Ga-la-ti 2:1-10 Chức Vụ và Sự Giảng Dạy của Phao-lô Được Hội Thánh Công Nhận
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con ở trên các tầng trời!
Con dâng lời tạ ơn Cha vì một ngày nữa lại trôi qua trong ân điển và ơn quan phòng của Ngài. Và giờ đây Ngài lại ban cho con học lời Chúa trong Ga-la-ti 2:1-10 Chức Vụ và Sự Giảng Dạy của Phao-lô Được Hội Thánh Công Nhận. Con cầu xin Chúa dắt dẫn cho con vào trong Lẽ Thật Lời Ngài.
Con xin ghi ra sự suy ngẫm của con như sau:
Kính thưa Chúa! Con hiểu:
1 Sau đó mười bốn năm, tôi lại lên thành Giê-ru-sa-lem với Ba-na-ba, và có đem theo Tít.
Qua tham khảo bài giảng của người chăn con được hiểu, mười bốn năm sau những sự kiện đã được Sứ Đồ Phao-lô thuật lại trong Ga-la-ti 1: 15-21, Sứ Đồ Phao-lô đã trở lại Giê-ru-sa-lem, vì ông nghe có mấy người Do-thái đến An-ti-ốt rao giảng sự cứu rỗi phải kèm theo sự cắt bì cho những người nam, sự việc này đã làm rối trí con dân Chúa tại An-ti-ốt và gây hoang mang trong đức tin của họ, và nghi ngờ sự giảng dạy và chức vụ sứ đồ của ông có thật sự đến từ Chúa? Vậy nên, ông lại lên thành Giê-ru-sa-lem với Ba-na-ba, để làm chứng về sự ông được gặp Chúa Jesus Christ, tin nhận Tin Lành và bước vào linh vụ, chức vụ. Và ông có đem theo Tít là người Hy-lạp, là người ngoại đã tin nhận Tin Lành của Đấng Christ, ông muốn cho họ thấy Tít đang ở trong Tin Lành; Tin Lành đang ở trong Tít qua sự bình an thật của Đấng Christ, và có lẽ là một con người mới theo tiêu chuẩn của Đấng Christ tỏ lộ ra nhiều ở Tít nữa. Mặc dù Tít không làm phép cắt bì. Điều đó khẳng định cho họ rằng cắt bì chỉ là hình thức chứ không đưa người ta vào trong sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời.
2 Tôi đã lên đó bởi sự mạc khải, và tôi đã phô bày cho họ Tin Lành mà tôi giảng trong các dân ngoại, lại phô bày riêng cho những người có danh tiếng, kẻo tôi đang chạy hoặc đã chạy một cách vô ích.
Sứ Đồ Phao-lô đã lên đó với Ba-na-ba là chứng nhân cho ông về sự mạc khải, qua sự mạc khải ấy mà ông đã nhận được Lẽ Thật về Tin Lành, ông đã trình bày cho con dân Chúa, và cũng Tin Lành ấy ông rao giảng cho dân ngoại là: Lẽ Thật của sự cứu rỗi nhờ vào đức tin nơi sự chết chuộc tội của Đấng Christ, khi đó quyền năng của Tin Lành biến đổi một con người cũ xấu xa, tội lỗi thành một con người mới với các bản tính yêu thương công chính thánh khiết và khiêm nhường như Đấng Christ. Ông cũng rao truyền lại những giáo lý ấy với những người có danh tiếng tại An-ti-ốt, có lẽ họ là những người đã rao giảng một “Tin Lành khác” cho con dân Chúa tai đó. Để cho họ hiểu biết Lẽ Thật trong ân điển của Đấng Christ, để Tin Lành chân thật của Đấng Christ được phổ cập tại đó, kẻo khi ông đang rao giảng cho con dân Chúa tại An-ti-ốt thì các bậc có danh tiếng ấy lại dùng sự ảnh hưởng của mình mà quấy rối, làm công việc của ông trở nên vô ích.
