Ga-la-ti 2:1-10 Chức Vụ và Sự Giảng Dạy của Phao-lô Được Hội Thánh Công Nhận
Con kính dâng lên Thiên Chúa lời con tôn vinh và cảm tạ ơn Ngài. Con cảm tạ Chúa về một ngày mới nữa Ngài ban cho con trong sự vui mừng mong chờ ngày Đấng Christ trở lại. Đếm mỗi ngày trôi qua, ngày chúng con được gặp Chúa lại càng gần.
Lạy Chúa, giờ này đây con cầu xin Chúa ở cùng ban ơn soi dẫn cho con hiểu được Lời của Ngài trong bài học, con cảm tạ ơn Chúa và kính dâng lên Ngài sự suy ngẫm của con trong Ga-la-ti 2:1-10.
Kính thưa Chúa!
Con hiểu rằng, bởi những sự rao giảng đến từ những giáo sư giả, yêu cầu con dân Chúa là người ngoại phải chịu cắt bì khiến một số con dân Chúa tại các Hội Thánh hoang mang nên Phao-lô trở lại thành Giê-ru-sa-lem. Chúa cũng mạc khải cho Phao-lô rằng, ông phải trở lại thành Giê-ru-sa-lem để tường trình trước Hội Thánh về sự giảng dạy của mình là hoàn toàn đến từ Ngài. Trong chuyến đi, Phao-lô đi cùng với Ba-na-ba và có đem theo Tít.
Trong lần gặp gỡ này, Phao-lô đã một lần nữa phô bày cho Hội Thánh về Tin Lành mà ông vẫn giảng cho người ngoại, ông cũng phô bày cho những người có danh tiếng là các sứ đồ và các trưởng lão về chức vụ và thẩm quyền trong sự rao giảng Tin Lành và giảng dạy Lời Chúa của ông là đến từ chính Ngài, ngay cả chuyến trở lại Giê-ru-sa-lem để nhận sự quyết định của của các sứ đồ và các trưởng lão về sự giảng dạy của Phao-lô cũng bởi ý muốn của Chúa cho ông.
Để minh chứng cho sự một người được cứu bởi đức tin nơi Tin Lành Cứu Rỗi của Thiên Chúa mà không bị buộc phải cắt bì thì Tít chính là một bằng chứng: Ông là người Hy-lạp tin Chúa qua sự rao giảng của Phao-lô và không bị ép phải chịu cắt bì, qua đó cho thấy, sự cắt bì không ảnh hưởng đến sự được cứu rỗi.
Phao-lô gọi những người tuyên xưng đức tin rằng, họ đã thật lòng ăn năn tội và tin nhận sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus nhưng cho rằng phải kèm thêm việc chịu cắt bì là dấu hiệu tiếp nhận và ở trong giao ước của Do-thái Giáo là những “anh em giả” vì sự thiếu hiểu biết của họ. Phao-lô dùng động từ “lén lút xâm nhập” để chỉ sự họ không phải là những người được Chúa sai đến với các Hội Thánh nhưng là tự họ xưng mình là người rao giảng Lời Chúa với những hành động không minh bạch, ấy là rình mò xem nếp sống tự do khỏi những nghi thức làm hình bóng về sự chuộc tội và tha tội trong cựu ước cũng như gánh nặng về những luật lệ của con người đặt ra trong Do-thái Giáo trong nếp sống mới tự do của những người được cứu.
Phao-lô và các bạn của ông đã cương quyết không nhường bước trước những anh em giả, không thỏa hiệp và không cho phép họ được tiếp tục rao giảng dù chỉ một giờ trước Hội Thánh để bảo vệ Tin Lành chân thật của Chúa.
Trước Hội Thánh, Phao-lô một lần nữa khẳng định rằng, chức vụ và thẩm quyền rao giảng Tin Lành là bởi Chúa ban cho ông chứ không phải từ những người được tôn trọng đi trước ông là các sứ đồ và các trưởng lão. Những gì thuộc về họ hay thuộc về ông trong quá khứ trước khi nhận biết Chúa không phải là tiêu chuẩn chọn lựa của Ngài, vì Chúa không chấp nhận bề ngoài nhưng nhìn biết tấm lòng của mỗi người.
"Đấng đã tác động" được nhắc tới trong câu 8 chỉ về Thiên Chúa khi Ngài hành động trên Phi-e-ơ, Phao-lô, cùng những tôi tớ của Ngài trải mọi thời đại để hoàn thành công cuộc rao giảng Tin Lành cho muôn dân.
