I Cô-rinh-tô 3:1-8 Khái Niệm Sai Lầm về Những Người Giảng Tin Lành và Những Người Giảng Dạy Lời Chúa
1 Hỡi các anh chị em cùng Cha! Tôi không thể nói với các anh chị em như với những người thuộc linh nhưng như với những người xác thịt, như với những trẻ con trong Đấng Christ vậy.
2 Tôi đã cho các anh chị em uống sữa mà chẳng phải ăn thức ăn. Vì các anh chị em chưa thể ăn; mà bây giờ các anh chị em cũng chưa thể ăn.
3 Vì các anh chị em vẫn là tính xác thịt. Vì giữa nơi các anh chị em có sự ganh tị, tranh cãi, và chia rẽ. Chẳng phải các anh chị em là tính xác thịt, bước đi theo người thế gian sao?
4 Có người nói: Ta thật là môn đồ của Phao-lô. Người khác nói: Ta thuộc về A-bô-lô. Chẳng phải các anh chị em là tính xác thịt sao?
5 Thế thì Phao-lô là ai? A-bô-lô là ai? Họ chỉ là những người phục vụ theo như Chúa đã ban cho mỗi người; bởi họ các anh chị em đã tin.
6 Tôi đã trồng, A-bô-lô đã tưới, nhưng Đức Chúa Trời đã làm cho lớn lên.
7 Vậy, người trồng không là gì, người tưới cũng vậy. Nhưng Đức Chúa Trời làm cho lớn lên.
8 Người trồng và người tưới là một. Mỗi người sẽ nhận phần thưởng của mình tùy theo sự lao động của mình.
Kính lạy Cha,
Con cảm tạ Cha đã cho con có thời gian, sức khỏe, phương tiện để con được học Lời Ngài. Thưa Cha, đoạn này con hiểu là:
Phao-lô buồn lòng về những anh chị em tin Chúa đã lâu mà chưa hiểu được những điều sâu nhiệm trong Chúa, chưa tự ăn nuốt được thức ăn, vẫn cần phải bón sữa.
Lý do chính Phao-lô đưa ra là vì họ còn giữ trong mình bản tánh xác thịt chưa chịu từ bỏ, còn sống theo thói xấu của người thế gian, như những lời Phao-lô quở trách ở câu 3, 4.
Khi đã chăm lo những sự thế gian, thì sẽ không còn thời gian cho Chúa, không dành tâm trí suy ngẫm về Lời Chúa để Lời Chúa thánh hóa. Nếp sống con người cũ dần dần làm chủ và che mắt, để không còn nhận ra những điều sâu nhiệm trong Lời Chúa, không còn vui thích trong sự ăn nuốt Lời Chúa, không còn tiếp nhận trong những lời khuyên, giảng dạy phải lẽ.
Thưa Cha, con hiểu: Đây không phải chỉ xảy ra cho con dân Chúa Hội Thánh tại Cô-rinh-tô, mà là tình trạng chung của nhiều Hội Thánh cho đến thời nay, vẫn xảy ra như vậy. Khi một người được nghe về Tin Lành Cứu Rỗi, thì vui mừng tiếp nhận, sau đó không sốt sắng chịu học Lời Chúa và cẩn thận làm theo, đức tin chỉ ở cơ bản, không lớn lên theo thời gian. Hoặc có khi vẫn mỗi tuần được nghe người chăn giảng giải Lời Chúa, nhưng nghe rồi để đấy, không chịu ăn nuốt học áp dụng theo, không chịu tự mình tìm kiếm Chúa thì cũng không thể lớn lên, thuộc linh vẫn còi cọc.
Câu 3, Phao-lô nhấn mạnh tội lỗi nguy hiểm cần tránh, đó là: Sự ganh tị, tranh cãi, chia rẽ trong vòng anh chị em cùng Cha trong Hội Thánh. Con hiểu đây là tính rất xấu, xấu hơn rất nhiều tính xấu của người không biết Chúa. Vừa thể hiện thiếu sự hiệp một, không yêu thương, vừa chứa chấp trong lòng sự hận ghét, kiêu ngạo, mang tính hủy phá công việc nhà Chúa. Rõ ràng đây là việc làm của xác thịt, hậu quả không những hủy hoại tâm linh chính người đem lòng ganh tị, tranh cãi, mà còn gây ra sự phân rẽ trong Hội Thánh, rất nguy hiểm đến cả một Hội Thánh.
Hội Thánh Chúa thật do chính Chúa lập ra, phải là sự hiệp một, trật tự, đầy ơn phước, bền vững trường tồn trong mọi thử thách, nghịch cảnh. Không phải sự cãi cọ, mạnh ai nấy thắng, thăng trầm theo thời gian, cao trào theo điều kiện, hoàn cảnh, kết bè đảng chia rẽ như nhiều những tổ chức, giáo hội giáo phái do con người tự lập ra.