3 Tuy nhiên, Tít, người cùng đi với tôi, là người Hy-lạp, mà không bị ép phải chịu cắt bì.
4 Đó là vì có mấy người anh em giả, đã lén lút xâm nhập, là những người vào bên cạnh, rình xem sự tự do mà chúng tôi có trong Đấng Christ Jesus, để bắt chúng tôi làm nô lệ.
5 Chúng tôi đã không nhường họ bởi sự phục tùng, dù chỉ trong một giờ, để cho lẽ thật của Tin Lành được ở lại với các anh chị em.
Sự kiện Phao-lô “có đem theo Tít.” Là để cho con dân Chúa tại An-ti-ốt thấy Tin Lành đã làm việc, đã biến đổi trên Tít là thể nào, mà không cần phải kèm theo một điều kiện nào khác, chịu cắt bì chỉ là hình thức, để cho họ không bị hoang mang lo lắng về đức tin của họ vào trong sự chết chuộc tội của Đấng Christ.
Nhưng có “mấy người anh em giả” đang kiện cáo Phao-lô rằng Tít chưa làm phép cắt bì thì không được cứu, Phao-lô đã mạnh mẽ giảng dạy, bảo vệ một lẽ thật của Tin Lành là nhờ vào ân điển của Đấng Christ để được cứu, để rồi từ đó có năng lực của Ngài có đời sống nên mới vui thỏa, bình an đắc thắng mọi tội lỗi và quyền lực của sự chết giống như Ngài, và được phục sinh như Ngài. Để cho con dân Chúa không bị lầm lạc mà rời xa Lẽ Thật.
Ông đã thẳng thắn không run sợ trước sự ép bức của “mấy người anh em giả” đó. Có lẽ họ đã bắt Phao-lô phải giảng theo tín lý sai lạc của họ như họ đã rao giảng cho con dân Chúa tại An-ti-ốt trước đó. Việc làm của họ là chống nghịch lẽ thật, tuy rằng nói tin Chúa nhưng kỳ thực họ là tay sai của Sa-tan trà trộn vào Hội Thánh để phá hoại Hội Thánh.
6 Còn về những người được tôn trọng – trước đây họ như thế nào, thì chẳng can dự gì đến tôi, Thiên Chúa không chấp nhận bề ngoài của loài người – những người được tôn trọng ấy chẳng thêm điều gì cho tôi.
7 Trái lại, họ thấy rằng, sự giảng Tin Lành cho người không chịu cắt bì đã giao cho tôi, cũng như sự giảng Tin Lành cho người chịu cắt bì đã giao cho Phi-e-rơ.
8 Vì Đấng đã tác động trong Phi-e-rơ chức vụ sứ đồ cho người chịu cắt bì, cũng đã tác động trong tôi chức vụ sứ đồ cho các dân ngoại.
Những người được tôn trọng mà Phao-lô nói đến ở đây con hiểu, ông muốn nói các sứ đồ của Chúa, họ đã được biết đến khi ở cùng Chúa Jesus trước khi Ngài chịu thương khó và phục sinh, như là Phi-e-rơ; Giăng, Gia-cơ, và họ cũng xứng đáng với danh tiếng của họ. Phao-lô nhắc không có ý ganh tị nhưng ông muốn nói rằng một sứ đồ chân thật của Chúa không phải chỉ được đánh giá bề ngoài. Họ được tôn trọng thì không thêm điều tôn trọng cho ông, cũng chẳng vì họ được tôn trọng mà ông bị xem nhẹ. Nhưng trước Đức Chúa Trời là sự tiếp nhận những ý chỉ của Ngài và hết lòng phụng sự cách chân thật như ông đang làm, và “những sứ đồ được tôn trọng” ấy, họ đã nhận ra: “sự giảng Tin Lành cho người không chịu cắt bì đã giao cho ông, cũng như sự giảng Tin Lành cho người chịu cắt bì đã giao cho Phi-e-rơ.” Tức là cả ông và Phi-e-rơ đều trực tiếp nhận chức vụ sứ đồ do Đức Chúa Jesus Christ ban cho.
