Huỳnh Christian Timothy: I Cô-rinh-tô 10:1-13 Gương Xấu của Dân I-sơ-ra-ên
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con. Con kính dâng Cha lời tôn vinh và cảm tạ của con. Ngài là Thiên Chúa Toàn Năng và Cha ở trên trời của con. Kính xin Cha luôn nhắc cho con nhớ, mục đích Ngài cho phép con còn sống trong thân thể xác thịt này, để con lo hoàn thành các việc Cha đã sắm sẵn cho con. Kính xin Cha mỗi ngày thánh hóa con, bằng lẽ thật là Lời Hằng Sống của Ngài. Con cầu xin ân điển và sức mới từ Đấng Christ cho thân thể xác thịt của con. Con cầu xin sự khôn sáng từ Đức Thánh Linh cho tâm thần của con. Con cảm tạ Ba Ngôi Thiên Chúa.
Thưa Cha, con xin trình bày sự suy ngẫm của con về I Cô-rinh-tô 10:1-13 như sau:
1 Hỡi các anh chị em cùng Cha! Tôi không muốn các anh chị em chẳng biết rằng; hết thảy các tổ phụ của chúng tôi đã ở dưới đám mây và hết thảy đã đi ngang qua biển.
2 Hết thảy họ, trong mây và trong biển, đã được báp-tem vào trong Môi-se.
Câu 1 và 2: Phao-lô đang viết thư cho Hội Thánh tại Cô-rinh-tô, là một Hội Thánh có nhiều con dân Chúa là người ngoại và chỉ có một số ít là người I-sơ-ra-ên. Có thể phần lớn con dân Chúa tại Cô-rinh-tô chưa quen thuộc với các câu chuyện lịch sử của dân I-sơ-ra-ên, như đã được chép trong Cựu Ước. Vì thế, Phao-lô đã nhân cơ hội này, thuật lại một vài gương xấu của dân I-sơ-ra-ên để làm bài học cho Hội Thánh tại Cô-rinh-tô. Ngay từ khi bắt đầu viết thư, Phao-lô đã có chủ ý, dù là thư ông viết cho Hội Thánh tại Cô-rinh-tô nhưng nội dung của thư là cho toàn thể con dân Chúa ở khắp nơi. Vì thế, bài học về các gương xấu của dân I-sơ-ra-ên cũng là bài học cho Hội Thánh chung ở khắp nơi trong mọi lúc.
Khi dân I-sơ-ra-ên được Cha giải cứu ra khỏi ách nô lệ của dân Ê-díp-tô thì ban ngày Ngài đã dùng trụ mây để dẫn đường và che mát cho họ. Ban đêm, Ngài đã dùng trụ lửa để soi sáng và sưởi ấm họ. Cha đã mở đường cho dân I-sơ-ra-ên băng ngang Biển Đỏ, bằng cách khiến cho nước biển bị dồn lại hai bên, lộ ra đất khô của đáy biển, làm đường cho họ đi qua. Ngài đã dùng Môi-se làm người dẫn dắt họ trong suốt hành trình từ xứ Ê-díp-tô, băng qua các đồng vắng, đến Đất Hứa Ca-na-an. Họ đã cùng Môi-se bước đi dưới đám mây, băng ngang Biển Đỏ như một người. Vì thế, gọi là họ đã được báp-tem, tức là được nhúng chìm vào Môi-se.
Thưa Cha, con hiểu rằng, ngày nay mọi con dân Chúa trong Hội Thánh đều được báp-tem vào trong danh của Thiên Chúa, và vào trong chính Đấng Christ để cùng nhau và cùng Đấng Christ đi qua cuộc đời này, vào trong Vương Quốc Trời. Vì thế, Hội Thánh là thân thể của Đấng Christ mà mỗi con dân Chúa là một chi thể.
3 Hết thảy họ đã ăn cùng một thức ăn thiêng liêng.
4 Hết thảy họ đã uống cùng một thức uống thiêng liêng. Vì họ đã uống từ một vầng đá thiêng liêng theo với họ. Vầng đá ấy là Đấng Christ.
