I Cô-rinh-tô 9:15-27 Quyền Lợi và Sự Hy Sinh của Sứ Đồ Phao-lô Trong Chức Vụ – Phần 2
Hôm nay, ngày 11/05/2023, trong ân điển của Thiên Chúa, chúng ta hãy vui mừng, cùng nhau đọc và suy ngẫm Lời Chúa trong I Cô-rinh-tô 9:15-27.
15 Nhưng tôi chẳng từng dùng những quyền ấy. Tôi cũng chẳng viết những điều này để đòi chúng áp dụng cho tôi. Vì tôi thà chết còn hơn là ai đó làm ra vô ích sự khoe mình của tôi.
16 Vì nếu tôi rao giảng Tin Lành, tôi chẳng có gì để khoe mình, vì sự cần thiết đặt trên tôi. Nhưng khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Lành.
17 Nếu tôi vui lòng làm việc đó thì tôi có phần thưởng. Nhưng nếu tôi không vui lòng thì chức quản lý cũng vẫn được phó thác cho tôi.
18 Thế thì phần thưởng của tôi là gì? Rằng, trong sự rao giảng Tin Lành, tôi giãi bày Tin Lành của Đấng Christ cách miễn phí. Tôi chẳng lạm dùng quyền của tôi trong Tin Lành.
19 Dù tôi là tự do đối với mọi người, nhưng tôi tự đặt mình làm nô lệ cho mọi người, để cho tôi được nhiều người hơn.
20 Với những người Do-thái, tôi trở nên như một người Do-thái, để tôi được những người Do-thái. Với những người ở dưới luật pháp, tôi trở nên như một người ở dưới luật pháp, để tôi được những người ở dưới luật pháp.
21 Với những người không luật pháp, tôi trở nên như một người không luật pháp, chẳng phải không luật pháp đối với Thiên Chúa nhưng hợp pháp đối với Đấng Christ, để tôi được những người không luật pháp.
22 Với những người yếu đuối, tôi trở nên như một người yếu đuối, để tôi được những người yếu đuối. Tôi đã trở nên mọi sự cho mọi người, để bằng mọi cách, tôi cứu được một số người.
23 Nhưng điều này tôi làm bởi Tin Lành để tôi cũng trở nên người dự phần của Tin Lành.
24 Các anh chị em chẳng biết rằng, về những người chạy trong một cuộc đua, mọi người đều chạy nhưng chỉ một người được giải thưởng sao? Vậy, các anh chị em hãy chạy để các anh chị em đoạt giải.
25 Những người đua tranh chịu tự giữ mình trong mọi sự. Thực tế, họ chịu vậy để được mão có thể hư nát; nhưng chúng ta chịu vậy để được mão không thể hư nát.
26 Vậy thì, tôi chạy như vậy, chẳng phải là không chắc chắn; tôi đánh như vậy, chẳng phải như người đánh gió;
27 nhưng tôi kỷ luật thân thể mình, bắt nó phải phục, kẻo sau khi tôi đã giảng dạy những người khác mà chính mình phải bị bỏ.
Câu Hỏi Gợi Ý:
1. Phao-lô khoe mình về điều gì? Lời của ông trong câu 15 có phải là lời kiêu ngạo hay không?
2. Theo câu 18, phần thưởng của Phao-lô là gì, trong sự rao giảng Tin Lành của ông?
3. Thế nào là "tự đặt mình làm nô lệ cho mọi người"?
4. Thế nào là "trở nên như một người ở dưới luật pháp"?
5. Thế nào là "trở nên như một người không luật pháp"?
6. Thế nào là "trở nên như một người yếu đuối"? Có phải cũng làm ra những điều không đúng mà người yếu đuối làm hay không?
7. Câu 27 giúp gì cho việc phản bác tà giáo "Được Cứu Một Lần Được Cứu Vĩnh Viễn" (One Saved Always Saved)?
8. Phao-lô đã hy sinh như thế nào trong khi thi hành chức vụ sứ đồ?
Gợi Ý Áp Dụng:
1. Bạn có nhận biết mình đang ở trong một cuộc đua thuộc linh?
2. Bạn có biết tự kỷ luật mình để không sa ngã, trật phần ân điển?
3. Bạn học được gì qua nếp sống và sự phụng sự Chúa của Phao-lô?
Tham Khảo:
I Cô-rinh-tô 9:15-27 Quyền Lợi và Sự Hy Sinh của Sứ Đồ Phao-lô Trong Chức Vụ - Phần 2
Lạy Chúa là Cha Yêu Thương của con. Ngày hôm nay con dành thì giờ để đếm lại các ơn phước mà Chúa đã ban cho con, thật nhiều không kể xiết. Con là gì hỡi Chúa ơi, mà Ngài lại yêu thương con đến như vậy? Con cầu xin Chúa tha thứ mọi tội lỗi mà con đã làm trong sự vô thức. Nguyện Ngài luôn ở cùng con, dìu dắt con qua mọi sự cám dỗ của thế gian này và biến đổi cuộc đời con, cho con biết sống đẹp lòng Chúa.
Hôm nay con xin ghi lại sự hiểu biết của con trong I Cô-rinh-tô 9:15-27.
Lạy Chúa, con hiểu rằng Sứ Đồ Phao-lô có quyền nhận sự cung cấp về vật chất nhưng ông lại cân đối quyền hạn của mình bằng kỷ luật. Phao-lô không có quyền từ bỏ sự tự do trong Đấng Christ, nhưng ông có tự do để từ bỏ quyền lợi của mình để làm gương cho Hội Thánh Cô-rinh-tô.
Sứ Đồ Phao-lô nhấn mạnh về những điều ưu tiên, những điều thật sự quan trọng đối với con dân Chúa trong cuộc sống. Thật đáng tiếc một số con dân Chúa để cho các điều ưu tiên trong đời sống cá nhân làm rối trí và kết quả họ làm ngăn trở công việc của Đấng Christ. Nếu mỗi tín hữu thực hiện Lời dạy của Chúa một cách kỷ luật sẽ có nhiều tiền cho công cuộc truyền giáo, nhiều người sẽ được kêu gọi ra đi hầu việc Chúa và công việc của Đức Chúa Trời sẽ phong phú hơn.
Lạy Chúa, con hiểu rằng Sứ Đồ Phao-lô không muốn ngăn trở Phúc Âm của Đấng Christ. Trong thời đó, các thành phố Hy Lạp đầy dẫy các giáo sư và thầy giảng lưu hành, hầu hết trong số họ ra đi để kiếm tiền. Phao-lô không những từ chối không dùng cách hùng biện và lý lẽ như các giáo sư này đã làm, nhưng ông cũng không nhận lợi ích từ những người ông phục vụ. Phao-lô muốn sứ điệp của Phúc Âm được tự do khỏi mọi trở lực và chướng ngại trong tâm trí của tội nhân hư mất.
Sứ Đồ Phao-lô không đòi hỏi bất cứ một lợi lộc nào vì cớ rao giảng Phúc Âm, vì Đức Chúa Trời đã gọi ông rao giảng sự cứu rỗi của Ngài. Đức Chúa Trời đã ban cho Phao-lô sứ mệnh thiêng liêng và Đức Chúa Trời đảm bảo chắc chắn Phao-lô sẽ nhận công giá của mình.
Lạy Chúa, con hiểu rằng là người Do-thái, Phao-lô rất nặng lòng về dân tộc của mình. Nhưng ông được Chúa kêu gọi đặc biệt rao giảng Phúc Âm cho người ngoại bang. Bất cứ khi nào ông đến một thành phố mới, Phao-lô đi thẳng tới nhà hội, dù chỉ có một người Do-thái, ông cũng dạn dĩ chia sẻ Phúc Âm. Nếu người Giu-đa từ chối, ông quay sang chia sẻ Phúc Âm cho dân ngoại.
Khi ông giảng Đạo cho người Do-thái, ông bắt đầu bằng cách nhắc đến các chi phái trong Cựu Ước, nhưng khi giảng cho dân ngoại, ông bắt đầu bằng Đấng Sáng Tạo. Đây chính là sự khôn ngoan của ông khi điều chỉnh cách giải thích cho phù hợp với các nhóm người khác nhau. Thậm chí ông cũng hòa mình như những con dân Chúa còn yếu đuối để giúp họ trưởng thành. Phao-lô noi theo gương của Đấng Cứu Thế tự hạ mình xuống để trở nên đầy tớ của hết thảy mọi người.
Lạy Chúa, con hiểu rằng để từ bỏ các quyền lợi của mình và tìm niềm vui trong việc chinh phục linh hồn hư mất, Phao-lô phải nghiêm khắc với chính mình. Điều này nhắc nhở đến con dân Chúa, những ai được kêu gọi hầu việc Chúa, muốn nhận được ban thưởng từ Chúa thì cái giá phải trả là sự kỷ luật nghiêm khắc với chính bản thân người hầu việc Ngài.
Phao-lô có một mục tiêu lớn trong cuộc đời là làm sáng danh Chúa qua việc chinh phục tội nhân hư mất và gây dựng các thánh đồ. Để đạt được mục tiêu này, ông sẵn lòng trả bất cứ giá nào. Thậm chí ông sẵn lòng từ bỏ các quyền lợi riêng của mình! Ông hy sinh những cái có được trước mắt để được phần thưởng đời đời, những thú vui chóng qua để được sự vui thỏa không phai tàn.
Trong ân điển của Chúa Cứu Thế Jesus Christ. A-men!
Hồng Liên
11/05/2023
Suy Ngẫm I Cô-rinh-tô 9:15-27:
Quyền Lợi và Sự Hy Sinh của Sứ Đồ Phao-lô Trong Chức Vụ – Phần 2
15 Nhưng tôi chẳng từng dùng những quyền ấy. Tôi cũng chẳng viết những điều này để đòi chúng áp dụng cho tôi. Vì tôi thà chết còn hơn là ai đó làm ra vô ích sự khoe mình của tôi.
16 Vì nếu tôi rao giảng Tin Lành, tôi chẳng có gì để khoe mình, vì sự cần thiết đặt trên tôi. Nhưng khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Lành.
17 Nếu tôi vui lòng làm việc đó thì tôi có phần thưởng. Nhưng nếu tôi không vui lòng thì chức quản lý cũng vẫn được phó thác cho tôi.
18 Thế thì phần thưởng của tôi là gì? Rằng, trong sự rao giảng Tin Lành, tôi giãi bày Tin Lành của Đấng Christ cách miễn phí. Tôi chẳng lạm dùng quyền của tôi trong Tin Lành.
19 Dù tôi là tự do đối với mọi người, nhưng tôi tự đặt mình làm nô lệ cho mọi người, để cho tôi được nhiều người hơn.
20 Với những người Do-thái, tôi trở nên như một người Do-thái, để tôi được những người Do-thái. Với những người ở dưới luật pháp, tôi trở nên như một người ở dưới luật pháp, để tôi được những người ở dưới luật pháp.
21 Với những người không luật pháp, tôi trở nên như một người không luật pháp, chẳng phải không luật pháp đối với Thiên Chúa nhưng hợp pháp đối với Đấng Christ, để tôi được những người không luật pháp.
22 Với những người yếu đuối, tôi trở nên như một người yếu đuối, để tôi được những người yếu đuối. Tôi đã trở nên mọi sự cho mọi người, để bằng mọi cách, tôi cứu được một số người.
23 Nhưng điều này tôi làm bởi Tin Lành để tôi cũng trở nên người dự phần của Tin Lành.
24 Các anh chị em chẳng biết rằng, về những người chạy trong một cuộc đua, mọi người đều chạy nhưng chỉ một người được giải thưởng sao? Vậy, các anh chị em hãy chạy để các anh chị em đoạt giải.
25 Những người đua tranh chịu tự giữ mình trong mọi sự. Thực tế, họ chịu vậy để được mão có thể hư nát; nhưng chúng ta chịu vậy để được mão không thể hư nát.
26 Vậy thì, tôi chạy như vậy, chẳng phải là không chắc chắn; tôi đánh như vậy, chẳng phải như người đánh gió;
27 nhưng tôi kỷ luật thân thể mình, bắt nó phải phục, kẻo sau khi tôi đã giảng dạy những người khác mà chính mình phải bị bỏ.
Kính lạy Thiên Chúa Tự Hữu Hằng Hữu Vạn Quân, là Cha Trời kính yêu của chúng con ở trên trời!
Kính thưa Cha, con xin kính dâng lời cảm tạ ơn Cha ban cho con thì giờ đến với Lời Ngài hôm nay. Nguyện kính xin Cha soi sáng tâm linh con, giúp con hiểu và rút ra được cho mình những bài học sâu nhiệm mà Ngài muốn dạy con. Nguyện Cha ban cho con năng lực và tấm lòng luôn vừa muốn vừa làm theo thánh ý Cha trong mọi đường, vì con khao khát sống đẹp ý Cha, khao khát được Cha yêu thương con như những con trai, con gái rất yêu dấu của Ngài. Con xin cảm tạ ơn Cha!
Kính lạy Cha Từ Ái,
Con xin kính dâng lên Cha sự hiểu của con về phân đoạn Thánh Kinh được chép trong sách I Cô-rinh-tô 9:15-27 như sau:
Thưa Cha,
Con hiểu rằng sau khi Sứ Đồ Phao-lô nhẫn nại dùng Lời Ngài được chép trong sách Phục Truyền Luật Lệ Ký 25:4 và sách Ma-thi-ơ 10:10 cùng sự thần cảm của Đức Thánh Linh để đưa ra những lời giải thích và nhắc nhở con dân Chúa tại thành Cô-rinh-tô, giúp cho họ hiểu biết về quyền lợi mà những người chuyên tâm dạy Đạo cho họ đáng được hưởng từ sự dự phần dâng hiến của con dân Chúa trong các Hội Thánh y như Lời Chúa phán rằng: "Cũng vậy, Chúa đã định rằng, những ai rao giảng Tin Lành thì sẽ sống bởi Tin Lành." (I Cô-rinh-tô 9:14).
Tuy nhiên, trong câu 15 Sứ Đồ Phao-lô khẳng định rằng ông nói ra những điều ấy không phải để đòi hỏi những quyền lợi mà ông đáng được hưởng. Bởi vì chính ông đã từ bỏ mọi sự mình có từ tiền bạc, địa vị, danh tiếng… mục đích vì Tin Lành của Đấng Christ, vì sự giãi bày Tin Lành của Đấng Christ đến cho nhiều người hiểu biết Lẽ Thật và được cứu.
Con hiểu rằng Phao-lô sốt sắng và hết lòng vì Tin Lành Đấng Christ trước để đền đáp ơn cứu rỗi mà Chúa đã ban cho ông, sau để bày tỏ tình yêu và lòng tin kính Chúa, muốn cho Chúa được vui lòng qua việc hoàn thành chức vụ mà Chúa đã đặt để trên ông.
Vậy nên, dù đối với mọi người, ông hoàn toàn tự do, nhưng ông đã tự đặt mình làm nô lệ cho mọi người, nghĩa là Phao-lô sẵn sàng vì Tin Lành Đấng Christ mà hạ mình phục vụ mọi nhu cầu về thuộc linh để cho được nhiều người đến với ơn cứu chuộc của Chúa qua sự rao giảng Tin Lành Đấng Christ của ông. Như lời ông tâm tình: Với những người yếu đuối, tôi trở nên như một người yếu đuối, để tôi được những người yếu đuối. Tôi đã trở nên mọi sự cho mọi người, để bằng mọi cách, tôi cứu được một số người.
Kính thưa Cha,
Con hiểu rằng Sứ Đồ Phao-lô đã hy sinh, đã tự kỷ luật mình để làm gương, đã vì yêu thương từng linh hồn hư mất mà chịu mọi sỉ nhục, đòn roi, tù đày, bắt bớ, nguy hiểm, thiếu kém. Vậy nên ông không muốn con dân Chúa hiểu lầm rằng ông rao giảng Tin Lành để được hưởng lợi về vật chất bằng Tin Lành. Vì nếu là như vậy ông thà chết còn hơn là bị người nào đó làm cho sự mừng vui làm theo Lời Chúa, phụng sự Chúa của ông trong việc rao giảng Tin Lành trở nên vô ích. Phao-lô khẳng định ông không chờ đợi điều gì ở thế gian bởi nếu nói theo người dại dột về sự khoe mình thì ông không thua kém bất cứ ai về những sự ở thế gian như địa vị, tiền bạc, học thức, xuất thân. Nhưng Phao-lô đã xem mọi sự đó như rác, cốt để cho được Đấng Christ. Bởi ông biết ơn về sự mình đã nhận lãnh ân điển yêu thương của Đấng Christ cách miễn phí thì ông cũng rao giảng và giãi bày về Tin Lành Đấng Christ đến cho người khác cách miễn phí để không ai cất đi cớ vui mừng trong Đấng Christ của ông.
Như có chép:
“Nhưng điều này tôi làm bởi Tin Lành để tôi cũng trở nên người dự phần của Tin Lành.” (I Cô-rinh-tô 9:23).
Kính thưa Cha,
Con hiểu Phao-lô nói: “Với những người Do-thái, tôi trở nên như một người Do-thái, để tôi được những người Do-thái. Với những người ở dưới luật pháp, tôi trở nên như một người ở dưới luật pháp, để tôi được những người ở dưới luật pháp. Với những người không luật pháp, tôi trở nên như một người không luật pháp, chẳng phải không luật pháp đối với Thiên Chúa nhưng hợp pháp đối với Đấng Christ, để tôi được những người không luật pháp.” Hàm ý ông đã vì Tin Lành Đấng Christ mà vâng giữ các luật lệ, điều răn, luật pháp y như người Do-thái. Ví dụ như về sự chịu cắt bì trong phần xác thịt, giữ các luật lệ thời Cựu Ước theo luật pháp Môi-se, không ăn những thức ăn không tinh sạch cùng giữ những phong tục tập quán khác, nghĩa là ông hòa nhập với mọi người trong mọi hoàn cảnh miễn sao những điều đó không nghịch lại Lời Chúa, để bằng mọi cách đem Tin Lành Cứu Rỗi đến cho nhiều người càng hơn giúp họ thêm cơ hội nhận lãnh Tin Lành để được cứu giống như ông vậy.
Kính thưa Cha,
Lời Ngài trong bài học hôm nay dạy con hiểu rằng sống một nếp sống thánh sạch xứng đáng với địa vị một thánh đồ để việc rao giảng Tin Lành của mình được kết quả cũng như không làm cho người yếu đuối vấp phạm hoặc có cớ cho ma quỷ tấn công nói phạm đến danh Chúa là trách nhiệm của mỗi một con dân Chúa. Nếu chúng con vì tôn kính Chúa mà hết lòng trung tín phụng sự Chúa, hết lòng làm tròn những mục vụ Ngài đã đặt để trên chúng con, thì ngày sau chúng con sẽ được nhận lãnh phần thưởng xứng đáng từ nơi Ngài.
Bằng trái lại, nếu chúng con làm bất cứ việc gì trong danh Ngài, trong ân tứ Ngài ban vì kiêu ngạo, vì mục đích tìm kiếm lợi lộc danh tiếng thế gian đời này để phục vụ cho những tham muốn bất chính của xác thịt, thì chúng con không có phần gì trong Đấng Christ ở đời sau, hoặc nếu chúng con trễ nải lười biếng không làm tròn phận sự của mình thì chúng con sẽ bị phạt vì đã khiến cho ân điển mà mình đã nhận nơi Đấng Christ trở nên vô ích. Bởi như tâm tình Phao-lô đã chia sẻ: Nếu chúng con không biết tự kỷ luật thân thể mình, bắt nó phải phục, thì sau khi chúng con rao giảng Tin Lành cho người khác mà chính mình phải bị bỏ.
Kính thưa Cha,
Con cảm tạ ơn Cha qua bài học hôm nay dạy con tấm gương hết lòng sống cho Ngài và chết vì Ngài của Sứ Đồ Phao-lô.
Nguyện con biết học theo tấm gương của Sứ Đồ Phao-lô trong việc chịu khổ để bằng nhiều cách đem Tin Lành Cứu Rỗi của Đấng Christ đến cho nhiều người được cứu.
Nguyện linh hồn con luôn biết tôn kính, biết ơn và hết lòng trung tín phụng sự Thiên Chúa, luôn biết giữ mình trong nếp sống thánh sạch làm vinh hiển danh Chúa và được Chúa vui ban cho con mão triều không hư nát và được đời đời ở bên Thiên Chúa kính yêu của con trong nơi phước hạnh.
Nguyện vinh quang, vinh hiển, quyền phép duy thuộc về Thiên Chúa kính yêu của chúng con đời đời cho đến vô cùng!
Trong ân điển yêu thương của Đấng Christ Jesus! A-men!
Con, Grace Christian
11/05/2023
I Cô-rinh-tô 9:15-27 Quyền Lợi và Sự Hy Sinh của Sứ Đồ Phao-lô Trong Chức Vụ - Phần 2
Kính lạy Thiên Chúa!
Con dâng lời cảm tạ ơn Chúa về bài học Thánh Kinh hôm nay trong I Cô-rinh-tô 9:15-27 Quyền Lợi và Sự Hy Sinh của Sứ Đồ Phao-lô Trong Chức Vụ – Phần 2.
Lạy Chúa! Con xin dâng trình lên Chúa về sự hiểu của con trong phân đoạn Thánh Kinh trên như sau:
15 Nhưng tôi chẳng từng dùng những quyền ấy. Tôi cũng chẳng viết những điều này để đòi chúng áp dụng cho tôi. Vì tôi thà chết còn hơn là ai đó làm ra vô ích sự khoe mình của tôi.
Câu 15: Từ câu 1-14 đã nói về quyền lợi của chức vụ sứ đồ, nhưng đối với Phao-lô, ông đã chẳng từng dùng những quyền lợi ấy, dù có khó khăn thiếu thốn, ông vẫn tìm công việc làm để nuôi bản thân mình và những bạn đồng lao với ông. Ông cũng không muốn cho các anh chị em hiểu sai về những điều ông viết để áp dụng trong việc chu cấp vật chất cho ông cách không tự nguyện, bởi sự hiểu biết Lẽ Thật mà họ nhận biết bổn phận của mình trong sự dâng hiến. Ông thà chết còn hơn là ai đó vì lầm tưởng mà cho rằng, ông lên mình về chức vụ của mình. Sự khoe mình của ông trong sự vui mừng, cảm tạ ơn Chúa vì ông được ơn cao trọng Ngài ban, nên ông muốn con dân Chúa cùng tâm tình với ông trong sự cảm tạ, khoe ra sự vui mừng trong Chúa.
16 Vì nếu tôi rao giảng Tin Lành, tôi chẳng có gì để khoe mình, vì sự cần thiết đặt trên tôi. Nhưng khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Lành.
