Hê-bơ-rơ 5:11-14 Lời Cảnh Báo về Sự Thiếu Hiểu Biết Lời Chúa
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của chúng con. Con xin cảm tạ ơn Cha đã gìn giữ con trong ngày hôm nay được bình an. Cảm tạ Cha đã ban cho con được có Lời Ngài để con được vui thỏa trong sự đọc và suy ngẫm Lời Chúa mỗi ngày. Để trong con luôn có những cung bậc cảm xúc khác nhau. Con xin cảm tạ mọi ơn phước Cha đã tuôn đổ trên đời sống con. Và Giờ đây, con xin được ghi lại sự suy ngẫm của con trong Hê-bơ-rơ 5:11-14 như sau.
11 Về Ngài, chúng tôi có nhiều sự giảng dạy và khó giải thích; vì các anh chị em đã trở nên những người chậm nghe.
Câu 11: Con hiểu rằng, hai chữ "chậm nghe" ở đây nghĩa là một người nghe người khác giảng dạy mà không hiểu, hoặc là nghe nhưng lại tiếp thu rất chậm. Con hiểu rằng khi một người không có tấm lòng học và suy ngẫm Lời Chúa ngày đêm, để cẩn thận làm theo thì người đó sẽ không bao giờ có sự khôn sáng Chúa ban và họ trở nên là người chậm nghe. Vì sự khôn sáng chỉ được Chúa ban cho một người phải có tấm lòng khao khát muốn học hỏi Lời Chúa, muốn biết về sự sâu nhiệm ý nghĩa mọi Lời phán dạy của Ngài và muốn thêm lên sự hiểu biết về Lời Ngài. Vì vậy, hàm ý của Sứ Đồ Phao-lô là: đối với những người chậm nghe thì những người như Phao-lô hoặc tất cả những người rao giảng Tin Lành rất khó để giải thích và giảng dạy về Đức Chúa Chúa Jesus Christ cho họ. Bởi vì những người chậm nghe đã lười biếng và rất thờ ơ lạnh nhạt với Lời của Chúa.
12 Vì lẽ ra theo thời gian, các anh chị em phải là những giáo sư. Các anh chị em cần có sự dạy trở lại cho các anh chị em những điều căn bản ban đầu của Lời phán của Đức Chúa Trời. Các anh chị em đã trở nên cần có sữa mà không là thức ăn cứng.
Câu 12: Con hiểu rằng, có những người đã được tiếp nhận Tin Lành, được tiếp xúc với Lời Chúa từ rất lâu rồi. Đáng lí ra với thời gian đến với Chúa đã lâu như vậy và nếu họ luôn làm theo Lời phán dạy của Chúa đã được chép trong Giô-suê 1:8. Thì họ đã trở thành những giáo sư có thể dùng sự hiểu biết Lời Chúa cùng kinh nghiệm của mình mà giúp đỡ giảng dạy cho những người mới đến với Chúa, chưa có sự vững vàng trong đức tin. Chứ không phải như một đứa trẻ chỉ biết uống sữa, nghĩa là họ cứ mãi học đi học lại những điều căn bản nhất của Lời Chúa. Hay những gì họ hiểu chỉ là trên bề mặt chữ nghĩa chứ họ không hiểu được sự sâu nhiệm của Lời Chúa.
13 Vì ai là người dự phần về sữa thì không có kinh nghiệm trong Lời của sự công chính; vì người ấy là trẻ con. 14 Nhưng thức ăn cứng là của những người trưởng thành, những người bởi thói quen mà những sự nhận thức đã được tập luyện, nên họ nắm giữ sự nhận thức tinh tế về điều thiện cũng như về điều ác.
