Huỳnh Christian Timothy: Ga-la-ti 1:13-24 Đức Chúa Trời Gọi Phao-lô Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con. Con kính dâng Cha lời tôn vinh và cảm tạ của con. Ngài là Thiên Chúa Toàn Năng và Cha ở trên trời của con. Con cảm tạ Cha về một ngày mới Ngài lại ban cho con và giữ gìn con cùng gia đình con trong tình yêu và ân điển của Ngài. Con cảm tạ Cha vẫn ban cho con cơ hội được suy ngẫm Lời Hằng Sống của Thiên Chúa và chia sẻ những gì con hiểu với anh chị em cùng đức tin của con. Con cảm tạ Cha đã ban cho con có nhiều việc làm để con luôn được sống động. Con cảm tạ Cha về sự vui thỏa Ngài ban cho con trong cuộc sống, trong khi con làm việc, học hỏi, nghỉ ngơi. Con cảm tạ Cha ban cho con sự học hỏi, thêm lên sự hiểu biết trong khi giải trí bằng sự đọc sách, xem phim. Xin Cha giữ con khỏi mọi sự dữ và khiến con nên trọn vẹn. Xin Đấng Christ thêm sức mới cho con. Xin Đức Thánh Linh ban sự khôn sáng cho con. Con cảm tạ Ba Ngôi Thiên Chúa.
Thưa Cha, con xin trình bày sự suy ngẫm của con về Ga-la-ti 1:13-24.
13 Các anh chị em đã nghe về cách ăn ở của tôi trước kia trong Do-thái Giáo, rằng tôi đã bách hại và tàn phá Hội Thánh của Đức Chúa Trời quá chừng.Câu 13: Con hiểu rằng, quá khứ bách hại Hội Thánh của Sứ Đồ Phao-lô khi ông còn ở trong Do-thái Giáo đã được con dân Chúa tại Ga-la-ti biết rõ. Có lẽ là do chính ông thuật lại cho họ. Phao-lô nhắc lại điều này để họ hiểu rằng, ông là người biết rõ về Do-thái Giáo, từng sống trong Do-thái Giáo và hết lòng phục vụ Đức Chúa Trời qua Do-thái Giáo. Dù mang danh là thờ phượng Đức Chúa Trời nhưng Do-thái Giáo có rất nhiều sai lầm mà sai lầm lớn nhất là chối bỏ Đấng Christ đã được Đức Chúa Trời hứa ban cho loài người trong Thánh Kinh. Chính vì thế mà Phao-lô là người thật lòng tin kính Đức Chúa Trời nhưng lại ra sức bách hại Hội Thánh, theo chỉ thị của Tòa Công Luận Do-thái Giáo.
14 Tôi tấn tới trong Do-thái Giáo hơn nhiều người cùng tuổi, cùng nước với tôi. Tôi là người sốt sắng quá mức về các truyền thống của các tổ phụ tôi.Câu 14: Con hiểu rằng, sự tấn tới của Phao-lô trong Do-thái Giáo là sự ông được hiểu biết nhiều về Thánh Kinh Cựu Ước qua sự học tập với giáo sư danh tiếng nhất thời bấy giờ trong Do-thái Giáo, là Giáo Sư Ga-ma-li-ên. Và tiếp theo đó là sự ông sốt sắng trong sự thờ phượng Đức Chúa Trời theo các nghi thức trong Do-thái Giáo, được làm nghị viên trong Tòa Công Luận. Theo lời tâm sự của ông với Hội Thánh tại Phi-líp, Phao-lô đã hoàn toàn vâng giữ theo chữ nghĩa cách trọn vẹn tất cả các điều răn và luật pháp của Đức Chúa Trời, như đã được chép trong Thánh Kinh, không chỗ trách được (Phi-líp 3:6). Con hiểu rằng, "các truyền thống của các tổ phụ tôi" là những nghi thức luật lệ thờ phượng Thiên Chúa trong Do-thái Giáo do dân I-sơ-ra-ên lưu truyền với nhau và làm theo từ đời này sang đời khác, nhưng không có trong Thánh Kinh và có khi nghịch lại Thánh Kinh.
