Ga-la-ti 2:1-10 Chức Vụ và Sự Giảng Dạy của Phao-lô Được Hội Thánh Công Nhận
Kính lạy Cha, con cảm tạ Cha cho con thức dậy một ngày mới trong ân điển của Đức Chúa Jesus. Con xin dâng lời tôn vinh và cảm tạ Đức Chúa Trời, là Cha của Đức Chúa Jesus Christ, Đấng đã yêu thương và phó chính mình vì tội lỗi của con. Con xin dâng thân thể con làm của lễ đẹp ý Cha, kính xin Ba Ngôi Thiên Chúa luôn ở cùng con, dạy dỗ, dẫn dắt và ban năng lực cho con nhận biết và làm theo ý Chúa.
Nguyện Lời Chúa bổ dưỡng tâm hồn con tươi mới mỗi ngày. Con cảm tạ ơn Cha.
Sau đây, con xin suy ngẫm đến Ga-la-ti 2:1-10. Con kính xin Đức Thánh Linh dạy dỗ con ạ. Con cảm tạ ơn Ngài!
1 Sau đó mười bốn năm, tôi lại lên thành Giê-ru-sa-lem với Ba-na-ba, và có đem theo Tít.
Ở phân đoạn trước, Phao-lô đã qua A-ra-bi rồi trở về thành Đa-mách. Sau ba năm, ông lên thành Giê-ru-sa-lem, để gặp mặt trao đổi với Phi-e-rơ, và ở với Phi-e-rơ mười lăm ngày. Tại đó, ông chỉ gặp mặt một mình Phi-e-rơ. Sau đó thì Phao-lô đi qua các miền thuộc xứ Si-ri và xứ Si-li-si. (Ga-la-ti 1:17-21).
Tiếp ở đoạn này, là khoảng thời gian cách đó 14 năm, lúc này Phao-lô đã chừng sáu mươi tuổi. Lần này, ông lại lên thành Giê-ru-sa-lem với Ba-na-ba, có đem theo Tít, là các anh em cùng đức tin nơi Đấng Christ.
Chúa cho phép sự có mặt của cả ba người cho con thấy sự đồng công trong một mục vụ nào đó nhiều khi cần hợp sức của nhiều người, cũng là thêm sự ấn chứng cho công việc đến từ Chúa.
Có những việc làm một mình thì lẻ loi, khó khăn. Hiệp sức lại thì dễ hơn.
Vì thế mà ngoài những trường hợp Chúa biệt riêng cho từng cá nhân, Chúa thường kêu gọi một nhóm người cùng đồng công trong một hoặc nhiều mục vụ.
Con quan sát loài người ngày nay, ngoài những việc riêng, các việc chung cũng cần làm việc theo từng nhóm, đội. Sự cùng làm việc chung sẽ mang lại hiệu quả hơn, gần gũi và hiểu nhau hơn.
Những việc không đến từ Chúa, thì sự hợp sức lại cho dù có mang lại thành quả ích lợi cho nhân loại, thì cũng không được Chúa ghi nhận và ban thưởng ở đời sau, vì mục đích làm không bởi vì ý Chúa, không làm bởi lòng tôn kính và yêu Chúa.
2 Tôi đã lên đó bởi sự mạc khải, và tôi đã phô bày cho họ Tin Lành mà tôi giảng trong các dân ngoại, lại phô bày riêng cho những người có danh tiếng, kẻo tôi đang chạy hoặc đã chạy một cách vô ích.
Phao-lô không quên khẳng định việc làm trên của mình là bởi sự mạc khải, mới mục đích rõ ràng là phô bày Tin Lành cho dân ngoại. Rằng mỗi lao nhọc của ông chẳng phải là vô ích.
Thưa Cha, con cảm thấy rất cảm động và biết ơn Chúa khi đọc những dòng tâm thư này của ông. Dẫu xa cách địa lý, khoảng cách thời gian, nhưng dòng tâm tình chứa đựng lẽ thật, tình yêu thật thì cứ còn mãi, vượt không gian, thời gian.