Câu 5 đến câu 7, Chúa dùng Phao-lô để dạy dỗ con rằng: Con cần tìm kiếm Chúa để Chúa giúp con lớn lên trong đức tin.
Phao-lô rao giảng Tin Lành được ví như người trồng. A-bô-lô giảng Tin Lành được ví như người tưới. Việc trồng hay tưới, ai nấy đều quan trọng như nhau, đều là tôi tớ hầu việc trong nhà Chúa, hướng đến Chúa. Nhưng việc lớn lên là ở người đó với Chúa. Cũng vậy, ngày nay, người chăn giảng Lời Chúa mỗi tuần, hằng ngày chăm bón, tự con phải ăn nuốt, tự đến với Chúa, thì con mới lớn lên được.
Con hiểu câu 8 là: Người trồng và tưới đều trong sự hiệp một, vì Chúa. Chúa sẽ ban thưởng tùy theo sự lao động của mình nghĩa là tùy vào tấm lòng, việc làm mỗi người.
Bài học con nhận được:
1). Con sẽ nhanh chóng đến với Chúa, tìm kiếm Ngài qua Lời Ngài và qua sự thưa chuyện, cầu nguyện với Ngài mỗi ngày.
2). Khi Chúa cho con nói Chúa hay chăm sóc thuộc linh, thuộc thể ai đó, con cần hết lòng làm như làm cho Chúa, con cầu nguyện Chúa tác động vào tấm lòng người con được chăm, được nghe nói. Bản thân con chỉ là công cụ trong tay Chúa. Con nhỏ bé không thể làm gì được hơn. Con không được kiêu ngạo, phạm thượng vượt quyền Chúa.
Nguyện sự suy ngẫm trong phân đoạn Thánh Kinh này giúp con nhìn lại đời sống theo Chúa của con, bài học giúp con tỉnh thức nhìn ra sự còi cọc thuộc linh của con, để con biết nhanh chóng sốt sắng tìm kiếm Chúa. Con xin Chúa giúp con lớn lên mỗi ngày càng hơn trong đức tin, để Chúa, người chăn, các trưởng lão và anh chị em không phải buồn lòng thêm hơn về con, để ngày Cha đến, con được Cha khen thưởng.
Con cảm tạ Cha đã dạy dỗ con. Nguyện Lời Cha luôn ở trong và thánh hóa con mỗi ngày.
Trong ân điển Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Thị Lan
26/04/2023
I Cô-rinh-tô 3:1-8 Khái Niệm Sai Lầm về Những Người Giảng Tin Lành và Những Người Giảng Dạy Lời Chúa
1 Hỡi các anh chị em cùng Cha! Tôi không thể nói với các anh chị em như với những người thuộc linh nhưng như với những người xác thịt, như với những trẻ con trong Đấng Christ vậy.
2 Tôi đã cho các anh chị em uống sữa mà chẳng phải ăn thức ăn. Vì các anh chị em chưa thể ăn; mà bây giờ các anh chị em cũng chưa thể ăn.
3 Vì các anh chị em vẫn là tính xác thịt. Vì giữa nơi các anh chị em có sự ganh tị, tranh cãi, và chia rẽ. Chẳng phải các anh chị em là tính xác thịt, bước đi theo người thế gian sao?
4 Có người nói: Ta thật là môn đồ của Phao-lô. Người khác nói: Ta thuộc về A-bô-lô. Chẳng phải các anh chị em là tính xác thịt sao?
5 Thế thì Phao-lô là ai? A-bô-lô là ai? Họ chỉ là những người phục vụ theo như Chúa đã ban cho mỗi người; bởi họ các anh chị em đã tin.
6 Tôi đã trồng, A-bô-lô đã tưới, nhưng Đức Chúa Trời đã làm cho lớn lên.
7 Vậy, người trồng không là gì, người tưới cũng vậy. Nhưng Đức Chúa Trời làm cho lớn lên.
8 Người trồng và người tưới là một. Mỗi người sẽ nhận phần thưởng của mình tùy theo sự lao động của mình.
Kính lạy Cha,
Con cảm tạ Cha đã cho con có thời gian, sức khỏe, phương tiện để con được học Lời Ngài. Thưa Cha, đoạn này con hiểu là:
Phao-lô buồn lòng về những anh chị em tin Chúa đã lâu mà chưa hiểu được những điều sâu nhiệm trong Chúa, chưa tự ăn nuốt được thức ăn, vẫn cần phải bón sữa.
Lý do chính Phao-lô đưa ra là vì họ còn giữ trong mình bản tánh xác thịt chưa chịu từ bỏ, còn sống theo thói xấu của người thế gian, như những lời Phao-lô quở trách ở câu 3, 4.