15 Nhưng khi Đức Chúa Trời đẹp lòng, Ngài đã biệt riêng tôi từ trong lòng mẹ, gọi tôi bởi ân điển của Ngài,
16 để mạc khải Con của Ngài trong tôi, để cho tôi giảng về Con ấy trong các dân ngoại, thì lập tức tôi chẳng bàn với thịt và máu,Câu 15 và 16: Con hiểu rằng, "Đức Chúa Trời đẹp lòng" có nghĩa là Đức Chúa Trời thi hành ý muốn của Ngài hoặc chấp nhận điều gì đúng với tiêu chuẩn của Ngài. Đức Chúa Trời muốn Phao-lô làm sứ đồ của Đấng Christ, rao giảng Tin Lành cho các dân ngoại, và Ngài thể hiện ý muốn của Ngài bằng sự kêu gọi ông. Nhưng trước đó, Đức Chúa Trời đã biệt riêng ông cho sự kêu gọi của Ngài từ khi ông được hình thành trong lòng mẹ. Điều này khiến cho con suy tưởng rằng, bất cứ người nào được Đức Chúa Trời cho phép hình thành trong lòng mẹ thì Ngài đã biệt riêng người ấy cho một mục đích của Ngài. Tuy nhiên, việc còn lại là người ấy có tiếp nhận tiếng gọi của Ngài hay không, và đó là quyền tự do Ngài ban cho người ấy.
Trong những trường hợp bị hư thai, bị phá thai thì đó là hậu quả của sự phạm tội của loài người. Nhưng con tin rằng, Cha có chương trình cho những người như vậy, như Ngài có chương trình cho những trẻ con bị chết khi chúng chưa có ý thức phạm tội. Con cũng tin rằng, Ngài có chương trình cho những người sinh ra mà bị tàn tật, nhược trí. Loài người không thể hiểu thấu ý định, đường lối của Ngài nhưng có thể tin vào sự yêu thương và công chính của Ngài.
Con hiểu rằng, được gọi bởi ân điển của Đức Chúa Trời là được Ngài thương xót, ban cho cơ hội nhận ơn cứu rỗi của Ngài và phụng sự Ngài, theo ý định của Ngài. Trong trường hợp của Phao-lô, ông được gọi làm sứ đồ của Đấng Christ để giảng Tin Lành cho các dân ngoại. Thực tế, cho tới ngày nay, Phao-lô vẫn còn giảng Tin Lành cho các dân ngoại qua các thư tín của ông. Để có thể làm sứ đồ thì Đức Chúa Trời đã mạc khải về Đấng Christ cho Phao-lô như Ngài đã từng mạc khải cho Phi-e-rơ (Ma-thi-ơ 16:17). Con cảm tạ cha đã ban cho con có sự hiểu biết về bảy phương diện Ngài mạc khải Đấng Christ cho Phao-lô mà con đã ghi lại trong khi soạn bài giảng chú giải Ga-la-ti 1:13-24 [1].
Ngay sau khi nhận biết tiếng gọi của Đức Chúa Trời thì Phao-lô đã không tự lý luận với mình, cũng không thảo luận với ai, mà chỉ có vâng phục Đức Chúa Trời, hành động theo sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh.
17 tôi cũng không lên thành Giê-ru-sa-lem, đến với những sứ đồ trước tôi, nhưng tôi đi qua xứ A-ra-bi rồi trở về thành Đa-mách.Câu 17: Con hiểu rằng, sau khi được A-na-nia làm báp-tem tại thành Đa-mách, Phao-lô đã ở lại đó vài ngày, rao giảng Tin Lành cho dân I-sơ-ra-ên trong các nhà hội của Do-thái Giáo. Nhưng ông đã bị dân I-sơ-ra-ên tại đó tìm giết và được Hội Thánh giúp cho trốn thoát. Phao-lô đã đi qua xứ A-ra-bi rồi sau đó trở lại thành Đa-mách, trước khi về lại Giê-ru-sa-lem. Xứ A-ra-bi ở về phía nam của thành Đa-mách và có nhiều đồng vắng. Thánh Kinh không nói Phao-lô đến xứ A-ra-bi để làm gì nhưng có lẽ ông vào trong đồng vắng để suy ngẫm về sự mạc khải bởi Đức Chúa Trời và bởi Đức Chúa Jesus Christ.
