Huỳnh Christian Timothy: II Cô-rinh-tô 1:1-11 Cha của Sự Thương Xót và Thiên Chúa của Mọi Sự An Ủi
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con. Con kính dâng Cha lời tôn vinh và cảm tạ của con. Ngài là Thiên Chúa Toàn Năng và Cha ở trên trời của con. Con vui mừng đón nhận thêm một ngày mới Cha ban cho con. Con vui thỏa trong tình yêu và ân điển của Ngài. Dù thân thể con mau mỏi mệt nhưng con vẫn có sức khỏe để học tập và làm việc. Con mong đợi sự đến của Đấng Christ để thân thể này của con được biến hóa và con được vào trong cõi thiêng liêng, nhận thức những sự lạ lùng của Ngài. Con cầu xin Đấng Christ thêm sức mới cho con. Con cầu xin Đức Thánh Linh soi sáng tâm thần con, dẫn con vào trong sự hiểu biết Lời Hằng Sống của Thiên Chúa. Con cảm tạ Đấng Christ và Đức Thánh Linh.
Thưa Cha, con xin trình bày sự suy ngẫm của con về II Cô-rinh-tô 1:1-11, như sau:
1 Phao-lô, theo ý muốn của Thiên Chúa, làm sứ đồ của Đức Chúa Jesus Christ, cùng người anh em cùng Cha của chúng ta là Ti-mô-thê, gửi cho Hội Thánh của Đức Chúa Trời ở tại thành Cô-rinh-tô cùng hết thảy những thánh đồ, những người ở trong khắp xứ A-chai.
Câu 1: Con hiểu rằng, thư II Cô-rinh-tô là thư do Sứ Đồ Phao-lô hội ý với Ti-mô-thê để viết cho con dân Chúa tại Cô-rinh-tô và trong cả xứ A-chai. Vào lúc đó, Phao-lô đang cùng Ti-mô-thê, Tít, và Lu-ca trên đường từ Ê-phê-sô đến Cô-rinh-tô. Nhưng họ đã ghé qua xứ Ma-xê-đoan để thăm các Hội Thánh tại đó. Thư II Cô-rinh-tô có lẽ đã được viết tại thành Phi-líp và do Tít mang đến Cô-rinh-tô.
2 Nguyện ân điển và sự bình an từ Thiên Chúa, Cha của chúng ta, và từ Đức Chúa Jesus Christ ở với các anh chị em!
Câu 2: Con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô chúc cho con dân Chúa được hưởng ân điển và sự bình an từ Đức Chúa Trời lẫn Đức Chúa Jesus Christ. Ân điển và sự bình an của Đức Chúa Trời được ban cho qua Đức Chúa Jesus Christ và là đủ mọi thứ phước thiêng liêng ở trên trời, như đã chép trong Ê-phê-sô 1:3. Sự bình an từ Đức Chúa Trời là sự bình an của người biết chắc mình đã được cứu chuộc, đã được Đức Chúa Trời xưng là công chính. Sự bình an ấy vượt quá mọi sự hiểu biết của loài người, như đã được chép trong Phi-líp 4:7. Ân điển từ Đức Chúa Jesus Christ là sự thêm sức cho con dân Chúa mỗi ngày trong cuộc sống, khiến cho họ được mạnh mẽ trong sự yếu đuối của họ. Sự bình an từ Đức Chúa Jesus Christ chính là sự bình an của Ngài, giúp cho con dân Chúa vững vàng, can đảm, đối diện với mọi nghịch cảnh. Sự bình an ấy thế gian không thể có và cũng không hiểu được.