Câu 3 và 4: Trong suốt 40 năm dân I-sơ-ra-ên đi trong các đồng vắng, họ đã được Cha nuôi phần thân thể xác thịt của họ bằng bánh từ trời, gọi là ma-na. Bánh ấy là hình ảnh tiêu biểu cho thân thể của Đấng Christ. Về phần thuộc linh, tâm thần của họ đã được Cha nuôi bằng các điều răn và luật pháp của Ngài. Các điều răn và luật pháp của Ngài được gọi là Lời của Thiên Chúa, tiêu biểu cho Thiên Chúa trong thân vị Ngôi Lời. Dân I-sơ-ra-ên đã được Cha ban cho nước uống thuộc thể chảy ra từ một vầng đá tại Hô-rếp và từ một vầng đá tại Mê-ri-ba. Vầng đá tiêu biểu cho Đấng Christ. Nước uống tiêu biểu cho sự sống từ Đấng Christ. Sự sống ở trong máu nên nước uống đó cũng tiêu biểu cho máu của Đấng Christ.
Thưa Cha, con hiểu rằng, nhóm chữ "vầng đá thiêng liêng theo với họ" hàm ý, sự quan phòng của Cha đối với con dân của Ngài qua Đấng Christ là không ngừng nghỉ, cho dù ở bất cứ nơi nào và bất kỳ khi nào. Mặc dù vào thời Cựu Ước Ngôi Lời chưa nhập thế làm Đấng Christ, nhưng chính Ngôi Lời đã hiện diện với con dân của Ngài, là tuyển dân I-sơ-ra-ên.
5 Nhưng nhiều người trong họ đã không đẹp lòng Đức Chúa Trời nên họ đã ngã chết nơi đồng vắng.
6 Những sự đó là những tấm gương cho chúng ta. Đừng là những kẻ ham muốn những sự dữ, như họ đã ham muốn.
Câu 5 và 6: Hàng triệu người I-sơ-ra-ên từ 20 tuổi trở lên, ngoại trừ Giô-suê và Ca-lép, đã lần lượt ngã gục trong đồng vắng vì lòng vô tín và bội nghịch Thiên Chúa. Họ đã không được vào Đất Hứa. Những sự dữ mà dân I-sơ-ra-ên ham muốn là sự ăn, sự uống, sự tà dâm, và sự cầu an cho dù phải làm nô lệ. Họ thà quay về sống đời nô lệ để được ăn uống những thứ họ ưa thích hơn là ăn uống kham khổ trong một thời gian, rồi sống tự do no ấm, đầy đủ trong Đất Hứa. Dân I-sơ-ra-ên đã vì sự ham muốn của xác thịt mà chọn quay về, sống đời nô lệ là sự khinh thường ơn cứu rỗi và lời hứa về các phước lành mà Cha đã ban cho họ.
7 Các anh chị em cũng đừng là những kẻ thờ thần tượng như mấy người trong họ; như đã chép: Dân chúng ngồi, ăn, uống, rồi đứng dậy mà vui đùa. [Xuất Ê-díp-tô Ký 32:6]
8 Chúng ta cũng đừng phạm tà dâm như mấy người trong họ đã phạm tà dâm, mà trong một ngày có hai mươi ba ngàn người đã ngã chết.
