Con cảm tạ Cha cho con được yên nghỉ trong ngày Sa-bát Thánh, để con được đến và tương giao với Chúa. Con xin Cha cho con tra xét lòng mình trước Chúa mỗi ngày, xin cho con sống đẹp lòng Chúa, cho con được Đức Thánh Linh ấn chứng trong lòng con mỗi ngày rằng con thuộc về Chúa và được cứu.
Thưa Cha, con cảm tạ Cha đã cho con nhận ra trong thần trí con, rằng: Con tin chắc chắn rằng: Cha luôn yêu con. Cha có chương trình cứu rỗi dành cho con. Cha luôn gìn giữ con để con không cố ý phạm tội. Đó là Đức Thánh Linh đã ấn chứng cho sự con được cứu.
Nên con chẳng phải lo lắng gì, ngoài việc thật lòng ăn năn, không quay lại sống trong tội, hết lòng sống theo Lời Chúa dạy. Con tin là Chúa Jesus đã chết để chuộc mọi tội lỗi con, thì Ngài cũng ban thánh linh cho con sống trong ý Ngài, thuận phục theo chương trình, ý muốn Ngài, con sẽ đồng sống lại với Chúa.
Việc của con là con cứ vui mừng, cứ tin, cứ vâng phục, cứ mong chờ Ngày Chúa Đến, như một con trẻ mong ngóng Chúa.
Con xin Cha tha thứ cho con những lúc con lo lắng, thiếu đức tin, nghi ngờ chưa chắc chắn hẳn về sự cứu rỗi của Chúa dành cho con. Con hiểu rằng, khi con chưa chắc chắn, chỉ là lúc Chúa muốn con tra xét lại lòng mình, tội lỗi mình với Chúa. Khi con đã thật lòng mình đến với Chúa, vâng phục Chúa mà làm theo rồi, thì không cớ gì con còn lo lắng, hoài nghi Chúa, con không muốn làm Đức Thánh Linh buồn vì con như vậy.
Kính lạy Cha,
Con xin Cha cho con luôn trong tư thế dọn sạch tội lỗi mình, sẵn sàng ra đi với Chúa, để con được sớm kết thúc mọi lao nhọc trong thế gian tội lỗi này. Con được sớm ngưng nghỉ mọi lao nhọc thuộc thể trong thân xác, sớm được ngưng nghỉ mọi gian khó thuộc linh trong linh hồn con, cũng là chấm dứt sự tiếp diễn cai trị của thế lực chống nghịch Chúa trên đất, chấm dứt những ngày tháng thương khó của Chúa Jesus trên đất vì sự phạm tội của loài người vẫn còn chưa chấm dứt. Thưa Cha, con cầu xin theo ý Cha, không theo ý con.
Lạy Cha, con xin đón nhận và biết ơn Cha đã ban Chúa Jesus cứu chuộc tội cho con. Con cúi xin đón nhận và biết ơn Chúa Jesus đã chết chuộc tội cho con. Con cúi xin đón nhận và biết ơn Chúa Thánh Linh đã ở cùng dạy dỗ con, ấn chứng cho con về sự cứu chuộc.
Con tin rằng, con thuộc dòng giống được chọn của Đức Chúa Trời, nay con được Chúa vun tưới, nuôi con bằng Lời Chúa mỗi ngày, cho con sớm được lớn lên khỏe mạnh trong Hội Thánh, như cây trồng xanh tươi, ra hoa kết trái ngọt cho nhà Chúa. Nguyện đời sống con từ nay mãi thuộc về Ngài. A-men! Con cảm tạ ơn Cha!
Sau đây con xin Cha cho con tiếp tục suy ngẫm Lời Chúa trong I Cô-rinh-tô 12:12-31. Con kính xin Đức Thánh Linh ở cùng, ban cho con sự khôn ngoan để con hiểu và cho con sự thông sáng để con hành động đúng.
Lạy Cha, con cũng cầu xin Thần của Chúa ở cùng tâm trí con, dạy dỗ con, để sự suy ngẫm của con trở nên ích lợi theo thần trí; không là vô ích, nếu như con chỉ suy ngẫm theo cảm xúc hay thần trí. Con cảm tạ ơn Cha!
Thưa Cha, con hiểu về phân đoạn Thánh Kinh hôm nay như sau:
12 Tuy nhiên, như thân là một mà có nhiều chi thể, nhưng hết thảy các chi thể của một thân dù là nhiều, chỉ là một thân; Đấng Christ cũng vậy.
Chúa dùng hình ảnh sống động là thân thể sống có nhiều chi thể để chỉ về Đấng Christ cũng vậy, hết thảy con dân Chúa đều là các chi thể trong Đấng Christ.