18 Rồi, sau ba năm, tôi lên thành Giê-ru-sa-lem, để gặp mặt trao đổi với Phi-e-rơ, và ở với anh ấy mười lăm ngày.
19 Nhưng tôi không gặp một sứ đồ nào khác, trừ ra Gia-cơ là em của Chúa.Câu 18 và 19: Con hiểu rằng, khoảng thời gian ba năm đó bao gồm từ khi Phao-lô đi qua xứ A-ra-bi rồi trở về Đa-mách. Có lẽ Phao-lô đã ở trong các đồng vắng của xứ A-ra-bi suốt ba năm để suy ngẫm Lời Chúa và chuẩn bị cho chức vụ sứ đồ. Cũng có thể Phao-lô đã học nghề may lều trại trong khoảng thời gian này. Khi Phao-lô đến Giê-ru-sa-lem thì ông đã gặp Sứ Đồ Phi-e-rơ và Giám Mục của Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem là Gia-cơ, em của Đức Chúa Jesus. Thánh Kinh dùng động từ "gặp mặt trao đổi" trong Ga-la-ti 1:18 để nhấn mạnh sự kiện Phao-lô và Phi-e-rơ, và có lẽ cả Gia-cơ, cùng nhau thảo luận, trao đổi trong sự gặp mặt. Động từ này chỉ được dùng một lần trong Thánh Kinh. Như vậy, Phao-lô đã thuật cho Phi-e-rơ và Gia-cơ sự ông được Đức Chúa Trời gọi làm sứ đồ, được Đức Chúa Trời mạc khải về Đấng Christ và được Đức Chúa Jesus Christ mạc khải về Tin Lành. Còn Phi-e-rơ và Gia-cơ có lẽ cũng thuật lại cho Phao-lô những kinh nghiệm của họ với Đấng Christ. Trong lần gặp mặt trao đổi đó, các sứ đồ khác đã không có mặt tại Giê-ru-sa-lem, nhưng Phao-lô đã được sự chấp nhận của người đứng đầu trong các sứ đồ là Phi-e-rơ và giám mục của Hội Thánh đầu tiên tại Giê-ru-sa-lem là Gia-cơ.
20 Này! Những điều tôi viết cho các anh chị em, trước Đức Chúa Trời, tôi không dối trá!
21 Sau đó, tôi đi qua các miền thuộc xứ Si-ri và xứ Si-li-si.Câu 20 và 21: Con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô muốn cho con dân Chúa tại Ga-la-ti biết rõ, ông là người xuất thân từ Do-thái Giáo, biết rất rõ về Do-thái Giáo nên ông có tư cách bác bỏ các nghi thức, truyền thống của Do-thái Giáo không đúng Thánh Kinh mà các giáo sư giả muốn áp đặt lên họ. "Trước Đức Chúa Trời" cùng nghĩa với "nhân danh Đức Chúa Trời", hàm ý, Đức Chúa Trời chứng nhận cho lời nói, việc làm, vì lời nói và việc làm ấy là chân thật. Theo Công Vụ Các Sứ Đồ 9:26-30 thì khi Phao-lô giảng Tin Lành cho những người I-sơ-ra-ên theo Do-thái Giáo, nói tiếng Hy-lạp, tại Giê-ru-sa-lem, họ đã tìm cách giết ông. Vì thế, Hội Thánh đã đưa ông sang thành Sê-sa-rê Phi-líp của xứ Si-ri. Từ đó, ông đã về lại Tạt-sơ, xứ Si-li-si, là quê hương của ông, cho tới khi Ba-na-ba đến tìm ông, mời ông giảng dạy cho con dân Chúa tại thành An-ti-ốt (Công Vụ Các Sứ Đồ 11:25-26).
