12 Tuy nhiên, như thân là một mà có nhiều chi thể, nhưng hết thảy các chi thể của một thân dù là nhiều, chỉ là một thân; Đấng Christ cũng vậy.
13 Bởi vì chúng ta, hoặc người Do-thái, hoặc người Hy-lạp, hoặc nô lệ, hoặc tự chủ, đều đã trong một linh, chịu báp-tem vào trong một thân; và hết thảy được uống trong một linh.
14 Thân chẳng phải một chi thể, mà là nhiều chi thể.
Phao-lô đã dùng hình ảnh thân thể có nhiều chi thể là hình ảnh quen thuộc, gần gũi, dễ hiểu để nói lên sự hiệp một của Hội Thánh trong Đấng Christ. Dầu cho có người sinh ra vốn là người Do-thái, hay là người ngoại, hay ở địa vị nào trong xã hội; hễ thật lòng tin nhận Chúa, chịu báp-tem thì được hiệp làm một vào trong Đấng Christ.
Chỉ có một thân, nhưng lại có nhiều chi thể. Dẫu cho mỗi chi thể có sự khác biệt, không giống nhau, nhưng chắc chắn mỗi chi thể ấy vẫn thuộc về một thân.
Qua đây con hiểu rằng sự soi dẫn của Chúa Thánh Linh giúp cho Phao-lô hiểu và trình bày lẽ thật trong Chúa một cách đơn giản mà sâu sắc. Không phải các bài diễn thuyết cao xa với tài hùng biện để khoe mình. Nhưng sự khôn sáng từ Đức Thánh Linh qua Phao-lô giúp cho người đọc hiểu ngay lẽ thật, gợi cho họ sự suy ngẫm và liên tưởng để hiểu đúng sự việc cần nói.
15 Nếu chân nói: Vì ta chẳng phải là tay, ta không thuộc về thân. Thì có phải bởi đó nó không thuộc về thân?
16 Và nếu lỗ tai nói: Vì ta chẳng phải là mắt, ta không thuộc về thân. Thì có phải bởi đó nó không thuộc về thân?
17 Nếu toàn thân đều là mắt thì sự nghe ở đâu? Nếu toàn thân đều là tai thì sự ngửi ở đâu?
18 Nhưng bây giờ, Đức Chúa Trời đã sắp đặt các chi thể, mỗi một chúng trong thân thể, theo Ngài muốn.
19 Nếu hết thảy chúng là một chi thể thì thân ở đâu?
20 Vậy nên, có nhiều chi thể nhưng chỉ có một thân.
Sở dĩ có sự khác biệt nhau giữa các chi thể là vì mỗi chi thể được tạo dựng nên để làm các công việc khác nhau. Các công việc khác nhau mang lại ích lợi khác nhau, như mắt để nhìn, tai để nghe, mũi để ngửi. Nhưng đều là phục vụ chung cho toàn thân thể khiến cho được toàn vẹn.
Đức Chúa Trời là Đấng tạo dựng nên loài người, Ngài đã sắp đặt các chi thể ở vị trí khác nhau, có tác dụng khác nhau, nhưng ở trong một thân theo như ý muốn của Ngài là tốt lành.
Phao-lô dùng một câu hỏi (câu số 19) để giúp cho người đọc hiểu rất rõ ràng về việc nếu hết thảy các chi thể là một chi thể thì sẽ không thể ra hình hài một thân thể được. Ví dụ như chỉ có một cái mũi thì không thể gọi đó là một thân.
Đó cũng là lý do vì sao có mắt, có mũi, có tay, có chân, có nhiều chi thể nhưng chỉ gọi là một thân.
Con hiểu rằng sự sắp đặt của Chúa cho các chi thể trong một thân rất tốt lành. Bởi các chi thể chỉ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình khi có sự liên kết với các chi thể khác trong một thân. Hơn nữa, mỗi chi thể có nhiệm vụ riêng sẽ giúp cho lanh lẹ, linh hoạt hơn.
Hình ảnh một thân có nhiều chi thể, nhưng nhiều chi thể cũng chỉ gọi là một thân, là một hình ảnh rất chân thực tiêu biểu cho sự hiệp một của Hội Thánh.
21 Mắt không thể nói với bàn tay rằng: Ta chẳng cần ngươi. Đầu cũng chẳng thể nói với bàn chân: Ta chẳng cần ngươi.
22 Trái lại, hơn thế nữa, các chi thể của thân xem là yếu đuối lại là cần thiết.
23 Các chi thể nào của thân mà chúng ta nghĩ là kém tôn trọng, thì chúng ta đặt sự tôn trọng trên chúng càng hơn; các chi thể nào của chúng ta chẳng đẹp, thì có sự trau giồi càng hơn.
