Huỳnh Christian Priscilla: Ga-la-ti 2:1-10 Chức Vụ và Sự Giảng Dạy của Phao-lô Được Hội Thánh Công Nhận
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con. Con kính dâng Cha lời tôn vinh và cảm tạ của con. Ngài là Thiên Chúa Toàn Năng và Cha ở trên trời của con. Con cảm tạ Cha về một tuần mới Cha ban thêm cho con, về Lời Hằng Sống của Ngài để con suy ngẫm mỗi ngày và cẩn thận làm theo. Cầu xin Đấng Christ thêm sức và giữ gìn gia đình con được đứng vững trong thời kỳ khó khăn, thiên tai, hoạn nạn sắp xảy ra trong những ngày cuối cùng này. Con tạ ơn Ngài!
Lạy Cha, con xin trình bày sự suy ngẫm của con về Ga-la-ti 2:1-10, nói về việc chức vụ và sự giảng dạy của Phao-lô được Hội Thánh công nhận.
1 Sau đó mười bốn năm, tôi lại lên thành Giê-ru-sa-lem với Ba-na-ba, và có đem theo Tít.
2 Tôi đã lên đó bởi sự mạc khải, và tôi đã phô bày cho họ Tin Lành mà tôi giảng trong các dân ngoại, lại phô bày riêng cho những người có danh tiếng, kẻo tôi đang chạy hoặc đã chạy một cách vô ích.
Câu 1 và 2: Con hiểu rằng, "sau mười bốn năm" là sau khi Sứ Đồ Phao-lô gặp mặt để trao đổi với Phi-e-rơ và ở lại với Phi-e-rơ mười lăm ngày tại thành Giê-ru-sa-lem, như được chép trong Ga-la-ti 1:18. Sứ Đồ Phao-lô cho biết, mười bốn năm sau đó, ông về lại Giê-ru-sa-lem với Ba-na-ba, và có đem theo Tít cùng đi với ông. Sứ Đồ Phao-lô nói rõ, ông trở lại Giê-ru-sa-lem bởi sự mạc khải từ Chúa, có nghĩa là ông nhìn thấy hoặc nhận biết trong thần trí sự Chúa truyền cho ông về Giê-ru-sa-lem. Phao-lô đã giãi bày cho Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem về Tin Lành mà ông đã từng rao giảng cho những dân ngoại không thuộc chủng tộc I-sơ-ra-ên. Ông cũng giãi bày cách riêng tư cho một số người có danh tiếng, có lẽ là các sứ đồ trong Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem. Sứ Đồ Phao-lô ví sự giảng Tin Lành của ông cho các dân ngoại giống như một cuộc chạy đua với thời gian. Nếu như ông dạy cho con dân Chúa trong các dân ngoại phải chịu cắt bì để được cứu rỗi thì sự giảng Tin Lành của ông sẽ trở thành vô ích, lãng phí thời gian.
3 Tuy nhiên, Tít, người cùng đi với tôi, là người Hy-lạp, mà không bị ép phải chịu cắt bì.
Câu 3: Con hiểu rằng, Tít là người Hy-lạp, đã tin nhận Tin Lành qua sự rao giảng của Sứ Đồ Phao-lô. Tít cũng là người đồng công trong các hành trình truyền giáo với ông. Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem đã tiếp nhận Tít mà không buộc Tít phải chịu cắt bì.
4 Đó là vì có mấy người anh em giả, đã lén lút xâm nhập, là những người vào bên cạnh, rình xem sự tự do mà chúng tôi có trong Đấng Christ Jesus, để bắt chúng tôi làm nô lệ.