13 Bởi vì chúng ta, hoặc người Do-thái, hoặc người Hy-lạp, hoặc nô lệ, hoặc tự chủ, đều đã trong một linh, chịu báp-tem vào trong một thân; và hết thảy được uống trong một linh.
Con dân Chúa dù ra từ các dân tộc, địa vị, hoàn cảnh khác nhau, mang những tội lỗi khác nhau, khi đã chịu báp-tem, tin và chịu để máu chuộc tội Chúa Jesus tha rửa sạch tội, thì đều nhận được thánh linh từ Chúa, được kết hiệp nên một với Chúa.
14 Thân chẳng phải một chi thể, mà là nhiều chi thể.
Chương trình của Cha là Chúa Jesus đã chịu chết để cứu chuộc cả nhân loại, hễ ai tin sẽ được cứu. Chúa muốn cho có nhiều người được cứu và hiểu biết lẽ thật.
Nên trong Đấng Christ, là thân thể Chúa, có nhiều chi thể, là những con dân chân thật, cùng đức tin, được Chúa kết hiệp, gom lại trong Hội Thánh, là những chi thể trong một thân.
15 Nếu chân nói: Vì ta chẳng phải là tay, ta không thuộc về thân. Thì có phải bởi đó nó không thuộc về thân?
16 Và nếu lỗ tai nói: Vì ta chẳng phải là mắt, ta không thuộc về thân. Thì có phải bởi đó nó không thuộc về thân?
17 Nếu toàn thân đều là mắt thì sự nghe ở đâu? Nếu toàn thân đều là tai thì sự ngửi ở đâu?
18 Nhưng bây giờ, Đức Chúa Trời đã sắp đặt các chi thể, mỗi một chúng trong thân thể, theo Ngài muốn.
19 Nếu hết thảy chúng là một chi thể thì thân ở đâu?
20 Vậy nên, có nhiều chi thể nhưng chỉ có một thân.
Con hiểu rằng, Chúa đặt để mỗi một con dân Chúa ở những vị trí, chức năng, nhiệm vụ riêng biệt, không ai giống ai, nên mỗi chúng con, không nên so bì, bắt chước ai. Cũng không đòi hỏi Chúa phải cho mình được như người này người kia, hay có được ân tứ này ân tứ kia. Mà cần yên lặng, lắng nghe, chịu thuần phục theo sự kêu gọi, sắp đặt của Chúa. Và hãy làm tốt ở vị trí Chúa giao. Là điều ích lợi, tốt nhất cho bản thân và chung cho toàn Hội Thánh.
Chúa cũng dùng người chăn, trưởng lão để hướng dẫn. Tất cả đều trong sự vâng phục cách trật tự.
Con dân chân thật của Chúa, hết lòng sống cho Chúa, tìm kiếm Chúa, sẽ nghe được sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh cho riêng mình. Chúa cũng dùng các anh chị em chân thật trong Hội Thánh có cùng Đức Thánh Linh để nhận biết sự kêu gọi của Chúa cho một người, vì mỗi chi thể trong một thân, dù không ở trong vị trí của người đó, nhưng đều cảm biết được vì cùng ở trong một thân.
Con cần tôn trọng và thuần phục ý chung của Hội Thánh nếu ý đó không nghịch lại Chúa.
21 Mắt không thể nói với bàn tay rằng: Ta chẳng cần ngươi. Đầu cũng chẳng thể nói với bàn chân: Ta chẳng cần ngươi.
Mỗi chi thể trong một thân, cùng chung dòng máu nuôi dưỡng là Lời Chúa, chung thánh linh, chung Đấng Christ, nhưng mỗi chi thể, mỗi người có chức năng riêng, cùng tương quan tương trợ giúp đỡ nhau, đều quan trọng cả.
Trong một thân, nhìn theo con mắt xác thịt, thì nghĩ rằng, các cơ quan trọng yếu như tim, não, phổi là quan trọng hơn các bộ phận ngoại vi khác như tay, chân. Nhưng chúng đều có giá trị như nhau trước Chúa, đều quan trọng và cần thiết như nhau.
Con cần đối xử, xem mỗi anh chị em cùng Cha của con là tôn trọng, yêu thương hơn chính mình. Cũng không đoán xét, không coi thường, không xem nhẹ bất cứ ai thấp kém hơn ai. Chúa là Đấng nhìn nhận công chính trên tấm lòng mỗi người. Việc con là cứ tôn trọng, yêu thương.
Điều này cũng không có nghĩa rằng con không dám chỉ tội, không yêu thương chỉ tội, giúp anh chị em mình nhận biết và sửa bỏ.