22 Nhưng tôi là người lạ mặt trong các Hội Thánh tại xứ Giu-đê, là các hội ở trong Đấng Christ.
23 Họ chỉ nghe rằng: Người đã bách hại chúng ta trước kia, nay đang giảng về đức tin mà người ấy từng tàn phá.
24 Và họ tôn vinh Đức Chúa Trời qua tôi.Câu 22-24: Con hiểu rằng, lần đầu tiên, khi Phao-lô trở lại Giê-ru-sa-lem, gặp Phi-e-rơ và Gia-cơ, thì ông được Ba-na-ba đứng ra làm chứng về sự ông được gặp Đức Chúa Jesus Christ và tin nhận Tin Lành. Khi ấy, con dân Chúa trong xứ Giu-đê chưa biết mặt Phao-lô mà chỉ nghe biết, ông là người từng bách hại Hội Thánh. Nhưng khi họ nghe ông giảng dạy thì họ nhận biết, ông thật sự là môn đồ của Đấng Christ, và họ tôn vinh Đức Chúa Trời, vì Ngài đã cứu ông và dùng ông để rao giảng Tin Lành, xây dựng Hội Thánh.
Thưa Cha, con cảm tạ Cha đã cho con một lần nữa có cơ hội suy ngẫm ý phân đoạn Thánh Kinh này. Qua đó, con được nhắc nhở rằng, Sứ Đồ Phao-lô đã rao giảng về Đấng Christ theo như Cha đã mạc khải cho ông và rao giảng Tin Lành theo như Đấng Christ đã mạc khải cho ông. Vì thế, khi con dân Chúa đọc và suy ngẫm các lá thư do Phao-lô viết thì sẽ hiểu rõ những điều sâu nhiệm về Đấng Christ và Tin Lành. Con cầu xin cho con dân Ngài ở khắp nơi đều được Đức Thánh Linh thúc giục họ dành thời gian để suy ngẫm Lời Chúa. Khi chúng con suy ngẫm Lời Chúa thì chúng con được hiểu biết về Thiên Chúa và Tin Lành càng hơn, và cũng được thông công với Thiên Chúa. Con cảm tạ Ngài. A-men!
Huỳnh Christian Timothy: Ga-la-ti 1:13-24 Đức Chúa Trời Gọi Phao-lô Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con. Con kính dâng Cha lời tôn vinh và cảm tạ của con. Ngài là Thiên Chúa Toàn Năng và Cha ở trên trời của con. Con cảm tạ Cha về một ngày mới Ngài lại ban cho con và giữ gìn con cùng gia đình con trong tình yêu và ân điển của Ngài. Con cảm tạ Cha vẫn ban cho con cơ hội được suy ngẫm Lời Hằng Sống của Thiên Chúa và chia sẻ những gì con hiểu với anh chị em cùng đức tin của con. Con cảm tạ Cha đã ban cho con có nhiều việc làm để con luôn được sống động. Con cảm tạ Cha về sự vui thỏa Ngài ban cho con trong cuộc sống, trong khi con làm việc, học hỏi, nghỉ ngơi. Con cảm tạ Cha ban cho con sự học hỏi, thêm lên sự hiểu biết trong khi giải trí bằng sự đọc sách, xem phim. Xin Cha giữ con khỏi mọi sự dữ và khiến con nên trọn vẹn. Xin Đấng Christ thêm sức mới cho con. Xin Đức Thánh Linh ban sự khôn sáng cho con. Con cảm tạ Ba Ngôi Thiên Chúa.
Thưa Cha, con xin trình bày sự suy ngẫm của con về Ga-la-ti 1:13-24.
13 Các anh chị em đã nghe về cách ăn ở của tôi trước kia trong Do-thái Giáo, rằng tôi đã bách hại và tàn phá Hội Thánh của Đức Chúa Trời quá chừng.Câu 13: Con hiểu rằng, quá khứ bách hại Hội Thánh của Sứ Đồ Phao-lô khi ông còn ở trong Do-thái Giáo đã được con dân Chúa tại Ga-la-ti biết rõ. Có lẽ là do chính ông thuật lại cho họ. Phao-lô nhắc lại điều này để họ hiểu rằng, ông là người biết rõ về Do-thái Giáo, từng sống trong Do-thái Giáo và hết lòng phục vụ Đức Chúa Trời qua Do-thái Giáo. Dù mang danh là thờ phượng Đức Chúa Trời nhưng Do-thái Giáo có rất nhiều sai lầm mà sai lầm lớn nhất là chối bỏ Đấng Christ đã được Đức Chúa Trời hứa ban cho loài người trong Thánh Kinh. Chính vì thế mà Phao-lô là người thật lòng tin kính Đức Chúa Trời nhưng lại ra sức bách hại Hội Thánh, theo chỉ thị của Tòa Công Luận Do-thái Giáo.
