Nguyễn Thị Thùy Linh:Tít 1:10-16 Cách Ứng Xử Với Những Kẻ Xấu Trong Hội Thánh
Kính thưa Cha yêu kính của con. Con cảm tạ ơn Cha đã ban cho con thêm một ngày nữa trên đất này, con cảm tạ Cha đã ban cho con được nhận ân điển của Ngài. Con thật là có phước khi được nhận ân điển của Chúa và sự cứu rỗi của Đức Chúa Jesus Christ. Con nguyện tôn thờ duy nhất một mình Thiên Chúa. Thì giờ này con cầu xin Đức Thánh Linh dạy dỗ con, giúp con hiểu được Lời Chúa. Con cảm tạ Ngài.
10 Vì có nhiều người ngỗ nghịch, hay nói những lời hư không và phỉnh dỗ, nhất là trong những kẻ chịu cắt bì.
11 Những kẻ ấy cần phải bị khớp miệng. Họ vì lợi nhơ bẩn mà phá đổ cả nhà của người ta, dạy những điều không nên dạy.
12 Một người trong bọn họ, một tiên tri của họ, nói: Người Cơ-rết hay nói dối, là thú dữ, biếng nhác, tham ăn.
13 Lời chứng ấy là thật. Vì vậy mà con hãy quở trách họ cách nghiêm khắc, để cho họ được tốt lành trong đức tin.
14 Đừng nghe những chuyện nhảm của người Do-thái và các điều răn của loài người, vì chúng xoay khỏi lẽ thật.
15 Thực tế, mọi sự chắc chắn là tinh sạch cho những người tinh sạch; nhưng chẳng có sự gì là tinh sạch cho những kẻ ô uế và chẳng tin, mà tâm trí và tâm thức của họ cũng bị ô uế.
16 Họ xưng họ biết Thiên Chúa nhưng trong những việc làm thì họ chối bỏ Ngài, trở nên đáng ghét, không vâng phục, và không xứng đáng cho bất cứ việc lành nào.
Thưa Cha, con xin kính dâng lên Cha sự hiểu của con về phân đoạn Thánh Kinh trong Tít 1:10-16 như sau:
1. Qua phân đoạn này con phần nào thấy được trách nhiệm và sự khó khăn lớn của Tít khi ông ở trong vòng những người Cơ-rết không có sự kính sợ Chúa mà còn sống trong tội. Vậy nên Phao-lô cũng đã hết lòng khuyên dạy, khích lệ cho Tít để ông được vững vàng hơn trong linh vụ của mình.
Con hiểu những kẻ chịu cắt bì là những người chịu cắt bì bằng hình thức, họ cũng tự hào rằng họ là người đã chịu cắt bì giữ sự giao ước và thuộc về tuyển dân của Chúa, tuy nhiên tấm lòng họ không có cắt bì nên họ còn nguyên bản ngã con người cũ, sống trong tội và làm ra tội. Con ngẫm nghĩ đến người tuy không chịu cắt bì bằng hình thức nhưng họ thật lòng ăn năn tội và chán ghét tội, gắng sức sống đẹp lòng Đức Chúa Trời thì sẽ có giá trị hơn rất nhiều lần so với những người thật cắt bì bằng hình thức.
2. Phao-lô khuyên dạy Tít hãy khớp miệng những kẻ ngỗ nghịch, hay nói những lời hư không và phỉnh dỗ. Con hiểu nói những lời ngỗ nghịch là những lời nghịch lại với lẽ thật, kiêu ngạo, tự cao, xấc xược, những lời gây sự chia rẽ giữa vòng con dân Chúa... Khớp miệng có nghĩa là dùng lẽ thật để răn đe, quở trách và không cho họ tiếp tục nói những lời hư không ấy, nếu họ không ăn năn sửa đổi thì cần có hình thức kỷ luật họ.
