thiên Chúa. Nhưng giờ đây chúng con từ một dân ngoại không có trong lời giao ước, bị phân biệt đối xử từ xác thịt cho đến thuộc linh. Mà bây giờ chỉ cần những ai thật lòng ăn năn tội, tin nhận sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ, trung tín với Đấng Christ thì tất cả chúng con đều giống nhau, đều được cứu rỗi, được gia nhập vào Hội Thánh. Tất cả đều được dựng nên mới trong Đấng Christ, không còn sự thù nghịch nhau. Bởi trong Đấng Christ chúng con là anh em cùng chi thể, phải hết lòng yêu thương nhau như Cha đã yêu thương chúng con.

Lạy thưa Cha, từ một đứa con thuộc dân ngoại chỉ biết đắm chìm trong thói hư thế gian, theo tà thần, không giữ nổi một điều răn nào. Sắp phải chịu hình phạt hư mất đời đời vì thời kỳ Tận Thế đã sắp đến, thì con được Ngài soi sáng dẫn bước để tìm thấy Hội Thánh thật sự của Ngài. Được gia nhập, được sự chỉ dạy tận tình của người chăn, được sự động viên của các anh chị em trong Hội Thánh qua các lời làm chứng. Và hơn hết thảy là con được học trong linh vụ suy ngẫm Lời Chúa, để từ đó con học hiểu Lời Ngài nhiều hơn. Càng suy ngẫm, càng học con mới cảm nhận hơn tình yêu của Cha.

Con xin cảm tạ Chúa về bài học hôm nay đã dạy con về sự hiệp một của dân I-sơ-ra-ên và các con dân Chúa khác trong Hội Thánh của Chúa. Dù sự hiểu của con rất non nớt, đức tin chưa đủ vững chắc. Nhưng qua mỗi bài học là sự dạy dỗ của Cha, nhắc nhở cho con biết phải sống như thế nào để xứng đáng với tình yêu của Cha dành cho mỗi người chúng con. Con xin cảm tạ Ba Ngôi Thiên Chúa. A-men!

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Con, Kim Loan


Nguyễn Thị Lan
15/09/2023 06:32

Ê-phê-sô 2:11-15 Sự Hiệp Một của Dân I-sơ-ra-ên và Các Dân Tộc Khác Trong Hội Thánh – Phần 1

Kính thưa Cha, con cảm tạ Cha cho con sáng sớm nay được thức dậy trong sự quan phòng, bảo vệ của Cha. Cha cho con được đọc, suy ngẫm, ghi chép lại những điều Cha dạy dỗ.

Con xin ghi lại như sau:

11 Vậy, hãy nhớ rằng, trước kia, các anh chị em là những người ngoại trong xác thịt, bị gọi là người không chịu cắt bì bởi những kẻ xưng mình là người chịu cắt bì bằng tay trong xác thịt.
12 Lúc ấy, các anh chị em không có Đấng Christ, ở ngoài quyền công dân I-sơ-ra-ên, là khách lạ của các giao ước lời hứa, trong thế gian không có hy vọng và không có Thiên Chúa.

Thưa Cha, con hiểu con dân Chúa tại Ê-phê-sô thời đó, cũng như chúng con đây đang ở trong Hội Thánh của Ngài, về xác thịt thì trước khi tin nhận Chúa, đều là dân ngoại. Theo như cách nói ở câu 11, thì bị gọi là người không chịu cắt bì bởi những kẻ xưng mình là người chịu cắt bì bằng tay trong xác thịt, nghĩa là về phần xác thịt, không thuộc dòng dõi tuyển dân của Chúa là dân chính gốc I-sơ-ra-ên, không thuộc con cháu Áp-ra-ham.