3 Tuy nhiên, Tít, người cùng đi với tôi, là người Hy-lạp, mà không bị ép phải chịu cắt bì.
4 Đó là vì có mấy người anh em giả, đã lén lút xâm nhập, là những người vào bên cạnh, rình xem sự tự do mà chúng tôi có trong Đấng Christ Jesus, để bắt chúng tôi làm nô lệ.
5 Chúng tôi đã không nhường họ bởi sự phục tùng, dù chỉ trong một giờ, để cho lẽ thật của Tin Lành được ở lại với các anh chị em.
Mặc dù Tít là người gốc Hy-lạp, nhưng cả Phao-lô và Tít đều không bị ép phải chịu cắt bì. Nghi thức cho rằng phải chịu cắt bì bề ngoài mới được cứu là thuộc về giáo lý của những kẻ giả hình của Do Thái Giáo thời đó, không đúng Thánh Kinh, không đúng ý Chúa. Vì sự chịu cắt bì trong lòng, bề trong, tức chịu từ bỏ bản tánh con người cũ tội lỗi, để Chúa sống trong con người được dựng nên mới, trong Đấng Christ Jesus, mới là sự cắt bì thật để được cứu.
Phao-lô và các bạn ông đã không chịu thoả hiệp, không dùng sự tự do Chúa ban để phục tùng, làm nô lệ cho sự sai trái của những kẻ giả lén lút vào trong Hội Thánh, giảng giải tà giáo, gây ảnh hưởng xấu nghiêm trọng đến Hội Thánh như vậy. "Dù chỉ trong một giờ" trong câu 5 là cách nói khẳng định sự luôn tỉnh táo, dứt khoát không bao giờ chịu thoả hiệp với những giáo lý tà giáo.
6 Còn về những người được tôn trọng – trước đây họ như thế nào, thì chẳng can dự gì đến tôi, Thiên Chúa không chấp nhận bề ngoài của loài người – những người được tôn trọng ấy chẳng thêm điều gì cho tôi.
Phao-lô cũng khẳng định thêm: Ông cũng không hề bị lệ thuộc vào con người, dẫu cho ông có nhìn vào những người được tôn trọng, như Phi-e-rơ, Gia-cơ, giăng, là những sứ đồ theo Chúa trước ông, họ yêu Chúa và làm ra những kết quả cho Chúa, được xem là tôn trọng, nhưng về phần ông với Chúa, ông theo và tin duy nhất nơi Đấng Christ, đức tin duy nhất nơi Đấng Christ, tương giao nhận biết và làm theo với Chúa của ông. Ông khẳng định rõ ràng rằng, điều này không liên quan gì đến bất kỳ con người nào.
"Những người được tôn trọng ấy chẳng thêm điều gì cho tôi" trong câu 6 ý nói ông đã không nhận lãnh được gì từ những anh chị em cùng đức tin mà ông tôn trọng như Phi-e-rơ, Gia-cơ, Giăng, vì họ chỉ là những con người xác thịt như ông, được Chúa thương xót, cứu chuộc, kêu gọi, hoàn toàn không có năng quyền gì giúp đời sống ông thay đổi. Mọi thứ ông có, ông tìm kiếm, ông hướng đến, tương giao, làm theo, đổi mới mỗi ngày là nhờ chính Thiên Chúa.
7 Trái lại, họ thấy rằng, sự giảng Tin Lành cho người không chịu cắt bì đã giao cho tôi, cũng như sự giảng Tin Lành cho người chịu cắt bì đã giao cho Phi-e-rơ.
8 Vì Đấng đã tác động trong Phi-e-rơ chức vụ sứ đồ cho người chịu cắt bì, cũng đã tác động trong tôi chức vụ sứ đồ cho các dân ngoại.