Câu 16: Rao giảng Tin Lành là đặc ân Chúa ban cho con dân Ngài, và là bổn phận làm theo mệnh lệnh của Đức Chúa Jesus Christ đã phán truyền, trước khi Ngài thăng thiên (Ma-thi-ơ 28:19-20), đó là việc lành đáng được khoe ra trong sự vui mừng, cảm tạ. Phao-lô coi việc rao giảng Tin Lành là cần thiết mà Chúa đã đặt trên ông. Vì vậy, nếu ông không làm trọn phận Chúa giao thì ông sẽ bị trách phạt. Ông đã vâng phục Chúa, phụng sự Chúa cách hết lòng, nên được Chúa ban ơn càng thêm lên trong chương trình cứu tội nhân ra khỏi quyền lực, hậu quả của tội lỗi, trông cậy vào sự sống đời đời.
17 Nếu tôi vui lòng làm việc đó thì tôi có phần thưởng. Nhưng nếu tôi không vui lòng thì chức quản lý cũng vẫn được phó thác cho tôi.
Câu 17: Phao-lô hiểu rõ sự hầu việc Chúa cách vui lòng thì sẽ được phần thưởng xứng đáng tùy theo mỗi việc lành Chúa ban, bởi sự trung tín, hết lòng, hết sức lực phụng sự Chúa. Nhưng nếu ông không vui lòng thì chức quản lý những sự mầu nhiệm của Thánh Kinh trong việc rao giảng Tin Lành cũng vẫn được phó thác cho ông, bởi Chúa là Đấng thành tín, làm thành mọi Lời Ngài đã truyền ra.
18 Thế thì phần thưởng của tôi là gì? Rằng, trong sự rao giảng Tin Lành, tôi giãi bày Tin Lành của Đấng Christ cách miễn phí. Tôi chẳng lạm dùng quyền của tôi trong Tin Lành.
Câu 18: Phần thưởng của Phao-lô trong quá trình hầu việc Chúa là ông đưa được nhiều người vào trong sự cứu rỗi của Chúa trong đời này, và phần thưởng đó sẽ còn đến đời đời nơi Thiên Quốc. Ông rao giảng Tin Lành của Đấng Christ cách miễn phí, không vì lợi ích vật chất, danh tiếng thế gian. Ông không lạm dụng quyền Chúa ban cho ông trong Tin Lành, mà chỉ trung tín, hết lòng vì Tin Lành.
19 Dù tôi là tự do đối với mọi người, nhưng tôi tự đặt mình làm nô lệ cho mọi người, để cho tôi được nhiều người hơn.
Câu 19: Dù mọi người đều biết Phao-lô có sự tự do về thuộc thể, và về thuộc linh thì ông cũng được thoát khỏi quyền lực, hậu quả của tội lỗi, nhưng ông tự đặt mình làm nô lệ cho mọi người, khiêm nhường, hạ mình giữa những người được cứu, và hòa đồng, cảm thông với những người ngoại, để nhờ ơn Chúa ban qua ông mà nhiều người được trở về ân điển cứu rỗi của Ngài. Gương của Phao-lô đã học theo Chúa, gánh lấy ách của Ngài, vì mục đích hàng đầu là cứu tội nhân, cũng là gương cho con dân Chúa noi theo.
20 Với những người Do-thái, tôi trở nên như một người Do-thái, để tôi được những người Do-thái. Với những người ở dưới luật pháp, tôi trở nên như một người ở dưới luật pháp, để tôi được những người ở dưới luật pháp.
Câu 20: Phao-lô được Chúa ban ơn khôn sáng trong cách ứng xử với mọi tầng lớp xã hội. Với những người Do-thái, ông trở nên như người Do-thái trong mọi lĩnh vực, tôn trọng mọi phong tục, tập quán, phép tắc, nếu những điều đó không nghịch lại Thánh Kinh, vì họ mà ông chấp nhận mọi sự khác biệt để được gần gũi họ, chiếu sáng Tin Lành Của Chúa cho họ qua tri thức Thánh Kinh, nếp sống của ông. Với những người Do-thái đã chịu cắt bì trong thời Cựu Ước thì ông thể hiện là người sống dưới luật pháp, để cho họ luôn giữ vững luật pháp của Thiên Chúa.
21 Với những người không luật pháp, tôi trở nên như một người không luật pháp, chẳng phải không luật pháp đối với Thiên Chúa nhưng hợp pháp đối với Đấng Christ, để tôi được những người không luật pháp.
Câu 21: Phao-lô nói về những người không luật pháp, là những người không sống theo luật pháp của Đức Chúa Trời, do Môi-se viết ra, họ là những dân ngoại, thì ông cũng sống như họ, không làm theo các nghi thức được quy định trong thời Cựu Ước. Chẳng phải không luật pháp đối với Thiên Chúa, vì luật pháp trong thời Cựu Ước là hình bóng cho Tân Ước. Nhưng hợp pháp đối với Đấng Christ là vâng theo mọi Lời Chúa phán truyền trong bốn sách phúc âm của Chúa. Ông đã hòa đồng với những người ngoại, để từng bước Chúa dùng ông đưa họ về với Tin Lành Cứu Rỗi của Ngài.
22 Với những người yếu đuối, tôi trở nên như một người yếu đuối, để tôi được những người yếu đuối. Tôi đã trở nên mọi sự cho mọi người, để bằng mọi cách, tôi cứu được một số người.
Câu 22: Với những người mới tin nhận Chúa, chưa hiểu sâu rộng Lời Chúa, nên đời sống tâm linh còn yếu đuối, thì Phao-lô cũng đóng vai trò như một người yếu đuối, mềm mại trong sự hướng dẫn, nâng đỡ họ trở nên mạnh mẽ thêm lên từng bước cho tới khi họ đứng vững trong đức tin. Ông đã trở nên giống mọi người về hình thức ăn, ở, sinh hoạt, để tìm mọi cách hữu hiệu nhất, đưa một số người trở về với Tin Lành. Thực tế cho thấy rằng, việc rao giảng Tin Lành qua nhiều hình thức, mong sao cho nhiều người được cứu, nhưng kết quả của sự gieo ra thì chỉ gặt được một số người mà thôi. Tuy nhiên, đó là điều quý giá, vì mỗi linh hồn còn quý hơn cả thế gian, nên chúng con hãy cứ vững lòng, bền chí, trung tín trong sự vâng theo mệnh lệnh cứu linh hồn tội nhân trong mọi hoàn cảnh.
23 Nhưng điều này tôi làm bởi Tin Lành để tôi cũng trở nên người dự phần của Tin Lành.
Câu 23: Điều Phao-lô làm là bởi năng lực của Tin Lành khích lệ ông, khiến ông thêm sức mạnh, để ông trở nên người dự phần trong Tin Lành, đưa nhiều tội nhân trở về trong ơn cứu rỗi của Chúa.
24 Các anh chị em chẳng biết rằng, về những người chạy trong một cuộc đua, mọi người đều chạy nhưng chỉ một người được giải thưởng sao? Vậy, các anh chị em hãy chạy để các anh chị em đoạt giải.
Câu 24: Trong mọi thời đại, từ trước tới nay, mỗi cuộc đua chỉ một người được giải thưởng, là Phao-lô muốn lấy ví dụ về cuộc đua thuộc thể, nhưng cuộc đua thuộc linh là đòi hỏi mỗi con dân Chúa phải khổ luyện trong sự đọc, suy ngẫm, và cẩn thận làm theo mọi Lời Chúa phán dạy, ép buộc mình vào trong khuôn khổ các điều răn, luật pháp của Ngài, thì mỗi người đều sẽ được giải thưởng “được về nơi Vương Quốc đời đời” tùy theo những việc mình làm ra trong đời này.
25 Những người đua tranh chịu tự giữ mình trong mọi sự. Thực tế, họ chịu vậy để được mão có thể hư nát; nhưng chúng ta chịu vậy để được mão không thể hư nát.
Câu 25: Phao-lô so sánh cuộc đua thuộc thể với cuộc đua thuộc linh. Nhưng người đua tranh chịu mọi sự, tự mình rèn tập theo nguyên tắc của người hướng dẫn, để được danh tiếng, phần thưởng mang giá trị vật chất chóng qua của đời này. Nhưng con dân Chúa sống trong cuộc đua thuộc linh, chúng con hãy khuyên bảo lẫn nhau, động viên, an ủi, nâng đỡ nhau trong tình yêu của Chúa. Nhờ năng lực Chúa ban để vượt qua mọi nghịch cảnh, như bắt bớ, oan khiên, bệnh tật, bần hàn… để được sự sống vĩnh cửu, cùng những phần thưởng đời đời Chúa ban, khi trở về với Ngài.
26 Vậy thì, tôi chạy như vậy, chẳng phải là không chắc chắn; tôi đánh như vậy, chẳng phải như người đánh gió;
27 nhưng tôi kỷ luật thân thể mình, bắt nó phải phục, kẻo sau khi tôi đã giảng dạy những người khác mà chính mình phải bị bỏ.
Câu 26-27: Phao-lô khẳng định về mình rằng, cuộc chạy đua của ông chẳng phải là không chắc chắn, vì ông biết mình hoàn toàn tin cậy vào quyền năng của Chúa, giữ gìn các điều răn, luật pháp của Thiên Chúa, giúp ông đắc thắng trong mỗi nghịch cảnh; chứ không phải mọi việc làm của ông đều chỉ làm theo hình thức, qua loa, chiếu lệ. Sống trong thân thể xác thịt thì không thể không bị chi phối bởi những nhu cầu vật chất, bản năng của con người do Thiên Chúa tạo nên, nhưng ông đã dùng ý chí của mình, cậy nhờ thánh linh của Chúa, bắt thân thể phải phục những dục vọng, kẻo sau khi ông đã giảng dạy những người khác mà chính mình phải bị bỏ lại, thì mọi việc phụng sự Chúa của ông đều trở nên vô ích, và mọi lời giảng dạy của ông cũng sẽ không còn giá trị gì.
Thưa Cha! Con biết rằng mình đang ở trong cuộc chiến thuộc linh ngày càng căm go trong những ngày cuối cùng này, nên con phải luôn tỉnh thức, kỷ luật bản thân cách nghiêm khắc, để không bị sa ngã, trật phần ân điển của Thiên Chúa. Nếp sống của Phao-lô là gương sáng cho con đáng noi theo trong sự hầu việc Chúa cách hết lòng, hết sức trong mọi hoàn cảnh. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Con: Đặng Thái Học
11/05/2023
I Cô-rinh-tô 9:15-27 Quyền Lợi và Sự Hy Sinh của Sứ Đồ Phao-lô Trong Chức Vụ – Phần 2
Kính lạy Cha của con ở trên trời!
Con cảm tạ ơn Cha vì sự ban ơn của Ngài trên đời sống của con. Cảm tạ Ngài thêm sức cho con mỗi ngày. Con kính xin Ngài hướng lòng con về Ngài luôn, dù trong những lúc con thật bận rộn.
Con xin Cha giờ này ban ơn cho con trong sự suy ngẫm Lời Ngài. Con xin ghi lại sự hiểu và học hỏi của con về phân đoạn Thánh Kinh I Cô-rinh-tô 9:15-27 dưới đây.
Mặc dù Sứ Đồ Phao-lô có quyền đòi hỏi con dân Chúa chu cấp những sự cần dùng cho ông, nhưng ông không dùng quyền ấy. Ông thà chết còn hơn đòi hỏi con dân Chúa chu cấp cho mình.
Việc rao giảng Tin Lành là công việc Chúa đã giao phó cho ông nên ông cần phải làm và ông vui vì được làm công việc ấy. Nếu không được làm thì ông sẽ cảm thấy rất khó chịu, con nghĩ đây cũng là điều mà Tiên Tri Giê-rê-mi đã từng nói đến:
"Nếu tôi nói: Tôi sẽ chẳng nói đến Ngài nữa; tôi sẽ chẳng nhân danh Ngài mà nói nữa, thì trong lòng tôi như lửa đốt cháy, bọc kín trong xương tôi, và tôi mệt mỏi vì nín lặng, không chịu được nữa." (Giê-rê-mi 20:9).
Thưa Cha, con hiểu sự khốn cho Sứ Đồ Phao-lô khi ông không rao giảng Tin Lành, được nói đến trong câu 16 "Nhưng khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Lành" là vừa nói đến sự khó chịu vì không được làm điều mình muốn làm, và cũng là ông bị Chúa phạt khi ông không làm công việc Chúa giao. Nếu ông làm với sự vui lòng thì sẽ được thưởng.
Con kính xin Cha giúp con dù làm gì trong các linh vụ của Hội Thánh, cho bất kỳ ai hay cho chính bản thân mình, con cũng vui lòng mà làm, để con trước hết có được niềm vui thỏa cho chính con, kế đến là được sự ban thưởng từ nơi Chúa.
Con thấy cần phải suy ngẫm nhiều về việc Sứ Đồ Phao-lô coi việc giảng Tin Lành miễn phí, không đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình, là phần thưởng. Xin Chúa giúp con hiểu được sự sâu nhiệm của Lời Ngài qua việc này.
Thưa Cha, con hiểu rằng Phao-lô là một người tự do, không ai có quyền bắt ông phải phục vụ họ và chiều theo ý muốn của họ, ngoài Chúa. Dẫu vậy, ông luôn sống hòa đồng, cảm thông với mọi người, bất kể họ là dân tộc nào, tầng lớp nào trong xã hội. Ông luôn sốt sắng đáp ứng lại những mong muốn và nhu cầu không sai nghịch Lời Chúa của họ. Ông mong rằng qua đó thì họ cũng cởi mở với ông để sẵn lòng nghe ông rao giảng Tin Lành, nhờ đó họ có cơ hội được cứu rỗi.
Thưa Cha, con hiểu rằng nếu con tiếp xúc với ai thì con cũng nên hòa đồng với họ, con có thể sinh hoạt giống họ, miễn là không sai nghịch Lời Ngài, con cần biết cảm thông cho mọi người, để họ cảm nhận được sự gần gũi đơn sơ của con. Con hiểu rằng đây không phải là sự cố gắng tỏ ra ở bên ngoài, mà mọi điều con nói hoặc làm phải xuất phát từ sự chân thật. Bản thân sự chân thật sẽ tự nhiên khiến cho người khác cảm thấy gần gũi, thân quen.
Thưa Cha, con hiểu rằng từ khi theo Ngài thì con bước vào một cuộc chạy đua. Đối với việc chạy đua của các vận động viên, để đoạt được giải thì vận động viên phải luôn luôn chú ý từng chi tiết trong đời sống của họ. Ăn gì, không ăn gì để tốt cho sức khỏe. Nghiêm ngặt giữ chế độ tập luyện mỗi ngày như thế nào.
Đối với con thì con cần phải chạy đua với thời gian để hoàn thành thật tốt mọi công việc Chúa giao phó cho con. Trong suốt cuộc đua này, con phải quản trị thân thể mình nghiêm ngặt, không cho phép nó làm sai Lời Chúa. Con cũng cần luôn luôn nhắm vào mục đích của mình mà chạy, tức là chăm nhìn vào Chúa Jesus và học theo nếp sống của Ngài. Con không được mải mê ngắm nhìn hưởng thụ những sự thuộc về thế gian mà quên đi mục đích của mình.
Con cảm tạ ơn Chúa đã ban ơn trên sự suy ngẫm Lời Ngài của con hôm nay. Con kính xin Chúa giúp con học hỏi và sống theo gương Sứ Đồ Phao-lô, xin Ngài thêm ơn thêm sức cho con, giúp con làm được những điều con đã học được trong bài học hôm nay và trong mọi bài học Ngài đã từng dạy dỗ con. Con cũng xin Ngài bổ sức cho con cách đặc biệt vì con cần phải thức khuya và dậy rất sớm. Con cảm tạ ơn Chúa thật nhiều!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Con, Đồng Thị Nghĩa
12/05/2023
I Cô-rinh-tô 9:15-27 Quyền Lợi và Sự Hy Sinh của Sứ Đồ Phao-lô Trong Chức Vụ – Phần 2
15 Nhưng tôi chẳng từng dùng những quyền ấy. Tôi cũng chẳng viết những điều này để đòi chúng áp dụng cho tôi. Vì tôi thà chết còn hơn là ai đó làm ra vô ích sự khoe mình của tôi.
Phao-lô chưa từng bắt ép con dân Chúa dù là tại Cô-rinh-tô hay bất cứ đâu phải chu cấp cho ông theo Lời Chúa dạy, mặc dù đó không sai.
Ông cũng không phải nói lên lẽ thật về việc con dân Chúa có bổn phận chu cấp cho những người giảng dạy Lời Chúa để họ chu cấp cho mình.
Phao-lô quyết tâm chịu khổ, thậm chí chịu chết, chứ không bắt ép con dân Chúa phải chu cấp cho mình, trừ khi họ tự nguyện.
16 Vì nếu tôi rao giảng Tin Lành, tôi chẳng có gì để khoe mình, vì sự cần thiết đặt trên tôi. Nhưng khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Lành.
17 Nếu tôi vui lòng làm việc đó thì tôi có phần thưởng. Nhưng nếu tôi không vui lòng thì chức quản lý cũng vẫn được phó thác cho tôi.
Phao-lô nhận thức rõ việc bổn phận và trách nhiệm của ông trong chức vụ sứ đồ là rao giảng Tin Lành cho các dân ngoại. Đã là bổn phận thì đó là việc phải làm, đã là việc phải làm thì có lý do gì để khoe mình. Nếu ông vui lòng làm thì sẽ được Chúa ban phần thưởng. Nhưng nếu ông không rao giảng thì sẽ khốn khó cho ông. Sự khốn khó đó con nghĩ giống như lửa bốc cháy, bọc kín trong xương như Tiên Tri Giê-rê-mi (Giê-rê-mi 20:9).
Điều này cũng giống như những người làm cha, mẹ có bổn phận chăm sóc con cái. Nếu người đó chăm sóc con cái là việc phải làm, thì đâu có gì để khoe với người khác. Và nếu không vui lòng chăm sóc thì trách nhiệm làm cha, làm mẹ vẫn phải chăm sóc con của mình.
18 Thế thì phần thưởng của tôi là gì? Rằng, trong sự rao giảng Tin Lành, tôi giãi bày Tin Lành của Đấng Christ cách miễn phí. Tôi chẳng lạm dùng quyền của tôi trong Tin Lành.
Phần thưởng của Phao-lô chính là niềm vui khi Phao-lô được giãi bày về Tin Lành Cứu Rỗi cách miễn phí giúp cho nhiều người được cứu để trở nên con cái Thiên Chúa. Niềm vui khi Phao-lô giữ mình thanh sạch không tư lợi trong sự rao giảng Tin Lành, không đòi con dân Chúa chu cấp mà chịu khó tự đi làm kiếm sống nuôi thân để Tin Lành không bị ngăn trở.
19 Dù tôi là tự do đối với mọi người, nhưng tôi tự đặt mình làm nô lệ cho mọi người, để cho tôi được nhiều người hơn.
Phao-lô là người tự do về thuộc thể lẫn thuộc linh và là sứ đồ cao trọng của Chúa, nhưng ông đã tình nguyện tự đặt mình là người phục vụ, giúp đỡ cho mọi người dù lớn hay nhỏ như một người nô lệ với mong muốn nhiều người được cứu.
20 Với những người Do-thái, tôi trở nên như một người Do-thái, để tôi được những người Do-thái. Với những người ở dưới luật pháp, tôi trở nên như một người ở dưới luật pháp, để tôi được những người ở dưới luật pháp.
21 Với những người không luật pháp, tôi trở nên như một người không luật pháp, chẳng phải không luật pháp đối với Thiên Chúa nhưng hợp pháp đối với Đấng Christ, để tôi được những người không luật pháp.
22 Với những người yếu đuối, tôi trở nên như một người yếu đuối, để tôi được những người yếu đuối. Tôi đã trở nên mọi sự cho mọi người, để bằng mọi cách, tôi cứu được một số người.
Đối với những người Do-thái hay dưới luật pháp, hay không luật pháp và những người yếu đuối Phao-lô đều hòa đồng, cảm thông để trở nên giống họ, miễn là không nghịch lại Lời Chúa với mục đích là cứu nhiều người về với Chúa.
Ngày xưa cũng như bây giờ, khi con đọc những câu này con thật cảm phục ông Phao-lô. Vì để nếp sống hòa đồng với những người như trên thì ngoài việc có tấm lòng yêu thương họ, thì sự mềm mại, khéo léo và khôn sáng trong Chúa là điều quan trọng.
23 Nhưng điều này tôi làm bởi Tin Lành để tôi cũng trở nên người dự phần của Tin Lành.
Điều khiến ông trở nên hòa đồng với mọi người là bởi Tin Lành có năng lực cứu hết thảy những ai tin. Qua việc rao giảng Tin Lành, Phao-lô cũng được dự phần trong Tin Lành khi đem nhiều người đến với sự cứu rỗi.
24 Các anh chị em chẳng biết rằng, về những người chạy trong một cuộc đua, mọi người đều chạy nhưng chỉ một người được giải thưởng sao? Vậy, các anh chị em hãy chạy để các anh chị em đoạt giải.
25 Những người đua tranh chịu tự giữ mình trong mọi sự. Thực tế, họ chịu vậy để được mão có thể hư nát; nhưng chúng ta chịu vậy để được mão không thể hư nát.
Phao-lô ví sánh đời sống bước đi trong Chúa như những người chạy trong một cuộc đua của thế gian. Họ chăm chỉ luyện tập, kiêng cữ nhiều thứ để giữ gìn thân thể khỏe mạnh cho chặng đua. Tuy nhiên, trong cuộc đua dù nhiều người cố gắng nhưng chỉ có một người đoạt giải và phần thưởng đó chỉ có giá trị đời này.
Còn con dân Chúa chỉ cần luôn hết lòng sống cho Chúa, vâng giữ Lời Ngài và trung tín cho đến cuối cùng thì tất cả đều được Chúa ban thưởng và phần thưởng còn lại đến đời đời.
Phao-lô dùng động từ "chạy" con thấy rất hay. Những người trong cuộc đua họ phải chạy để có phần thưởng, thì con dân Chúa cần có nếp sống tích cực trong sự làm theo Lời Chúa và phụng sự Ngài.
26 Vậy thì, tôi chạy như vậy, chẳng phải là không chắc chắn; tôi đánh như vậy, chẳng phải như người đánh gió;
27 nhưng tôi kỷ luật thân thể mình, bắt nó phải phục, kẻo sau khi tôi đã giảng dạy những người khác mà chính mình phải bị bỏ.
