Khải Huyền 14:14-20 Hình Phạt của Đức Chúa Trời Dành cho Thế Gian
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha kính yêu đời đời của chúng con, con dâng lời cảm tạ ơn Cha đã ban cho con một ngày Sa-bát phước hạnh để con luôn được sống trong sự quan phòng che chở của Ba Ngôi Thiên Chúa, thì giờ này Cha lại ban cho con thì giờ để con suy ngẫm Lời của Ngài trong sách Khải Huyền 14:14-20.
14 Rồi, tôi đã nhìn xem, và kìa, một đám mây trắng và ngự trên đám mây có ai giống như Con Người. Trên đầu của Ngài có kim miện, trong tay Ngài có một vòng gặt bén. 15 Một thiên sứ khác đã ra từ Đền Thờ, kêu trong tiếng lớn đến Đấng đang ngự trên mây: "Hãy quơ vòng gặt của Ngài và gặt! Vì đã đến giờ gặt. Vì mùa gặt của đất đã chín." 16 Đấng ngự trên mây đã quơ vòng gặt của Ngài trên đất và đất đã bị gặt. 17 Một thiên sứ khác đã ra từ Đền Thờ ở trên trời. Người cũng có một vòng gặt bén. 18 Một thiên sứ khác đã ra từ bàn thờ, có thẩm quyền trên lửa. Người đã kêu lớn tiếng đến vị có vòng gặt bén rằng: "Hãy quơ vòng gặt bén của ngươi và gom những nhánh nho trên đất; vì những trái nho của chúng đã chín trọn." 19 Thiên sứ đã quơ vòng gặt của mình trên đất và gom các nhánh nho của đất, ném vào trong thùng ép rượu lớn của cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời. 20 Thùng ép rượu bị giày đạp ngoài thành và máu ra từ thùng ép rượu lên cao bằng chỗ khớp cương ngựa, kéo dài một ngàn sáu trăm phu-lông. [Một phu-lông tương đương 185 mét. Một ngàn sáu trăm phu-lông tương đương 296 km và tương đương chiều dài của lãnh thổ I-sơ-ra-ên. Chỗ khớp cương ngựa là hàm của ngựa, trung bình là 1.4 mét. Chúng ta thật khó mà hình dung ra số lượng máu nhiều như vậy. Trung bình một người có khoảng năm lít máu. Và như vậy, hàng trăm triệu người sẽ bị giết trên lãnh thổ I-sơ-ra-ên trong những ngày cuối cùng.]
Thưa Cha, phân đoạn Thánh Kinh trên mô tả hai giai đoạn xét đoán của Đức Chúa Trời trong thời kỳ cuối cùng này thông qua hình ảnh mùa gặt và thùng ép rượu. Đức Chúa Jesus Christ, được mô tả là "Con Người" ngự trên đám mây trắng, thực hiện việc gặt, tượng trưng cho sự thu hoạch những người công chính. Sau đó, một thiên sứ khác với vòng gặt bén thu gom các nhánh nho chín, tượng trưng cho sự đoán phạt tội nhân những người chống nghịch Chúa. Những trái nho này được ném vào thùng ép rượu của cơn thịnh nộ Đức Chúa Trời, điều dẫn đến một sự hủy diệt khủng khiếp với máu tràn lan khắp lãnh thổ. Phân đoạn Thánh Kinh trên nhấn mạnh quyền tể trị của Đức Chúa Trời, sự công chính trong xét đoán và sự kêu gọi con người hãy ăn năn, chuẩn bị cho ngày đoán phạt cuối cùng này.
Thưa Cha, trong câu 14 con hiểu là nói đến Con Người tức là Đức Chúa Jesus và ở đây Đức Chúa Jesus được miêu tả với hình ảnh đầy vinh quang và quyền năng. Ngài ngự trên một đám mây trắng, tượng trưng cho sự thánh khiết và uy nghi, gợi nhắc hình ảnh Ngài trở lại thế gian trong vinh quang như đã hứa trong sách Ma-thi-ơ 24:30: “Khi ấy, dấu lạ của Con Người sẽ hiện ra ở trên trời, mọi dân tộc dưới đất sẽ đấm ngực, và thấy Con Người đến giữa mây trời với quyền lực và sự vinh quang lớn.” Còn trên đầu Ngài đội một vương miện, biểu tượng cho quyền tể trị tối cao và sự chiến thắng của Ngài trên tội lỗi, sự chết và ma quỷ như được nói trong sách Khải Huyền 19:12-16:“Đôi mắt Ngài như ngọn lửa. Trên đầu Ngài có nhiều mão và có một danh được viết mà không ai biết, ngoại trừ chính Ngài. Ngài được khoác áo đã nhúng trong máu và tên Ngài được xưng là “Ngôi Lời của Đức Chúa Trời.” Các đạo binh trên trời, mặc áo vải mịn, trắng, và tinh sạch, đều cưỡi ngựa trắng, theo Ngài. Từ miệng Ngài ra một thanh gươm bén và Ngài dùng nó để đánh hạ các quốc gia. Ngài sẽ cai trị chúng bằng một cây gậy sắt. Ngài sẽ giày đạp thùng ép nho làm rượu của cơn thịnh nộ dữ dội của Đức Chúa Trời Toàn Năng. Trên áo và trên đùi Ngài có một danh được viết: “Vua của Các Vua và Chúa của Các Chúa.”” Trong tay Ngài cầm vòng gặt bén, là thể hiện quyền xét đoán và phán xét cuối cùng đối với toàn nhân loại, Ngài thu hoạch những người thuộc về Chúa và đoán phạt những kẻ chống nghịch lại Ngài như được nói đến trong sách Ma-thi-ơ 13:39-43. Hình ảnh này nói lên vai trò của Đức Chúa Jesus là Đấng Phán Xét công chính và Đấng Cứu Chuộc vinh hiển đời đời, nhắc nhở chúng con về quyền tể trị của Đức Chúa Trời và kêu gọi sự chuẩn bị trước ngày Ngài trở lại.
