Huỳnh Christian Timothy: I Cô-rinh-tô 9:15-27 Quyền Lợi và Sự Hy Sinh của Sứ Đồ Phao-lô Trong Chức Vụ – Phần 2
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con. Con kính dâng Cha lời tôn vinh và cảm tạ của con. Ngài là Thiên Chúa Toàn Năng và Cha ở trên trời của con. Hiện tại, trong Hội Thánh có một vài anh chị em đang có nan đề về cuộc sống gia đình. Con kính xin Cha ban sự khôn sáng và năng lực cho mỗi người, để ai nấy có thể hành xử dựa trên Lời Chúa mà giải quyết nan đề. Xin Cha bênh vực và bảo vệ các anh chị em của con đang bị bức hiếp. Con cảm tạ Cha. Con vui thỏa được ở trong nhà Cha. Con vui mừng được phụng sự Ngài qua các linh vụ trong Hội Thánh. Con cảm tạ Đấng Christ luôn thêm sức mới cho con mỗi ngày. Con cảm tạ Đức Thánh Linh luôn soi dẫn con trong sự suy ngẫm Lời Hằng Sống của Thiên Chúa.
Thưa Cha, con xin trình bày sự suy ngẫm của con về I Cô-rinh-tô 9:15-27 như sau:
15 Nhưng tôi chẳng từng dùng những quyền ấy. Tôi cũng chẳng viết những điều này để đòi chúng áp dụng cho tôi. Vì tôi thà chết còn hơn là ai đó làm ra vô ích sự khoe mình của tôi.
Câu 15: Phao-lô khẳng định, dù ông có quyền nhưng ông không hề dùng quyền ép buộc ai phải tiếp trợ ông. Và qua những lời ông viết cho Hội Thánh tại Cô-rinh-tô, ông cũng không có ý đòi hỏi họ phải tiếp trợ ông. Ông có sự khoe mình trong Chúa, rằng ông đã nhận Tin Lành cách miễn phí thì ông cũng rao giảng Tin Lành cách miễn phí, theo lời dạy của chính Đấng Christ (Ma-thi-ơ 10:8). Mặt khác, nếu ông đòi hỏi ai đó phải tiếp trợ cho ông thì chính ông đã tỏ ra mình không có đức tin nơi sự quan phòng của Chúa. Chẳng lẽ không ai có ý thức tự nguyện tiếp trợ các nhu cầu vật chất cho ông thì Chúa sẽ bỏ mặc ông hay sao? Khi lên tiếng đòi hỏi loài người tiếp trợ vật chất cho mình là Phao-lô không còn lý do để khoe mình trong Chúa nữa.
16 Vì nếu tôi rao giảng Tin Lành, tôi chẳng có gì để khoe mình, vì sự cần thiết đặt trên tôi. Nhưng khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Lành. 17 Nếu tôi vui lòng làm việc đó thì tôi có phần thưởng. Nhưng nếu tôi không vui lòng thì chức quản lý cũng vẫn được phó thác cho tôi.
Câu 16 và 17: Sự rao giảng Tin Lành là công việc được Đấng Christ giao phó cho Phao-lô, sau khi ông bằng lòng vâng phục Ngài. Nên đó là việc cần thiết mà ông phải làm. Nếu ông không làm thì ông chuốc lấy sự khốn khó cho chính mình, bao gồm sự cáo trách trong lương tâm, sự trách phạt từ Chúa, và đời sống thiếu đi niềm vui cùng ơn phước từ Chúa. Nếu Phao-lô vui mừng, hết lòng rao giảng Tin Lành thì ông được Chúa ban thưởng. Nếu ông không vui mừng, không hết lòng rao giảng Tin Lành thì bổn phận ấy vẫn được giao cho ông. Một ngày kia, ông phải chịu trách nhiệm trước Chúa.
18 Thế thì phần thưởng của tôi là gì? Rằng, trong sự rao giảng Tin Lành, tôi giãi bày Tin Lành của Đấng Christ cách miễn phí. Tôi chẳng lạm dụng quyền của tôi trong Tin Lành.
Câu 18: Phần thưởng của Phao-lô là ông vui mừng khi thấy mình làm đúng theo Lời Chúa, rao giảng Tin Lành cách miễn phí. Dù ông được Chúa ban cho quyền nuôi mình bởi Tin Lành trong khi rao giảng Tin Lành, nhưng ông đã không dùng quyền ấy, đòi hỏi con dân Chúa phải tiếp trợ ông, nhờ đó, sự rao giảng của ông thật sự là miễn phí.