14 Tôi tấn tới trong Do-thái Giáo hơn nhiều người cùng tuổi, cùng nước với tôi. Tôi là người sốt sắng quá mức về các truyền thống của các tổ phụ tôi.Câu 14: Con hiểu rằng, sự tấn tới của Phao-lô trong Do-thái Giáo là sự ông được hiểu biết nhiều về Thánh Kinh Cựu Ước qua sự học tập với giáo sư danh tiếng nhất thời bấy giờ trong Do-thái Giáo, là Giáo Sư Ga-ma-li-ên. Và tiếp theo đó là sự ông sốt sắng trong sự thờ phượng Đức Chúa Trời theo các nghi thức trong Do-thái Giáo, được làm nghị viên trong Tòa Công Luận. Theo lời tâm sự của ông với Hội Thánh tại Phi-líp, Phao-lô đã hoàn toàn vâng giữ theo chữ nghĩa cách trọn vẹn tất cả các điều răn và luật pháp của Đức Chúa Trời, như đã được chép trong Thánh Kinh, không chỗ trách được (Phi-líp 3:6). Con hiểu rằng, "các truyền thống của các tổ phụ tôi" là những nghi thức luật lệ thờ phượng Thiên Chúa trong Do-thái Giáo do dân I-sơ-ra-ên lưu truyền với nhau và làm theo từ đời này sang đời khác, nhưng không có trong Thánh Kinh và có khi nghịch lại Thánh Kinh.
15 Nhưng khi Đức Chúa Trời đẹp lòng, Ngài đã biệt riêng tôi từ trong lòng mẹ, gọi tôi bởi ân điển của Ngài,
16 để mạc khải Con của Ngài trong tôi, để cho tôi giảng về Con ấy trong các dân ngoại, thì lập tức tôi chẳng bàn với thịt và máu,Câu 15 và 16: Con hiểu rằng, "Đức Chúa Trời đẹp lòng" có nghĩa là Đức Chúa Trời thi hành ý muốn của Ngài hoặc chấp nhận điều gì đúng với tiêu chuẩn của Ngài. Đức Chúa Trời muốn Phao-lô làm sứ đồ của Đấng Christ, rao giảng Tin Lành cho các dân ngoại, và Ngài thể hiện ý muốn của Ngài bằng sự kêu gọi ông. Nhưng trước đó, Đức Chúa Trời đã biệt riêng ông cho sự kêu gọi của Ngài từ khi ông được hình thành trong lòng mẹ. Điều này khiến cho con suy tưởng rằng, bất cứ người nào được Đức Chúa Trời cho phép hình thành trong lòng mẹ thì Ngài đã biệt riêng người ấy cho một mục đích của Ngài. Tuy nhiên, việc còn lại là người ấy có tiếp nhận tiếng gọi của Ngài hay không, và đó là quyền tự do Ngài ban cho người ấy.
Trong những trường hợp bị hư thai, bị phá thai thì đó là hậu quả của sự phạm tội của loài người. Nhưng con tin rằng, Cha có chương trình cho những người như vậy, như Ngài có chương trình cho những trẻ con bị chết khi chúng chưa có ý thức phạm tội. Con cũng tin rằng, Ngài có chương trình cho những người sinh ra mà bị tàn tật, nhược trí. Loài người không thể hiểu thấu ý định, đường lối của Ngài nhưng có thể tin vào sự yêu thương và công chính của Ngài.