3 Tôn vinh Đức Chúa Trời và Cha của Đức Chúa Jesus Christ chúng ta; Cha của Sự Thương Xót và Thiên Chúa của Mọi Sự An Ủi;
Câu 3: Con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô nhấn mạnh mối tương quan giữa Đức Chúa Trời và Đấng Christ trong thân vị loài người của Đấng Christ. Về phương diện loài người, Đức Chúa Jesus là Con của Đức Chúa Trời, vì thân thể xác thịt của Ngài do Đức Chúa Trời sinh ra trong lòng trinh nữ Ma-ri. Điều này giúp cho con dân Chúa nhớ rằng, dù Đấng Christ là Con của Đức Chúa Trời nhưng Ngài đã gánh chịu những đau khổ, bị sỉ nhục, và bị giết chết. Đức Chúa Trời đã cho phép các sự ấy xảy ra để hoàn thành mục đích của Ngài. Nhưng Đức Chúa Trời là Cha của Sự Thương Xót. Ngài yêu loài người như người Cha yêu các con của mình. Ngài đồng cảm những sự khốn khổ của họ nên Ngài để cho Đấng Christ chịu khổ và chịu chết để cứu chuộc họ ra khỏi hậu quả của sự họ bội nghịch Ngài. Ngài an ủi những ai có tấm lòng ăn năn, thống hối bằng Tin Lành Cứu Rỗi của Ngài. Đối với những ai đã tin nhận Tin Lành, phải chịu khổ vì đức tin thì Ngài an ủi họ bằng lời hứa về sự sống lại, sự sống đời đời, và Vương Quốc Trời.
4 Đấng an ủi chúng tôi trong mọi sự khốn khổ của chúng tôi, để cho chúng tôi có thể an ủi những người ở trong mọi sự khốn khổ, bằng sự an ủi mà chính mình chúng tôi được an ủi bởi Đức Chúa Trời.
Câu 4: Con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô và các bạn của ông đã trải qua nhiều khốn khổ trong các hành trình truyền giáo, như lời ông tâm sự trong II Cô-rinh-tô 11:23-27. Nhưng họ luôn được Đức Chúa Trời an ủi. Con nghĩ rằng, Đức Chúa Trời đã an ủi họ hoặc bằng lời phán trực tiếp, hoặc là nhắc cho họ nhớ những lời hứa của Ngài trong Thánh Kinh. Ngày nay, con dân Chúa còn có Thánh Kinh Tân Ước với rất nhiều lời hứa của Thiên Chúa. Vì thế, chúng con được an ủi nhiều trong cơn khốn khổ bằng Lời Hằng Sống của Thiên Chúa. Phao-lô học biết rằng, chính nhờ được Đức Chúa Trời an ủi trong cơn khốn khổ mà ông và các bạn của ông có sự hiểu biết và lời lẽ để an ủi những người khác trong cơn khốn khổ của họ. Phần lớn những lời an ủi và khích lệ đó đã được Phao-lô ghi lại trong các thư của ông.
5 Vì như những sự đau đớn của Đấng Christ chan chứa trong chúng tôi, thì cũng vậy, sự an ủi của chúng tôi qua Đấng Christ cũng chan chứa trong chúng tôi.
Câu 5: Con hiểu rằng, con dân Chúa chịu khổ khi sống theo Lời Chúa, phụng sự Chúa thì cũng chính là Đấng Christ chịu khổ, như lời đã chép trong Ê-sai 63:9. Vì mỗi con dân Chúa là một chi thể của thân thể Đấng Christ. Như vậy, mỗi khi con dân Chúa chịu khổ cách công chính thì họ dự phần trong sự chịu khổ của Đấng Christ. Sự chịu khổ vì danh Chúa của con dân Chúa chính là những sự đau đớn của Đấng Christ chan chứa trong họ. Và bởi đó mà sự an ủi từ Đức Chúa Trời, qua Đấng Christ, cũng chan chứa trong họ.
6 Hoặc chúng tôi bị khốn khổ vì sự an ủi và sự cứu rỗi của các anh chị em; là sự tác động trong sự các anh chị em chịu đựng cùng những sự khốn khổ mà chúng tôi cũng trải nghiệm. Hoặc chúng tôi được an ủi vì sự an ủi và sự cứu rỗi của các anh chị em.