Phao-lô cho biết ông đã chạy một cách chắc chắn nghĩa là ông luôn sống hết lòng theo Lời Chúa qua việc suy ngẫm ngày đêm và cẩn thận làm theo Lời Chúa. Ông đánh chẳng phải như người đánh gió nghĩa là ông làm tròn bổn phận phụng sự Chúa qua việc rao giảng Tin Lành và giảng dạy Lời Chúa để mang lại kết quả, chứ không phải làm cho có, hay chiếu lệ.
Để thực hiện tốt việc sống theo Lời Chúa và làm tròn bổn phận, thì ông đã kỷ luật thân thể mình cách nghiêm khắc đến nỗi bắt nó phải phục. Sự kỷ luật nghiêm khắc đó là luôn sống theo những sự ưa muốn của tâm thần, thay vì chiều theo những ham muốn bất chính nào của xác thịt.
Cảm tạ ơn Cha cho con có sự hiểu qua phân đoạn Thánh Kinh này. Nguyện Ngài giúp con luôn biết kỷ luật tốt thân thể mình để con hoàn thành chặng đua và là người lính giỏi của Đức Chúa Jesus Christ trong các cuộc chiến. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Vũ Triệu Hùng
12/05/2023
I Cô-rinh-tô 9:15-27 Quyền Lợi và Sự Hy Sinh của Sứ Đồ Phao-lô Trong Chức Vụ – Phần 2
15 Nhưng tôi chẳng từng dùng những quyền ấy. Tôi cũng chẳng viết những điều này để đòi chúng áp dụng cho tôi. Vì tôi thà chết còn hơn là ai đó làm ra vô ích sự khoe mình của tôi.
16 Vì nếu tôi rao giảng Tin Lành, tôi chẳng có gì để khoe mình, vì sự cần thiết đặt trên tôi. Nhưng khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Lành.
17 Nếu tôi vui lòng làm việc đó thì tôi có phần thưởng. Nhưng nếu tôi không vui lòng thì chức quản lý cũng vẫn được phó thác cho tôi.
18 Thế thì phần thưởng của tôi là gì? Rằng, trong sự rao giảng Tin Lành, tôi giãi bày Tin Lành của Đấng Christ cách miễn phí. Tôi chẳng lạm dùng quyền của tôi trong Tin Lành.
19 Dù tôi là tự do đối với mọi người, nhưng tôi tự đặt mình làm nô lệ cho mọi người, để cho tôi được nhiều người hơn.
20 Với những người Do-thái, tôi trở nên như một người Do-thái, để tôi được những người Do-thái. Với những người ở dưới luật pháp, tôi trở nên như một người ở dưới luật pháp, để tôi được những người ở dưới luật pháp.
21 Với những người không luật pháp, tôi trở nên như một người không luật pháp, chẳng phải không luật pháp đối với Thiên Chúa nhưng hợp pháp đối với Đấng Christ, để tôi được những người không luật pháp.
22 Với những người yếu đuối, tôi trở nên như một người yếu đuối, để tôi được những người yếu đuối. Tôi đã trở nên mọi sự cho mọi người, để bằng mọi cách, tôi cứu được một số người.
23 Nhưng điều này tôi làm bởi Tin Lành để tôi cũng trở nên người dự phần của Tin Lành.
24 Các anh chị em chẳng biết rằng, về những người chạy trong một cuộc đua, mọi người đều chạy nhưng chỉ một người được giải thưởng sao? Vậy, các anh chị em hãy chạy để các anh chị em đoạt giải.
25 Những người đua tranh chịu tự giữ mình trong mọi sự. Thực tế, họ chịu vậy để được mão có thể hư nát; nhưng chúng ta chịu vậy để được mão không thể hư nát.
26 Vậy thì, tôi chạy như vậy, chẳng phải là không chắc chắn; tôi đánh như vậy, chẳng phải như người đánh gió;
27 nhưng tôi kỷ luật thân thể mình, bắt nó phải phục, kẻo sau khi tôi đã giảng dạy những người khác mà chính mình phải bị bỏ.
Kính lạy Đức Chúa Trời Toàn Năng là Cha thánh đời đời của con ở trên trời!
Con cảm tạ Cha cho con thì giờ này suy ngẫm Lời Cha. Con xin Chúa hướng dẫn cho con hiểu được sự dạy dỗ của Chúa. Con xin ghi ra những sự suy ngẫm của con về I Cô-rinh-tô 9:15-27 Quyền Lợi và Sự Hy Sinh của Sứ Đồ Phao-lô Trong Chức Vụ – Phần 2 như sau:
Kính thưa Chúa! Con hiểu:
Phao-lô đã chẳng dùng các quyền mà một sứ đồ làm việc trong nhà Chúa được hưởng, và trong sự bênh vực mình ông có đề cập đến những quyền thụ hưởng chính đáng của người phụng sự Chúa thì không phải để đòi hỏi, mà đơn thuần chỉ là nói lên một lẽ thật cần thiết trong lúc đó, hơn ai hết ông hiểu rằng trong mọi sự con dân Chúa làm ra phải vì lợi ích của Tin Lành, ông thà chết còn hơn là để cho một người hiểu sai về người giảng Tin Lành vì mục đích mưu cầu kiếm sống.
Một người được nhận ân điển của Chúa và sốt sắng mang Tin Lành ấy đến cho mọi người, để ai nghe và tiếp nhận thì cũng được cứu giống mình, thì đó là lẽ tất nhiên và không có gì để khoe mình. Phao-lô trong bổn phận và trách nhiệm là sứ đồ thì rao giảng Tin Lành là điều cần thiết cho ông, nếu ông vui lòng mà làm thì được Chúa khen thưởng, nhưng nếu ông không vui lòng mà làm thì sự chia phần của Chúa vẫn trên ông, và ông vẫn phải thực hiện.
Phần thưởng của Phao-lô ngay trong đời này chính là ông nhận được sự chia phần của Chúa để vào trong sự kêu gọi Ngài sắm sẵn, làm chức vụ sứ đồ trong niềm vui thỏa bình an của Tin Lành, và đem nó đến cho nhiều người biết đến bằng sự rao giảng một Tin Lành chân thật của Đức Chúa Jesus Christ. Và trong sự làm việc nhiệt huyết ấy, ông không lạm dụng quyền của một người làm công cho nhà Chúa để thụ hưởng quyền lợi, kẻo lại làm cho nhiều người hiểu lầm mục đích của Tin Lành và người rao giảng Tin Lành.
Phao-lô là người tự do cả trong đời sống thuộc thể và thuộc linh, nhưng ông đã vì Tin Lành mà tự nguyện làm nô lệ, ông muốn rao giảng Tin Lành cả trong nếp sống tốt đẹp của ông nữa để mọi người chứng kiến, cảm phục và tin Tin Lành.
Phao-lô đã rất nôn nả cho người Do-thái về Tin Lành, nhưng ông được Chúa kêu gọi rao giảng Tin Lành cho người ngoại (Ga-la-ti 2:8). Trong mọi đối tượng trên hành trình truyền giảng, ông có sự cảm thông với họ vì biết rằng trước kia ông cũng chẳng hơn họ, là người Do-thái nhưng lại bắt bớ Đạo Chúa, nên ông trở nên gần gũi với họ hơn, và như những người ở dưới luật pháp, không luật pháp, với những người yếu đuối, để lắng nghe họ mà giãi bày Tin Lành cho họ vì tin Tin Lành là giải pháp cho mọi cuộc đời.
Cuộc đời đi theo Chúa là một cuộc đua, mà người trong cuộc luôn phải giữ mình trong sự kỷ luật theo Lời Chúa, nếu một người không tỉnh thức có thể chạy trật đường đua bất cứ lúc nào. Cũng vậy, con dân Chúa có đức tin vào Tin Lành nhưng nếu không thi hành kỷ cương với bản thân mà phạm tội thì sẽ bị hư mất, vì tiền công của tội lỗi là sự chết.
Con cảm tạ Chúa đã cho con học về gương nếp sống và sự phụng sự Chúa của Phao-lô, xin cho con noi theo ông biết hy sinh để Tin Lành được tỏ ra bằng sự tốt lành vốn có mà không bị hiểu sai vì các việc làm của con, xin cho con nhớ trên chặng đua cuối cùng này, sẽ có nhiều khó khăn vì ngoại cảnh, vì sức lực hữu hạn của con hao mòn, nhưng trong Chúa con được bổ lại năng lực để đắc thắng đến cuối cùng. Con cảm tạ ơn Cha.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Con: Hoàng Thị Hồng
12/05/2023
I Cô-rinh-tô 9:15-27 Quyền Lợi và Sự Hy Sinh của Sứ Đồ Phao-lô Trong Chức Vụ - Phần 2
Kính lạy Chúa, cảm tạ ơn Ngài đã ban cho con một tuần lễ bình an và lại được bước vào một ngày Sa-bát phước hạnh nữa. Cảm tạ Chúa ban cho con lại được ngồi suy ngẫm, học Lời của Ngài trong sách I Cô-rinh-tô 9:15-27 để con ngày càng được hiểu biết Lời Ngài, áp dụng đúng Lời của Ngài vào trong đời sống đức tin của con. Sau đây con xin được nêu sự hiểu của mình về phân đoạn Thánh Kinh trên.
Kính thưa Chúa, con hiểu I Cô-rinh-tô 9:15-18 như sau:
15 Nhưng tôi chẳng từng dùng những quyền ấy. Tôi cũng chẳng viết những điều này để đòi chúng áp dụng cho tôi. Vì tôi thà chết còn hơn là ai đó làm ra vô ích sự khoe mình của tôi.
16 Vì nếu tôi rao giảng Tin Lành, tôi chẳng có gì để khoe mình, vì sự cần thiết đặt trên tôi. Nhưng khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Lành.
17 Nếu tôi vui lòng làm việc đó thì tôi có phần thưởng. Nhưng nếu tôi không vui lòng thì chức quản lý cũng vẫn được phó thác cho tôi.
18 Thế thì phần thưởng của tôi là gì? Rằng, trong sự rao giảng Tin Lành, tôi giãi bày Tin Lành của Đấng Christ cách miễn phí. Tôi chẳng lạm dùng quyền của tôi trong Tin Lành.
Mặc dù Phao-lô hoàn toàn có quyền và xứng đáng để được con dân Chúa mà ông chăm sóc nuôi ông bằng công việc rao giảng Tin Lành, gây dựng đời sống thuộc linh cho họ, với chức vụ sứ đồ mà Đức Chúa Trời đã kêu gọi ông, nhưng ông đã không dùng những quyền đó. Ông không khoe mình bởi tài năng, sự hiểu biết Lời Chúa với bao nhiêu năm tháng giữa chức vụ cao và có sự hiểu biết luật pháp Cựu Ước hay khoe mình bởi sự rao giảng Tin Lành của ông. Nhưng ông khoe mình trong Chúa, khoe mình trong quyền năng biến đổi của Chúa, về Tin Lành và ân điển cứu rỗi của Đức Chúa Jesus trên đời sống vốn đầy dẫy sự tội lỗi và phản nghịch của ông. Ông vui lòng làm công việc rao giảng Tin Lành, hoàn thành chức vụ sứ đồ được Chúa giao phó. Ông không xem việc rao giảng của mình để được nhận phần thưởng gì từ người nghe và người tin, ông cũng không lạm dụng quyền hạn của mình để chuộc lợi bất cứ điều gì từ công tác rao giảng, phần thưởng đời đời của ông là sự ban cho của Đức Chúa Trời, phần thưởng trước mắt của ông là ngày càng giúp nhiều người được tiếp nhận vào Hội Thánh, được hiểu đúng Lẽ Thật, ngày càng tăng trưởng trong đức tin và đời sống tin kính theo Tin Lành.
Lạy Cha kính yêu, con hiểu I Cô-rinh-tô 9:19-23 như sau:
19 Dù tôi là tự do đối với mọi người, nhưng tôi tự đặt mình làm nô lệ cho mọi người, để cho tôi được nhiều người hơn.
20 Với những người Do-thái, tôi trở nên như một người Do-thái, để tôi được những người Do-thái. Với những người ở dưới luật pháp, tôi trở nên như một người ở dưới luật pháp, để tôi được những người ở dưới luật pháp.
21 Với những người không luật pháp, tôi trở nên như một người không luật pháp, chẳng phải không luật pháp đối với Thiên Chúa nhưng hợp pháp đối với Đấng Christ, để tôi được những người không luật pháp.
22 Với những người yếu đuối, tôi trở nên như một người yếu đuối, để tôi được những người yếu đuối. Tôi đã trở nên mọi sự cho mọi người, để bằng mọi cách, tôi cứu được một số người.
23 Nhưng điều này tôi làm bởi Tin Lành để tôi cũng trở nên người dự phần của Tin Lành.
Đọc phân đoạn trên, con nhận thấy tâm trạng cháy bỏng của Phao-lô trong mong muốn Tin Lành Cứu Rỗi của Thiên Chúa đến với nhiều người. Ông ý thức bản thân đáng được mọi sự tự do, nhưng ông đã không dùng sự tự do đó để thỏa mãn sự thoải mái của xác thịt, ngược lại ông lại chấp nhận đứng thấp hơn người khác, đặt mình làm nô lệ cho mọi người, phụng sự Chúa để phục vụ người khác, để được nhiều người càng tin nhận Tin Lành Cứu Rỗi. Ông sẵn lòng đặt mình vào vị trí người khác, để hiểu tâm tư, tình cảm của họ, để gắng sức gieo hạt giống Tin Lành cho họ theo những thành phần xã hội, tư tưởng khác biệt nhau. Ông trở nên như người Do Thái, với những giáo lý, những tư tưởng truyền thống tôn giáo ăn sâu vào trong tâm trí họ để ông được bày tỏ Tin Lành của Đấng Cứu Thế theo quan niệm của họ. Đối với những người không luật pháp ông cũng trở nên như một người không luật pháp nhưng hợp pháp với Đấng Christ để được những người không luật pháp. Ông trở nên như người không luật pháp không có nghĩa là ông sống vô luật pháp hay ông phạm pháp như người vô luật pháp, mà ông chỉ đặt vào vị trí và dùng những sự hợp pháp trong Đấng Christ để nhằm mục đích đưa Tin Lành Cứu Rỗi đến cho người không luật pháp. Đối với người yếu đuối cũng vậy, ông đáp ứng những sự yếu đuối của họ để Tin Lành được rao giảng cho họ, để người yếu đuối cũng tiếp nhận được ân điển cứu chuộc của Đấng Christ.
Kính lạy Chúa, con hiểu I Cô-rinh-tô 9:23-27 như sau:
23 Nhưng điều này tôi làm bởi Tin Lành để tôi cũng trở nên người dự phần của Tin Lành.
24 Các anh chị em chẳng biết rằng, về những người chạy trong một cuộc đua, mọi người đều chạy nhưng chỉ một người được giải thưởng sao? Vậy, các anh chị em hãy chạy để các anh chị em đoạt giải.
25 Những người đua tranh chịu tự giữ mình trong mọi sự. Thực tế, họ chịu vậy để được mão có thể hư nát; nhưng chúng ta chịu vậy để được mão không thể hư nát.
26 Vậy thì, tôi chạy như vậy, chẳng phải là không chắc chắn; tôi đánh như vậy, chẳng phải như người đánh gió;
27 nhưng tôi kỷ luật thân thể mình, bắt nó phải phục, kẻo sau khi tôi đã giảng dạy những người khác mà chính mình phải bị bỏ.
Ông Phao-lô đã bỏ những quyền tự do của bản thân, trở nên như người được ông rao giảng để đem Tin Lành tiếp cận được mọi giai cấp, địa vị, hoàn cảnh của mỗi người. Mỗi người khi được tiếp nhận vào Hội Thánh, nhận được ơn cứu chuộc của Chúa, cuộc đời người đó được biến đổi và từ đó về sau. Con dân Chúa không còn đời sống như xưa cũ nữa, những sự cũ đã qua, đời sống theo Chúa được ông Phao-lô ví như cuộc đua. Ông dùng hình ảnh người thi chạy để ẩn dụ về cuộc đua trong đời sống tin kính và đức tin của một người sau khi đã tin nhận Tin Lành. Có nhiều người cùng bước chân vào cuộc đua, nhưng chiến thắng cho người về đích mới nhận được phần thưởng của cả cuộc đua. Trong cuộc đua thuộc linh, rất nhiều sự cám dỗ kéo bản thân ông Phao-lô và con dân Chúa trật khỏi cuộc đua đến đích cuối cùng là trung tín cho đến đời đời. Nhưng ông đã vì mục đích nhận mão triều thiên của Thiên Chúa, là mão không hư nát nên ông đã kỷ luật bản thân, bắt những sự không muốn bắt phục phải bắt phục để ông không ra khỏi đường đua cho đến khi đến đích và nhận được phần thưởng của cuộc đua thuộc linh. Nếu ông không kỷ luật được bản thân, không bắt phục được những sự ham muốn bất chính của mình, thì dù ông có rao giảng Tin Lành cứu rỗi cho rất nhiều người được cứu, nhưng bản thân ông lại bị bỏ, đánh mất sự cứu rỗi của chính mình. Qua câu Thánh Kinh I Cô-rinh-tô 9:27 này con càng hiểu thêm về tà giáo dạy rằng một một người được cứu một lần thì được cứu vĩnh viễn là hoàn toàn sai trật với Lẽ Thật.
Kính lạy Chúa, con cảm tạ ơn Ngài vì sự dạy dỗ của Ngài qua phân đoạn Thánh Kinh trên để con được học hỏi tấm lòng của Phao-lô cũng như sự hy sinh của ông cho Tin Lành của Chúa để rao giảng ân điển cứu chuộc của Đấng Christ cho muôn dân. Nguyện xin Chúa dùng tâm tình này của ông Phao-lô để dạy dỗ con và giúp con học hỏi tấm lòng hết lòng vì Tin Lành của ông. Con cảm tạ ơn Chúa vô cùng và thành kính cầu nguyện trong danh Đức Chúa Jesus Christ. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Công Hải
12/05/2023
I Cô-rinh-tô 9:15-27 Quyền Lợi và Sự Hy Sinh của Sứ Đồ Phao-lô Trong Chức Vụ – Phần 2
Kính lạy Thiên Chúa Từ Ái của con!
Con kính dâng lên Thiên Chúa kính yêu lời tôn vinh cảm tạ vì sự thành tín của Ngài mỗi ngày trên bầy chiên của Ngài trong đó có con. Con cảm tạ Chúa ban cho con sức khỏe và thời gian để con tiếp tục suy niệm về tình yêu, ơn thương xót Ngài đối cùng con. Con cầu xin Ba Ngôi Thiên Chúa ở cùng ban ơn soi dẫn cho con hiểu được Lời của Ngài trong bài học. Con cảm tạ ơn Chúa và kính dâng lên Ngài sự suy ngẫm của con trong I Cô-rinh-tô 9:15-27.
Kính thưa Chúa!
Con hiểu rằng, tuy Phao-lô là người mang Tin Lành đến và gây dựng đức tin cho con dân Chúa tại Cô-rinh-tô, nhưng ông không dùng quyền được hưởng những thành quả công sức mình bỏ ra để đòi hỏi con dân Chúa phải đáp ứng nhu cầu của mình, vì thà ông chịu chết còn hơn để người khác hiểu sai mục đích công việc ông làm. Ông khoe mình trong sự ban cho của Thiên Chúa ấy là Ngài đã ban cho ông sự hiểu biết lẽ mầu nhiệm của Tin Lành Cứu Rỗi để ông có thể mang những sự hiểu biết đó phục vụ mọi người. Là người yêu kính Chúa trên hết mọi sự, Phao-lô bởi sự thôi thúc trong lòng khao khát được hầu việc Chúa, ông hiểu rõ rằng khi một người được Chúa giao cho trọng trách làm một việc gì đó, nếu người đó vui lòng làm và đạt kết quả tốt thì sẽ có phần thưởng còn nếu bởi lòng không vui mà làm thì không có phần thưởng mà cuối cùng phần việc được giao vẫn phải làm và nếu kết quả làm không tốt còn bị Chúa phạt. Với Phao-lô phần thưởng của ông là sự được khoe về sự mầu nhiệm trong Tin Lành Cứu Rỗi của Chúa mà ông nói trên đây, ngoài ra Chúa là Đấng Thành Tín sẽ ban thưởng cho ông trong cõi đời đời về lòng trung tín của ông đối với Ngài.
Bởi tấm lòng khao khát cứu được nhiều người cho Chúa mà Phao-lô tự nguyện như một người làm nô lệ phục vụ cho nhiều người. Với tâm tình yêu thương, cảm thông cho từng đối tượng để ông có thể gần gũi phục vụ, xẻ chia và mục đích là mang Tin Lành Cứu Rỗi của Chúa tới cho mọi người. Đối với những người Do-thái có luật pháp của Chúa, Phao-lô "trở nên như một người ở dưới luật pháp" nghĩa là ông cũng vâng giữ những quy định, luật lệ của Điều Răn, Luật Pháp Chúa như họ, còn với những người ngoại không có Luật Pháp của Thiên Chúa thì ông "trở nên như một người không luật pháp" có nghĩa là không cần thực hành những quy định của Chúa thời Cựu ước, như giữ các ngày lễ hội, phép cắt bì… Với những người yếu đuối, ông "trở nên như một người yếu đuối" để cảm thông, nâng đỡ giúp cho họ vượt qua sự yếu đuối của mình.
Kính thưa Chúa!
Suy ngẫm Lời của Ngài trong câu 24, 25, 26 con hình dung ra sự sôi động của một cuộc chạy đua có rất nhiều người tham dự, mỗi người đều cố gắng, nỗ lực và rèn tập khép mình trong kỷ luật rất khắt khe, số người tham gia cuộc đua thật là đông nhưng chỉ có một người duy nhất về đích đầu tiên được phần thưởng và được đội vòng nguyệt quế dành cho người chiến thắng trên đầu, nhưng phần thưởng đó, vòng nguyệt quế đó cũng chỉ là vinh quang nhất thời và sớm bị lãng quên theo thời gian là “mão có thể hư nát”. Là con dân Chúa chúng con cũng đang trên đường đua về Nhà Cha là Thiên Đàng “để được mão không thể hư nát” Thiên Chúa ban cho chúng con. Sứ Đồ Phao-lô xác định rõ mục đích cuộc đua mà ông đang tham dự và phần thưởng quý giá khi kết thúc cuộc đua, cho nên ông quyết kỷ luật bản thân thật khắt khe, bắt nó phải phục theo ý muốn của Thiên Chúa trên đời sống của ông vì ông biết rằng dù một người được đầy ơn của Chúa mà bản thân không rèn tập để sống theo bản tính mới thánh khiết, công chính và yêu thương là tiêu chuẩn của Thiên Chúa thì sẽ vẫn bị bỏ lại.