Câu 12, cho con biết, chúng con đã không có Đấng Christ, ở ngoài quyền công dân I-sơ-ra-ên, là khách lạ của các giao ước lời hứa, trong thế gian không có hy vọng và không có Thiên Chúa. Nghĩa là: Chúng con đã hoàn toàn không được hưởng quyền hay dự phần gì với dân I-sơ-ra-ên, trong giao ước, lời hứa ban phước của Chúa, cũng chẳng có hy vọng, không có Thiên Chúa. Con hiểu và cảm nhận nếu mãi mãi như vậy sẽ là một đời sống vô cùng khốn khó, buồn thảm, đau khổ và tuyệt vọng.

13 Nhưng trong Đấng Christ Jesus, các anh chị em là những người ngày trước cách xa, hiện nay đã được làm cho gần bởi máu của Đấng Christ.

Con cảm tạ Chúa, vì nhờ ân điển, tha thứ và cứu chuộc tội của Đức Chúa Jesus, mà chúng con ngày nay được kết hiệp nên một với Ngài trong Đấng Christ Jesus, được kể là con cháu thật của Áp-ra-ham, được dự phần vào giao ước lời hứa, có tin yêu và hy vọng, vì chúng con có Ngài.

14 Vì, ấy chính Ngài là sự hòa bình của chúng ta. Ngài đã hiệp cả hai làm một, phá đổ bức tường ngăn cách,
15 chấm dứt trong xác thịt của Ngài sự thù nghịch, tức là luật pháp của các điều răn trong các điều lệ, để Ngài lập nên trong chính Ngài cả hai thành một người mới, làm ra sự hòa bình.

Kể từ khi chúng con được Ngài tái sinh, dựng nên mới, nhờ máu chuộc tội của Đức Chúa Jesus, mà chúng con được phục hòa với Đức Chúa Trời, không còn ngăn trở với Ngài, bởi tội lỗi đã được buông tha. Ngài hiệp chúng con lại với Ngài và tháp chúng con lại với tuyển dân của Ngài là dân I-sơ-ra-ên phần thuộc linh, thuộc dân Thánh cho Ngài.

Lạy Cha, đây là địa vị vô cùng cao trọng mà chúng con chỉ có thể nhận được nhờ ơn thương xót, tình yêu cao quý, quyền năng tuyệt đối của Ngài. Đấng vô cùng yêu thương chúng con.

Con xin ghi nhớ và mãi mãi biết ơn Cha về điều quý giá này. Con nguyện và xin Ba Ngôi Thiên Chúa thương đồng hành cùng con, giúp con sống xứng đáng với ân điển Chúa đã ban cho con, trung tín với Ngài. Con cảm tạ ơn Ngài.

Con cảm tạ Cha đã dạy dỗ con.

Con xin dâng ngày mới ngày hôm nay của con lên Ngài. Xin Ngài cho con cứ khắc ghi bài học con học sáng sớm nay trong suốt cả ngày, trong mọi việc con làm, con nghĩ hay nói, con luôn ý thức trong thần trí con rằng, con thuộc về Ngài, con là con cái thật của Ngài, đời sống con luôn để tôn vinh danh Ngài. A-men!

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Thị Lan
15/09/2023


Nguyễn Thị Thúy My
18/09/2023 16:47

Ê-phê-sô 2:11-15 Sự Hiệp Một của Dân I-sơ-ra-ên và Các Dân Tộc Khác Trong Hội Thánh – Phần 1

Kính lạy Đức Chúa Trời Toàn Năng là Cha Yêu Thương của con ở trên trời, con dâng lời cảm tạ ơn Cha đã ban cho con thêm ngày mới nữa còn được ở trong tình yêu của Ngài. Nguyện Lời Ngài thánh hóa con qua bài học hôm nay.

Kính Thưa Cha! Con xin trình bày sự suy ngẫm của con trong Ê-phê-sô 2:11-15 như sau:

11 Vậy, hãy nhớ rằng, trước kia, các anh chị em là những người ngoại trong xác thịt, bị gọi là người không chịu cắt bì bởi những kẻ xưng mình là người chịu cắt bì bằng tay trong xác thịt.

