I Cô-rinh-tô 14:13-25 Ơn Nói Tiên Tri và Ơn Nói Các Ngôn Ngữ – Phần 2
Lạy Cha kính yêu, con cảm tạ ơn Chúa đã dạy dỗ con khi con học Lời Ngài.
13 Bởi đó, người nói một ngôn ngữ khác hãy cầu nguyện, để người ấy có thể thông giải.
14 Vì nếu tôi cầu nguyện trong một ngôn ngữ khác, thì tâm thần tôi cầu nguyện, nhưng sự hiểu biết của tôi thì không được kết quả.
Phao-lô khuyên người được ân tứ nói ngoại ngữ thì hãy cầu nguyện xin Chúa ban cho ân tứ thông giải, để chính họ hiểu được những lời họ nói mà phiên dịch để giúp cho các anh chị em khác nghe hiểu. Có như vậy mới gây dựng cho Hội Thánh. Bởi vì nếu cầu nguyện trong tâm thần bằng ngôn ngữ khác mà người cầu nguyện không hiểu ngôn ngữ đó thì không thêm lên sự hiểu biết cho họ.
Con hiểu rằng, đây là lời khuyên khôn sáng đến từ Chúa, và đến từ một người được ơn trong sự nói ngoại ngữ. Qua đây, con cũng học được rằng, có những điều mình chưa hiểu biết thế nào là đúng hay chưa từng kinh nghiệm qua; thì con nên nghe theo lời khuyên của những người đã từng có kinh nghiệm.
15 Vậy thì sao? Tôi sẽ cầu nguyện bằng tâm thần nhưng tôi cũng sẽ cầu nguyện bằng sự hiểu biết. Tôi sẽ hát bằng tâm thần nhưng tôi cũng sẽ hát bằng sự hiểu biết.
16 Vì khi các anh chị em cầu phước bằng tâm thần, thì người thuộc hạng bình dân làm sao nói a-men với lời tạ ơn của các anh chị em? Bởi người ấy chẳng hiểu các anh chị em nói gì.
17 Thật! Các anh chị em nói lời cảm tạ cách tốt lành nhưng người khác chẳng được gây dựng.
Vì vậy, Phao-lô là một người được ơn nói ngoại ngữ, ông cầu nguyện và hát trong tâm thần mình, nhưng ông nhận biết ông cũng cần cầu nguyện và hát bằng thứ tiếng mà ông hiểu được để mang lại sự hiểu biết cho chính mình. Ông chọn làm như vậy là bởi vì nếu không có ơn thông giải ngoại ngữ thì khi cầu nguyện bằng ngoại ngữ, những người khác không hiểu và không thể nói a-men với lời cầu nguyện của người nói ngoại ngữ được. Cho nên dầu những lời nói cảm tạ Chúa bằng ngoại ngữ là đúng, nhưng lại không mang lại sự gây dựng và ích lợi cho người khác.
Con học được rằng, thật như Lời Chúa nói "dù mọi sự hợp pháp đối với tôi nhưng chẳng phải mọi sự đều có ích". Con học được rằng, là ơn Chúa ban cho mình cũng cần phải sử dụng cách có ích lợi và gây dựng cho người khác. Không được tùy ý, lạm dụng mà hành xử theo ý của mình. Cũng không thể cậy rằng mình được ơn nên cứ làm mà không cần nghĩ đến người khác.
18 Tôi cảm tạ Đức Chúa Trời của tôi, vì tôi nói nhiều ngôn ngữ hơn hết thảy các anh chị em.
19 Nhưng trong Hội Thánh, tôi thà nói năm lời với sự hiểu biết của tôi mà tôi cũng có thể dạy cho những người khác, hơn là nói mười ngàn lời trong một ngôn ngữ khác.
Phao-lô cho biết ông là người được Chúa ban cho ơn nói nhiều ngôn ngữ hơn hết thảy con dân Chúa tại Cô-rinh-tô thời điểm đó. Nhưng trong Hội Thánh, ông vẫn chọn nói ít nhưng dạy dỗ và giúp ích cho người khác hiểu, còn hơn là nói nhiều trong một ngôn ngữ khác mà cả ông và người nghe đều không hiểu, lại không có người thông giải.
Con học được sự khiêm nhường của Phao-lô thể hiện bằng hành động cụ thể trên đời sống của ông. Ông không khoe mình nếu điều đó không có ích lợi cho con dân Chúa và không làm vinh hiển danh Chúa. Con cũng học được rằng, để đưa ra lời khuyên cho con dân Chúa, thì mình nên là người làm được đúng như lời mình đã nói ra.
20 Hỡi các anh chị em cùng Cha! Chớ như trẻ con trong sự thông biết! Về sự độc ác thà như trẻ con; còn về sự thông biết hãy như người lớn.