24 Vì các chi thể đẹp của chúng ta thì không cần sự trau giồi. Nhưng Đức Chúa Trời đã liên kết thân của chúng ta, ban sự tôn trọng càng hơn cho chi thể nào thiếu kém,
25 để cho không có sự phân rẽ trong thân, nhưng các chi thể cùng chăm sóc lẫn nhau.
26 Và, nếu một chi thể đau đớn thì hết thảy các chi thể cùng đau đớn; nếu một chi thể được tôn trọng thì hết thảy các chi thể cùng vui mừng.
Tuy mỗi chi thể khác nhau, dùng cho các việc khác nhau, nhưng không phải vì thế mà không cần có nhau, hoàn toàn độc lập. Mà mỗi chi thể đều cần tương trợ lẫn nhau để có thể hoàn thành tốt việc làm của mình. Ví dụ như mắt nhìn thấy đồ cần lấy, nhưng phải cần tay cầm nắm lấy đồ. Đầu suy nghĩ đến nơi cần đi, nhưng phải cần chân để bước đi.
Mỗi chi thể đều là cần thiết trong sự phục vụ thân thể, dầu là chi thể yếu đuối nhất. Như mắt là chi thể khi bị tổn thương thì rất khó phục hồi như ban đầu, nhưng lại rất cần vì giúp thân thể quan sát.
Cách mà chúng ta đối cùng chi thể trong thân của mình, đó là dầu cho tưởng chừng có chi thể kém tôn trọng nhưng lại được tôn trọng càng hơn, dầu có chi thể chẳng đẹp thì lại được trau giồi hơn.
Chúa đã liên kết các chi thể với nhau trong cùng một thân, và ban sự tôn trọng thêm cho thân thể thiếu kém. Bởi tưởng chừng như thiếu kém nhưng lại là cần thiết không thể thiếu, các chi thể cần hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ.
Sự liên kết ấy còn thể hiện qua việc nếu một chi thể bị đau thì hết thảy đều cảm nhận thấy bị đau đớn, nếu một chi thể được tôn trọng, được khen thì hết thảy đều cảm thấy vui mừng.
Cảm tạ Chúa đã ban cho loài người có sự nhận thức trong việc giữ gìn, bảo vệ, nâng niu, trân trọng các chi thể trong cùng một thân. Để qua đó là một bài học giúp cho con hiểu được sự hiệp một trong Hội Thánh là như thế nào.
27 Các anh chị em là thân của Đấng Christ, và là các chi thể của từng phần.
28 Thực tế, Đức Chúa Trời đã lập trong Hội Thánh: thứ nhất là những sứ đồ; thứ nhì là những tiên tri; thứ ba là những người dạy; kế đến là những người làm phép lạ; rồi những người có ân tứ chữa lành các tật bệnh; những người cứu giúp; những người cai quản, những người nói các nhánh của các ngôn ngữ.
29 Có phải hết thảy là những sứ đồ? Có phải hết thảy là những tiên tri? Có phải hết thảy là những người dạy? Có phải hết thảy là những người làm phép lạ?
30 Có phải hết thảy có ân tứ chữa lành các tật bệnh? Có phải hết thảy nói các ngôn ngữ? Có phải hết thảy thông giải các ngôn ngữ?
Sau khi phân tích về sự liên kết giữa các chi thể trong thân thì Phao-lô so sánh mỗi con dân Chúa chính là các chi thể trong thân của Đấng Christ.
Hội Thánh được ví như thân thể của Chúa, mỗi người trong Hội Thánh là các chi thể khác nhau, được Chúa lập trong Hội Thánh để phục vụ Chúa. Chúa đã lập nên các chức vụ khác nhau, và ban các ơn khác nhau để mỗi người đều có thể hầu việc Chúa. Không phải sự khác nhau trong chức vụ, hay trong ân tứ là để phân biệt mỗi người, để cạnh tranh, mà là để nâng đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong sự gây dựng Hội Thánh.
Mỗi ân tứ, chức vụ Chúa ban cho mỗi người, nếu hiệp lại làm một sốt sắng trong sự hầu việc Chúa thì đem lại ích lợi, gây dựng. Giống như các chi thể trong một thân nhịp nhàng làm việc, hỗ trợ lẫn nhau, thì các công việc làm sẽ có kết quả.
Cảm tạ ơn Chúa đã dạy dỗ chúng con bài học về sự hiệp một trong Hội Thánh. Nguyện kính xin Chúa ban cho hết thảy anh chị em trong Hội Thánh luôn có sự gắn kết hiệp một như các chi thể trong cùng một thân.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Thị Thu Thủy
28/05/2023
I Cô-rinh-tô 12:12-31 Sự Hiệp Một của Hội Thánh
12 Tuy nhiên, như thân là một mà có nhiều chi thể, nhưng hết thảy các chi thể của một thân dù là nhiều, chỉ là một thân; Đấng Christ cũng vậy.
