Huỳnh Christian Priscilla: I Cô-rinh-tô 15:20-34 Sự Sống Lại của Loài Người – Phần 2
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con, con xin kính dâng lên Cha lời tôn vinh và cảm tạ. Ngài là Thiên Chúa Toàn Năng, tình yêu và sự từ ái của Ngài còn tới đời đời! Con cảm tạ Cha, vì Ngài đã ban cho con thêm một ngày mới. Và giờ đây, xin Cha ở cùng, dạy dỗ con, trong khi con đọc và suy ngẫm Lời Ngài.
Lạy Cha, hôm nay, con xin trình bày sự suy ngẫm của con về I Cô-rinh-tô 15:20-34 về sự sống lại của loài người.
20 Nhưng bây giờ, Đấng Christ đã được sống lại từ những người chết, trở thành trái đầu mùa của những người ngủ.
Câu 20: Con hiểu rằng, Đức Chúa Jesus Christ chịu chết để cứu chuộc loài người và Ngài là người đầu tiên được sống lại một cách siêu nhiên, vinh quang, trong số những người chết. Cho nên những người chết trong Đấng Christ, khi đến thời điểm Cha đã định thì thân thể xác thịt của họ cũng sẽ được biến hóa, sống lại cách mầu nhiệm giống như Đấng Christ, bởi quyền phép của Thiên Chúa.
21 Vì sự chết đến bởi một người, thì sự sống lại của những kẻ chết cũng đến bởi một người.
22 Như trong A-đam mọi người đều chết, thì cũng vậy, trong Đấng Christ mọi người đều sẽ được sống lại.
Câu 21 và 22: Con hiểu rằng, bởi sự phạm tội của tổ phụ loài người là A-đam, sự chết đã vào trong thế gian, khiến cho mọi người đều chết, vì mọi người bị lây nhiễm bản tính phạm tội từ A-đam, khiến cho họ làm ra tội. Nhưng bởi sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ, sự sống lại vinh quang của thân thể xác thịt được ban cho những ai tin nhận Ngài.
23 Nhưng mỗi người theo thứ tự riêng của mình: Đấng Christ là trái đầu mùa; sau đó, là những ai thuộc về Đấng Christ, trong sự đến của Ngài.
Câu 23: Con hiểu rằng, Đấng Christ là người đầu tiên đã được sống lại cách siêu nhiên, Ngài có quyền trên sự chết. Kế đó, là sự sống lại dành cho những người thuộc về Hội Thánh của Chúa. Họ sẽ được sống lại trong ngày Đấng Christ đến để đem Hội Thánh ra khỏi thế gian. Sau đó, vào cuối Kỳ Tận Thế, các thánh đồ bị AntiChrist giết và các thánh đồ trước thời Tân Ước sẽ được sống lại để bước vào Vương Quốc Ngàn Năm.
24 Kế đó, sự cuối cùng sẽ đến, khi Ngài sẽ giao vương quốc cho Đức Chúa Trời, là Đức Cha, sau khi Ngài đã phá diệt mọi sự cai trị, mọi thẩm quyền, và mọi sức mạnh.
Câu 24: Con hiểu rằng, “Sự cuối cùng sẽ đến” là sự kết thúc trời cũ đất cũ và sự phán xét chung cuộc sau thời kỳ Vương Quốc Ngàn Năm. Là thời điểm của sự sống lại sau cùng, dành cho tất cả những người không có sự cứu rỗi, vì họ đã không ăn năn tội, không tin nhận sự chết chuộc tội của Đấng Christ. Họ sẽ phải chịu phán xét về mỗi tội lỗi họ đã làm ra và họ sẽ bị hình phạt, chịu khổ đời đời trong hỏa ngục cùng với các thiên sứ phạm tội.