Câu 6: Con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô và các bạn của ông đã chịu khốn khổ để đem Tin Lành đến cho dân xứ A-chai. Nhờ đó, những người A-chai tin nhận Tin Lành được cứu rỗi, được sự an ủi từ Đức Chúa Trời và Đấng Christ. Họ cũng học theo gương chịu khổ của Phao-lô và các bạn của ông mà đứng vững trong đức tin, khi phải đối diện với nghịch cảnh. Sự cứu rỗi và sự được an ủi của họ trở thành sự an ủi cho Phao-lô và các bạn của ông. Vì ông và các bạn của ông nhìn thấy kết quả sự chịu khổ của mình.
7 Sự hy vọng của chúng tôi về các anh chị em là vững vàng; biết rằng, như các anh chị em là những người dự phần những sự đau đớn thì cũng là những người dự phần sự an ủi.
Câu 7: Con hiểu rằng, Phao-lô và các bạn của ông có sự hy vọng vững vàng rằng, con dân Chúa tại Cô-rinh-tô cũng như tại các nơi khác trong xứ A-chai luôn giữ vững đức tin, cho dù họ có phải đối diện với những khốn khổ. Vì trong những sự khốn khổ họ sẽ luôn nhận được sự an ủi của Đức Chúa Trời. Đây là lẽ thật về nếp sống của con dân Chúa. Con dân Chúa được kêu gọi đến với sự cứu rỗi nhưng cũng được kêu gọi đến với sự chịu khổ. Vì Đức Chúa Trời dùng những sự khốn khổ ấy để rèn luyện cho họ trở nên giống như Đấng Christ. Một người chỉ có thể trở nên giống như Đấng Christ khi cùng chịu khổ như Đấng Christ. Đức Chúa Trời là Cha của Sự Thương Xót và Thiên Chúa của Mọi Sự An Ủi sẽ luôn an ủi con dân của Ngài những khi Ngài cho phép sự khốn khổ xảy ra cho họ.
8 Hỡi các anh chị em cùng Cha! Chúng tôi không muốn các anh chị em chẳng biết về sự khổ nạn của chúng tôi, là sự đã đến với chúng tôi trong xứ A-si, mà chúng tôi đã bị ép quá mức, quá sức, đến nỗi chúng tôi cũng đã bị mất hy vọng về mạng sống.
9 Chính chúng tôi có án chết trong chúng tôi để cho chúng tôi không trông cậy nơi chúng tôi; nhưng trông cậy nơi Đức Chúa Trời, Đấng làm sống lại những kẻ chết;
Câu 8 và 9: Con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô tâm tình với con dân Chúa tại A-chai về những sự khốn khổ mà ông và các bạn của ông đã trải qua trong xứ Tiểu Á. Đó là sự bách hại từ những người theo Do-thái Giáo và từ những người dân Ê-phê-sô kiếm sống bằng nghề làm bàn thờ nữ tà thần Đi-anh. Chính Phao-lô nhận biết rằng, các sự ấy quá sức chịu đựng của ông và các bạn của ông. Đến nỗi tưởng chừng như không thể thoát chết. Nhưng ông và các bạn của ông hoàn toàn phó thác mạng sống mình cho Đức Chúa Trời. Ông và các bạn của ông đã lên án chết con người xác thịt của mình để không còn trông cậy nơi chính mình, nơi các chi thể của xác thịt đã chết, mà hoàn toàn trông cậy nơi Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời là Đấng làm sống lại những kẻ chết đã làm sống lại tâm thần và linh hồn của họ, thì dù cho thân thể xác thịt của họ có bị giết Ngài cũng sẽ làm cho sống lại.
10 Đấng đã giải cứu chúng tôi khỏi sự chết rất lớn và vẫn giải cứu. Trong Ngài, chúng tôi trông cậy rằng, Ngài vẫn giải cứu chúng tôi.
Câu 10: Con hiểu rằng, sự chết rất lớn là sự hư mất đời đời trong hỏa ngục. Phao-lô và các bạn của ông, bởi tin nhận Tin Lành nên đã được Đức Chúa Trời giải cứu ra khỏi sự chết lớn đó. Và Đức Chúa Trời vẫn tiếp tục giải cứu họ khỏi những sự nguy hiểm mà những kẻ thù gây ra cho họ. Phao-lô và các bạn của ông vững tin nơi sự giải cứu của Đức Chúa Trời. Con hiểu rằng, ngay cả khi Đức Chúa Trời cho phép kẻ thù giết chết họ thì đó cũng chính là sự giải cứu sau cùng Ngài ban cho họ, để qua sự chết, họ được vào trong thiên đàng, nghỉ ngơi sự khó nhọc phụng sự Thiên Chúa của họ, trong đời này.
