Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của chúng con. Con xin cảm tạ ơn Cha đã ban cho con một ngày được bình an và khỏe mạnh trong sự quan phòng gìn giữ của Ngài. Cảm tạ Cha đã cho con được học Lời của Ngài. Con nguyện xin Cha ban cho con thêm lên sự hiểu biết và lòng vui thỏa khi suy ngẫm Lời Ngài. Con xin cảm tạ ơn Ngài.
Thưa Cha! Con xin ghi lại sự con học hiểu được trong phân đoạn Thánh Kinh Gia-cơ 4:1-6 dạy về Chiến Tranh Trong Hội Thánh – Phần 1 như sau:
1 Những cuộc chiến tranh và đánh nhau giữa các anh chị em bởi đâu mà đến? Chẳng phải đến từ sự ham muốn khoái lạc vẫn hay chinh chiến trong các chi thể của các anh chị em sao?
Câu 1: Thưa Cha! Con hiểu rằng, những cuộc chiến tranh và đánh nhau giữa các con dân Chúa trong Hội Thánh đều xuất phát từ những sự ham muốn bất chính thuộc về bản ngã xác thịt của con người cũ. Con hiểu mỗi một con dân Chúa sau khi tin nhận Tin Lành, tâm thần sẽ được tái sinh thành một con người mới. Đồng thời được Chúa ban cho năng lực để họ sống vâng theo ý muốn của Thiên Chúa. Nhưng nếu họ không hết lòng nương cậy nơi Chúa, nhờ vào sức Chúa để tự cai trị tốt con người cũ của mình. Mà để mặc cho lòng ganh tị, kiêu ngạo, tham lam, ích kỷ, ghen ghét, tự ái... thuộc về bản ngã tội lỗi của con người cũ trỗi dậy, điều khiển ngược lại bản tính mới trong con người mới. Thì họ sẽ dễ gây ra những sự chia rẽ, ganh ghét, đánh nhau với chính các anh chị em cùng chi thể của mình. Và nếu sự đánh nhau không được sớm giải quyết dứt khoát, thì sẽ lây lan thành những cuộc chiến tranh có quy mô rộng lớn hơn.
2 Các anh chị em khao khát mà chẳng có gì. Các anh chị em phạm tội giết người và ganh tị mà chẳng đạt được gì. Các anh chị em đánh nhau và gây chiến. Nhưng các anh chị em chẳng có gì vì các anh chị em không cầu xin.
3 Các anh chị em cầu xin mà không nhận được, vì các anh chị em cầu xin trái lẽ, để dùng theo sự ham muốn khoái lạc của mình.
Câu 2 và câu 3: Qua bài giảng của người chăn, con hiểu hàm ý của từ "khao khát" ở đây là nói đến sự tham muốn bất chính. Và nguyên nhân dẫn đến có sự tham muốn bất chính đều là muốn thỏa mãn "cái tôi" của chính mình.
Con hiểu một người đã được dựng nên mới trong Chúa là người luôn có tấm lòng yêu thương anh chị em hơn bản thân mình. Khi nhìn thấy anh chị em có được những ơn phước, ân tứ hoặc sự khôn sáng của Chúa ban cho thì mình phải vui mừng, và dâng lời cảm tạ cầu xin cho anh chị em mình cứ mãi có lòng trung tín với Chúa như vậy. Nhưng đối với người còn có lòng ham muốn bất chính, thay vì khi thấy anh chị em mình được những ơn phước ân tứ đó. Họ cũng cầu nguyện xin Chúa ban cho họ có được điều đó để họ hầu việc Chúa, mang đến lợi ích cho nhà Chúa và mong muốn được sống đẹp lòng Chúa. Thì đổi lại họ lại sinh lòng ganh tị, ghen ghét mà cầu xin những điều trái lẽ là họ cầu xin Chúa ban cho họ được như anh chị em mình nhưng họ xin với lòng ganh đua, cạnh tranh, muốn được tôn vinh thể hiện mình, chỉ để thỏa mãn "cái tôi" của mình.
Đức Thánh Linh qua Gia-cơ đã răn dạy và chỉ rõ cho những người có lòng ham muốn bất chính thấy rằng: Mọi sự khao khát ham muốn bất chính đó của họ chẳng những không mang lại được ích lợi gì cho người khác và bản thân họ cũng chẳng nhận được gì ngoài phạm tội giết người vì mang lòng ganh tị, ghen ghét và đi gây chiến với chính các anh chị em mình. Vì Lời Chúa có dạy: "ai ghét anh chị em mình, là kẻ giết người" (I Giăng 3:15). Và mọi lời cầu xin trái lẽ của họ sẽ không bao giờ được Chúa nhận lời.