Câu 13 và 14: Con hiểu rằng, Lời Chúa được ví như sữa và thức ăn cứng. Sữa là dành cho con trẻ là chỉ về những người mới đến với Chúa, còn thiếu sự hiểu biết Lời Chúa và chưa trưởng thành về thuộc linh. Hoặc cũng có những người đã tin nhận Chúa lâu nhưng lại sống một cách hâm hẩm, không lạnh cũng không nóng. Và cũng có những người chỉ đọc Lời Chúa xong để đó mà không thực hành làm theo Lời. Những người như vậy càng về lâu dài với đức tin ban đầu của họ đã yếu ớt, nay không được nuôi dưỡng thì sẽ dần dần bị suy yếu hơn nữa rồi chết đi. Hoặc những người không chuyên tâm suy ngẫm để làm theo Lời Chúa thì họ cứ mãi dậm chân một chỗ, không có thêm lên sự hiểu biết sâu nhiệm Lời Chúa thì khi gặp gian nan thử thách họ không có bất cứ một kinh nghiệm nhận biết nào như một đứa trẻ to xác nhưng lại chỉ biết uống sữa. Những người dự phần về sữa thì không có kinh nghiệm trong Lời của sự công chính. Bởi vì, họ không có lòng đọc và suy ngẫm Lời Chúa để cẩn thận làm theo, thì họ sẽ không có được kinh nghiệm về Lời của Chúa trong chính nếp sống mỗi ngày của mình.
Còn thức ăn cứng là những người đã được trưởng thành thuộc linh. Những người đó là người có tấm lòng rất yêu kính Chúa. Vì họ kính sợ và yêu mến Ngài nên họ luôn cố gắng trau dồi, tìm kiếm học hiểu Lời Chúa để thêm lên sự tri thức về lẽ thật. Để họ muốn sống và làm theo đúng như Lời Chúa, muốn sống đẹp lòng Chúa.
Rồi từ sự hiểu biết đó họ kiên trì học tập, rèn luyện, thực hành áp dụng vào đời sống họ, dần dần cách sống theo ý muốn và đẹp lòng Chúa trở thành thói quen của họ. Bởi sự cố gắng luôn hết lòng sống theo Lời Chúa mà họ sẽ trải qua được nhiều kinh nghiệm sống trong Lời Chúa. Đến khi gặp bất cứ khó khăn thử thách nào, hoặc gặp bất cứ ở cảnh ngộ nào họ cũng có thể phán đoán phân tích một cách nhanh chóng, tinh tế các mưu kế ma quỷ, các bẫy rập và hơn hết là hơn có thể phân biệt một cách tinh tế về những điều thiện và điều ác.
Thưa Cha! Con hiểu rằng, để có thể nắm giữ sự nhận thức tinh tế về điều thiện cũng như về điều ác bằng nhận thức theo thói quen. Nghĩa là ở bất cứ cảnh ngộ nào Chúa cho phép xảy ra thì phản ứng đầu tiên là luôn sống và làm theo Lời Chúa đã trở thành một thói quen tự nhiên mà không cần phải bị phân vân suy nghĩ coi đó là điều thiện hay điều ác? Phải làm sao trong trường hợp đó?.... Để làm được điều này, đòi hỏi con dân Chúa trước tiên phải có tấm lòng yêu kính Chúa trên hết mọi sự. Luôn đọc và suy ngẫm Lời Chúa ngày đêm, luôn khao khát sống đẹp lòng Chúa. Dùng Lời Chúa để áp dụng vào đời sống mình trong mỗi một việc dù là nhỏ nhất. Việc đọc và suy ngẫm Lời Chúa, tương giao với Chúa không phải một ngày, hai ngày, một tháng, hai tháng, cũng không phải là khi nào thích thì làm, khi nào không thích khỏi làm. Mà là mỗi giây phút, mỗi ngày trong cuộc đời mình phải luôn thực hành để điều đó trở thành một thói quen, hoặc có thể nói là điều đó đã trở thành lẽ sống của bản thân mình.
Con xin cảm tạ ơn Chúa đã cho con sự hiểu ở bài học này. Nguyện xin Chúa luôn ban cho con có tấm lòng kính sợ, vâng phục và yêu mến Ngài càng ngày càng hơn. Nguyện xin Chúa ban cho con có tấm lòng khao khát chuyên tâm suy ngẫm Lời Ngài và hết lòng sống theo thánh ý của Ngài. Để con có thêm lên sự hiểu biết Lời Ngài để không biến mình thành người chậm nghe. Con xin cảm tạ ơn Thiên Chúa và con thành kính cầu xin trong danh của Đức Chúa Jesus Christ. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Con, Nguyễn Thị Kim Loan ...