11 Sự tương trợ của các anh chị em dành cho chúng tôi là lời cầu thay để nhờ nhiều người mà ơn giải cứu ban cho chúng tôi, qua lời tạ ơn được dâng lên thay cho chúng tôi bởi nhiều người.
Câu 11: Con hiểu rằng, khi con dân Chúa dâng lời cầu thay cho nhau là họ tương trợ lẫn nhau. Con dân Chúa nên cầu thay cho nhau về mọi nhu cầu, mọi nan đề trong cuộc sống. Sự cầu thay cho nhau thể hiện tình yêu và sự hiệp một trong Hội Thánh. Sự cầu thay cho nhau cũng là cơ hội dâng lên Đức Chúa Trời lời tạ ơn về những gì Ngài cho phép xảy ra để đem lại ích lợi cho Hội Thánh. Ơn tiếp trợ và giải cứu của Đức Chúa Trời ban cho những người được cầu thay để khích lệ sự hiệp một trong Hội Thánh: "Mọi người vì một người và một người vì mọi người" [1]. Và cũng để con dân Chúa nhận biết lời cầu nguyện của họ có năng lực.
Thưa Cha, xin Cha giúp cho mỗi người trong Hội Thánh hiểu và nhớ ý nghĩa của bài học này. Vì hơn bao giờ hết, chúng con cần sự yêu thương và hiệp một trong Hội Thánh. Chúng con cần sự mỗi người trong Hội Thánh sốt sắng tương trợ nhau bằng lời cầu thay. Nhất là khi chúng con phải đối diện với những khó khăn trong những ngày cuối cùng này. Con cảm tạ Cha. A-men!
Huỳnh Christian Timothy: II Cô-rinh-tô 1:1-11 Cha của Sự Thương Xót và Thiên Chúa của Mọi Sự An Ủi
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con. Con kính dâng Cha lời tôn vinh và cảm tạ của con. Ngài là Thiên Chúa Toàn Năng và Cha ở trên trời của con. Con vui mừng đón nhận thêm một ngày mới Cha ban cho con. Con vui thỏa trong tình yêu và ân điển của Ngài. Dù thân thể con mau mỏi mệt nhưng con vẫn có sức khỏe để học tập và làm việc. Con mong đợi sự đến của Đấng Christ để thân thể này của con được biến hóa và con được vào trong cõi thiêng liêng, nhận thức những sự lạ lùng của Ngài. Con cầu xin Đấng Christ thêm sức mới cho con. Con cầu xin Đức Thánh Linh soi sáng tâm thần con, dẫn con vào trong sự hiểu biết Lời Hằng Sống của Thiên Chúa. Con cảm tạ Đấng Christ và Đức Thánh Linh.
Thưa Cha, con xin trình bày sự suy ngẫm của con về II Cô-rinh-tô 1:1-11, như sau:
1 Phao-lô, theo ý muốn của Thiên Chúa, làm sứ đồ của Đức Chúa Jesus Christ, cùng người anh em cùng Cha của chúng ta là Ti-mô-thê, gửi cho Hội Thánh của Đức Chúa Trời ở tại thành Cô-rinh-tô cùng hết thảy những thánh đồ, những người ở trong khắp xứ A-chai.
Câu 1: Con hiểu rằng, thư II Cô-rinh-tô là thư do Sứ Đồ Phao-lô hội ý với Ti-mô-thê để viết cho con dân Chúa tại Cô-rinh-tô và trong cả xứ A-chai. Vào lúc đó, Phao-lô đang cùng Ti-mô-thê, Tít, và Lu-ca trên đường từ Ê-phê-sô đến Cô-rinh-tô. Nhưng họ đã ghé qua xứ Ma-xê-đoan để thăm các Hội Thánh tại đó. Thư II Cô-rinh-tô có lẽ đã được viết tại thành Phi-líp và do Tít mang đến Cô-rinh-tô.