4 Hỡi những đàn ông ngoại tình và những đàn bà ngoại tình, các ngươi chẳng biết sự làm bạn với thế gian tức là thù nghịch với Đức Chúa Trời sao? Cho nên, ai sẵn lòng làm bạn với thế gian, thì người ấy trở nên kẻ thù của Đức Chúa Trời vậy.
Câu 4: Con hiểu rằng, Gia-cơ gọi những người còn sống trong tội, còn có lòng tham muốn bất chính là những người đàn ông và đàn bà ngoại tình. Gọi là ngoại tình bởi sự tham muốn của họ là theo ý riêng, họ coi ý muốn của mình hơn cả ý muốn của Thiên Chúa.
Mà con dân Chúa coi bất cứ sự gì, hay coi bất cứ ai, kể cả bản thân mình tôn cao hơn Chúa là đang thờ lạy thần tượng và phạm tội ngoại tình thuộc linh. Vì vậy, Lời Chúa gọi những người mang danh là con dân Chúa nhưng tấm lòng và nếp sống không khác gì với những người thế gian là kẻ thù của Đức Chúa Trời.
5 Các anh chị em tưởng rằng Thánh Kinh nói vô ích sao? Đấng Thần Linh ở trong chúng ta, khao khát chúng ta đến nỗi ghen tuông. [Xuất Ê-díp-tô Ký 20:5; 34:14]
6 Nhưng Ngài lại ban ân điển càng hơn. Chính vì vậy mà Ngài phán rằng: Đức Chúa Trời chống cự kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ân điển cho người khiêm nhường. [Châm Ngôn 3:34]
Câu 5 và câu 6: Con hiểu rằng, Đấng Thần Linh là Đức Thánh Linh ngự trong mỗi thân thể của con dân Chúa. Ngài yêu mến những ai thuộc về Chúa, Ngài yêu họ đến mức ghen tuông chỉ muốn họ cũng thuộc về Ngài một cách trọn vẹn. Con hiểu sự yêu thương đến mức ghen tương của Ngài không phải là sự ép buộc con dân Chúa. Mà Ngài muốn tốt cho con dân Chúa, Ngài luôn cáo trách, dạy dỗ mỗi khi họ làm sai phạm tội. Nâng đỡ, an ủi khi họ yếu đuối lỡ vấp phạm. Dạy dỗ, dẫn dắt để họ kịp thời ăn năn, sửa đổi đi lại theo đúng đường lối của Thiên Chúa mà không bị đi sai lạc. Tất cả chỉ với một mục đích là Ngài muốn họ được nên thánh trọn vẹn, để được vui hưởng sự sống đời đời mà Đức Chúa Trời đã hứa ban cho con dân của Ngài.
Đối với những ai hết lòng yêu mến Chúa, khao khát muốn sống theo Lời Chúa thì Ngài lại ban ân điển càng hơn để họ có thể sống được theo ý muốn của Ngài, và giúp họ cứ mãi vững bước mà tiếp tục đi trên linh trình của mình. Nhưng với những người kiêu ngạo, không chịu hạ mình lắng nghe sự cáo trách dạy dỗ của Ngài. Chỉ muốn sống theo ý riêng của mình thì họ sẽ bị Đức Chúa Trời chống cự lại. Họ sẽ dần mất đi ân điển, ơn phước Chúa ban cho và nếu họ cứ mãi chai lỳ, cứng lòng không hạ mình ăn năn thì hậu quả của họ là sự xa cách mặt Chúa đời đời.
Thưa Cha! Con xin cảm tạ ơn Cha đã ban cho con viết ra được sự con học hiểu được trong bài học này. Qua bài học này con nhận thức rõ hơn rằng: Nếu con không cố gắng từ bỏ bản ngã con người cũ thì hậu quả rất kinh khiếp. Không chỉ có thể gây ra sự chiến tranh bất hòa trong Hội Thánh mà bản thân con cũng có thể vì "cái tôi" đánh mất ân điển cứu rỗi Chúa ban cho con. Con nguyện xin Chúa ban cho con luôn có tấm lòng khiêm nhường, hạ mình, vâng phục sống theo Lời Ngài. Những gì con chưa làm được, con nguyện xin Ngài ban ơn, thêm sức giúp con làm được. Con xin cảm tạ ơn Ngài.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Con, Nguyễn Thị Kim Loan
Gia-cơ 4:1-6 Chiến Tranh Trong Hội Thánh – Phần 1
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của chúng con. Con xin cảm tạ ơn Cha đã ban cho con một ngày được bình an và khỏe mạnh trong sự quan phòng gìn giữ của Ngài. Cảm tạ Cha đã cho con được học Lời của Ngài. Con nguyện xin Cha ban cho con thêm lên sự hiểu biết và lòng vui thỏa khi suy ngẫm Lời Ngài. Con xin cảm tạ ơn Ngài.
