Kính lạy Cha Toàn Năng đời đời yêu kính của chúng con. Con dâng lời cảm tạ ơn Cha đã ban cho con có cơ hội được đọc, học Lời của Ngài trong Khải Huyền đoạn 4:1-11. Con cầu xin Đức Thánh Linh soi sáng, mở mắt con, xin cho con thấy được sự lạ lùng, kỳ diệu trong luật pháp của Ngài, sức mạnh, quyền năng trong Lời Ngài, xin giúp con áp dụng Lời Ngài vào đời sống con, để con được trở nên con cái đích thực của Ngài. Con cảm tạ ơn Ngài và thành kính cầu xin trong danh Đức Chúa Jesus Christ. A-men!
Kính thưa Cha, đây là những điều mà con học được qua những câu:
1 Sau những sự này, tôi đã nhìn xem, và này, một cái cửa đã được mở ra trên trời. Tiếng đầu tiên mà tôi đã nghe giống như một tiếng loa, phán với tôi rằng: "Hãy lên đây! Ta sẽ tỏ cho ngươi những gì sẽ xảy ra sau những sự này."
“Sau những sự này”, con hiểu rằng sau những việc diễn ra ở đoạn 2 và 3, ông Giăng trong thần linh, được nghe tiếng phán của Đức Chúa Jesus gọi ông lên thiên đàng.
2 Liền theo đó, tôi đã ở trong thần linh. Tôi đã thấy một ngai được đặt trên trời, [có một Đấng] đang ngự trên ngai.
“Liền theo đó” dường như tức thì, ông Giăng đã ở tại thiên đàng như một phép lạ. Về phương diện thuộc thể, khoảng cách từ trái đất tới rìa của vũ trụ là hàng trăm tỷ năm ánh sáng, nhưng về phương diện thuộc linh thì cự ly, khoảng cách trở nên vô nghĩa, cũng có thể hiểu là, thế giới thuộc linh khống chế thế giới thuộc thể. Trong khải tượng, ông nhìn thấy ngai của Đức Chúa Trời, “có một Đấng đang ngự trên ngai” là Đức Chúa Trời.
3 Đấng đang ngồi thì trông như ngọc thạch anh và ngọc mã não. [Có] cầu vồng bao chung quanh ngai, trông như ngọc lục cẩm thạch.
Ông nhìn thấy “Đấng đang ngồi” hoàn toàn khác với điều ông nghĩ, ông diễn tả “trông như như ngọc thạch anh và ngọc mã não.” Là những loại ngọc quý có màu sắc tiêu biểu cho sự sống, sự công chính là vinh quang, những sự tốt lành, đẹp của Chúa. “Có cầu vồng bao chung quanh ngai, trông như ngọc lục cẩm thạch”. Cầu vồng, loài người thường thấy xuất hiện trên bầu trời vào ngày có mưa, là một cảnh tượng đẹp, ở đây cho con hiểu như một vầng hào quang nhiều màu sắc, bao quanh ngai nói lên cảnh tượng hoành tráng, rực rỡ, oai nghi của một vị Vua Chúa Tể muôn loài. Về ý nghĩa thuộc linh, “cầu vồng” nói lên sự thành tín của Chúa khi thực thi những công việc tốt lành hoặc trừng phạt cho loài người.
4 Chung quanh ngai [có] hai mươi bốn ngai. Trên các ngai, tôi đã thấy hai mươi bốn trưởng lão đang ngồi, mặc trong trang phục trắng. Họ đã có trên đầu của họ các mão vàng.
“Chung quanh” ngai của Đức Chúa Trời, có thể hiểu là Ngai của Đức Chúa Trời ở chính giữa các “trưởng lão”. Đối với loài người ở trần gian, sự kiện 24 người ngồi xung quanh một “xếp” của họ thì sẽ có người ngồi ở phía sau xếp, chỉ thấy sau lưng. Nhưng ở đây thì ai ở đâu cũng thấy Vua của mình ở trước mặt. Quả là diệu kỳ và cũng cho con thấy được dù ở đâu thì loài người cũng đều ở trước mặt Chúa. “Hai mươi bốn trưởng lão” họ không phải là các thiên sứ mà là 24 người đã được cứu chuộc đại diện cho mọi dân tộc, mọi màu da, mọi ngôn ngữ trên đất. Thánh Kinh không nói rõ họ là ai. Con hiểu họ “mặc trong trang phục trắng” mà Chúa ban cho, bởi những việc làm công chính đã làm trên đất (Khải Huyền 19:8). “Họ đã có trên đầu của họ các mão vàng” nói lên vinh quang, thẩm quyền cai tri Chúa ban cho họ.