Gia-cơ, Phi-e-rơ và Giăng, những người được xem là trụ cột của Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem khi đó, được sự bày tỏ của Đức Thánh Linh đã nhận biết ân điển Chúa ban cho Phao-lô. Họ thay mặt Hội Thánh công nhận chức vụ và thẩm quyền Chúa ban cho Phao-lô rao giảng Tin Lành cho dân ngoại qua hành động đưa tay phải ra để giao kết với Phao-lô và Ba-na-ba.
Không chỉ mang Tin Lành Cứu Rỗi của Chúa cùng với lẽ thật trong Lời của Ngài tới cho mọi người, Phao-lô và các bạn của ông còn sốt sắng quan tâm giúp đỡ những người nghèo trong cơn khó nghèo của họ, qua đó bày tỏ càng hơn, Phao-lô và các bạn của ông là những tôi tớ chân thật của Chúa, yêu thương người khác cách hết lòng. Đời sống của Phao-lô và các bạn của ông đã phản ánh cách trung thực và sống động minh chứng cho những lời họ đã rao giảng.
Kính thưa Chúa!
Con dâng lời cảm tạ ơn Chúa ban cho con những sự dạy dỗ trong bài học.
Con học được rằng, ngày nay Hội Thánh cũng sẽ có những “anh em giả” xâm nhập. Để nhận biết họ con phải có Lời Chúa cho mình để đối chiếu với những gì họ giảng. Ngoài ra khi nhìn vào nếp sống của những người đó xem “trái” của họ sẽ biết được họ bởi đâu mà đến.
Khi nhận biết họ không phải là những tôi tớ chân thật của Chúa, con phải học gương Phao-lô và các bạn của ông trong bài học hôm nay như có chép trong câu 5.
"Chúng tôi đã không nhường họ bởi sự phục tùng, dù chỉ trong một giờ, để cho lẽ thật của Tin Lành được ở lại với các anh chị em."
Con kính dâng lên Chúa lời cảm tạ đã ban ơn cho con khi con suy ngẫm Lời của Ngài. Kính xin Chúa ban năng lực để con làm theo những điều con đã học.
Mọi vinh quang, tôn quý, quyền phép đều thuộc về Thiên Chúa cho tới đời đời vô cùng. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Con, Nguyễn Thị Mơ.
Ngày 10/08/2023.
Ga-la-ti 2:1-10 Chức Vụ và Sự Giảng Dạy của Phao-lô Được Hội Thánh Công Nhận
Con kính dâng lên Thiên Chúa lời con tôn vinh và cảm tạ ơn Ngài. Con cảm tạ Chúa về một ngày mới nữa Ngài ban cho con trong sự vui mừng mong chờ ngày Đấng Christ trở lại. Đếm mỗi ngày trôi qua, ngày chúng con được gặp Chúa lại càng gần.
Lạy Chúa, giờ này đây con cầu xin Chúa ở cùng ban ơn soi dẫn cho con hiểu được Lời của Ngài trong bài học, con cảm tạ ơn Chúa và kính dâng lên Ngài sự suy ngẫm của con trong Ga-la-ti 2:1-10.
Kính thưa Chúa!
Con hiểu rằng, bởi những sự rao giảng đến từ những giáo sư giả, yêu cầu con dân Chúa là người ngoại phải chịu cắt bì khiến một số con dân Chúa tại các Hội Thánh hoang mang nên Phao-lô trở lại thành Giê-ru-sa-lem. Chúa cũng mạc khải cho Phao-lô rằng, ông phải trở lại thành Giê-ru-sa-lem để tường trình trước Hội Thánh về sự giảng dạy của mình là hoàn toàn đến từ Ngài. Trong chuyến đi, Phao-lô đi cùng với Ba-na-ba và có đem theo Tít.
Trong lần gặp gỡ này, Phao-lô đã một lần nữa phô bày cho Hội Thánh về Tin Lành mà ông vẫn giảng cho người ngoại, ông cũng phô bày cho những người có danh tiếng là các sứ đồ và các trưởng lão về chức vụ và thẩm quyền trong sự rao giảng Tin Lành và giảng dạy Lời Chúa của ông là đến từ chính Ngài, ngay cả chuyến trở lại Giê-ru-sa-lem để nhận sự quyết định của của các sứ đồ và các trưởng lão về sự giảng dạy của Phao-lô cũng bởi ý muốn của Chúa cho ông.
