Ga-la-ti 2:15-21 Loài Người Được Xưng Công Chính bởi Đức Tin Trong Đấng Christ
Kính lạy Thiên Chúa Từ Ái của con!
Con kính dâng lên Thiên Chúa lời tạ ơn tôn vinh và cảm tạ về Tin Lành Cứu Rỗi Ngài ban cho con. Để giờ đây, chỉ bởi đức tin vào sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ mà con được ở trong tình yêu và ân điển của Ngài. Con cầu xin Chúa giờ này ban ơn soi dẫn, cho con hiểu được Lời của Ngài trong bài học, con cảm tạ ơn Chúa và kính dâng lên Ngài sự suy ngẫm của con trong Ga-la-ti 2:15-21.
Kính thưa Chúa!
Con hiểu rằng, Phao-lô và những người anh em khác gốc Do-thái, là dân I-sơ-ra-ên có Điều Răn và Luật Pháp của Thiên Chúa. Trước khi tin nhận Tin Lành, người Do-thái thường xem dân ngoại không có luật pháp là những kẻ có tội.
Trên thực tế thì cả người Do-thái có luật pháp lẫn người ngoại không có luật pháp đều phạm tội với Đức Chúa Trời. Và một người được xưng công chính không phải bởi vâng giữ luật pháp nhưng bởi đức tin trong Đấng Christ Jesus. Sau khi đặt đức tin nơi sự chuộc tội mà Chúa Jesus đã làm thay cho mình, tin vào ơn tha thứ trọn vẹn mà Thiên Chúa đã làm ra cho mình qua việc Ngài chấp nhận sinh tế chuộc tội là sự chết của Đức Chúa Jesus. Kể từ đó, người có đức tin được ban cho năng lực để yêu kính và có sự khao khát vâng giữ luật pháp của Chúa ngay từ trong tấm lòng của mình chứ không phải vâng giữ trên hình thức.
Ở câu 17 Phao-lô nhấn mạnh rằng, khi ông và những người bạn gốc Do-thái đang được ở trong sự công chính bởi đức tin trong Đấng Christ, mà giờ đây qua sự tra xét và bị thấy không vâng giữ các nghi thức thời Cựu Ước là hình bóng về sự đến của chính Ngài thì có phải sự chết của Đấng Christ đã trở nên vô nghĩa? cụm từ "Chấp sự của tội lỗi" nghĩa là hầu việc, phục vụ cho tội lỗi. Không lẽ Đấng Christ là Đấng hầu việc, phục vụ cho tội lỗi sao? Và Phao-lô khẳng định “Chẳng hề như vậy!” bởi vì: sự chết chuộc tội của Đấng Christ đã đáp ứng trọn vẹn đòi hỏi của luật pháp với một tội nhân. Khi Ngài gánh thay hình phạt cho mọi tội lỗi của một người và bất kỳ ai tin vào sự chết thay cho mình ấy thì được tha thứ, được sạch tội và không còn trách nhiệm phải vâng giữ những điều luật làm hình bóng về sự đến của chính Ngài.
Suy ngẫm tới đây, con nhớ lại lúc còn nhỏ đi học, có những buổi cô giáo bận đi họp đột xuất, cô giao cho bạn lớp trưởng quản lớp, bạn lớp trưởng cho cả lớp chép một đoạn trong bài tập đọc để cho các bạn trong lớp không làm ồn trong khi cô đi họp. Khi cô trở lại thì đương nhiên việc chép bài do bạn lớp trưởng đề xuất sẽ dừng lại để cô tiếp tục dạy bài mới. Tương tự như vậy, phép cắt bì là hình bóng về sự chuộc tội, sự tha tội và làm cho sạch tội trong Giao Ước Cũ sẽ không còn hiệu lực vì chính Đấng Christ đã hoàn thành những điều đó qua sự chết chuộc tội của Ngài dành cho toàn thể loài người đang phạm tội.
Nếu Phao-lô lặp lại những điều mà ông đã phá bỏ ấy là những nghi thức hình bóng trong Giao Ước Cũ và nhờ cậy nó để được cứu thì chẳng phải ông trở thành kẻ phạm pháp khi bỏ đi sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus cho mình hay sao.