Cả Phao-lô và Phi-e-rơ, mỗi người đều nhận biết ý Chúa kêu gọi trên đời sống mình. Trong khi Phi-e-rơ được Chúa kêu gọi làm sứ đồ chăm sóc Hội Thánh của Chúa, thì Phao-lô được Chúa kêu gọi giảng Tin Lành cho dân ngoại.
Con hiểu sự kêu gọi là Chúa biệt riêng, ban ơn cho các công việc đó cách đặc biệt, có thể trong khoảng thời gian, thời điểm nào đó. Không có nghĩa cả cuộc đời chỉ làm mỗi việc đó. Khi cần, Phao-lô vẫn chăm sóc Hội Thánh Chúa. Cũng vậy, cũng có thời điểm Phi-e-rơ giảng Tin Lành cho các dân ngoại. Ví như trường hợp Phi-e-rơ giảng Tin Lành cho gia đình Cọt-nây và cả gia đình đã tin Chúa được chép trong Công Vụ Các Sứ Đồ chương 10.
9 Khi Gia-cơ, Sê-pha, và Giăng là các người được xem như cột trụ, nhận biết ân điển đã ban cho tôi, thì họ trao tay phải giao kết với tôi và Ba-na-ba, để cho chúng tôi đến với các dân ngoại, còn họ thì đến với người chịu cắt bì.
Con hiểu rằng, là anh em trong cùng một chi thể của Chúa, là Hội Thánh, cùng chung một Đấng Christ, cùng một thánh linh Chúa ban, thì luôn hiểu nhau, gắn kết yêu thương hiệp một với nhau. Con hiểu "Trao tay phải giao kết" với nghĩa như vậy ạ.
Con học được tấm lòng khiêm nhường, hạ mình, tôn trọng và vâng phục lẫn nhau trong vòng anh chị em cùng Cha, lòng biết ơn Chúa của Phao-lô, khi ông xem Gia-cơ, Sê-pha và Giăng là những trụ cột của Hội Thánh, qua họ, ông được học hỏi và cũng thêm ấn chứng về chức sứ đồ của mình. Ông cũng tin chức sứ đồ của mỗi người đó là đến từ Chúa.
10 Chúng tôi chỉ phải nhớ đến những người khó nghèo, ấy cũng chính là điều tôi đã sốt sắng làm.
Một trong số những điều ông và các bạn cùng hầu việc Chúa với ông cùng nhớ đến, là quan tâm đến những anh chị em cùng Cha đang khó nghèo trong Hội Thánh, trong sự giúp đỡ, chia xẻ.
Con hiểu khó nghèo về vật chất. Tuy vậy, cũng cả quan tâm đến những anh chị em đang trong những nan đề, những nghịch cảnh khốn khó, những cám dỗ và thử thách.
Con cảm tạ Chúa đã cho con những sự hiểu trên đây.
Bài học con nhận được là: Con cần nhận biết và làm theo ý Chúa. Hiệp lòng hiệp sức cùng các anh chị em chân thật trong Hội Thánh để làm các việc theo ý Chúa. Cũng như có sự khôn sáng để nhận biết những sự không đến từ Chúa xảy đến từ một số anh chị em giả dối trong Hội Thánh nếu có, để xin Chúa dùng mình giúp họ nhận biết, sửa đổi. Nếu sau khi đã chỉ ra những sự sai nghịch Lẽ Thật, mà những người đó vẫn cố chấp, không chịu từ bỏ, thì Hội Thánh cần dứt thông công.
Trước khi Chúa dùng con để gây dựng Hội Thánh, giúp ích cho người khác, thì con cần gây dựng chính mình trước.