Kính thưa Chúa!
Con thật biết ơn Chúa qua bài học cho con học được tấm gương hết lòng hy sinh vì Tin Lành của Phao-lô. Ông hết lòng trung tín, tận tụy hầu việc Chúa, chấp nhận mọi khó khăn nguy hiểm cùng những khó nhọc thiệt thòi và sau này cho tới cả mạng sống của mình ông cũng hy sinh vì danh Chúa.
Con học được rằng, người thế gian khi tham dự một cuộc đua nào đó còn phải kỷ luật bản thân, ép mình vào sự rèn tập khắc khổ, huống chi chúng con là công dân Thiên Quốc làm sao có thể một lần tuyên xưng đức tin rồi lại cố ý quay lại sống trong tội mà được sống trong Nước Trời, là nơi được cai trị bởi Đấng Thánh Khiết, Công Chính và Yêu Thương.
Con cũng học được rằng, giữa những người tham gia cuộc đua trong thế gian, họ thực sự đang ganh đua với nhau để hòng đoạt giải. Là con dân của Chúa, chúng con tham dự cuộc đua bởi sức Ngài ban, trên đường đua chúng con nâng đỡ, dìu dắt, khích lệ và nhiều khi còn bồng ẵm nhau để cùng về đích, bản thân con rất thấm thía về điều này, con vô cùng biết ơn Chúa và biết ơn anh chị em cùng Cha mà Ngài ban cho con.
Lạy Chúa kính yêu!
Xin Chúa giúp con học đòi gương Sứ Đồ Phao-lô, quên lửng mọi sự đằng sau là những sự hổ thẹn, những tội lỗi, những ham muốn thuộc về đời này để bươn về phía trước trong cuộc đua mà Ngài đang bày ra trước mắt con. Xin Chúa ban cho con niềm tin cậy tuyệt đối rằng, không có gì là muộn màng cho một người có lòng quyết tâm đứng dậy, sự chết chỉ có thể bắt phục được kẻ nào bằng lòng thỏa hiệp với nó mà thôi.
Xin Chúa ban năng lực để con kỷ luật bản thân thật khắt khe bắt nó phải phục theo thánh ý của Ngài trên đời sống con. A-men!
Con cảm tạ ơn Chúa ban cho con sự dạy dỗ qua bài học!
Mọi vinh quang, quyền phép, tôn quý duy thuộc về Thiên Chúa cho tới đời đời vô cùng. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ!
Con, Nguyễn Thị Mơ
Ngày: 12/05/2023
I Cô-rinh-tô 9:15-27 Quyền Lợi và Sự Hy Sinh của Sứ Đồ Phao-lô Trong Chức Vụ – Phần 2
15 Nhưng tôi chẳng từng dùng những quyền ấy. Tôi cũng chẳng viết những điều này để đòi chúng áp dụng cho tôi. Vì tôi thà chết còn hơn là ai đó làm ra vô ích sự khoe mình của tôi.
16 Vì nếu tôi rao giảng Tin Lành, tôi chẳng có gì để khoe mình, vì sự cần thiết đặt trên tôi. Nhưng khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Lành.
17 Nếu tôi vui lòng làm việc đó thì tôi có phần thưởng. Nhưng nếu tôi không vui lòng thì chức quản lý cũng vẫn được phó thác cho tôi.
18 Thế thì phần thưởng của tôi là gì? Rằng, trong sự rao giảng Tin Lành, tôi giãi bày Tin Lành của Đấng Christ cách miễn phí. Tôi chẳng lạm dùng quyền của tôi trong Tin Lành.
19 Dù tôi là tự do đối với mọi người, nhưng tôi tự đặt mình làm nô lệ cho mọi người, để cho tôi được nhiều người hơn.
20 Với những người Do-thái, tôi trở nên như một người Do-thái, để tôi được những người Do-thái. Với những người ở dưới luật pháp, tôi trở nên như một người ở dưới luật pháp, để tôi được những người ở dưới luật pháp.
21 Với những người không luật pháp, tôi trở nên như một người không luật pháp, chẳng phải không luật pháp đối với Thiên Chúa nhưng hợp pháp đối với Đấng Christ, để tôi được những người không luật pháp.
22 Với những người yếu đuối, tôi trở nên như một người yếu đuối, để tôi được những người yếu đuối. Tôi đã trở nên mọi sự cho mọi người, để bằng mọi cách, tôi cứu được một số người.
23 Nhưng điều này tôi làm bởi Tin Lành để tôi cũng trở nên người dự phần của Tin Lành.
24 Các anh chị em chẳng biết rằng, về những người chạy trong một cuộc đua, mọi người đều chạy nhưng chỉ một người được giải thưởng sao? Vậy, các anh chị em hãy chạy để các anh chị em đoạt giải.
25 Những người đua tranh chịu tự giữ mình trong mọi sự. Thực tế, họ chịu vậy để được mão có thể hư nát; nhưng chúng ta chịu vậy để được mão không thể hư nát.
26 Vậy thì, tôi chạy như vậy, chẳng phải là không chắc chắn; tôi đánh như vậy, chẳng phải như người đánh gió;
27 nhưng tôi kỷ luật thân thể mình, bắt nó phải phục, kẻo sau khi tôi đã giảng dạy những người khác mà chính mình phải bị bỏ.
Kính lạy Cha Yêu Thương,
Con cảm tạ Cha cho con được đón ngày Sa-bát trong tuần này, cho con được nghỉ lao nhọc kiếm sống, để con được yên nghỉ thờ phượng Cha, đọc, suy ngẫm Lời Cha.
Thưa Cha, hôm nay con suy ngẫm đến I Cô-rinh-tô 9:15-27. Con kính xin Đức Thánh Linh ban cho con sự khôn sáng để con hiểu và sống theo Lời Cha dạy con.
Con xin ghi chép lại những điều con hiểu được, như sau ạ.
Câu 15 đến câu 18 giúp con hiểu Phao-lô nhận biết Chúa giao cho mình việc rao giảng Tin Lành. Ông hết lòng làm vì điều đó cách hết lòng, không vì bất cứ sự gì ngoài Tin Lành.
Ông khiêm nhường hạ mình, ông chẳng có gì để khoe mình, ngoại trừ khoe mình trong Chúa, khoe về Tin Lành của Đấng Christ trong ông.
Nên bất cứ sự gì làm cản trở Tin Lành hay vấp phạm, thì ông thà chịu chết còn hơn là sống mà ra vô ích với Tin Lành. Chúa ban thưởng nơi tấm lòng hầu việc Chúa của ông.
Câu 19 đến 23 giúp con hiểu, Phao-lô hạ mình, đặt mình làm tôi tớ, không quản chịu gian khó, thiệt thòi, bằng mọi cách, để có thể giúp được mọi người trong những hoàn cảnh khác nhau. Dẫu có phải làm tất cả để cứu được một số người, thì ông cũng hết sức vui lòng làm, làm bởi Tin Lành.
Con liên hệ đến các công việc của Hội Thánh đang làm, mỗi linh vụ, mỗi thành viên trong Hội Thánh, dẫu có mệt mỏi, phải hy sinh, bằng nhiều cách, miễn sao để cứu được một hay một số linh hồn thì đã vô cùng ý nghĩa, vì một linh hồn quý hơn cả thế gian.
Câu 24 đến 27, Phao-lô khuyên con dân Chúa hãy cùng ông chạy trong cuộc đua về đích, nhận giải thưởng thiêng liêng, cao quý nơi Chúa, là mão vinh quang không hề hư nát, nơi Thiên Đàng đời đời phước hạnh.
Muốn vậy, con cần học theo gương Phao-lô, theo lời khuyên của Phao-lô trong sự rèn tập, tự kỷ luật thân thể mình, bắt nó phải phục, như chính nếp sống của Phao-lô đã sống.
Thưa Cha, con hiểu rằng, con chỉ có thể nói về Tin Lành, chia sẻ về Tin Lành khi bản thân con sống đúng theo Tin Lành.
Con không thể cho đi cái điều mà con không có, là không thể, không chân thực.
Kính lạy Cha,
Bản thân con chỉ là tội nhân trước Chúa, được Chúa thương xót cứu chuộc. Con không có gì nếu như con không nhận ơn cứu chuộc và không sống với Tin Lành.
Con xin Chúa giúp con ghi khắc sâu sắc bài học hôm nay, cho con biết đón nhận và sống xứng đáng với ơn cứu rỗi của Chúa, giúp ích cho linh hồn con và giúp ích cho những người lân cận.
Con cảm tạ Cha đã dạy dỗ con. Nguyện Lời Cha luôn ở trong con, thánh hóa con mỗi ngày.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Thị Lan
12/05/2023
I Cô-rinh-tô 9:15-27 Quyền Lợi và Sự Hy Sinh của Sứ Đồ Phao-lô Trong Chức Vụ – Phần 2
15 Nhưng tôi chẳng từng dùng những quyền ấy. Tôi cũng chẳng viết những điều này để đòi chúng áp dụng cho tôi. Vì tôi thà chết còn hơn là ai đó làm ra vô ích sự khoe mình của tôi.
16 Vì nếu tôi rao giảng Tin Lành, tôi chẳng có gì để khoe mình, vì sự cần thiết đặt trên tôi. Nhưng khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Lành.
17 Nếu tôi vui lòng làm việc đó thì tôi có phần thưởng. Nhưng nếu tôi không vui lòng thì chức quản lý cũng vẫn được phó thác cho tôi.
18 Thế thì phần thưởng của tôi là gì? Rằng, trong sự rao giảng Tin Lành, tôi giãi bày Tin Lành của Đấng Christ cách miễn phí. Tôi chẳng lạm dùng quyền của tôi trong Tin Lành.
19 Dù tôi là tự do đối với mọi người, nhưng tôi tự đặt mình làm nô lệ cho mọi người, để cho tôi được nhiều người hơn.
20 Với những người Do-thái, tôi trở nên như một người Do-thái, để tôi được những người Do-thái. Với những người ở dưới luật pháp, tôi trở nên như một người ở dưới luật pháp, để tôi được những người ở dưới luật pháp.
21 Với những người không luật pháp, tôi trở nên như một người không luật pháp, chẳng phải không luật pháp đối với Thiên Chúa nhưng hợp pháp đối với Đấng Christ, để tôi được những người không luật pháp.
22 Với những người yếu đuối, tôi trở nên như một người yếu đuối, để tôi được những người yếu đuối. Tôi đã trở nên mọi sự cho mọi người, để bằng mọi cách, tôi cứu được một số người.
23 Nhưng điều này tôi làm bởi Tin Lành để tôi cũng trở nên người dự phần của Tin Lành.
24 Các anh chị em chẳng biết rằng, về những người chạy trong một cuộc đua, mọi người đều chạy nhưng chỉ một người được giải thưởng sao? Vậy, các anh chị em hãy chạy để các anh chị em đoạt giải.
25 Những người đua tranh chịu tự giữ mình trong mọi sự. Thực tế, họ chịu vậy để được mão có thể hư nát; nhưng chúng ta chịu vậy để được mão không thể hư nát.
26 Vậy thì, tôi chạy như vậy, chẳng phải là không chắc chắn; tôi đánh như vậy, chẳng phải như người đánh gió;
27 nhưng tôi kỷ luật thân thể mình, bắt nó phải phục, kẻo sau khi tôi đã giảng dạy những người khác mà chính mình phải bị bỏ.
Kính lạy Cha, con cảm tạ ơn Cha vẫn còn thương xót con, cho con cơ hội thêm ngày mới nữa. Con xin kính dâng lên Cha trong thì giờ này, xin Cha tha thứ hết mọi tội lỗi của con hôm nay, để con xứng đáng suy ngẫm Lời Ngài, con cảm tạ ơn Cha.
Giờ đây con xin dâng lên Cha sự suy ngẫm của con qua phân đoạn l Cô-rinh-tô 9:15-27 này, xin Cha ban cho con sự thông sáng khi đọc Lời Ngài, con cảm ơn Cha.
Phao-lô thật sự là sứ đồ của Chúa, chính Chúa đã gọi ông vào trong chức vụ sứ đồ. Phao-lô là người rao giảng Tin Lành của Chúa ở Cô-rinh-tô. Ông không phàn nàn gian khổ trong chức vụ sứ đồ của ông. Ông không dùng quyền sứ đồ của ông mà coi người khác là thấp hèn. Ông cũng không kiêu ngạo hay khoe mình với người khác, mà ông hết lòng nhu mì dùng tình yêu thương trong Chúa mà đem Tin Lành để rao giảng cho con dân Chúa khắp mọi nơi, để cho họ đều biết đến Tin Lành Cứu Rỗi của Chúa.
Phao-lô nói rằng ông chẳng có gì để khoe ngoài Đức Chúa Jesus Christ và Tin Lành của Ngài. Phao-lô nói rằng sự rao giảng Tin Lành là điều quan trọng đối với ông. Nếu ông không giảng Tin Lành được thì điều đó thật là khốn cho ông. Phao lô nói rằng ông rao giảng Tin Lành theo ý Chúa. Ông tự do giãi bày Tin Lành cách miễn phí mà ông không lạm dụng quyền của ông trong Chúa với những người Do-thái. Phao-lô dưới luật pháp hay không luật pháp, cũng đều gần bên họ nâng đỡ đức tin cho họ. Phao-lô sống hòa đồng với họ, những điều ông làm đều bởi Tin Lành.
Lạy Cha, con cảm ơn Cha đã ban cho con Lời Hằng Sống của Ngài, con cũng hiểu một ít về phân đoạn Thánh Kinh này, con cầu xin Cha cũng giúp con sống trọn vẹn trong Lời Ngài. Xin Cha giúp con không còn chạy theo đời này, không còn ham muốn thế gian nữa. Như Lời Ngài cũng đã nói, thế gian rồi cũng sẽ qua đi, nhưng Lời Cha thì còn mãi mãi, con cảm tạ ơn Cha. Nguyện Lời Chúa thánh hóa con, gìn giữ tâm thần thể xác con nên thánh trọn vẹn cho đến lúc Ngài đến, con cầu xin trong danh của Đức Chúa Jesus Christ. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Bùi Thị Thùy
12/05/2023
Huỳnh Christian Priscilla: I Cô-rinh-tô 9:15-27 Quyền Lợi và Sự Hy Sinh của Sứ Đồ Phao-lô Trong Chức Vụ – Phần 2
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con, hôm nay, con xin dâng lên Cha sự suy ngẫm Lời Chúa của con trong I Cô-rinh-tô 9:15-27, về quyền lợi và sự hy sinh của Sứ Đồ Phao-lô trong chức vụ.
15 Nhưng tôi chẳng từng dùng những quyền ấy. Tôi cũng chẳng viết những điều này để đòi chúng áp dụng cho tôi. Vì tôi thà chết còn hơn là ai đó làm ra vô ích sự khoe mình của tôi.
Câu 15: Sứ Đồ Phao-lô không phải muốn viết cho Hội Thánh tại Cô-rinh-tô để áp đặt con dân Chúa phải chu cấp những nhu cầu vật chất hoặc đóng góp tiền bạc, tiếp trợ cho ông, vì ông có quyền đòi hỏi. Nhưng ông viết để dạy rõ bổn phận của con dân Chúa đối với những người giảng dạy Lời Chúa. Sứ Đồ Phao-lô khoe mình về sự ông rao giảng Lời Chúa cách miễn phí, theo mệnh lệnh của Chúa. Ông thà chết còn hơn là đòi hỏi con dân Chúa tiếp trợ các nhu cầu vật chất cho ông, là điều có thể gây cớ vấp phạm.
16 Vì nếu tôi rao giảng Tin Lành, tôi chẳng có gì để khoe mình, vì sự cần thiết đặt trên tôi. Nhưng khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Lành.
17 Nếu tôi vui lòng làm việc đó thì tôi có phần thưởng. Nhưng nếu tôi không vui lòng thì chức quản lý cũng vẫn được phó thác cho tôi.
Câu 16 và 17: Sứ Đồ Phao-lô là người được nhìn thấy Đức Chúa Jesus. Ông được Ngài biệt riêng, sai đi rao giảng Tin Lành cho muôn dân. Nếu Phao-lô trung tín, hết lòng làm tròn thiên chức của ông thì ông sẽ được Chúa ban thưởng. Nếu Phao-lô không vui lòng làm tròn chức vụ rao giảng Tin Lành, thì Chúa vẫn giao phó việc đó cho ông. Nhưng nếu ông không rao giảng Tin Lành thì thật là khốn khổ cho ông. Vì ông sẽ bị Chúa trách phạt. Cho nên Sứ Đồ Phao-lô chẳng có gì để khoe mình về sự giảng Tin Lành của ông. Ông biết rằng, nếu sự rao giảng của ông có kết quả, đem được nhiều người đến với sự cứu rỗi của Thiên Chúa, thì đó là nhờ ơn Chúa ban cho ông. Đó không phải vì ông có tài hùng biện hay bởi sức mình mà đạt được kết quả tốt.
18 Thế thì phần thưởng của tôi là gì? Rằng, trong sự rao giảng Tin Lành, tôi giãi bày Tin Lành của Đấng Christ cách miễn phí. Tôi chẳng lạm dụng quyền của tôi trong Tin Lành.
19 Dù tôi là tự do đối với mọi người, nhưng tôi tự đặt mình làm nô lệ cho mọi người, để cho tôi được nhiều người hơn.
Câu 18 và 19: Sứ Đồ Phao-lô nói đến phần thưởng là sự vui mừng hầu việc Chúa, khi ông rao giảng Tin Lành của Đấng Christ cách miễn phí. Ông chẳng dùng sự giảng dạy Lời Chúa để lạm dụng quyền của ông, tìm kiếm vật chất, làm của riêng cho mình. Dù Sứ Đồ Phao-lô là một người được tự do về mọi phương diện, nhưng ông chọn dấn thân, đặt mình làm nô lệ cho mọi người để phục vụ mọi người. Ông mong rằng, qua sự rao giảng Tin Lành, có thể mang họ đến với sự cứu rỗi của Thiên Chúa.
20 Với những người Do-thái, tôi trở nên như một người Do-thái, để tôi được những người Do-thái. Với những người ở dưới luật pháp, tôi trở nên như một người ở dưới luật pháp, để tôi được những người ở dưới luật pháp.
Câu 20: Sứ Đồ Phao-lô muốn sống hòa đồng với những người theo Do-thái Giáo để ông có cơ hội rao giảng Tin Lành, đem lẽ thật đến với họ. Sống giống như một người Do-thái, là vâng giữ theo các luật lệ, phong tục của họ nếu làm như vậy không sai nghịch Lời Chúa. Ông cũng sống giống như một người Do-thái dưới luật pháp, là vâng giữ luật pháp thời Cựu Ước của Môi-se, như việc cắt bì, việc giữ các lễ hội thời Cựu Ước, việc kiêng các thức ăn không tinh sạch thời Cựu Ước. Nhưng không phải với lý do là để nhận được sự cứu rỗi của Chúa.
21 Với những người không luật pháp, tôi trở nên như một người không luật pháp, chẳng phải không luật pháp đối với Thiên Chúa nhưng hợp pháp đối với Đấng Christ, để tôi được những người không luật pháp.
Câu 21: Những người không luật pháp, là những người thuộc các dân ngoại không theo Do-thái Giáo. Phao-lô “trở nên như một người không luật pháp” là ông không vâng giữ mọi nghi thức của luật pháp Môi-se, khi sống giữa những người ngoại. Nhưng ông vẫn vâng giữ Mười Điều Răn của Đức Chúa Trời, không vi phạm luật pháp của Thiên Chúa.
Huỳnh Christian Timothy: I Cô-rinh-tô 9:15-27 Quyền Lợi và Sự Hy Sinh của Sứ Đồ Phao-lô Trong Chức Vụ – Phần 2
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con. Con kính dâng Cha lời tôn vinh và cảm tạ của con. Ngài là Thiên Chúa Toàn Năng và Cha ở trên trời của con. Hiện tại, trong Hội Thánh có một vài anh chị em đang có nan đề về cuộc sống gia đình. Con kính xin Cha ban sự khôn sáng và năng lực cho mỗi người, để ai nấy có thể hành xử dựa trên Lời Chúa mà giải quyết nan đề. Xin Cha bênh vực và bảo vệ các anh chị em của con đang bị bức hiếp. Con cảm tạ Cha. Con vui thỏa được ở trong nhà Cha. Con vui mừng được phụng sự Ngài qua các linh vụ trong Hội Thánh. Con cảm tạ Đấng Christ luôn thêm sức mới cho con mỗi ngày. Con cảm tạ Đức Thánh Linh luôn soi dẫn con trong sự suy ngẫm Lời Hằng Sống của Thiên Chúa.
Thưa Cha, con xin trình bày sự suy ngẫm của con về I Cô-rinh-tô 9:15-27 như sau:
15 Nhưng tôi chẳng từng dùng những quyền ấy. Tôi cũng chẳng viết những điều này để đòi chúng áp dụng cho tôi. Vì tôi thà chết còn hơn là ai đó làm ra vô ích sự khoe mình của tôi.
Câu 15: Phao-lô khẳng định, dù ông có quyền nhưng ông không hề dùng quyền ép buộc ai phải tiếp trợ ông. Và qua những lời ông viết cho Hội Thánh tại Cô-rinh-tô, ông cũng không có ý đòi hỏi họ phải tiếp trợ ông. Ông có sự khoe mình trong Chúa, rằng ông đã nhận Tin Lành cách miễn phí thì ông cũng rao giảng Tin Lành cách miễn phí, theo lời dạy của chính Đấng Christ (Ma-thi-ơ 10:8). Mặt khác, nếu ông đòi hỏi ai đó phải tiếp trợ cho ông thì chính ông đã tỏ ra mình không có đức tin nơi sự quan phòng của Chúa. Chẳng lẽ không ai có ý thức tự nguyện tiếp trợ các nhu cầu vật chất cho ông thì Chúa sẽ bỏ mặc ông hay sao? Khi lên tiếng đòi hỏi loài người tiếp trợ vật chất cho mình là Phao-lô không còn lý do để khoe mình trong Chúa nữa.
16 Vì nếu tôi rao giảng Tin Lành, tôi chẳng có gì để khoe mình, vì sự cần thiết đặt trên tôi. Nhưng khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Lành.
17 Nếu tôi vui lòng làm việc đó thì tôi có phần thưởng. Nhưng nếu tôi không vui lòng thì chức quản lý cũng vẫn được phó thác cho tôi.
