Rô-ma 8:18-25 Sự Vinh Quang TrongTương Lai của Hội Thánh 18 Tôi tưởng rằng, những sự đau đớn của thời hiện tại chẳng đáng so sánh với sự vinh quang sẽ được tỏ ra trong chúng ta. 19 Vì sự xao xuyến mong ngóng của muôn vật chờ đợi sự tỏ ra của con cái của Đức Chúa Trời. 20 Vì muôn vật đã bị làm cho phục sự hư không, chẳng phải tự ý, mà là bởi Đấng bắt chúng chịu phục, để mong rằng, 21 chính muôn vật cũng sẽ được giải cứu khỏi sự nô lệ của sự hư hoại, mà vào trong sự tự do vinh quang của con cái của Đức Chúa Trời. 22 Vì chúng ta biết rằng, cả muôn vật cùng than thở và cùng chịu khó nhọc cho đến ngày nay. 23 Không những chúng, mà chúng ta nữa, là những người có trái đầu mùa của Đấng Thần Linh. Chính chúng ta cũng than thở trong chúng ta, trông đợi sự làm con nuôi, là sự cứu chuộc thân thể của chúng ta. 24 Vì chúng ta được cứu trong sự trông cậy, nhưng sự trông cậy được nhìn thấy thì không phải là sự trông cậy. Vì điều mà một người nhìn thấy, thì sao người ấy còn trông cậy? 25 Nhưng nếu chúng ta trông cậy điều chúng ta không thấy, thì chúng ta bởi sự nhẫn nại mà chờ đợi.
Kính lạy Cha, con cảm tạ Cha cho con hôm nay được suy ngẫm Rô-ma 8:18-25. Con xin nêu những điều con hiểu như sau:
Thưa Cha, Rô-ma 8:18 dùng sự so sánh giữa những sự đau đớn ở đời này khi theo Chúa với sự vinh quang Chúa ban, giúp con hiểu rõ về giá trị vinh quang đời sau Chúa ban là vô giá, những sự chịu khó chịu khổ theo Chúa trong cuộc đời này cho dù có đến mức nào, cũng chẳng là gì, chẳng đáng so với những điều Chúa hứa ban cho ở đời sau. Con cũng hiểu: Không phải đến đời sau Chúa mới ban thưởng, mà Chúa ban thưởng ngay trong đời này nữa, là chúng con có được bình an thật.
Đọc Rô-ma 8:18, con nhớ đến câu Thánh Kinh nói một linh hồn quý hơn cả thế gian (Mác 8:34-37). Dẫu có phải đánh đổi cả thế gian, đổi cả sự sống mình, vác thập giá mình mỗi ngày, để có được Chúa, có sự sống của linh hồn trong Chúa thì cũng chẳng đáng. Con cũng nhớ đến Nhã Ca 8:7, cho dù một người có hiến dâng hết cả sản nghiệp mình để có được tình yêu, cũng chẳng đáng. Phao-lô cách dùng ví sánh như vậy, để bày tỏ điều vô cùng giá trị, điều không thể đem ra ví sánh. Dẫu có đem ra đánh đổi được, thì cái giá một người bỏ ra để có được Chúa cũng quá nhỏ bé. Con hiểu, là vì Chúa Jesus đã trả giá cho chúng con, bằng chính mạng sống, bằng máu vô tội của Ngài.
Lạy Chúa, suy ngẫm Rô-ma 8:18, con càng thấy yêu Chúa và biết ơn Chúa hơn, Chúa nhắc con phải sống sao cho xứng với ơn cứu chuộc của Ngài.
Thưa Cha, câu 19 đến câu 22, con nhớ đến công cuộc sáng tạo của Ngài, muôn vật ban đầu đều tốt lành. Chúa sáng tạo các loài vật không có ý trí tự do quyết định. Chúng không biết chọn lựa làm ra sự ác. Vì tội lỗi loài người mà muộn vật bị vạ lây.