19 Dù tôi là tự do đối với mọi người, nhưng tôi tự đặt mình làm nô lệ cho mọi người, để cho tôi được nhiều người hơn.
Câu 19: “Tự đặt mình làm nô lệ cho mọi người” là tình nguyện phục vụ mọi người như là một nô lệ, trong sự rao giảng Tin Lành đem sự cứu rỗi đến cho mọi người. Nhưng cũng không ngoại trừ việc phục vụ về phương diện vật chất, nếu cần. Nhờ sự hạ mình phục vụ mà Phao-lô có thể đưa dắt được nhiều người đến với sự cứu rỗi.
20 Với những người Do-thái, tôi trở nên như một người Do-thái, để tôi được những người Do-thái. Với những người ở dưới luật pháp, tôi trở nên như một người ở dưới luật pháp, để tôi được những người ở dưới luật pháp.
Câu 20: “Trở nên như một người Do-thái” là vâng giữ các luật lệ, phong tục của dân Do-thái, miễn sao không nghịch lại Lời Chúa. Nhờ đó, Phao-lô có thể tiếp cận những người theo Do-thái Giáo. “Những người ở dưới luật pháp” là những người theo Do-thái Giáo, đặt mình dưới sự phán xét của luật pháp Thiên Chúa, như đã chép trong Cựu Ước. “Trở nên như một người ở dưới luật pháp” là vâng giữ mọi hình thức của luật pháp, như việc cắt bì, việc giữ các lễ hội thời Cựu Ước, việc kiêng các thức ăn không tinh sạch thời Cựu Ước nhưng không vì lý do để được cứu rỗi.
21 Với những người không luật pháp, tôi trở nên như một người không luật pháp, chẳng phải không luật pháp đối với Thiên Chúa nhưng hợp pháp đối với Đấng Christ, để tôi được những người không luật pháp.
Câu 21: “Những người không luật pháp” là những người không sống theo luật pháp, như đã chép trong Cựu Ước, hàm ý, những người thuộc các dân ngoại, không theo Do-thái Giáo. “Trở nên như một người không luật pháp” là không thực hành mọi hình thức có tính tiêu biểu của luật pháp; như việc cắt bì, việc giữ các lễ hội thời Cựu Ước, việc kiêng các thức ăn không tinh sạch thời Cựu Ước. Nhưng không có nghĩa là không vâng giữ Mười Điều Răn của Đức Chúa Trời. “Hợp pháp đối với Đấng Christ” có nghĩa là hoàn toàn vâng phục mọi sự dạy dỗ của Đấng Christ, trong đó, có việc vâng giữ Mười Điều Răn.
22 Với những người yếu đuối, tôi trở nên như một người yếu đuối, để tôi được những người yếu đuối. Tôi đã trở nên mọi sự cho mọi người, để bằng mọi cách, tôi cứu được một số người. 23 Nhưng điều này tôi làm bởi Tin Lành để tôi cũng trở nên người dự phần của Tin Lành.
Câu 22 và 23: Những người yếu đuối là những người mới tin Chúa, chưa có sự hiểu biết sâu nhiệm về Lời Chúa, đức tin vẫn còn yếu kém. “Trở nên như một người yếu đuối” là chấp nhận sự yếu đuối của người ấy trong khi giãi bày cho người ấy những lẽ thật của Thánh Kinh. “Tôi đã trở nên mọi sự cho mọi người” có nghĩa là hòa đồng với mọi người vì sự ích lợi cho mọi người, miễn sao không nghịch lại Lời Chúa. “Để bằng mọi cách, tôi cứu được một số người” có nghĩa là tận dụng mọi cách thức đẹp lòng Chúa, cho dù phải chịu khó khăn, thiệt hại để đem sự cứu rỗi đến cho những ai chịu tin nhận Tin Lành. Giá trị của một linh hồn loài người là lớn hơn cả thế gian, vì thế, không một sự hy sinh nào là lớn hơn sự cứu được linh hồn của một người. Phao-lô đã hành động bởi sự thôi thúc và bởi sức mạnh của Tin Lành để trở nên mọi sự cho mọi người. Nhờ đó, ông trở nên người dự phần của Tin Lành, tức là người có công trong việc đem sự cứu rỗi đến cho nhiều người.
24 Các anh chị em chẳng biết rằng, về những người chạy trong một cuộc đua, mọi người đều chạy nhưng chỉ một người được giải thưởng sao? Vậy, các anh chị em hãy chạy để các anh chị em đoạt giải. 25 Những người đua tranh chịu tự giữ mình trong mọi sự. Thực tế, họ chịu vậy để được mão có thể hư nát; nhưng chúng ta chịu vậy để được mão không thể hư nát.