Phao-lô kêu gọi con dân Chúa "chớ như trẻ con trong sự thông biết", con hiểu có nghĩa là ông kêu gọi con dân Chúa hãy trưởng thành, lớn lên trong sự hiểu biết và hành động của mình. Còn về sự độc ác thì đừng hiểu biết, đừng thêm lên, nhưng hãy ngây thơ, trong sáng như trẻ con.
Con hiểu rằng, ông Phao-lô là người rất khôn sáng, kính sợ Chúa và tôn trọng anh chị em. Ông đưa ra lời khuyên dạy, và kêu gọi cùng sự ví sánh giúp cho con dân Chúa hiểu mình đã trưởng thành thì cần nhận lãnh những lời khuyên mà làm theo.
21 Trong luật pháp có chép: Chúa phán, bởi các thứ tiếng và với các môi miệng khác, Ta sẽ phán với dân này. Dù vậy, chúng nó sẽ chẳng nghe Ta. [Ê-sai 28:11-12]
22 Thế thì, các ngôn ngữ là một dấu chẳng phải cho những người tin nhưng cho những kẻ không tin; còn sự nói tiên tri chẳng phải cho những kẻ không tin nhưng cho những người tin.
Lời Chúa dạy rằng, ân tứ nói ngoại ngữ là một ấn chứng giúp ích cho những người không tin nhận biết quyền năng của Chúa. Còn ân tứ nói tiên tri thì giúp ích cho những người đã tin nhận Chúa, để họ vững vàng hơn trong đức tin của mình về những điều Chúa phán hứa và Ngài sẽ làm thành.
Con hiểu rằng, mỗi một ân tứ Chúa ban cho đều có mục đích riêng mang lại ích lợi cho mỗi đối tượng khác nhau. Chính vì vậy, người được Chúa ban cho ân tứ cần có lòng kính sợ Chúa để được sự soi sáng từ Chúa mà biết sử dụng ân tứ sao cho có ích lợi, có gây dựng.
23 Vậy nên, nếu cả Hội Thánh nhóm hiệp trong một nơi và mọi người đều nói các ngôn ngữ khác, mà có những người bình dân hoặc những người không tin vào nghe, thì họ sẽ chẳng nói rằng, các anh chị em là điên cuồng sao?
24 Nhưng nếu hết thảy đều nói tiên tri mà có một người không tin hoặc người bình dân vào nghe, thì người ấy bị bắt phục bởi mọi người, người ấy bị phán xét bởi mọi người.
25 Như vậy, những sự kín giấu trong lòng người ấy được tỏ ra và bởi đó người ấy sấp mặt xuống đất. Người ấy sẽ thờ phượng Đức Chúa Trời, tuyên bố rằng, thật có Đức Chúa Trời ở giữa các anh chị em.
Vì vậy, nếu trong sự nhóm hiệp chung của cả Hội Thánh mà có những người ít học hoặc những người chưa tin Chúa đến dự nhóm, thì không nên mỗi người đều nói các ngôn ngữ khác nhau. Bởi vì điều đó thể hiện sự mất trật tự, như một sự điên cuồng khi mỗi người cứ nói một thứ tiếng.
Phao-lô khuyên rằng, nếu như hết thảy Hội Thánh đều hiệp lại trong một ngôn ngữ mà tất cả đều hiểu rồi nói tiên tri về những điều Chúa dạy dỗ, cảnh báo trong Thánh Kinh, thì những người không tin, hoặc ít học họ sẽ được nghe biết Lẽ Thật Lời Chúa, và họ bị bắt phục, bởi Lời Chúa qua môi miệng anh chị em mà phân định đúng sai mọi việc làm của họ. Biết đâu rằng, qua sự hiểu đó mà họ lại mở lòng tiếp nhận Chúa.
Con hiểu rằng, lời khuyên này của Phao-lô rất hợp lý và phải lẽ. Đây cũng là lẽ thật hiển nhiên để qua đó nhận biết sự ồn ào, náo loạn trong những nơi nói tiếng lạ ở các giáo hội thật sự là điên cuồng.
Cảm tạ ơn Chúa về Lời Chúa đã dạy dỗ chúng con chi tiết để chúng con hiểu ơn nói tiên tri và ơn nói ngôn ngữ là gì, cũng như biết cách sử dụng sao cho ích lợi, gây dựng. Nguyện kính xin Chúa ban cho con tấm lòng kính sợ Chúa cùng sự khôn sáng để con biết dùng những ơn Chúa ban cho mà gây dựng, ích lợi cho Hội Thánh. Con cảm tạ ơn Ngài.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Thị Thu Thủy 02/06/2023
I Cô-rinh-tô 14:13-25 Ơn Nói Tiên Tri và Ơn Nói Các Ngôn Ngữ – Phần 2
Lạy Cha kính yêu, con cảm tạ ơn Chúa đã dạy dỗ con khi con học Lời Ngài.
