Kính lạy Cha, con cảm tạ Cha đã cho con được đọc và suy ngẫm tiếp Ga-la-ti 3:15-21. Con kính xin Đức Thánh Linh ban cho con sự khôn ngoan thông sáng để con hiểu và áp dụng đúng. Con cảm tạ ơn Ngài!
Thưa Cha, phân đoạn này, Phao-lô đi vào phân tích cách rõ ràng hơn về vai trò của luật pháp, làm sáng tỏ rõ mối quan hệ của luật pháp, đức tin và giao ước, cũng như sự khác biệt giữa chúng. Qua đó giúp con hiểu hơn về mục đích, ý muốn của Đức Chúa Trời được bày tỏ qua giao ước và luật pháp.
Sau đây con xin nêu sự hiểu của con ở từng câu.
15 Hỡi các anh chị em cùng Cha! Tôi nói theo cách của loài người: Dù là giao ước của loài người, nhưng khi đã làm thành thì không ai được phép bỏ đi hay thêm vào sự gì.
Thưa Cha, con hiểu giao ước là các điều khoản mỗi bên cam kết thực hiện. Giao ước của loài người trong câu 15 là các điều khoản giữa Đức Chúa Trời với loài người.
Đức Chúa Trời yêu thương loài người, Ngài chủ động kết giao ước với loài người, để qua đó loài người có cơ hội được kết ước với Ngài. Khi loài người còn chưa ăn năn tội, thì Ngài đã có chương trình kết ước với loài người, bao gồm các điều khoản, kèm điều kiện thực hiện giao ước. Những ai đáp ứng được điều kiện của Ngài thì sẽ nhận được phước hạnh từ lời hứa.
Giao ước Chúa lập thì có sự ràng buộc, gắn kết cách đặc biệt, khác với những giao ước giữa loài người với nhau. Về phía Đức Chúa Trời, Ngài không bao giờ hủy cam kết, Ngài luôn thành tín. Ngài cũng thương xót ban ơn cho loài người trung tín thực hiện cam kết.
Giao ước được lập bởi tình yêu của Chúa, được làm thành bởi năng lực của Thiên Chúa, Chúa làm thành giao ước, giao ước thuộc về Đức Chúa Trời, nên không ai có quyền bỏ đi hay thêm vào sự gì.
16 Các lời hứa là cho Áp-ra-ham và cho dòng dõi của ông. Ngài không phán: Và cho các dòng dõi, như chỉ về nhiều người; nhưng như chỉ về một người: Và cho dòng dõi ngươi. Tức là Đấng Christ. [Sáng Thế Ký 22:18; 26:4; 28:14]
Dòng dõi Áp-ra-ham là Nô-ê, I-sác, Gia-cốp, sau này là Đa-vít, ngày nay hết cả những người có đời sống yêu mến kính sợ và thờ phượng Chúa được hưởng phước theo. Nếu như mỗi chúng con giữ được mối tương giao mật thiết với Ngài thì Ngài cũng có những lời phán hứa riêng tư với mỗi người nữa.
17 Vậy thì tôi nói rằng: Giao ước mà Đức Chúa Trời trước kia đã lập thành trong Đấng Christ rồi, thì luật pháp là sự có sau đó bốn trăm ba mươi năm không thể vô hiệu hóa nó, mà làm cho lời hứa trở nên vô giá trị.
Thưa Cha, con hiểu là: "Luật pháp được nói đến ở đây là luật pháp được Đức Chúa Trời ban hành tại Núi Si-na-i, khi Ngài lập giao ước với dân I-sơ-ra-ên. Luật pháp ấy được chép trong Thánh Kinh Cựu Ước, từ Xuất Ê-díp-tô Ký 20:1 đến Phục Truyền Luật Lệ Ký 32:47. Luật pháp ấy có Mười Điều Răn, mà Thánh Kinh gọi là Mười Lời Phán của Thiên Chúa, đứng đầu và làm nền tảng (Xuất Ê-díp-tô Ký 34:28; Phục Truyền Luật Lệ Ký 4:13; 10:4)." (Trích chú giải câu 17 của người chăn).
18 Vì, nếu sự hưởng cơ nghiệp là bởi luật pháp, thì không còn là bởi lời hứa nữa. Nhưng Đức Chúa Trời đã ban cơ nghiệp cho Áp-ra-ham bởi lời hứa.
Con hiểu Áp-ra-ham nhận được cơ nghiệp Đức Chúa Trời ban cho là bởi đức tin vào lời hứa. Ông tin và làm theo lời hứa. Không bởi do vâng giữ luật pháp mà được hưởng cơ nghiệp.