22 Trái lại, hơn thế nữa, các chi thể của thân xem là yếu đuối lại là cần thiết.
23 Các chi thể nào của thân mà chúng ta nghĩ là kém tôn trọng, thì chúng ta đặt sự tôn trọng trên chúng càng hơn; các chi thể nào của chúng ta chẳng đẹp, thì có sự trau giồi càng hơn.
24 Vì các chi thể đẹp của chúng ta thì không cần sự trau giồi. Nhưng Đức Chúa Trời đã liên kết thân của chúng ta, ban sự tôn trọng càng hơn cho chi thể nào thiếu kém,
25 để cho không có sự phân rẽ trong thân, nhưng các chi thể cùng chăm sóc lẫn nhau.
26 Và, nếu một chi thể đau đớn thì hết thảy các chi thể cùng đau đớn; nếu một chi thể được tôn trọng thì hết thảy các chi thể cùng vui mừng.
Chúa dùng hình ảnh các chi thể bị đau yếu trong một thân, các chi thể khỏe mạnh khác cùng gắn kết, yêu thương nâng đỡ càng hơn, giúp con thật dễ hiểu.
Chúa dạy con đau với nỗi đau của người khác, đồng cảm với những yếu đuối, khó nhọc, hoạn nạn thử thách của người khác, đặt mình vào sự yếu đuối, vị trí của người anh chị em mình, để thấu hiểu, cảm thông, hiệp sức cùng nhau vượt qua.
Điều này không có nghĩa là sự dung túng tội, mà trong sự nâng đỡ, hiệp một trong sức mạnh, thêm lên đức tin, năng lực, dìu dắt nhau vượt qua.
Chúa cũng đặt để những quy luật thuộc thể để con dễ hiểu về thuộc linh.
Như khi một cơ quan trong cơ thể suy yếu, ví dụ tim chẳng hạn, các mạch máu ngoại vi ngay lập tức có phản ứng đồng bộ co mạch, để huy động máu cho cơ quan trọng yếu đang bị suy yếu, giúp để sớm phục hồi, hy vọng cứu vãn những tế bào cơ tim để suy yếu lâu sẽ có nguy cơ không thể phục hồi.
Hoặc ngược lại, ví dụ như một số tế bào vùng cơ ngoại vi vì lý do nào đó bị viêm, có nguy cơ tổn thương, đau đớn, thì tim sẽ tăng tần số đập lên, toàn hệ thống mạch máu sẽ nhanh chóng huy động hệ bạch huyết, hệ miễn dịch, thần kinh,... trong toàn thân và tại chỗ để chống lại tác nhân gây viêm.
Trong một thân thể sống luôn diễn ra cách rất tự nhiên như vậy, dưới sự ra lệnh của hệ thống thần kinh trung ương, diễn ra vô cùng nhanh nhạy, kịp thời, chuẩn xác, không đòi hỏi điều kiện, miễn là thân thể đó còn ở trong trạng thái sống động, không chết. Hoặc các chi thể đau yếu đó chưa ở trạng thái chết đến mức không thể hồi phục.
Cũng vậy, nơi nào có con dân Chúa đang đau yếu về thuộc thể hay thuộc linh, càng yếu đuối, các chi thể khỏe mạnh càng cần quan tâm, yêu thương chăm sóc, làm hết sức mình có thể, như an ủi, quở trách, hướng dẫn, cầu thay, mong sao linh hồn được phục hồi lại với Chúa và với anh chị em.
Tránh sự xem thường, vô cảm, thờ ơ bỏ mặc, thiếu cảm thông yêu thương, đôi khi chỉ một câu nói, một chăm sóc thiếu tình yêu thương, hay thiếu tôn trọng phải lẽ sẽ gây tổn thương thêm, có khi còn khiến chi thể bị thương rơi vào sự chết. Chính vì vậy mà Phao-lô khuyên trong câu 25 là hãy chăm sóc lẫn nhau để không có sự phân rẽ khỏi thân.
27 Các anh chị em là thân của Đấng Christ, và là các chi thể của từng phần.
Trong cơ thể có nhiều hệ cơ quan, mỗi hệ cơ quan có nhiều bộ phận, mỗi bộ phận lại có từng phần, gồm nhiều đơn vị tế bào nhỏ hợp thành. Mỗi con dân Chúa, mỗi Hội Thánh từng địa phương nhỏ và lớn, đều trong cùng một thân của Đấng Christ.
28 Thực tế, Đức Chúa Trời đã lập trong Hội Thánh: thứ nhất là những sứ đồ; thứ nhì là những tiên tri; thứ ba là những người dạy; kế đến là những người làm phép lạ; rồi những người có ân tứ chữa lành các tật bệnh; những người cứu giúp; những người cai quản, những người nói các nhánh của các ngôn ngữ.
29 Có phải hết thảy là những sứ đồ? Có phải hết thảy là những tiên tri? Có phải hết thảy là những người dạy? Có phải hết thảy là những người làm phép lạ?