25 Vì Ngài phải cầm quyền cho đến khi Ngài đặt mọi kẻ thù nghịch dưới chân Ngài. [Thi Thiên 110:1]
26 Kẻ thù sau cùng sẽ bị hủy diệt là sự chết.
Câu 25 và 26: Con hiểu rằng, Đấng Christ là "Vua của Các Vua và Chúa của Các Chúa" cầm quyền cai trị Vương Quốc Ngàn Năm, cho tới khi Ngài kết thúc trận chiến cuối cùng và thi hành sự phán xét chung cuộc. Khi đó, sự chết cũng sẽ không còn, vì thân thể xác thịt của mỗi người đều được sống lại.
27 Vì Ngài đã bắt muôn vật phục dưới chân Ngài. Nhưng khi Ngài phán rằng, muôn vật bị bắt phục thì chứng tỏ rằng, ngoại trừ Đấng bắt muôn vật phục Ngài. [Thi Thiên 8:6 - Dịch diễn ý: Vì Đức Chúa Trời đã bắt muôn vật phục dưới chân Đấng Christ. Nhưng khi Đức Chúa Trời phán rằng, muôn vật bị bắt phục thì chứng tỏ rằng, lời ấy ngoại trừ Đấng bắt muôn vật phục Đấng Christ.]
28 Khi muôn vật đã phục Ngài, thì chính mình Con cũng sẽ phục Đấng đã làm cho muôn vật phục mình, để cho Đức Chúa Trời làm muôn sự trong muôn sự.
Câu 27 và 28: Con hiểu rằng, Đức Chúa Jesus Christ, là Thiên Chúa trong thân vị Ngôi Lời. Chính Ngài đã dựng nên muôn loài vạn vật trong vũ trụ, vì vậy mà muôn loài vạn vật phải phục Ngài. Nhưng khi Đức Chúa Jesus Christ làm vua cai trị Vương Quốc của Đức Chúa Trời trong thân thể xác thịt loài người của Ngài thì Ngài phải được sự ban cho quyền cai trị từ Đức Chúa Trời.
29 Nếu không, những người chịu báp-tem thay cho những người chết sẽ làm gì? Nếu những người chết không được sống lại bao giờ, thì sao họ chịu báp-tem thay cho những người chết?
Câu 29: Con hiểu rằng, “chịu báp-tem thay cho những người chết” là nghi thức được áp dụng vào khoảng 300 năm đầu lịch sử của Hội Thánh. Vào thời ấy, các Hội Thánh địa phương cho phép một người chịu báp-tem thay cho người trong gia đình hay bạn bè mới tin Chúa đã qua đời mà chưa kịp chịu báp-tem. Mong rằng, người mới tin Chúa ấy được dự phần trong sự sống lại theo ý nghĩa của sự báp-tem là đồng chết với Đấng Christ và đồng sống lại với Đấng Christ. Ngày nay, trong Hội Thánh, việc chịu báp-tem thay cho người chết không cần thiết, vì không được dạy trong Thánh Kinh. Và vì sự cứu rỗi không đến bởi sự được báp-tem. Điển hình như tên trộm bị đóng đinh bên cạnh Đức Chúa Jesus trên thập tự giá, chưa có cơ hội chịu báp-tem mà vẫn được cứu rỗi, vì người ấy thật lòng ăn năn tội, có đức tin nơi Đức Chúa Jesus Christ. Sứ Đồ Phao-lô luận rằng, nếu không có sự sống lại của những người chết, đặc biệt là sự sống lại đầy phước hạnh của những người tin nhận Tin Lành Cứu Rỗi, thì việc chịu báp-tem của họ chỉ là một việc làm vô ích. Chính bởi đức tin về sự sống lại của những người chết mà con dân Chúa thời bấy giờ đã chịu báp-tem thay cho những người chết chưa kịp chịu báp-tem.
30 Sao chúng tôi ở trong sự nguy hiểm từng giờ?
Câu 30: Con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô muốn nói đến những sự nguy hiểm đến từ những người chống đối sự rao giảng Tin Lành của ông, đến từ những sự bất trắc trên các hành trình. Hoặc sự nguy hiểm khi bị ma quỷ tấn công, bách hại để cản trở sự hầu việc Chúa của ông.