Câu 4: Con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô gọi những người rao giảng tà giáo là "anh em giả", vì họ không thật lòng tin nhận Tin Lành mà chỉ dùng Tin Lành làm phương tiện để tôn vinh họ và làm lợi cho họ. Họ đã xâm nhập Hội Thánh, buộc con dân Chúa phải vâng giữ các nghi thức Do-thái Giáo như là điều kiện để được cứu rỗi. Họ thấy nếp sống tự do trong Chúa của con dân Chúa, là nếp sống không giữ những nghi thức tiêu biểu cho các việc làm của Đấng Christ, như sự cắt bì tiêu biểu cho sự cất đi bản tính ưa thích phạm tội, thì họ không đồng ý. Họ còn rao giảng những luật lệ của loài người đặt ra trong Do-thái Giáo, bắt con dân Chúa phải làm nô lệ cho các hình thức lễ nghi của Do-thái Giáo.
5 Chúng tôi đã không nhường họ bởi sự phục tùng, dù chỉ trong một giờ, để cho lẽ thật của Tin Lành được ở lại với các anh chị em.
Câu 5: Con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô và các bạn của ông đã cương quyết không cho phép những kẻ ấy rao giảng một Tin Lành khác trước Hội Thánh, dù chỉ trong một giờ. Phao-lô và các bạn của ông làm như vậy vì biết sự nguy hiểm của tà giáo, vì bảo vệ lẽ thật để giữ cho con dân Chúa có được Tin Lành chân chính. Nhờ đó, họ được tự do vâng theo lời dạy của Thánh Kinh, sống một đời sống thánh khiết.
6 Còn về những người được tôn trọng – trước đây họ như thế nào, thì chẳng can dự gì đến tôi, Thiên Chúa không chấp nhận bề ngoài của loài người – những người được tôn trọng ấy chẳng thêm điều gì cho tôi.
Câu 6: Con hiểu rằng, không phải Sứ Đồ Phao-lô xem thường các sứ đồ khác, là những người được tôn trọng trong Hội Thánh. Ông chỉ có ý muốn nói rằng, ông không tiếp nhận thẩm quyền và chức vụ sứ đồ từ họ, ông cũng là một sứ đồ được Đức Chúa Jesus trực tiếp kêu gọi và mạc khải Tin Lành như họ. Không phải vì họ làm sứ đồ trước ông, được sự tôn trọng trong Hội Thánh thì có thẩm quyền trên ông. Đức Chúa Trời xem xét tấm lòng của mỗi người chứ không xem xét những sự vinh dự bên ngoài của họ.
7 Trái lại, họ thấy rằng, sự giảng Tin Lành cho người không chịu cắt bì đã giao cho tôi, cũng như sự giảng Tin Lành cho người chịu cắt bì đã giao cho Phi-e-rơ.
8 Vì Đấng đã tác động trong Phi-e-rơ chức vụ sứ đồ cho người chịu cắt bì, cũng đã tác động trong tôi chức vụ sứ đồ cho các dân ngoại.
Câu 7 và 8: Con hiểu rằng, các sứ đồ và các trưởng lão tại Giê-ru-sa-lem đã nhìn thấy mục vụ rao giảng Tin Lành cho các dân ngoại được giao cho Sứ Đồ Phao-lô là đến từ Thiên Chúa; cũng như mục vụ giảng Tin Lành cho những người không chịu cắt bì đã được giao cho Sứ Đồ Phi-e-rơ. Điều này hàm ý, Phi-e-rơ đứng đầu công việc rao giảng cho dân I-sơ-ra-ên còn Phao-lô thì đứng đầu trong sự rao giảng cho các dân không phải là dân I-sơ-ra-ên. Sứ Đồ Phao-lô nhận biết, ông chịu cùng một sự tác động của Thiên Chúa như Sứ Đồ Phi-e-rơ để rao giảng Tin Lành. Phi-e-rơ được tác động để rao giảng cho dân I-sơ-ra-ên, Phao-lô được tác động để rao giảng cho các dân tộc khác.
9 Khi Gia-cơ, Sê-pha, và Giăng là các người được xem như cột trụ, nhận biết ân điển đã ban cho tôi, thì họ trao tay phải giao kết với tôi và Ba-na-ba, để cho chúng tôi đến với các dân ngoại, còn họ thì đến với người chịu cắt bì.