Câu 16 và 17: Sự rao giảng Tin Lành là công việc được Đấng Christ giao phó cho Phao-lô, sau khi ông bằng lòng vâng phục Ngài. Nên đó là việc cần thiết mà ông phải làm. Nếu ông không làm thì ông chuốc lấy sự khốn khó cho chính mình, bao gồm sự cáo trách trong lương tâm, sự trách phạt từ Chúa, và đời sống thiếu đi niềm vui cùng ơn phước từ Chúa. Nếu Phao-lô vui mừng, hết lòng rao giảng Tin Lành thì ông được Chúa ban thưởng. Nếu ông không vui mừng, không hết lòng rao giảng Tin Lành thì bổn phận ấy vẫn được giao cho ông. Một ngày kia, ông phải chịu trách nhiệm trước Chúa.
18 Thế thì phần thưởng của tôi là gì? Rằng, trong sự rao giảng Tin Lành, tôi giãi bày Tin Lành của Đấng Christ cách miễn phí. Tôi chẳng lạm dụng quyền của tôi trong Tin Lành.
Câu 18: Phần thưởng của Phao-lô là ông vui mừng khi thấy mình làm đúng theo Lời Chúa, rao giảng Tin Lành cách miễn phí. Dù ông được Chúa ban cho quyền nuôi mình bởi Tin Lành trong khi rao giảng Tin Lành, nhưng ông đã không dùng quyền ấy, đòi hỏi con dân Chúa phải tiếp trợ ông, nhờ đó, sự rao giảng của ông thật sự là miễn phí.
19 Dù tôi là tự do đối với mọi người, nhưng tôi tự đặt mình làm nô lệ cho mọi người, để cho tôi được nhiều người hơn.
Câu 19: “Tự đặt mình làm nô lệ cho mọi người” là tình nguyện phục vụ mọi người như là một nô lệ, trong sự rao giảng Tin Lành đem sự cứu rỗi đến cho mọi người. Nhưng cũng không ngoại trừ việc phục vụ về phương diện vật chất, nếu cần. Nhờ sự hạ mình phục vụ mà Phao-lô có thể đưa dắt được nhiều người đến với sự cứu rỗi.
20 Với những người Do-thái, tôi trở nên như một người Do-thái, để tôi được những người Do-thái. Với những người ở dưới luật pháp, tôi trở nên như một người ở dưới luật pháp, để tôi được những người ở dưới luật pháp.Câu 20: “Trở nên như một người Do-thái” là vâng giữ các luật lệ, phong tục của dân Do-thái, miễn sao không nghịch lại Lời Chúa. Nhờ đó, Phao-lô có thể tiếp cận những người theo Do-thái Giáo. “Những người ở dưới luật pháp” là những người theo Do-thái Giáo, đặt mình dưới sự phán xét của luật pháp Thiên Chúa, như đã chép trong Cựu Ước. “Trở nên như một người ở dưới luật pháp” là vâng giữ mọi hình thức của luật pháp, như việc cắt bì, việc giữ các lễ hội thời Cựu Ước, việc kiêng các thức ăn không tinh sạch thời Cựu Ước nhưng không vì lý do để được cứu rỗi.
21 Với những người không luật pháp, tôi trở nên như một người không luật pháp, chẳng phải không luật pháp đối với Thiên Chúa nhưng hợp pháp đối với Đấng Christ, để tôi được những người không luật pháp.
Câu 21: “Những người không luật pháp” là những người không sống theo luật pháp, như đã chép trong Cựu Ước, hàm ý, những người thuộc các dân ngoại, không theo Do-thái Giáo. “Trở nên như một người không luật pháp” là không thực hành mọi hình thức có tính tiêu biểu của luật pháp; như việc cắt bì, việc giữ các lễ hội thời Cựu Ước, việc kiêng các thức ăn không tinh sạch thời Cựu Ước. Nhưng không có nghĩa là không vâng giữ Mười Điều Răn của Đức Chúa Trời. “Hợp pháp đối với Đấng Christ” có nghĩa là hoàn toàn vâng phục mọi sự dạy dỗ của Đấng Christ, trong đó, có việc vâng giữ Mười Điều Răn.
22 Với những người yếu đuối, tôi trở nên như một người yếu đuối, để tôi được những người yếu đuối. Tôi đã trở nên mọi sự cho mọi người, để bằng mọi cách, tôi cứu được một số người.
23 Nhưng điều này tôi làm bởi Tin Lành để tôi cũng trở nên người dự phần của Tin Lành.
Câu 22 và 23: Những người yếu đuối là những người mới tin Chúa, chưa có sự hiểu biết sâu nhiệm về Lời Chúa, đức tin vẫn còn yếu kém. “Trở nên như một người yếu đuối” là chấp nhận sự yếu đuối của người ấy trong khi giãi bày cho người ấy những lẽ thật của Thánh Kinh. “Tôi đã trở nên mọi sự cho mọi người” có nghĩa là hòa đồng với mọi người vì sự ích lợi cho mọi người, miễn sao không nghịch lại Lời Chúa. “Để bằng mọi cách, tôi cứu được một số người” có nghĩa là tận dụng mọi cách thức đẹp lòng Chúa, cho dù phải chịu khó khăn, thiệt hại để đem sự cứu rỗi đến cho những ai chịu tin nhận Tin Lành. Giá trị của một linh hồn loài người là lớn hơn cả thế gian, vì thế, không một sự hy sinh nào là lớn hơn sự cứu được linh hồn của một người. Phao-lô đã hành động bởi sự thôi thúc và bởi sức mạnh của Tin Lành để trở nên mọi sự cho mọi người. Nhờ đó, ông trở nên người dự phần của Tin Lành, tức là người có công trong việc đem sự cứu rỗi đến cho nhiều người.
24 Các anh chị em chẳng biết rằng, về những người chạy trong một cuộc đua, mọi người đều chạy nhưng chỉ một người được giải thưởng sao? Vậy, các anh chị em hãy chạy để các anh chị em đoạt giải.
25 Những người đua tranh chịu tự giữ mình trong mọi sự. Thực tế, họ chịu vậy để được mão có thể hư nát; nhưng chúng ta chịu vậy để được mão không thể hư nát.
Câu 24 và 25: Trong mọi cuộc chạy đua vào thời của Phao-lô, chỉ có một giải thưởng dành cho người về nhất. Người muốn chiếm giải nhất phải là người chịu khổ công luyện tập trước cuộc đua; và trong ngày đua phải gắng hết sức của mình. Phao-lô ví đời sống của mỗi con dân Chúa như là một cuộc chạy đua. Ông khuyên con dân Chúa hãy tự giữ mình trong mọi sự để có thể sống một đời sống đắc thắng, nhận được phần thưởng từ Chúa. Phần thưởng ấy còn lại đời đời, không như các mão hoa chóng tàn của thế gian.
26 Vậy thì, tôi chạy như vậy, chẳng phải là không chắc chắn; tôi đánh như vậy, chẳng phải như người đánh gió;Câu 26 và 27: Phao-lô chạy cuộc đua của ông một cách chắc chắn có nghĩa là ông tin chắc cuộc sống của ông sẽ đắc thắng với thành quả trong sự hầu việc Chúa của mình. Ông cũng xem mình là người luôn đánh trúng các mục tiêu trong cuộc chiến thuộc linh. Ông luôn buộc thân thể xác thịt phải vâng phục thần trí, tức là vâng phục sự hiểu biết Lời Chúa của tâm thần để sống đẹp lòng Chúa. Phao-lô biết rất rõ, một người giảng dạy cho nhiều người được cứu vẫn có thể bị hư mất, nếu không trung tín cho đến chết. Đây cũng là một câu Thánh Kinh phản biện tà giáo "Được Cứu Một Lần Được Cứu Vĩnh Viễn". Đây cũng là một câu Thánh Kinh mà những người hầu việc Chúa trong các chức vụ trong Hội Thánh phải ghi nhớ để giữ mình.
Thưa Cha, xin Cha giúp con luôn ghi nhớ những sự dạy dỗ của Lời Hằng Sống của Thiên Chúa, biết áp dụng cách khôn sáng trong đời sống. Xin Cha dùng Lời Ngài thánh hóa con mỗi ngày. Con cảm tạ Cha. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Huỳnh Christian Timothy
11/05/2023
I Cô-rinh-tô 9:15-27 Quyền Lợi và Sự Hy Sinh của Sứ Đồ Phao-lô Trong Chức Vụ – Phần 2
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha kính yêu đời đời của chúng con, con xin cảm tạ ơn Cha vì tình yêu và ân điển của Ngài thật lớn lao trên đời sống của chúng con. Con biết ơn Ngài vì một tuần bình an mà Cha đã ban cho chúng con. Nguyện xin Cha giữ gìn lòng và ý tưởng của mỗi chúng con trong tay Ngài, giúp chúng con luôn tín trung theo Ngài trên linh trình bước về nhà Cha. Con cảm tạ ơn Cha cho con hôm nay được học Lời của Ngài được chép trong sách I Cô-rinh-tô 9:15-27. Con xin nói lên sự hiểu của con qua phân đoạn Thánh Kinh này như sau:
15 Nhưng tôi chẳng từng dùng những quyền ấy. Tôi cũng chẳng viết những điều này để đòi chúng áp dụng cho tôi. Vì tôi thà chết còn hơn là ai đó làm ra vô ích sự khoe mình của tôi.
16 Vì nếu tôi rao giảng Tin Lành, tôi chẳng có gì để khoe mình, vì sự cần thiết đặt trên tôi. Nhưng khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Lành.
Kính thưa Cha, trong câu 15, 16 con hiểu rằng Phao-lô muốn nói rằng những quyền và sự đáng được hưởng khi một người rao giảng Tin Lành, nhưng dù là vậy thì ông cũng không dùng đến quyền đó, không phải ông nói đến điều đó để đòi hỏi quyền lợi cho ông và những người bạn của ông. Bởi đối với ông, ông nhận thức việc rao giảng Tin Lành là việc Chúa giao cho ông, là nhiệm vụ cần thiết của ông, ông làm việc đó cách miễn phí, tự nguyện, cho dù anh chị em có không cung cấp nhu cầu vật chất thì ông vẫn làm hết tấm lòng của mình với tấm lòng vâng phục Chúa. Và ông thà chết chứ không để cho sự khoe mình của ông trở nên vô ích. Sự khoe mình ở đây con nghĩ là sự khoe về đức tin nơi Đấng Christ.
17 Nếu tôi vui lòng làm việc đó thì tôi có phần thưởng. Nhưng nếu tôi không vui lòng thì chức quản lý cũng vẫn được phó thác cho tôi.
Thưa Cha, con hiểu rằng khi làm việc cho Chúa với sự vui lòng, làm bởi tấm lòng thì sẽ nhận được phần thưởng, nếu làm với sự không vui lòng thì vẫn phải làm mà không có phần thưởng. Đó là nhiệm vụ mà ông được nhận từ Thiên Chúa.
18 Thế thì phần thưởng của tôi là gì? Rằng, trong sự rao giảng Tin Lành, tôi giãi bày Tin Lành của Đấng Christ cách miễn phí. Tôi chẳng lạm dùng quyền của tôi trong Tin Lành.
Con hiểu câu này nói rằng phần thưởng mà ông nhận được bởi sự ông rao giảng Tin Lành cách miễn phí, nghĩa là ông làm cách hết lòng mà không đòi hỏi hay nghĩ đến việc sẽ nhận được gì để trả công cho mình, và như vậy ông sẽ được Thiên Chúa ban thưởng cho ông, và ông không lạm dùng quyền của ông trong Tin Lành. Nghĩa là ông không lợi dụng quyền đáng có của mình để đòi hỏi người khác chu cấp hay ép buộc hoặc áp đặt ý muốn của mình trên con dân Chúa.
19 Dù tôi là tự do đối với mọi người, nhưng tôi tự đặt mình làm nô lệ cho mọi người, để cho tôi được nhiều người hơn.
Thưa Cha, ông Phao-lô là một người hầu việc Chúa rất đáng để con dân Chúa noi theo, bởi dù làm chức sứ đồ, là người chăn bầy, dẫn dắt bầy chiên của Chúa, nhưng ông luôn hạ mình khiêm nhường, đặt mình dưới mọi người, đặt mình trong địa vị nô lệ cho mọi người, tức là hầu việc và phục vụ người khác chứ không để người khác hầu việc mình.
20 Với những người Do-thái, tôi trở nên như một người Do-thái, để tôi được những người Do-thái. Với những người ở dưới luật pháp, tôi trở nên như một người ở dưới luật pháp, để tôi được những người ở dưới luật pháp.Thưa Cha, con hiểu bốn câu này có nghĩa là ông đặt mình vào vị trí hoàn cảnh và tình trạng của mỗi người để có thể cảm thông thấu hiểu mọi người bằng mọi cách, hầu cho hết sức cứu được một số người, ông có sự hạ mình, yêu thương, cảm thông cho mọi người để ông đưa họ về với Chúa. Con nghĩ đến việc khi rao giảng cho người dân tộc thiểu số sống vùng hẻo lánh với điều kiện sống, sinh hoạt và văn hóa hạn chế thì con không thể đòi hỏi họ phải sạch sẽ lịch sự văn minh theo tiêu chuẩn của người thành phố, con cũng không thể đòi hỏi một gia đình đông con phải hết sức gọn gàng, giữ trật tự tuyệt đối khi con là người độc thân, con không thể đòi hỏi một bộ bàn ghế để ngồi ăn cho thoải mái khi một nơi nào có văn hóa ngồi ăn dưới chiếu quây quần bên nhau… Khi đi ra rao giảng cho mọi người với mọi vùng miền văn hóa, tính cách, phong tục quy định khác nhau, con cần phải có sự hòa đồng và tôn trọng với mọi người, miễn sao điều đó không nghịch lại điều răn của Chúa. Một linh hồn thì quý hơn cả thế gian, vì thế mọi sự hy sinh sẽ không quý bằng việc đưa dắt được một người trở về với sự cứu rỗi của Chúa, tiếp nhận Tin Lành của Chúa. Và như vậy ông cũng được trở nên người dự phần của Tin Lành, tức là đồng công với Đấng Christ trong sự đem Tin Lành đến với mọi người.
24 Các anh chị em chẳng biết rằng, về những người chạy trong một cuộc đua, mọi người đều chạy nhưng chỉ một người được giải thưởng sao? Vậy, các anh chị em hãy chạy để các anh chị em đoạt giải.
25 Những người đua tranh chịu tự giữ mình trong mọi sự. Thực tế, họ chịu vậy để được mão có thể hư nát; nhưng chúng ta chịu vậy để được mão không thể hư nát.
Kính thưa Cha, ông Phao lô ví hành trình của con dân Chúa về Vương Quốc Trời giống như một cuộc chạy đua, mỗi con dân Chúa cần có sự chuẩn bị tốt cho cuộc chạy đua của mình, phải tự giữ mình để không bị vấp ngã, không bị lạc đường, để hoàn thành cuộc đua của mình và giành lấy phần thưởng không bị hư nát mà còn lại đến đời đời. Đối với người chạy cuộc đua đời này họ đã cố gắng thế nào chỉ để giành lấy vòng nguyệt quế nhanh chóng tàn héo, thì chúng con còn cần phải chịu đựng và cố gắng gấp bội lần hơn để giành lấy phần thưởng còn lại đến đời đời là sự sống vĩnh cửu trong Đức Chúa Jesus Christ.
26 Vậy thì, tôi chạy như vậy, chẳng phải là không chắc chắn; tôi đánh như vậy, chẳng phải như người đánh gió;
27 nhưng tôi kỷ luật thân thể mình, bắt nó phải phục, kẻo sau khi tôi đã giảng dạy những người khác mà chính mình phải bị bỏ.
Hai câu 26, 27 ông Phao lô khẳng định việc ông chạy là chắc chắn, việc ông đánh cũng không phải như người đánh gió mà là sự làm hết sức lực hết tấm lòng với sự kỷ luật thân thể, bắt nó phải phục theo thần trí của Đấng Christ.
Thưa Cha, phân đoạn Thánh Kinh này cho con học được rất nhiều điều qua tấm gương của ông Phao lô. Con học được trong linh trình về nước Cha không hề dễ dàng, không hề nhẹ nhàng, đầy dẫy những chông gai và thử thách đến từ nhiều phía, vậy con phải nhắm đến đích của mình, con không được để bất cứ điều gì trên đường khiến con bị cám dỗ, bị vấp ngã, dù nghịch cảnh nào xảy ra con cũng phải trung tín và nhìn lên Chúa là cội rễ và cuối cùng của đức tin, và phần thưởng cuối cùng mà con nhận được sẽ không hề nhỏ, những sự hy sinh và cố gắng của con sẽ chẳng đáng gì so với những phần thưởng mà con nhận được từ Chúa. Được đời đời ở bên Chúa được sự sống vĩnh cửu là điều vô cùng lớn và không có gì ở thế gian này đáng đem ra so bằng. Nguyện xin Chúa luôn ban cho con năng lực và đức tin cùng sự hiểu biết từ nơi Chúa để con sống đẹp lòng Chúa, trung tín với Chúa cho đến cuối cùng. A-men!Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Vũ Thị Thư
Ngày: 13/05/2023
I Cô-rinh-tô 9:15-27 Quyền Lợi và Sự Hy Sinh của Sứ Đồ Phao-lô Trong Chức Vụ – Phần 2
15 Nhưng tôi chẳng từng dùng những quyền ấy. Tôi cũng chẳng viết những điều này để đòi chúng áp dụng cho tôi. Vì tôi thà chết còn hơn là ai đó làm ra vô ích sự khoe mình của tôi.
16 Vì nếu tôi rao giảng Tin Lành, tôi chẳng có gì để khoe mình, vì sự cần thiết đặt trên tôi. Nhưng khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Lành.
17 Nếu tôi vui lòng làm việc đó thì tôi có phần thưởng. Nhưng nếu tôi không vui lòng thì chức quản lý cũng vẫn được phó thác cho tôi.
18 Thế thì phần thưởng của tôi là gì? Rằng, trong sự rao giảng Tin Lành, tôi giãi bày Tin Lành của Đấng Christ cách miễn phí. Tôi chẳng lạm dùng quyền của tôi trong Tin Lành.
19 Dù tôi là tự do đối với mọi người, nhưng tôi tự đặt mình làm nô lệ cho mọi người, để cho tôi được nhiều người hơn.
20 Với những người Do-thái, tôi trở nên như một người Do-thái, để tôi được những người Do-thái. Với những người ở dưới luật pháp, tôi trở nên như một người ở dưới luật pháp, để tôi được những người ở dưới luật pháp.
21 Với những người không luật pháp, tôi trở nên như một người không luật pháp, chẳng phải không luật pháp đối với Thiên Chúa nhưng hợp pháp đối với Đấng Christ, để tôi được những người không luật pháp.
22 Với những người yếu đuối, tôi trở nên như một người yếu đuối, để tôi được những người yếu đuối. Tôi đã trở nên mọi sự cho mọi người, để bằng mọi cách, tôi cứu được một số người.
23 Nhưng điều này tôi làm bởi Tin Lành để tôi cũng trở nên người dự phần của Tin Lành.
24 Các anh chị em chẳng biết rằng, về những người chạy trong một cuộc đua, mọi người đều chạy nhưng chỉ một người được giải thưởng sao? Vậy, các anh chị em hãy chạy để các anh chị em đoạt giải.
25 Những người đua tranh chịu tự giữ mình trong mọi sự. Thực tế, họ chịu vậy để được mão có thể hư nát; nhưng chúng ta chịu vậy để được mão không thể hư nát.
26 Vậy thì, tôi chạy như vậy, chẳng phải là không chắc chắn; tôi đánh như vậy, chẳng phải như người đánh gió;
27 nhưng tôi kỷ luật thân thể mình, bắt nó phải phục, kẻo sau khi tôi đã giảng dạy những người khác mà chính mình phải bị bỏ.
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con. Con cảm tạ ơn Ngài vì Lời Hằng Sống của Ngài đã ban cho con. Bởi đó mà mỗi ngày con được suy ngẫm và vui thỏa trong Lời Ngài. Giờ này, con xin ghi lại ý hiểu của con về đoạn Thánh Kinh I Cô-rinh-tô 9:15-27. Xin Đức Chúa Jesus thêm sức cho con, xin Đức Thánh Linh soi dẫn và dạy dỗ con. Con cảm tạ ơn Ngài.
Thưa Cha! Con hiểu rằng, ông Phao-lô biết rằng ông có những quyền của một sứ đồ, một người rao giảng Tin Lành của Chúa, nhưng ông nói ra không phải để đòi hỏi những quyền ấy. Bởi chức vụ sứ đồ mà Chúa ban cho ông là một điều ông vui mừng, ông khoe mình vì ông được phụng sự Chúa qua sự rao giảng Tin Lành Cứu Rỗi của Ngài. Ông thà chết còn hơn để mọi người nghĩ rằng ông rao giảng Tin Lành vì kiếm sống.
Thưa Cha! Con hiểu rằng, khi ông Phao-lô rao giảng Tin Lành thì ông không có gì để khoe mình cả, bởi sức mạnh của sự cứu rỗi đến từ Tin Lành chứ không phải đến từ ông. Ông chỉ là đầy tớ trung tín của Chúa, rao ra Tin Lành Cứu Rỗi của Chúa mà chính ông cũng đã tin nhận và được cứu rỗi.
Con hiểu rằng, khi Chúa đã giao cho ông chức vụ sứ đồ, nếu ông vui mừng nhận lấy và hết lòng làm thì ông sẽ được nhận phần thưởng từ Ngài, còn nếu ông không vui lòng làm thì ông vẫn được phó thác công việc đó, nhưng ông không được phần thưởng nào cả.
Thưa Cha! Con hiểu rằng, phần thưởng của ông là ông được rao truyền Tin Lành một cách miễn phí. Điều này giống như một vị vua giao cho một ông quan mở kho gạo để cứu đói cho dân, vị vua hỏi rằng ông quan muốn được thưởng gì, thì quan đáp rằng muốn dân được phát gạo cho dân cách miễn phí, mà dân không phải nộp gì để đổi gạo cả. Phần thưởng của ông quan cho thấy tình yêu rất lớn của ông quan này với dân chúng.
Con hiểu rằng! Qua phần thưởng mà ông Phao-lô nhận được là ông muốn được rao giảng Tin Lành một cách miễn phí, mà chẳng lạm dụng quyền của ông trong sự rao giảng đó. Điều đó con thấy được tình yêu rất lớn của ông đối với tội nhân là những người đang hư mất mà chưa được biết đến Tin Lành.Thưa Cha! Con hiểu rằng, ông Phao-lô là một người tự do về cả thuộc linh, lẫn thuộc thể. Về thuộc thể ông là công dân của đế quốc La-mã, bởi vậy ông được tự do đi lại, tự do làm việc. Về thuộc linh ông là sứ đồ của Đức Chúa Jesus, ông đã được chuộc ra khỏi quyền lực của tội lỗi bởi huyết của Đức Chúa Jesus.