3. Thưa Cha, con suy ngẫm nhiều về câu 16, con hiểu rằng Phao-lô đang nói về những người Cơ-rết là những người xưng là biết Thiên Chúa, xưng là mình hiểu biết. Tuy nhiên việc họ làm ra thì có hình thức chối bỏ Thiên Chúa. Con liên tưởng đến ngày nay khi một người xưng nhận mình là con dân Chúa, tuyên xưng đức tin nơi Chúa. Tuy nhiên nếp sống của người ấy thì có khi thua cả người ngoại. Người ấy vẫn sống trong tội, làm ra tội, vẫn vi phạm các điều răn, vẫn ham lợi, tính toán, ích kỷ, vẫn nói dối, lươn lẹo, họ trở nên đáng ghét và không có sự vâng phục. Thì người ấy là người chối bỏ Thiên Chúa. Bởi đời sống của họ không chiếu ra được vinh quang của Chúa mà còn làm ô danh Chúa. Những người như vậy chỉ tin Chúa trên môi miệng mà chưa thật lòng tin Chúa, vậy nên họ không xứng đáng được Chúa sử dụng cho các việc lành, nếu họ có đang làm việc lành thì những việc đó cũng như là những áo nhớp trước mặt Chúa.
4. Phao-lô bảo Tít phải quở trách những người còn sống trong tội cách nghiêm khắc để cho họ được đức tin tốt lành. Lời Chúa có dạy lời quở trách tỏ tường hơn là yêu thương kín giấu. Con hiểu lý do Phao-lô để Tít ở lại Cơ-rết là để thành lập các thẩm quyền trong Hội Thánh và bên cạnh đó răn đe, sửa trị những kẻ xấu trong Hội Thánh. Con hiểu trong Chúa thì trong hình thức kỷ luật nào cũng với mục đích khiến cho người làm sai có cơ hội được ăn năn, cải hối. Người xấu trở lại được tốt, vậy nên phải có sự nghiêm khắc để cho những người xấu biết sợ, tỉnh thức mà sớm ăn năn để họ được trở nên tốt lành trong đức tin nơi Thiên Chúa. Vậy nên sự nghiêm khắc cũng là sự thể hiện tình yêu đối với những người như vậy.
Bài học con rút ra được là:
1. Ngày nay trong Hội Thánh vẫn còn có những người như Phao-lô nói trên đây. Tuy con không phải là người chăn, trưởng lão nhưng nếu con thấy có những lời nói nghịch lại với Lẽ Thật, những lời nói hư không, phỉnh dỗ, thì con cần dùng Lời Chúa để chỉ ra cho người ấy và nếu như người ấy vẫn cứ tiếp diễn thì con cần thưa trình lên trưởng lão, người chăn để giải quyết, như vậy để gìn giữ sự thánh khiết của Hội Thánh và tránh cho người ấy gây vấp phạm cho người khác và người mới, còn yếu đức tin, còn thiếu sự hiểu biết.
2. Bản thân con đã tra xét lại mình khi đọc và suy ngẫm câu 16. Con học được rằng để đánh giá một người có phải thật là con dân Chúa không, người ấy có thuộc về Chúa không thì nhìn vào nếp sống của họ. Vì nếu thật là con dân Chúa thì đời sống của người ấy phải giống như Chúa và mang những bản tính giống như Thiên Chúa. Và điều này cũng áp dụng cho chính bản thân con. Điều này cũng giúp con tra xét mình xem mình có thật thuộc về Chúa không để con kịp thời sửa đổi, chấn chỉnh lại nếp sống của mình.
Con vẫn nhớ lời khuyên của một người chị em dành cho con đó là: Khi làm việc gì cũng hãy làm vì yêu Chúa, yêu người. Thì cho dù một lời quở trách cũng phải vì yêu Chúa và yêu người ấy. Còn đối với bản thân con, con cần tự nghiêm khắc hơn và biết tự kỷ luật hơn.