Câu 9: Con hiểu rằng, Gia-cơ, Sê-pha, tức Phi-e-rơ, và Giăng là các người được xem như cột trụ, tức là các người chăn dắt và cai trị của Hội Thánh ban đầu tại Giê-ru-sa-lem. Cả ba người đều nhận biết ân điển của Thiên Chúa đã ban cho Sứ Đồ Phao-lô. Họ cùng đưa tay phải ra để giao kết với ông và Ba-na-ba để thể hiện sự họ công nhận và chúc phước cho linh vụ truyền giáo của hai ông. Và như vậy, sự rao giảng Tin Lành cho các dân ngoại của Phao-lô và Ba-na-ba được Hội Thánh công nhận ngang hàng với sự các sứ đồ khác rao giảng Tin Lành cho dân I-sơ-ra-ên.
10 Chúng tôi chỉ phải nhớ đến những người khó nghèo, ấy cũng chính là điều tôi đã sốt sắng làm.
Câu 10: Con hiểu rằng, có lẽ các sứ đồ tại Giê-ru-sa-lem đã nhắc Phao-lô và Ba-na-ba quan tâm đến những con dân Chúa nghèo khó. Nhưng Phao-lô đã luôn sốt sắng, quan tâm đến những người nghèo khó trong Hội Thánh.
Lạy Cha, con biết rằng, càng gần ngày Đức Chúa Jesus Christ đến để đem Hội Thánh ra khỏi thế gian thì sẽ càng có nhiều giáo sư giả và tiên tri giả xâm nhập vào Hội Thánh để dẫn dụ con dân Chúa đi sai lạc Lời Chúa. Con cầu xin Ba Ngôi Thiên Chúa bảo vệ con dân chân thật của Ngài, giúp họ biết lánh xa sự giảng dạy tà giáo, không thỏa hiệp với sự ác, trung tín sống đúng theo lẽ thật để được nên thánh trọn vẹn, không chỗ trách được, cho tới ngày Đấng Christ trở lại. Con cảm tạ Cha. A-men!
Huỳnh Christian Priscilla: Ga-la-ti 2:1-10 Chức Vụ và Sự Giảng Dạy của Phao-lô Được Hội Thánh Công Nhận
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con. Con kính dâng Cha lời tôn vinh và cảm tạ của con. Ngài là Thiên Chúa Toàn Năng và Cha ở trên trời của con. Con cảm tạ Cha về một tuần mới Cha ban thêm cho con, về Lời Hằng Sống của Ngài để con suy ngẫm mỗi ngày và cẩn thận làm theo. Cầu xin Đấng Christ thêm sức và giữ gìn gia đình con được đứng vững trong thời kỳ khó khăn, thiên tai, hoạn nạn sắp xảy ra trong những ngày cuối cùng này. Con tạ ơn Ngài!
Lạy Cha, con xin trình bày sự suy ngẫm của con về Ga-la-ti 2:1-10, nói về việc chức vụ và sự giảng dạy của Phao-lô được Hội Thánh công nhận.
1 Sau đó mười bốn năm, tôi lại lên thành Giê-ru-sa-lem với Ba-na-ba, và có đem theo Tít.
2 Tôi đã lên đó bởi sự mạc khải, và tôi đã phô bày cho họ Tin Lành mà tôi giảng trong các dân ngoại, lại phô bày riêng cho những người có danh tiếng, kẻo tôi đang chạy hoặc đã chạy một cách vô ích.