31 Tôi chết mỗi ngày, bởi sự vinh hiển của các anh chị em mà tôi có trong Đấng Christ Jesus, Chúa của chúng ta.
Câu 31: Con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô mỗi ngày phải chịu khổ như một người lính giỏi vì danh Chúa. Ngày nào ông cũng phải đối diện với những hiểm nguy, như người lính trên chiến trường, trong linh vụ rao giảng Tin Lành để đưa dắt nhiều người đến với sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Phao-lô được vinh quang trong Đấng Christ khi ông đưa dắt được nhiều người đến với ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Mỗi một người tin nhận lời rao giảng của ông được cứu, được mặc lấy sự vinh quang của Đấng Christ thì đó cũng là sự vinh quang mà Đấng Christ sẽ ban thưởng cho ông.
32 Nếu tôi theo cách của loài người, đã đánh cùng loài thú ở thành Ê-phê-sô, thì có ích gì cho tôi? Nếu những người chết không được sống lại, thì chúng ta hãy ăn và hãy uống, vì ngày mai chúng ta chết! [Ê-sai 22:13]
Câu 32: Con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô đã phải trải qua nhiều nỗi khó khăn và nguy hiểm để có thể rao giảng Tin Lành, nhiều lúc phải chống trả mọi kẻ thù. Phao-lô đưa ra giả thuyết, nếu không có sự sống lại của những người chết, nếu chết là hết, thì đời sống chỉ có giá trị và chỉ có thể hưởng thụ trong hiện tại. Vậy, cách sống khôn khéo nhất là tận hưởng những gì mình thích trong cuộc đời này, trước khi chết.
33 Các anh chị em chớ bị mắc lừa! Những sự kết giao xấu làm hư những tính tốt.
Câu 33: Con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô nhắc nhở con dân Chúa tại thành Cô-rinh-tô chớ làm bạn, hay thông công với những người xưng nhận mình là môn đồ của Chúa mà lại không sống theo Lời Chúa, để tránh bị tiêm nhiễm những thói xấu của họ. Con dân Chúa cũng phải tránh xa các giáo sư giả và các tiên tri giả, là những kẻ rao giảng tà giáo, bác bỏ sự giảng dạy của Sứ Đồ Phao-lô, và dạy rằng, không có sự sống lại của những người chết.
34 Các anh chị em hãy tỉnh thức theo cách công chính! Và các anh chị em chớ phạm tội! Vì có người có sự không biết Thiên Chúa chút nào. Tôi nói với các anh chị em về sự hổ thẹn.
Câu 34: Con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô kêu gọi con dân Chúa tại thành Cô-rinh-tô, hãy luôn cảnh giác về mọi sự, phải sống thánh khiết, công chính theo lẽ thật của Lời Chúa. Tránh sự phạm tội, đừng làm những điều gì nghịch lại các điều răn và luật pháp của Thiên Chúa. Thực tế, có những người mang danh là con dân Chúa, nhưng lại không có sự khôn sáng để hiểu biết ý muốn tốt lành của Thiên Chúa đã định sẵn cho họ, nên họ vẫn phạm tội. Như vậy, thật là một sự hổ thẹn cho con dân Chúa trong Hội Thánh tại thành Cô-rinh-tô. Ngoài ra, vẫn có người không tin vào sự giảng dạy của Sứ Đồ Phao-lô về sự sống lại của những người chết, nhất là sự sống lại trong vinh quang và hạnh phúc đời đời trong Vương Quốc Trời của con dân Chúa.
Lạy Cha, con cảm tạ Cha, về sự chết và sự sống lại của Đấng Christ để cứu chuộc những ai tin nhận Tin Lành của Ngài. Con cảm tạ Cha vì Ngài ban cho thân thể xác thịt của mỗi một chúng con được biến hóa hoặc được sống lại trong ngày Đấng Christ đến để đem Hội Thánh ra khỏi thế gian. Con mong cho ngày ấy mau đến. A-men!