9 Khi Gia-cơ, Sê-pha, và Giăng là các người được xem như cột trụ, nhận biết ân điển đã ban cho tôi, thì họ trao tay phải giao kết với tôi và Ba-na-ba, để cho chúng tôi đến với các dân ngoại, còn họ thì đến với người chịu cắt bì.
10 Chúng tôi chỉ phải nhớ đến những người khó nghèo, ấy cũng chính là điều tôi đã sốt sắng làm.
Khi các sứ đồ Gia-cơ, Sê-pha, Giăng nhận biết chức vụ sứ đồ của Phao-lô cũng được nhận từ Đấng Christ, “thì họ trao tay phải giao kết” với Phao-lô và Ba-na-ba. Con hiểu là họ công nhận thẩm quyền của Chúa trên chức vụ sứ đồ của ông và Ba-na-ba là rao giảng cho người ngoại, họ đã kết nạp ông vào cùng chung linh vụ của Đấng Christ, trong đó có sự bày tỏ tình yêu thương của Đấng Christ qua việc chăm sóc đến đời sống cho con dân Chúa có hoàn cảnh khó nghèo, Phao-lô nói điều đó trong sự dắt dẫn của Chúa, ông cũng đã sốt sắng làm rồi.
Con dâng lời tạ ơn Chúa đã cho con học xong phân đoạn Thánh Kinh trên. Cho con cũng hiểu thêm rằng ngoài sự cần thiết chúng con công bố Tin Lành của Đấng Christ cho mọi người bằng văn tự hay lời nói, chúng con cũng càng cần rao ra tình yêu thương của Đấng Christ qua việc làm là quan tâm chăm sóc đến đời sống khó nghèo của anh chị em cùng đức tin và người lân cận.
Ga-la-ti 2:1-10 Chức Vụ và Sự Giảng Dạy của Phao-lô Được Hội Thánh Công Nhận
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con ở trên các tầng trời!
Con dâng lời tạ ơn Cha vì một ngày nữa lại trôi qua trong ân điển và ơn quan phòng của Ngài. Và giờ đây Ngài lại ban cho con học lời Chúa trong Ga-la-ti 2:1-10 Chức Vụ và Sự Giảng Dạy của Phao-lô Được Hội Thánh Công Nhận. Con cầu xin Chúa dắt dẫn cho con vào trong Lẽ Thật Lời Ngài.
Con xin ghi ra sự suy ngẫm của con như sau:
Kính thưa Chúa! Con hiểu:
1 Sau đó mười bốn năm, tôi lại lên thành Giê-ru-sa-lem với Ba-na-ba, và có đem theo Tít.
Qua tham khảo bài giảng của người chăn con được hiểu, mười bốn năm sau những sự kiện đã được Sứ Đồ Phao-lô thuật lại trong Ga-la-ti 1: 15-21, Sứ Đồ Phao-lô đã trở lại Giê-ru-sa-lem, vì ông nghe có mấy người Do-thái đến An-ti-ốt rao giảng sự cứu rỗi phải kèm theo sự cắt bì cho những người nam, sự việc này đã làm rối trí con dân Chúa tại An-ti-ốt và gây hoang mang trong đức tin của họ, và nghi ngờ sự giảng dạy và chức vụ sứ đồ của ông có thật sự đến từ Chúa? Vậy nên, ông lại lên thành Giê-ru-sa-lem với Ba-na-ba, để làm chứng về sự ông được gặp Chúa Jesus Christ, tin nhận Tin Lành và bước vào linh vụ, chức vụ. Và ông có đem theo Tít là người Hy-lạp, là người ngoại đã tin nhận Tin Lành của Đấng Christ, ông muốn cho họ thấy Tít đang ở trong Tin Lành; Tin Lành đang ở trong Tít qua sự bình an thật của Đấng Christ, và có lẽ là một con người mới theo tiêu chuẩn của Đấng Christ tỏ lộ ra nhiều ở Tít nữa. Mặc dù Tít không làm phép cắt bì. Điều đó khẳng định cho họ rằng cắt bì chỉ là hình thức chứ không đưa người ta vào trong sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời.