Con chưa hiểu hết muôn vật đã than thở như thế nào. Nhưng Cha là Đấng thấu hiểu, Ngài đã sinh ra, Ngài hiểu rõ sự khó nhọc của muôn vật. Ngày nay, con chỉ có thể nhận biết sự khó nhọc của muôn vật như nhiều loài vật gặp khó khăn về điều kiện sống khắc nghiệt, bị thay đổi tập tính, vật chất ban đầu do con người tự ý tác động, nhiều những khó nhọc khác nữa của các loài cây cỏ, vật sống.
Thưa Cha, qua sự muôn vật xao xuyến mong ngóng được giải cứu khỏi sự nô lệ của sự hư hoại, muôn vật thở than, chờ đợi sự tỏ ra của con cái Đức Chúa Trời, giúp con hiểu hơn về trách nhiệm của loài người chúng con với muôn vật mà Cha giao quyền cai trị. Khi chúng con phục làm nô lệ cho tội lỗi, kéo theo muôn vật cũng chịu phục theo. Khi chúng con được thoát cảnh nô lệ cho tội lỗi, trong ngày vinh quang, muôn vật sẽ được phục hồi theo.
Con hiểu đây là chương trình của Đức Chúa Trời, thể hiện sự công chính của Ngài, vì hết cả muôn vật Chúa dựng lên đều không có tội. Chúng không biết chống nghịch Chúa.
Con hiểu đó cũng là sự nhân từ thương xót của Chúa, Chúa yêu loài người, Chúa cứu chúng con, Chúa giải thoát muôn vật, là hậu quả mà bản thân chúng con không có cách nào tự giải quyết. Có lẽ chúng con sẽ chưa vui nhiều nếu như chỉ mỗi chúng con được cứu rỗi, sống đơn độc một mình mỗi loài người chúng con với Chúa.
Thưa Cha, con hiểu “Chính chúng ta cũng than thở trong chúng ta” là sự mỗi ngày trên đất, chúng con vẫn đang phải chịu những khó nhọc trên thân thể xác thịt, do hậu quả của tội lỗi, như: bệnh tật, lao nhọc kiếm sống, sự bắt hại của những người không tin Chúa, cùng những nỗi lòng trước thế gian tội lỗi mà thân thể mòn mỏi, hư hao và có khi là cái chết về thể xác. Có lẽ vì thế mà sự trông đợi của chúng con càng thêm lên.
Thưa Cha, suy ngẫm đến muôn vật là tạo vật không có ý trí tự do chọn lựa, không làm ra tội, trong khó nhọc, chúng còn biết mong ngóng. Huống chi là loài người chúng con, lẽ vì sao chúng con lại không trông đợi?
Kiên trì nhẫn nại vào sự trông cậy sự giải cứu của Chúa ở câu 24, 25 con hiểu là đức tin vào những sự chưa đến, chưa thấy nhưng chắc chắn sẽ đến, sẽ tận mắt chứng kiến, là ngày Chúa Jesus sẽ đến để cất Hội Thánh của Ngài theo với Ngài.
Bài học con áp dụng:
Mỗi khi con gặp những khó khăn thử thách, sự bắt hại hay đau đớn, bệnh tật xảy đến, con nhớ Lời Chúa an ủi, đã hứa với con trong Rô-ma 8:18, giúp con thêm vững tin, hy vọng.
Thưa Cha, con thấy con thật hạnh phúc khi được sống trong tình yêu, hy vọng Cha ban. Hy vọng sự trông cậy phước hạnh được sống đời đời với Chúa là điều vô cùng tuyệt vời Cha ban cho chúng con. Xin Cha cho con nắm chắc hy vọng này, con được Chúa cứu và ban thưởng. Muốn vậy, thì ngay trong cuộc đời này, con cần hết lòng sống vâng phục, yêu kính, tin cậy Cha. Dẫu có phải chịu khó chịu khổ ra sao, xin Cha cho con bền lòng, trung tín bước đi theo Cha. Xin Cha giúp con vượt qua. Con cảm tạ ơn Cha!