Huỳnh Christian Priscilla: I Cô-rinh-tô 15:20-34 Sự Sống Lại của Loài Người – Phần 2
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con, con xin kính dâng lên Cha lời tôn vinh và cảm tạ. Ngài là Thiên Chúa Toàn Năng, tình yêu và sự từ ái của Ngài còn tới đời đời! Con cảm tạ Cha, vì Ngài đã ban cho con thêm một ngày mới. Và giờ đây, xin Cha ở cùng, dạy dỗ con, trong khi con đọc và suy ngẫm Lời Ngài.
Lạy Cha, hôm nay, con xin trình bày sự suy ngẫm của con về I Cô-rinh-tô 15:20-34 về sự sống lại của loài người.
20 Nhưng bây giờ, Đấng Christ đã được sống lại từ những người chết, trở thành trái đầu mùa của những người ngủ.
Câu 20: Con hiểu rằng, Đức Chúa Jesus Christ chịu chết để cứu chuộc loài người và Ngài là người đầu tiên được sống lại một cách siêu nhiên, vinh quang, trong số những người chết. Cho nên những người chết trong Đấng Christ, khi đến thời điểm Cha đã định thì thân thể xác thịt của họ cũng sẽ được biến hóa, sống lại cách mầu nhiệm giống như Đấng Christ, bởi quyền phép của Thiên Chúa.
21 Vì sự chết đến bởi một người, thì sự sống lại của những kẻ chết cũng đến bởi một người.
22 Như trong A-đam mọi người đều chết, thì cũng vậy, trong Đấng Christ mọi người đều sẽ được sống lại.
Câu 21 và 22: Con hiểu rằng, bởi sự phạm tội của tổ phụ loài người là A-đam, sự chết đã vào trong thế gian, khiến cho mọi người đều chết, vì mọi người bị lây nhiễm bản tính phạm tội từ A-đam, khiến cho họ làm ra tội. Nhưng bởi sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ, sự sống lại vinh quang của thân thể xác thịt được ban cho những ai tin nhận Ngài.
23 Nhưng mỗi người theo thứ tự riêng của mình: Đấng Christ là trái đầu mùa; sau đó, là những ai thuộc về Đấng Christ, trong sự đến của Ngài.
Câu 23: Con hiểu rằng, Đấng Christ là người đầu tiên đã được sống lại cách siêu nhiên, Ngài có quyền trên sự chết. Kế đó, là sự sống lại dành cho những người thuộc về Hội Thánh của Chúa. Họ sẽ được sống lại trong ngày Đấng Christ đến để đem Hội Thánh ra khỏi thế gian. Sau đó, vào cuối Kỳ Tận Thế, các thánh đồ bị AntiChrist giết và các thánh đồ trước thời Tân Ước sẽ được sống lại để bước vào Vương Quốc Ngàn Năm.
24 Kế đó, sự cuối cùng sẽ đến, khi Ngài sẽ giao vương quốc cho Đức Chúa Trời, là Đức Cha, sau khi Ngài đã phá diệt mọi sự cai trị, mọi thẩm quyền, và mọi sức mạnh.
Câu 24: Con hiểu rằng, “Sự cuối cùng sẽ đến” là sự kết thúc trời cũ đất cũ và sự phán xét chung cuộc sau thời kỳ Vương Quốc Ngàn Năm. Là thời điểm của sự sống lại sau cùng, dành cho tất cả những người không có sự cứu rỗi, vì họ đã không ăn năn tội, không tin nhận sự chết chuộc tội của Đấng Christ. Họ sẽ phải chịu phán xét về mỗi tội lỗi họ đã làm ra và họ sẽ bị hình phạt, chịu khổ đời đời trong hỏa ngục cùng với các thiên sứ phạm tội.