Trong chức vụ là sứ đồ của Chúa, ông rao truyền Tin Lành cho những người Do-thái và cả những người Hy-lạp. Để cứu được nhiều người ông đã đặt mình như họ để hiểu được những tâm tư, tình cảm, để thấu hiểu cho những sự yếu đuối của họ. Miễn những điều đó không vi phạm luật pháp của Thiên Chúa.
Thưa Cha! Con hiểu rằng, ông Phao-lô ví cuộc đời mình như cuộc đua, cuộc đua của ông chắc chắn về đích đến của mình, chắc chắn mình được thắng cuộc. Ông cũng nhắc nhở mình luôn biết kỷ luật bản thân kẻo chính ông cũng bị bỏ lại.
Thưa Cha! Con hiểu rằng, từ khi con tin nhận Chúa, thì cuộc đời của con cũng là một cuộc đua. Trong cuộc đua này có các anh chị em của con tham gia. Đối với cuộc đua của thế gian người chiến thắng phải vượt qua những đối thủ khác để dành chiến thắng và chỉ có một người về nhất.
Nhưng cuộc đua về Vương Quốc Trời của chúng con thì mỗi anh chị em chúng con không những gắng sức trong cuộc đua của mình mà còn giúp đỡ nhau trong cuộc đua của nhau, để ai nấy trong chúng con đều là người chiến thắng trong cuộc đua và nhận mão vinh quang không hề hư nát.
Thưa Cha! Con hiểu rằng cuộc đua trong thế gian chỉ có một người thắng cuộc, bởi vậy có rất nhiều người dẫu họ cố gắng luyện tập, họ đua hết mình nhưng trong cuộc đua của họ, không phải họ chắc chắn sẽ thắng cuộc, bởi người giỏi còn có người giỏi hơn, người cố gắng thì có người cố gắng hơn.
Con cảm tạ Ngài, vì cuộc đua của chúng con, chỉ cần mỗi chúng con giữ vững đức tin và sống đẹp lòng Chúa cho đến lúc Đức Chúa Jesus trở lại, hoặc anh chị em nào đó qua đời thì chúng con đều là người thắng cuộc.
Thưa Cha! Con cảm tạ ơn Ngài đã ban cho con sự hiểu biết trên. Xin Ngài cho con luôn ghi nhớ và noi theo tấm gương của Sứ Đồ Phao-lô về tình yêu của ông với tội nhân là những người chưa biết Chúa, để con cũng hết lòng rao giảng Tin Lành của Ngài, luôn thông cảm thấu hiểu những người yếu đuối để được những người yếu đuối, để họ tin và ngày càng vững vàng trong Tin Lành của Ngài.
Xin Ngài cũng cho con luôn ghi nhớ về cuộc đua của con, và ban cho con năng lực để kỷ luật bản thân mình. Để ngày Đấng Christ tái lâm, con cũng được là người chiến thắng trong chính cuộc đua của mình. Con cảm tạ ơn Ngài.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Bùi Văn Vũ
13/05/2023
Nguyễn Ngọc Tú: I Cô-rinh-tô 9:15-27 Quyền Lợi và Sự Hy Sinh của Sứ Đồ Phao-lô Trong Chức Vụ – Phần 2
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con,
Con cảm tạ Cha đã ban cho con một ngày Sa-bát bình an, phước hạnh. Cảm tạ Cha đã ban ơn cho con trong sự đọc và suy ngẫm Lời của Ngài được ghi chép trong I Cô-rinh-tô 9:15-27. Con xin ghi lại những điều Ngài dạy cho con hiểu qua phân đoạn này.
15 Nhưng tôi chẳng từng dùng những quyền ấy. Tôi cũng chẳng viết những điều này để đòi chúng áp dụng cho tôi. Vì tôi thà chết còn hơn là ai đó làm ra vô ích sự khoe mình của tôi.
Sứ Đồ Phao-lô cho biết ông chưa từng đòi hỏi Hội Thánh các nơi chu cấp cho ông mặc dù điều đó là chính đáng. Ông viết cho các thánh đồ Cô-rinh-tô những lời trước đó (I Cô-rinh-tô 9:1-14) là giúp họ hiểu biết lẽ thật, thoát khỏi những lời dối trá của các giáo sư giả, chứ không phải để đòi quyền lợi cho ông.
"Sự khoe mình" của Phao-lô là một sự khoe mình trong Chúa, khoe rằng ông đã nhận lãnh Tin Lành cách miễn phí thì ông cũng theo mệnh lệnh của Chúa mà rao giảng Tin Lành cách miễn phí. Ông rao giảng Tin Lành vì nhận biết đó là bốn phận của ông với Chúa và ông vui mừng làm việc ấy. Ông thà chịu mọi gian khổ, thậm chí chịu chết, để rao giảng Tin Lành còn hơn để người khác hiểu lầm rằng ông đi diễn thuyết để kiếm sống.
16 Vì nếu tôi rao giảng Tin Lành, tôi chẳng có gì để khoe mình, vì sự cần thiết đặt trên tôi. Nhưng khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Lành.
17 Nếu tôi vui lòng làm việc đó thì tôi có phần thưởng. Nhưng nếu tôi không vui lòng thì chức quản lý cũng vẫn được phó thác cho tôi.
Trong chức vụ sứ đồ, Phao-lô ý thức được bổn phận rao giảng Tin Lành cho muôn dân mà Chúa giao cho ông. Vì là bổn phận nên Phao-lô nói ông chẳng có gì để khoe mình. Thái độ khiêm nhường phục vụ Chúa của Phao-lô hoàn toàn trái ngược với thái độ xấc xược, tự nâng mình lên, bắt người khác phải cung kính mình như các chức sắc trong các giáo hội mang danh Chúa ngày nay.
"Chức quản lý" là quản lý các sự mầu nhiệm của Thiên Chúa (I Cô-rinh-tô 4:1). Người được Chúa gọi vào chức vụ sứ đồ cũng đồng thời được Chúa ban ơn cho hiểu biết các sự mầu nhiệm của Tin Lành, và được ơn giảng giải cho người khác hiểu về các sự mầu nhiệm ấy.
18 Thế thì phần thưởng của tôi là gì? Rằng, trong sự rao giảng Tin Lành, tôi giãi bày Tin Lành của Đấng Christ cách miễn phí. Tôi chẳng lạm dùng quyền của tôi trong Tin Lành.
Phần thưởng của Phao-lô chính là sự ông vui mừng và hãnh diện vì đã hết lòng rao giảng Tin Lành của Đấng Christ cách miễn phí. Ông đã chịu khó làm việc kiếm sống ở những nơi ông đến rao giảng, để cho Tin Lành không bị ngăn trở trong lòng người nghe, chứ ông không bao giờ lạm dụng sự rao giảng để kiếm tiền hay để người khác phục vụ mình.
19 Dù tôi là tự do đối với mọi người, nhưng tôi tự đặt mình làm nô lệ cho mọi người, để cho tôi được nhiều người hơn.
Phao-lô biết ông có quyền tự do trong tư cách là công dân La-mã, và cũng được tự do trong Chúa. Tuy nhiên, ông đã tự đặt mình làm người phục vụ cho Tin Lành, đem Tin Lành đến cho mọi người ở khắp nơi, giúp họ được nghe giảng Tin Lành và có cơ hội được cứu giống như ông.
20 Với những người Do-thái, tôi trở nên như một người Do-thái, để tôi được những người Do-thái. Với những người ở dưới luật pháp, tôi trở nên như một người ở dưới luật pháp, để tôi được những người ở dưới luật pháp.
Khi ở giữa vòng dân tộc mình thì Phao-lô giữ các luật lệ, phong tục, thói quen giống như họ, miễn sao các điều ấy không nghịch lại Lời Chúa. Đồng thời ông cũng vâng giữ về mặt hình thức các luật lệ của Môi-se như luật cắt bì, luật giữ các ngày lễ hội, luật không ăn các thức ăn không tinh sạch, nhưng không vì lý do để được cứu rỗi. Sở dĩ, ông làm như vậy là để có nhiều cơ hội rao giảng Tin Lành cho họ, giúp họ nhận biết Đức Chúa Jesus là Đấng Christ.
21 Với những người không luật pháp, tôi trở nên như một người không luật pháp, chẳng phải không luật pháp đối với Thiên Chúa nhưng hợp pháp đối với Đấng Christ, để tôi được những người không luật pháp.
Những người không luật pháp, nghĩa là không luật pháp Môi-se, là những người thuộc các dân tộc ngoài I-sơ-ra-ên. Ở giữa vòng người ngoại, Phao-lô không thực hành các hình thức của luật pháp Môi-se. Tuy nhiên, ông vẫn vâng giữ các điều răn của Thiên Chúa, là nền tảng của đời sống loài người, và cũng là hợp pháp đối với Đấng Christ.22 Với những người yếu đuối, tôi trở nên như một người yếu đuối, để tôi được những người yếu đuối. Tôi đã trở nên mọi sự cho mọi người, để bằng mọi cách, tôi cứu được một số người.
23 Nhưng điều này tôi làm bởi Tin Lành để tôi cũng trở nên người dự phần của Tin Lành.
"Trở nên như một người yếu đuối" là đặt mình trong hoàn cảnh của những người yếu đuối, đồng cảm với sự yếu đuối của họ, để tìm phương cách phù hợp mà giúp họ thoát khỏi sự yếu đuối. Thí dụ, đối với những người mới đến với Chúa, chưa có sự hiểu biết nhiều về Thánh Kinh, thì phải nhẫn nại giải thích, dùng những thí dụ đơn giản để giúp họ hiểu.
"Trở nên mọi sự cho mọi người" có nghĩa là hòa đồng với mọi người, hoặc hết sức giúp đỡ mọi người trong mọi việc, miễn sao các việc ấy không nghịch lại Lời Chúa.
"Bằng mọi cách, tôi cứu được một số người" là tận dụng mọi phương cách đúng với Lời Chúa để giúp người khác nghe biết về Tin Lành và có cơ hội được cứu.
24 Các anh chị em chẳng biết rằng, về những người chạy trong một cuộc đua, mọi người đều chạy nhưng chỉ một người được giải thưởng sao? Vậy, các anh chị em hãy chạy để các anh chị em đoạt giải.
25 Những người đua tranh chịu tự giữ mình trong mọi sự. Thực tế, họ chịu vậy để được mão có thể hư nát; nhưng chúng ta chịu vậy để được mão không thể hư nát.
Sứ Đồ Phao-lô ví đời sống mới trong Chúa như một cuộc chạy đua. Người đua tranh thì chịu tự giữ mình trong mọi sự thì con dân Chúa cũng phải hết sức kỷ luật bản thân, chịu khổ như một người lính giỏi, gắng sức sống theo Lời Chúa, và trung tín cho đến cuối cùng.
26 Vậy thì, tôi chạy như vậy, chẳng phải là không chắc chắn; tôi đánh như vậy, chẳng phải như người đánh gió;
Lời Chúa ví con đường là cuộc đời, nên mỗi bước chạy là nếp sống mỗi ngày của con dân Chúa. Sứ Đồ Phao-lô khẳng định nếp sống trung tín làm theo Lời Chúa mỗi ngày chắc chắn không vô ích, chắc chắn sẽ nhận được các phần thưởng Chúa hứa, tiêu biểu như: Sự sống đời đời, quyền đồng trị với Đấng Christ, sự được kết hiệp với Đấng Christ trong lễ cưới Chiên Con...
27 nhưng tôi kỷ luật thân thể mình, bắt nó phải phục, kẻo sau khi tôi đã giảng dạy những người khác mà chính mình phải bị bỏ.
Câu 27 không chỉ dành cho những người giảng dạy Lời Chúa mà đáng được tất cả con dân Chúa ghi nhớ và thường xuyên thực hành.
Con cảm tạ Cha đã ban cho con những sự hiểu trên đây. Nguyện xin Cha cũng giúp con biết kỷ luật thân thể mình mỗi ngày, đặc biệt là trong lời nói, để con chỉ nói ra những lời lành làm tôn vinh danh Chúa và đem lại ích lợi cho người khác.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Ngọc Tú
13/05/2023
I Cô-rinh-tô 9:15-27 Quyền Lợi và Sự Hy Sinh của Sứ Đồ Phao-lô Trong Chức Vụ – Phần 2
15 Nhưng tôi chẳng từng dùng những quyền ấy. Tôi cũng chẳng viết những điều này để đòi chúng áp dụng cho tôi. Vì tôi thà chết còn hơn là ai đó làm ra vô ích sự khoe mình của tôi.
16 Vì nếu tôi rao giảng Tin Lành, tôi chẳng có gì để khoe mình, vì sự cần thiết đặt trên tôi. Nhưng khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Lành.
17 Nếu tôi vui lòng làm việc đó thì tôi có phần thưởng. Nhưng nếu tôi không vui lòng thì chức quản lý cũng vẫn được phó thác cho tôi.
18 Thế thì phần thưởng của tôi là gì? Rằng, trong sự rao giảng Tin Lành, tôi giãi bày Tin Lành của Đấng Christ cách miễn phí. Tôi chẳng lạm dùng quyền của tôi trong Tin Lành.
19 Dù tôi là tự do đối với mọi người, nhưng tôi tự đặt mình làm nô lệ cho mọi người, để cho tôi được nhiều người hơn.
20 Với những người Do-thái, tôi trở nên như một người Do-thái, để tôi được những người Do-thái. Với những người ở dưới luật pháp, tôi trở nên như một người ở dưới luật pháp, để tôi được những người ở dưới luật pháp.
21 Với những người không luật pháp, tôi trở nên như một người không luật pháp, chẳng phải không luật pháp đối với Thiên Chúa nhưng hợp pháp đối với Đấng Christ, để tôi được những người không luật pháp.
22 Với những người yếu đuối, tôi trở nên như một người yếu đuối, để tôi được những người yếu đuối. Tôi đã trở nên mọi sự cho mọi người, để bằng mọi cách, tôi cứu được một số người.
23 Nhưng điều này tôi làm bởi Tin Lành để tôi cũng trở nên người dự phần của Tin Lành.
24 Các anh chị em chẳng biết rằng, về những người chạy trong một cuộc đua, mọi người đều chạy nhưng chỉ một người được giải thưởng sao? Vậy, các anh chị em hãy chạy để các anh chị em đoạt giải.
25 Những người đua tranh chịu tự giữ mình trong mọi sự. Thực tế, họ chịu vậy để được mão có thể hư nát; nhưng chúng ta chịu vậy để được mão không thể hư nát.
26 Vậy thì, tôi chạy như vậy, chẳng phải là không chắc chắn; tôi đánh như vậy, chẳng phải như người đánh gió;
27 nhưng tôi kỷ luật thân thể mình, bắt nó phải phục, kẻo sau khi tôi đã giảng dạy những người khác mà chính mình phải bị bỏ.
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con. Con cảm tạ Cha vì con lại được suy ngẫm Lời Ngài hôm nay. Nguyện Cha giúp con sống theo những gì con được học và hiểu. Nguyện Đấng Christ thêm sức cho con, giúp con sống đắc thắng mỗi ngày. Nguyện Đức Thánh Linh soi sáng tâm trí con. Con cảm tạ Đấng Christ và Đức Thánh Linh.
Thưa Cha, con xin ghi lại những điều con hiểu trong I Cô-rinh-tô 9:15-27.
Thưa Cha, trong phân đoạn Thánh Kinh này con hiểu rằng Phao-lô không bao giờ đòi hỏi con dân Chúa ở bất cứ nơi nào chu cấp cho ông, dù rằng ông có quyền được nuôi sống bởi Tin Lành. Phao-lô khoe mình trong sự ông nhận lãnh Lời Chúa miễn phí thì ông cũng sẽ rao giảng miễn phí. Ông thà chết còn hơn để ai đó hiểu lầm rằng ông rao giảng Tin Lành với mục đích kiếm sống. Phần thưởng của ông chính là niềm vui được mang Tin Lành Cứu Rỗi cách miễn phí cho nhiều người. Sự khoe mình của ông trong Chúa là sự ông được phụng sự Chúa cách trung tín, chẳng lạm dụng quyền gì để nhận lợi bất nghĩa về cho mình.
Thưa Cha, con hiểu rằng Phao-lô là một người tự do về phương diện thuộc thể, lẫn thuộc linh. Nhưng ông vui lòng đặt mình trong địa vị nô lệ để phục vụ mọi người, để bằng mọi cách giúp đưa họ đến với Sự Cứu Rỗi của Tin Lành. "Bằng mọi cách" có nghĩa là ngoại trừ những điều vi phạm điều răn của Thiên Chúa ra, thì Phao-lô không khước từ bất cứ cách gì, không ngại ngần trong việc gì, dù có thể ông phải chịu thiệt thòi, hay gặp nhiều khó khăn, gian khổ miễn sao ông đạt được mục đích cứu được một số người.
Thưa Cha, con hiểu rằng sau khi đón nhận Tin Lành thì mỗi người đều bước vào một cuộc đua thuộc linh, mỗi người đều cần tập trung hết sức lực để chạy sao cho đoạt giải, giải thưởng ấy chính là mão không thể hư nát, là phần thưởng do Đức Chúa Trời ban cho con dân ngay lành và trung tín đến cuối cùng của Ngài. Nếp sống mỗi ngày của chúng con là những bước chạy đua, vì vậy chúng con cần giữ mình thánh khiết, tự kỷ luật thân thể mình, bắt nó phải phục. Nếu không chúng con sẽ bị đời này lôi kéo vào những sự luông tuồng, những sự tham muốn, rồi phạm tội, trật mất phần ân điển đã nhận được sau khi tin nhận Tin Lành, bị hư mất đời đời trong hỏa ngục.
Con cảm tạ Cha vì Lời Cha ban cho con hôm nay, cho con học lại tấm gương chịu khổ của Sứ Đồ Phao-lô, kể từ khi được Chúa kêu gọi thì ông đã bước vào cuộc đua và chạy một cách chắc chắn bằng cả sức lực của mình, ông trở nên mọi sự cho mọi người, để bằng mọi cách cứu được một số người, và ông kỷ luật thân thể mình để chính mình ông không bị bỏ ra khỏi Sự Cứu Rỗi mà ông đang sốt sắng rao giảng. Nguyện xin Chúa gìn giữ con, giúp con học theo gương Sứ Đồ Phao-lô trong việc kỷ luật thân thể mình mỗi ngày. Con cảm tạ ơn Cha. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Phạm Trịnh Minh Anh
13/05/2023
I Cô-rinh-tô 9:15-27 Quyền Lợi và Sự Hy Sinh của Sứ Đồ Phao-lô Trong Chức Vụ – Phần 2
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Kính Yêu của con. Con cảm tạ ơn Ngài vì buổi sáng mai Cha ban cho con có thì giờ suy ngẫm Lời Chúa và ghi lại qua sự học qua phân đoạn Thánh Kinh trong I Cô-rinh-tô 9:15-27. Nguyện xin Cha ban ơn cho con trong việc suy ngẫm Lời của Ngài. Con xin ghi lại sự hiểu của mình như sau ạ.
Thưa Cha, ở câu 15:
15 Nhưng tôi chẳng từng dùng những quyền ấy. Tôi cũng chẳng viết những điều này để đòi chúng áp dụng cho tôi. Vì tôi thà chết còn hơn là ai đó làm ra vô ích sự khoe mình của tôi.
Con hiểu rằng: Phao-lô viết thư cho Cô-rinh-tô không nhằm đòi quyền được hưởng lương hay trả công rao giảng từ những người Cô-rinh-tô mặc dù ông có quyền để đòi hỏi điều đó. Phao-lô tự hào khoe mình và vui mừng chứ không phải kiêu ngạo trong việc tự túc cho các sinh hoạt của bản thân mà không hề nhận bất kỳ cái gì từ họ.
16 Vì nếu tôi rao giảng Tin Lành, tôi chẳng có gì để khoe mình, vì sự cần thiết đặt trên tôi. Nhưng khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Lành.
Thưa Cha, câu 16 con hiểu rằng: Rao giảng Tin Lành là tiếng gọi và là ân tứ của Chúa dành cho Phao-lô hay nói cách khác là ông được Chúa giao cho công tác rao giảng Tin Lành. Ông không thể ngưng công việc đó dù ông có muốn như thế. Bởi trong lòng ông được thúc giục và dùng để tôn vinh Chúa. Do đó, Phao-lô chẳng có cớ gì để khoe mình trong công việc mình buộc phải làm.
17 Nếu tôi vui lòng làm việc đó thì tôi có phần thưởng. Nhưng nếu tôi không vui lòng thì chức quản lý cũng vẫn được phó thác cho tôi.
18 Thế thì phần thưởng của tôi là gì? Rằng, trong sự rao giảng Tin Lành, tôi giãi bày Tin Lành của Đấng Christ cách miễn phí. Tôi chẳng lạm dụng quyền của tôi trong Tin Lành.
Thưa Cha, qua câu 17, 18 con hiểu rằng: Nếu tự nguyện vui lòng rao giảng Tin Lành thì sẽ được lãnh phần thưởng nhưng Phao-lô thì không nhận bất kỳ phần thưởng nào từ chức vụ sứ đồ của mình. Đối với ông được rao giảng Tin Lành cách miễn phí đó đã là phần thưởng rồi.
Thưa Cha, từ câu 19 đến 27 còn lại con hiểu sơ qua rằng: Phao-lô khẳng định rằng mình tự do cả về thuộc thể lẫn thuộc linh. Về thuộc thể ông tự kiếm sống không phụ thuộc ai, về thuộc linh ông cũng có bị ràng buộc gì của đời này nhưng ông vẫn khép mình tự kỷ luật bản thân, hòa đồng với mọi người để phục vụ cho việc rao giảng Tin Lành và đưa dẫn nhiều người khác đến với Chúa, dùng để tôn vinh Chúa và phục vụ cho Chúa.
Để chiến thắng trong cuộc chạy đua của mình thì ngoài sự tự do mình có thì mình phải có sự kỷ luật bản thân, vì vậy chúng con chạy đua trong cuộc chạy đua thuộc linh cũng vậy. Ngoài sự tự do mình có thì mình phải tự kỷ luật được bản thân cho đến cuối cùng, và Phao-lô khuyên mọi người và cũng nhắc nhở bản thân mình nữa.