Con cảm tạ Chúa về bài học hôm nay, nhắc con sống xứng đáng với ơn cứu chuộc, để được Chúa dùng cho những công việc nhà Chúa trong Hội Thánh.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Thị Lan
11/08/2023
Ga-la-ti 2:1-10 Chức Vụ và Sự Giảng Dạy của Phao-lô Được Hội Thánh Công Nhận
Kính lạy Cha, con cảm tạ Cha cho con thức dậy một ngày mới trong ân điển của Đức Chúa Jesus. Con xin dâng lời tôn vinh và cảm tạ Đức Chúa Trời, là Cha của Đức Chúa Jesus Christ, Đấng đã yêu thương và phó chính mình vì tội lỗi của con. Con xin dâng thân thể con làm của lễ đẹp ý Cha, kính xin Ba Ngôi Thiên Chúa luôn ở cùng con, dạy dỗ, dẫn dắt và ban năng lực cho con nhận biết và làm theo ý Chúa.
Nguyện Lời Chúa bổ dưỡng tâm hồn con tươi mới mỗi ngày. Con cảm tạ ơn Cha.
Sau đây, con xin suy ngẫm đến Ga-la-ti 2:1-10. Con kính xin Đức Thánh Linh dạy dỗ con ạ. Con cảm tạ ơn Ngài!
1 Sau đó mười bốn năm, tôi lại lên thành Giê-ru-sa-lem với Ba-na-ba, và có đem theo Tít.
Ở phân đoạn trước, Phao-lô đã qua A-ra-bi rồi trở về thành Đa-mách. Sau ba năm, ông lên thành Giê-ru-sa-lem, để gặp mặt trao đổi với Phi-e-rơ, và ở với Phi-e-rơ mười lăm ngày. Tại đó, ông chỉ gặp mặt một mình Phi-e-rơ. Sau đó thì Phao-lô đi qua các miền thuộc xứ Si-ri và xứ Si-li-si. (Ga-la-ti 1:17-21).
Tiếp ở đoạn này, là khoảng thời gian cách đó 14 năm, lúc này Phao-lô đã chừng sáu mươi tuổi. Lần này, ông lại lên thành Giê-ru-sa-lem với Ba-na-ba, có đem theo Tít, là các anh em cùng đức tin nơi Đấng Christ.
Chúa cho phép sự có mặt của cả ba người cho con thấy sự đồng công trong một mục vụ nào đó nhiều khi cần hợp sức của nhiều người, cũng là thêm sự ấn chứng cho công việc đến từ Chúa.
Có những việc làm một mình thì lẻ loi, khó khăn. Hiệp sức lại thì dễ hơn.
Vì thế mà ngoài những trường hợp Chúa biệt riêng cho từng cá nhân, Chúa thường kêu gọi một nhóm người cùng đồng công trong một hoặc nhiều mục vụ.
Con quan sát loài người ngày nay, ngoài những việc riêng, các việc chung cũng cần làm việc theo từng nhóm, đội. Sự cùng làm việc chung sẽ mang lại hiệu quả hơn, gần gũi và hiểu nhau hơn.
Những việc không đến từ Chúa, thì sự hợp sức lại cho dù có mang lại thành quả ích lợi cho nhân loại, thì cũng không được Chúa ghi nhận và ban thưởng ở đời sau, vì mục đích làm không bởi vì ý Chúa, không làm bởi lòng tôn kính và yêu Chúa.
2 Tôi đã lên đó bởi sự mạc khải, và tôi đã phô bày cho họ Tin Lành mà tôi giảng trong các dân ngoại, lại phô bày riêng cho những người có danh tiếng, kẻo tôi đang chạy hoặc đã chạy một cách vô ích.
Phao-lô không quên khẳng định việc làm trên của mình là bởi sự mạc khải, mới mục đích rõ ràng là phô bày Tin Lành cho dân ngoại. Rằng mỗi lao nhọc của ông chẳng phải là vô ích.
Thưa Cha, con cảm thấy rất cảm động và biết ơn Chúa khi đọc những dòng tâm thư này của ông. Dẫu xa cách địa lý, khoảng cách thời gian, nhưng dòng tâm tình chứa đựng lẽ thật, tình yêu thật thì cứ còn mãi, vượt không gian, thời gian.