2 Nguyện ân điển và sự bình an từ Thiên Chúa, Cha của chúng ta, và từ Đức Chúa Jesus Christ ở với các anh chị em!
Câu 2: Con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô chúc cho con dân Chúa được hưởng ân điển và sự bình an từ Đức Chúa Trời lẫn Đức Chúa Jesus Christ. Ân điển và sự bình an của Đức Chúa Trời được ban cho qua Đức Chúa Jesus Christ và là đủ mọi thứ phước thiêng liêng ở trên trời, như đã chép trong Ê-phê-sô 1:3. Sự bình an từ Đức Chúa Trời là sự bình an của người biết chắc mình đã được cứu chuộc, đã được Đức Chúa Trời xưng là công chính. Sự bình an ấy vượt quá mọi sự hiểu biết của loài người, như đã được chép trong Phi-líp 4:7. Ân điển từ Đức Chúa Jesus Christ là sự thêm sức cho con dân Chúa mỗi ngày trong cuộc sống, khiến cho họ được mạnh mẽ trong sự yếu đuối của họ. Sự bình an từ Đức Chúa Jesus Christ chính là sự bình an của Ngài, giúp cho con dân Chúa vững vàng, can đảm, đối diện với mọi nghịch cảnh. Sự bình an ấy thế gian không thể có và cũng không hiểu được.
3 Tôn vinh Đức Chúa Trời và Cha của Đức Chúa Jesus Christ chúng ta; Cha của Sự Thương Xót và Thiên Chúa của Mọi Sự An Ủi;
Câu 3: Con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô nhấn mạnh mối tương quan giữa Đức Chúa Trời và Đấng Christ trong thân vị loài người của Đấng Christ. Về phương diện loài người, Đức Chúa Jesus là Con của Đức Chúa Trời, vì thân thể xác thịt của Ngài do Đức Chúa Trời sinh ra trong lòng trinh nữ Ma-ri. Điều này giúp cho con dân Chúa nhớ rằng, dù Đấng Christ là Con của Đức Chúa Trời nhưng Ngài đã gánh chịu những đau khổ, bị sỉ nhục, và bị giết chết. Đức Chúa Trời đã cho phép các sự ấy xảy ra để hoàn thành mục đích của Ngài. Nhưng Đức Chúa Trời là Cha của Sự Thương Xót. Ngài yêu loài người như người Cha yêu các con của mình. Ngài đồng cảm những sự khốn khổ của họ nên Ngài để cho Đấng Christ chịu khổ và chịu chết để cứu chuộc họ ra khỏi hậu quả của sự họ bội nghịch Ngài. Ngài an ủi những ai có tấm lòng ăn năn, thống hối bằng Tin Lành Cứu Rỗi của Ngài. Đối với những ai đã tin nhận Tin Lành, phải chịu khổ vì đức tin thì Ngài an ủi họ bằng lời hứa về sự sống lại, sự sống đời đời, và Vương Quốc Trời.
4 Đấng an ủi chúng tôi trong mọi sự khốn khổ của chúng tôi, để cho chúng tôi có thể an ủi những người ở trong mọi sự khốn khổ, bằng sự an ủi mà chính mình chúng tôi được an ủi bởi Đức Chúa Trời.
Câu 4: Con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô và các bạn của ông đã trải qua nhiều khốn khổ trong các hành trình truyền giáo, như lời ông tâm sự trong II Cô-rinh-tô 11:23-27. Nhưng họ luôn được Đức Chúa Trời an ủi. Con nghĩ rằng, Đức Chúa Trời đã an ủi họ hoặc bằng lời phán trực tiếp, hoặc là nhắc cho họ nhớ những lời hứa của Ngài trong Thánh Kinh. Ngày nay, con dân Chúa còn có Thánh Kinh Tân Ước với rất nhiều lời hứa của Thiên Chúa. Vì thế, chúng con được an ủi nhiều trong cơn khốn khổ bằng Lời Hằng Sống của Thiên Chúa. Phao-lô học biết rằng, chính nhờ được Đức Chúa Trời an ủi trong cơn khốn khổ mà ông và các bạn của ông có sự hiểu biết và lời lẽ để an ủi những người khác trong cơn khốn khổ của họ. Phần lớn những lời an ủi và khích lệ đó đã được Phao-lô ghi lại trong các thư của ông.