13 Bởi vì chúng ta, hoặc người Do-thái, hoặc người Hy-lạp, hoặc nô lệ, hoặc tự chủ, đều đã trong một linh, chịu báp-tem vào trong một thân; và hết thảy được uống trong một linh.
14 Thân chẳng phải một chi thể, mà là nhiều chi thể.
Phao-lô đã dùng hình ảnh thân thể có nhiều chi thể là hình ảnh quen thuộc, gần gũi, dễ hiểu để nói lên sự hiệp một của Hội Thánh trong Đấng Christ. Dầu cho có người sinh ra vốn là người Do-thái, hay là người ngoại, hay ở địa vị nào trong xã hội; hễ thật lòng tin nhận Chúa, chịu báp-tem thì được hiệp làm một vào trong Đấng Christ.
Chỉ có một thân, nhưng lại có nhiều chi thể. Dẫu cho mỗi chi thể có sự khác biệt, không giống nhau, nhưng chắc chắn mỗi chi thể ấy vẫn thuộc về một thân.
Qua đây con hiểu rằng sự soi dẫn của Chúa Thánh Linh giúp cho Phao-lô hiểu và trình bày lẽ thật trong Chúa một cách đơn giản mà sâu sắc. Không phải các bài diễn thuyết cao xa với tài hùng biện để khoe mình. Nhưng sự khôn sáng từ Đức Thánh Linh qua Phao-lô giúp cho người đọc hiểu ngay lẽ thật, gợi cho họ sự suy ngẫm và liên tưởng để hiểu đúng sự việc cần nói.
15 Nếu chân nói: Vì ta chẳng phải là tay, ta không thuộc về thân. Thì có phải bởi đó nó không thuộc về thân?
16 Và nếu lỗ tai nói: Vì ta chẳng phải là mắt, ta không thuộc về thân. Thì có phải bởi đó nó không thuộc về thân?
17 Nếu toàn thân đều là mắt thì sự nghe ở đâu? Nếu toàn thân đều là tai thì sự ngửi ở đâu?
18 Nhưng bây giờ, Đức Chúa Trời đã sắp đặt các chi thể, mỗi một chúng trong thân thể, theo Ngài muốn.
19 Nếu hết thảy chúng là một chi thể thì thân ở đâu?
20 Vậy nên, có nhiều chi thể nhưng chỉ có một thân.
Sở dĩ có sự khác biệt nhau giữa các chi thể là vì mỗi chi thể được tạo dựng nên để làm các công việc khác nhau. Các công việc khác nhau mang lại ích lợi khác nhau, như mắt để nhìn, tai để nghe, mũi để ngửi. Nhưng đều là phục vụ chung cho toàn thân thể khiến cho được toàn vẹn.
Đức Chúa Trời là Đấng tạo dựng nên loài người, Ngài đã sắp đặt các chi thể ở vị trí khác nhau, có tác dụng khác nhau, nhưng ở trong một thân theo như ý muốn của Ngài là tốt lành.
Phao-lô dùng một câu hỏi (câu số 19) để giúp cho người đọc hiểu rất rõ ràng về việc nếu hết thảy các chi thể là một chi thể thì sẽ không thể ra hình hài một thân thể được. Ví dụ như chỉ có một cái mũi thì không thể gọi đó là một thân.
Đó cũng là lý do vì sao có mắt, có mũi, có tay, có chân, có nhiều chi thể nhưng chỉ gọi là một thân.
Con hiểu rằng sự sắp đặt của Chúa cho các chi thể trong một thân rất tốt lành. Bởi các chi thể chỉ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình khi có sự liên kết với các chi thể khác trong một thân. Hơn nữa, mỗi chi thể có nhiệm vụ riêng sẽ giúp cho lanh lẹ, linh hoạt hơn.
Hình ảnh một thân có nhiều chi thể, nhưng nhiều chi thể cũng chỉ gọi là một thân, là một hình ảnh rất chân thực tiêu biểu cho sự hiệp một của Hội Thánh.
21 Mắt không thể nói với bàn tay rằng: Ta chẳng cần ngươi. Đầu cũng chẳng thể nói với bàn chân: Ta chẳng cần ngươi.
22 Trái lại, hơn thế nữa, các chi thể của thân xem là yếu đuối lại là cần thiết.
23 Các chi thể nào của thân mà chúng ta nghĩ là kém tôn trọng, thì chúng ta đặt sự tôn trọng trên chúng càng hơn; các chi thể nào của chúng ta chẳng đẹp, thì có sự trau giồi càng hơn.