5 Từ nơi ngai đã phát ra chớp nhoáng, sấm vang, và âm thanh. Bảy ngọn đèn lửa đang cháy trước ngai ấy là bảy Thần Linh của Đức Chúa Trời.
Từ nơi ngai đã phát ra chớp nhoáng, sấm vang, và âm thanh. Ở trần gian, vào những ngày hoặc đêm mưa giông, con người quan sát được cảnh sắc thiên nhiên: chóp nhoáng, sấm vang, và âm thanh là những cảnh tượng hùng vĩ nói lên quyền lực kinh khiếp, đáng sợ, đáng hãi hùng của Chúa mà ai cũng phải tìm chỗ ẩn nấp thì ở đây nói lên uy quyền tối thượng của Chúa (Thi Thiên 89:7).
“Bảy ngọn đèn lửa đang cháy trước ngai ấy là bảy Thần Linh của Đức Chúa Trời”. Cụm từ này con hiểu là sự hiện điện của Đấng Thần Linh, trước Ngài. “Bảy ngọn đèn lửa đang cháy”, số bảy tiêu biểu cho bảy công vụ của Đức Thánh Linh, là trọn vẹn. “Đèn lửa đang cháy” nói lên sự soi sáng, sự hiểu biết và mang lại hơi ấm, xua tan sự giá lạnh trong tấm lòng con dân Chúa.
6 Trước ngai, một biển thủy tinh như pha lê. Trong giữa ngai và chung quanh ngai, bốn sinh vật đầy những mắt phía trước và phía sau.
“Biển” nói lên sự rộng lớn, “thủy tinh trong như pha lê”, nói lên sự trong suốt, có thể là một sân lớn thủy tinh, nơi làm chỗ đứng cho con dân Chúa (Khải Huyền 15:2). Tính chất trong suốt của thủy tinh pha-lê, nói lên không có gì che được sự nhìn thấy của mắt Chúa (Hê-bơ-rơ 4:13).
“Giữa và chung quanh ngai có bốn sinh vật mà phía trước và phía sau đầy những mắt.” Thánh Kinh không nói rõ về bốn sinh vật này, con có thể hiểu là bốn sinh vật này có nhiều mắt, nhìn thấy tất cả những gì diễn ra, làm nhiệm vụ bảo vệ cho Chúa. Theo Ê-sai 6:2 thì đó là những Sê-ra-phim.
7 Sinh vật thứ nhất giống như sư tử, sinh vật thứ nhì giống như bò đực, sinh vật thứ ba có mặt như người, sinh vật thứ tư giống như đại bàng đang bay.
“Sư tử” tiêu biểu cho sự oai phong, quyền lực. “Bò đực” tiêu biểu cho sự chăm chỉ, dai sức, không mệt mỏi. “Người” là sinh vật, khôn sáng hơn muôn loài. “Đại bàng bay” tiêu biểu cho sự nhanh nhẹn. Bốn sinh vật này nói lên đặc tính cai trị của Đức Chúa Trời.
8 Mỗi sinh vật, mỗi một chúng có sáu cánh chúng quanh và bên trong [cánh] đầy những mắt. Ngày lẫn đêm, chúng không ngừng nghỉ, nói: "Thánh thay! Thánh thay! Thánh thay! Chúa, Đức Chúa Trời, Đấng Toàn Trị, Đấng Đã Có, Đấng Hiện Có, và Đấng Sẽ Đến."
Theo Ê-sai 6:2 thì các Sê-ra-phim này, có 6 cánh, 2 cánh che mặt, bày tỏ sự khiêm nhường trước vinh quang Chúa, 2 cánh che chân, bày tỏ sự tôn nghiêm trước Chúa, 2 cánh để bay có thể để di chuyển ngai của Chúa. “Bên trong cánh có đầy những mắt”, vẫn là những mắt để quan sát. “Ngày đêm chúng nói không ngừng nghỉ. Thánh thay! Thánh thay! Thánh thay! Chúa, Đức Chúa Trời Toàn Năng.” Đây là những thiên tính chỉ có ở Thiên Chúa Ba Ngôi. Theo con hiểu tôn vinh Đức Chúa Trời, không có nghĩa là chỉ tôn vinh Ngôi Một, mà là tôn vinh Ba Ngôi vì Danh hiệu Đức Chúa Trời cũng được chỉ về Chúa Jesus và Đấng Thần Linh.