Câu 7 và 8: Sự thờ lạy thần tượng đầu tiên của dân I-sơ-ra-ên, sau khi ra khỏi đất Ê-díp-tô, là sự thờ lạy Thiên Chúa qua hình tượng của một con bò, theo cách thức của dân Ê-díp-tô. Thực tế, họ không thờ lạy tà thần mà là thờ lạy Thiên Chúa qua hình tượng của tà thần. Dân I-sơ-ra-ên đã buông mình vào sự tà dâm với phụ nữ dân Mô-áp, khi được dân Mô-áp mời ăn những thức ăn cúng tế tà thần. Sự thờ phượng Thiên Chúa không theo lẽ thật và sự ăn của cúng thần tượng đã khiến cho dân I-sơ-ra-ên phạm trọng tội và bị hình phạt cách nghiêm khắc. Phao-lô khuyên con dân Chúa trong Hội Thánh đừng phạm tội tương tự như vậy. Tiếc thay, ngày nay, trong các giáo hội mang danh Chúa, biết bao nhiêu con dân Chúa đang thờ phượng Thiên Chúa nhưng không theo lẽ thật là Lời Chúa mà theo các nghi thức tiêm nhiễm từ mê tín dị đoan và ngoại giáo, do các giáo hội đặt ra. Ngày nay, cũng biết bao nhiêu con dân Chúa phạm tà dâm khi vào xem các trang mạng khêu gợi tình dục.
9 Chúng ta cũng đừng thử Đấng Christ như mấy người trong họ đã thử thách, và đã bị diệt bởi những con rắn.
10 Các anh chị em cũng đừng lầm bầm như mấy người trong họ đã lầm bầm, và đã bị diệt bởi sự hủy diệt.
Câu 9 và 10: Phao-lô khuyên con dân Chúa không nên thử Đấng Christ, Đấng đứng đầu Hội Thánh, như dân I-sơ-ra-ên xưa kia đã than phiền, chê ma-na là thức ăn đạm bạc, thử thách sự nhẫn nại của Cha đối với sự vô ơn của họ. Phao-lô cũng khuyên con dân Chúa đừng than phiền, oán trách Đấng Christ mỗi khi đối diện nghịch cảnh. Phao-lô đã khuyên con dân Chúa chớ lo phiền gì mà hãy trình dâng mọi sự lên Cha (Phi-líp 4:6). Sự lầm bầm là thói quen xấu, nói với chính mình để thể hiện sự bất mãn ai đó hoặc sự gì đó. Con dân Chúa có thể phạm tội lầm bầm vì bất mãn Chúa, hay bất cứ anh chị em nào trong Hội Thánh, nhất là các người chăn và các trưởng lão, khi sự việc không theo ý mình.
11 Hết thảy những sự đó đã xảy ra cho họ là những tấm gương. Chúng đã được ghi chép cho sự khuyên bảo chúng ta, cho những người mà sự cuối cùng của các thời đại đang đến trên họ.
12 Vậy thì, ai tưởng mình đứng, hãy coi chừng, kẻo ngã!
Câu 11 và 12: Những việc xấu của dân I-sơ-ra-ên đã được ghi lại trong Thánh Kinh để làm gương cho con dân Chúa. Nhất là cho con dân Chúa trong Hội Thánh, là những thánh đồ của Chúa trong thời kỳ cuối cùng lịch sử tự trị của loài người. Chúng con là những người mà sự cuối cùng của các thời đại đang đến với chúng con, để mở ra thời kỳ Vương Quốc Ngàn Năm. Chúng con cần tỉnh thức, mỗi ngày suy ngẫm Lời Chúa và cẩn thận làm theo, để được vững vàng trong đức tin, đầy dẫy sự khôn sáng, thắng mọi mưu kế của ma quỷ và mọi cám dỗ, hoàn thành mọi việc lành mà Cha đã sắm sẵn cho mỗi người. Con hiểu rằng, người "tưởng mình đứng" là người cho rằng, mình có sự hiểu biết Lời Chúa, được an toàn trong sự quan phòng của Chúa nên không cảnh giác trước mọi mưu kế của ma quỷ. Con hiểu rằng, "hãy coi chừng" là hãy tỉnh táo, có sự cảnh giác cao, quan sát mọi sự để kịp thời ứng phó với mọi nguy hiểm, giữ cho mình không bị vấp ngã vì phạm tội.
