Nguyễn Thị Thùy Linh: I Cô-rinh-tô 8:1-13 Của Cúng Thần Tượng
Kính thưa Cha kính yêu của con, con cảm tạ ơn Cha ban cho con thêm cơ hội suy ngẫm Lời của Ngài. Nguyện kính xin Cha soi dẫn cho con.
Thưa Cha, con xin ghi lại sự hiểu của con về phân đoạn Thánh Kinh trên đây như sau:
Con hiểu sự hiểu biết có khi khiến cho kiêu ngạo có nghĩa là một người cho rằng mình hiểu biết nhiều, sự hiểu biết là sự nhận thức điều gì đúng, điều gì sai và người đó hành động theo sự hiểu biết của mình. Người có sự hiểu biết thì nhận thức được điều mình làm là đúng. Trong Chúa thì người có sự hiểu biết sẽ hành động làm ra những việc xét theo điều răn, luật pháp không sai trật. Tuy nhiên hành động đó sẽ làm cho một số người yếu đuối thiếu hiểu biết sẽ vấp phạm. Sự hiểu biết khiến cho kiêu ngạo là sự một người nghĩ rằng mình có sự hiểu biết rồi cứ tự do thoải mái làm điều mình nhận thức là đúng, người ấy không cần quan tâm đến người khác là những người thiếu hiểu biết có tâm thần yếu đuối có vấp phạm hay không, người đó không cần xem xét việc mình làm đó có gây dựng, ích lợi cho người khác hay không mặc dù điều đó không sai nghịch với Lời Chúa. Ví dụ như một người có sự hiểu biết là thần tượng là hư không, người đó không tin vào các thần tượng và không sợ các thần tượng làm ảnh hưởng đến mình nên người đó không ngại đi đến những nơi có hình tượng để gặp gỡ bạn bè, khách hàng hay đối tác làm ăn. Nhưng hành động đó khiến cho người thiếu hiểu biết nhìn thấy và cũng bắt chước theo vì nghĩ rằng con dân Chúa có thể đi tới những nơi đó. Vậy việc làm của người có sự hiểu biết đã gây vấp phạm cho người có tâm thức yếu đuối.
Thưa Cha, bài học chính con rút ra được trong phân đoạn Thánh Kinh này là sự làm gương tốt và mọi sự con được phép làm nhưng không phải mọi sự đều là có ích.
Về sự làm gương nếu con là người có sự hiểu biết thì con phải chọn làm, nói, hành động sao cho có ích cho người khác để không gây vấp phạm cho người khác. Con phải làm trong sự hạ mình và nghĩ đến người khác mặc dù việc làm của con là không sai nhưng con phải cân nhắc liệu việc làm này có ích cho người khác không đặc biệt là những người có tâm thần yếu đuối. Không phải con có sự hiểu biết rồi con muốn làm gì thì làm nhưng con tin rằng Chúa cũng muốn con làm với sự thận trọng, hạ mình, làm gương cho người khác. Đó cũng là một sự hy sinh cho người khác, biết nghĩ đến người khác.
Về mọi sự con được phép làm nhưng không phải mọi sự đều là có ích. Con học được tấm lòng của Phao-lô ông sẵn sàng không ăn thịt nếu việc ăn đó gây vấp phạm cho người khác mặc dù việc ăn thịt của ông theo sự hiểu biết, nhận thức của ông là không phạm tội. Trên bước đường theo Chúa có những việc làm xét theo Lời Chúa hoàn toàn không sai nghịch, không phạm tội nhưng cũng không nên làm vì lợi ích của người khác đó là lợi ích về tâm thần của họ. Khi một người tâm thần yếu đuối họ sẽ dễ bị vấp phạm và hiểu lầm, hiểu sai, họ làm theo thì họ bị vấp phạm, bị phạm tội.
Con học được rằng một con dân Chúa phải có sự hiểu biết nhưng sự hiểu biết đó phải có tình yêu thương. Tình yêu thương đó thể hiện qua việc làm, cách hành xử của mình luôn quan tâm và nghĩ đến người khác, vì ích lợi, gây dựng cho người khác.