30 Có phải hết thảy có ân tứ chữa lành các tật bệnh? Có phải hết thảy nói các ngôn ngữ? Có phải hết thảy thông giải các ngôn ngữ?
Phao-lô liệt kê ba ân tứ cao trọng trong Hội Thánh là sứ đồ; tiên tri và dạy Lời Chúa. Và bốn ân tứ cũng quan trọng nhưng xếp sau, lần lượt là: làm phép lạ; chữa lành các tật bệnh; cứu giúp; nói và thông giải các ngôn ngữ. Đó là bảy ân tứ điển hình ích lợi cho Hội Thánh.
Tuy vậy, những ân tứ, vị trí đó là do chính Chúa lập, ban cho, kêu gọi thì mới có giá trị, ích lợi. Còn một người tự sức mình làm ra thì sẽ không được Chúa dùng, không đem lại ích lợi và giá trị gì cho thuộc linh bản thân và Hội Thánh.
Con cần tôn trọng sự ban cho, sắp đặt, kêu gọi mỗi người trong Hội Thánh mà cùng nhau vui mừng đón nhận, cảm tạ, chúc phước, cầu thay cho nhau.
Con không được sanh lòng ganh tỵ, ghen ghét. Có thể mong muốn được có như vậy thì không sai, không được lanh tranh tự mình lập ra, bắt Chúa phải cho mình có trong khi không là ý Chúa, cố làm, cố bắt chước cho được như người này người kia để thỏa mãn lòng kiêu ngạo, ganh tỵ thì là phạm tội.
31 Hãy khao khát các ân tứ có ích hơn hết! Bây giờ, tôi sẽ chỉ cho các anh chị em con đường tuyệt vời.
Chúa khích lệ con hãy khao khát bảy thứ ân tứ theo thứ tự kể trên, vì đó mang lại nhiều ích lợi trên nhất. Con hiểu khi một người có tấm lòng, có lòng khao khát, thì Chúa sẽ mở đường, thêm sức. Qua đây, con hiểu, Chúa luôn kêu gọi hết cả con dân Chúa, không phân biệt sức khỏe, tài cán, học thức, kỹ năng, hoàn cảnh. Miễn có tấm lòng thì Chúa sẽ lập thành.
Thưa Cha, con rất thích và ấn tượng vế sau câu 31. Con hiểu rằng: Khi lòng con khao khát điều gì đẹp ý Chúa, thì có một con đường tuyệt vời Chúa chỉ cho con.
Con số bảy con hiểu, ngoài bảy ân tứ cụ thể theo nghĩa đen, còn mang nghĩa thuộc linh, nếu đời người luôn biết sống theo ý Chúa, được Chúa ban những ân tứ để làm theo ý Chúa, thì là một đời sống vô cùng tuyệt vời.
Con cảm tạ Cha, trong muôn vàn các sở thích, công việc mà thế gian chọn, để thành công đều phải trả giá cho sự nỗ lực bỏ ra có được, để rồi qua đi. Tại sao con lại không khao khát những công việc đem lại giá trị cho đến đời đời?
Bài học con nhận được trong phân đoạn Thánh Kinh này:
Con xin hạ mình để Chúa chỉ dẫn công việc cho con làm, là việc đúng ý Chúa, mang lại ích lợi, giá trị cho đến đời đời cho bản thân con và cho Hội Thánh.
Con cũng cần quan tâm đến hết thảy các anh chị em trong Hội Thánh để biết được nhu cầu, nan đề để cùng nâng đỡ, cầu thay lẫn cho nhau, và nhất là có được ấn chứng của Chúa cho sự kêu gọi, dẫn dắt theo ý Chúa đối với từng anh chị em trong Hội Thánh.
Con hiểu không riêng cứ phải người chăn, các trưởng lão mới cần quan tâm để hiểu, hướng dẫn, mà là trách nhiêm chung của từng chi thể, từng con dân Chúa trong cùng một thân trong Hội Thánh.
Trước hết, con cần làm tốt bổn phận của mình, cho chi thể mình khỏe mạnh, để không ảnh hưởng và thêm gánh nặng cho các anh chị em, các chi thể khác trong Hội Thánh, khi khỏe mạnh, thì con mới có thể giúp đỡ, làm được nhiều việc hơn giúp đỡ người khác.
Con xin Chúa giúp con luôn ghi nhớ bài học suy ngẫm hôm nay mỗi ngày, để Đức Thánh Linh soi dẫn và ban năng lực cho con vừa muốn vừa làm theo ý Chúa.