13 Không có sự cám dỗ hoặc thử thách nào đã nắm giữ được các anh chị em, ngoại trừ nếu sự ấy thuộc về bản tính của loài người. Nhưng Đức Chúa Trời thành tín, là Đấng sẽ không để cho các anh chị em chịu cám dỗ hoặc thử thách nào vượt quá năng lực của các anh chị em; nhưng Ngài sẽ làm cho cùng với sự cám dỗ hoặc thử thách có một lối thoát, để các anh chị em có năng lực chịu đựng.
Câu 13: Con hiểu rằng, trong tiếng Hy-lạp của Thánh Kinh, cùng một từ ngữ sẽ mang nghĩa là cám dỗ, khi sự việc đến từ loài người hoặc Sa-tan, sẽ mang nghĩa là thử thách, khi đến từ Thiên Chúa. Loài người và Sa-tan tạo ra các nghịch cảnh để xui khiến con dân Chúa nghi ngờ Chúa, dẫn đến sự phạm tội, chống nghịch Chúa. Như Sa-tan đã làm với ông Gióp. Thiên Chúa cho phép các nghịch cảnh xảy ra để thử thách đức tin của con dân Chúa. Như Cha đã cho phép Sa-tan cám dỗ ông Gióp. Dù là cám dỗ hay thử thách thì cũng không bao giờ Cha cho phép chúng vượt quá sức chịu đựng của con dân Ngài. Ngài luôn mở đường cho họ ra khỏi cách đắc thắng, miễn là họ vững tin nơi Ngài. Riêng những sự cám dỗ đến từ bản tính ham thích tội lỗi của mỗi người thì chúng có thể nắm giữ họ, nếu họ không hết lòng nương cậy sức toàn năng của Thiên Chúa để làm chết các sự ham muốn ấy trong xác thịt của họ.
Thưa Cha, con cảm tạ Cha về bài học này trong ngày hôm nay, vì nó làm tươi mới lại trong con những lời Phao-lô khuyên dạy con dân Chúa. Nguyện Lời Hằng Sống của Thiên Chúa luôn thánh hóa chúng con và ban sự khôn sáng cho chúng con. A-men!
Huỳnh Christian Timothy: I Cô-rinh-tô 10:1-13 Gương Xấu của Dân I-sơ-ra-ên
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con. Con kính dâng Cha lời tôn vinh và cảm tạ của con. Ngài là Thiên Chúa Toàn Năng và Cha ở trên trời của con. Kính xin Cha luôn nhắc cho con nhớ, mục đích Ngài cho phép con còn sống trong thân thể xác thịt này, để con lo hoàn thành các việc Cha đã sắm sẵn cho con. Kính xin Cha mỗi ngày thánh hóa con, bằng lẽ thật là Lời Hằng Sống của Ngài. Con cầu xin ân điển và sức mới từ Đấng Christ cho thân thể xác thịt của con. Con cầu xin sự khôn sáng từ Đức Thánh Linh cho tâm thần của con. Con cảm tạ Ba Ngôi Thiên Chúa.
Thưa Cha, con xin trình bày sự suy ngẫm của con về I Cô-rinh-tô 10:1-13 như sau:
1 Hỡi các anh chị em cùng Cha! Tôi không muốn các anh chị em chẳng biết rằng; hết thảy các tổ phụ của chúng tôi đã ở dưới đám mây và hết thảy đã đi ngang qua biển.
2 Hết thảy họ, trong mây và trong biển, đã được báp-tem vào trong Môi-se.
Câu 1 và 2: Phao-lô đang viết thư cho Hội Thánh tại Cô-rinh-tô, là một Hội Thánh có nhiều con dân Chúa là người ngoại và chỉ có một số ít là người I-sơ-ra-ên. Có thể phần lớn con dân Chúa tại Cô-rinh-tô chưa quen thuộc với các câu chuyện lịch sử của dân I-sơ-ra-ên, như đã được chép trong Cựu Ước. Vì thế, Phao-lô đã nhân cơ hội này, thuật lại một vài gương xấu của dân I-sơ-ra-ên để làm bài học cho Hội Thánh tại Cô-rinh-tô. Ngay từ khi bắt đầu viết thư, Phao-lô đã có chủ ý, dù là thư ông viết cho Hội Thánh tại Cô-rinh-tô nhưng nội dung của thư là cho toàn thể con dân Chúa ở khắp nơi. Vì thế, bài học về các gương xấu của dân I-sơ-ra-ên cũng là bài học cho Hội Thánh chung ở khắp nơi trong mọi lúc.