Hê-bơ-rơ 5:11-14 Lời Cảnh Báo về Sự Thiếu Hiểu Biết Lời Chúa
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của chúng con. Con xin cảm tạ ơn Cha đã gìn giữ con trong ngày hôm nay được bình an. Cảm tạ Cha đã ban cho con được có Lời Ngài để con được vui thỏa trong sự đọc và suy ngẫm Lời Chúa mỗi ngày. Để trong con luôn có những cung bậc cảm xúc khác nhau. Con xin cảm tạ mọi ơn phước Cha đã tuôn đổ trên đời sống con. Và Giờ đây, con xin được ghi lại sự suy ngẫm của con trong Hê-bơ-rơ 5:11-14 như sau.
11 Về Ngài, chúng tôi có nhiều sự giảng dạy và khó giải thích; vì các anh chị em đã trở nên những người chậm nghe.
Câu 11: Con hiểu rằng, hai chữ "chậm nghe" ở đây nghĩa là một người nghe người khác giảng dạy mà không hiểu, hoặc là nghe nhưng lại tiếp thu rất chậm. Con hiểu rằng khi một người không có tấm lòng học và suy ngẫm Lời Chúa ngày đêm, để cẩn thận làm theo thì người đó sẽ không bao giờ có sự khôn sáng Chúa ban và họ trở nên là người chậm nghe. Vì sự khôn sáng chỉ được Chúa ban cho một người phải có tấm lòng khao khát muốn học hỏi Lời Chúa, muốn biết về sự sâu nhiệm ý nghĩa mọi Lời phán dạy của Ngài và muốn thêm lên sự hiểu biết về Lời Ngài. Vì vậy, hàm ý của Sứ Đồ Phao-lô là: đối với những người chậm nghe thì những người như Phao-lô hoặc tất cả những người rao giảng Tin Lành rất khó để giải thích và giảng dạy về Đức Chúa Chúa Jesus Christ cho họ. Bởi vì những người chậm nghe đã lười biếng và rất thờ ơ lạnh nhạt với Lời của Chúa.
12 Vì lẽ ra theo thời gian, các anh chị em phải là những giáo sư. Các anh chị em cần có sự dạy trở lại cho các anh chị em những điều căn bản ban đầu của Lời phán của Đức Chúa Trời. Các anh chị em đã trở nên cần có sữa mà không là thức ăn cứng.
Câu 12: Con hiểu rằng, có những người đã được tiếp nhận Tin Lành, được tiếp xúc với Lời Chúa từ rất lâu rồi. Đáng lí ra với thời gian đến với Chúa đã lâu như vậy và nếu họ luôn làm theo Lời phán dạy của Chúa đã được chép trong Giô-suê 1:8. Thì họ đã trở thành những giáo sư có thể dùng sự hiểu biết Lời Chúa cùng kinh nghiệm của mình mà giúp đỡ giảng dạy cho những người mới đến với Chúa, chưa có sự vững vàng trong đức tin. Chứ không phải như một đứa trẻ chỉ biết uống sữa, nghĩa là họ cứ mãi học đi học lại những điều căn bản nhất của Lời Chúa. Hay những gì họ hiểu chỉ là trên bề mặt chữ nghĩa chứ họ không hiểu được sự sâu nhiệm của Lời Chúa.
13 Vì ai là người dự phần về sữa thì không có kinh nghiệm trong Lời của sự công chính; vì người ấy là trẻ con.
14 Nhưng thức ăn cứng là của những người trưởng thành, những người bởi thói quen mà những sự nhận thức đã được tập luyện, nên họ nắm giữ sự nhận thức tinh tế về điều thiện cũng như về điều ác.
