Kính lạy Thiên Chúa Từ Ái của con!
Con tôn vinh Thiên Chúa, Đấng Thánh Khiết - Công Chính cũng là Đấng Yêu Thương. Con cảm tạ ơn Chúa bởi ở trong Ngài, con được hưởng ân huệ và lòng thương xót lớn của Ngài. Con cảm tạ Chúa vì yêu thương loài người mà ban luật pháp để qua đó loài người biết điều gì là đẹp lòng Thiên Chúa để rồi làm theo.
Giờ này, con cầu xin Chúa ở cùng ban ơn soi dẫn cho con hiểu được Lời của Ngài trong bài học. Con cảm tạ ơn Chúa và kính dâng lên Ngài sự suy ngẫm của con trong Ga-la-ti 3:15-21.
Kính thưa Chúa!
Con hiểu rằng, Phao-lô nhắc nhở anh chị em cùng Cha tại Ga-la-ti rằng, cho dù là giao ước của loài người thì vẫn phải theo nguyên tắc đó là: Không ai được phép hủy bỏ hoặc thêm hay bớt đi điều gì vào trong giao ước, và khi giao ước đã được lập thì có hiệu lực y theo nội dung và các điều khoản mà hai bên đã lập nên. Tương tự như vậy là giao ước mà Đức Chúa Trời đã lập với Áp-ra-ham.
Ở câu 16 Phao-lô giải thích rằng các lời hứa là để dành cho Áp-ra-ham và dòng dõi của ông nhưng chỉ về một người, hàm ý chỉ ra rằng, Đức Chúa Jesus sẽ ra từ dòng dõi của Áp-ra-ham và qua Ngài mà mọi lời hứa của Đức Chúa Trời với ông được thành toàn, cũng qua Ngài mà sự chết chuộc tội được ban cho muôn dân trên đất, mọi người được chuộc ra khỏi tội lỗi qua đức tin và được hưởng mọi ơn phước từ Đức Chúa Trời, đó cũng chính là giao ước Ngài đã lập cùng Áp-ra-ham.
Khi Đức Chúa Trời lập giao ước với dân I-sơ-ra-ên thì Ngài đồng thời ban luật pháp với Mười Điều Răn trên chữ viết làm nền tảng quy định cho loài người biết rõ luật định của Ngài để hễ ai vi phạm luật pháp thì sẽ bị trừng phạt, ai vâng giữ thì sẽ được ban phước và như vậy luật pháp có hiệu lực làm nền tảng phân định đúng sai cho đối tượng ở trong giao ước với Đức Chúa Trời.
Trong khi chờ đợi Đấng Christ đến thì luật pháp được chính thức ban hành, được Đức Chúa Trời dùng tay Ngài để viết trên hai bảng đá với mục đích ngăn chặn tội lỗi ngày càng gia tăng, lương tâm với sự nhận biết đúng sai qua luật pháp Chúa đặt để trong lòng loài người bị băng hoại. Dân I-sơ-ra-ên là dân tuyển của Thiên Chúa cũng không còn nhớ đến Chúa và luật pháp của Ngài, hoặc có nhớ và vâng giữ cũng chỉ là trên hình thức, bởi vậy Ngài ban luật pháp để cho họ nghe, đọc, biết và cẩn thận làm theo trong khi chờ đợi ơn cứu rỗi đến, là khi Đức Chúa Jesus Đấng Trung Bảo giữa Đức Chúa Trời và loài người xuất hiện như được nói trong câu 19.
Cụm từ "Người trung bảo" ở trong câu 20 con lúc đầu cũng nghĩ là Đấng Christ, nhưng khi đọc tham khảo bài giảng của người chăn thì con được biết ấy là Môi-se trong Giao Ước giữa Đức Chúa Trời với dân I-sơ-ra-ên trên Núi Si-na-i.
Như đã được nói đến nhiều lần, không một người nào được sinh ra trong vòng loài người có thể vâng giữ trọn vẹn luật pháp, bởi vậy không có ai xứng đáng để được luật pháp xưng công chính, luật pháp chỉ lên án và kết tội những hành động sai trái mà thôi. Tuy nhiên khi đã được ở trong ơn Cứu Rỗi của Thiên Chúa, trở thành con cái của Đức Chúa Trời thì con dân Chúa không thể nào lại sống không vâng giữ luật pháp, bởi vì sự vâng giữ luật pháp là thánh ý của Thiên Chúa, là nền tảng để nhận biết một người đã thực sự được tái sinh, được làm mới lại một lương tâm trong sạch và được Đức Chúa Trời chép luật pháp vào trong lòng để vừa muốn vừa làm theo Điều Răn và Luật Pháp của Ngài.