“Đấng Đã Có, Hiện Có, và Còn Đến!” một danh hiệu khác của Đấng Tự Hữu Hằng Hữu.
9 Khi các sinh vật dâng sự vinh quang, sự tôn quý và lời cảm tạ lên Đấng đang ngự trên ngai, Đấng Sống cho tới Đời Đời,
Như vậy, các sinh vật này ngoài việc che chở, bảo vệ, còn làm nhiệm vụ, ca ngợi, chúc tụng, tôn vinh, cảm tạ lên “Đấng Sống Đời Đời”: một danh hiệu khác của Đấng Tự Hữu Hằng Hữu. Mọi sinh vật được Chúa tạo nên, đều có trách nhiệm bày tỏ lòng biết ơn Đấng sinh thành ra mình qua lời ca ngợi, chúc tụng, tôn vinh, cảm tạ vì Ngài xứng đáng như vậy (Ê-sai 42:10-12; 44:23; Thi Thiên 66:1-4; 100:1-2; Lu-ca 19:40).
10 hai mươi bốn trưởng lão hạ mình xuống trước Đấng đang ngự trên ngai mà thờ phượng Đấng Sống cho tới Đời Đời. Họ ném các mão của họ trước ngai, thưa, [rằng]:
Đây là hành động tôn thờ hạ mình, xấp mình, phủ phục… “Ném mão mình trước ngai” bày tỏ dâng quyền cai trị, sự vinh quang Chúa ban cho họ, lên Ngài.
11 "Lạy Chúa! Ngài là xứng đáng để nhận sự vinh quang, sự tôn quý, và quyền thế. Vì Ngài đã tạo dựng muôn vật. Vì ý muốn của Ngài mà chúng hiện hữu và đã được tạo thành."
Như con đã bày tỏ câu trên, Thiên Chúa Đấng sáng tạo nên, ban sự sống, ban niềm vui cho muôn vật, muôn loài thì “Ngài đáng nhận sự vinh quang, sự tôn quý và quyền lực”. “Vinh quang” là những công việc tốt lành, thánh khiết, công chính, đầy tình yêu thương Chúa làm trên muôn vật, muôn loài. “Tôn quý” những công việc Chúa đã, đang, sẽ làm cho muôn loài là đáng được tôn trọng, quý báu, đáng được tôn cao. “Quyền lực” nói về sự cai trị, cầm quyền, thẩm quyền, năng lực của Thiên Chúa trên muôn vật, muôn loài. Thiên Chúa Ngôi Đức Chúa Trời thể hiện ý chí của Thiên Chúa. Thiên Chúa Ngôi Lời thể hiện hành động của Thiên Chúa. Thiên Chúa Ngôi Thần Linh thể hiện năng lực của Thiên Chúa. Bài suy ngẫm của con có tham khảo bài giảng của người chăn.
Phần con áp dụng:
Kính thưa Chúa, 1/ Sự thờ phượng Chúa là một nghĩa vụ của mỗi con dân Chúa, dù là một mình hay cùng nhau nhóm hiệp với các con dân Chúa, trong Hội Thánh, phải rất nghiêm túc, kỉnh kiền bày tỏ sự nghiêm túc, trang trọng trước Chúa, tập trung, không làm công việc theo ý riêng, lắng nghe bài giảng là thông điệp của Chúa tới mỗi Hội Thánh, mỗi con dân Chúa. Hãy coi như Chúa đang hiện diện trước mặt mình.
2/ Con phải có trách nhiệm dạy cho con cháu mình tầm quan trọng của sự thờ phượng và thái độ của con dân Chúa trước sự hiện diện của Chúa.
3/ Sự thờ phượng Chúa, tại Hội Thánh địa phương, theo con nghĩ, chưa được tốt. Chúng con sẽ khắc phục vào kỳ nhóm tới. Cảm tạ Chúa.
Con cảm tạ ơn Chúa đã soi sáng con bài hôm nay. Nguyện mọi vinh quang, tôn quý, năng lực đều thuộc về Thiên Chúa đời đời vô cùng. Nguyện xin ân điển của Thiên Chúa được đầy dẫy trong con. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ. Con, Dương Quang Trung Ngày 17/10/2024
Khải Huyền 4:1-11 Ngai của Đức Chúa Trời
Kính lạy Cha Toàn Năng đời đời yêu kính của chúng con. Con dâng lời cảm tạ ơn Cha đã ban cho con có cơ hội được đọc, học Lời của Ngài trong Khải Huyền đoạn 4:1-11.