Thưa Cha, hình ảnh "mùa gặt của đất" trong câu 15 con hiểu có ý nghĩa của nó là tượng trưng cho thời điểm xét đoán cuối cùng của Đức Chúa Trời đối với nhân loại. Đây là thời khắc khi Đức Chúa Trời phân định rõ ràng giữa những người công chính được cứu chuộc bởi đức tin nơi Ngài, và những người không ăn năn, từ chối ân điển của Ngài. Hình ảnh "mùa gặt chín" cho thấy thời điểm đã được chuẩn bị sẵn và đã đến để thực hiện sự xét đoán, phản ánh lời dạy trong sách Ma-thi-ơ 13:39: “Kẻ thù nghịch đã gieo chúng là Ma Quỷ. Mùa gặt là kỳ tận thế. Những thợ gặt là những thiên sứ”, nơi mùa gặt được ví như "kỳ tận thế" và những người gặt là thiên sứ của Đức Chúa Trời.
Còn hình ảnh "đất đã bị gặt" trong câu 16 con hiểu đó là biểu thị cho quá trình thu hoạch đã hoàn tất, nói lên sự kết thúc của thời kỳ ân điển và việc thực hiện xét đoán cuối cùng của Đức Chúa Trời đã đến. Hình ảnh này tượng trưng cho sự Chúa sẽ thu hồi những người trung tín thuộc về Đức Chúa Trời, tức các cơ đốc nhân đã được cứu chuộc để họ bước vào Vương Quốc Đời Đời. Đồng thời, đây cũng là biểu tượng cho sự hoàn tất kế hoạch cứu chuộc của Đức Chúa Trời, khi mọi sự được phân định và các Cơ-đốc nhân nhận phần thưởng là sự sống đời đời phước hạnh bên Chúa.
Thưa Cha, hình ảnh "những nhánh nho trên đất" trong câu 18 con hiểu đó là tiêu biểu cho những người có tội, những kẻ đã từ chối ân điển và sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời sống chống nghịch lại Chúa. Hình ảnh những nhánh nho đã chín trọn tượng trưng cho mức độ đầy dẫy của tội lỗi, cho thấy rằng sự gian ác của loài người đã đạt đến đỉnh điểm và đây là thời điểm để Đức Chúa Trời thực hiện sự đoán phạt đã đến, họ sống đầy tội lỗi như trước thời cơn nước lụt của ông Nô-ê, mọi người chỉ sống theo thú vui và các ham muốn xác thịt của mình mà không còn biết đến các lời dạy bảo của Đức Chúa Trời nữa. Điều này phản ánh sự công chính của Đức Chúa Trời trong việc trừng phạt tội lỗi, như đã được nói đến trong Giê-rê-mi 25:30-31: “Cho nên ngươi hãy lấy mọi lời này nói tiên tri nghịch lại họ, và bảo rằng: Đấng Tự Hữu Hằng Hữu quát tháo từ nơi cao; phát tiếng từ chỗ ở thánh Ngài; quát tháo to nghịch lại chuồng chiên; trỗi tiếng kêu như những kẻ đạp trái nho, nghịch lại hết thảy dân cư trên đất.Tiếng om sòm sẽ vang ra đến với đất; vì Đấng Tự Hữu Hằng Hữu tranh cạnh cùng các nước, phán xét mọi xác thịt, phó những kẻ dữ cho gươm dao, Đấng Tự Hữu Hằng Hữu phán vậy”, đây là nơi Đức Chúa Trời bày tỏ sự phán xét của Ngài trên toàn trái đất.
Thưa Cha, hình ảnh "thùng ép rượu lớn của cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời" trong câu 19 con hiểu đó là hình ảnh tượng trưng cho sự đoán phạt khốc liệt và không khoan nhượng của Đức Chúa Trời đối với tội lỗi. Thùng ép rượu, với ý nghĩa nghiền nát, biểu thị sự hủy diệt triệt để hoàn toàn mà những người sống tội lỗi chống nghịch lại Chúa phải chịu trong cơn thịnh nộ của Ngài. Hình ảnh này còn thể hiện mức độ nghiêm khắc của sự phán xét công chính của Đức Chúa Trời, nơi Đức Chúa Trời bày tỏ sự công chính của Ngài qua việc trừng phạt tội lỗi, tương tự như trong Ê-sai 63:3-4:“Chỉ một mình Ta đạp bàn ép rượu, trong vòng các dân chẳng từng có ai với Ta. Trong cơn giận Ta đã đạp lên; đang khi thịnh nộ Ta đã nghiền nát ra: máu tươi họ đã vảy ra trên áo Ta, áo xống Ta đã vấy hết. Vì Ta đã định ngày báo thù trong lòng Ta, và năm cứu chuộc của Ta đã đến”, nơi mà sự nghiền nát trong thùng ép rượu được dùng để diễn tả cơn thịnh nộ và hành động đoán phạt của Đức Chúa Trời đối với thế gian.