Khi dân I-sơ-ra-ên được Cha giải cứu ra khỏi ách nô lệ của dân Ê-díp-tô thì ban ngày Ngài đã dùng trụ mây để dẫn đường và che mát cho họ. Ban đêm, Ngài đã dùng trụ lửa để soi sáng và sưởi ấm họ. Cha đã mở đường cho dân I-sơ-ra-ên băng ngang Biển Đỏ, bằng cách khiến cho nước biển bị dồn lại hai bên, lộ ra đất khô của đáy biển, làm đường cho họ đi qua. Ngài đã dùng Môi-se làm người dẫn dắt họ trong suốt hành trình từ xứ Ê-díp-tô, băng qua các đồng vắng, đến Đất Hứa Ca-na-an. Họ đã cùng Môi-se bước đi dưới đám mây, băng ngang Biển Đỏ như một người. Vì thế, gọi là họ đã được báp-tem, tức là được nhúng chìm vào Môi-se.
Thưa Cha, con hiểu rằng, ngày nay mọi con dân Chúa trong Hội Thánh đều được báp-tem vào trong danh của Thiên Chúa, và vào trong chính Đấng Christ để cùng nhau và cùng Đấng Christ đi qua cuộc đời này, vào trong Vương Quốc Trời. Vì thế, Hội Thánh là thân thể của Đấng Christ mà mỗi con dân Chúa là một chi thể.
3 Hết thảy họ đã ăn cùng một thức ăn thiêng liêng.
4 Hết thảy họ đã uống cùng một thức uống thiêng liêng. Vì họ đã uống từ một vầng đá thiêng liêng theo với họ. Vầng đá ấy là Đấng Christ.
Câu 3 và 4: Trong suốt 40 năm dân I-sơ-ra-ên đi trong các đồng vắng, họ đã được Cha nuôi phần thân thể xác thịt của họ bằng bánh từ trời, gọi là ma-na. Bánh ấy là hình ảnh tiêu biểu cho thân thể của Đấng Christ. Về phần thuộc linh, tâm thần của họ đã được Cha nuôi bằng các điều răn và luật pháp của Ngài. Các điều răn và luật pháp của Ngài được gọi là Lời của Thiên Chúa, tiêu biểu cho Thiên Chúa trong thân vị Ngôi Lời. Dân I-sơ-ra-ên đã được Cha ban cho nước uống thuộc thể chảy ra từ một vầng đá tại Hô-rếp và từ một vầng đá tại Mê-ri-ba. Vầng đá tiêu biểu cho Đấng Christ. Nước uống tiêu biểu cho sự sống từ Đấng Christ. Sự sống ở trong máu nên nước uống đó cũng tiêu biểu cho máu của Đấng Christ.
Thưa Cha, con hiểu rằng, nhóm chữ "vầng đá thiêng liêng theo với họ" hàm ý, sự quan phòng của Cha đối với con dân của Ngài qua Đấng Christ là không ngừng nghỉ, cho dù ở bất cứ nơi nào và bất kỳ khi nào. Mặc dù vào thời Cựu Ước Ngôi Lời chưa nhập thế làm Đấng Christ, nhưng chính Ngôi Lời đã hiện diện với con dân của Ngài, là tuyển dân I-sơ-ra-ên.