13 Bởi đó, người nói một ngôn ngữ khác hãy cầu nguyện, để người ấy có thể thông giải.
14 Vì nếu tôi cầu nguyện trong một ngôn ngữ khác, thì tâm thần tôi cầu nguyện, nhưng sự hiểu biết của tôi thì không được kết quả.
Phao-lô khuyên người được ân tứ nói ngoại ngữ thì hãy cầu nguyện xin Chúa ban cho ân tứ thông giải, để chính họ hiểu được những lời họ nói mà phiên dịch để giúp cho các anh chị em khác nghe hiểu. Có như vậy mới gây dựng cho Hội Thánh. Bởi vì nếu cầu nguyện trong tâm thần bằng ngôn ngữ khác mà người cầu nguyện không hiểu ngôn ngữ đó thì không thêm lên sự hiểu biết cho họ.
Con hiểu rằng, đây là lời khuyên khôn sáng đến từ Chúa, và đến từ một người được ơn trong sự nói ngoại ngữ. Qua đây, con cũng học được rằng, có những điều mình chưa hiểu biết thế nào là đúng hay chưa từng kinh nghiệm qua; thì con nên nghe theo lời khuyên của những người đã từng có kinh nghiệm.
15 Vậy thì sao? Tôi sẽ cầu nguyện bằng tâm thần nhưng tôi cũng sẽ cầu nguyện bằng sự hiểu biết. Tôi sẽ hát bằng tâm thần nhưng tôi cũng sẽ hát bằng sự hiểu biết.
16 Vì khi các anh chị em cầu phước bằng tâm thần, thì người thuộc hạng bình dân làm sao nói a-men với lời tạ ơn của các anh chị em? Bởi người ấy chẳng hiểu các anh chị em nói gì.
17 Thật! Các anh chị em nói lời cảm tạ cách tốt lành nhưng người khác chẳng được gây dựng.
Vì vậy, Phao-lô là một người được ơn nói ngoại ngữ, ông cầu nguyện và hát trong tâm thần mình, nhưng ông nhận biết ông cũng cần cầu nguyện và hát bằng thứ tiếng mà ông hiểu được để mang lại sự hiểu biết cho chính mình. Ông chọn làm như vậy là bởi vì nếu không có ơn thông giải ngoại ngữ thì khi cầu nguyện bằng ngoại ngữ, những người khác không hiểu và không thể nói a-men với lời cầu nguyện của người nói ngoại ngữ được. Cho nên dầu những lời nói cảm tạ Chúa bằng ngoại ngữ là đúng, nhưng lại không mang lại sự gây dựng và ích lợi cho người khác.
Con học được rằng, thật như Lời Chúa nói "dù mọi sự hợp pháp đối với tôi nhưng chẳng phải mọi sự đều có ích". Con học được rằng, là ơn Chúa ban cho mình cũng cần phải sử dụng cách có ích lợi và gây dựng cho người khác. Không được tùy ý, lạm dụng mà hành xử theo ý của mình. Cũng không thể cậy rằng mình được ơn nên cứ làm mà không cần nghĩ đến người khác.
18 Tôi cảm tạ Đức Chúa Trời của tôi, vì tôi nói nhiều ngôn ngữ hơn hết thảy các anh chị em.
19 Nhưng trong Hội Thánh, tôi thà nói năm lời với sự hiểu biết của tôi mà tôi cũng có thể dạy cho những người khác, hơn là nói mười ngàn lời trong một ngôn ngữ khác.
Phao-lô cho biết ông là người được Chúa ban cho ơn nói nhiều ngôn ngữ hơn hết thảy con dân Chúa tại Cô-rinh-tô thời điểm đó. Nhưng trong Hội Thánh, ông vẫn chọn nói ít nhưng dạy dỗ và giúp ích cho người khác hiểu, còn hơn là nói nhiều trong một ngôn ngữ khác mà cả ông và người nghe đều không hiểu, lại không có người thông giải.
Con học được sự khiêm nhường của Phao-lô thể hiện bằng hành động cụ thể trên đời sống của ông. Ông không khoe mình nếu điều đó không có ích lợi cho con dân Chúa và không làm vinh hiển danh Chúa. Con cũng học được rằng, để đưa ra lời khuyên cho con dân Chúa, thì mình nên là người làm được đúng như lời mình đã nói ra.
20 Hỡi các anh chị em cùng Cha! Chớ như trẻ con trong sự thông biết! Về sự độc ác thà như trẻ con; còn về sự thông biết hãy như người lớn.