Trong ân điển Đức Chúa Jesus Christ. Con, Nguyễn Thị Lan 26/03/2023
Rô-ma 8:18-25 Sự Vinh Quang TrongTương Lai của Hội Thánh
18 Tôi tưởng rằng, những sự đau đớn của thời hiện tại chẳng đáng so sánh với sự vinh quang sẽ được tỏ ra trong chúng ta.
19 Vì sự xao xuyến mong ngóng của muôn vật chờ đợi sự tỏ ra của con cái của Đức Chúa Trời.
20 Vì muôn vật đã bị làm cho phục sự hư không, chẳng phải tự ý, mà là bởi Đấng bắt chúng chịu phục, để mong rằng,
21 chính muôn vật cũng sẽ được giải cứu khỏi sự nô lệ của sự hư hoại, mà vào trong sự tự do vinh quang của con cái của Đức Chúa Trời.
22 Vì chúng ta biết rằng, cả muôn vật cùng than thở và cùng chịu khó nhọc cho đến ngày nay.
23 Không những chúng, mà chúng ta nữa, là những người có trái đầu mùa của Đấng Thần Linh. Chính chúng ta cũng than thở trong chúng ta, trông đợi sự làm con nuôi, là sự cứu chuộc thân thể của chúng ta.
24 Vì chúng ta được cứu trong sự trông cậy, nhưng sự trông cậy được nhìn thấy thì không phải là sự trông cậy. Vì điều mà một người nhìn thấy, thì sao người ấy còn trông cậy?
25 Nhưng nếu chúng ta trông cậy điều chúng ta không thấy, thì chúng ta bởi sự nhẫn nại mà chờ đợi.
Kính lạy Cha, con cảm tạ Cha cho con hôm nay được suy ngẫm Rô-ma 8:18-25. Con xin nêu những điều con hiểu như sau:
Thưa Cha, Rô-ma 8:18 dùng sự so sánh giữa những sự đau đớn ở đời này khi theo Chúa với sự vinh quang Chúa ban, giúp con hiểu rõ về giá trị vinh quang đời sau Chúa ban là vô giá, những sự chịu khó chịu khổ theo Chúa trong cuộc đời này cho dù có đến mức nào, cũng chẳng là gì, chẳng đáng so với những điều Chúa hứa ban cho ở đời sau. Con cũng hiểu: Không phải đến đời sau Chúa mới ban thưởng, mà Chúa ban thưởng ngay trong đời này nữa, là chúng con có được bình an thật.
Đọc Rô-ma 8:18, con nhớ đến câu Thánh Kinh nói một linh hồn quý hơn cả thế gian (Mác 8:34-37). Dẫu có phải đánh đổi cả thế gian, đổi cả sự sống mình, vác thập giá mình mỗi ngày, để có được Chúa, có sự sống của linh hồn trong Chúa thì cũng chẳng đáng. Con cũng nhớ đến Nhã Ca 8:7, cho dù một người có hiến dâng hết cả sản nghiệp mình để có được tình yêu, cũng chẳng đáng. Phao-lô cách dùng ví sánh như vậy, để bày tỏ điều vô cùng giá trị, điều không thể đem ra ví sánh. Dẫu có đem ra đánh đổi được, thì cái giá một người bỏ ra để có được Chúa cũng quá nhỏ bé. Con hiểu, là vì Chúa Jesus đã trả giá cho chúng con, bằng chính mạng sống, bằng máu vô tội của Ngài.
Lạy Chúa, suy ngẫm Rô-ma 8:18, con càng thấy yêu Chúa và biết ơn Chúa hơn, Chúa nhắc con phải sống sao cho xứng với ơn cứu chuộc của Ngài.
Thưa Cha, câu 19 đến câu 22, con nhớ đến công cuộc sáng tạo của Ngài, muôn vật ban đầu đều tốt lành. Chúa sáng tạo các loài vật không có ý trí tự do quyết định. Chúng không biết chọn lựa làm ra sự ác. Vì tội lỗi loài người mà muộn vật bị vạ lây.