25 Vì Ngài phải cầm quyền cho đến khi Ngài đặt mọi kẻ thù nghịch dưới chân Ngài. [Thi Thiên 110:1]
26 Kẻ thù sau cùng sẽ bị hủy diệt là sự chết.
Câu 25 và 26: Con hiểu rằng, Đấng Christ là "Vua của Các Vua và Chúa của Các Chúa" cầm quyền cai trị Vương Quốc Ngàn Năm, cho tới khi Ngài kết thúc trận chiến cuối cùng và thi hành sự phán xét chung cuộc. Khi đó, sự chết cũng sẽ không còn, vì thân thể xác thịt của mỗi người đều được sống lại.
27 Vì Ngài đã bắt muôn vật phục dưới chân Ngài. Nhưng khi Ngài phán rằng, muôn vật bị bắt phục thì chứng tỏ rằng, ngoại trừ Đấng bắt muôn vật phục Ngài. [Thi Thiên 8:6 - Dịch diễn ý: Vì Đức Chúa Trời đã bắt muôn vật phục dưới chân Đấng Christ. Nhưng khi Đức Chúa Trời phán rằng, muôn vật bị bắt phục thì chứng tỏ rằng, lời ấy ngoại trừ Đấng bắt muôn vật phục Đấng Christ.]
28 Khi muôn vật đã phục Ngài, thì chính mình Con cũng sẽ phục Đấng đã làm cho muôn vật phục mình, để cho Đức Chúa Trời làm muôn sự trong muôn sự.
Câu 27 và 28: Con hiểu rằng, Đức Chúa Jesus Christ, là Thiên Chúa trong thân vị Ngôi Lời. Chính Ngài đã dựng nên muôn loài vạn vật trong vũ trụ, vì vậy mà muôn loài vạn vật phải phục Ngài. Nhưng khi Đức Chúa Jesus Christ làm vua cai trị Vương Quốc của Đức Chúa Trời trong thân thể xác thịt loài người của Ngài thì Ngài phải được sự ban cho quyền cai trị từ Đức Chúa Trời.
29 Nếu không, những người chịu báp-tem thay cho những người chết sẽ làm gì? Nếu những người chết không được sống lại bao giờ, thì sao họ chịu báp-tem thay cho những người chết?
Câu 29: Con hiểu rằng, “chịu báp-tem thay cho những người chết” là nghi thức được áp dụng vào khoảng 300 năm đầu lịch sử của Hội Thánh. Vào thời ấy, các Hội Thánh địa phương cho phép một người chịu báp-tem thay cho người trong gia đình hay bạn bè mới tin Chúa đã qua đời mà chưa kịp chịu báp-tem. Mong rằng, người mới tin Chúa ấy được dự phần trong sự sống lại theo ý nghĩa của sự báp-tem là đồng chết với Đấng Christ và đồng sống lại với Đấng Christ. Ngày nay, trong Hội Thánh, việc chịu báp-tem thay cho người chết không cần thiết, vì không được dạy trong Thánh Kinh. Và vì sự cứu rỗi không đến bởi sự được báp-tem. Điển hình như tên trộm bị đóng đinh bên cạnh Đức Chúa Jesus trên thập tự giá, chưa có cơ hội chịu báp-tem mà vẫn được cứu rỗi, vì người ấy thật lòng ăn năn tội, có đức tin nơi Đức Chúa Jesus Christ. Sứ Đồ Phao-lô luận rằng, nếu không có sự sống lại của những người chết, đặc biệt là sự sống lại đầy phước hạnh của những người tin nhận Tin Lành Cứu Rỗi, thì việc chịu báp-tem của họ chỉ là một việc làm vô ích. Chính bởi đức tin về sự sống lại của những người chết mà con dân Chúa thời bấy giờ đã chịu báp-tem thay cho những người chết chưa kịp chịu báp-tem.
30 Sao chúng tôi ở trong sự nguy hiểm từng giờ?
Câu 30: Con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô muốn nói đến những sự nguy hiểm đến từ những người chống đối sự rao giảng Tin Lành của ông, đến từ những sự bất trắc trên các hành trình. Hoặc sự nguy hiểm khi bị ma quỷ tấn công, bách hại để cản trở sự hầu việc Chúa của ông.