Tuy vậy, để tin và làm theo, thì ông đã vâng giữ luật pháp của Đức Chúa Trời, dù lúc đó chưa có luật pháp viết bằng chữ (Sáng Thế Ký 26:5).
19 Vậy thì tại sao có luật pháp? Nó đã được thêm vào vì những sự phạm pháp, cho tới khi người dòng dõi đến, là người mà lời hứa đã lập cho. Nó đã được ban ra bởi các thiên sứ vào trong tay của một người trung bảo.
Con hiểu luật pháp ở câu 19 này là nói về luật pháp được viết bằng chữ, được Đức Chúa Trời ban hành cho dân sự trên Núi Si-na-i, do Môi-se ghi chép, cùng với Mười Điều Răn do chính Đức Chúa Trời phán truyền và ghi chép nơi hai bảng đá, sau này có thêm Hai Điều Răn Mới của Đức Chúa Jesus. Luật pháp có sau sự phạm pháp, để hình phạt tội lỗi.
Con hiểu người dòng dõi đến là Đức Chúa Jesus ra từ dòng dõi Áp-ra-ham phần xác thịt.
Người trung bảo ở đây là Môi-se, là người trung bảo giữa Đức Chúa Trời và dân I-sơ-ra-ên, là hình bóng cho Đức Chúa Jesus, là Đấng Trung Bảo giữa Đức Chúa Trời và toàn thể nhân loại.
Giao ước của Đức Chúa Trời đến với loài người, qua Áp-ra-ham. Sự cứu rỗi của I-sơ-ra-ên là bởi lời hứa của Đức Chúa Trời với Áp-ra-ham. Khi Đức Chúa Jesus đến, thì lời hứa về sự cứu rỗi cho toàn thể nhân loại được lập thành, qua Giao Ước Mới.
Giao Ước Mới đem lại sự cứu rỗi, không hủy bỏ Giao Ước Cũ, bổ sung cho Giao Ước Cũ và làm thành sự đòi hỏi của luật pháp trong Giao Ước Cũ. Giao Ước Mới có sau luật pháp, không hủy bỏ luật pháp, mà làm cho luật pháp nên trọn vẹn. Luật pháp cũng không hủy bỏ giao ước, mà giao ước thiết lập và thực thi trên cơ sở của luật pháp.
Đức tin vào lời hứa trong giao ước Chúa hứa với Áp-ra-ham đem lại cơ nghiệp cho Áp-ra-ham cùng dân tộc I-sơ-ra-ên, không phải luật pháp, nhưng luật pháp làm trọn việc làm của giao ước.
Cũng vậy, đức tin vào Đức Chúa Jesus trong Giao Ước Mới đem lại sự cứu rỗi, không phải luật pháp, nhưng luật pháp làm trọn việc làm của đức tin trong Giao Ước Mới, làm vững bền luật pháp trong Giao Ước Cũ.
20 Người trung bảo chẳng phải là người trung bảo của một bên, và Đức Chúa Trời là một bên.
Con hiểu Môi-se là người trung bảo giữa loài người với Đức Chúa Trời, trong sự cam kết bền vững của Đấng Thiên Chúa Toàn Năng với loài người.
21 Vậy thì luật pháp nghịch lại các lời hứa của Đức Chúa Trời sao? Chẳng hề như vậy! Vì nếu đã ban cho một luật pháp ban sự sống, thì sự công chính chắc phải bởi luật pháp mà đến.
Câu 21 đã lần nữa khẳng định chắc chắn một lẽ thật, rằng: Luật pháp chẳng hề nghịch lại các lời hứa, mà làm cho lời hứa được vững lập trọn vẹn. Cũng vậy, sự công chính, sự cứu rỗi, sự sống không đến bởi luật pháp, mà đến bởi đức tin. Tin và vâng phục trọn vẹn luật pháp thì có sự cứu rỗi và sự sống Chúa ban.
Con cảm tạ Cha đã dạy dỗ con.
Bài học con nhận được là: Con cần gìn giữ đức tin con nơi Đức Chúa Jesus và rèn tập mỗi ngày vâng phục trọn vẹn các điều răn và Luật Pháp của Ngài. Xin Chúa giúp con vừa muốn vừa làm đẹp ý Chúa. A-men! Con cảm tạ ơn Chúa!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Thị Lan
20/08/2023
Ga-la-ti 3:15-21 Vai Trò của Luật Pháp – Phần 1
Kính lạy Cha, con cảm tạ Cha đã cho con được đọc và suy ngẫm tiếp Ga-la-ti 3:15-21. Con kính xin Đức Thánh Linh ban cho con sự khôn ngoan thông sáng để con hiểu và áp dụng đúng. Con cảm tạ ơn Ngài!
