Kính lạy Chúa là Cha của con ở trên trời! Con xin cảm tạ ơn Cha đã ban cho con thời gian, phương tiện để con viết ra cảm nhận của mình về sách Công Vụ Các Sứ Đồ. Con xin Cha ban ơn cho sự trình bày bài viết của con được gọn gàng, xúc tích và giúp con ghi nhớ những những cảm nhận này. Con cảm tạ Cha và cầu xin trong danh của Đức Chúa Jesus Christ. A-men!
Thưa Cha! Khi con đọc về các phép lạ được ghi lại trong sách Công Vụ con cảm thấy ngạc nhiên với phép lạ đầu tiên khi Hội Thánh mới được thành lập vào ngày Lễ Ngũ Tuần. Đó là sự kiện Đức Thánh Linh giáng xuống, có hình dáng giống như lưỡi lửa đậu trên mỗi người. Hết thảy các môn đồ nhóm lại đều được đầy dẫy thánh linh và khởi sự nói các ngôn ngữ khác. Sự kiện đó cũng giúp cho con hiểu và có lòng tin rằng: Kể từ thời điểm ấy cho đến sau này, hễ ai bằng lòng ăn tội, tin nhận Đức Chúa Jesus Christ thì được gia nhập vào Hội Thánh và Đức Thánh Linh ngự vào trong thân thể người ấy.
Con cũng thấy rằng, ngay trong những ngày đầu mới thành lập, Hội Thánh của Chúa đã phải đối diện với những sự đàn áp khốc liệt đến từ nhà cầm quyền của Do Thái Giáo. Sự đàn áp đó có thể đem lại nỗi sợ hãi với nhiều người khiến cho họ sớm lui đi trong đức tin. Nhưng không phải tất cả mọi người đều lui đi, có rất nhiều người đã không chịu khuất phục sự bách hại đó. Họ đã can đảm, dạn dĩ công bố đức tin, yêu thương kẻ thù cho đến tận lúc chết. Nổi bật là tấm gương tử vì Đạo của chấp sự Ê-tiên. Ông là người mang đến cho con cũng như nhiều người khác động lực, tinh thần để bước đi theo Chúa mà không ngại sự bách hại, tra tấn và giết hại thân thể.
Con hiểu rằng, Hội Thánh ban đầu là khuôn mẫu cho nếp sống yêu thương, hiệp một giữa vòng những con dân Chúa. Bởi lòng sốt sắng và tinh thần tận hiến của họ mà Tin Lành đã nhanh chóng lan tỏa từ Giê-ru-sa-lem cho tới nhiều nơi trong đế quốc Lã Mã thời bấy giờ. Song song, bên cạnh đó không thể thiếu được sự hành động của Đức Thánh Linh trong người rao giảng Tin Lành và người nghe.
Trong những người rao giảng Tin Lành, con cảm thấy mình gần gũi với sứ đồ Phao-lô. Có lẽ, chức vụ của ông là người rao giảng cho dân ngoại và nội dung của sách Công Vụ ghi lại nhiều cuộc hành trình truyền giáo của ông nên con thấy có nhiều chi tiết lưu đọng lại trong tâm trí mình. Nhưng nổi bật nhất vẫn là hình ảnh của ông khi nghe Đức Chúa Jesus phán với ông trên đường ông đi đến thành Đa-mách.
Câu chuyện về sự cải Đạo của Phao-lô khiến con suy nghĩ đến khả năng để một người thay đổi cái nhìn về Chúa và đức tin của những người theo Chúa là khi người ấy được chính Ngài tác động, được Ngài bắt phục. Lời phán của Đức Chúa Jesus dành cho ông là một lẽ thật được con dân Chúa ứng dụng mỗi khi gặp sự bách hại của kẻ dữ. Chúa đã chết và tha thứ tội lỗi cho ông trước khi ông đầu phục Ngài. Bởi vậy, con cũng cần học biết và tha thứ cho những người đối xử bất công với con hay cả những người có ý làm hại con. Nhớ đến sự tha thứ của Chúa dành cho mình, con cũng tha thứ cho họ trước khi họ nhận ra lỗi và xin lỗi con. Ngoài ra, con hiểu rằng, chỉ có sự tha thứ mới giúp cho người có lỗi, có tội ăn năn để phục hòa với mình và nó cũng là bằng chứng hay bông trái của một người đã tin nhận Đức Chúa Jesus là Cứu Chúa.
Sự can đảm của các sứ đồ khi rao giảng Tin Lành là nguồn cảm hứng cho cuộc sống của con hàng ngày. Cuộc sống mỗi ngày đều có những sự mới mẻ khác nhau trong suy nghĩ, tâm tư, nhận thức và hành động. Dù là hoạt động nào thì con cũng cần có sự can đảm, vững vàng để nói và làm theo Lời Chúa.