Câu 24 và 25: Trong mọi cuộc chạy đua vào thời của Phao-lô, chỉ có một giải thưởng dành cho người về nhất. Người muốn chiếm giải nhất phải là người chịu khổ công luyện tập trước cuộc đua; và trong ngày đua phải gắng hết sức của mình. Phao-lô ví đời sống của mỗi con dân Chúa như là một cuộc chạy đua. Ông khuyên con dân Chúa hãy tự giữ mình trong mọi sự để có thể sống một đời sống đắc thắng, nhận được phần thưởng từ Chúa. Phần thưởng ấy còn lại đời đời, không như các mão hoa chóng tàn của thế gian.
26 Vậy thì, tôi chạy như vậy, chẳng phải là không chắc chắn; tôi đánh như vậy, chẳng phải như người đánh gió; 27 nhưng tôi kỷ luật thân thể mình, bắt nó phải phục, kẻo sau khi tôi đã giảng dạy những người khác mà chính mình phải bị bỏ.
Câu 26 và 27: Phao-lô chạy cuộc đua của ông một cách chắc chắn có nghĩa là ông tin chắc cuộc sống của ông sẽ đắc thắng với thành quả trong sự hầu việc Chúa của mình. Ông cũng xem mình là người luôn đánh trúng các mục tiêu trong cuộc chiến thuộc linh. Ông luôn buộc thân thể xác thịt phải vâng phục thần trí, tức là vâng phục sự hiểu biết Lời Chúa của tâm thần để sống đẹp lòng Chúa. Phao-lô biết rất rõ, một người giảng dạy cho nhiều người được cứu vẫn có thể bị hư mất, nếu không trung tín cho đến chết. Đây cũng là một câu Thánh Kinh phản biện tà giáo "Được Cứu Một Lần Được Cứu Vĩnh Viễn". Đây cũng là một câu Thánh Kinh mà những người hầu việc Chúa trong các chức vụ trong Hội Thánh phải ghi nhớ để giữ mình.
Thưa Cha, xin Cha giúp con luôn ghi nhớ những sự dạy dỗ của Lời Hằng Sống của Thiên Chúa, biết áp dụng cách khôn sáng trong đời sống. Xin Cha dùng Lời Ngài thánh hóa con mỗi ngày. Con cảm tạ Cha. A-men!
Huỳnh Christian Timothy: I Cô-rinh-tô 9:15-27 Quyền Lợi và Sự Hy Sinh của Sứ Đồ Phao-lô Trong Chức Vụ – Phần 2
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con. Con kính dâng Cha lời tôn vinh và cảm tạ của con. Ngài là Thiên Chúa Toàn Năng và Cha ở trên trời của con. Hiện tại, trong Hội Thánh có một vài anh chị em đang có nan đề về cuộc sống gia đình. Con kính xin Cha ban sự khôn sáng và năng lực cho mỗi người, để ai nấy có thể hành xử dựa trên Lời Chúa mà giải quyết nan đề. Xin Cha bênh vực và bảo vệ các anh chị em của con đang bị bức hiếp. Con cảm tạ Cha. Con vui thỏa được ở trong nhà Cha. Con vui mừng được phụng sự Ngài qua các linh vụ trong Hội Thánh. Con cảm tạ Đấng Christ luôn thêm sức mới cho con mỗi ngày. Con cảm tạ Đức Thánh Linh luôn soi dẫn con trong sự suy ngẫm Lời Hằng Sống của Thiên Chúa.
Thưa Cha, con xin trình bày sự suy ngẫm của con về I Cô-rinh-tô 9:15-27 như sau:
15 Nhưng tôi chẳng từng dùng những quyền ấy. Tôi cũng chẳng viết những điều này để đòi chúng áp dụng cho tôi. Vì tôi thà chết còn hơn là ai đó làm ra vô ích sự khoe mình của tôi.
Câu 15: Phao-lô khẳng định, dù ông có quyền nhưng ông không hề dùng quyền ép buộc ai phải tiếp trợ ông. Và qua những lời ông viết cho Hội Thánh tại Cô-rinh-tô, ông cũng không có ý đòi hỏi họ phải tiếp trợ ông. Ông có sự khoe mình trong Chúa, rằng ông đã nhận Tin Lành cách miễn phí thì ông cũng rao giảng Tin Lành cách miễn phí, theo lời dạy của chính Đấng Christ (Ma-thi-ơ 10:8). Mặt khác, nếu ông đòi hỏi ai đó phải tiếp trợ cho ông thì chính ông đã tỏ ra mình không có đức tin nơi sự quan phòng của Chúa. Chẳng lẽ không ai có ý thức tự nguyện tiếp trợ các nhu cầu vật chất cho ông thì Chúa sẽ bỏ mặc ông hay sao? Khi lên tiếng đòi hỏi loài người tiếp trợ vật chất cho mình là Phao-lô không còn lý do để khoe mình trong Chúa nữa.