Thưa Cha, hình ảnh "thùng ép rượu bị giày đạp ngoài thành" trong câu 20 con hiểu đó là tượng trưng cho sự xét đoán của Đức Chúa Trời, được định vị "ngoài thành" ám chỉ khu vực bên ngoài Giê-ru-sa-lem. Điều này cũng gợi lên cho con hình ảnh Đức Chúa Jesus chịu chết ngoài thành, nơi Ngài đã gánh lấy tội lỗi của nhân loại được nói đến trong sách Hê-bơ-rơ 13:12-13: “Bởi đó mà Đức Chúa Jesus cũng đã chịu khổ bên ngoài cửa thành để Ngài làm nên thánh dân chúng với chính máu của Ngài. Vậy nên, chúng ta hãy đi đến với Ngài ở bên ngoài trại quân để chịu điều sỉ nhục của Ngài.” Máu chảy ra từ thùng ép rượu với khối lượng thật khủng khiếp biểu thị cho hậu quả nặng nề của sự đoán phạt của Chúa, điều này nói lên quy mô lớn lao của sự hủy diệt đối với những người chống đối lại Đức Chúa Trời trong thời kỳ cuối cùng này. Hình ảnh này cũng đã nhấn mạnh tính nghiêm trọng và sự công chính của sự đoán phạt của Đức Chúa Trời.
Thưa Cha, về sự Đức Chúa Trời hình phạt thế gian trong Kỳ Tận Thế đã cho con thấy rõ ràng về quyền tể trị và sự công chính tuyệt đối của Đức Chúa Trời. Trong tình yêu thương và nhẫn nại, Ngài luôn kêu gọi con người ăn năn, nhưng Ngài cũng là Đấng thánh khiết, không thể dung túng tội lỗi mãi mãi. Sự phán xét này nhắc nhở chúng con về tính cấp bách của việc sống đời sống tỉnh thức, luôn đặt niềm tin nơi Đức Chúa Jesus và luôn tỉnh thức chuẩn bị tâm linh cho ngày Ngài trở lại, như Lời Ngài đã phán trong sách Ma-thi-ơ 24:44: "Vậy, các ngươi cũng hãy sẵn sàng. Vì Con Người đến vào giờ mà các ngươi không ngờ." Điều này cũng thôi thúc chúng con rao giảng Tin Lành, để giúp nhiều người nhận biết sự cứu rỗi của Chúa trước khi thời điểm cuối cùng đến.
Thưa Cha, về sự nghiêm khắc của Đức Chúa Trời đối với tội lỗi đã cho con thấy bản chất thánh khiết của Ngài. Điều này cho thấy rằng tội lỗi không thể bị bỏ qua mà không có hậu quả, và sự đoán phạt là không thể tránh khỏi nếu không có sự cứu chuộc qua Đức Chúa Jesus Christ. Sự nghiêm khắc đối với tội lỗi không chỉ phản ánh sự thánh khiết mà còn thể hiện công lý tuyệt đối của Ngài. Thánh Kinh nói rõ rằng: "Vì tiền công của tội lỗi là sự chết; nhưng ân điển của Đức Chúa Trời là sự sống vĩnh cửu trong Đức Chúa Jesus Christ, Chúa của chúng ta." (Rô-ma 6:23). Điều này nhấn mạnh rằng tội lỗi không thể được bỏ qua một cách dễ dàng, vì nó đi ngược lại bản chất thánh khiết của Đức Chúa Trời. Sự cứu chuộc qua Đức Chúa Jesus Christ chính là giải pháp duy nhất để chúng con được hòa giải với Ngài. Qua sự hy sinh của Đức Chúa Jesus trên thập tự giá, mọi tội lỗi của chúng con đã được Chúa gánh thay, điều này đã mở ra cánh cửa cho sự tha thứ và mối quan hệ mới giữa Đức Chúa Trời với chúng con. Điều này kêu gọi chúng con cần phải ăn năn từ bỏ tội lỗi trong đời sống, sống đời sống thánh khiết và truyền rao hy vọng cứu rỗi đến những người chưa biết đến Chúa để họ cũng nhận biết được sự tha thứ và tình yêu của Ngài.
Thưa Cha, những người đã tin nhận sự cứu rỗi của Chúa nhưng vẫn tìm kiếm những thú vui tội lỗi, con nghĩ rằng đó là những người họ đang coi thường ân điển và họ đang giày đạp máu thánh của Chúa, tội lỗi của những người đã biết đã tin nhận Chúa mà còn cố tình phạm tội còn nặng hơn những người chưa biết Chúa mà phạm tội, như Lời Chúa trong sách Hê-bơ-rơ 10:26-29 nói rất rõ ràng: “Vì nếu chúng ta cố ý phạm tội, sau khi đã nhận lãnh tri thức về lẽ thật, thì không còn được chừa lại cho chúng ta sinh tế chuộc những tội lỗi. Nhưng chỉ có một sự đợi chờ kinh khiếp về sự phán xét, và lửa hừng sẽ thiêu nuốt những kẻ bội nghịch. Ai đã chối bỏ luật pháp của Môi-se, thì chết không có sự thương xót, bởi hai hay ba chứng nhân. Các anh chị em nghĩ xem, hình phạt sẽ nặng hơn biết bao để xứng với kẻ giày đạp Con Đức Chúa Trời, xem máu của giao ước mà bởi đó kẻ ấy được nên thánh là ô uế, và sỉ nhục Đấng Thần Linh của ân điển.” Và chúng con biết rằng ân điển của Đức Chúa Trời không phải là giấy phép để chúng con tha hồ phạm tội. Tội lỗi làm tổn hại mối quan hệ của chúng con với Chúa và ảnh hưởng tiêu cực đến sự làm chứng về Tin Lành của chúng con. Lời Chúa khích lệ chúng con sống một đời sống vâng phục và biệt riêng cho Chúa, không thỏa hiệp với thế gian, để danh Chúa được vinh hiển và bản thân chúng con được tăng trưởng trong đức tin.