Để minh chứng cho sự một người được cứu bởi đức tin nơi Tin Lành Cứu Rỗi của Thiên Chúa mà không bị buộc phải cắt bì thì Tít chính là một bằng chứng: Ông là người Hy-lạp tin Chúa qua sự rao giảng của Phao-lô và không bị ép phải chịu cắt bì, qua đó cho thấy, sự cắt bì không ảnh hưởng đến sự được cứu rỗi.
Phao-lô gọi những người tuyên xưng đức tin rằng, họ đã thật lòng ăn năn tội và tin nhận sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus nhưng cho rằng phải kèm thêm việc chịu cắt bì là dấu hiệu tiếp nhận và ở trong giao ước của Do-thái Giáo là những “anh em giả” vì sự thiếu hiểu biết của họ. Phao-lô dùng động từ “lén lút xâm nhập” để chỉ sự họ không phải là những người được Chúa sai đến với các Hội Thánh nhưng là tự họ xưng mình là người rao giảng Lời Chúa với những hành động không minh bạch, ấy là rình mò xem nếp sống tự do khỏi những nghi thức làm hình bóng về sự chuộc tội và tha tội trong cựu ước cũng như gánh nặng về những luật lệ của con người đặt ra trong Do-thái Giáo trong nếp sống mới tự do của những người được cứu.
Phao-lô và các bạn của ông đã cương quyết không nhường bước trước những anh em giả, không thỏa hiệp và không cho phép họ được tiếp tục rao giảng dù chỉ một giờ trước Hội Thánh để bảo vệ Tin Lành chân thật của Chúa.
Trước Hội Thánh, Phao-lô một lần nữa khẳng định rằng, chức vụ và thẩm quyền rao giảng Tin Lành là bởi Chúa ban cho ông chứ không phải từ những người được tôn trọng đi trước ông là các sứ đồ và các trưởng lão. Những gì thuộc về họ hay thuộc về ông trong quá khứ trước khi nhận biết Chúa không phải là tiêu chuẩn chọn lựa của Ngài, vì Chúa không chấp nhận bề ngoài nhưng nhìn biết tấm lòng của mỗi người.
"Đấng đã tác động" được nhắc tới trong câu 8 chỉ về Thiên Chúa khi Ngài hành động trên Phi-e-ơ, Phao-lô, cùng những tôi tớ của Ngài trải mọi thời đại để hoàn thành công cuộc rao giảng Tin Lành cho muôn dân.
Gia-cơ, Phi-e-rơ và Giăng, những người được xem là trụ cột của Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem khi đó, được sự bày tỏ của Đức Thánh Linh đã nhận biết ân điển Chúa ban cho Phao-lô. Họ thay mặt Hội Thánh công nhận chức vụ và thẩm quyền Chúa ban cho Phao-lô rao giảng Tin Lành cho dân ngoại qua hành động đưa tay phải ra để giao kết với Phao-lô và Ba-na-ba.
Không chỉ mang Tin Lành Cứu Rỗi của Chúa cùng với lẽ thật trong Lời của Ngài tới cho mọi người, Phao-lô và các bạn của ông còn sốt sắng quan tâm giúp đỡ những người nghèo trong cơn khó nghèo của họ, qua đó bày tỏ càng hơn, Phao-lô và các bạn của ông là những tôi tớ chân thật của Chúa, yêu thương người khác cách hết lòng. Đời sống của Phao-lô và các bạn của ông đã phản ánh cách trung thực và sống động minh chứng cho những lời họ đã rao giảng.
Kính thưa Chúa!
Con dâng lời cảm tạ ơn Chúa ban cho con những sự dạy dỗ trong bài học.
Con học được rằng, ngày nay Hội Thánh cũng sẽ có những “anh em giả” xâm nhập. Để nhận biết họ con phải có Lời Chúa cho mình để đối chiếu với những gì họ giảng. Ngoài ra khi nhìn vào nếp sống của những người đó xem “trái” của họ sẽ biết được họ bởi đâu mà đến.
Khi nhận biết họ không phải là những tôi tớ chân thật của Chúa, con phải học gương Phao-lô và các bạn của ông trong bài học hôm nay như có chép trong câu 5.
"Chúng tôi đã không nhường họ bởi sự phục tùng, dù chỉ trong một giờ, để cho lẽ thật của Tin Lành được ở lại với các anh chị em."
Con kính dâng lên Chúa lời cảm tạ đã ban ơn cho con khi con suy ngẫm Lời của Ngài. Kính xin Chúa ban năng lực để con làm theo những điều con đã học.
Mọi vinh quang, tôn quý, quyền phép đều thuộc về Thiên Chúa cho tới đời đời vô cùng. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Con, Nguyễn Thị Mơ.
Ngày 10/08/2023.