Con cảm tạ Cha đã dạy dỗ con.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Thị Lan
27/05/2023
I Cô-rinh-tô 12:12-31 Sự Hiệp Một của Hội Thánh
Kính lạy Cha,
Con cảm tạ Cha cho con được yên nghỉ trong ngày Sa-bát Thánh, để con được đến và tương giao với Chúa. Con xin Cha cho con tra xét lòng mình trước Chúa mỗi ngày, xin cho con sống đẹp lòng Chúa, cho con được Đức Thánh Linh ấn chứng trong lòng con mỗi ngày rằng con thuộc về Chúa và được cứu.
Thưa Cha, con cảm tạ Cha đã cho con nhận ra trong thần trí con, rằng: Con tin chắc chắn rằng: Cha luôn yêu con. Cha có chương trình cứu rỗi dành cho con. Cha luôn gìn giữ con để con không cố ý phạm tội. Đó là Đức Thánh Linh đã ấn chứng cho sự con được cứu.
Nên con chẳng phải lo lắng gì, ngoài việc thật lòng ăn năn, không quay lại sống trong tội, hết lòng sống theo Lời Chúa dạy. Con tin là Chúa Jesus đã chết để chuộc mọi tội lỗi con, thì Ngài cũng ban thánh linh cho con sống trong ý Ngài, thuận phục theo chương trình, ý muốn Ngài, con sẽ đồng sống lại với Chúa.
Việc của con là con cứ vui mừng, cứ tin, cứ vâng phục, cứ mong chờ Ngày Chúa Đến, như một con trẻ mong ngóng Chúa.
Con xin Cha tha thứ cho con những lúc con lo lắng, thiếu đức tin, nghi ngờ chưa chắc chắn hẳn về sự cứu rỗi của Chúa dành cho con. Con hiểu rằng, khi con chưa chắc chắn, chỉ là lúc Chúa muốn con tra xét lại lòng mình, tội lỗi mình với Chúa. Khi con đã thật lòng mình đến với Chúa, vâng phục Chúa mà làm theo rồi, thì không cớ gì con còn lo lắng, hoài nghi Chúa, con không muốn làm Đức Thánh Linh buồn vì con như vậy.
Kính lạy Cha,
Con xin Cha cho con luôn trong tư thế dọn sạch tội lỗi mình, sẵn sàng ra đi với Chúa, để con được sớm kết thúc mọi lao nhọc trong thế gian tội lỗi này. Con được sớm ngưng nghỉ mọi lao nhọc thuộc thể trong thân xác, sớm được ngưng nghỉ mọi gian khó thuộc linh trong linh hồn con, cũng là chấm dứt sự tiếp diễn cai trị của thế lực chống nghịch Chúa trên đất, chấm dứt những ngày tháng thương khó của Chúa Jesus trên đất vì sự phạm tội của loài người vẫn còn chưa chấm dứt. Thưa Cha, con cầu xin theo ý Cha, không theo ý con.
Lạy Cha, con xin đón nhận và biết ơn Cha đã ban Chúa Jesus cứu chuộc tội cho con. Con cúi xin đón nhận và biết ơn Chúa Jesus đã chết chuộc tội cho con. Con cúi xin đón nhận và biết ơn Chúa Thánh Linh đã ở cùng dạy dỗ con, ấn chứng cho con về sự cứu chuộc.
Con tin rằng, con thuộc dòng giống được chọn của Đức Chúa Trời, nay con được Chúa vun tưới, nuôi con bằng Lời Chúa mỗi ngày, cho con sớm được lớn lên khỏe mạnh trong Hội Thánh, như cây trồng xanh tươi, ra hoa kết trái ngọt cho nhà Chúa. Nguyện đời sống con từ nay mãi thuộc về Ngài. A-men! Con cảm tạ ơn Cha!
Sau đây con xin Cha cho con tiếp tục suy ngẫm Lời Chúa trong I Cô-rinh-tô 12:12-31. Con kính xin Đức Thánh Linh ở cùng, ban cho con sự khôn ngoan để con hiểu và cho con sự thông sáng để con hành động đúng.
Lạy Cha, con cũng cầu xin Thần của Chúa ở cùng tâm trí con, dạy dỗ con, để sự suy ngẫm của con trở nên ích lợi theo thần trí; không là vô ích, nếu như con chỉ suy ngẫm theo cảm xúc hay thần trí. Con cảm tạ ơn Cha!
Thưa Cha, con hiểu về phân đoạn Thánh Kinh hôm nay như sau:
12 Tuy nhiên, như thân là một mà có nhiều chi thể, nhưng hết thảy các chi thể của một thân dù là nhiều, chỉ là một thân; Đấng Christ cũng vậy.
Chúa dùng hình ảnh sống động là thân thể sống có nhiều chi thể để chỉ về Đấng Christ cũng vậy, hết thảy con dân Chúa đều là các chi thể trong Đấng Christ.