24 Vì các chi thể đẹp của chúng ta thì không cần sự trau giồi. Nhưng Đức Chúa Trời đã liên kết thân của chúng ta, ban sự tôn trọng càng hơn cho chi thể nào thiếu kém,
25 để cho không có sự phân rẽ trong thân, nhưng các chi thể cùng chăm sóc lẫn nhau.
26 Và, nếu một chi thể đau đớn thì hết thảy các chi thể cùng đau đớn; nếu một chi thể được tôn trọng thì hết thảy các chi thể cùng vui mừng.
Tuy mỗi chi thể khác nhau, dùng cho các việc khác nhau, nhưng không phải vì thế mà không cần có nhau, hoàn toàn độc lập. Mà mỗi chi thể đều cần tương trợ lẫn nhau để có thể hoàn thành tốt việc làm của mình. Ví dụ như mắt nhìn thấy đồ cần lấy, nhưng phải cần tay cầm nắm lấy đồ. Đầu suy nghĩ đến nơi cần đi, nhưng phải cần chân để bước đi.
Mỗi chi thể đều là cần thiết trong sự phục vụ thân thể, dầu là chi thể yếu đuối nhất. Như mắt là chi thể khi bị tổn thương thì rất khó phục hồi như ban đầu, nhưng lại rất cần vì giúp thân thể quan sát.
Cách mà chúng ta đối cùng chi thể trong thân của mình, đó là dầu cho tưởng chừng có chi thể kém tôn trọng nhưng lại được tôn trọng càng hơn, dầu có chi thể chẳng đẹp thì lại được trau giồi hơn.
Chúa đã liên kết các chi thể với nhau trong cùng một thân, và ban sự tôn trọng thêm cho thân thể thiếu kém. Bởi tưởng chừng như thiếu kém nhưng lại là cần thiết không thể thiếu, các chi thể cần hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ.
Sự liên kết ấy còn thể hiện qua việc nếu một chi thể bị đau thì hết thảy đều cảm nhận thấy bị đau đớn, nếu một chi thể được tôn trọng, được khen thì hết thảy đều cảm thấy vui mừng.
Cảm tạ Chúa đã ban cho loài người có sự nhận thức trong việc giữ gìn, bảo vệ, nâng niu, trân trọng các chi thể trong cùng một thân. Để qua đó là một bài học giúp cho con hiểu được sự hiệp một trong Hội Thánh là như thế nào.
27 Các anh chị em là thân của Đấng Christ, và là các chi thể của từng phần.
28 Thực tế, Đức Chúa Trời đã lập trong Hội Thánh: thứ nhất là những sứ đồ; thứ nhì là những tiên tri; thứ ba là những người dạy; kế đến là những người làm phép lạ; rồi những người có ân tứ chữa lành các tật bệnh; những người cứu giúp; những người cai quản, những người nói các nhánh của các ngôn ngữ.
29 Có phải hết thảy là những sứ đồ? Có phải hết thảy là những tiên tri? Có phải hết thảy là những người dạy? Có phải hết thảy là những người làm phép lạ?
30 Có phải hết thảy có ân tứ chữa lành các tật bệnh? Có phải hết thảy nói các ngôn ngữ? Có phải hết thảy thông giải các ngôn ngữ?
Sau khi phân tích về sự liên kết giữa các chi thể trong thân thì Phao-lô so sánh mỗi con dân Chúa chính là các chi thể trong thân của Đấng Christ.
Hội Thánh được ví như thân thể của Chúa, mỗi người trong Hội Thánh là các chi thể khác nhau, được Chúa lập trong Hội Thánh để phục vụ Chúa. Chúa đã lập nên các chức vụ khác nhau, và ban các ơn khác nhau để mỗi người đều có thể hầu việc Chúa. Không phải sự khác nhau trong chức vụ, hay trong ân tứ là để phân biệt mỗi người, để cạnh tranh, mà là để nâng đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong sự gây dựng Hội Thánh.
Mỗi ân tứ, chức vụ Chúa ban cho mỗi người, nếu hiệp lại làm một sốt sắng trong sự hầu việc Chúa thì đem lại ích lợi, gây dựng. Giống như các chi thể trong một thân nhịp nhàng làm việc, hỗ trợ lẫn nhau, thì các công việc làm sẽ có kết quả.
Cảm tạ ơn Chúa đã dạy dỗ chúng con bài học về sự hiệp một trong Hội Thánh. Nguyện kính xin Chúa ban cho hết thảy anh chị em trong Hội Thánh luôn có sự gắn kết hiệp một như các chi thể trong cùng một thân.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Thị Thu Thủy
28/05/2023