2 Tôi đã lên đó bởi sự mạc khải, và tôi đã phô bày cho họ Tin Lành mà tôi giảng trong các dân ngoại, lại phô bày riêng cho những người có danh tiếng, kẻo tôi đang chạy hoặc đã chạy một cách vô ích.
Sứ Đồ Phao-lô đã lên đó với Ba-na-ba là chứng nhân cho ông về sự mạc khải, qua sự mạc khải ấy mà ông đã nhận được Lẽ Thật về Tin Lành, ông đã trình bày cho con dân Chúa, và cũng Tin Lành ấy ông rao giảng cho dân ngoại là: Lẽ Thật của sự cứu rỗi nhờ vào đức tin nơi sự chết chuộc tội của Đấng Christ, khi đó quyền năng của Tin Lành biến đổi một con người cũ xấu xa, tội lỗi thành một con người mới với các bản tính yêu thương công chính thánh khiết và khiêm nhường như Đấng Christ.
Ông cũng rao truyền lại những giáo lý ấy với những người có danh tiếng tại An-ti-ốt, có lẽ họ là những người đã rao giảng một “Tin Lành khác” cho con dân Chúa tai đó. Để cho họ hiểu biết Lẽ Thật trong ân điển của Đấng Christ, để Tin Lành chân thật của Đấng Christ được phổ cập tại đó, kẻo khi ông đang rao giảng cho con dân Chúa tại An-ti-ốt thì các bậc có danh tiếng ấy lại dùng sự ảnh hưởng của mình mà quấy rối, làm công việc của ông trở nên vô ích.
3 Tuy nhiên, Tít, người cùng đi với tôi, là người Hy-lạp, mà không bị ép phải chịu cắt bì.
4 Đó là vì có mấy người anh em giả, đã lén lút xâm nhập, là những người vào bên cạnh, rình xem sự tự do mà chúng tôi có trong Đấng Christ Jesus, để bắt chúng tôi làm nô lệ.
5 Chúng tôi đã không nhường họ bởi sự phục tùng, dù chỉ trong một giờ, để cho lẽ thật của Tin Lành được ở lại với các anh chị em.
Sự kiện Phao-lô “có đem theo Tít.” Là để cho con dân Chúa tại An-ti-ốt thấy Tin Lành đã làm việc, đã biến đổi trên Tít là thể nào, mà không cần phải kèm theo một điều kiện nào khác, chịu cắt bì chỉ là hình thức, để cho họ không bị hoang mang lo lắng về đức tin của họ vào trong sự chết chuộc tội của Đấng Christ.
Nhưng có “mấy người anh em giả” đang kiện cáo Phao-lô rằng Tít chưa làm phép cắt bì thì không được cứu, Phao-lô đã mạnh mẽ giảng dạy, bảo vệ một lẽ thật của Tin Lành là nhờ vào ân điển của Đấng Christ để được cứu, để rồi từ đó có năng lực của Ngài có đời sống nên mới vui thỏa, bình an đắc thắng mọi tội lỗi và quyền lực của sự chết giống như Ngài, và được phục sinh như Ngài. Để cho con dân Chúa không bị lầm lạc mà rời xa Lẽ Thật.
Ông đã thẳng thắn không run sợ trước sự ép bức của “mấy người anh em giả” đó. Có lẽ họ đã bắt Phao-lô phải giảng theo tín lý sai lạc của họ như họ đã rao giảng cho con dân Chúa tại An-ti-ốt trước đó. Việc làm của họ là chống nghịch lẽ thật, tuy rằng nói tin Chúa nhưng kỳ thực họ là tay sai của Sa-tan trà trộn vào Hội Thánh để phá hoại Hội Thánh.