Thưa Cha, sau khi đọc và suy ngẫm Lời Chúa qua phân đoạn Thánh Kinh sách Khải Huyền 14:14-20 đã cho con rút ra được nhiều bài học bổ ích, các bài học con rút ra cụ thể như sau:
+ Thứ nhất là sự xuất hiện của "Con Người" (Đức Chúa Jesus) ngự trên đám mây trắng với vương miện trên đầu (câu 14) nhắc nhở chúng con rằng Chúa là Đấng cai trị toàn vũ trụ và mọi sự xét đoán đều thuộc về Ngài. Mọi hành động của Ngài là công chính và chính xác, và Ngài sẽ mang lại sự công lý đến cho thế gian. Điều này khích lệ chúng con tin tưởng vào sự dẫn dắt của Chúa, dù trong những lúc khó khăn hay thử thách.
+ Thứ hai là "mùa gặt" (câu 15) là biểu tượng của thời điểm mà Đức Chúa Trời sẽ phân biệt rõ ràng giữa người công chính và người sống trong tội lỗi. Những người tin nhận và đi theo Chúa sẽ được cứu rỗi, trong khi những người từ chối Ngài sẽ phải đối diện với sự đoán phạt. Bài học ở đây là chúng con phải luôn sống trong sự ăn năn, nhận biết tội lỗi và tìm kiếm sự cứu rỗi qua Đức Chúa Jesus.
+ Thứ ba là hình ảnh thùng ép rượu và máu chảy từ thùng (câu 19-20) cảnh báo về sự nghiêm khắc của sự đoán phạt đối với những người không ăn năn và từ chối sự cứu rỗi nơi Chúa. Điều này cho chúng con thấy rằng tội lỗi sẽ không thể thoát khỏi sự phán xét của Đức Chúa Trời. Bài học ở đây là chúng con cần phải sống thánh khiết, biết ăn năn và chuẩn bị tấm lòng của mình cho ngày Đức Chúa Jesus trở lại.
+ Thứ tư là khi nhận thức về sự đoán phạt sắp đến thôi thúc chúng con không chỉ sống đời sống thánh khiết, mà còn luôn tìm cách chia sẻ Tin Lành cho những người chưa biết Chúa như Lời Chúa đã phán: “Hãy đi rao truyền sự chết của Chúa cho đến lúc Ngài đến”. Chúng con được kêu gọi là những "đại sứ của Đấng Christ", chúng con có trách nhiệm kêu gọi mọi người đến với sự cứu rỗi của Ngài.
+ Thứ năm là mặc dù sự đoán phạt là một phần của kế hoạch của Đức Chúa Trời, nhưng đối với những người tin nhận Chúa, đó cũng là sự khởi đầu của sự vinh quang và sự cứu chuộc. Phân đoạn Thánh Kinh này nhắc nhở chúng con luôn sống trong sự tỉnh thức, chuẩn bị cho sự trở lại của Đức Chúa Jesus, luôn sống trong sự trông đợi và trung tín với Chúa.
Chúng con cảm tạ Ngài vì Lời của Ngài luôn soi sáng và hướng dẫn chúng con trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống. Cảm ơn Ngài vì sự công chính, quyền tể trị tuyệt đối và sự công chính của Ngài, luôn mang đến cho chúng con sự an ủi trong những lúc khó khăn và thử thách.
Lạy Chúa, chúng con biết rằng sự đoán phạt của Chúa sẽ đến, và những tội lỗi không thể nào không có hậu quả. Xin giúp chúng con luôn sống trong sự ăn năn, không ngừng tìm kiếm sự thánh khiết và theo đuổi sự công chính của Ngài. Xin cho chúng con có lòng yêu thương và khát khao chia sẻ Tin Lành với những người xung quanh, để họ cũng được nhận sự cứu rỗi trong Đức Chúa Jesus. Chúa ơi, xin dạy dỗ chúng con biết chuẩn bị cho ngày Ngài trở lại, luôn sống tỉnh thức và trung tín với Ngài trong mọi hoàn cảnh. Chúng con cầu xin Chúa ban ơn, giúp chúng con giữ vững đức tin và kiên cường trong sự phục vụ Ngài, để khi Ngài trở lại, chúng con có thể đứng vững trước sự vinh hiển của Ngài.