Khi đọc về những cuộc tranh luận và quyết định của Hội Đồng Các Trưởng Lão tại Giê-ru-sa-lem, con cảm thấu những vấn đề này vẫn còn mang tính thời sự trong Hội Thánh. Bởi vì, ngày nay Hội Thánh của Chúa vẫn bị những tổ chức giáo hội mang danh Chúa lên án nếp sống và sự giảng dạy Lời Chúa đúng theo lẽ thật trong Thánh Kinh. Họ là những người reo rắc những lẽ thật không đúng Thánh Kinh và pha trộn tín ngưỡng của ngoại giáo vào trong các tổ chức của mình. Nếp sống của họ chỉ bộc lộ tính xác thịt và khiến cho người không chưa tin Chúa hiểu làm và chê cười Đạo Chúa.
Sự phát triển của Hội Thánh từ một nhóm nhỏ tại Giê-ru-sa-lem đến việc lan tỏa ra khắp thế giới đã để lại cho con cảm giác lạ lùng về sự mở rộng của đức tin. Làm sao để rao giảng Tin Lành cho nhiều người nghe là một việc khó, nhưng việc khó hơn là việc khiến cho người nghe có đức tin và cũng trở nên người rao truyền Tin Lành. Đó là sự hành động của Chúa trong suốt lịch sử hình thành và phát triển của Hội Thánh.
Từ đây, con rút ra cho mình những bài học áp dụng vào cuộc sống cá nhân là:
Dù con không trực tiếp đi ra rao giảng Tin Lành thì con phải sống nếp sống mỗi ngày để chiếu ra Tin Lành của Chúa ở giữa những người xung quanh hay những người quen biết con.
Khi con biết được con dân Chúa đang gặp những sự bách hại như giam giữ, tra tấn, đối xử bất công..., thì con cầu nguyện để Chúa thêm sức cho họ và sớm giải cứu họ.
Nếu đó đi ra rao giảng Tin Lành hay làm các công việc liên quan đến sự rao giảng Tin Lành thì con cầu nguyện Chúa cho việc làm của người ấy được nhiều kết quả. Nếu có thể, thì con dâng hiến tiền bạc và cung cấp những sự cần dùng cho những người như vậy.
Xin Chúa ban cho con lòng can đảm và nhạy bén với sự hướng dẫn của Chúa khi con có cơ hội rao giảng Tin Lành cho một người nào đó.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ. Đặng Thiên Tứ
Cảm Nhận về Sách Công Vụ Các Sứ Đồ
Kính lạy Chúa là Cha của con ở trên trời!
Con xin cảm tạ ơn Cha đã ban cho con thời gian, phương tiện để con viết ra cảm nhận của mình về sách Công Vụ Các Sứ Đồ. Con xin Cha ban ơn cho sự trình bày bài viết của con được gọn gàng, xúc tích và giúp con ghi nhớ những những cảm nhận này. Con cảm tạ Cha và cầu xin trong danh của Đức Chúa Jesus Christ. A-men!
Thưa Cha! Khi con đọc về các phép lạ được ghi lại trong sách Công Vụ con cảm thấy ngạc nhiên với phép lạ đầu tiên khi Hội Thánh mới được thành lập vào ngày Lễ Ngũ Tuần. Đó là sự kiện Đức Thánh Linh giáng xuống, có hình dáng giống như lưỡi lửa đậu trên mỗi người. Hết thảy các môn đồ nhóm lại đều được đầy dẫy thánh linh và khởi sự nói các ngôn ngữ khác. Sự kiện đó cũng giúp cho con hiểu và có lòng tin rằng: Kể từ thời điểm ấy cho đến sau này, hễ ai bằng lòng ăn tội, tin nhận Đức Chúa Jesus Christ thì được gia nhập vào Hội Thánh và Đức Thánh Linh ngự vào trong thân thể người ấy.
Con cũng thấy rằng, ngay trong những ngày đầu mới thành lập, Hội Thánh của Chúa đã phải đối diện với những sự đàn áp khốc liệt đến từ nhà cầm quyền của Do Thái Giáo. Sự đàn áp đó có thể đem lại nỗi sợ hãi với nhiều người khiến cho họ sớm lui đi trong đức tin. Nhưng không phải tất cả mọi người đều lui đi, có rất nhiều người đã không chịu khuất phục sự bách hại đó. Họ đã can đảm, dạn dĩ công bố đức tin, yêu thương kẻ thù cho đến tận lúc chết. Nổi bật là tấm gương tử vì Đạo của chấp sự Ê-tiên. Ông là người mang đến cho con cũng như nhiều người khác động lực, tinh thần để bước đi theo Chúa mà không ngại sự bách hại, tra tấn và giết hại thân thể.