Thưa Cha, phân đoạn này, Phao-lô đi vào phân tích cách rõ ràng hơn về vai trò của luật pháp, làm sáng tỏ rõ mối quan hệ của luật pháp, đức tin và giao ước, cũng như sự khác biệt giữa chúng. Qua đó giúp con hiểu hơn về mục đích, ý muốn của Đức Chúa Trời được bày tỏ qua giao ước và luật pháp.
Sau đây con xin nêu sự hiểu của con ở từng câu.
15 Hỡi các anh chị em cùng Cha! Tôi nói theo cách của loài người: Dù là giao ước của loài người, nhưng khi đã làm thành thì không ai được phép bỏ đi hay thêm vào sự gì.
Thưa Cha, con hiểu giao ước là các điều khoản mỗi bên cam kết thực hiện. Giao ước của loài người trong câu 15 là các điều khoản giữa Đức Chúa Trời với loài người.
Đức Chúa Trời yêu thương loài người, Ngài chủ động kết giao ước với loài người, để qua đó loài người có cơ hội được kết ước với Ngài. Khi loài người còn chưa ăn năn tội, thì Ngài đã có chương trình kết ước với loài người, bao gồm các điều khoản, kèm điều kiện thực hiện giao ước. Những ai đáp ứng được điều kiện của Ngài thì sẽ nhận được phước hạnh từ lời hứa.
Giao ước Chúa lập thì có sự ràng buộc, gắn kết cách đặc biệt, khác với những giao ước giữa loài người với nhau. Về phía Đức Chúa Trời, Ngài không bao giờ hủy cam kết, Ngài luôn thành tín. Ngài cũng thương xót ban ơn cho loài người trung tín thực hiện cam kết.
Giao ước được lập bởi tình yêu của Chúa, được làm thành bởi năng lực của Thiên Chúa, Chúa làm thành giao ước, giao ước thuộc về Đức Chúa Trời, nên không ai có quyền bỏ đi hay thêm vào sự gì.
16 Các lời hứa là cho Áp-ra-ham và cho dòng dõi của ông. Ngài không phán: Và cho các dòng dõi, như chỉ về nhiều người; nhưng như chỉ về một người: Và cho dòng dõi ngươi. Tức là Đấng Christ. [Sáng Thế Ký 22:18; 26:4; 28:14]
Dòng dõi Áp-ra-ham là Nô-ê, I-sác, Gia-cốp, sau này là Đa-vít, ngày nay hết cả những người có đời sống yêu mến kính sợ và thờ phượng Chúa được hưởng phước theo. Nếu như mỗi chúng con giữ được mối tương giao mật thiết với Ngài thì Ngài cũng có những lời phán hứa riêng tư với mỗi người nữa.
17 Vậy thì tôi nói rằng: Giao ước mà Đức Chúa Trời trước kia đã lập thành trong Đấng Christ rồi, thì luật pháp là sự có sau đó bốn trăm ba mươi năm không thể vô hiệu hóa nó, mà làm cho lời hứa trở nên vô giá trị.
Thưa Cha, con hiểu là: "Luật pháp được nói đến ở đây là luật pháp được Đức Chúa Trời ban hành tại Núi Si-na-i, khi Ngài lập giao ước với dân I-sơ-ra-ên. Luật pháp ấy được chép trong Thánh Kinh Cựu Ước, từ Xuất Ê-díp-tô Ký 20:1 đến Phục Truyền Luật Lệ Ký 32:47. Luật pháp ấy có Mười Điều Răn, mà Thánh Kinh gọi là Mười Lời Phán của Thiên Chúa, đứng đầu và làm nền tảng (Xuất Ê-díp-tô Ký 34:28; Phục Truyền Luật Lệ Ký 4:13; 10:4)." (Trích chú giải câu 17 của người chăn).
18 Vì, nếu sự hưởng cơ nghiệp là bởi luật pháp, thì không còn là bởi lời hứa nữa. Nhưng Đức Chúa Trời đã ban cơ nghiệp cho Áp-ra-ham bởi lời hứa.