5 Vì như những sự đau đớn của Đấng Christ chan chứa trong chúng tôi, thì cũng vậy, sự an ủi của chúng tôi qua Đấng Christ cũng chan chứa trong chúng tôi.
Câu 5: Con hiểu rằng, con dân Chúa chịu khổ khi sống theo Lời Chúa, phụng sự Chúa thì cũng chính là Đấng Christ chịu khổ, như lời đã chép trong Ê-sai 63:9. Vì mỗi con dân Chúa là một chi thể của thân thể Đấng Christ. Như vậy, mỗi khi con dân Chúa chịu khổ cách công chính thì họ dự phần trong sự chịu khổ của Đấng Christ. Sự chịu khổ vì danh Chúa của con dân Chúa chính là những sự đau đớn của Đấng Christ chan chứa trong họ. Và bởi đó mà sự an ủi từ Đức Chúa Trời, qua Đấng Christ, cũng chan chứa trong họ.
6 Hoặc chúng tôi bị khốn khổ vì sự an ủi và sự cứu rỗi của các anh chị em; là sự tác động trong sự các anh chị em chịu đựng cùng những sự khốn khổ mà chúng tôi cũng trải nghiệm. Hoặc chúng tôi được an ủi vì sự an ủi và sự cứu rỗi của các anh chị em.
Câu 6: Con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô và các bạn của ông đã chịu khốn khổ để đem Tin Lành đến cho dân xứ A-chai. Nhờ đó, những người A-chai tin nhận Tin Lành được cứu rỗi, được sự an ủi từ Đức Chúa Trời và Đấng Christ. Họ cũng học theo gương chịu khổ của Phao-lô và các bạn của ông mà đứng vững trong đức tin, khi phải đối diện với nghịch cảnh. Sự cứu rỗi và sự được an ủi của họ trở thành sự an ủi cho Phao-lô và các bạn của ông. Vì ông và các bạn của ông nhìn thấy kết quả sự chịu khổ của mình.
7 Sự hy vọng của chúng tôi về các anh chị em là vững vàng; biết rằng, như các anh chị em là những người dự phần những sự đau đớn thì cũng là những người dự phần sự an ủi.
Câu 7: Con hiểu rằng, Phao-lô và các bạn của ông có sự hy vọng vững vàng rằng, con dân Chúa tại Cô-rinh-tô cũng như tại các nơi khác trong xứ A-chai luôn giữ vững đức tin, cho dù họ có phải đối diện với những khốn khổ. Vì trong những sự khốn khổ họ sẽ luôn nhận được sự an ủi của Đức Chúa Trời. Đây là lẽ thật về nếp sống của con dân Chúa. Con dân Chúa được kêu gọi đến với sự cứu rỗi nhưng cũng được kêu gọi đến với sự chịu khổ. Vì Đức Chúa Trời dùng những sự khốn khổ ấy để rèn luyện cho họ trở nên giống như Đấng Christ. Một người chỉ có thể trở nên giống như Đấng Christ khi cùng chịu khổ như Đấng Christ. Đức Chúa Trời là Cha của Sự Thương Xót và Thiên Chúa của Mọi Sự An Ủi sẽ luôn an ủi con dân của Ngài những khi Ngài cho phép sự khốn khổ xảy ra cho họ.
8 Hỡi các anh chị em cùng Cha! Chúng tôi không muốn các anh chị em chẳng biết về sự khổ nạn của chúng tôi, là sự đã đến với chúng tôi trong xứ A-si, mà chúng tôi đã bị ép quá mức, quá sức, đến nỗi chúng tôi cũng đã bị mất hy vọng về mạng sống.