Con cầu xin Đức Thánh Linh soi sáng, mở mắt con, xin cho con thấy được sự lạ lùng, kỳ diệu trong luật pháp của Ngài, sức mạnh, quyền năng trong Lời Ngài, xin giúp con áp dụng Lời Ngài vào đời sống con, để con được trở nên con cái đích thực của Ngài. Con cảm tạ ơn Ngài và thành kính cầu xin trong danh Đức Chúa Jesus Christ. A-men!
Kính thưa Cha, đây là những điều mà con học được qua những câu:
1 Sau những sự này, tôi đã nhìn xem, và này, một cái cửa đã được mở ra trên trời. Tiếng đầu tiên mà tôi đã nghe giống như một tiếng loa, phán với tôi rằng: "Hãy lên đây! Ta sẽ tỏ cho ngươi những gì sẽ xảy ra sau những sự này."
“Sau những sự này”, con hiểu rằng sau những việc diễn ra ở đoạn 2 và 3, ông Giăng trong thần linh, được nghe tiếng phán của Đức Chúa Jesus gọi ông lên thiên đàng.
2 Liền theo đó, tôi đã ở trong thần linh. Tôi đã thấy một ngai được đặt trên trời, [có một Đấng] đang ngự trên ngai.
“Liền theo đó” dường như tức thì, ông Giăng đã ở tại thiên đàng như một phép lạ. Về phương diện thuộc thể, khoảng cách từ trái đất tới rìa của vũ trụ là hàng trăm tỷ năm ánh sáng, nhưng về phương diện thuộc linh thì cự ly, khoảng cách trở nên vô nghĩa, cũng có thể hiểu là, thế giới thuộc linh khống chế thế giới thuộc thể. Trong khải tượng, ông nhìn thấy ngai của Đức Chúa Trời, “có một Đấng đang ngự trên ngai” là Đức Chúa Trời.
3 Đấng đang ngồi thì trông như ngọc thạch anh và ngọc mã não. [Có] cầu vồng bao chung quanh ngai, trông như ngọc lục cẩm thạch.
Ông nhìn thấy “Đấng đang ngồi” hoàn toàn khác với điều ông nghĩ, ông diễn tả “trông như như ngọc thạch anh và ngọc mã não.” Là những loại ngọc quý có màu sắc tiêu biểu cho sự sống, sự công chính là vinh quang, những sự tốt lành, đẹp của Chúa.
“Có cầu vồng bao chung quanh ngai, trông như ngọc lục cẩm thạch”. Cầu vồng, loài người thường thấy xuất hiện trên bầu trời vào ngày có mưa, là một cảnh tượng đẹp, ở đây cho con hiểu như một vầng hào quang nhiều màu sắc, bao quanh ngai nói lên cảnh tượng hoành tráng, rực rỡ, oai nghi của một vị Vua Chúa Tể muôn loài. Về ý nghĩa thuộc linh, “cầu vồng” nói lên sự thành tín của Chúa khi thực thi những công việc tốt lành hoặc trừng phạt cho loài người.
4 Chung quanh ngai [có] hai mươi bốn ngai. Trên các ngai, tôi đã thấy hai mươi bốn trưởng lão đang ngồi, mặc trong trang phục trắng. Họ đã có trên đầu của họ các mão vàng.
“Chung quanh” ngai của Đức Chúa Trời, có thể hiểu là Ngai của Đức Chúa Trời ở chính giữa các “trưởng lão”. Đối với loài người ở trần gian, sự kiện 24 người ngồi xung quanh một “xếp” của họ thì sẽ có người ngồi ở phía sau xếp, chỉ thấy sau lưng. Nhưng ở đây thì ai ở đâu cũng thấy Vua của mình ở trước mặt. Quả là diệu kỳ và cũng cho con thấy được dù ở đâu thì loài người cũng đều ở trước mặt Chúa.
“Hai mươi bốn trưởng lão” họ không phải là các thiên sứ mà là 24 người đã được cứu chuộc đại diện cho mọi dân tộc, mọi màu da, mọi ngôn ngữ trên đất. Thánh Kinh không nói rõ họ là ai. Con hiểu họ “mặc trong trang phục trắng” mà Chúa ban cho, bởi những việc làm công chính đã làm trên đất (Khải Huyền 19:8).