Câu 1 và 2: Con hiểu rằng, "sau mười bốn năm" là sau khi Sứ Đồ Phao-lô gặp mặt để trao đổi với Phi-e-rơ và ở lại với Phi-e-rơ mười lăm ngày tại thành Giê-ru-sa-lem, như được chép trong Ga-la-ti 1:18. Sứ Đồ Phao-lô cho biết, mười bốn năm sau đó, ông về lại Giê-ru-sa-lem với Ba-na-ba, và có đem theo Tít cùng đi với ông. Sứ Đồ Phao-lô nói rõ, ông trở lại Giê-ru-sa-lem bởi sự mạc khải từ Chúa, có nghĩa là ông nhìn thấy hoặc nhận biết trong thần trí sự Chúa truyền cho ông về Giê-ru-sa-lem. Phao-lô đã giãi bày cho Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem về Tin Lành mà ông đã từng rao giảng cho những dân ngoại không thuộc chủng tộc I-sơ-ra-ên. Ông cũng giãi bày cách riêng tư cho một số người có danh tiếng, có lẽ là các sứ đồ trong Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem. Sứ Đồ Phao-lô ví sự giảng Tin Lành của ông cho các dân ngoại giống như một cuộc chạy đua với thời gian. Nếu như ông dạy cho con dân Chúa trong các dân ngoại phải chịu cắt bì để được cứu rỗi thì sự giảng Tin Lành của ông sẽ trở thành vô ích, lãng phí thời gian.
3 Tuy nhiên, Tít, người cùng đi với tôi, là người Hy-lạp, mà không bị ép phải chịu cắt bì.
Câu 3: Con hiểu rằng, Tít là người Hy-lạp, đã tin nhận Tin Lành qua sự rao giảng của Sứ Đồ Phao-lô. Tít cũng là người đồng công trong các hành trình truyền giáo với ông. Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem đã tiếp nhận Tít mà không buộc Tít phải chịu cắt bì.
4 Đó là vì có mấy người anh em giả, đã lén lút xâm nhập, là những người vào bên cạnh, rình xem sự tự do mà chúng tôi có trong Đấng Christ Jesus, để bắt chúng tôi làm nô lệ.
Câu 4: Con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô gọi những người rao giảng tà giáo là "anh em giả", vì họ không thật lòng tin nhận Tin Lành mà chỉ dùng Tin Lành làm phương tiện để tôn vinh họ và làm lợi cho họ. Họ đã xâm nhập Hội Thánh, buộc con dân Chúa phải vâng giữ các nghi thức Do-thái Giáo như là điều kiện để được cứu rỗi. Họ thấy nếp sống tự do trong Chúa của con dân Chúa, là nếp sống không giữ những nghi thức tiêu biểu cho các việc làm của Đấng Christ, như sự cắt bì tiêu biểu cho sự cất đi bản tính ưa thích phạm tội, thì họ không đồng ý. Họ còn rao giảng những luật lệ của loài người đặt ra trong Do-thái Giáo, bắt con dân Chúa phải làm nô lệ cho các hình thức lễ nghi của Do-thái Giáo.
5 Chúng tôi đã không nhường họ bởi sự phục tùng, dù chỉ trong một giờ, để cho lẽ thật của Tin Lành được ở lại với các anh chị em.
Câu 5: Con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô và các bạn của ông đã cương quyết không cho phép những kẻ ấy rao giảng một Tin Lành khác trước Hội Thánh, dù chỉ trong một giờ. Phao-lô và các bạn của ông làm như vậy vì biết sự nguy hiểm của tà giáo, vì bảo vệ lẽ thật để giữ cho con dân Chúa có được Tin Lành chân chính. Nhờ đó, họ được tự do vâng theo lời dạy của Thánh Kinh, sống một đời sống thánh khiết.
6 Còn về những người được tôn trọng – trước đây họ như thế nào, thì chẳng can dự gì đến tôi, Thiên Chúa không chấp nhận bề ngoài của loài người – những người được tôn trọng ấy chẳng thêm điều gì cho tôi.
Câu 6: Con hiểu rằng, không phải Sứ Đồ Phao-lô xem thường các sứ đồ khác, là những người được tôn trọng trong Hội Thánh. Ông chỉ có ý muốn nói rằng, ông không tiếp nhận thẩm quyền và chức vụ sứ đồ từ họ, ông cũng là một sứ đồ được Đức Chúa Jesus trực tiếp kêu gọi và mạc khải Tin Lành như họ. Không phải vì họ làm sứ đồ trước ông, được sự tôn trọng trong Hội Thánh thì có thẩm quyền trên ông. Đức Chúa Trời xem xét tấm lòng của mỗi người chứ không xem xét những sự vinh dự bên ngoài của họ.