5 Nhưng nhiều người trong họ đã không đẹp lòng Đức Chúa Trời nên họ đã ngã chết nơi đồng vắng.
6 Những sự đó là những tấm gương cho chúng ta. Đừng là những kẻ ham muốn những sự dữ, như họ đã ham muốn.
Câu 5 và 6: Hàng triệu người I-sơ-ra-ên từ 20 tuổi trở lên, ngoại trừ Giô-suê và Ca-lép, đã lần lượt ngã gục trong đồng vắng vì lòng vô tín và bội nghịch Thiên Chúa. Họ đã không được vào Đất Hứa. Những sự dữ mà dân I-sơ-ra-ên ham muốn là sự ăn, sự uống, sự tà dâm, và sự cầu an cho dù phải làm nô lệ. Họ thà quay về sống đời nô lệ để được ăn uống những thứ họ ưa thích hơn là ăn uống kham khổ trong một thời gian, rồi sống tự do no ấm, đầy đủ trong Đất Hứa. Dân I-sơ-ra-ên đã vì sự ham muốn của xác thịt mà chọn quay về, sống đời nô lệ là sự khinh thường ơn cứu rỗi và lời hứa về các phước lành mà Cha đã ban cho họ.
7 Các anh chị em cũng đừng là những kẻ thờ thần tượng như mấy người trong họ; như đã chép: Dân chúng ngồi, ăn, uống, rồi đứng dậy mà vui đùa. [Xuất Ê-díp-tô Ký 32:6]
8 Chúng ta cũng đừng phạm tà dâm như mấy người trong họ đã phạm tà dâm, mà trong một ngày có hai mươi ba ngàn người đã ngã chết.
Câu 7 và 8: Sự thờ lạy thần tượng đầu tiên của dân I-sơ-ra-ên, sau khi ra khỏi đất Ê-díp-tô, là sự thờ lạy Thiên Chúa qua hình tượng của một con bò, theo cách thức của dân Ê-díp-tô. Thực tế, họ không thờ lạy tà thần mà là thờ lạy Thiên Chúa qua hình tượng của tà thần. Dân I-sơ-ra-ên đã buông mình vào sự tà dâm với phụ nữ dân Mô-áp, khi được dân Mô-áp mời ăn những thức ăn cúng tế tà thần. Sự thờ phượng Thiên Chúa không theo lẽ thật và sự ăn của cúng thần tượng đã khiến cho dân I-sơ-ra-ên phạm trọng tội và bị hình phạt cách nghiêm khắc. Phao-lô khuyên con dân Chúa trong Hội Thánh đừng phạm tội tương tự như vậy. Tiếc thay, ngày nay, trong các giáo hội mang danh Chúa, biết bao nhiêu con dân Chúa đang thờ phượng Thiên Chúa nhưng không theo lẽ thật là Lời Chúa mà theo các nghi thức tiêm nhiễm từ mê tín dị đoan và ngoại giáo, do các giáo hội đặt ra. Ngày nay, cũng biết bao nhiêu con dân Chúa phạm tà dâm khi vào xem các trang mạng khêu gợi tình dục.
9 Chúng ta cũng đừng thử Đấng Christ như mấy người trong họ đã thử thách, và đã bị diệt bởi những con rắn.
10 Các anh chị em cũng đừng lầm bầm như mấy người trong họ đã lầm bầm, và đã bị diệt bởi sự hủy diệt.
Câu 9 và 10: Phao-lô khuyên con dân Chúa không nên thử Đấng Christ, Đấng đứng đầu Hội Thánh, như dân I-sơ-ra-ên xưa kia đã than phiền, chê ma-na là thức ăn đạm bạc, thử thách sự nhẫn nại của Cha đối với sự vô ơn của họ. Phao-lô cũng khuyên con dân Chúa đừng than phiền, oán trách Đấng Christ mỗi khi đối diện nghịch cảnh. Phao-lô đã khuyên con dân Chúa chớ lo phiền gì mà hãy trình dâng mọi sự lên Cha (Phi-líp 4:6). Sự lầm bầm là thói quen xấu, nói với chính mình để thể hiện sự bất mãn ai đó hoặc sự gì đó. Con dân Chúa có thể phạm tội lầm bầm vì bất mãn Chúa, hay bất cứ anh chị em nào trong Hội Thánh, nhất là các người chăn và các trưởng lão, khi sự việc không theo ý mình.