Chúng con cảm tạ ơn Chúa và thành kính cầu nguyện trong danh Đức Chúa Jesus Christ. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ. Bùi Thành Chinh 30/11/2024
Khải Huyền 14:14-20 Hình Phạt của Đức Chúa Trời Dành cho Thế Gian
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha kính yêu đời đời của chúng con, con dâng lời cảm tạ ơn Cha đã ban cho con một ngày Sa-bát phước hạnh để con luôn được sống trong sự quan phòng che chở của Ba Ngôi Thiên Chúa, thì giờ này Cha lại ban cho con thì giờ để con suy ngẫm Lời của Ngài trong sách Khải Huyền 14:14-20.
14 Rồi, tôi đã nhìn xem, và kìa, một đám mây trắng và ngự trên đám mây có ai giống như Con Người. Trên đầu của Ngài có kim miện, trong tay Ngài có một vòng gặt bén.
15 Một thiên sứ khác đã ra từ Đền Thờ, kêu trong tiếng lớn đến Đấng đang ngự trên mây: "Hãy quơ vòng gặt của Ngài và gặt! Vì đã đến giờ gặt. Vì mùa gặt của đất đã chín."
16 Đấng ngự trên mây đã quơ vòng gặt của Ngài trên đất và đất đã bị gặt.
17 Một thiên sứ khác đã ra từ Đền Thờ ở trên trời. Người cũng có một vòng gặt bén.
18 Một thiên sứ khác đã ra từ bàn thờ, có thẩm quyền trên lửa. Người đã kêu lớn tiếng đến vị có vòng gặt bén rằng: "Hãy quơ vòng gặt bén của ngươi và gom những nhánh nho trên đất; vì những trái nho của chúng đã chín trọn."
19 Thiên sứ đã quơ vòng gặt của mình trên đất và gom các nhánh nho của đất, ném vào trong thùng ép rượu lớn của cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời.
20 Thùng ép rượu bị giày đạp ngoài thành và máu ra từ thùng ép rượu lên cao bằng chỗ khớp cương ngựa, kéo dài một ngàn sáu trăm phu-lông. [Một phu-lông tương đương 185 mét. Một ngàn sáu trăm phu-lông tương đương 296 km và tương đương chiều dài của lãnh thổ I-sơ-ra-ên. Chỗ khớp cương ngựa là hàm của ngựa, trung bình là 1.4 mét. Chúng ta thật khó mà hình dung ra số lượng máu nhiều như vậy. Trung bình một người có khoảng năm lít máu. Và như vậy, hàng trăm triệu người sẽ bị giết trên lãnh thổ I-sơ-ra-ên trong những ngày cuối cùng.]
Thưa Cha, phân đoạn Thánh Kinh trên mô tả hai giai đoạn xét đoán của Đức Chúa Trời trong thời kỳ cuối cùng này thông qua hình ảnh mùa gặt và thùng ép rượu. Đức Chúa Jesus Christ, được mô tả là "Con Người" ngự trên đám mây trắng, thực hiện việc gặt, tượng trưng cho sự thu hoạch những người công chính. Sau đó, một thiên sứ khác với vòng gặt bén thu gom các nhánh nho chín, tượng trưng cho sự đoán phạt tội nhân những người chống nghịch Chúa. Những trái nho này được ném vào thùng ép rượu của cơn thịnh nộ Đức Chúa Trời, điều dẫn đến một sự hủy diệt khủng khiếp với máu tràn lan khắp lãnh thổ. Phân đoạn Thánh Kinh trên nhấn mạnh quyền tể trị của Đức Chúa Trời, sự công chính trong xét đoán và sự kêu gọi con người hãy ăn năn, chuẩn bị cho ngày đoán phạt cuối cùng này.
Thưa Cha, trong câu 14 con hiểu là nói đến Con Người tức là Đức Chúa Jesus và ở đây Đức Chúa Jesus được miêu tả với hình ảnh đầy vinh quang và quyền năng. Ngài ngự trên một đám mây trắng, tượng trưng cho sự thánh khiết và uy nghi, gợi nhắc hình ảnh Ngài trở lại thế gian trong vinh quang như đã hứa trong sách Ma-thi-ơ 24:30: “Khi ấy, dấu lạ của Con Người sẽ hiện ra ở trên trời, mọi dân tộc dưới đất sẽ đấm ngực, và thấy Con Người đến giữa mây trời với quyền lực và sự vinh quang lớn.” Còn trên đầu Ngài đội một vương miện, biểu tượng cho quyền tể trị tối cao và sự chiến thắng của Ngài trên tội lỗi, sự chết và ma quỷ như được nói trong sách Khải Huyền 19:12-16:“Đôi mắt Ngài như ngọn lửa. Trên đầu Ngài có nhiều mão và có một danh được viết mà không ai biết, ngoại trừ chính Ngài. Ngài được khoác áo đã nhúng trong máu và tên Ngài được xưng là “Ngôi Lời của Đức Chúa Trời.” Các đạo binh trên trời, mặc áo vải mịn, trắng, và tinh sạch, đều cưỡi ngựa trắng, theo Ngài. Từ miệng Ngài ra một thanh gươm bén và Ngài dùng nó để đánh hạ các quốc gia. Ngài sẽ cai trị chúng bằng một cây gậy sắt. Ngài sẽ giày đạp thùng ép nho làm rượu của cơn thịnh nộ dữ dội của Đức Chúa Trời Toàn Năng. Trên áo và trên đùi Ngài có một danh được viết: “Vua của Các Vua và Chúa của Các Chúa.”” Trong tay Ngài cầm vòng gặt bén, là thể hiện quyền xét đoán và phán xét cuối cùng đối với toàn nhân loại, Ngài thu hoạch những người thuộc về Chúa và đoán phạt những kẻ chống nghịch lại Ngài như được nói đến trong sách Ma-thi-ơ 13:39-43. Hình ảnh này nói lên vai trò của Đức Chúa Jesus là Đấng Phán Xét công chính và Đấng Cứu Chuộc vinh hiển đời đời, nhắc nhở chúng con về quyền tể trị của Đức Chúa Trời và kêu gọi sự chuẩn bị trước ngày Ngài trở lại.