Câu 11: Con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô nhắc lại cho con dân Chúa ở tại Ê-phê-sô hãy nhớ lại quá khứ của mỗi người trước khi tin nhận Tin Lành, là những người không ở trong giao ước của Đức Chúa Trời với Áp-ra-ham. Họ bị dân I-sơ-ra-ên là những người cắt bì bằng hình thức bên ngoài miệt thị họ.

12 Lúc ấy, các anh chị em không có Đấng Christ, ở ngoài quyền công dân I-sơ-ra-ên, là khách lạ của các giao ước lời hứa, trong thế gian không có hy vọng và không có Thiên Chúa.

Câu 12: Con hiểu rằng, lúc con dân Chúa tại Ê-phê-sô chưa tin nhận Tin Lành thì họ không được thừa hưởng quyền lợi công dân như dân I-sơ-ra-ên. Họ không biết thờ phượng Chúa, họ không thuộc về dân được Thiên Chúa biệt riêng, họ sống giữa thế gian không có niềm hy vọng và không có Thiên Chúa làm chủ cuộc đời của họ.

13 Nhưng trong Đấng Christ Jesus, các anh chị em là những người ngày trước cách xa, hiện nay đã được làm cho gần bởi máu của Đấng Christ.

Câu 13: Con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô đã nói lên hai sự kiện thực tế để con dân Chúa tại Ê-phê-sô hiểu và so sánh. Lúc trước, khi họ chưa tin nhận Tin Lành thì đời sống của họ như thế nào, và sau khi tin nhận Tin Lành thì đời sống của họ được như thế nào. Sau khi họ tiếp nhận Đấng Christ vào trong đời sống của họ, qua sự thật lòng ăn năn tội và hoàn toàn tin nhận sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ. Thì họ là "ngày trước cách xa, hiện nay đã được làm cho gần bởi máu của Đấng Christ", họ được Ngài biệt riêng họ thành một dân thánh cho Ngài, họ được kết hiệp làm một cùng với Ngài ngay trong đời này và cho đến cõi đời đời.

14 Vì, ấy chính Ngài là sự hòa bình của chúng ta. Ngài đã hiệp cả hai làm một, phá đổ bức tường ngăn cách,

Câu 14: Con hiểu rằng, Đấng Christ là sự bình an và nguồn phước hạnh của con dân Ngài. Vì Ngài đã làm cho họ được phục hòa với Đức Chúa Trời, không còn là những người xưa kia chống nghịch Đức Chúa Trời. Ngài đã kết hiệp tất cả những ai tin nhận Ngài làm một vào trong Hội Thánh, cũng như Hội Thánh và Ngài được kết hiệp làm một như thân nho và nhánh nho. Bởi cớ đó mà Ngài cũng phá đổ bức tường ngăn cách, để cho tất cả những ai tiếp nhận Tin Lành Cứu Rỗi của Đấng Christ đều sẽ đến gần Ngài và kết hiệp làm một với Ngài.

15 chấm dứt trong xác thịt của Ngài sự thù nghịch, tức là luật pháp của các điều răn trong các điều lệ, để Ngài lập nên trong chính Ngài cả hai thành một người mới, làm ra sự hòa bình.

Câu 15: Con hiểu rằng, qua sự chết chuộc tội của Đấng Christ trên cây thập tự giá, mà Ngài đã chấm dứt sự thù nghịch đối với những ai tin nhận sự cứu rỗi của Ngài, và dựng họ nên mới trong Ngài. Sự thù nghịch ấy là những điều lệ của luật pháp định tội cho những ai vi phạm các điều răn của Thiên Chúa, chứ Ngài không hề phá bỏ bất cứ một điều răn nào. Nhưng trái lại, Ngài còn làm cho điều răn, luật pháp được vững bền.

Con cảm tạ ơn Cha đã dạy dỗ con và nhắc cho con nhớ đến ngày trước, là những ngày tháng con cách xa Chúa, sống giữa thế gian đầy những đau thương, bất công và mất mát, cũng như không có sự bình an và niềm trông cậy nào. Nhưng từ khi con được Ngài thương xót đem con về lại trong tình yêu, ân điển của Ngài thì cuộc đời của con đã mở ra một trang mới, đời sống của con được bình an, vui thỏa và được Ngài ban cho những điều phước hạnh mà thật vượt quá sự mong đợi và hiểu biết của con. Cho dù con có trải qua nhiều sự khó khăn, thử thách trên bước đường theo Ngài, thì con cũng được Ngài thêm sức và dìu bước con.