Câu 13 và 14: Con hiểu rằng, Lời Chúa được ví như sữa và thức ăn cứng. Sữa là dành cho con trẻ là chỉ về những người mới đến với Chúa, còn thiếu sự hiểu biết Lời Chúa và chưa trưởng thành về thuộc linh. Hoặc cũng có những người đã tin nhận Chúa lâu nhưng lại sống một cách hâm hẩm, không lạnh cũng không nóng. Và cũng có những người chỉ đọc Lời Chúa xong để đó mà không thực hành làm theo Lời. Những người như vậy càng về lâu dài với đức tin ban đầu của họ đã yếu ớt, nay không được nuôi dưỡng thì sẽ dần dần bị suy yếu hơn nữa rồi chết đi. Hoặc những người không chuyên tâm suy ngẫm để làm theo Lời Chúa thì họ cứ mãi dậm chân một chỗ, không có thêm lên sự hiểu biết sâu nhiệm Lời Chúa thì khi gặp gian nan thử thách họ không có bất cứ một kinh nghiệm nhận biết nào như một đứa trẻ to xác nhưng lại chỉ biết uống sữa. Những người dự phần về sữa thì không có kinh nghiệm trong Lời của sự công chính. Bởi vì, họ không có lòng đọc và suy ngẫm Lời Chúa để cẩn thận làm theo, thì họ sẽ không có được kinh nghiệm về Lời của Chúa trong chính nếp sống mỗi ngày của mình.
Còn thức ăn cứng là những người đã được trưởng thành thuộc linh. Những người đó là người có tấm lòng rất yêu kính Chúa. Vì họ kính sợ và yêu mến Ngài nên họ luôn cố gắng trau dồi, tìm kiếm học hiểu Lời Chúa để thêm lên sự tri thức về lẽ thật. Để họ muốn sống và làm theo đúng như Lời Chúa, muốn sống đẹp lòng Chúa.
Rồi từ sự hiểu biết đó họ kiên trì học tập, rèn luyện, thực hành áp dụng vào đời sống họ, dần dần cách sống theo ý muốn và đẹp lòng Chúa trở thành thói quen của họ. Bởi sự cố gắng luôn hết lòng sống theo Lời Chúa mà họ sẽ trải qua được nhiều kinh nghiệm sống trong Lời Chúa. Đến khi gặp bất cứ khó khăn thử thách nào, hoặc gặp bất cứ ở cảnh ngộ nào họ cũng có thể phán đoán phân tích một cách nhanh chóng, tinh tế các mưu kế ma quỷ, các bẫy rập và hơn hết là hơn có thể phân biệt một cách tinh tế về những điều thiện và điều ác.
Thưa Cha! Con hiểu rằng, để có thể nắm giữ sự nhận thức tinh tế về điều thiện cũng như về điều ác bằng nhận thức theo thói quen. Nghĩa là ở bất cứ cảnh ngộ nào Chúa cho phép xảy ra thì phản ứng đầu tiên là luôn sống và làm theo Lời Chúa đã trở thành một thói quen tự nhiên mà không cần phải bị phân vân suy nghĩ coi đó là điều thiện hay điều ác? Phải làm sao trong trường hợp đó?.... Để làm được điều này, đòi hỏi con dân Chúa trước tiên phải có tấm lòng yêu kính Chúa trên hết mọi sự. Luôn đọc và suy ngẫm Lời Chúa ngày đêm, luôn khao khát sống đẹp lòng Chúa. Dùng Lời Chúa để áp dụng vào đời sống mình trong mỗi một việc dù là nhỏ nhất. Việc đọc và suy ngẫm Lời Chúa, tương giao với Chúa không phải một ngày, hai ngày, một tháng, hai tháng, cũng không phải là khi nào thích thì làm, khi nào không thích khỏi làm. Mà là mỗi giây phút, mỗi ngày trong cuộc đời mình phải luôn thực hành để điều đó trở thành một thói quen, hoặc có thể nói là điều đó đã trở thành lẽ sống của bản thân mình.
Con xin cảm tạ ơn Chúa đã cho con sự hiểu ở bài học này. Nguyện xin Chúa luôn ban cho con có tấm lòng kính sợ, vâng phục và yêu mến Ngài càng ngày càng hơn. Nguyện xin Chúa ban cho con có tấm lòng khao khát chuyên tâm suy ngẫm Lời Ngài và hết lòng sống theo thánh ý của Ngài. Để con có thêm lên sự hiểu biết Lời Ngài để không biến mình thành người chậm nghe. Con xin cảm tạ ơn Thiên Chúa và con thành kính cầu xin trong danh của Đức Chúa Jesus Christ. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Con, Nguyễn Thị Kim Loan
...