16 Vì nếu tôi rao giảng Tin Lành, tôi chẳng có gì để khoe mình, vì sự cần thiết đặt trên tôi. Nhưng khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Lành.
17 Nếu tôi vui lòng làm việc đó thì tôi có phần thưởng. Nhưng nếu tôi không vui lòng thì chức quản lý cũng vẫn được phó thác cho tôi.
Câu 16 và 17: Sự rao giảng Tin Lành là công việc được Đấng Christ giao phó cho Phao-lô, sau khi ông bằng lòng vâng phục Ngài. Nên đó là việc cần thiết mà ông phải làm. Nếu ông không làm thì ông chuốc lấy sự khốn khó cho chính mình, bao gồm sự cáo trách trong lương tâm, sự trách phạt từ Chúa, và đời sống thiếu đi niềm vui cùng ơn phước từ Chúa. Nếu Phao-lô vui mừng, hết lòng rao giảng Tin Lành thì ông được Chúa ban thưởng. Nếu ông không vui mừng, không hết lòng rao giảng Tin Lành thì bổn phận ấy vẫn được giao cho ông. Một ngày kia, ông phải chịu trách nhiệm trước Chúa.
18 Thế thì phần thưởng của tôi là gì? Rằng, trong sự rao giảng Tin Lành, tôi giãi bày Tin Lành của Đấng Christ cách miễn phí. Tôi chẳng lạm dụng quyền của tôi trong Tin Lành.
Câu 18: Phần thưởng của Phao-lô là ông vui mừng khi thấy mình làm đúng theo Lời Chúa, rao giảng Tin Lành cách miễn phí. Dù ông được Chúa ban cho quyền nuôi mình bởi Tin Lành trong khi rao giảng Tin Lành, nhưng ông đã không dùng quyền ấy, đòi hỏi con dân Chúa phải tiếp trợ ông, nhờ đó, sự rao giảng của ông thật sự là miễn phí.
19 Dù tôi là tự do đối với mọi người, nhưng tôi tự đặt mình làm nô lệ cho mọi người, để cho tôi được nhiều người hơn.
Câu 19: “Tự đặt mình làm nô lệ cho mọi người” là tình nguyện phục vụ mọi người như là một nô lệ, trong sự rao giảng Tin Lành đem sự cứu rỗi đến cho mọi người. Nhưng cũng không ngoại trừ việc phục vụ về phương diện vật chất, nếu cần. Nhờ sự hạ mình phục vụ mà Phao-lô có thể đưa dắt được nhiều người đến với sự cứu rỗi.
20 Với những người Do-thái, tôi trở nên như một người Do-thái, để tôi được những người Do-thái. Với những người ở dưới luật pháp, tôi trở nên như một người ở dưới luật pháp, để tôi được những người ở dưới luật pháp.Câu 20: “Trở nên như một người Do-thái” là vâng giữ các luật lệ, phong tục của dân Do-thái, miễn sao không nghịch lại Lời Chúa. Nhờ đó, Phao-lô có thể tiếp cận những người theo Do-thái Giáo. “Những người ở dưới luật pháp” là những người theo Do-thái Giáo, đặt mình dưới sự phán xét của luật pháp Thiên Chúa, như đã chép trong Cựu Ước. “Trở nên như một người ở dưới luật pháp” là vâng giữ mọi hình thức của luật pháp, như việc cắt bì, việc giữ các lễ hội thời Cựu Ước, việc kiêng các thức ăn không tinh sạch thời Cựu Ước nhưng không vì lý do để được cứu rỗi.
21 Với những người không luật pháp, tôi trở nên như một người không luật pháp, chẳng phải không luật pháp đối với Thiên Chúa nhưng hợp pháp đối với Đấng Christ, để tôi được những người không luật pháp.
Câu 21: “Những người không luật pháp” là những người không sống theo luật pháp, như đã chép trong Cựu Ước, hàm ý, những người thuộc các dân ngoại, không theo Do-thái Giáo. “Trở nên như một người không luật pháp” là không thực hành mọi hình thức có tính tiêu biểu của luật pháp; như việc cắt bì, việc giữ các lễ hội thời Cựu Ước, việc kiêng các thức ăn không tinh sạch thời Cựu Ước. Nhưng không có nghĩa là không vâng giữ Mười Điều Răn của Đức Chúa Trời. “Hợp pháp đối với Đấng Christ” có nghĩa là hoàn toàn vâng phục mọi sự dạy dỗ của Đấng Christ, trong đó, có việc vâng giữ Mười Điều Răn.