Luật pháp của Đức Chúa Trời lên án chết bất cứ ai vi phạm. Trong vòng loài người không có một ai mà không phạm tội, vi phạm luật pháp của Đức Chúa Trời. Bởi vậy, chiếu theo luật pháp thì Phao-lô là một trong số người đang phạm tội như nói trên đây đã bị án chết. Và giờ đây, bởi đức tin vào ân điển của Thiên Chúa qua sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus mà ông được sống lại, và ông không còn sống cho mình nữa nhưng là sống cho Thiên Chúa. Hay nói cách khác là Phao-lô đang để Thiên Chúa sống trong ông, làm chủ và dẫn dắt ông làm theo mọi ý muốn của Ngài trong sự vui thỏa của tình yêu.
Cũng kể từ đây, Phao-lô bằng lòng đóng đinh con người cũ của mình vào thập tự giá với Đấng Christ, con người xác thịt của ông vẫn còn sống đó nhưng là Đấng Christ sống trong ông và ông sống bởi đức tin vào trong Con ấy tức là Con Đức Chúa Trời. Và ông hiểu cách rõ ràng rằng Ngài rất yêu ông, yêu cho đến nỗi phó cả mạng sống Ngài để cứu ông.
Kính thưa Chúa!
Lời của Ngài qua Phao-lô bày tỏ trong câu 20 vang lên trong tâm thần như đang phán với con rằng “Ta là Đấng đã yêu con, đã phó chính mình Ta cho con”.
Lạy Chúa!
Con thật là dại khờ khi đã có lúc làm Ngài buồn lòng, con cảm tạ ơn thương xót Ngài ban cho con, con cảm tạ tình yêu, sự khoan nhẫn Ngài đối cùng con. A-men!
Con kính dâng lên Chúa lời cảm tạ đã ban ơn cho con khi con suy ngẫm Lời của Ngài. Kính xin Chúa ban năng lực khiến con yêu Ngài như Ngài đã yêu con.
Mọi vinh quang, tôn quý, quyền phép đều thuộc về Thiên Chúa cho tới đời đời vô cùng. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Con, Nguyễn Thị Mơ
Ngày 14/08/2023.
Ga-la-ti 2:15-21 Loài Người Được Xưng Công Chính bởi Đức Tin Trong Đấng Christ
Kính lạy Thiên Chúa Từ Ái của con!
Con kính dâng lên Thiên Chúa lời tạ ơn tôn vinh và cảm tạ về Tin Lành Cứu Rỗi Ngài ban cho con. Để giờ đây, chỉ bởi đức tin vào sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ mà con được ở trong tình yêu và ân điển của Ngài. Con cầu xin Chúa giờ này ban ơn soi dẫn, cho con hiểu được Lời của Ngài trong bài học, con cảm tạ ơn Chúa và kính dâng lên Ngài sự suy ngẫm của con trong Ga-la-ti 2:15-21.
Kính thưa Chúa!
Con hiểu rằng, Phao-lô và những người anh em khác gốc Do-thái, là dân I-sơ-ra-ên có Điều Răn và Luật Pháp của Thiên Chúa. Trước khi tin nhận Tin Lành, người Do-thái thường xem dân ngoại không có luật pháp là những kẻ có tội.
Trên thực tế thì cả người Do-thái có luật pháp lẫn người ngoại không có luật pháp đều phạm tội với Đức Chúa Trời. Và một người được xưng công chính không phải bởi vâng giữ luật pháp nhưng bởi đức tin trong Đấng Christ Jesus. Sau khi đặt đức tin nơi sự chuộc tội mà Chúa Jesus đã làm thay cho mình, tin vào ơn tha thứ trọn vẹn mà Thiên Chúa đã làm ra cho mình qua việc Ngài chấp nhận sinh tế chuộc tội là sự chết của Đức Chúa Jesus. Kể từ đó, người có đức tin được ban cho năng lực để yêu kính và có sự khao khát vâng giữ luật pháp của Chúa ngay từ trong tấm lòng của mình chứ không phải vâng giữ trên hình thức.