Con cảm tạ công ơn cứu chuộc của Đấng Christ và tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa dành cho con. Nguyện rằng con luôn được mãi ở trong bóng cánh Toàn Năng của Ngài từ nay cho đến cõi đời đời. A-men!

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.

Nguyễn Thị Thúy My
18/09/2023


Trần Hữu Tường
19/09/2023 05:03

Ê-phê-sô 2:11-15 Sự Hiệp Một của Dân I-sơ-ra-ên và Các Dân Tộc Khác Trong Hội Thánh – Phần 1

11 Vậy, hãy nhớ rằng, trước kia, các anh chị em là những người ngoại trong xác thịt, bị gọi là người không chịu cắt bì bởi những kẻ xưng mình là người chịu cắt bì bằng tay trong xác thịt.
12 Lúc ấy, các anh chị em không có Đấng Christ, ở ngoài quyền công dân I-sơ-ra-ên, là khách lạ của các giao ước lời hứa, trong thế gian không có hy vọng và không có Thiên Chúa.
13 Nhưng trong Đấng Christ Jesus, các anh chị em là những người ngày trước cách xa, hiện nay đã được làm cho gần bởi máu của Đấng Christ.
14 Vì, ấy chính Ngài là sự hòa bình của chúng ta. Ngài đã hiệp cả hai làm một, phá đổ bức tường ngăn cách,
15 chấm dứt trong xác thịt của Ngài sự thù nghịch, tức là luật pháp của các điều răn trong các điều lệ, để Ngài lập nên trong chính Ngài cả hai thành một người mới, làm ra sự hòa bình.

Kính lạy Cha Từ Ái của con, con cảm tạ ơn Cha đã ban cho con một ngày lao động bình an, được ơn của Ngài. Giờ này, con được Cha ban cho có thời gian để con đọc, suy ngẫm và viết bài chia sẻ. Nguyện xin Chúa dạy dỗ con khi con viết bài chia sẻ. Con cảm tạ ơn Ngài!

Thưa Cha, khi đọc, suy ngẫm phân đoạn Thánh Kinh trên, con thấy xúc động khi đọc đến từ "máu" ở trong câu 13. Con trước đây cũng là người không có hy vọng, không có Thiên Chúa, cuộc đời đầy cay đắng và đau khổ. Con cảm tạ ơn Cha đã thương xót con mà đã kêu gọi con đến với Ngài. Con cảm tạ Đức Chúa Jesus Christ đã từ bỏ sự vinh quang của một Thiên Chúa vĩ đại, uy nghi để mang lấy hình ảnh của loài người thấp hèn chịu khổ, chịu chết đau đớn trên thập tự giá vì tội lỗi của con. Máu của Ngài đã phải đổ ra để cho con được đến gần Thiên Chúa, để được nhận lãnh sự sống đời đời.

Thưa Cha, mỗi khi suy ngẫm về sự chết của Đức Chúa Jesus Christ, con lại xúc động trước tình yêu của Ngài dành cho một tội nhân như con. Con thấy hổ thẹn với tình yêu mà Chúa dành cho con vì con vẫn còn làm cho Ngài buồn vì những lâm vấp trong đời sống của con. Con cầu xin Cha thương xót giúp con sống một cách trọn vẹn trong từng suy nghĩ, lời nói, hành động của mình để con không làm cho Chúa phải buồn vì con nữa mà khi nhớ đến con thì được vui lòng về con. Con cảm tạ ơn Cha và thành kính cầu xin trong danh của Đức Chúa Jesus Christ. A-men!

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.