31 Tôi chết mỗi ngày, bởi sự vinh hiển của các anh chị em mà tôi có trong Đấng Christ Jesus, Chúa của chúng ta.
Câu 31: Con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô mỗi ngày phải chịu khổ như một người lính giỏi vì danh Chúa. Ngày nào ông cũng phải đối diện với những hiểm nguy, như người lính trên chiến trường, trong linh vụ rao giảng Tin Lành để đưa dắt nhiều người đến với sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Phao-lô được vinh quang trong Đấng Christ khi ông đưa dắt được nhiều người đến với ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Mỗi một người tin nhận lời rao giảng của ông được cứu, được mặc lấy sự vinh quang của Đấng Christ thì đó cũng là sự vinh quang mà Đấng Christ sẽ ban thưởng cho ông.
32 Nếu tôi theo cách của loài người, đã đánh cùng loài thú ở thành Ê-phê-sô, thì có ích gì cho tôi? Nếu những người chết không được sống lại, thì chúng ta hãy ăn và hãy uống, vì ngày mai chúng ta chết! [Ê-sai 22:13]
Câu 32: Con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô đã phải trải qua nhiều nỗi khó khăn và nguy hiểm để có thể rao giảng Tin Lành, nhiều lúc phải chống trả mọi kẻ thù. Phao-lô đưa ra giả thuyết, nếu không có sự sống lại của những người chết, nếu chết là hết, thì đời sống chỉ có giá trị và chỉ có thể hưởng thụ trong hiện tại. Vậy, cách sống khôn khéo nhất là tận hưởng những gì mình thích trong cuộc đời này, trước khi chết.
33 Các anh chị em chớ bị mắc lừa! Những sự kết giao xấu làm hư những tính tốt.
Câu 33: Con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô nhắc nhở con dân Chúa tại thành Cô-rinh-tô chớ làm bạn, hay thông công với những người xưng nhận mình là môn đồ của Chúa mà lại không sống theo Lời Chúa, để tránh bị tiêm nhiễm những thói xấu của họ. Con dân Chúa cũng phải tránh xa các giáo sư giả và các tiên tri giả, là những kẻ rao giảng tà giáo, bác bỏ sự giảng dạy của Sứ Đồ Phao-lô, và dạy rằng, không có sự sống lại của những người chết.
34 Các anh chị em hãy tỉnh thức theo cách công chính! Và các anh chị em chớ phạm tội! Vì có người có sự không biết Thiên Chúa chút nào. Tôi nói với các anh chị em về sự hổ thẹn.
Câu 34: Con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô kêu gọi con dân Chúa tại thành Cô-rinh-tô, hãy luôn cảnh giác về mọi sự, phải sống thánh khiết, công chính theo lẽ thật của Lời Chúa. Tránh sự phạm tội, đừng làm những điều gì nghịch lại các điều răn và luật pháp của Thiên Chúa. Thực tế, có những người mang danh là con dân Chúa, nhưng lại không có sự khôn sáng để hiểu biết ý muốn tốt lành của Thiên Chúa đã định sẵn cho họ, nên họ vẫn phạm tội. Như vậy, thật là một sự hổ thẹn cho con dân Chúa trong Hội Thánh tại thành Cô-rinh-tô. Ngoài ra, vẫn có người không tin vào sự giảng dạy của Sứ Đồ Phao-lô về sự sống lại của những người chết, nhất là sự sống lại trong vinh quang và hạnh phúc đời đời trong Vương Quốc Trời của con dân Chúa.
Lạy Cha, con cảm tạ Cha, về sự chết và sự sống lại của Đấng Christ để cứu chuộc những ai tin nhận Tin Lành của Ngài. Con cảm tạ Cha vì Ngài ban cho thân thể xác thịt của mỗi một chúng con được biến hóa hoặc được sống lại trong ngày Đấng Christ đến để đem Hội Thánh ra khỏi thế gian. Con mong cho ngày ấy mau đến. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Huỳnh Christian Priscilla
02/06/2023