7 Trái lại, họ thấy rằng, sự giảng Tin Lành cho người không chịu cắt bì đã giao cho tôi, cũng như sự giảng Tin Lành cho người chịu cắt bì đã giao cho Phi-e-rơ.
8 Vì Đấng đã tác động trong Phi-e-rơ chức vụ sứ đồ cho người chịu cắt bì, cũng đã tác động trong tôi chức vụ sứ đồ cho các dân ngoại.
Câu 7 và 8: Con hiểu rằng, các sứ đồ và các trưởng lão tại Giê-ru-sa-lem đã nhìn thấy mục vụ rao giảng Tin Lành cho các dân ngoại được giao cho Sứ Đồ Phao-lô là đến từ Thiên Chúa; cũng như mục vụ giảng Tin Lành cho những người không chịu cắt bì đã được giao cho Sứ Đồ Phi-e-rơ. Điều này hàm ý, Phi-e-rơ đứng đầu công việc rao giảng cho dân I-sơ-ra-ên còn Phao-lô thì đứng đầu trong sự rao giảng cho các dân không phải là dân I-sơ-ra-ên. Sứ Đồ Phao-lô nhận biết, ông chịu cùng một sự tác động của Thiên Chúa như Sứ Đồ Phi-e-rơ để rao giảng Tin Lành. Phi-e-rơ được tác động để rao giảng cho dân I-sơ-ra-ên, Phao-lô được tác động để rao giảng cho các dân tộc khác.
9 Khi Gia-cơ, Sê-pha, và Giăng là các người được xem như cột trụ, nhận biết ân điển đã ban cho tôi, thì họ trao tay phải giao kết với tôi và Ba-na-ba, để cho chúng tôi đến với các dân ngoại, còn họ thì đến với người chịu cắt bì.
Câu 9: Con hiểu rằng, Gia-cơ, Sê-pha, tức Phi-e-rơ, và Giăng là các người được xem như cột trụ, tức là các người chăn dắt và cai trị của Hội Thánh ban đầu tại Giê-ru-sa-lem. Cả ba người đều nhận biết ân điển của Thiên Chúa đã ban cho Sứ Đồ Phao-lô. Họ cùng đưa tay phải ra để giao kết với ông và Ba-na-ba để thể hiện sự họ công nhận và chúc phước cho linh vụ truyền giáo của hai ông. Và như vậy, sự rao giảng Tin Lành cho các dân ngoại của Phao-lô và Ba-na-ba được Hội Thánh công nhận ngang hàng với sự các sứ đồ khác rao giảng Tin Lành cho dân I-sơ-ra-ên.
10 Chúng tôi chỉ phải nhớ đến những người khó nghèo, ấy cũng chính là điều tôi đã sốt sắng làm.
Câu 10: Con hiểu rằng, có lẽ các sứ đồ tại Giê-ru-sa-lem đã nhắc Phao-lô và Ba-na-ba quan tâm đến những con dân Chúa nghèo khó. Nhưng Phao-lô đã luôn sốt sắng, quan tâm đến những người nghèo khó trong Hội Thánh.
Lạy Cha, con biết rằng, càng gần ngày Đức Chúa Jesus Christ đến để đem Hội Thánh ra khỏi thế gian thì sẽ càng có nhiều giáo sư giả và tiên tri giả xâm nhập vào Hội Thánh để dẫn dụ con dân Chúa đi sai lạc Lời Chúa. Con cầu xin Ba Ngôi Thiên Chúa bảo vệ con dân chân thật của Ngài, giúp họ biết lánh xa sự giảng dạy tà giáo, không thỏa hiệp với sự ác, trung tín sống đúng theo lẽ thật để được nên thánh trọn vẹn, không chỗ trách được, cho tới ngày Đấng Christ trở lại. Con cảm tạ Cha. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Huỳnh Christian Priscilla