Thưa Cha, lòng con thật khao khát được trở nên giống Ngài. Con thấy yêu mến luật pháp của Ngài. Con muốn được thuộc về Ngài và được mãi mãi bên cạnh Ngài. Con kính xin Chúa vùa giúp con. Ban năng lực cho con và làm thành những ước ao của con, nguyện những ước ao, những sự suy ngẫm của lòng con được đẹp ý Ngài. Nguyện xin Cha giúp con nhớ những bài học mà con đã học được, xin ban sự thông sáng cho con để con biết cách áp dụng, thực hành Lời Chúa vào nếp sống của con. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Thị Thùy Linh
02/03/2024
Nguyễn Thị Thùy Linh: Tít 1:10-16 Cách Ứng Xử Với Những Kẻ Xấu Trong Hội Thánh
Kính thưa Cha yêu kính của con. Con cảm tạ ơn Cha đã ban cho con thêm một ngày nữa trên đất này, con cảm tạ Cha đã ban cho con được nhận ân điển của Ngài. Con thật là có phước khi được nhận ân điển của Chúa và sự cứu rỗi của Đức Chúa Jesus Christ. Con nguyện tôn thờ duy nhất một mình Thiên Chúa. Thì giờ này con cầu xin Đức Thánh Linh dạy dỗ con, giúp con hiểu được Lời Chúa. Con cảm tạ Ngài.
10 Vì có nhiều người ngỗ nghịch, hay nói những lời hư không và phỉnh dỗ, nhất là trong những kẻ chịu cắt bì.
11 Những kẻ ấy cần phải bị khớp miệng. Họ vì lợi nhơ bẩn mà phá đổ cả nhà của người ta, dạy những điều không nên dạy.
12 Một người trong bọn họ, một tiên tri của họ, nói: Người Cơ-rết hay nói dối, là thú dữ, biếng nhác, tham ăn.
13 Lời chứng ấy là thật. Vì vậy mà con hãy quở trách họ cách nghiêm khắc, để cho họ được tốt lành trong đức tin.
14 Đừng nghe những chuyện nhảm của người Do-thái và các điều răn của loài người, vì chúng xoay khỏi lẽ thật.
15 Thực tế, mọi sự chắc chắn là tinh sạch cho những người tinh sạch; nhưng chẳng có sự gì là tinh sạch cho những kẻ ô uế và chẳng tin, mà tâm trí và tâm thức của họ cũng bị ô uế.
16 Họ xưng họ biết Thiên Chúa nhưng trong những việc làm thì họ chối bỏ Ngài, trở nên đáng ghét, không vâng phục, và không xứng đáng cho bất cứ việc lành nào.
Thưa Cha, con xin kính dâng lên Cha sự hiểu của con về phân đoạn Thánh Kinh trong Tít 1:10-16 như sau:
1. Qua phân đoạn này con phần nào thấy được trách nhiệm và sự khó khăn lớn của Tít khi ông ở trong vòng những người Cơ-rết không có sự kính sợ Chúa mà còn sống trong tội. Vậy nên Phao-lô cũng đã hết lòng khuyên dạy, khích lệ cho Tít để ông được vững vàng hơn trong linh vụ của mình.
Con hiểu những kẻ chịu cắt bì là những người chịu cắt bì bằng hình thức, họ cũng tự hào rằng họ là người đã chịu cắt bì giữ sự giao ước và thuộc về tuyển dân của Chúa, tuy nhiên tấm lòng họ không có cắt bì nên họ còn nguyên bản ngã con người cũ, sống trong tội và làm ra tội. Con ngẫm nghĩ đến người tuy không chịu cắt bì bằng hình thức nhưng họ thật lòng ăn năn tội và chán ghét tội, gắng sức sống đẹp lòng Đức Chúa Trời thì sẽ có giá trị hơn rất nhiều lần so với những người thật cắt bì bằng hình thức.
2. Phao-lô khuyên dạy Tít hãy khớp miệng những kẻ ngỗ nghịch, hay nói những lời hư không và phỉnh dỗ. Con hiểu nói những lời ngỗ nghịch là những lời nghịch lại với lẽ thật, kiêu ngạo, tự cao, xấc xược, những lời gây sự chia rẽ giữa vòng con dân Chúa... Khớp miệng có nghĩa là dùng lẽ thật để răn đe, quở trách và không cho họ tiếp tục nói những lời hư không ấy, nếu họ không ăn năn sửa đổi thì cần có hình thức kỷ luật họ.