Con hiểu rằng, được gọi bởi ân điển của Đức Chúa Trời là được Ngài thương xót, ban cho cơ hội nhận ơn cứu rỗi của Ngài và phụng sự Ngài, theo ý định của Ngài. Trong trường hợp của Phao-lô, ông được gọi làm sứ đồ của Đấng Christ để giảng Tin Lành cho các dân ngoại. Thực tế, cho tới ngày nay, Phao-lô vẫn còn giảng Tin Lành cho các dân ngoại qua các thư tín của ông. Để có thể làm sứ đồ thì Đức Chúa Trời đã mạc khải về Đấng Christ cho Phao-lô như Ngài đã từng mạc khải cho Phi-e-rơ (Ma-thi-ơ 16:17). Con cảm tạ cha đã ban cho con có sự hiểu biết về bảy phương diện Ngài mạc khải Đấng Christ cho Phao-lô mà con đã ghi lại trong khi soạn bài giảng chú giải Ga-la-ti 1:13-24 [1].
Ngay sau khi nhận biết tiếng gọi của Đức Chúa Trời thì Phao-lô đã không tự lý luận với mình, cũng không thảo luận với ai, mà chỉ có vâng phục Đức Chúa Trời, hành động theo sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh.
17 tôi cũng không lên thành Giê-ru-sa-lem, đến với những sứ đồ trước tôi, nhưng tôi đi qua xứ A-ra-bi rồi trở về thành Đa-mách.Câu 17: Con hiểu rằng, sau khi được A-na-nia làm báp-tem tại thành Đa-mách, Phao-lô đã ở lại đó vài ngày, rao giảng Tin Lành cho dân I-sơ-ra-ên trong các nhà hội của Do-thái Giáo. Nhưng ông đã bị dân I-sơ-ra-ên tại đó tìm giết và được Hội Thánh giúp cho trốn thoát. Phao-lô đã đi qua xứ A-ra-bi rồi sau đó trở lại thành Đa-mách, trước khi về lại Giê-ru-sa-lem. Xứ A-ra-bi ở về phía nam của thành Đa-mách và có nhiều đồng vắng. Thánh Kinh không nói Phao-lô đến xứ A-ra-bi để làm gì nhưng có lẽ ông vào trong đồng vắng để suy ngẫm về sự mạc khải bởi Đức Chúa Trời và bởi Đức Chúa Jesus Christ.
18 Rồi, sau ba năm, tôi lên thành Giê-ru-sa-lem, để gặp mặt trao đổi với Phi-e-rơ, và ở với anh ấy mười lăm ngày.
19 Nhưng tôi không gặp một sứ đồ nào khác, trừ ra Gia-cơ là em của Chúa.Câu 18 và 19: Con hiểu rằng, khoảng thời gian ba năm đó bao gồm từ khi Phao-lô đi qua xứ A-ra-bi rồi trở về Đa-mách. Có lẽ Phao-lô đã ở trong các đồng vắng của xứ A-ra-bi suốt ba năm để suy ngẫm Lời Chúa và chuẩn bị cho chức vụ sứ đồ. Cũng có thể Phao-lô đã học nghề may lều trại trong khoảng thời gian này. Khi Phao-lô đến Giê-ru-sa-lem thì ông đã gặp Sứ Đồ Phi-e-rơ và Giám Mục của Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem là Gia-cơ, em của Đức Chúa Jesus. Thánh Kinh dùng động từ "gặp mặt trao đổi" trong Ga-la-ti 1:18 để nhấn mạnh sự kiện Phao-lô và Phi-e-rơ, và có lẽ cả Gia-cơ, cùng nhau thảo luận, trao đổi trong sự gặp mặt. Động từ này chỉ được dùng một lần trong Thánh Kinh. Như vậy, Phao-lô đã thuật cho Phi-e-rơ và Gia-cơ sự ông được Đức Chúa Trời gọi làm sứ đồ, được Đức Chúa Trời mạc khải về Đấng Christ và được Đức Chúa Jesus Christ mạc khải về Tin Lành. Còn Phi-e-rơ và Gia-cơ có lẽ cũng thuật lại cho Phao-lô những kinh nghiệm của họ với Đấng Christ. Trong lần gặp mặt trao đổi đó, các sứ đồ khác đã không có mặt tại Giê-ru-sa-lem, nhưng Phao-lô đã được sự chấp nhận của người đứng đầu trong các sứ đồ là Phi-e-rơ và giám mục của Hội Thánh đầu tiên tại Giê-ru-sa-lem là Gia-cơ.