Ở câu 17 Phao-lô nhấn mạnh rằng, khi ông và những người bạn gốc Do-thái đang được ở trong sự công chính bởi đức tin trong Đấng Christ, mà giờ đây qua sự tra xét và bị thấy không vâng giữ các nghi thức thời Cựu Ước là hình bóng về sự đến của chính Ngài thì có phải sự chết của Đấng Christ đã trở nên vô nghĩa? cụm từ "Chấp sự của tội lỗi" nghĩa là hầu việc, phục vụ cho tội lỗi. Không lẽ Đấng Christ là Đấng hầu việc, phục vụ cho tội lỗi sao? Và Phao-lô khẳng định “Chẳng hề như vậy!” bởi vì: sự chết chuộc tội của Đấng Christ đã đáp ứng trọn vẹn đòi hỏi của luật pháp với một tội nhân. Khi Ngài gánh thay hình phạt cho mọi tội lỗi của một người và bất kỳ ai tin vào sự chết thay cho mình ấy thì được tha thứ, được sạch tội và không còn trách nhiệm phải vâng giữ những điều luật làm hình bóng về sự đến của chính Ngài.
Suy ngẫm tới đây, con nhớ lại lúc còn nhỏ đi học, có những buổi cô giáo bận đi họp đột xuất, cô giao cho bạn lớp trưởng quản lớp, bạn lớp trưởng cho cả lớp chép một đoạn trong bài tập đọc để cho các bạn trong lớp không làm ồn trong khi cô đi họp. Khi cô trở lại thì đương nhiên việc chép bài do bạn lớp trưởng đề xuất sẽ dừng lại để cô tiếp tục dạy bài mới. Tương tự như vậy, phép cắt bì là hình bóng về sự chuộc tội, sự tha tội và làm cho sạch tội trong Giao Ước Cũ sẽ không còn hiệu lực vì chính Đấng Christ đã hoàn thành những điều đó qua sự chết chuộc tội của Ngài dành cho toàn thể loài người đang phạm tội.
Nếu Phao-lô lặp lại những điều mà ông đã phá bỏ ấy là những nghi thức hình bóng trong Giao Ước Cũ và nhờ cậy nó để được cứu thì chẳng phải ông trở thành kẻ phạm pháp khi bỏ đi sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus cho mình hay sao.
Luật pháp của Đức Chúa Trời lên án chết bất cứ ai vi phạm. Trong vòng loài người không có một ai mà không phạm tội, vi phạm luật pháp của Đức Chúa Trời. Bởi vậy, chiếu theo luật pháp thì Phao-lô là một trong số người đang phạm tội như nói trên đây đã bị án chết. Và giờ đây, bởi đức tin vào ân điển của Thiên Chúa qua sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus mà ông được sống lại, và ông không còn sống cho mình nữa nhưng là sống cho Thiên Chúa. Hay nói cách khác là Phao-lô đang để Thiên Chúa sống trong ông, làm chủ và dẫn dắt ông làm theo mọi ý muốn của Ngài trong sự vui thỏa của tình yêu.
Cũng kể từ đây, Phao-lô bằng lòng đóng đinh con người cũ của mình vào thập tự giá với Đấng Christ, con người xác thịt của ông vẫn còn sống đó nhưng là Đấng Christ sống trong ông và ông sống bởi đức tin vào trong Con ấy tức là Con Đức Chúa Trời. Và ông hiểu cách rõ ràng rằng Ngài rất yêu ông, yêu cho đến nỗi phó cả mạng sống Ngài để cứu ông.
Kính thưa Chúa!
Lời của Ngài qua Phao-lô bày tỏ trong câu 20 vang lên trong tâm thần như đang phán với con rằng “Ta là Đấng đã yêu con, đã phó chính mình Ta cho con”.
Lạy Chúa!
Con thật là dại khờ khi đã có lúc làm Ngài buồn lòng, con cảm tạ ơn thương xót Ngài ban cho con, con cảm tạ tình yêu, sự khoan nhẫn Ngài đối cùng con. A-men!
Con kính dâng lên Chúa lời cảm tạ đã ban ơn cho con khi con suy ngẫm Lời của Ngài. Kính xin Chúa ban năng lực khiến con yêu Ngài như Ngài đã yêu con.
Mọi vinh quang, tôn quý, quyền phép đều thuộc về Thiên Chúa cho tới đời đời vô cùng. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Con, Nguyễn Thị Mơ
Ngày 14/08/2023.