Con cảm tạ ơn Cha đã cho con suy ngẫm Lời của Ngài. Nguyện Lời Ngài nhắc nhở, dạy dỗ con để con luôn ghi nhớ và làm theo. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Thị Thùy Linh
09/05/2023
Nguyễn Thị Thùy Linh: I Cô-rinh-tô 8:1-13 Của Cúng Thần Tượng
Kính thưa Cha kính yêu của con, con cảm tạ ơn Cha ban cho con thêm cơ hội suy ngẫm Lời của Ngài. Nguyện kính xin Cha soi dẫn cho con.
Thưa Cha, con xin ghi lại sự hiểu của con về phân đoạn Thánh Kinh trên đây như sau:
Con hiểu sự hiểu biết có khi khiến cho kiêu ngạo có nghĩa là một người cho rằng mình hiểu biết nhiều, sự hiểu biết là sự nhận thức điều gì đúng, điều gì sai và người đó hành động theo sự hiểu biết của mình. Người có sự hiểu biết thì nhận thức được điều mình làm là đúng. Trong Chúa thì người có sự hiểu biết sẽ hành động làm ra những việc xét theo điều răn, luật pháp không sai trật. Tuy nhiên hành động đó sẽ làm cho một số người yếu đuối thiếu hiểu biết sẽ vấp phạm. Sự hiểu biết khiến cho kiêu ngạo là sự một người nghĩ rằng mình có sự hiểu biết rồi cứ tự do thoải mái làm điều mình nhận thức là đúng, người ấy không cần quan tâm đến người khác là những người thiếu hiểu biết có tâm thần yếu đuối có vấp phạm hay không, người đó không cần xem xét việc mình làm đó có gây dựng, ích lợi cho người khác hay không mặc dù điều đó không sai nghịch với Lời Chúa. Ví dụ như một người có sự hiểu biết là thần tượng là hư không, người đó không tin vào các thần tượng và không sợ các thần tượng làm ảnh hưởng đến mình nên người đó không ngại đi đến những nơi có hình tượng để gặp gỡ bạn bè, khách hàng hay đối tác làm ăn. Nhưng hành động đó khiến cho người thiếu hiểu biết nhìn thấy và cũng bắt chước theo vì nghĩ rằng con dân Chúa có thể đi tới những nơi đó. Vậy việc làm của người có sự hiểu biết đã gây vấp phạm cho người có tâm thức yếu đuối.
Thưa Cha, bài học chính con rút ra được trong phân đoạn Thánh Kinh này là sự làm gương tốt và mọi sự con được phép làm nhưng không phải mọi sự đều là có ích.
Về sự làm gương nếu con là người có sự hiểu biết thì con phải chọn làm, nói, hành động sao cho có ích cho người khác để không gây vấp phạm cho người khác. Con phải làm trong sự hạ mình và nghĩ đến người khác mặc dù việc làm của con là không sai nhưng con phải cân nhắc liệu việc làm này có ích cho người khác không đặc biệt là những người có tâm thần yếu đuối. Không phải con có sự hiểu biết rồi con muốn làm gì thì làm nhưng con tin rằng Chúa cũng muốn con làm với sự thận trọng, hạ mình, làm gương cho người khác. Đó cũng là một sự hy sinh cho người khác, biết nghĩ đến người khác.
Về mọi sự con được phép làm nhưng không phải mọi sự đều là có ích. Con học được tấm lòng của Phao-lô ông sẵn sàng không ăn thịt nếu việc ăn đó gây vấp phạm cho người khác mặc dù việc ăn thịt của ông theo sự hiểu biết, nhận thức của ông là không phạm tội. Trên bước đường theo Chúa có những việc làm xét theo Lời Chúa hoàn toàn không sai nghịch, không phạm tội nhưng cũng không nên làm vì lợi ích của người khác đó là lợi ích về tâm thần của họ. Khi một người tâm thần yếu đuối họ sẽ dễ bị vấp phạm và hiểu lầm, hiểu sai, họ làm theo thì họ bị vấp phạm, bị phạm tội.
Con học được rằng một con dân Chúa phải có sự hiểu biết nhưng sự hiểu biết đó phải có tình yêu thương. Tình yêu thương đó thể hiện qua việc làm, cách hành xử của mình luôn quan tâm và nghĩ đến người khác, vì ích lợi, gây dựng cho người khác.
Con cảm tạ ơn Cha đã cho con suy ngẫm Lời của Ngài. Nguyện Lời Ngài nhắc nhở, dạy dỗ con để con luôn ghi nhớ và làm theo. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Thị Thùy Linh
09/05/2023