20 Này! Những điều tôi viết cho các anh chị em, trước Đức Chúa Trời, tôi không dối trá!
21 Sau đó, tôi đi qua các miền thuộc xứ Si-ri và xứ Si-li-si.Câu 20 và 21: Con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô muốn cho con dân Chúa tại Ga-la-ti biết rõ, ông là người xuất thân từ Do-thái Giáo, biết rất rõ về Do-thái Giáo nên ông có tư cách bác bỏ các nghi thức, truyền thống của Do-thái Giáo không đúng Thánh Kinh mà các giáo sư giả muốn áp đặt lên họ. "Trước Đức Chúa Trời" cùng nghĩa với "nhân danh Đức Chúa Trời", hàm ý, Đức Chúa Trời chứng nhận cho lời nói, việc làm, vì lời nói và việc làm ấy là chân thật. Theo Công Vụ Các Sứ Đồ 9:26-30 thì khi Phao-lô giảng Tin Lành cho những người I-sơ-ra-ên theo Do-thái Giáo, nói tiếng Hy-lạp, tại Giê-ru-sa-lem, họ đã tìm cách giết ông. Vì thế, Hội Thánh đã đưa ông sang thành Sê-sa-rê Phi-líp của xứ Si-ri. Từ đó, ông đã về lại Tạt-sơ, xứ Si-li-si, là quê hương của ông, cho tới khi Ba-na-ba đến tìm ông, mời ông giảng dạy cho con dân Chúa tại thành An-ti-ốt (Công Vụ Các Sứ Đồ 11:25-26).
22 Nhưng tôi là người lạ mặt trong các Hội Thánh tại xứ Giu-đê, là các hội ở trong Đấng Christ.
23 Họ chỉ nghe rằng: Người đã bách hại chúng ta trước kia, nay đang giảng về đức tin mà người ấy từng tàn phá.
24 Và họ tôn vinh Đức Chúa Trời qua tôi.Câu 22-24: Con hiểu rằng, lần đầu tiên, khi Phao-lô trở lại Giê-ru-sa-lem, gặp Phi-e-rơ và Gia-cơ, thì ông được Ba-na-ba đứng ra làm chứng về sự ông được gặp Đức Chúa Jesus Christ và tin nhận Tin Lành. Khi ấy, con dân Chúa trong xứ Giu-đê chưa biết mặt Phao-lô mà chỉ nghe biết, ông là người từng bách hại Hội Thánh. Nhưng khi họ nghe ông giảng dạy thì họ nhận biết, ông thật sự là môn đồ của Đấng Christ, và họ tôn vinh Đức Chúa Trời, vì Ngài đã cứu ông và dùng ông để rao giảng Tin Lành, xây dựng Hội Thánh.
Thưa Cha, con cảm tạ Cha đã cho con một lần nữa có cơ hội suy ngẫm ý phân đoạn Thánh Kinh này. Qua đó, con được nhắc nhở rằng, Sứ Đồ Phao-lô đã rao giảng về Đấng Christ theo như Cha đã mạc khải cho ông và rao giảng Tin Lành theo như Đấng Christ đã mạc khải cho ông. Vì thế, khi con dân Chúa đọc và suy ngẫm các lá thư do Phao-lô viết thì sẽ hiểu rõ những điều sâu nhiệm về Đấng Christ và Tin Lành. Con cầu xin cho con dân Ngài ở khắp nơi đều được Đức Thánh Linh thúc giục họ dành thời gian để suy ngẫm Lời Chúa. Khi chúng con suy ngẫm Lời Chúa thì chúng con được hiểu biết về Thiên Chúa và Tin Lành càng hơn, và cũng được thông công với Thiên Chúa. Con cảm tạ Ngài. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Huỳnh Christian Timothy
[1] https://timhieuthanhkinh.com/chu-giai-ga-la-ti-1_13-24/