Trần Hữu Tường
19/09/2023


Bùi Mạnh Cường
27/09/2023 21:20

Ê-phê-sô 2:11-15 Sự Hiệp Một của Dân I-sơ-ra-ên và Các Dân Tộc Khác Trong Hội Thánh - Phần 1

Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha nhân từ của chúng con. Con cảm tạ Chúa đã giữ gìn gia đình chúng con một ngày bình an. Con cảm tạ Chúa hôm nay cho con được học Lời Chúa trong phân đoạn Thánh Kinh Ê-phê-sô 2:11-15. Con xin trình bày lại sự hiểu của con trong phân đoạn Thánh Kinh này như sau:

11 Vậy, hãy nhớ rằng, trước kia, các anh chị em là những người ngoại trong xác thịt, bị gọi là người không chịu cắt bì bởi những kẻ xưng mình là người chịu cắt bì bằng tay trong xác thịt.

Con hiểu rằng, trong câu này ông Phao-lô nói về những con cái Chúa tại Ê-phê-sô. Họ là những người thuộc ngoại bang, không phải là dân Do-thái. Và họ nằm ngoài giao ước của Chúa với Áp-ra-ham. Họ không phải chịu phép cắt bì như dân Do-thái, nhưng họ vẫn được hưởng giao ước của Chúa khi họ hết lòng ăn năn tội và tin vào ơn cứu chuộc của Đức Chúa Jesus Christ. Xưa kia dân Do-thái rất kỳ thị dân ngoại bang, dân ngoại bang thường không được đón tiếp và đối xử tốt trong dân Do-thái.

12 Lúc ấy, các anh chị em không có Đấng Christ, ở ngoài quyền công dân I-sơ-ra-ên, là khách lạ của các giao ước lời hứa, trong thế gian không có hy vọng và không có Thiên Chúa.

Con hiểu rằng, ngày xưa con dân Chúa tại Ê-phê-sô không biết đến Chúa và không biết đến Tin Lành Cứu Rỗi của Thiên Chúa và cũng không được ở trong giao ước của Chúa dành cho dân I-sơ-ra-ên. Trong thế gian họ không biết đến Thiên Chúa, sống mà không có mục đích và linh hồn sẽ bị hư mất.

13 Nhưng trong Đấng Christ Jesus, các anh chị em là những người ngày trước cách xa, hiện nay đã được làm cho gần bởi máu của Đấng Christ.

Con hiểu rằng, xưa kia khi chưa biết đến Thiên Chúa họ cũng không biết đến Tin Lành của Chúa và họ bị xa cách, linh hồn họ bị hư mất. Còn hiện nay họ đã biết đến Thiên Chúa, biết đến Tin Lành Cứu Rỗi của Đức Chúa Trời và được Đấng Christ rửa sạch tội bằng máu thánh của Ngài. Được Đấng Christ là cầu nối giữ họ và Thiên Chúa.

14 Vì, ấy chính Ngài là sự hòa bình của chúng ta. Ngài đã hiệp cả hai làm một, phá đổ bức tường ngăn cách,
15 chấm dứt trong xác thịt của Ngài sự thù nghịch, tức là luật pháp của các điều răn trong các điều lệ, để Ngài lập nên trong chính Ngài cả hai thành một người mới, làm ra sự hòa bình.

Câu 14-15 con hiểu rằng, Đấng Christ là sợi dây liên kết giữa con dân Chúa, giữa Hội Thánh và Đức Chúa Trời. Sẽ không còn bức tường ngăn cách như khi xưa họ chưa biết đến Tin Lành của Chúa. Và chính Đấng Christ cũng là sự hòa bình đem lại sự tương giao gắn kết giữa vòng Hội Thánh, giữa con dân Chúa khắp mọi nơi với nhau, giữa các Hội Thánh địa phương với nhau. Và tất cả sẽ cùng thuộc về dòng dõi của Áp-ra-ham và được trong giao ước của Đấng Toàn Năng. Bởi sự chết chuộc tội của Đấng Christ trên cây thập tự giá đã chấm dứt hình phạt của luật pháp trên những ai tin nhận Tin Lành của Ngài. Và cả người I-sơ-ra-ên lẫn dân ngoại bang khi tiếp nhận Tin Lành và ăn năn tội lỗi thì đều được cứu. Họ sẽ trở nên người mới và sự hòa bình sẽ ở cùng họ.