Kính thưa Chúa!
Con vô cùng biết ơn Chúa vì từ một người sống phạm đủ các điều răn trong luật pháp trước khi nhận biết Ngài, giờ đây nhờ ơn cứu rỗi và năng lực trong sự thánh hóa được ban cho từ Thiên Chúa mà con trở nên một người biết yêu kính luật pháp của Ngài. Từ sâu thẳm trong lòng mình, con gớm ghét tội lỗi, con muốn vâng giữ và làm theo luật pháp của Ngài.
Kính thưa Chúa!
Trong khi suy ngẫm bài học, con nhớ lại chuyện đã có lần có một chị nói với con đại ý rằng: Chúng ta đang sống trong thời kỳ ân điển, không còn phải vâng giữ trọn vẹn Mười Điều Răn, con có nói với chị một ví dụ rằng, “em lấy ví dụ con của chị đi học ở trường, nó lấy cắp đồ của bạn và bị kỷ luật tạm phải nghỉ học. Sau khi được nhà trường thông báo, chị đến trường, thay con nộp trả đủ số tiền tương ứng với giá trị số đồ mà con chị lấy cắp của bạn, ngoài ra còn hứa sẽ nhắc nhở con không tái phạm, con của chị nhờ đó mà được trở lại trường học. Vậy chị có nghĩ là sau khi trở lại trường, con của chị lại tiếp tục được phép lấy cắp đồ của bạn hay không?”... Kể từ đó chị không đặt lại vấn đề này và cũng không còn liên lạc với con nữa.
Câu chuyện ví dụ con kể với người chị trên đây không chỉ để hỏi chị mà cũng là để nhắc nhở chính mình con, Ngài vì không muốn con tái phạm tội mà trật mất phần ân điển nên đã chép luật pháp trong lòng con. Ngài ban năng lực để con có thể hết lòng vâng giữ Điều Răn và Luật Pháp của Ngài. Con cảm tạ ơn Chúa bởi tất cả những điều tốt lành Ngài làm ra cho con.
Con cảm tạ ơn Chúa, mọi vinh quang, tôn quý, quyền phép đều thuộc về Thiên Chúa cho tới đời đời vô cùng. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ!
Con, Nguyễn Thị Mơ
Ngày: 17/08/2023
Ga-la-ti 3:15-21 Vai Trò của Luật Pháp – Phần 1
Kính lạy Thiên Chúa Từ Ái của con!
Con tôn vinh Thiên Chúa, Đấng Thánh Khiết - Công Chính cũng là Đấng Yêu Thương. Con cảm tạ ơn Chúa bởi ở trong Ngài, con được hưởng ân huệ và lòng thương xót lớn của Ngài. Con cảm tạ Chúa vì yêu thương loài người mà ban luật pháp để qua đó loài người biết điều gì là đẹp lòng Thiên Chúa để rồi làm theo.
Giờ này, con cầu xin Chúa ở cùng ban ơn soi dẫn cho con hiểu được Lời của Ngài trong bài học. Con cảm tạ ơn Chúa và kính dâng lên Ngài sự suy ngẫm của con trong Ga-la-ti 3:15-21.
Kính thưa Chúa!
Con hiểu rằng, Phao-lô nhắc nhở anh chị em cùng Cha tại Ga-la-ti rằng, cho dù là giao ước của loài người thì vẫn phải theo nguyên tắc đó là: Không ai được phép hủy bỏ hoặc thêm hay bớt đi điều gì vào trong giao ước, và khi giao ước đã được lập thì có hiệu lực y theo nội dung và các điều khoản mà hai bên đã lập nên. Tương tự như vậy là giao ước mà Đức Chúa Trời đã lập với Áp-ra-ham.
Ở câu 16 Phao-lô giải thích rằng các lời hứa là để dành cho Áp-ra-ham và dòng dõi của ông nhưng chỉ về một người, hàm ý chỉ ra rằng, Đức Chúa Jesus sẽ ra từ dòng dõi của Áp-ra-ham và qua Ngài mà mọi lời hứa của Đức Chúa Trời với ông được thành toàn, cũng qua Ngài mà sự chết chuộc tội được ban cho muôn dân trên đất, mọi người được chuộc ra khỏi tội lỗi qua đức tin và được hưởng mọi ơn phước từ Đức Chúa Trời, đó cũng chính là giao ước Ngài đã lập cùng Áp-ra-ham.