13 Bởi vì chúng ta, hoặc người Do-thái, hoặc người Hy-lạp, hoặc nô lệ, hoặc tự chủ, đều đã trong một linh, chịu báp-tem vào trong một thân; và hết thảy được uống trong một linh.
Con dân Chúa dù ra từ các dân tộc, địa vị, hoàn cảnh khác nhau, mang những tội lỗi khác nhau, khi đã chịu báp-tem, tin và chịu để máu chuộc tội Chúa Jesus tha rửa sạch tội, thì đều nhận được thánh linh từ Chúa, được kết hiệp nên một với Chúa.
14 Thân chẳng phải một chi thể, mà là nhiều chi thể.
Chương trình của Cha là Chúa Jesus đã chịu chết để cứu chuộc cả nhân loại, hễ ai tin sẽ được cứu. Chúa muốn cho có nhiều người được cứu và hiểu biết lẽ thật.
Nên trong Đấng Christ, là thân thể Chúa, có nhiều chi thể, là những con dân chân thật, cùng đức tin, được Chúa kết hiệp, gom lại trong Hội Thánh, là những chi thể trong một thân.
15 Nếu chân nói: Vì ta chẳng phải là tay, ta không thuộc về thân. Thì có phải bởi đó nó không thuộc về thân?
16 Và nếu lỗ tai nói: Vì ta chẳng phải là mắt, ta không thuộc về thân. Thì có phải bởi đó nó không thuộc về thân?
17 Nếu toàn thân đều là mắt thì sự nghe ở đâu? Nếu toàn thân đều là tai thì sự ngửi ở đâu?
18 Nhưng bây giờ, Đức Chúa Trời đã sắp đặt các chi thể, mỗi một chúng trong thân thể, theo Ngài muốn.
19 Nếu hết thảy chúng là một chi thể thì thân ở đâu?
20 Vậy nên, có nhiều chi thể nhưng chỉ có một thân.
Con hiểu rằng, Chúa đặt để mỗi một con dân Chúa ở những vị trí, chức năng, nhiệm vụ riêng biệt, không ai giống ai, nên mỗi chúng con, không nên so bì, bắt chước ai. Cũng không đòi hỏi Chúa phải cho mình được như người này người kia, hay có được ân tứ này ân tứ kia. Mà cần yên lặng, lắng nghe, chịu thuần phục theo sự kêu gọi, sắp đặt của Chúa. Và hãy làm tốt ở vị trí Chúa giao. Là điều ích lợi, tốt nhất cho bản thân và chung cho toàn Hội Thánh.
Chúa cũng dùng người chăn, trưởng lão để hướng dẫn. Tất cả đều trong sự vâng phục cách trật tự.
Con dân chân thật của Chúa, hết lòng sống cho Chúa, tìm kiếm Chúa, sẽ nghe được sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh cho riêng mình. Chúa cũng dùng các anh chị em chân thật trong Hội Thánh có cùng Đức Thánh Linh để nhận biết sự kêu gọi của Chúa cho một người, vì mỗi chi thể trong một thân, dù không ở trong vị trí của người đó, nhưng đều cảm biết được vì cùng ở trong một thân.
Con cần tôn trọng và thuần phục ý chung của Hội Thánh nếu ý đó không nghịch lại Chúa.
21 Mắt không thể nói với bàn tay rằng: Ta chẳng cần ngươi. Đầu cũng chẳng thể nói với bàn chân: Ta chẳng cần ngươi.
Mỗi chi thể trong một thân, cùng chung dòng máu nuôi dưỡng là Lời Chúa, chung thánh linh, chung Đấng Christ, nhưng mỗi chi thể, mỗi người có chức năng riêng, cùng tương quan tương trợ giúp đỡ nhau, đều quan trọng cả.
Trong một thân, nhìn theo con mắt xác thịt, thì nghĩ rằng, các cơ quan trọng yếu như tim, não, phổi là quan trọng hơn các bộ phận ngoại vi khác như tay, chân. Nhưng chúng đều có giá trị như nhau trước Chúa, đều quan trọng và cần thiết như nhau.
Con cần đối xử, xem mỗi anh chị em cùng Cha của con là tôn trọng, yêu thương hơn chính mình. Cũng không đoán xét, không coi thường, không xem nhẹ bất cứ ai thấp kém hơn ai. Chúa là Đấng nhìn nhận công chính trên tấm lòng mỗi người. Việc con là cứ tôn trọng, yêu thương.
Điều này cũng không có nghĩa rằng con không dám chỉ tội, không yêu thương chỉ tội, giúp anh chị em mình nhận biết và sửa bỏ.