“Họ đã có trên đầu của họ các mão vàng” nói lên vinh quang, thẩm quyền cai tri Chúa ban cho họ.
5 Từ nơi ngai đã phát ra chớp nhoáng, sấm vang, và âm thanh. Bảy ngọn đèn lửa đang cháy trước ngai ấy là bảy Thần Linh của Đức Chúa Trời.
Từ nơi ngai đã phát ra chớp nhoáng, sấm vang, và âm thanh. Ở trần gian, vào những ngày hoặc đêm mưa giông, con người quan sát được cảnh sắc thiên nhiên: chóp nhoáng, sấm vang, và âm thanh là những cảnh tượng hùng vĩ nói lên quyền lực kinh khiếp, đáng sợ, đáng hãi hùng của Chúa mà ai cũng phải tìm chỗ ẩn nấp thì ở đây nói lên uy quyền tối thượng của Chúa (Thi Thiên 89:7).
“Bảy ngọn đèn lửa đang cháy trước ngai ấy là bảy Thần Linh của Đức Chúa Trời”. Cụm từ này con hiểu là sự hiện điện của Đấng Thần Linh, trước Ngài. “Bảy ngọn đèn lửa đang cháy”, số bảy tiêu biểu cho bảy công vụ của Đức Thánh Linh, là trọn vẹn. “Đèn lửa đang cháy” nói lên sự soi sáng, sự hiểu biết và mang lại hơi ấm, xua tan sự giá lạnh trong tấm lòng con dân Chúa.
6 Trước ngai, một biển thủy tinh như pha lê. Trong giữa ngai và chung quanh ngai, bốn sinh vật đầy những mắt phía trước và phía sau.
“Biển” nói lên sự rộng lớn, “thủy tinh trong như pha lê”, nói lên sự trong suốt, có thể là một sân lớn thủy tinh, nơi làm chỗ đứng cho con dân Chúa (Khải Huyền 15:2). Tính chất trong suốt của thủy tinh pha-lê, nói lên không có gì che được sự nhìn thấy của mắt Chúa (Hê-bơ-rơ 4:13).
“Giữa và chung quanh ngai có bốn sinh vật mà phía trước và phía sau đầy những mắt.” Thánh Kinh không nói rõ về bốn sinh vật này, con có thể hiểu là bốn sinh vật này có nhiều mắt, nhìn thấy tất cả những gì diễn ra, làm nhiệm vụ bảo vệ cho Chúa.
Theo Ê-sai 6:2 thì đó là những Sê-ra-phim.
7 Sinh vật thứ nhất giống như sư tử, sinh vật thứ nhì giống như bò đực, sinh vật thứ ba có mặt như người, sinh vật thứ tư giống như đại bàng đang bay.
“Sư tử” tiêu biểu cho sự oai phong, quyền lực.
“Bò đực” tiêu biểu cho sự chăm chỉ, dai sức, không mệt mỏi.
“Người” là sinh vật, khôn sáng hơn muôn loài.
“Đại bàng bay” tiêu biểu cho sự nhanh nhẹn.
Bốn sinh vật này nói lên đặc tính cai trị của Đức Chúa Trời.
8 Mỗi sinh vật, mỗi một chúng có sáu cánh chúng quanh và bên trong [cánh] đầy những mắt. Ngày lẫn đêm, chúng không ngừng nghỉ, nói: "Thánh thay! Thánh thay! Thánh thay! Chúa, Đức Chúa Trời, Đấng Toàn Trị, Đấng Đã Có, Đấng Hiện Có, và Đấng Sẽ Đến."
Theo Ê-sai 6:2 thì các Sê-ra-phim này, có 6 cánh, 2 cánh che mặt, bày tỏ sự khiêm nhường trước vinh quang Chúa, 2 cánh che chân, bày tỏ sự tôn nghiêm trước Chúa, 2 cánh để bay có thể để di chuyển ngai của Chúa.
“Bên trong cánh có đầy những mắt”, vẫn là những mắt để quan sát.
“Ngày đêm chúng nói không ngừng nghỉ. Thánh thay! Thánh thay! Thánh thay! Chúa, Đức Chúa Trời Toàn Năng.” Đây là những thiên tính chỉ có ở Thiên Chúa Ba Ngôi. Theo con hiểu tôn vinh Đức Chúa Trời, không có nghĩa là chỉ tôn vinh Ngôi Một, mà là tôn vinh Ba Ngôi vì Danh hiệu Đức Chúa Trời cũng được chỉ về Chúa Jesus và Đấng Thần Linh.