Con hiểu Áp-ra-ham nhận được cơ nghiệp Đức Chúa Trời ban cho là bởi đức tin vào lời hứa. Ông tin và làm theo lời hứa. Không bởi do vâng giữ luật pháp mà được hưởng cơ nghiệp.
Tuy vậy, để tin và làm theo, thì ông đã vâng giữ luật pháp của Đức Chúa Trời, dù lúc đó chưa có luật pháp viết bằng chữ (Sáng Thế Ký 26:5).
19 Vậy thì tại sao có luật pháp? Nó đã được thêm vào vì những sự phạm pháp, cho tới khi người dòng dõi đến, là người mà lời hứa đã lập cho. Nó đã được ban ra bởi các thiên sứ vào trong tay của một người trung bảo.
Con hiểu luật pháp ở câu 19 này là nói về luật pháp được viết bằng chữ, được Đức Chúa Trời ban hành cho dân sự trên Núi Si-na-i, do Môi-se ghi chép, cùng với Mười Điều Răn do chính Đức Chúa Trời phán truyền và ghi chép nơi hai bảng đá, sau này có thêm Hai Điều Răn Mới của Đức Chúa Jesus. Luật pháp có sau sự phạm pháp, để hình phạt tội lỗi.
Con hiểu người dòng dõi đến là Đức Chúa Jesus ra từ dòng dõi Áp-ra-ham phần xác thịt.
Người trung bảo ở đây là Môi-se, là người trung bảo giữa Đức Chúa Trời và dân I-sơ-ra-ên, là hình bóng cho Đức Chúa Jesus, là Đấng Trung Bảo giữa Đức Chúa Trời và toàn thể nhân loại.
Giao ước của Đức Chúa Trời đến với loài người, qua Áp-ra-ham. Sự cứu rỗi của I-sơ-ra-ên là bởi lời hứa của Đức Chúa Trời với Áp-ra-ham. Khi Đức Chúa Jesus đến, thì lời hứa về sự cứu rỗi cho toàn thể nhân loại được lập thành, qua Giao Ước Mới.
Giao Ước Mới đem lại sự cứu rỗi, không hủy bỏ Giao Ước Cũ, bổ sung cho Giao Ước Cũ và làm thành sự đòi hỏi của luật pháp trong Giao Ước Cũ. Giao Ước Mới có sau luật pháp, không hủy bỏ luật pháp, mà làm cho luật pháp nên trọn vẹn. Luật pháp cũng không hủy bỏ giao ước, mà giao ước thiết lập và thực thi trên cơ sở của luật pháp.
Đức tin vào lời hứa trong giao ước Chúa hứa với Áp-ra-ham đem lại cơ nghiệp cho Áp-ra-ham cùng dân tộc I-sơ-ra-ên, không phải luật pháp, nhưng luật pháp làm trọn việc làm của giao ước.
Cũng vậy, đức tin vào Đức Chúa Jesus trong Giao Ước Mới đem lại sự cứu rỗi, không phải luật pháp, nhưng luật pháp làm trọn việc làm của đức tin trong Giao Ước Mới, làm vững bền luật pháp trong Giao Ước Cũ.
20 Người trung bảo chẳng phải là người trung bảo của một bên, và Đức Chúa Trời là một bên.
Con hiểu Môi-se là người trung bảo giữa loài người với Đức Chúa Trời, trong sự cam kết bền vững của Đấng Thiên Chúa Toàn Năng với loài người.
21 Vậy thì luật pháp nghịch lại các lời hứa của Đức Chúa Trời sao? Chẳng hề như vậy! Vì nếu đã ban cho một luật pháp ban sự sống, thì sự công chính chắc phải bởi luật pháp mà đến.
Câu 21 đã lần nữa khẳng định chắc chắn một lẽ thật, rằng: Luật pháp chẳng hề nghịch lại các lời hứa, mà làm cho lời hứa được vững lập trọn vẹn. Cũng vậy, sự công chính, sự cứu rỗi, sự sống không đến bởi luật pháp, mà đến bởi đức tin. Tin và vâng phục trọn vẹn luật pháp thì có sự cứu rỗi và sự sống Chúa ban.
Con cảm tạ Cha đã dạy dỗ con.
Bài học con nhận được là: Con cần gìn giữ đức tin con nơi Đức Chúa Jesus và rèn tập mỗi ngày vâng phục trọn vẹn các điều răn và Luật Pháp của Ngài. Xin Chúa giúp con vừa muốn vừa làm đẹp ý Chúa. A-men! Con cảm tạ ơn Chúa!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Thị Lan
20/08/2023