22 Trái lại, hơn thế nữa, các chi thể của thân xem là yếu đuối lại là cần thiết.
23 Các chi thể nào của thân mà chúng ta nghĩ là kém tôn trọng, thì chúng ta đặt sự tôn trọng trên chúng càng hơn; các chi thể nào của chúng ta chẳng đẹp, thì có sự trau giồi càng hơn.
24 Vì các chi thể đẹp của chúng ta thì không cần sự trau giồi. Nhưng Đức Chúa Trời đã liên kết thân của chúng ta, ban sự tôn trọng càng hơn cho chi thể nào thiếu kém,
25 để cho không có sự phân rẽ trong thân, nhưng các chi thể cùng chăm sóc lẫn nhau.
26 Và, nếu một chi thể đau đớn thì hết thảy các chi thể cùng đau đớn; nếu một chi thể được tôn trọng thì hết thảy các chi thể cùng vui mừng.
Chúa dùng hình ảnh các chi thể bị đau yếu trong một thân, các chi thể khỏe mạnh khác cùng gắn kết, yêu thương nâng đỡ càng hơn, giúp con thật dễ hiểu.
Chúa dạy con đau với nỗi đau của người khác, đồng cảm với những yếu đuối, khó nhọc, hoạn nạn thử thách của người khác, đặt mình vào sự yếu đuối, vị trí của người anh chị em mình, để thấu hiểu, cảm thông, hiệp sức cùng nhau vượt qua.
Điều này không có nghĩa là sự dung túng tội, mà trong sự nâng đỡ, hiệp một trong sức mạnh, thêm lên đức tin, năng lực, dìu dắt nhau vượt qua.
Chúa cũng đặt để những quy luật thuộc thể để con dễ hiểu về thuộc linh.
Như khi một cơ quan trong cơ thể suy yếu, ví dụ tim chẳng hạn, các mạch máu ngoại vi ngay lập tức có phản ứng đồng bộ co mạch, để huy động máu cho cơ quan trọng yếu đang bị suy yếu, giúp để sớm phục hồi, hy vọng cứu vãn những tế bào cơ tim để suy yếu lâu sẽ có nguy cơ không thể phục hồi.
Hoặc ngược lại, ví dụ như một số tế bào vùng cơ ngoại vi vì lý do nào đó bị viêm, có nguy cơ tổn thương, đau đớn, thì tim sẽ tăng tần số đập lên, toàn hệ thống mạch máu sẽ nhanh chóng huy động hệ bạch huyết, hệ miễn dịch, thần kinh,... trong toàn thân và tại chỗ để chống lại tác nhân gây viêm.
Trong một thân thể sống luôn diễn ra cách rất tự nhiên như vậy, dưới sự ra lệnh của hệ thống thần kinh trung ương, diễn ra vô cùng nhanh nhạy, kịp thời, chuẩn xác, không đòi hỏi điều kiện, miễn là thân thể đó còn ở trong trạng thái sống động, không chết. Hoặc các chi thể đau yếu đó chưa ở trạng thái chết đến mức không thể hồi phục.
Cũng vậy, nơi nào có con dân Chúa đang đau yếu về thuộc thể hay thuộc linh, càng yếu đuối, các chi thể khỏe mạnh càng cần quan tâm, yêu thương chăm sóc, làm hết sức mình có thể, như an ủi, quở trách, hướng dẫn, cầu thay, mong sao linh hồn được phục hồi lại với Chúa và với anh chị em.
Tránh sự xem thường, vô cảm, thờ ơ bỏ mặc, thiếu cảm thông yêu thương, đôi khi chỉ một câu nói, một chăm sóc thiếu tình yêu thương, hay thiếu tôn trọng phải lẽ sẽ gây tổn thương thêm, có khi còn khiến chi thể bị thương rơi vào sự chết. Chính vì vậy mà Phao-lô khuyên trong câu 25 là hãy chăm sóc lẫn nhau để không có sự phân rẽ khỏi thân.
27 Các anh chị em là thân của Đấng Christ, và là các chi thể của từng phần.
Trong cơ thể có nhiều hệ cơ quan, mỗi hệ cơ quan có nhiều bộ phận, mỗi bộ phận lại có từng phần, gồm nhiều đơn vị tế bào nhỏ hợp thành. Mỗi con dân Chúa, mỗi Hội Thánh từng địa phương nhỏ và lớn, đều trong cùng một thân của Đấng Christ.
28 Thực tế, Đức Chúa Trời đã lập trong Hội Thánh: thứ nhất là những sứ đồ; thứ nhì là những tiên tri; thứ ba là những người dạy; kế đến là những người làm phép lạ; rồi những người có ân tứ chữa lành các tật bệnh; những người cứu giúp; những người cai quản, những người nói các nhánh của các ngôn ngữ.