3 Tuy nhiên, Tít, người cùng đi với tôi, là người Hy-lạp, mà không bị ép phải chịu cắt bì.
4 Đó là vì có mấy người anh em giả, đã lén lút xâm nhập, là những người vào bên cạnh, rình xem sự tự do mà chúng tôi có trong Đấng Christ Jesus, để bắt chúng tôi làm nô lệ.
5 Chúng tôi đã không nhường họ bởi sự phục tùng, dù chỉ trong một giờ, để cho lẽ thật của Tin Lành được ở lại với các anh chị em.
Mặc dù Tít là người gốc Hy-lạp, nhưng cả Phao-lô và Tít đều không bị ép phải chịu cắt bì. Nghi thức cho rằng phải chịu cắt bì bề ngoài mới được cứu là thuộc về giáo lý của những kẻ giả hình của Do Thái Giáo thời đó, không đúng Thánh Kinh, không đúng ý Chúa. Vì sự chịu cắt bì trong lòng, bề trong, tức chịu từ bỏ bản tánh con người cũ tội lỗi, để Chúa sống trong con người được dựng nên mới, trong Đấng Christ Jesus, mới là sự cắt bì thật để được cứu.
Phao-lô và các bạn ông đã không chịu thoả hiệp, không dùng sự tự do Chúa ban để phục tùng, làm nô lệ cho sự sai trái của những kẻ giả lén lút vào trong Hội Thánh, giảng giải tà giáo, gây ảnh hưởng xấu nghiêm trọng đến Hội Thánh như vậy. "Dù chỉ trong một giờ" trong câu 5 là cách nói khẳng định sự luôn tỉnh táo, dứt khoát không bao giờ chịu thoả hiệp với những giáo lý tà giáo.
6 Còn về những người được tôn trọng – trước đây họ như thế nào, thì chẳng can dự gì đến tôi, Thiên Chúa không chấp nhận bề ngoài của loài người – những người được tôn trọng ấy chẳng thêm điều gì cho tôi.
Phao-lô cũng khẳng định thêm: Ông cũng không hề bị lệ thuộc vào con người, dẫu cho ông có nhìn vào những người được tôn trọng, như Phi-e-rơ, Gia-cơ, giăng, là những sứ đồ theo Chúa trước ông, họ yêu Chúa và làm ra những kết quả cho Chúa, được xem là tôn trọng, nhưng về phần ông với Chúa, ông theo và tin duy nhất nơi Đấng Christ, đức tin duy nhất nơi Đấng Christ, tương giao nhận biết và làm theo với Chúa của ông. Ông khẳng định rõ ràng rằng, điều này không liên quan gì đến bất kỳ con người nào.
"Những người được tôn trọng ấy chẳng thêm điều gì cho tôi" trong câu 6 ý nói ông đã không nhận lãnh được gì từ những anh chị em cùng đức tin mà ông tôn trọng như Phi-e-rơ, Gia-cơ, Giăng, vì họ chỉ là những con người xác thịt như ông, được Chúa thương xót, cứu chuộc, kêu gọi, hoàn toàn không có năng quyền gì giúp đời sống ông thay đổi. Mọi thứ ông có, ông tìm kiếm, ông hướng đến, tương giao, làm theo, đổi mới mỗi ngày là nhờ chính Thiên Chúa.
7 Trái lại, họ thấy rằng, sự giảng Tin Lành cho người không chịu cắt bì đã giao cho tôi, cũng như sự giảng Tin Lành cho người chịu cắt bì đã giao cho Phi-e-rơ.
8 Vì Đấng đã tác động trong Phi-e-rơ chức vụ sứ đồ cho người chịu cắt bì, cũng đã tác động trong tôi chức vụ sứ đồ cho các dân ngoại.