Khi Đức Chúa Trời lập giao ước với dân I-sơ-ra-ên thì Ngài đồng thời ban luật pháp với Mười Điều Răn trên chữ viết làm nền tảng quy định cho loài người biết rõ luật định của Ngài để hễ ai vi phạm luật pháp thì sẽ bị trừng phạt, ai vâng giữ thì sẽ được ban phước và như vậy luật pháp có hiệu lực làm nền tảng phân định đúng sai cho đối tượng ở trong giao ước với Đức Chúa Trời.
Trong khi chờ đợi Đấng Christ đến thì luật pháp được chính thức ban hành, được Đức Chúa Trời dùng tay Ngài để viết trên hai bảng đá với mục đích ngăn chặn tội lỗi ngày càng gia tăng, lương tâm với sự nhận biết đúng sai qua luật pháp Chúa đặt để trong lòng loài người bị băng hoại. Dân I-sơ-ra-ên là dân tuyển của Thiên Chúa cũng không còn nhớ đến Chúa và luật pháp của Ngài, hoặc có nhớ và vâng giữ cũng chỉ là trên hình thức, bởi vậy Ngài ban luật pháp để cho họ nghe, đọc, biết và cẩn thận làm theo trong khi chờ đợi ơn cứu rỗi đến, là khi Đức Chúa Jesus Đấng Trung Bảo giữa Đức Chúa Trời và loài người xuất hiện như được nói trong câu 19.
Cụm từ "Người trung bảo" ở trong câu 20 con lúc đầu cũng nghĩ là Đấng Christ, nhưng khi đọc tham khảo bài giảng của người chăn thì con được biết ấy là Môi-se trong Giao Ước giữa Đức Chúa Trời với dân I-sơ-ra-ên trên Núi Si-na-i.
Như đã được nói đến nhiều lần, không một người nào được sinh ra trong vòng loài người có thể vâng giữ trọn vẹn luật pháp, bởi vậy không có ai xứng đáng để được luật pháp xưng công chính, luật pháp chỉ lên án và kết tội những hành động sai trái mà thôi. Tuy nhiên khi đã được ở trong ơn Cứu Rỗi của Thiên Chúa, trở thành con cái của Đức Chúa Trời thì con dân Chúa không thể nào lại sống không vâng giữ luật pháp, bởi vì sự vâng giữ luật pháp là thánh ý của Thiên Chúa, là nền tảng để nhận biết một người đã thực sự được tái sinh, được làm mới lại một lương tâm trong sạch và được Đức Chúa Trời chép luật pháp vào trong lòng để vừa muốn vừa làm theo Điều Răn và Luật Pháp của Ngài.
Kính thưa Chúa!
Con vô cùng biết ơn Chúa vì từ một người sống phạm đủ các điều răn trong luật pháp trước khi nhận biết Ngài, giờ đây nhờ ơn cứu rỗi và năng lực trong sự thánh hóa được ban cho từ Thiên Chúa mà con trở nên một người biết yêu kính luật pháp của Ngài. Từ sâu thẳm trong lòng mình, con gớm ghét tội lỗi, con muốn vâng giữ và làm theo luật pháp của Ngài.
Kính thưa Chúa!
Trong khi suy ngẫm bài học, con nhớ lại chuyện đã có lần có một chị nói với con đại ý rằng: Chúng ta đang sống trong thời kỳ ân điển, không còn phải vâng giữ trọn vẹn Mười Điều Răn, con có nói với chị một ví dụ rằng, “em lấy ví dụ con của chị đi học ở trường, nó lấy cắp đồ của bạn và bị kỷ luật tạm phải nghỉ học. Sau khi được nhà trường thông báo, chị đến trường, thay con nộp trả đủ số tiền tương ứng với giá trị số đồ mà con chị lấy cắp của bạn, ngoài ra còn hứa sẽ nhắc nhở con không tái phạm, con của chị nhờ đó mà được trở lại trường học. Vậy chị có nghĩ là sau khi trở lại trường, con của chị lại tiếp tục được phép lấy cắp đồ của bạn hay không?”... Kể từ đó chị không đặt lại vấn đề này và cũng không còn liên lạc với con nữa.
Câu chuyện ví dụ con kể với người chị trên đây không chỉ để hỏi chị mà cũng là để nhắc nhở chính mình con, Ngài vì không muốn con tái phạm tội mà trật mất phần ân điển nên đã chép luật pháp trong lòng con. Ngài ban năng lực để con có thể hết lòng vâng giữ Điều Răn và Luật Pháp của Ngài. Con cảm tạ ơn Chúa bởi tất cả những điều tốt lành Ngài làm ra cho con.
Con cảm tạ ơn Chúa, mọi vinh quang, tôn quý, quyền phép đều thuộc về Thiên Chúa cho tới đời đời vô cùng. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ!
Con, Nguyễn Thị Mơ
Ngày: 17/08/2023