Con hiểu rằng, Hội Thánh ban đầu là khuôn mẫu cho nếp sống yêu thương, hiệp một giữa vòng những con dân Chúa. Bởi lòng sốt sắng và tinh thần tận hiến của họ mà Tin Lành đã nhanh chóng lan tỏa từ Giê-ru-sa-lem cho tới nhiều nơi trong đế quốc Lã Mã thời bấy giờ. Song song, bên cạnh đó không thể thiếu được sự hành động của Đức Thánh Linh trong người rao giảng Tin Lành và người nghe.
Trong những người rao giảng Tin Lành, con cảm thấy mình gần gũi với sứ đồ Phao-lô. Có lẽ, chức vụ của ông là người rao giảng cho dân ngoại và nội dung của sách Công Vụ ghi lại nhiều cuộc hành trình truyền giáo của ông nên con thấy có nhiều chi tiết lưu đọng lại trong tâm trí mình. Nhưng nổi bật nhất vẫn là hình ảnh của ông khi nghe Đức Chúa Jesus phán với ông trên đường ông đi đến thành Đa-mách.
Câu chuyện về sự cải Đạo của Phao-lô khiến con suy nghĩ đến khả năng để một người thay đổi cái nhìn về Chúa và đức tin của những người theo Chúa là khi người ấy được chính Ngài tác động, được Ngài bắt phục. Lời phán của Đức Chúa Jesus dành cho ông là một lẽ thật được con dân Chúa ứng dụng mỗi khi gặp sự bách hại của kẻ dữ. Chúa đã chết và tha thứ tội lỗi cho ông trước khi ông đầu phục Ngài. Bởi vậy, con cũng cần học biết và tha thứ cho những người đối xử bất công với con hay cả những người có ý làm hại con. Nhớ đến sự tha thứ của Chúa dành cho mình, con cũng tha thứ cho họ trước khi họ nhận ra lỗi và xin lỗi con. Ngoài ra, con hiểu rằng, chỉ có sự tha thứ mới giúp cho người có lỗi, có tội ăn năn để phục hòa với mình và nó cũng là bằng chứng hay bông trái của một người đã tin nhận Đức Chúa Jesus là Cứu Chúa.
Sự can đảm của các sứ đồ khi rao giảng Tin Lành là nguồn cảm hứng cho cuộc sống của con hàng ngày. Cuộc sống mỗi ngày đều có những sự mới mẻ khác nhau trong suy nghĩ, tâm tư, nhận thức và hành động. Dù là hoạt động nào thì con cũng cần có sự can đảm, vững vàng để nói và làm theo Lời Chúa.
Khi đọc về những cuộc tranh luận và quyết định của Hội Đồng Các Trưởng Lão tại Giê-ru-sa-lem, con cảm thấu những vấn đề này vẫn còn mang tính thời sự trong Hội Thánh. Bởi vì, ngày nay Hội Thánh của Chúa vẫn bị những tổ chức giáo hội mang danh Chúa lên án nếp sống và sự giảng dạy Lời Chúa đúng theo lẽ thật trong Thánh Kinh. Họ là những người reo rắc những lẽ thật không đúng Thánh Kinh và pha trộn tín ngưỡng của ngoại giáo vào trong các tổ chức của mình. Nếp sống của họ chỉ bộc lộ tính xác thịt và khiến cho người không chưa tin Chúa hiểu làm và chê cười Đạo Chúa.
Sự phát triển của Hội Thánh từ một nhóm nhỏ tại Giê-ru-sa-lem đến việc lan tỏa ra khắp thế giới đã để lại cho con cảm giác lạ lùng về sự mở rộng của đức tin. Làm sao để rao giảng Tin Lành cho nhiều người nghe là một việc khó, nhưng việc khó hơn là việc khiến cho người nghe có đức tin và cũng trở nên người rao truyền Tin Lành. Đó là sự hành động của Chúa trong suốt lịch sử hình thành và phát triển của Hội Thánh.
Từ đây, con rút ra cho mình những bài học áp dụng vào cuộc sống cá nhân là:
Dù con không trực tiếp đi ra rao giảng Tin Lành thì con phải sống nếp sống mỗi ngày để chiếu ra Tin Lành của Chúa ở giữa những người xung quanh hay những người quen biết con.
Khi con biết được con dân Chúa đang gặp những sự bách hại như giam giữ, tra tấn, đối xử bất công..., thì con cầu nguyện để Chúa thêm sức cho họ và sớm giải cứu họ.
Nếu đó đi ra rao giảng Tin Lành hay làm các công việc liên quan đến sự rao giảng Tin Lành thì con cầu nguyện Chúa cho việc làm của người ấy được nhiều kết quả. Nếu có thể, thì con dâng hiến tiền bạc và cung cấp những sự cần dùng cho những người như vậy.
Xin Chúa ban cho con lòng can đảm và nhạy bén với sự hướng dẫn của Chúa khi con có cơ hội rao giảng Tin Lành cho một người nào đó.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Đặng Thiên Tứ