Cả Phao-lô và Phi-e-rơ, mỗi người đều nhận biết ý Chúa kêu gọi trên đời sống mình. Trong khi Phi-e-rơ được Chúa kêu gọi làm sứ đồ chăm sóc Hội Thánh của Chúa, thì Phao-lô được Chúa kêu gọi giảng Tin Lành cho dân ngoại.
Con hiểu sự kêu gọi là Chúa biệt riêng, ban ơn cho các công việc đó cách đặc biệt, có thể trong khoảng thời gian, thời điểm nào đó. Không có nghĩa cả cuộc đời chỉ làm mỗi việc đó. Khi cần, Phao-lô vẫn chăm sóc Hội Thánh Chúa. Cũng vậy, cũng có thời điểm Phi-e-rơ giảng Tin Lành cho các dân ngoại. Ví như trường hợp Phi-e-rơ giảng Tin Lành cho gia đình Cọt-nây và cả gia đình đã tin Chúa được chép trong Công Vụ Các Sứ Đồ chương 10.
9 Khi Gia-cơ, Sê-pha, và Giăng là các người được xem như cột trụ, nhận biết ân điển đã ban cho tôi, thì họ trao tay phải giao kết với tôi và Ba-na-ba, để cho chúng tôi đến với các dân ngoại, còn họ thì đến với người chịu cắt bì.
Con hiểu rằng, là anh em trong cùng một chi thể của Chúa, là Hội Thánh, cùng chung một Đấng Christ, cùng một thánh linh Chúa ban, thì luôn hiểu nhau, gắn kết yêu thương hiệp một với nhau. Con hiểu "Trao tay phải giao kết" với nghĩa như vậy ạ.
Con học được tấm lòng khiêm nhường, hạ mình, tôn trọng và vâng phục lẫn nhau trong vòng anh chị em cùng Cha, lòng biết ơn Chúa của Phao-lô, khi ông xem Gia-cơ, Sê-pha và Giăng là những trụ cột của Hội Thánh, qua họ, ông được học hỏi và cũng thêm ấn chứng về chức sứ đồ của mình. Ông cũng tin chức sứ đồ của mỗi người đó là đến từ Chúa.
10 Chúng tôi chỉ phải nhớ đến những người khó nghèo, ấy cũng chính là điều tôi đã sốt sắng làm.
Một trong số những điều ông và các bạn cùng hầu việc Chúa với ông cùng nhớ đến, là quan tâm đến những anh chị em cùng Cha đang khó nghèo trong Hội Thánh, trong sự giúp đỡ, chia xẻ.
Con hiểu khó nghèo về vật chất. Tuy vậy, cũng cả quan tâm đến những anh chị em đang trong những nan đề, những nghịch cảnh khốn khó, những cám dỗ và thử thách.
Con cảm tạ Chúa đã cho con những sự hiểu trên đây.
Bài học con nhận được là: Con cần nhận biết và làm theo ý Chúa. Hiệp lòng hiệp sức cùng các anh chị em chân thật trong Hội Thánh để làm các việc theo ý Chúa. Cũng như có sự khôn sáng để nhận biết những sự không đến từ Chúa xảy đến từ một số anh chị em giả dối trong Hội Thánh nếu có, để xin Chúa dùng mình giúp họ nhận biết, sửa đổi. Nếu sau khi đã chỉ ra những sự sai nghịch Lẽ Thật, mà những người đó vẫn cố chấp, không chịu từ bỏ, thì Hội Thánh cần dứt thông công.
Trước khi Chúa dùng con để gây dựng Hội Thánh, giúp ích cho người khác, thì con cần gây dựng chính mình trước.
Con cảm tạ Chúa về bài học hôm nay, nhắc con sống xứng đáng với ơn cứu chuộc, để được Chúa dùng cho những công việc nhà Chúa trong Hội Thánh.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Thị Lan
11/08/2023