Tạ ơn Chúa! Hôm nay Chúa ban ơn cho con có thì giờ, phương tiện đầy đủ để suy ngẫm, ghi lại sự hiểu của mình. Nguyện xin Chúa tiếp tục ban ơn và dạy dỗ con mỗi ngày, giúp con tự kỷ luật bản thân, sắp xếp thời gian phù hợp để lúc nào con cũng được nuôi dưỡng linh hồn con bằng Lời Hằng Sống của Ngài. Con cảm tạ ơn Ngài.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Con, Trần Thị Tâm
14/05/2023
I Cô-rinh-tô 9:15-27 Quyền Lợi và Sự Hy Sinh của Sứ Đồ Phao-lô Trong Chức Vụ – Phần 2
Lạy Cha kính yêu, con cảm tạ ơn Ngài đã dạy dỗ con khi con học Lời Ngài.
15 Nhưng tôi chẳng từng dùng những quyền ấy. Tôi cũng chẳng viết những điều này để đòi chúng áp dụng cho tôi. Vì tôi thà chết còn hơn là ai đó làm ra vô ích sự khoe mình của tôi.
Phao-lô nói ông chẳng từng dùng quyền được nhận tiếp trợ để bắt buộc con dân Chúa phải tiếp trợ cho ông. Ông viết về quyền lợi của một sứ đồ trong phần 1 là để trình bày lẽ thật, giúp con dân Chúa hiểu đúng, không phải hàm ý để đòi họ phải tiếp trợ cho Phao-lô. Ông khoe mình trong Chúa, tức là ông đang nói lên những sự hiểu biết theo đúng lẽ thật, đó là mục đích của ông. Vì vậy, nếu ai hiểu lầm ý Phao-lô đang làm vậy để bắt buộc con dân Chúa phải tiếp trợ cho ông thì như ông nói ông thà chết còn hơn.
Qua đây con cũng học được rằng, có những việc thuộc về quyền lợi của mình, nhưng mình chẳng nên dùng quyền ấy mà ép buộc mọi người phải làm cho mình. Con hiểu rằng, làm mọi việc phải trong sự vui lòng, bằng tấm lòng yêu kính Chúa, yêu thương người mà làm thì được Chúa vui nhậm. Vì vậy, điều gì thuộc bổn phận của mình thì cần gắng sức hoàn thành. Việc còn lại thì tùy thuộc vào tấm lòng của mỗi người đối với Chúa và đối với nhau, không nên dùng quyền mà ép buộc.
16 Vì nếu tôi rao giảng Tin Lành, tôi chẳng có gì để khoe mình, vì sự cần thiết đặt trên tôi. Nhưng khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Lành.
17 Nếu tôi vui lòng làm việc đó thì tôi có phần thưởng. Nhưng nếu tôi không vui lòng thì chức quản lý cũng vẫn được phó thác cho tôi.
18 Thế thì phần thưởng của tôi là gì? Rằng, trong sự rao giảng Tin Lành, tôi giãi bày Tin Lành của Đấng Christ cách miễn phí. Tôi chẳng lạm dùng quyền của tôi trong Tin Lành.
Đối với Phao-lô, việc rao giảng Tin Lành là một điều cần thiết, là bổn phận, là điều hiển nhiên là một sứ đồ của Chúa cần phải làm. Vì vậy, nếu không làm tròn bổn phận của mình thì sẽ bị trách phạt. Phao-lô nói nếu như ông làm việc bằng tấm lòng yêu kính Chúa thì sẽ được ban phần thưởng. Nhưng nếu làm không bởi tấm lòng thì việc đã giao vẫn phải hoàn thành nhưng không được ban cho phần thưởng. Phao-lô đã xem chính việc ông rao giảng Tin Lành của Chúa là phần thưởng cho mình. Ông không lợi dụng việc rao giảng Tin Lành mà thu lợi cho mình, nhưng ông giãi bày cách miễn phí. Ông cũng chẳng lạm dụng quyền của một sứ đồ để buộc người khác phải mang lại ích lợi cho ông.
Con học được tấm lòng ngay thẳng của Phao-lô trước Chúa. Ông đã làm mọi sự vì yêu Chúa, vì yêu mọi người. Ông không nghĩ đến lợi ích gì cho mình. Cảm tạ Chúa, con rất thích sự ngay thẳng đó của ông Phao-lô, con cũng nhìn thấy ở người chăn và những anh chị em chân thật trong Chúa có điều này. Làm việc gì cũng là nghĩ đến sự hầu việc Chúa, phục vụ cho anh chị em, nghĩ đến lợi ích của người khác trước khi nghĩ đến mình. Con hiểu rằng, điều này là lẽ tự nhiên khi một người yêu kính Chúa, tình yêu Chúa tuôn đổ trong họ, khiến họ tự nhiên yêu và biết nghĩ cho người khác.
19 Dù tôi là tự do đối với mọi người, nhưng tôi tự đặt mình làm nô lệ cho mọi người, để cho tôi được nhiều người hơn.
20 Với những người Do-thái, tôi trở nên như một người Do-thái, để tôi được những người Do-thái. Với những người ở dưới luật pháp, tôi trở nên như một người ở dưới luật pháp, để tôi được những người ở dưới luật pháp.
21 Với những người không luật pháp, tôi trở nên như một người không luật pháp, chẳng phải không luật pháp đối với Thiên Chúa nhưng hợp pháp đối với Đấng Christ, để tôi được những người không luật pháp.
22 Với những người yếu đuối, tôi trở nên như một người yếu đuối, để tôi được những người yếu đuối. Tôi đã trở nên mọi sự cho mọi người, để bằng mọi cách, tôi cứu được một số người.
23 Nhưng điều này tôi làm bởi Tin Lành để tôi cũng trở nên người dự phần của Tin Lành.
Phao-lô tự xem mình là một nô lệ cho mọi người, bởi vì ông muốn phục vụ họ, mang lẽ thật của Lời Chúa để giảng dạy cho họ hiểu. Ông làm như vậy vì mong muốn rằng có nhiều người nghe biết và tiếp nhận Chúa càng hơn. Với người đã biết Chúa, hay những người chưa biết Chúa, hay cả những người yếu đuối ông đều cảm thông với họ những việc làm tùy theo đức tin họ, miễn là không sai nghịch điều răn. Ông làm vậy là vì muốn gây dựng, khích lệ họ để mong giữ được họ cứ ở trong tình yêu của Chúa.
Cảm tạ Chúa, qua đây con cảm nhận được tấm lòng yêu Chúa tha thiết của Phao-lô, vì chỉ có một người hết lòng yêu Chúa mới có thể yêu được người khác như vậy. Lòng ông luôn nóng cháy trong sự rao giảng về Chúa nên ông luôn mang tâm tình phục vụ, lòng ông luôn mong sao mọi người đều cứ đứng vững trong tình yêu của Chúa nên ông luôn muốn làm mọi việc để gây dựng và khích lệ đức tin trong Chúa của họ.
24 Các anh chị em chẳng biết rằng, về những người chạy trong một cuộc đua, mọi người đều chạy nhưng chỉ một người được giải thưởng sao? Vậy, các anh chị em hãy chạy để các anh chị em đoạt giải.
25 Những người đua tranh chịu tự giữ mình trong mọi sự. Thực tế, họ chịu vậy để được mão có thể hư nát; nhưng chúng ta chịu vậy để được mão không thể hư nát.
26 Vậy thì, tôi chạy như vậy, chẳng phải là không chắc chắn; tôi đánh như vậy, chẳng phải như người đánh gió;
27 nhưng tôi kỷ luật thân thể mình, bắt nó phải phục, kẻo sau khi tôi đã giảng dạy những người khác mà chính mình phải bị bỏ.
Phao-lô khích lệ con dân Chúa hãy xem đời sống trong Chúa như một cuộc chạy đua, không ngừng chạy, cho tới khi về đích đoạt được giải thưởng. Giải thưởng chính là sự sống đời đời phước hạnh bên Thiên Chúa. Trong những cuộc chạy đua ở thế gian, họ còn gắng rèn tập, hết sức để có thể đạt được giải thưởng. Giải thưởng ở thế gian chóng qua đi, chỉ được một quãng thời gian. Nhưng con dân Chúa trong cuộc đua thuộc linh thì gắng sức giữ mình một nếp sống tỉnh thức vâng giữ điều răn Chúa thì nhận được phần thưởng mão sự sống còn đến đời đời không hề hư nát.
Phao-lô nói chính ông cũng trong cuộc chạy đua đó, ông kỷ luật thân thể mình cách nghiêm khắc, rèn giũa vào khuôn khổ, bắt thân thể xác thịt của mình phải phục mọi sự dạy bảo của Chúa. Ông đã khuyên dạy con dân Chúa như thể nào trong nếp sống tin kính Chúa, thì chính ông cũng kỷ luật mình để làm theo những điều mà chính ông rao giảng. Bởi vì ông biết rõ, được cứu hay không không phải bởi lời nói hay, nói đúng, mà bởi việc làm có đúng theo điều răn, luật pháp Chúa hay không.
Qua đây, con cũng học được sự tự kỷ luật của Phao-lô. Điều tốt nhất trong chức vụ mà một người có thể làm, ấy chính là làm gương cho con dân Chúa. Vì vậy, điều gì con đã khuyên nhủ ai theo Lời Chúa thì ấy trước tiên chính là khuyên nhủ mình. Con cũng học được rằng, điều bắt phục người khác không phải là lời nói hay, lời nói đẹp mà chính là hành động, là nếp sống của mình. Thực tế thì nhìn vào hành động, nếp sống của một người thì dễ bắt chước học theo hơn là chỉ nghe lời nói mà không có việc làm.
Nguyện kính xin Chúa ban cho con tấm lòng yêu kính Chúa, học theo gương sáng của Sứ Đồ Phao-lô trong sự kính Chúa, yêu người, nghiêm khắc kỷ luật chính mình. Con cảm tạ ơn Chúa!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Thị Thu Thủy
13/05/2023
I Cô-rinh-tô 9:15-27 Quyền Lợi và Sự Hy Sinh của Sứ Đồ Phao-lô Trong Chức Vụ – Phần 2
Kính lạy Đức Chúa Trời là Đấng Chí Cao, con xin dâng lên Ngài sự hiểu của con trong I Cô-rinh-tô 9:15-27 về quyền lợi và sự hy sinh của Sứ Đồ Phao-lô trong chức vụ.
15 Nhưng tôi chẳng từng dùng những quyền ấy. Tôi cũng chẳng viết những điều này để đòi chúng áp dụng cho tôi. Vì tôi thà chết còn hơn là ai đó làm ra vô ích sự khoe mình của tôi.
Kính thưa Chúa, con hiểu rằng Sứ Đồ Phao-lô không bao giờ đòi hỏi sự tiếp trợ những nhu cầu về thuộc thể, hay nói ra để nhằm mục đích được tiếp trợ những nhu cầu ấy. Mà ông vẫn sống trong sự lao động để nuôi bản thân. Nếu con dân Chúa nào chủ động tiếp trợ cho ông thì ông vui lòng mà nhận chứ không đòi hỏi. Ông thà chết chứ không để người khác hiểu lầm mà vấp phạm về Tin Lành của Chúa. Ông khoe mình rằng ông đã được cứu rỗi trong Chúa cách miễn phí và ông rao giảng về sự ấy.
16 Vì nếu tôi rao giảng Tin Lành, tôi chẳng có gì để khoe mình, vì sự cần thiết đặt trên tôi. Nhưng khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Lành.
17 Nếu tôi vui lòng làm việc đó thì tôi có phần thưởng. Nhưng nếu tôi không vui lòng thì chức quản lý cũng vẫn được phó thác cho tôi.
Kính thưa Chúa, con hiểu rằng Phao-lô rao giảng Tin Lành vì đó là điều Chúa kêu gọi ông. Ông đã hết lòng làm và làm trong sự vui lòng chứ không phải bị ép buộc. Chính sự trung tín trong chức vụ khiến cho Phao-lô sẽ được Chúa ban thưởng. Nếu sự làm việc theo ý Chúa nhưng không bởi sự vui lòng mà làm thì sẽ không được phần thưởng. Phao-lô đã làm quản lý những sự mầu nhiệm của Thiên Chúa. Nhiều người giảng Tin Lành vì muốn khoe mình hiểu biết Lời Chúa, hay để chứng tỏ mình hay, mình giỏi nên nhiều người tin Chúa, hay để kiếm số đông cho tổ chức của mình thì tất cả đều không phải giảng Tin Lành cho Chúa, mà là giảng vì mục đích khác ngoài mục đích mà Chúa đã kêu gọi cho một sứ đồ.
18 Thế thì phần thưởng của tôi là gì? Rằng, trong sự rao giảng Tin Lành, tôi giãi bày Tin Lành của Đấng Christ cách miễn phí. Tôi chẳng lạm dùng quyền của tôi trong Tin Lành.
Phần thưởng được Sứ Đồ Phao-lô nói đến ở đây là phần thưởng trong khi ông đi rao giảng Tin Lành. Đó là niềm vui và sự khoe mình trong Chúa, rằng ông được kêu gọi vào sự cứu rỗi miễn phí thì ông đi rao giảng Tin Lành cách miễn phí.
19 Dù tôi là tự do đối với mọi người, nhưng tôi tự đặt mình làm nô lệ cho mọi người, để cho tôi được nhiều người hơn.
Sứ Đồ Phao-lô được tự do trong thuộc thể lẫn thuộc linh nhưng ông tự đặt bản thân trong sự phục vụ họ để ông đưa dắt nhiều người vào sự cứu rỗi. Đức Chúa Jesus Christ cũng đặt mình là người phục vụ khi Ngài còn trên đất rao giảng Tin Lành. Nên con hiểu rằng tất cả chúng con hãy tự đặt mình làm người phục vụ Hội Thánh, phục vụ anh chị em trong Hội Thánh. Dù sự phục vụ chúng con không đòi hỏi phần thưởng nhưng chúng con cũng có niềm vui trong sự phục vụ cách miễn phí. Còn khi được gặp Chúa giữa không trung, Ngài sẽ ban thưởng cho chúng con tùy theo vào những việc chúng con làm.
20 Với những người Do-thái, tôi trở nên như một người Do-thái, để tôi được những người Do-thái. Với những người ở dưới luật pháp, tôi trở nên như một người ở dưới luật pháp, để tôi được những người ở dưới luật pháp.
Với những người Do-thái thời bấy giờ thì ông giữ luật pháp thời Cựu Uớc về sự cắt bì, sự giữ các ngày lễ hội trong Cựu Uớc, về thức ăn tinh sạch nhưng không giữ vì mục đích để được cứu rỗi.
21 Với những người không luật pháp, tôi trở nên như một người không luật pháp, chẳng phải không luật pháp đối với Thiên Chúa nhưng hợp pháp đối với Đấng Christ, để tôi được những người không luật pháp.
Với những người ngoại, họ không biết và cũng không giữ luật pháp thời Cựu Uớc như dân Do-thái nhưng sau khi tin Chúa họ giữ luật pháp của Đấng Christ, tức là vâng giữ các điều răn thì Phao-lô cũng vâng giữ như họ.
22 Với những người yếu đuối, tôi trở nên như một người yếu đuối, để tôi được những người yếu đuối. Tôi đã trở nên mọi sự cho mọi người, để bằng mọi cách, tôi cứu được một số người.
23 Nhưng điều này tôi làm bởi Tin Lành để tôi cũng trở nên người dự phần của Tin Lành.
Với những người yếu đuối trong đức tin hay trong sự thiếu hiểu biết thì ông cũng dùng cách nhẹ nhàng để giảng giải cho họ hiểu về những tri thức trong Chúa. Ông hòa đồng để mọi người dễ tiếp nhận nhưng không nghịch lại Lời Chúa. Ông đã làm như vậy bởi năng lực, sự thôi thúc của Tin Lành để nhiều người được cứu.
24 Các anh chị em chẳng biết rằng, về những người chạy trong một cuộc đua, mọi người đều chạy nhưng chỉ một người được giải thưởng sao? Vậy, các anh chị em hãy chạy để các anh chị em đoạt giải.
Những người đoạt giải là người thắng cuộc, Phao-lô kêu gọi con dân Chúa hãy đoạt giải trong cuộc đua. Sự thắng cuộc ở đây là một đời sống đắc thắng tội lỗi, mọi cám dỗ thử thách trong đời sống theo Chúa.
25 Những người đua tranh chịu tự giữ mình trong mọi sự. Thực tế, họ chịu vậy để được mão có thể hư nát; nhưng chúng ta chịu vậy để được mão không thể hư nát.
Động từ “giữ mình” được dùng trong câu này có nghĩa là tự kiềm chế trong sự ăn uống, trong sự quan hệ tình dục, tránh buông tuồng để chuẩn bị cho cuộc thi đua. Không riêng thời của Phao-lô mà trong các cuộc thi về thuộc thể thì người tham gia đều phải trải qua sự tập dợt, cố gắng để đạt giải thưởng đời này sẽ hư nát. Nhưng những môn đồ của Chúa chạy đua trong cuộc đua thuộc linh thì phần thưởng còn lại đời đời. Cuộc đời theo Chúa là một cuộc đua, mỗi ngày theo Chúa là một phần trong cuộc đua. Chính vì vậy, nếu mỗi ngày chúng con đều giữ mình trọn vẹn thì cuộc đua chúng con sẽ trọn vẹn.
26 Vậy thì, tôi chạy như vậy, chẳng phải là không chắc chắn; tôi đánh như vậy, chẳng phải như người đánh gió;
27 nhưng tôi kỷ luật thân thể mình, bắt nó phải phục, kẻo sau khi tôi đã giảng dạy những người khác mà chính mình phải bị bỏ.
Sứ Đồ Phao-lô đã chạy đua đúng mục đích chứ không phải đánh gió, là đánh không trúng mục tiêu. Ông cũng giảng dạy qua kinh nghiệm sống trong Chúa của ông là ông kỷ luật bản thân mình, bắt nó phải phục. Ông nghiêm khắc với thân thể của mình, mục đích là để dập tắt những sự ham muốn bất chính của nó và tập cho nó điều độ trong những sự ham muốn chính đáng. Kính thưa Chúa, con cảm tạ Chúa về tấm gương của Sứ Đồ Phao-lô trong nếp sống tin kính Chúa. Con nguyện xin Ngài ban ơn, năng lực cho con để con mãi nghiêm khắc với bản thân của con, bắt nó phải phục. Con cảm tạ Chúa! A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Trần Thị Thu Hương
16/05/2023
I Cô-rinh-tô 9:15-27 Quyền Lợi và Sự Hy Sinh của Sứ Đồ Phao-lô Trong Chức Vụ – Phần 2
15 Nhưng tôi chẳng từng dùng những quyền ấy. Tôi cũng chẳng viết những điều này để đòi chúng áp dụng cho tôi. Vì tôi thà chết còn hơn là ai đó làm ra vô ích sự khoe mình của tôi.
16 Vì nếu tôi rao giảng Tin Lành, tôi chẳng có gì để khoe mình, vì sự cần thiết đặt trên tôi. Nhưng khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Lành.
17 Nếu tôi vui lòng làm việc đó thì tôi có phần thưởng. Nhưng nếu tôi không vui lòng thì chức quản lý cũng vẫn được phó thác cho tôi.
18 Thế thì phần thưởng của tôi là gì? Rằng, trong sự rao giảng Tin Lành, tôi giãi bày Tin Lành của Đấng Christ cách miễn phí. Tôi chẳng lạm dụng quyền của tôi trong Tin Lành.
19 Dù tôi là tự do đối với mọi người, nhưng tôi tự đặt mình làm nô lệ cho mọi người, để cho tôi được nhiều người hơn.
20 Với những người Do-thái, tôi trở nên như một người Do-thái, để tôi được những người Do-thái. Với những người ở dưới luật pháp, tôi trở nên như một người ở dưới luật pháp, để tôi được những người ở dưới luật pháp.
21 Với những người không luật pháp, tôi trở nên như một người không luật pháp, chẳng phải không luật pháp đối với Thiên Chúa nhưng hợp pháp đối với Đấng Christ, để tôi được những người không luật pháp.
22 Với những người yếu đuối, tôi trở nên như một người yếu đuối, để tôi được những người yếu đuối. Tôi đã trở nên mọi sự cho mọi người, để bằng mọi cách, tôi cứu được một số người.
23 Nhưng điều này tôi làm bởi Tin Lành để tôi cũng trở nên người dự phần của Tin Lành.
24 Các anh chị em chẳng biết rằng, về những người chạy trong một cuộc đua, mọi người đều chạy nhưng chỉ một người được giải thưởng sao? Vậy, các anh chị em hãy chạy để các anh chị em đoạt giải.
25 Những người đua tranh chịu tự giữ mình trong mọi sự. Thực tế, họ chịu vậy để được mão có thể hư nát; nhưng chúng ta chịu vậy để được mão không thể hư nát.
26 Vậy thì, tôi chạy như vậy, chẳng phải là không chắc chắn; tôi đánh như vậy, chẳng phải như người đánh gió;
27 nhưng tôi kỷ luật thân thể mình, bắt nó phải phục, kẻo sau khi tôi đã giảng dạy những người khác mà chính mình phải bị bỏ.
Kính lạy Cha Từ Ái của chúng con ở trên trời, con vui mừng cảm tạ Cha vì Cha lại ban cho con có cơ hội được đọc, suy ngẫm Lời Ngài. Nguyện xin Lời Chúa thánh hóa con qua phân đoạn Thánh Kinh con suy ngẫm ngày hôm nay. A-men!
Thưa Cha, con xin ghi lại một vài điều con hiểu về I Cô-rinh-tô 9:15-27 như sau:
Thưa Cha, con hiểu rằng sự khoe mình của Phao-lô là sự ông khoe về việc đã nhận Tin Lành miễn phí từ nơi Chúa và ông cũng rao giảng Tin Lành một cách miễn phí cho mọi người, ông khoe về sự đó và vui mừng rao giảng Tin Lành cho mọi người.
Thưa Cha, con hiểu rằng để có thể đưa dắt nhiều người đến với sự cứu rỗi của Chúa, Phao-lô đã tự nguyện đặt mình như một nô lệ để phục vụ nhu cầu thuộc linh cao nhất của mọi người là sự cứu rỗi, qua việc rao giảng Tin Lành cho mọi người.
Thưa Cha, con hiểu rằng Phao-lô đã trở nên hòa đồng với mọi người miễn sao không nghịch lại Lời Chúa và tận dụng mọi cách thức đẹp lòng Chúa cho dù chịu khó khăn, thiệt hại để có thể đem sự cứu rỗi đến cho những ai tin nhận Tin Lành.
Thưa Cha, con hiểu rằng con dân Chúa cần phải có một đời sống tích cực hành động theo Lời Chúa và sẵn sàng chịu khổ, tự kỷ luật bản thân mình thì mới có thể nhận được sự sống đời đời.