11 Hết thảy những sự đó đã xảy ra cho họ là những tấm gương. Chúng đã được ghi chép cho sự khuyên bảo chúng ta, cho những người mà sự cuối cùng của các thời đại đang đến trên họ.
12 Vậy thì, ai tưởng mình đứng, hãy coi chừng, kẻo ngã!
Câu 11 và 12: Những việc xấu của dân I-sơ-ra-ên đã được ghi lại trong Thánh Kinh để làm gương cho con dân Chúa. Nhất là cho con dân Chúa trong Hội Thánh, là những thánh đồ của Chúa trong thời kỳ cuối cùng lịch sử tự trị của loài người. Chúng con là những người mà sự cuối cùng của các thời đại đang đến với chúng con, để mở ra thời kỳ Vương Quốc Ngàn Năm. Chúng con cần tỉnh thức, mỗi ngày suy ngẫm Lời Chúa và cẩn thận làm theo, để được vững vàng trong đức tin, đầy dẫy sự khôn sáng, thắng mọi mưu kế của ma quỷ và mọi cám dỗ, hoàn thành mọi việc lành mà Cha đã sắm sẵn cho mỗi người. Con hiểu rằng, người "tưởng mình đứng" là người cho rằng, mình có sự hiểu biết Lời Chúa, được an toàn trong sự quan phòng của Chúa nên không cảnh giác trước mọi mưu kế của ma quỷ. Con hiểu rằng, "hãy coi chừng" là hãy tỉnh táo, có sự cảnh giác cao, quan sát mọi sự để kịp thời ứng phó với mọi nguy hiểm, giữ cho mình không bị vấp ngã vì phạm tội.
13 Không có sự cám dỗ hoặc thử thách nào đã nắm giữ được các anh chị em, ngoại trừ nếu sự ấy thuộc về bản tính của loài người. Nhưng Đức Chúa Trời thành tín, là Đấng sẽ không để cho các anh chị em chịu cám dỗ hoặc thử thách nào vượt quá năng lực của các anh chị em; nhưng Ngài sẽ làm cho cùng với sự cám dỗ hoặc thử thách có một lối thoát, để các anh chị em có năng lực chịu đựng.
Câu 13: Con hiểu rằng, trong tiếng Hy-lạp của Thánh Kinh, cùng một từ ngữ sẽ mang nghĩa là cám dỗ, khi sự việc đến từ loài người hoặc Sa-tan, sẽ mang nghĩa là thử thách, khi đến từ Thiên Chúa. Loài người và Sa-tan tạo ra các nghịch cảnh để xui khiến con dân Chúa nghi ngờ Chúa, dẫn đến sự phạm tội, chống nghịch Chúa. Như Sa-tan đã làm với ông Gióp. Thiên Chúa cho phép các nghịch cảnh xảy ra để thử thách đức tin của con dân Chúa. Như Cha đã cho phép Sa-tan cám dỗ ông Gióp. Dù là cám dỗ hay thử thách thì cũng không bao giờ Cha cho phép chúng vượt quá sức chịu đựng của con dân Ngài. Ngài luôn mở đường cho họ ra khỏi cách đắc thắng, miễn là họ vững tin nơi Ngài. Riêng những sự cám dỗ đến từ bản tính ham thích tội lỗi của mỗi người thì chúng có thể nắm giữ họ, nếu họ không hết lòng nương cậy sức toàn năng của Thiên Chúa để làm chết các sự ham muốn ấy trong xác thịt của họ.
Thưa Cha, con cảm tạ Cha về bài học này trong ngày hôm nay, vì nó làm tươi mới lại trong con những lời Phao-lô khuyên dạy con dân Chúa. Nguyện Lời Hằng Sống của Thiên Chúa luôn thánh hóa chúng con và ban sự khôn sáng cho chúng con. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Huỳnh Christian Timothy
12/05/2023