Con cảm tạ Chúa đã cho con được đọc, hiểu Lời Chúa trong phân đoạn Thánh Kinh này. Nguyện xin Chúa luôn giữ gìn Hội Thánh của Ngài trong sự hiệp một. Nguyện sự hòa bình luôn giữa các Hội Thánh địa phương cả dân I-sơ-ra-ên lẫn dân ngoại. A-men!

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Bùi Mạnh Cường
Ngày: 27/09/2023


Hoàng Thị Hồng
04/10/2023 06:19

Ê-phê-sô 2:11-15 Sự Hiệp Một của Dân I-sơ-ra-ên và Các Dân Tộc Khác Trong Hội Thánh – Phần 1

Kính lạy Cha Từ Ái của con ở trên các tầng trời!

Thì giờ này đây, con cầu xin Cha ở cùng dẫn dắt con trong sự học Lời Chúa trong sách Ê-phê-sô 2:11-15 Sự Hiệp Một của Dân I-sơ-ra-ên và Các Dân Tộc Khác Trong Hội Thánh – Phần 1.

Con xin ghi ra sự suy ngẫm của mình như sau:

Kính thưa Chúa! Con hiểu:

11 Vậy, hãy nhớ rằng, trước kia, các anh chị em là những người ngoại trong xác thịt, bị gọi là người không chịu cắt bì bởi những kẻ xưng mình là người chịu cắt bì bằng tay trong xác thịt.

Sứ Đồ Phao-lô đang nhắc lại lịch sử của những người ngoại trong Hội Thánh Ê-phê-sô, họ được gọi là người không chịu cắt bì, đó là sự phân biệt mà người Do-thái dùng để gọi con dân Chúa người ngoại, bởi họ đã có sự phân biệt rõ từ thời tổ phụ của họ, và họ tự hào về địa vị của mình. Người ngoại trong xác thịt, điều này chỉ về sự không có Đức Chúa Trời trong đời sống, sẽ dẫn tới sự bị hư mất.

12 Lúc ấy, các anh chị em không có Đấng Christ, ở ngoài quyền công dân I-sơ-ra-ên, là khách lạ của các giao ước lời hứa, trong thế gian không có hy vọng và không có Thiên Chúa.

Người I-sơ-ra-ên khinh chê người ngoại vì không có Đức Chúa Trời, và không có Đấng Christ. Cho nên người ngoại không có quyền nhận được lời hứa của Đức Chúa Trời ban cho dân I-sơ-ra-ên, mà dân I-sơ-ra-ên dùng các lời hứa của Chúa chỉ để ban cho chính họ. Nhưng con dân Chúa trong Hội Thánh có quyền công dân I-sơ-ra-ên như được chép trong Giăng 14:2-3. Họ là những công dân I-sơ-ra-ên thuộc linh, họ sẽ nhận sản nghiệp trong các nơi trên trời, và đồng trị cơ nghiệp của Chúa với Đấng Christ.

Người ngoại được kể là xa lạ với giao ước và các lời hứa, vì chỉ dân I-sơ-ra-ên, Đức Chúa Trời mới ban cho họ đất hứa trên đất và nó sẽ được thực hiện vào thì giờ Chúa định.

Người ngoại không có hy vọng, vì các tôn giáo của thế gian không có lời hứa về sự sống lại trong thân thể siêu việt, cũng như hưởng các phước hạnh đời sau, mà dạy con người ta tin vào thuyết luân hồi chuyển kiếp thành các loài vật, và người ngoại rất sợ hãi khi cận kề cái chết, đời sống của người hư mất chỉ chú về hiện tại không có niềm vui hy vọng.