Thưa Cha, hình ảnh "mùa gặt của đất" trong câu 15 con hiểu có ý nghĩa của nó là tượng trưng cho thời điểm xét đoán cuối cùng của Đức Chúa Trời đối với nhân loại. Đây là thời khắc khi Đức Chúa Trời phân định rõ ràng giữa những người công chính được cứu chuộc bởi đức tin nơi Ngài, và những người không ăn năn, từ chối ân điển của Ngài. Hình ảnh "mùa gặt chín" cho thấy thời điểm đã được chuẩn bị sẵn và đã đến để thực hiện sự xét đoán, phản ánh lời dạy trong sách Ma-thi-ơ 13:39: “Kẻ thù nghịch đã gieo chúng là Ma Quỷ. Mùa gặt là kỳ tận thế. Những thợ gặt là những thiên sứ”, nơi mùa gặt được ví như "kỳ tận thế" và những người gặt là thiên sứ của Đức Chúa Trời.
Còn hình ảnh "đất đã bị gặt" trong câu 16 con hiểu đó là biểu thị cho quá trình thu hoạch đã hoàn tất, nói lên sự kết thúc của thời kỳ ân điển và việc thực hiện xét đoán cuối cùng của Đức Chúa Trời đã đến. Hình ảnh này tượng trưng cho sự Chúa sẽ thu hồi những người trung tín thuộc về Đức Chúa Trời, tức các cơ đốc nhân đã được cứu chuộc để họ bước vào Vương Quốc Đời Đời. Đồng thời, đây cũng là biểu tượng cho sự hoàn tất kế hoạch cứu chuộc của Đức Chúa Trời, khi mọi sự được phân định và các Cơ-đốc nhân nhận phần thưởng là sự sống đời đời phước hạnh bên Chúa.
Thưa Cha, hình ảnh "những nhánh nho trên đất" trong câu 18 con hiểu đó là tiêu biểu cho những người có tội, những kẻ đã từ chối ân điển và sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời sống chống nghịch lại Chúa. Hình ảnh những nhánh nho đã chín trọn tượng trưng cho mức độ đầy dẫy của tội lỗi, cho thấy rằng sự gian ác của loài người đã đạt đến đỉnh điểm và đây là thời điểm để Đức Chúa Trời thực hiện sự đoán phạt đã đến, họ sống đầy tội lỗi như trước thời cơn nước lụt của ông Nô-ê, mọi người chỉ sống theo thú vui và các ham muốn xác thịt của mình mà không còn biết đến các lời dạy bảo của Đức Chúa Trời nữa. Điều này phản ánh sự công chính của Đức Chúa Trời trong việc trừng phạt tội lỗi, như đã được nói đến trong Giê-rê-mi 25:30-31: “Cho nên ngươi hãy lấy mọi lời này nói tiên tri nghịch lại họ, và bảo rằng: Đấng Tự Hữu Hằng Hữu quát tháo từ nơi cao; phát tiếng từ chỗ ở thánh Ngài; quát tháo to nghịch lại chuồng chiên; trỗi tiếng kêu như những kẻ đạp trái nho, nghịch lại hết thảy dân cư trên đất.Tiếng om sòm sẽ vang ra đến với đất; vì Đấng Tự Hữu Hằng Hữu tranh cạnh cùng các nước, phán xét mọi xác thịt, phó những kẻ dữ cho gươm dao, Đấng Tự Hữu Hằng Hữu phán vậy”, đây là nơi Đức Chúa Trời bày tỏ sự phán xét của Ngài trên toàn trái đất.
Thưa Cha, hình ảnh "thùng ép rượu lớn của cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời" trong câu 19 con hiểu đó là hình ảnh tượng trưng cho sự đoán phạt khốc liệt và không khoan nhượng của Đức Chúa Trời đối với tội lỗi. Thùng ép rượu, với ý nghĩa nghiền nát, biểu thị sự hủy diệt triệt để hoàn toàn mà những người sống tội lỗi chống nghịch lại Chúa phải chịu trong cơn thịnh nộ của Ngài. Hình ảnh này còn thể hiện mức độ nghiêm khắc của sự phán xét công chính của Đức Chúa Trời, nơi Đức Chúa Trời bày tỏ sự công chính của Ngài qua việc trừng phạt tội lỗi, tương tự như trong Ê-sai 63:3-4:“Chỉ một mình Ta đạp bàn ép rượu, trong vòng các dân chẳng từng có ai với Ta. Trong cơn giận Ta đã đạp lên; đang khi thịnh nộ Ta đã nghiền nát ra: máu tươi họ đã vảy ra trên áo Ta, áo xống Ta đã vấy hết. Vì Ta đã định ngày báo thù trong lòng Ta, và năm cứu chuộc của Ta đã đến”, nơi mà sự nghiền nát trong thùng ép rượu được dùng để diễn tả cơn thịnh nộ và hành động đoán phạt của Đức Chúa Trời đối với thế gian.