“Đấng Đã Có, Hiện Có, và Còn Đến!” một danh hiệu khác của Đấng Tự Hữu Hằng Hữu.
9 Khi các sinh vật dâng sự vinh quang, sự tôn quý và lời cảm tạ lên Đấng đang ngự trên ngai, Đấng Sống cho tới Đời Đời,
Như vậy, các sinh vật này ngoài việc che chở, bảo vệ, còn làm nhiệm vụ, ca ngợi, chúc tụng, tôn vinh, cảm tạ lên “Đấng Sống Đời Đời”: một danh hiệu khác của Đấng Tự Hữu Hằng Hữu. Mọi sinh vật được Chúa tạo nên, đều có trách nhiệm bày tỏ lòng biết ơn Đấng sinh thành ra mình qua lời ca ngợi, chúc tụng, tôn vinh, cảm tạ vì Ngài xứng đáng như vậy (Ê-sai 42:10-12; 44:23; Thi Thiên 66:1-4; 100:1-2; Lu-ca 19:40).
10 hai mươi bốn trưởng lão hạ mình xuống trước Đấng đang ngự trên ngai mà thờ phượng Đấng Sống cho tới Đời Đời. Họ ném các mão của họ trước ngai, thưa, [rằng]:
Đây là hành động tôn thờ hạ mình, xấp mình, phủ phục… “Ném mão mình trước ngai” bày tỏ dâng quyền cai trị, sự vinh quang Chúa ban cho họ, lên Ngài.
11 "Lạy Chúa! Ngài là xứng đáng để nhận sự vinh quang, sự tôn quý, và quyền thế. Vì Ngài đã tạo dựng muôn vật. Vì ý muốn của Ngài mà chúng hiện hữu và đã được tạo thành."
Như con đã bày tỏ câu trên, Thiên Chúa Đấng sáng tạo nên, ban sự sống, ban niềm vui cho muôn vật, muôn loài thì “Ngài đáng nhận sự vinh quang, sự tôn quý và quyền lực”.
“Vinh quang” là những công việc tốt lành, thánh khiết, công chính, đầy tình yêu thương Chúa làm trên muôn vật, muôn loài.
“Tôn quý” những công việc Chúa đã, đang, sẽ làm cho muôn loài là đáng được tôn trọng, quý báu, đáng được tôn cao.
“Quyền lực” nói về sự cai trị, cầm quyền, thẩm quyền, năng lực của Thiên Chúa trên muôn vật, muôn loài.
Thiên Chúa Ngôi Đức Chúa Trời thể hiện ý chí của Thiên Chúa. Thiên Chúa Ngôi Lời thể hiện hành động của Thiên Chúa. Thiên Chúa Ngôi Thần Linh thể hiện năng lực của Thiên Chúa.
Bài suy ngẫm của con có tham khảo bài giảng của người chăn.
Phần con áp dụng:
Kính thưa Chúa,
1/ Sự thờ phượng Chúa là một nghĩa vụ của mỗi con dân Chúa, dù là một mình hay cùng nhau nhóm hiệp với các con dân Chúa, trong Hội Thánh, phải rất nghiêm túc, kỉnh kiền bày tỏ sự nghiêm túc, trang trọng trước Chúa, tập trung, không làm công việc theo ý riêng, lắng nghe bài giảng là thông điệp của Chúa tới mỗi Hội Thánh, mỗi con dân Chúa. Hãy coi như Chúa đang hiện diện trước mặt mình.
2/ Con phải có trách nhiệm dạy cho con cháu mình tầm quan trọng của sự thờ phượng và thái độ của con dân Chúa trước sự hiện diện của Chúa.
3/ Sự thờ phượng Chúa, tại Hội Thánh địa phương, theo con nghĩ, chưa được tốt. Chúng con sẽ khắc phục vào kỳ nhóm tới. Cảm tạ Chúa.
Con cảm tạ ơn Chúa đã soi sáng con bài hôm nay. Nguyện mọi vinh quang, tôn quý, năng lực đều thuộc về Thiên Chúa đời đời vô cùng. Nguyện xin ân điển của Thiên Chúa được đầy dẫy trong con. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Con, Dương Quang Trung
Ngày 17/10/2024
…