Thưa Cha! Con xin ghi lại sự con học hiểu được trong phân đoạn Thánh Kinh Gia-cơ 4:1-6 dạy về Chiến Tranh Trong Hội Thánh – Phần 1 như sau:
1 Những cuộc chiến tranh và đánh nhau giữa các anh chị em bởi đâu mà đến? Chẳng phải đến từ sự ham muốn khoái lạc vẫn hay chinh chiến trong các chi thể của các anh chị em sao?
Câu 1: Thưa Cha! Con hiểu rằng, những cuộc chiến tranh và đánh nhau giữa các con dân Chúa trong Hội Thánh đều xuất phát từ những sự ham muốn bất chính thuộc về bản ngã xác thịt của con người cũ. Con hiểu mỗi một con dân Chúa sau khi tin nhận Tin Lành, tâm thần sẽ được tái sinh thành một con người mới. Đồng thời được Chúa ban cho năng lực để họ sống vâng theo ý muốn của Thiên Chúa. Nhưng nếu họ không hết lòng nương cậy nơi Chúa, nhờ vào sức Chúa để tự cai trị tốt con người cũ của mình. Mà để mặc cho lòng ganh tị, kiêu ngạo, tham lam, ích kỷ, ghen ghét, tự ái... thuộc về bản ngã tội lỗi của con người cũ trỗi dậy, điều khiển ngược lại bản tính mới trong con người mới. Thì họ sẽ dễ gây ra những sự chia rẽ, ganh ghét, đánh nhau với chính các anh chị em cùng chi thể của mình. Và nếu sự đánh nhau không được sớm giải quyết dứt khoát, thì sẽ lây lan thành những cuộc chiến tranh có quy mô rộng lớn hơn.
2 Các anh chị em khao khát mà chẳng có gì. Các anh chị em phạm tội giết người và ganh tị mà chẳng đạt được gì. Các anh chị em đánh nhau và gây chiến. Nhưng các anh chị em chẳng có gì vì các anh chị em không cầu xin.
3 Các anh chị em cầu xin mà không nhận được, vì các anh chị em cầu xin trái lẽ, để dùng theo sự ham muốn khoái lạc của mình.
Câu 2 và câu 3: Qua bài giảng của người chăn, con hiểu hàm ý của từ "khao khát" ở đây là nói đến sự tham muốn bất chính. Và nguyên nhân dẫn đến có sự tham muốn bất chính đều là muốn thỏa mãn "cái tôi" của chính mình.
Con hiểu một người đã được dựng nên mới trong Chúa là người luôn có tấm lòng yêu thương anh chị em hơn bản thân mình. Khi nhìn thấy anh chị em có được những ơn phước, ân tứ hoặc sự khôn sáng của Chúa ban cho thì mình phải vui mừng, và dâng lời cảm tạ cầu xin cho anh chị em mình cứ mãi có lòng trung tín với Chúa như vậy. Nhưng đối với người còn có lòng ham muốn bất chính, thay vì khi thấy anh chị em mình được những ơn phước ân tứ đó. Họ cũng cầu nguyện xin Chúa ban cho họ có được điều đó để họ hầu việc Chúa, mang đến lợi ích cho nhà Chúa và mong muốn được sống đẹp lòng Chúa. Thì đổi lại họ lại sinh lòng ganh tị, ghen ghét mà cầu xin những điều trái lẽ là họ cầu xin Chúa ban cho họ được như anh chị em mình nhưng họ xin với lòng ganh đua, cạnh tranh, muốn được tôn vinh thể hiện mình, chỉ để thỏa mãn "cái tôi" của mình.
Đức Thánh Linh qua Gia-cơ đã răn dạy và chỉ rõ cho những người có lòng ham muốn bất chính thấy rằng: Mọi sự khao khát ham muốn bất chính đó của họ chẳng những không mang lại được ích lợi gì cho người khác và bản thân họ cũng chẳng nhận được gì ngoài phạm tội giết người vì mang lòng ganh tị, ghen ghét và đi gây chiến với chính các anh chị em mình. Vì Lời Chúa có dạy: "ai ghét anh chị em mình, là kẻ giết người" (I Giăng 3:15). Và mọi lời cầu xin trái lẽ của họ sẽ không bao giờ được Chúa nhận lời.