9 Chính chúng tôi có án chết trong chúng tôi để cho chúng tôi không trông cậy nơi chúng tôi; nhưng trông cậy nơi Đức Chúa Trời, Đấng làm sống lại những kẻ chết;
Câu 8 và 9: Con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô tâm tình với con dân Chúa tại A-chai về những sự khốn khổ mà ông và các bạn của ông đã trải qua trong xứ Tiểu Á. Đó là sự bách hại từ những người theo Do-thái Giáo và từ những người dân Ê-phê-sô kiếm sống bằng nghề làm bàn thờ nữ tà thần Đi-anh. Chính Phao-lô nhận biết rằng, các sự ấy quá sức chịu đựng của ông và các bạn của ông. Đến nỗi tưởng chừng như không thể thoát chết. Nhưng ông và các bạn của ông hoàn toàn phó thác mạng sống mình cho Đức Chúa Trời. Ông và các bạn của ông đã lên án chết con người xác thịt của mình để không còn trông cậy nơi chính mình, nơi các chi thể của xác thịt đã chết, mà hoàn toàn trông cậy nơi Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời là Đấng làm sống lại những kẻ chết đã làm sống lại tâm thần và linh hồn của họ, thì dù cho thân thể xác thịt của họ có bị giết Ngài cũng sẽ làm cho sống lại.
10 Đấng đã giải cứu chúng tôi khỏi sự chết rất lớn và vẫn giải cứu. Trong Ngài, chúng tôi trông cậy rằng, Ngài vẫn giải cứu chúng tôi.
Câu 10: Con hiểu rằng, sự chết rất lớn là sự hư mất đời đời trong hỏa ngục. Phao-lô và các bạn của ông, bởi tin nhận Tin Lành nên đã được Đức Chúa Trời giải cứu ra khỏi sự chết lớn đó. Và Đức Chúa Trời vẫn tiếp tục giải cứu họ khỏi những sự nguy hiểm mà những kẻ thù gây ra cho họ. Phao-lô và các bạn của ông vững tin nơi sự giải cứu của Đức Chúa Trời. Con hiểu rằng, ngay cả khi Đức Chúa Trời cho phép kẻ thù giết chết họ thì đó cũng chính là sự giải cứu sau cùng Ngài ban cho họ, để qua sự chết, họ được vào trong thiên đàng, nghỉ ngơi sự khó nhọc phụng sự Thiên Chúa của họ, trong đời này.
11 Sự tương trợ của các anh chị em dành cho chúng tôi là lời cầu thay để nhờ nhiều người mà ơn giải cứu ban cho chúng tôi, qua lời tạ ơn được dâng lên thay cho chúng tôi bởi nhiều người.
Câu 11: Con hiểu rằng, khi con dân Chúa dâng lời cầu thay cho nhau là họ tương trợ lẫn nhau. Con dân Chúa nên cầu thay cho nhau về mọi nhu cầu, mọi nan đề trong cuộc sống. Sự cầu thay cho nhau thể hiện tình yêu và sự hiệp một trong Hội Thánh. Sự cầu thay cho nhau cũng là cơ hội dâng lên Đức Chúa Trời lời tạ ơn về những gì Ngài cho phép xảy ra để đem lại ích lợi cho Hội Thánh. Ơn tiếp trợ và giải cứu của Đức Chúa Trời ban cho những người được cầu thay để khích lệ sự hiệp một trong Hội Thánh: "Mọi người vì một người và một người vì mọi người" [1]. Và cũng để con dân Chúa nhận biết lời cầu nguyện của họ có năng lực.
Thưa Cha, xin Cha giúp cho mỗi người trong Hội Thánh hiểu và nhớ ý nghĩa của bài học này. Vì hơn bao giờ hết, chúng con cần sự yêu thương và hiệp một trong Hội Thánh. Chúng con cần sự mỗi người trong Hội Thánh sốt sắng tương trợ nhau bằng lời cầu thay. Nhất là khi chúng con phải đối diện với những khó khăn trong những ngày cuối cùng này. Con cảm tạ Cha. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Huỳnh Christian Timothy
[1] https://thewordtoyou.net/dictionary/398-moi-nguoi-vi-mot-nguoi