3. Thưa Cha, con suy ngẫm nhiều về câu 16, con hiểu rằng Phao-lô đang nói về những người Cơ-rết là những người xưng là biết Thiên Chúa, xưng là mình hiểu biết. Tuy nhiên việc họ làm ra thì có hình thức chối bỏ Thiên Chúa. Con liên tưởng đến ngày nay khi một người xưng nhận mình là con dân Chúa, tuyên xưng đức tin nơi Chúa. Tuy nhiên nếp sống của người ấy thì có khi thua cả người ngoại. Người ấy vẫn sống trong tội, làm ra tội, vẫn vi phạm các điều răn, vẫn ham lợi, tính toán, ích kỷ, vẫn nói dối, lươn lẹo, họ trở nên đáng ghét và không có sự vâng phục. Thì người ấy là người chối bỏ Thiên Chúa. Bởi đời sống của họ không chiếu ra được vinh quang của Chúa mà còn làm ô danh Chúa. Những người như vậy chỉ tin Chúa trên môi miệng mà chưa thật lòng tin Chúa, vậy nên họ không xứng đáng được Chúa sử dụng cho các việc lành, nếu họ có đang làm việc lành thì những việc đó cũng như là những áo nhớp trước mặt Chúa.
4. Phao-lô bảo Tít phải quở trách những người còn sống trong tội cách nghiêm khắc để cho họ được đức tin tốt lành. Lời Chúa có dạy lời quở trách tỏ tường hơn là yêu thương kín giấu. Con hiểu lý do Phao-lô để Tít ở lại Cơ-rết là để thành lập các thẩm quyền trong Hội Thánh và bên cạnh đó răn đe, sửa trị những kẻ xấu trong Hội Thánh. Con hiểu trong Chúa thì trong hình thức kỷ luật nào cũng với mục đích khiến cho người làm sai có cơ hội được ăn năn, cải hối. Người xấu trở lại được tốt, vậy nên phải có sự nghiêm khắc để cho những người xấu biết sợ, tỉnh thức mà sớm ăn năn để họ được trở nên tốt lành trong đức tin nơi Thiên Chúa. Vậy nên sự nghiêm khắc cũng là sự thể hiện tình yêu đối với những người như vậy.
Bài học con rút ra được là:
1. Ngày nay trong Hội Thánh vẫn còn có những người như Phao-lô nói trên đây. Tuy con không phải là người chăn, trưởng lão nhưng nếu con thấy có những lời nói nghịch lại với Lẽ Thật, những lời nói hư không, phỉnh dỗ, thì con cần dùng Lời Chúa để chỉ ra cho người ấy và nếu như người ấy vẫn cứ tiếp diễn thì con cần thưa trình lên trưởng lão, người chăn để giải quyết, như vậy để gìn giữ sự thánh khiết của Hội Thánh và tránh cho người ấy gây vấp phạm cho người khác và người mới, còn yếu đức tin, còn thiếu sự hiểu biết.
2. Bản thân con đã tra xét lại mình khi đọc và suy ngẫm câu 16. Con học được rằng để đánh giá một người có phải thật là con dân Chúa không, người ấy có thuộc về Chúa không thì nhìn vào nếp sống của họ. Vì nếu thật là con dân Chúa thì đời sống của người ấy phải giống như Chúa và mang những bản tính giống như Thiên Chúa. Và điều này cũng áp dụng cho chính bản thân con. Điều này cũng giúp con tra xét mình xem mình có thật thuộc về Chúa không để con kịp thời sửa đổi, chấn chỉnh lại nếp sống của mình.
Con vẫn nhớ lời khuyên của một người chị em dành cho con đó là: Khi làm việc gì cũng hãy làm vì yêu Chúa, yêu người. Thì cho dù một lời quở trách cũng phải vì yêu Chúa và yêu người ấy. Còn đối với bản thân con, con cần tự nghiêm khắc hơn và biết tự kỷ luật hơn.
Thưa Cha, lòng con thật khao khát được trở nên giống Ngài. Con thấy yêu mến luật pháp của Ngài. Con muốn được thuộc về Ngài và được mãi mãi bên cạnh Ngài. Con kính xin Chúa vùa giúp con. Ban năng lực cho con và làm thành những ước ao của con, nguyện những ước ao, những sự suy ngẫm của lòng con được đẹp ý Ngài. Nguyện xin Cha giúp con nhớ những bài học mà con đã học được, xin ban sự thông sáng cho con để con biết cách áp dụng, thực hành Lời Chúa vào nếp sống của con. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Thị Thùy Linh
02/03/2024
...