Phao-lô kêu gọi con dân Chúa "chớ như trẻ con trong sự thông biết", con hiểu có nghĩa là ông kêu gọi con dân Chúa hãy trưởng thành, lớn lên trong sự hiểu biết và hành động của mình. Còn về sự độc ác thì đừng hiểu biết, đừng thêm lên, nhưng hãy ngây thơ, trong sáng như trẻ con.
Con hiểu rằng, ông Phao-lô là người rất khôn sáng, kính sợ Chúa và tôn trọng anh chị em. Ông đưa ra lời khuyên dạy, và kêu gọi cùng sự ví sánh giúp cho con dân Chúa hiểu mình đã trưởng thành thì cần nhận lãnh những lời khuyên mà làm theo.
21 Trong luật pháp có chép: Chúa phán, bởi các thứ tiếng và với các môi miệng khác, Ta sẽ phán với dân này. Dù vậy, chúng nó sẽ chẳng nghe Ta. [Ê-sai 28:11-12]
22 Thế thì, các ngôn ngữ là một dấu chẳng phải cho những người tin nhưng cho những kẻ không tin; còn sự nói tiên tri chẳng phải cho những kẻ không tin nhưng cho những người tin.
Lời Chúa dạy rằng, ân tứ nói ngoại ngữ là một ấn chứng giúp ích cho những người không tin nhận biết quyền năng của Chúa. Còn ân tứ nói tiên tri thì giúp ích cho những người đã tin nhận Chúa, để họ vững vàng hơn trong đức tin của mình về những điều Chúa phán hứa và Ngài sẽ làm thành.
Con hiểu rằng, mỗi một ân tứ Chúa ban cho đều có mục đích riêng mang lại ích lợi cho mỗi đối tượng khác nhau. Chính vì vậy, người được Chúa ban cho ân tứ cần có lòng kính sợ Chúa để được sự soi sáng từ Chúa mà biết sử dụng ân tứ sao cho có ích lợi, có gây dựng.
23 Vậy nên, nếu cả Hội Thánh nhóm hiệp trong một nơi và mọi người đều nói các ngôn ngữ khác, mà có những người bình dân hoặc những người không tin vào nghe, thì họ sẽ chẳng nói rằng, các anh chị em là điên cuồng sao?
24 Nhưng nếu hết thảy đều nói tiên tri mà có một người không tin hoặc người bình dân vào nghe, thì người ấy bị bắt phục bởi mọi người, người ấy bị phán xét bởi mọi người.
25 Như vậy, những sự kín giấu trong lòng người ấy được tỏ ra và bởi đó người ấy sấp mặt xuống đất. Người ấy sẽ thờ phượng Đức Chúa Trời, tuyên bố rằng, thật có Đức Chúa Trời ở giữa các anh chị em.
Vì vậy, nếu trong sự nhóm hiệp chung của cả Hội Thánh mà có những người ít học hoặc những người chưa tin Chúa đến dự nhóm, thì không nên mỗi người đều nói các ngôn ngữ khác nhau. Bởi vì điều đó thể hiện sự mất trật tự, như một sự điên cuồng khi mỗi người cứ nói một thứ tiếng.
Phao-lô khuyên rằng, nếu như hết thảy Hội Thánh đều hiệp lại trong một ngôn ngữ mà tất cả đều hiểu rồi nói tiên tri về những điều Chúa dạy dỗ, cảnh báo trong Thánh Kinh, thì những người không tin, hoặc ít học họ sẽ được nghe biết Lẽ Thật Lời Chúa, và họ bị bắt phục, bởi Lời Chúa qua môi miệng anh chị em mà phân định đúng sai mọi việc làm của họ. Biết đâu rằng, qua sự hiểu đó mà họ lại mở lòng tiếp nhận Chúa.
Con hiểu rằng, lời khuyên này của Phao-lô rất hợp lý và phải lẽ. Đây cũng là lẽ thật hiển nhiên để qua đó nhận biết sự ồn ào, náo loạn trong những nơi nói tiếng lạ ở các giáo hội thật sự là điên cuồng.
Cảm tạ ơn Chúa về Lời Chúa đã dạy dỗ chúng con chi tiết để chúng con hiểu ơn nói tiên tri và ơn nói ngôn ngữ là gì, cũng như biết cách sử dụng sao cho ích lợi, gây dựng. Nguyện kính xin Chúa ban cho con tấm lòng kính sợ Chúa cùng sự khôn sáng để con biết dùng những ơn Chúa ban cho mà gây dựng, ích lợi cho Hội Thánh. Con cảm tạ ơn Ngài.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Thị Thu Thủy
02/06/2023