Thưa Cha, hình ảnh "thùng ép rượu bị giày đạp ngoài thành" trong câu 20 con hiểu đó là tượng trưng cho sự xét đoán của Đức Chúa Trời, được định vị "ngoài thành" ám chỉ khu vực bên ngoài Giê-ru-sa-lem. Điều này cũng gợi lên cho con hình ảnh Đức Chúa Jesus chịu chết ngoài thành, nơi Ngài đã gánh lấy tội lỗi của nhân loại được nói đến trong sách Hê-bơ-rơ 13:12-13: “Bởi đó mà Đức Chúa Jesus cũng đã chịu khổ bên ngoài cửa thành để Ngài làm nên thánh dân chúng với chính máu của Ngài. Vậy nên, chúng ta hãy đi đến với Ngài ở bên ngoài trại quân để chịu điều sỉ nhục của Ngài.” Máu chảy ra từ thùng ép rượu với khối lượng thật khủng khiếp biểu thị cho hậu quả nặng nề của sự đoán phạt của Chúa, điều này nói lên quy mô lớn lao của sự hủy diệt đối với những người chống đối lại Đức Chúa Trời trong thời kỳ cuối cùng này. Hình ảnh này cũng đã nhấn mạnh tính nghiêm trọng và sự công chính của sự đoán phạt của Đức Chúa Trời.
Thưa Cha, về sự Đức Chúa Trời hình phạt thế gian trong Kỳ Tận Thế đã cho con thấy rõ ràng về quyền tể trị và sự công chính tuyệt đối của Đức Chúa Trời. Trong tình yêu thương và nhẫn nại, Ngài luôn kêu gọi con người ăn năn, nhưng Ngài cũng là Đấng thánh khiết, không thể dung túng tội lỗi mãi mãi. Sự phán xét này nhắc nhở chúng con về tính cấp bách của việc sống đời sống tỉnh thức, luôn đặt niềm tin nơi Đức Chúa Jesus và luôn tỉnh thức chuẩn bị tâm linh cho ngày Ngài trở lại, như Lời Ngài đã phán trong sách Ma-thi-ơ 24:44: "Vậy, các ngươi cũng hãy sẵn sàng. Vì Con Người đến vào giờ mà các ngươi không ngờ." Điều này cũng thôi thúc chúng con rao giảng Tin Lành, để giúp nhiều người nhận biết sự cứu rỗi của Chúa trước khi thời điểm cuối cùng đến.
Thưa Cha, về sự nghiêm khắc của Đức Chúa Trời đối với tội lỗi đã cho con thấy bản chất thánh khiết của Ngài. Điều này cho thấy rằng tội lỗi không thể bị bỏ qua mà không có hậu quả, và sự đoán phạt là không thể tránh khỏi nếu không có sự cứu chuộc qua Đức Chúa Jesus Christ. Sự nghiêm khắc đối với tội lỗi không chỉ phản ánh sự thánh khiết mà còn thể hiện công lý tuyệt đối của Ngài. Thánh Kinh nói rõ rằng: "Vì tiền công của tội lỗi là sự chết; nhưng ân điển của Đức Chúa Trời là sự sống vĩnh cửu trong Đức Chúa Jesus Christ, Chúa của chúng ta." (Rô-ma 6:23). Điều này nhấn mạnh rằng tội lỗi không thể được bỏ qua một cách dễ dàng, vì nó đi ngược lại bản chất thánh khiết của Đức Chúa Trời. Sự cứu chuộc qua Đức Chúa Jesus Christ chính là giải pháp duy nhất để chúng con được hòa giải với Ngài. Qua sự hy sinh của Đức Chúa Jesus trên thập tự giá, mọi tội lỗi của chúng con đã được Chúa gánh thay, điều này đã mở ra cánh cửa cho sự tha thứ và mối quan hệ mới giữa Đức Chúa Trời với chúng con. Điều này kêu gọi chúng con cần phải ăn năn từ bỏ tội lỗi trong đời sống, sống đời sống thánh khiết và truyền rao hy vọng cứu rỗi đến những người chưa biết đến Chúa để họ cũng nhận biết được sự tha thứ và tình yêu của Ngài.
Thưa Cha, những người đã tin nhận sự cứu rỗi của Chúa nhưng vẫn tìm kiếm những thú vui tội lỗi, con nghĩ rằng đó là những người họ đang coi thường ân điển và họ đang giày đạp máu thánh của Chúa, tội lỗi của những người đã biết đã tin nhận Chúa mà còn cố tình phạm tội còn nặng hơn những người chưa biết Chúa mà phạm tội, như Lời Chúa trong sách Hê-bơ-rơ 10:26-29 nói rất rõ ràng: “Vì nếu chúng ta cố ý phạm tội, sau khi đã nhận lãnh tri thức về lẽ thật, thì không còn được chừa lại cho chúng ta sinh tế chuộc những tội lỗi. Nhưng chỉ có một sự đợi chờ kinh khiếp về sự phán xét, và lửa hừng sẽ thiêu nuốt những kẻ bội nghịch. Ai đã chối bỏ luật pháp của Môi-se, thì chết không có sự thương xót, bởi hai hay ba chứng nhân. Các anh chị em nghĩ xem, hình phạt sẽ nặng hơn biết bao để xứng với kẻ giày đạp Con Đức Chúa Trời, xem máu của giao ước mà bởi đó kẻ ấy được nên thánh là ô uế, và sỉ nhục Đấng Thần Linh của ân điển.” Và chúng con biết rằng ân điển của Đức Chúa Trời không phải là giấy phép để chúng con tha hồ phạm tội. Tội lỗi làm tổn hại mối quan hệ của chúng con với Chúa và ảnh hưởng tiêu cực đến sự làm chứng về Tin Lành của chúng con. Lời Chúa khích lệ chúng con sống một đời sống vâng phục và biệt riêng cho Chúa, không thỏa hiệp với thế gian, để danh Chúa được vinh hiển và bản thân chúng con được tăng trưởng trong đức tin.