29 Có phải hết thảy là những sứ đồ? Có phải hết thảy là những tiên tri? Có phải hết thảy là những người dạy? Có phải hết thảy là những người làm phép lạ?
30 Có phải hết thảy có ân tứ chữa lành các tật bệnh? Có phải hết thảy nói các ngôn ngữ? Có phải hết thảy thông giải các ngôn ngữ?
Phao-lô liệt kê ba ân tứ cao trọng trong Hội Thánh là sứ đồ; tiên tri và dạy Lời Chúa. Và bốn ân tứ cũng quan trọng nhưng xếp sau, lần lượt là: làm phép lạ; chữa lành các tật bệnh; cứu giúp; nói và thông giải các ngôn ngữ. Đó là bảy ân tứ điển hình ích lợi cho Hội Thánh.
Tuy vậy, những ân tứ, vị trí đó là do chính Chúa lập, ban cho, kêu gọi thì mới có giá trị, ích lợi. Còn một người tự sức mình làm ra thì sẽ không được Chúa dùng, không đem lại ích lợi và giá trị gì cho thuộc linh bản thân và Hội Thánh.
Con cần tôn trọng sự ban cho, sắp đặt, kêu gọi mỗi người trong Hội Thánh mà cùng nhau vui mừng đón nhận, cảm tạ, chúc phước, cầu thay cho nhau.
Con không được sanh lòng ganh tỵ, ghen ghét. Có thể mong muốn được có như vậy thì không sai, không được lanh tranh tự mình lập ra, bắt Chúa phải cho mình có trong khi không là ý Chúa, cố làm, cố bắt chước cho được như người này người kia để thỏa mãn lòng kiêu ngạo, ganh tỵ thì là phạm tội.
31 Hãy khao khát các ân tứ có ích hơn hết! Bây giờ, tôi sẽ chỉ cho các anh chị em con đường tuyệt vời.
Chúa khích lệ con hãy khao khát bảy thứ ân tứ theo thứ tự kể trên, vì đó mang lại nhiều ích lợi trên nhất. Con hiểu khi một người có tấm lòng, có lòng khao khát, thì Chúa sẽ mở đường, thêm sức. Qua đây, con hiểu, Chúa luôn kêu gọi hết cả con dân Chúa, không phân biệt sức khỏe, tài cán, học thức, kỹ năng, hoàn cảnh. Miễn có tấm lòng thì Chúa sẽ lập thành.
Thưa Cha, con rất thích và ấn tượng vế sau câu 31. Con hiểu rằng: Khi lòng con khao khát điều gì đẹp ý Chúa, thì có một con đường tuyệt vời Chúa chỉ cho con.
Con số bảy con hiểu, ngoài bảy ân tứ cụ thể theo nghĩa đen, còn mang nghĩa thuộc linh, nếu đời người luôn biết sống theo ý Chúa, được Chúa ban những ân tứ để làm theo ý Chúa, thì là một đời sống vô cùng tuyệt vời.
Con cảm tạ Cha, trong muôn vàn các sở thích, công việc mà thế gian chọn, để thành công đều phải trả giá cho sự nỗ lực bỏ ra có được, để rồi qua đi. Tại sao con lại không khao khát những công việc đem lại giá trị cho đến đời đời?
Bài học con nhận được trong phân đoạn Thánh Kinh này:
Con xin hạ mình để Chúa chỉ dẫn công việc cho con làm, là việc đúng ý Chúa, mang lại ích lợi, giá trị cho đến đời đời cho bản thân con và cho Hội Thánh.
Con cũng cần quan tâm đến hết thảy các anh chị em trong Hội Thánh để biết được nhu cầu, nan đề để cùng nâng đỡ, cầu thay lẫn cho nhau, và nhất là có được ấn chứng của Chúa cho sự kêu gọi, dẫn dắt theo ý Chúa đối với từng anh chị em trong Hội Thánh.
Con hiểu không riêng cứ phải người chăn, các trưởng lão mới cần quan tâm để hiểu, hướng dẫn, mà là trách nhiêm chung của từng chi thể, từng con dân Chúa trong cùng một thân trong Hội Thánh.
Trước hết, con cần làm tốt bổn phận của mình, cho chi thể mình khỏe mạnh, để không ảnh hưởng và thêm gánh nặng cho các anh chị em, các chi thể khác trong Hội Thánh, khi khỏe mạnh, thì con mới có thể giúp đỡ, làm được nhiều việc hơn giúp đỡ người khác.
Con xin Chúa giúp con luôn ghi nhớ bài học suy ngẫm hôm nay mỗi ngày, để Đức Thánh Linh soi dẫn và ban năng lực cho con vừa muốn vừa làm theo ý Chúa.
Con cảm tạ Cha đã dạy dỗ con.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Thị Lan
27/05/2023