Bài học con áp dụng:
- Con đã nhận Tin Lành miễn phí nên con cũng rao giảng Tin Lành miễn phí cho những người mà con gặp và con cũng vui mừng khi rao giảng Tin Lành.
- Con cũng tự đặt mình làm nô lệ để phục vụ nhu cầu thuộc linh cao nhất của mọi người là sự cứu rỗi, qua việc rao giảng Tin lành cho họ.
- Con cần hòa đồng với những người ngoại mà con gặp miễn sao không nghịch lại Lời Chúa và tận dụng mọi cách thức đẹp lòng Chúa để rao giảng Tin Lành cho họ.
- Con phải tích cực sống theo Lời Chúa và sẵn sàng chịu khổ, tự kỷ luật bản thân mình để không vi phạm các điều răn của Chúa thì con mới nhận lãnh được sự sống đời đời.
Nguyện xin Chúa ban ơn, thêm sức để con làm được những điều con đã học. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Trần Hữu Tường
26/05/2023
I Cô-rinh-tô 9:15-27 Quyền Lợi và Sự Hy Sinh của Sứ Đồ Phao-lô Trong Chức Vụ – Phần 2
15 Nhưng tôi chẳng từng dùng những quyền ấy. Tôi cũng chẳng viết những điều này để đòi chúng áp dụng cho tôi. Vì tôi thà chết còn hơn là ai đó làm ra vô ích sự khoe mình của tôi.
16 Vì nếu tôi rao giảng Tin Lành, tôi chẳng có gì để khoe mình, vì sự cần thiết đặt trên tôi. Nhưng khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Lành.
17 Nếu tôi vui lòng làm việc đó thì tôi có phần thưởng. Nhưng nếu tôi không vui lòng thì chức quản lý cũng vẫn được phó thác cho tôi.
18 Thế thì phần thưởng của tôi là gì? Rằng, trong sự rao giảng Tin Lành, tôi giãi bày Tin Lành của Đấng Christ cách miễn phí. Tôi chẳng lạm dùng quyền của tôi trong Tin Lành.
19 Dù tôi là tự do đối với mọi người, nhưng tôi tự đặt mình làm nô lệ cho mọi người, để cho tôi được nhiều người hơn.
20 Với những người Do-thái, tôi trở nên như một người Do-thái, để tôi được những người Do-thái. Với những người ở dưới luật pháp, tôi trở nên như một người ở dưới luật pháp, để tôi được những người ở dưới luật pháp.
21 Với những người không luật pháp, tôi trở nên như một người không luật pháp, chẳng phải không luật pháp đối với Thiên Chúa nhưng hợp pháp đối với Đấng Christ, để tôi được những người không luật pháp.
22 Với những người yếu đuối, tôi trở nên như một người yếu đuối, để tôi được những người yếu đuối. Tôi đã trở nên mọi sự cho mọi người, để bằng mọi cách, tôi cứu được một số người.
23 Nhưng điều này tôi làm bởi Tin Lành để tôi cũng trở nên người dự phần của Tin Lành.
24 Các anh chị em chẳng biết rằng, về những người chạy trong một cuộc đua, mọi người đều chạy nhưng chỉ một người được giải thưởng sao? Vậy, các anh chị em hãy chạy để các anh chị em đoạt giải.
25 Những người đua tranh chịu tự giữ mình trong mọi sự. Thực tế, họ chịu vậy để được mão có thể hư nát; nhưng chúng ta chịu vậy để được mão không thể hư nát.
26 Vậy thì, tôi chạy như vậy, chẳng phải là không chắc chắn; tôi đánh như vậy, chẳng phải như người đánh gió;
27 nhưng tôi kỷ luật thân thể mình, bắt nó phải phục, kẻo sau khi tôi đã giảng dạy những người khác mà chính mình phải bị bỏ.
Kính lạy Đức Chúa Trời Toàn Năng là Cha Yêu Thương của chúng con. Con vui mừng và biết ơn Cha thật nhiều, vì Ngài đã ban cho con có được thời gian, sức khỏe, để con đọc và suy ngẫm Lời Chúa. Nguyện Lời Ngài thánh hóa con qua bài học hôm nay.
Kính thưa Cha! Con xin trình bày một số điều mà con học được qua phân đoạn Thánh Kinh trong I Cô-rinh-tô 9:15-27 như sau:
Thưa Cha! Phao-lô không dùng quyền là một sứ đồ để khoe rằng mình hay hoặc tài giỏi, nhưng ông vui mừng và khoe về sự ông rao giảng Tin Lành đúng theo mệnh lệnh của Chúa. Vì ông nhận lãnh Lời Chúa cách miễn phí thì ông cũng rao giảng cách miễn phí theo mệnh lệnh của Chúa.
Thưa Cha! Mặc dù Phao-lô là một người được tự do trong phương diện thuộc linh lẫn thuộc thể, nhưng ông đã "tự đặt mình làm nô lệ cho mọi người". Tức là ông tình nguyện làm người phục vụ như một nô lệ. Để ông đưa dắt được nhiều người đến với sự cứu rỗi của Chúa, qua sự rao giảng Tin Lành.
Thưa Cha! Phao-lô ví nếp sống mới trong Chúa là một cuộc chạy đua thuộc linh, để chiến thắng thì người ấy phải hết lòng sống theo Lời Chúa. Khi một người chạy đua và về nhất ở đời này thì họ được mão vinh quang tạm bợ, chóng tàn, còn con dân Chúa biết giữ mình trong nếp sống thánh khiết và gắng sức hầu việc Chúa cách hết lòng thì họ sẽ nhận được mão vinh quang còn lại đời đời.
Thưa Cha! Phao-lô ví nếp sống mới của mỗi một con dân Chúa là phải chịu khổ như một người lính giỏi của Đức Chúa Jesus Christ, biết nghiêm khắc, kỷ luật thân thể mình. Không chiều theo sự ham muốn của xác thịt, nhưng bắt nó phải phục, vì nếu không biết tự kỷ luật thân thể xác thịt của mình thì sẽ dễ quay trở về sống trong tội và bị hư mất.
Bài học con áp dụng:
• Là con dân Chúa thì con phải trên tinh thần làm người phục vụ cho anh chị em cùng Cha của con, luôn tôn trọng người khác hơn chính mình, yêu thương, cứu giúp, và sẵn sàng hy sinh cho anh chị em cùng Cha của con.
• Con phải biết giữ mình trong nếp sống thánh khiết, hết lòng sống và làm theo Lời Chúa, hết sức hầu việc Chúa, để con cũng nhận được mão vinh quang còn lại đời đời.
• Con phải chịu khổ như một người lính giỏi, biết nghiêm khắc, kỷ luật thân thể mình. Không chiều theo sự ham muốn bất chính của xác thịt, nhưng bắt nó phải phục.
Con cảm tạ ơn Cha đã dạy dỗ con qua bài học hôm nay. Nguyện rằng nếp sống mới trong Chúa của con từ nay luôn sống và làm theo mọi lời Chúa phán dạy. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Thị Thúy My
26/05/2023
I Cô-rinh-tô 9:15-27 Quyền Lợi và Sự Hy Sinh của Sứ Đồ Phao-lô Trong Chức Vụ – Phần 2
Con kính lạy Đức Chúa Trời là Cha toàn năng, con cảm tạ ơn Cha đã cho con Lời của Ngài dạy dỗ con, xin Đức Thánh Linh dẫn dắt con giúp con hiểu biết lẽ thật của Lời Ngài để con áp dụng vào đời sống mỗi ngày. Con xin trình bày sự hiểu của con qua I Cô-rinh-tô 9:15-27.
15 Nhưng tôi chẳng từng dùng những quyền ấy. Tôi cũng chẳng viết những điều này để đòi chúng áp dụng cho tôi. Vì tôi thà chết còn hơn là ai đó làm ra vô ích sự khoe mình của tôi.
16 Vì nếu tôi rao giảng Tin Lành, tôi chẳng có gì để khoe mình, vì sự cần thiết đặt trên tôi. Nhưng khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Lành.
17 Nếu tôi vui lòng làm việc đó thì tôi có phần thưởng. Nhưng nếu tôi không vui lòng thì chức quản lý cũng vẫn được phó thác cho tôi.
18 Thế thì phần thưởng của tôi là gì? Rằng, trong sự rao giảng Tin Lành, tôi giãi bày Tin Lành của Đấng Christ cách miễn phí. Tôi chẳng lạm dùng quyền của tôi trong Tin Lành.
19 Dù tôi là tự do đối với mọi người, nhưng tôi tự đặt mình làm nô lệ cho mọi người, để cho tôi được nhiều người hơn.
20 Với những người Do-thái, tôi trở nên như một người Do-thái, để tôi được những người Do-thái. Với những người ở dưới luật pháp, tôi trở nên như một người ở dưới luật pháp, để tôi được những người ở dưới luật pháp.
21 Với những người không luật pháp, tôi trở nên như một người không luật pháp, chẳng phải không luật pháp đối với Thiên Chúa nhưng hợp pháp đối với Đấng Christ, để tôi được những người không luật pháp.
22 Với những người yếu đuối, tôi trở nên như một người yếu đuối, để tôi được những người yếu đuối. Tôi đã trở nên mọi sự cho mọi người, để bằng mọi cách, tôi cứu được một số người.
23 Nhưng điều này tôi làm bởi Tin Lành để tôi cũng trở nên người dự phần của Tin Lành.
24 Các anh chị em chẳng biết rằng, về những người chạy trong một cuộc đua, mọi người đều chạy nhưng chỉ một người được giải thưởng sao? Vậy, các anh chị em hãy chạy để các anh chị em đoạt giải.
25 Những người đua tranh chịu tự giữ mình trong mọi sự. Thực tế, họ chịu vậy để được mão có thể hư nát; nhưng chúng ta chịu vậy để được mão không thể hư nát.
26 Vậy thì, tôi chạy như vậy, chẳng phải là không chắc chắn; tôi đánh như vậy, chẳng phải như người đánh gió;
27 nhưng tôi kỷ luật thân thể mình, bắt nó phải phục, kẻo sau khi tôi đã giảng dạy những người khác mà chính mình phải bị bỏ.
15 Nhưng tôi chẳng từng dùng những quyền ấy. Tôi cũng chẳng viết những điều này để đòi chúng áp dụng cho tôi. Vì tôi thà chết còn hơn là ai đó làm ra vô ích sự khoe mình của tôi.
Thưa Cha, câu 15 con được hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô ông đã khoe mình là ông khoe những sự rao giảng Tin Lành của ông là đúng theo Lời của Ngài và đã được Ngài ban cho sự hiểu biết đó. Thưa Cha, con thấy rằng Sứ Đồ Phao-lô thật là một người nhu mì và khiêm nhường, ông không dùng quyền của Ngài ban mà bắt con dân Chúa chu cấp cho ông về vấn đề vật chất, ông là một người đáng được kính trọng, ông muốn con dân Chúa học và hiểu Lời của Ngài thì tự nguyện dâng hiến chu cấp cho ông và Ba-na-ba về vấn đề thuộc thể.
Thưa Cha, con hiểu rằng Sứ Đồ Phao-lô tâm tình rằng ông rao giảng Tin Lành là vì vui lòng và biết ơn Ngài đã cho ông nhận biết được lẽ thật của Lời Ngài, và con dân của Ngài hiểu biết Lời của Ngài tự nguyện chu cấp cho ông và Ba-na-ba về những nhu cầu vật chất, nhưng những ai nghĩ rằng ông rao giảng Tin Lành để làm nghề kiếm sống thì thà rằng ông chết còn hơn.
18 Thế thì phần thưởng của tôi là gì? Rằng, trong sự rao giảng Tin Lành, tôi giãi bày Tin Lành của Đấng Christ cách miễn phí. Tôi chẳng lạm dùng quyền của tôi trong Tin Lành.
Thưa Cha, con hiểu rằng Sứ Đồ Phao-lô nói đến phần thưởng mà ông vui mừng là ông được rao giảng Tin Lành đúng theo Lời của Ngài, ông không dùng sự rao giảng Tin Lành để trục lợi cho bản thân mình. Ngài đã ban cho ông sự hiểu biết về Ngài cách miễn phí và ông giảng dạy cho tất cả mọi người không vì tư lợi gì hết.
19 Dù tôi là tự do đối với mọi người, nhưng tôi tự đặt mình làm nô lệ cho mọi người, để cho tôi được nhiều người hơn.
Thưa Cha, câu 19 con được hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô tự đặt mình làm nô lệ cho mọi người là ông hạ mình phục vụ mọi người, đem Tin Lành Cứu Rỗi đến cho mọi người, để mọi người được đến với ơn cứu rỗi của Ngài.
20 Với những người Do-thái, tôi trở nên như một người Do-thái, để tôi được những người Do-thái. Với những người ở dưới luật pháp, tôi trở nên như một người ở dưới luật pháp, để tôi được những người ở dưới luật pháp.
Thưa Cha, câu 20 con được hiểu rằng, ông trở nên một người Do-thái là ông sống theo lề luật người Do-thái, theo phong tục người Do-thái mà không vi phạm đến các điều răn của Ngài. Thưa Cha, còn đối với người dưới luật pháp thì ông trở nên như một người dưới luật pháp là một người vâng giữ mọi luật của Môi-se thời Cựu Ước như vâng giữ Mười Điều Răn và Luật Pháp của Ngài, giữ các ngày lễ hội, cắt bì và kiêng những thức ăn không tinh sạch nhưng không phải ông giữ những điều như vậy để được cứu mà là ông cứu những người như vậy, vì họ nghĩ họ vâng giữ những điều luật thời Cựu Ước để được cứu.
21 Với những người không luật pháp, tôi trở nên như một người không luật pháp, chẳng phải không luật pháp đối với Thiên Chúa nhưng hợp pháp đối với Đấng Christ, để tôi được những người không luật pháp.
Thưa Cha, câu 21 con được hiểu rằng, đối với những người không luật pháp, ông cũng trở nên như người không luật pháp là nói đến những người dân ngoại không giữ luật pháp của ông Môi-se, như là những luật của những ngày trăng mới, các kỳ lễ hội. Nhưng không có nghĩa là không vâng giữ Mười Điều Răn của Ngài.
22 Với những người yếu đuối, tôi trở nên như một người yếu đuối, để tôi được những người yếu đuối. Tôi đã trở nên mọi sự cho mọi người, để bằng mọi cách, tôi cứu được một số người.
Thưa Cha, câu 22 con được hiểu rằng, ông trở nên như người yếu đuối là như người mới tin nhận Ngài, đức tin còn yếu đuối, chưa hiểu biết nhiều về đường lối của Ngài và Sứ Đồ Phao-lô ông đã hạ mình để nâng đỡ những người còn yếu trong đức tin, để họ dần trở nên mạnh mẽ hơn trong sự tin kính Ngài.
Thưa Cha, Sứ Đồ Phao-lô ông nói ông đã trở nên mọi sự là ông hòa đồng cùng với mọi người trong sự hiểu biết của họ nhưng không vi phạm các điều răn của Ngài, để ông dẫn dắt họ hiểu đúng Lời của Ngài và được vững mạnh thêm lên trong đức tin.
27 nhưng tôi kỷ luật thân thể mình, bắt nó phải phục, kẻo sau khi tôi đã giảng dạy những người khác mà chính mình phải bị bỏ.
Thưa Cha, câu 27 con được hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô mặc dù ông giảng dạy Lời của Ngài thật đúng và ông đã đưa dắt nhiều người đến với sự cứu rỗi nhưng ông cũng biết trong ông có những sự yếu đuối, sự ham muốn không đúng, nên ông luôn tra xét lòng mình và bắt nó phải phục trước những sự cám dỗ cũng như sự kiêu ngạo trong ông. Vì khi ông giảng cho người khác được cứu mà ông lại phạm tội thì ông sẽ bị hư mất. Thưa Cha, qua điều này cũng giúp cho việc bác bỏ sự giảng dạy tà giáo cho rằng: Được Cứu Một Lần Được Cứu Vĩnh Viễn, dù cho con phạm tội đi nữa thì vẫn được cứu, là giáo lý tà giáo dẫn dắt người khác cứ phạm tội mà không bị hình phạt.
Bài học con học được:
Thưa Cha, qua đoạn Thánh Kinh trên con nhận thấy Sứ Đồ Phao-lô là một tấm gương cho con, ông sẵn sàng từ bỏ chính mình để được phục vụ Ngài. Ông đã chịu khổ, bị gièm chê và ông sẵn sàng hy sinh vì con dân của Ngài, ông không dùng quyền của Ngài ban cho ông trên con dân của Ngài. Thưa Cha, con nhận thấy rằng Sứ Đồ Phao-lô ông đã trở nên giống Đấng Christ, đó là có một tấm lòng nhu mì và khiêm nhường theo bản tính của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyện qua Lời của Ngài cho con được học và noi theo nếp sống của Sứ Đồ Phao-lô bởi tấm lòng yêu kính Ngài.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ. A-men!
Con, Nguyễn Xuân Bắc
27/05/2023
Lê Minh Dương: I Cô-rinh-tô 9:15-27 Quyền Lợi và Sự Hy Sinh của Sứ Đồ Phao-lô Trong Chức Vụ – Phần 2
15 Nhưng tôi chẳng từng dùng những quyền ấy. Tôi cũng chẳng viết những điều này để đòi chúng áp dụng cho tôi. Vì tôi thà chết còn hơn là ai đó làm ra vô ích sự khoe mình của tôi.
16 Vì nếu tôi rao giảng Tin Lành, tôi chẳng có gì để khoe mình, vì sự cần thiết đặt trên tôi. Nhưng khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Lành.
17 Nếu tôi vui lòng làm việc đó thì tôi có phần thưởng. Nhưng nếu tôi không vui lòng thì chức quản lý cũng vẫn được phó thác cho tôi.
18 Thế thì phần thưởng của tôi là gì? Rằng, trong sự rao giảng Tin Lành, tôi giãi bày Tin Lành của Đấng Christ cách miễn phí. Tôi chẳng lạm dụng quyền của tôi trong Tin Lành.
19 Dù tôi là tự do đối với mọi người, nhưng tôi tự đặt mình làm nô lệ cho mọi người, để cho tôi được nhiều người hơn.
20 Với những người Do-thái, tôi trở nên như một người Do-thái, để tôi được những người Do-thái. Với những người ở dưới luật pháp, tôi trở nên như một người ở dưới luật pháp, để tôi được những người ở dưới luật pháp.
21 Với những người không luật pháp, tôi trở nên như một người không luật pháp, chẳng phải không luật pháp đối với Thiên Chúa nhưng hợp pháp đối với Đấng Christ, để tôi được những người không luật pháp.
22 Với những người yếu đuối, tôi trở nên như một người yếu đuối, để tôi được những người yếu đuối. Tôi đã trở nên mọi sự cho mọi người, để bằng mọi cách, tôi cứu được một số người.
23 Nhưng điều này tôi làm bởi Tin Lành để tôi cũng trở nên người dự phần của Tin Lành.
24 Các anh chị em chẳng biết rằng, về những người chạy trong một cuộc đua, mọi người đều chạy nhưng chỉ một người được giải thưởng sao? Vậy, các anh chị em hãy chạy để các anh chị em đoạt giải.
25 Những người đua tranh chịu tự giữ mình trong mọi sự. Thực tế, họ chịu vậy để được mão có thể hư nát; nhưng chúng ta chịu vậy để được mão không thể hư nát.
26 Vậy thì, tôi chạy như vậy, chẳng phải là không chắc chắn; tôi đánh như vậy, chẳng phải như người đánh gió;
27 nhưng tôi kỷ luật thân thể mình, bắt nó phải phục, kẻo sau khi tôi đã giảng dạy những người khác mà chính mình phải bị bỏ.
Kính thưa Cha Yêu Thương của con ở trên trời. Con cảm tạ ơn Ngài cho con Lời của Ngài trong I Cô-rinh-tô 9:15-27. Thưa Cha, con xin ghi lại sự hiểu của con như sau:
Thưa Cha, đọc qua phân đoạn Thánh Kinh này con chú ý đến mấy câu Thánh Kinh:
19 Dù tôi là tự do đối với mọi người, nhưng tôi tự đặt mình làm nô lệ cho mọi người, để cho tôi được nhiều người hơn.
20 Với những người Do-thái, tôi trở nên như một người Do-thái, để tôi được những người Do-thái. Với những người ở dưới luật pháp, tôi trở nên như một người ở dưới luật pháp, để tôi được những người ở dưới luật pháp.
21 Với những người không luật pháp, tôi trở nên như một người không luật pháp, chẳng phải không luật pháp đối với Thiên Chúa nhưng hợp pháp đối với Đấng Christ, để tôi được những người không luật pháp.
22 Với những người yếu đuối, tôi trở nên như một người yếu đuối, để tôi được những người yếu đuối. Tôi đã trở nên mọi sự cho mọi người, để bằng mọi cách, tôi cứu được một số người.
23 Nhưng điều này tôi làm bởi Tin Lành để tôi cũng trở nên người dự phần của Tin Lành.
Thưa Cha, Phao-lô đã trở nên mọi sự, để bằng mọi cách để ông có thể cứu được một số người. Dù người đó là người Do-thái, người không luật pháp, hay người yếu đuối ông đều trở nên như họ. Ông đặt mình vào hoàn cảnh, môi trường của họ, sống hòa đồng giữa họ, nhưng vẫn sống thánh khiết, công chính giữa họ. Ông tự xem là nô lệ của họ, để ông có thể phục vụ họ một cách tốt nhất có thể, để qua những việc ông làm mà cứu được một số người. Vì một linh hồn quý hơn cả thế gian (Mác 8:36).
Thưa Cha, những việc ông làm được như vậy là bởi ông có Tin Lành mà chính Phao-lô có nói Tin Lành là năng lực của Thiên Chúa để cứu mọi kẻ tin (Rô-ma 1:16). Ông hiểu và cảm nhận sâu sắc về Tin Lành, vì thế ông không thể làm ngược lại những gì ông đã nhận lãnh.
Thưa Cha, để con có thể phục vụ một cách tốt nhất trong mọi sự, con phải luôn đặt mình là một nô lệ, nô lệ đối với Chúa, đối với anh chị em cùng Cha, và nô lệ đối với mọi người.
Con cảm tạ Cha đã cho con hiểu những điều trên đây. Nguyện xin Lời Ngài thánh hóa con. Nguyện xin Chúa ban cho con luôn có năng lực để con có thể làm được mọi Lời phán dạy của Ngài. Con cảm tạ ơn Cha.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Lê Minh Dương
01/06/2023