Thưa Cha, sau khi đọc và suy ngẫm Lời Chúa qua phân đoạn Thánh Kinh sách Khải Huyền 14:14-20 đã cho con rút ra được nhiều bài học bổ ích, các bài học con rút ra cụ thể như sau:
+ Thứ nhất là sự xuất hiện của "Con Người" (Đức Chúa Jesus) ngự trên đám mây trắng với vương miện trên đầu (câu 14) nhắc nhở chúng con rằng Chúa là Đấng cai trị toàn vũ trụ và mọi sự xét đoán đều thuộc về Ngài. Mọi hành động của Ngài là công chính và chính xác, và Ngài sẽ mang lại sự công lý đến cho thế gian. Điều này khích lệ chúng con tin tưởng vào sự dẫn dắt của Chúa, dù trong những lúc khó khăn hay thử thách.
+ Thứ hai là "mùa gặt" (câu 15) là biểu tượng của thời điểm mà Đức Chúa Trời sẽ phân biệt rõ ràng giữa người công chính và người sống trong tội lỗi. Những người tin nhận và đi theo Chúa sẽ được cứu rỗi, trong khi những người từ chối Ngài sẽ phải đối diện với sự đoán phạt. Bài học ở đây là chúng con phải luôn sống trong sự ăn năn, nhận biết tội lỗi và tìm kiếm sự cứu rỗi qua Đức Chúa Jesus.
+ Thứ ba là hình ảnh thùng ép rượu và máu chảy từ thùng (câu 19-20) cảnh báo về sự nghiêm khắc của sự đoán phạt đối với những người không ăn năn và từ chối sự cứu rỗi nơi Chúa. Điều này cho chúng con thấy rằng tội lỗi sẽ không thể thoát khỏi sự phán xét của Đức Chúa Trời. Bài học ở đây là chúng con cần phải sống thánh khiết, biết ăn năn và chuẩn bị tấm lòng của mình cho ngày Đức Chúa Jesus trở lại.
+ Thứ tư là khi nhận thức về sự đoán phạt sắp đến thôi thúc chúng con không chỉ sống đời sống thánh khiết, mà còn luôn tìm cách chia sẻ Tin Lành cho những người chưa biết Chúa như Lời Chúa đã phán: “Hãy đi rao truyền sự chết của Chúa cho đến lúc Ngài đến”. Chúng con được kêu gọi là những "đại sứ của Đấng Christ", chúng con có trách nhiệm kêu gọi mọi người đến với sự cứu rỗi của Ngài.
+ Thứ năm là mặc dù sự đoán phạt là một phần của kế hoạch của Đức Chúa Trời, nhưng đối với những người tin nhận Chúa, đó cũng là sự khởi đầu của sự vinh quang và sự cứu chuộc. Phân đoạn Thánh Kinh này nhắc nhở chúng con luôn sống trong sự tỉnh thức, chuẩn bị cho sự trở lại của Đức Chúa Jesus, luôn sống trong sự trông đợi và trung tín với Chúa.
Chúng con cảm tạ Ngài vì Lời của Ngài luôn soi sáng và hướng dẫn chúng con trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống. Cảm ơn Ngài vì sự công chính, quyền tể trị tuyệt đối và sự công chính của Ngài, luôn mang đến cho chúng con sự an ủi trong những lúc khó khăn và thử thách.
Lạy Chúa, chúng con biết rằng sự đoán phạt của Chúa sẽ đến, và những tội lỗi không thể nào không có hậu quả. Xin giúp chúng con luôn sống trong sự ăn năn, không ngừng tìm kiếm sự thánh khiết và theo đuổi sự công chính của Ngài. Xin cho chúng con có lòng yêu thương và khát khao chia sẻ Tin Lành với những người xung quanh, để họ cũng được nhận sự cứu rỗi trong Đức Chúa Jesus. Chúa ơi, xin dạy dỗ chúng con biết chuẩn bị cho ngày Ngài trở lại, luôn sống tỉnh thức và trung tín với Ngài trong mọi hoàn cảnh. Chúng con cầu xin Chúa ban ơn, giúp chúng con giữ vững đức tin và kiên cường trong sự phục vụ Ngài, để khi Ngài trở lại, chúng con có thể đứng vững trước sự vinh hiển của Ngài.
Chúng con cảm tạ ơn Chúa và thành kính cầu nguyện trong danh Đức Chúa Jesus Christ. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Bùi Thành Chinh
30/11/2024