4 Hỡi những đàn ông ngoại tình và những đàn bà ngoại tình, các ngươi chẳng biết sự làm bạn với thế gian tức là thù nghịch với Đức Chúa Trời sao? Cho nên, ai sẵn lòng làm bạn với thế gian, thì người ấy trở nên kẻ thù của Đức Chúa Trời vậy.
Câu 4: Con hiểu rằng, Gia-cơ gọi những người còn sống trong tội, còn có lòng tham muốn bất chính là những người đàn ông và đàn bà ngoại tình. Gọi là ngoại tình bởi sự tham muốn của họ là theo ý riêng, họ coi ý muốn của mình hơn cả ý muốn của Thiên Chúa.
Mà con dân Chúa coi bất cứ sự gì, hay coi bất cứ ai, kể cả bản thân mình tôn cao hơn Chúa là đang thờ lạy thần tượng và phạm tội ngoại tình thuộc linh. Vì vậy, Lời Chúa gọi những người mang danh là con dân Chúa nhưng tấm lòng và nếp sống không khác gì với những người thế gian là kẻ thù của Đức Chúa Trời.
5 Các anh chị em tưởng rằng Thánh Kinh nói vô ích sao? Đấng Thần Linh ở trong chúng ta, khao khát chúng ta đến nỗi ghen tuông. [Xuất Ê-díp-tô Ký 20:5; 34:14]
6 Nhưng Ngài lại ban ân điển càng hơn. Chính vì vậy mà Ngài phán rằng: Đức Chúa Trời chống cự kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ân điển cho người khiêm nhường. [Châm Ngôn 3:34]
Câu 5 và câu 6: Con hiểu rằng, Đấng Thần Linh là Đức Thánh Linh ngự trong mỗi thân thể của con dân Chúa. Ngài yêu mến những ai thuộc về Chúa, Ngài yêu họ đến mức ghen tuông chỉ muốn họ cũng thuộc về Ngài một cách trọn vẹn. Con hiểu sự yêu thương đến mức ghen tương của Ngài không phải là sự ép buộc con dân Chúa. Mà Ngài muốn tốt cho con dân Chúa, Ngài luôn cáo trách, dạy dỗ mỗi khi họ làm sai phạm tội. Nâng đỡ, an ủi khi họ yếu đuối lỡ vấp phạm. Dạy dỗ, dẫn dắt để họ kịp thời ăn năn, sửa đổi đi lại theo đúng đường lối của Thiên Chúa mà không bị đi sai lạc. Tất cả chỉ với một mục đích là Ngài muốn họ được nên thánh trọn vẹn, để được vui hưởng sự sống đời đời mà Đức Chúa Trời đã hứa ban cho con dân của Ngài.
Đối với những ai hết lòng yêu mến Chúa, khao khát muốn sống theo Lời Chúa thì Ngài lại ban ân điển càng hơn để họ có thể sống được theo ý muốn của Ngài, và giúp họ cứ mãi vững bước mà tiếp tục đi trên linh trình của mình. Nhưng với những người kiêu ngạo, không chịu hạ mình lắng nghe sự cáo trách dạy dỗ của Ngài. Chỉ muốn sống theo ý riêng của mình thì họ sẽ bị Đức Chúa Trời chống cự lại. Họ sẽ dần mất đi ân điển, ơn phước Chúa ban cho và nếu họ cứ mãi chai lỳ, cứng lòng không hạ mình ăn năn thì hậu quả của họ là sự xa cách mặt Chúa đời đời.
Thưa Cha! Con xin cảm tạ ơn Cha đã ban cho con viết ra được sự con học hiểu được trong bài học này. Qua bài học này con nhận thức rõ hơn rằng: Nếu con không cố gắng từ bỏ bản ngã con người cũ thì hậu quả rất kinh khiếp. Không chỉ có thể gây ra sự chiến tranh bất hòa trong Hội Thánh mà bản thân con cũng có thể vì "cái tôi" đánh mất ân điển cứu rỗi Chúa ban cho con. Con nguyện xin Chúa ban cho con luôn có tấm lòng khiêm nhường, hạ mình, vâng phục sống theo Lời Ngài. Những gì con chưa làm được, con nguyện xin Ngài ban ơn, thêm sức giúp con làm được. Con xin cảm tạ ơn Ngài.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Con, Nguyễn Thị Kim Loan
...