Khi đã chăm lo những sự thế gian, thì sẽ không còn thời gian cho Chúa, không dành tâm trí suy ngẫm về Lời Chúa để Lời Chúa thánh hóa. Nếp sống con người cũ dần dần làm chủ và che mắt, để không còn nhận ra những điều sâu nhiệm trong Lời Chúa, không còn vui thích trong sự ăn nuốt Lời Chúa, không còn tiếp nhận trong những lời khuyên, giảng dạy phải lẽ.
Thưa Cha, con hiểu: Đây không phải chỉ xảy ra cho con dân Chúa Hội Thánh tại Cô-rinh-tô, mà là tình trạng chung của nhiều Hội Thánh cho đến thời nay, vẫn xảy ra như vậy. Khi một người được nghe về Tin Lành Cứu Rỗi, thì vui mừng tiếp nhận, sau đó không sốt sắng chịu học Lời Chúa và cẩn thận làm theo, đức tin chỉ ở cơ bản, không lớn lên theo thời gian. Hoặc có khi vẫn mỗi tuần được nghe người chăn giảng giải Lời Chúa, nhưng nghe rồi để đấy, không chịu ăn nuốt học áp dụng theo, không chịu tự mình tìm kiếm Chúa thì cũng không thể lớn lên, thuộc linh vẫn còi cọc.
Câu 3, Phao-lô nhấn mạnh tội lỗi nguy hiểm cần tránh, đó là: Sự ganh tị, tranh cãi, chia rẽ trong vòng anh chị em cùng Cha trong Hội Thánh. Con hiểu đây là tính rất xấu, xấu hơn rất nhiều tính xấu của người không biết Chúa. Vừa thể hiện thiếu sự hiệp một, không yêu thương, vừa chứa chấp trong lòng sự hận ghét, kiêu ngạo, mang tính hủy phá công việc nhà Chúa. Rõ ràng đây là việc làm của xác thịt, hậu quả không những hủy hoại tâm linh chính người đem lòng ganh tị, tranh cãi, mà còn gây ra sự phân rẽ trong Hội Thánh, rất nguy hiểm đến cả một Hội Thánh.
Hội Thánh Chúa thật do chính Chúa lập ra, phải là sự hiệp một, trật tự, đầy ơn phước, bền vững trường tồn trong mọi thử thách, nghịch cảnh. Không phải sự cãi cọ, mạnh ai nấy thắng, thăng trầm theo thời gian, cao trào theo điều kiện, hoàn cảnh, kết bè đảng chia rẽ như nhiều những tổ chức, giáo hội giáo phái do con người tự lập ra.
Câu 5 đến câu 7, Chúa dùng Phao-lô để dạy dỗ con rằng: Con cần tìm kiếm Chúa để Chúa giúp con lớn lên trong đức tin.
Phao-lô rao giảng Tin Lành được ví như người trồng. A-bô-lô giảng Tin Lành được ví như người tưới. Việc trồng hay tưới, ai nấy đều quan trọng như nhau, đều là tôi tớ hầu việc trong nhà Chúa, hướng đến Chúa. Nhưng việc lớn lên là ở người đó với Chúa. Cũng vậy, ngày nay, người chăn giảng Lời Chúa mỗi tuần, hằng ngày chăm bón, tự con phải ăn nuốt, tự đến với Chúa, thì con mới lớn lên được.
Con hiểu câu 8 là: Người trồng và tưới đều trong sự hiệp một, vì Chúa. Chúa sẽ ban thưởng tùy theo sự lao động của mình nghĩa là tùy vào tấm lòng, việc làm mỗi người.
Bài học con nhận được:
1). Con sẽ nhanh chóng đến với Chúa, tìm kiếm Ngài qua Lời Ngài và qua sự thưa chuyện, cầu nguyện với Ngài mỗi ngày.
2). Khi Chúa cho con nói Chúa hay chăm sóc thuộc linh, thuộc thể ai đó, con cần hết lòng làm như làm cho Chúa, con cầu nguyện Chúa tác động vào tấm lòng người con được chăm, được nghe nói. Bản thân con chỉ là công cụ trong tay Chúa. Con nhỏ bé không thể làm gì được hơn. Con không được kiêu ngạo, phạm thượng vượt quyền Chúa.
Nguyện sự suy ngẫm trong phân đoạn Thánh Kinh này giúp con nhìn lại đời sống theo Chúa của con, bài học giúp con tỉnh thức nhìn ra sự còi cọc thuộc linh của con, để con biết nhanh chóng sốt sắng tìm kiếm Chúa. Con xin Chúa giúp con lớn lên mỗi ngày càng hơn trong đức tin, để Chúa, người chăn, các trưởng lão và anh chị em không phải buồn lòng thêm hơn về con, để ngày Cha đến, con được Cha khen thưởng.
Con cảm tạ Cha đã dạy dỗ con. Nguyện Lời Cha luôn ở trong và thánh hóa con mỗi ngày.
Trong ân điển Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Thị Lan
26/04/2023