Con chưa hiểu hết muôn vật đã than thở như thế nào. Nhưng Cha là Đấng thấu hiểu, Ngài đã sinh ra, Ngài hiểu rõ sự khó nhọc của muôn vật. Ngày nay, con chỉ có thể nhận biết sự khó nhọc của muôn vật như nhiều loài vật gặp khó khăn về điều kiện sống khắc nghiệt, bị thay đổi tập tính, vật chất ban đầu do con người tự ý tác động, nhiều những khó nhọc khác nữa của các loài cây cỏ, vật sống.
Thưa Cha, qua sự muôn vật xao xuyến mong ngóng được giải cứu khỏi sự nô lệ của sự hư hoại, muôn vật thở than, chờ đợi sự tỏ ra của con cái Đức Chúa Trời, giúp con hiểu hơn về trách nhiệm của loài người chúng con với muôn vật mà Cha giao quyền cai trị. Khi chúng con phục làm nô lệ cho tội lỗi, kéo theo muôn vật cũng chịu phục theo. Khi chúng con được thoát cảnh nô lệ cho tội lỗi, trong ngày vinh quang, muôn vật sẽ được phục hồi theo.
Con hiểu đây là chương trình của Đức Chúa Trời, thể hiện sự công chính của Ngài, vì hết cả muôn vật Chúa dựng lên đều không có tội. Chúng không biết chống nghịch Chúa.
Con hiểu đó cũng là sự nhân từ thương xót của Chúa, Chúa yêu loài người, Chúa cứu chúng con, Chúa giải thoát muôn vật, là hậu quả mà bản thân chúng con không có cách nào tự giải quyết. Có lẽ chúng con sẽ chưa vui nhiều nếu như chỉ mỗi chúng con được cứu rỗi, sống đơn độc một mình mỗi loài người chúng con với Chúa.
Thưa Cha, con hiểu “Chính chúng ta cũng than thở trong chúng ta” là sự mỗi ngày trên đất, chúng con vẫn đang phải chịu những khó nhọc trên thân thể xác thịt, do hậu quả của tội lỗi, như: bệnh tật, lao nhọc kiếm sống, sự bắt hại của những người không tin Chúa, cùng những nỗi lòng trước thế gian tội lỗi mà thân thể mòn mỏi, hư hao và có khi là cái chết về thể xác. Có lẽ vì thế mà sự trông đợi của chúng con càng thêm lên.Thưa Cha, suy ngẫm đến muôn vật là tạo vật không có ý trí tự do chọn lựa, không làm ra tội, trong khó nhọc, chúng còn biết mong ngóng. Huống chi là loài người chúng con, lẽ vì sao chúng con lại không trông đợi?
Kiên trì nhẫn nại vào sự trông cậy sự giải cứu của Chúa ở câu 24, 25 con hiểu là đức tin vào những sự chưa đến, chưa thấy nhưng chắc chắn sẽ đến, sẽ tận mắt chứng kiến, là ngày Chúa Jesus sẽ đến để cất Hội Thánh của Ngài theo với Ngài.
Bài học con áp dụng:
Mỗi khi con gặp những khó khăn thử thách, sự bắt hại hay đau đớn, bệnh tật xảy đến, con nhớ Lời Chúa an ủi, đã hứa với con trong Rô-ma 8:18, giúp con thêm vững tin, hy vọng.
Thưa Cha, con thấy con thật hạnh phúc khi được sống trong tình yêu, hy vọng Cha ban. Hy vọng sự trông cậy phước hạnh được sống đời đời với Chúa là điều vô cùng tuyệt vời Cha ban cho chúng con. Xin Cha cho con nắm chắc hy vọng này, con được Chúa cứu và ban thưởng. Muốn vậy, thì ngay trong cuộc đời này, con cần hết lòng sống vâng phục, yêu kính, tin cậy Cha. Dẫu có phải chịu khó chịu khổ ra sao, xin Cha cho con bền lòng, trung tín bước đi theo Cha. Xin Cha giúp con vượt qua. Con cảm tạ ơn Cha!
Trong ân điển Đức Chúa Jesus Christ.
Con, Nguyễn Thị Lan
26/03/2023