22 Với những người yếu đuối, tôi trở nên như một người yếu đuối, để tôi được những người yếu đuối. Tôi đã trở nên mọi sự cho mọi người, để bằng mọi cách, tôi cứu được một số người.
23 Nhưng điều này tôi làm bởi Tin Lành để tôi cũng trở nên người dự phần của Tin Lành.
Câu 22 và 23: Những người yếu đuối là những người mới tin Chúa, chưa có sự hiểu biết sâu nhiệm về Lời Chúa, đức tin vẫn còn yếu kém. “Trở nên như một người yếu đuối” là chấp nhận sự yếu đuối của người ấy trong khi giãi bày cho người ấy những lẽ thật của Thánh Kinh. “Tôi đã trở nên mọi sự cho mọi người” có nghĩa là hòa đồng với mọi người vì sự ích lợi cho mọi người, miễn sao không nghịch lại Lời Chúa. “Để bằng mọi cách, tôi cứu được một số người” có nghĩa là tận dụng mọi cách thức đẹp lòng Chúa, cho dù phải chịu khó khăn, thiệt hại để đem sự cứu rỗi đến cho những ai chịu tin nhận Tin Lành. Giá trị của một linh hồn loài người là lớn hơn cả thế gian, vì thế, không một sự hy sinh nào là lớn hơn sự cứu được linh hồn của một người. Phao-lô đã hành động bởi sự thôi thúc và bởi sức mạnh của Tin Lành để trở nên mọi sự cho mọi người. Nhờ đó, ông trở nên người dự phần của Tin Lành, tức là người có công trong việc đem sự cứu rỗi đến cho nhiều người.
24 Các anh chị em chẳng biết rằng, về những người chạy trong một cuộc đua, mọi người đều chạy nhưng chỉ một người được giải thưởng sao? Vậy, các anh chị em hãy chạy để các anh chị em đoạt giải.
25 Những người đua tranh chịu tự giữ mình trong mọi sự. Thực tế, họ chịu vậy để được mão có thể hư nát; nhưng chúng ta chịu vậy để được mão không thể hư nát.
Câu 24 và 25: Trong mọi cuộc chạy đua vào thời của Phao-lô, chỉ có một giải thưởng dành cho người về nhất. Người muốn chiếm giải nhất phải là người chịu khổ công luyện tập trước cuộc đua; và trong ngày đua phải gắng hết sức của mình. Phao-lô ví đời sống của mỗi con dân Chúa như là một cuộc chạy đua. Ông khuyên con dân Chúa hãy tự giữ mình trong mọi sự để có thể sống một đời sống đắc thắng, nhận được phần thưởng từ Chúa. Phần thưởng ấy còn lại đời đời, không như các mão hoa chóng tàn của thế gian.
26 Vậy thì, tôi chạy như vậy, chẳng phải là không chắc chắn; tôi đánh như vậy, chẳng phải như người đánh gió;27 nhưng tôi kỷ luật thân thể mình, bắt nó phải phục, kẻo sau khi tôi đã giảng dạy những người khác mà chính mình phải bị bỏ.
Câu 26 và 27: Phao-lô chạy cuộc đua của ông một cách chắc chắn có nghĩa là ông tin chắc cuộc sống của ông sẽ đắc thắng với thành quả trong sự hầu việc Chúa của mình. Ông cũng xem mình là người luôn đánh trúng các mục tiêu trong cuộc chiến thuộc linh. Ông luôn buộc thân thể xác thịt phải vâng phục thần trí, tức là vâng phục sự hiểu biết Lời Chúa của tâm thần để sống đẹp lòng Chúa. Phao-lô biết rất rõ, một người giảng dạy cho nhiều người được cứu vẫn có thể bị hư mất, nếu không trung tín cho đến chết. Đây cũng là một câu Thánh Kinh phản biện tà giáo "Được Cứu Một Lần Được Cứu Vĩnh Viễn". Đây cũng là một câu Thánh Kinh mà những người hầu việc Chúa trong các chức vụ trong Hội Thánh phải ghi nhớ để giữ mình.
Thưa Cha, xin Cha giúp con luôn ghi nhớ những sự dạy dỗ của Lời Hằng Sống của Thiên Chúa, biết áp dụng cách khôn sáng trong đời sống. Xin Cha dùng Lời Ngài thánh hóa con mỗi ngày. Con cảm tạ Cha. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Huỳnh Christian Timothy
11/05/2023