6 Còn về những người được tôn trọng – trước đây họ như thế nào, thì chẳng can dự gì đến tôi, Thiên Chúa không chấp nhận bề ngoài của loài người – những người được tôn trọng ấy chẳng thêm điều gì cho tôi.
7 Trái lại, họ thấy rằng, sự giảng Tin Lành cho người không chịu cắt bì đã giao cho tôi, cũng như sự giảng Tin Lành cho người chịu cắt bì đã giao cho Phi-e-rơ.
8 Vì Đấng đã tác động trong Phi-e-rơ chức vụ sứ đồ cho người chịu cắt bì, cũng đã tác động trong tôi chức vụ sứ đồ cho các dân ngoại.
Những người được tôn trọng mà Phao-lô nói đến ở đây con hiểu, ông muốn nói các sứ đồ của Chúa, họ đã được biết đến khi ở cùng Chúa Jesus trước khi Ngài chịu thương khó và phục sinh, như là Phi-e-rơ; Giăng, Gia-cơ, và họ cũng xứng đáng với danh tiếng của họ. Phao-lô nhắc không có ý ganh tị nhưng ông muốn nói rằng một sứ đồ chân thật của Chúa không phải chỉ được đánh giá bề ngoài. Họ được tôn trọng thì không thêm điều tôn trọng cho ông, cũng chẳng vì họ được tôn trọng mà ông bị xem nhẹ. Nhưng trước Đức Chúa Trời là sự tiếp nhận những ý chỉ của Ngài và hết lòng phụng sự cách chân thật như ông đang làm, và “những sứ đồ được tôn trọng” ấy, họ đã nhận ra: “sự giảng Tin Lành cho người không chịu cắt bì đã giao cho ông, cũng như sự giảng Tin Lành cho người chịu cắt bì đã giao cho Phi-e-rơ.” Tức là cả ông và Phi-e-rơ đều trực tiếp nhận chức vụ sứ đồ do Đức Chúa Jesus Christ ban cho.
9 Khi Gia-cơ, Sê-pha, và Giăng là các người được xem như cột trụ, nhận biết ân điển đã ban cho tôi, thì họ trao tay phải giao kết với tôi và Ba-na-ba, để cho chúng tôi đến với các dân ngoại, còn họ thì đến với người chịu cắt bì.
10 Chúng tôi chỉ phải nhớ đến những người khó nghèo, ấy cũng chính là điều tôi đã sốt sắng làm.
Khi các sứ đồ Gia-cơ, Sê-pha, Giăng nhận biết chức vụ sứ đồ của Phao-lô cũng được nhận từ Đấng Christ, “thì họ trao tay phải giao kết” với Phao-lô và Ba-na-ba. Con hiểu là họ công nhận thẩm quyền của Chúa trên chức vụ sứ đồ của ông và Ba-na-ba là rao giảng cho người ngoại, họ đã kết nạp ông vào cùng chung linh vụ của Đấng Christ, trong đó có sự bày tỏ tình yêu thương của Đấng Christ qua việc chăm sóc đến đời sống cho con dân Chúa có hoàn cảnh khó nghèo, Phao-lô nói điều đó trong sự dắt dẫn của Chúa, ông cũng đã sốt sắng làm rồi.
Con dâng lời tạ ơn Chúa đã cho con học xong phân đoạn Thánh Kinh trên. Cho con cũng hiểu thêm rằng ngoài sự cần thiết chúng con công bố Tin Lành của Đấng Christ cho mọi người bằng văn tự hay lời nói, chúng con cũng càng cần rao ra tình yêu thương của Đấng Christ qua việc làm là quan tâm chăm sóc đến đời sống khó nghèo của anh chị em cùng đức tin và người lân cận.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Hoàng Thị Hồng