Người ngoại không có Đức Chúa Trời vì họ chọn xa cách Đức Chúa Trời mà gần với các thần giả dối của họ vì họ bị che khuất lẽ thật, và đó là tình trạng trước kia của con dân Chúa người ngoại mà Phao-lô đề cập lại.

13 Nhưng trong Đấng Christ Jesus, các anh chị em là những người ngày trước cách xa, hiện nay đã được làm cho gần bởi máu của Đấng Christ.

Ngày trước người ngoại không có Đấng Christ nên họ ở xa, nhưng giờ đây họ ở trong Đấng Christ, ranh giới phân cách họ với Đức Chúa Trời được phá bỏ, họ được phép đến gần Ngài mà không phải vì nỗ lực của bản thân hay thành tích gì, nhưng bởi ân điển của Ngài trên sự thương khó của Đấng Christ trên cây thập tự.

14 Vì, ấy chính Ngài là sự hòa bình của chúng ta. Ngài đã hiệp cả hai làm một, phá đổ bức tường ngăn cách,

Khi người ngoại tin nhận Đấng Christ thì họ được tháp nhập vào trong thân thể của Ngài là Hội Thánh, mà họ còn được hiện diện trước Đức Chúa Trời và có địa vị ngang bằng với nhau và với dân I-sơ-ra-ên, vì khi hiệp làm một trong Đấng Christ thì không có sự khác biệt nào dù mỗi người là ai, trong địa vị nào, giai cấp, chủng tộc, học vị nào. Và bức tường ngăn cách giữa người I-sơ-ra-ên và người ngoại được phá đổ, Ngài tạo dựng nên một người mới trong Đấng Christ hòa bình với Đức Chúa Trời và cũng hòa bình với nhau.

15 chấm dứt trong xác thịt của Ngài sự thù nghịch, tức là luật pháp của các điều răn trong các điều lệ, để Ngài lập nên trong chính Ngài cả hai thành một người mới, làm ra sự hòa bình.

Đức Chúa Trời từ lúc ban đầu đã làm ra sự khác biệt giữa người I-sơ-ra-ên với dân tộc các quốc gia khác, vì điều này mà đã làm ra sự lên mình thuộc linh của người Do-thái, nên có sự thù nghịch giữa người I-sơ-ra-ên và người ngọai, khi hai người I-sơ-ra-ên và người ngoại đều ở trong Đấng Christ, thì có sự hòa bình trong danh nghĩa mới, Sứ Đồ Phao-lô xác nhận đó là người mới. Ở trong vị thế này người ngoại được nâng cao ngang bằng người I-sơ-ra-ên, và người I-sơ-ra-ên bị đưa xuống mức của người ngoại, tức là họ ngang bằng nhau vì cả hai đều đã là những tội nhân, đều là con cháu của A-đam. Khi cả hai người đến với thập tự giá của Đấng Christ thì Đức Chúa Trời đã nâng cao cả hai nhóm thành người mới trong Đấng Christ, họ vô tội và được xưng công chính như nhau làm ra sự hòa bình.

Con cảm tạ ơn Chúa vì qua bài học này, con biết con là công dân I-sơ-ra-ên thuộc linh, bởi đức tin vào máu thánh của Đấng Christ đã đổ ra cứu chuộc con về với địa vị là con cái của Đức Chúa Trời. Con biết rằng sự con được tháp nhập vào trong Hội Thánh của Ngài là ơn thương xót của Ngài, chứ bản thân con chẳng có chi mà kiêu ngạo, hãnh diện, và con hiểu rằng con phải tôn trọng, tin tưởng các chi thể trong thân thể của Đấng Christ hơn bản thân, vì như vậy là thể hiện tình yêu, sự hòa bình mà Ngài đã thiết lập, bởi hết thảy chúng con là một trong Đấng Christ. Nguyện Chúa ban ơn cho con cứ ở trong Lời Chúa để giữ gìn con mãi được gần Ngài vì Ngài đã làm điều đó cho con.

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.

Hoàng Thị Hồng


Bài Suy Ngẫm

*Theo thứ tự từ mới đến cũ