I Cô-rinh-tô 9:15-27 Quyền Lợi và Sự Hy Sinh của Sứ Đồ Phao-lô Trong Chức Vụ – Phần 2
Lạy Cha kính yêu, con cảm tạ ơn Ngài đã dạy dỗ con khi con học Lời Ngài.
15 Nhưng tôi chẳng từng dùng những quyền ấy. Tôi cũng chẳng viết những điều này để đòi chúng áp dụng cho tôi. Vì tôi thà chết còn hơn là ai đó làm ra vô ích sự khoe mình của tôi.
Phao-lô nói ông chẳng từng dùng quyền được nhận tiếp trợ để bắt buộc con dân Chúa phải tiếp trợ cho ông. Ông viết về quyền lợi của một sứ đồ trong phần 1 là để trình bày lẽ thật, giúp con dân Chúa hiểu đúng, không phải hàm ý để đòi họ phải tiếp trợ cho Phao-lô. Ông khoe mình trong Chúa, tức là ông đang nói lên những sự hiểu biết theo đúng lẽ thật, đó là mục đích của ông. Vì vậy, nếu ai hiểu lầm ý Phao-lô đang làm vậy để bắt buộc con dân Chúa phải tiếp trợ cho ông thì như ông nói ông thà chết còn hơn.
Qua đây con cũng học được rằng, có những việc thuộc về quyền lợi của mình, nhưng mình chẳng nên dùng quyền ấy mà ép buộc mọi người phải làm cho mình. Con hiểu rằng, làm mọi việc phải trong sự vui lòng, bằng tấm lòng yêu kính Chúa, yêu thương người mà làm thì được Chúa vui nhậm. Vì vậy, điều gì thuộc bổn phận của mình thì cần gắng sức hoàn thành. Việc còn lại thì tùy thuộc vào tấm lòng của mỗi người đối với Chúa và đối với nhau, không nên dùng quyền mà ép buộc.
16 Vì nếu tôi rao giảng Tin Lành, tôi chẳng có gì để khoe mình, vì sự cần thiết đặt trên tôi. Nhưng khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Lành.
17 Nếu tôi vui lòng làm việc đó thì tôi có phần thưởng. Nhưng nếu tôi không vui lòng thì chức quản lý cũng vẫn được phó thác cho tôi.
18 Thế thì phần thưởng của tôi là gì? Rằng, trong sự rao giảng Tin Lành, tôi giãi bày Tin Lành của Đấng Christ cách miễn phí. Tôi chẳng lạm dùng quyền của tôi trong Tin Lành.
Đối với Phao-lô, việc rao giảng Tin Lành là một điều cần thiết, là bổn phận, là điều hiển nhiên là một sứ đồ của Chúa cần phải làm. Vì vậy, nếu không làm tròn bổn phận của mình thì sẽ bị trách phạt. Phao-lô nói nếu như ông làm việc bằng tấm lòng yêu kính Chúa thì sẽ được ban phần thưởng. Nhưng nếu làm không bởi tấm lòng thì việc đã giao vẫn phải hoàn thành nhưng không được ban cho phần thưởng. Phao-lô đã xem chính việc ông rao giảng Tin Lành của Chúa là phần thưởng cho mình. Ông không lợi dụng việc rao giảng Tin Lành mà thu lợi cho mình, nhưng ông giãi bày cách miễn phí. Ông cũng chẳng lạm dụng quyền của một sứ đồ để buộc người khác phải mang lại ích lợi cho ông.
Con học được tấm lòng ngay thẳng của Phao-lô trước Chúa. Ông đã làm mọi sự vì yêu Chúa, vì yêu mọi người. Ông không nghĩ đến lợi ích gì cho mình. Cảm tạ Chúa, con rất thích sự ngay thẳng đó của ông Phao-lô, con cũng nhìn thấy ở người chăn và những anh chị em chân thật trong Chúa có điều này. Làm việc gì cũng là nghĩ đến sự hầu việc Chúa, phục vụ cho anh chị em, nghĩ đến lợi ích của người khác trước khi nghĩ đến mình. Con hiểu rằng, điều này là lẽ tự nhiên khi một người yêu kính Chúa, tình yêu Chúa tuôn đổ trong họ, khiến họ tự nhiên yêu và biết nghĩ cho người khác.
19 Dù tôi là tự do đối với mọi người, nhưng tôi tự đặt mình làm nô lệ cho mọi người, để cho tôi được nhiều người hơn.
20 Với những người Do-thái, tôi trở nên như một người Do-thái, để tôi được những người Do-thái. Với những người ở dưới luật pháp, tôi trở nên như một người ở dưới luật pháp, để tôi được những người ở dưới luật pháp.
21 Với những người không luật pháp, tôi trở nên như một người không luật pháp, chẳng phải không luật pháp đối với Thiên Chúa nhưng hợp pháp đối với Đấng Christ, để tôi được những người không luật pháp.
22 Với những người yếu đuối, tôi trở nên như một người yếu đuối, để tôi được những người yếu đuối. Tôi đã trở nên mọi sự cho mọi người, để bằng mọi cách, tôi cứu được một số người.
23 Nhưng điều này tôi làm bởi Tin Lành để tôi cũng trở nên người dự phần của Tin Lành.
Phao-lô tự xem mình là một nô lệ cho mọi người, bởi vì ông muốn phục vụ họ, mang lẽ thật của Lời Chúa để giảng dạy cho họ hiểu. Ông làm như vậy vì mong muốn rằng có nhiều người nghe biết và tiếp nhận Chúa càng hơn. Với người đã biết Chúa, hay những người chưa biết Chúa, hay cả những người yếu đuối ông đều cảm thông với họ những việc làm tùy theo đức tin họ, miễn là không sai nghịch điều răn. Ông làm vậy là vì muốn gây dựng, khích lệ họ để mong giữ được họ cứ ở trong tình yêu của Chúa.
Cảm tạ Chúa, qua đây con cảm nhận được tấm lòng yêu Chúa tha thiết của Phao-lô, vì chỉ có một người hết lòng yêu Chúa mới có thể yêu được người khác như vậy. Lòng ông luôn nóng cháy trong sự rao giảng về Chúa nên ông luôn mang tâm tình phục vụ, lòng ông luôn mong sao mọi người đều cứ đứng vững trong tình yêu của Chúa nên ông luôn muốn làm mọi việc để gây dựng và khích lệ đức tin trong Chúa của họ.
24 Các anh chị em chẳng biết rằng, về những người chạy trong một cuộc đua, mọi người đều chạy nhưng chỉ một người được giải thưởng sao? Vậy, các anh chị em hãy chạy để các anh chị em đoạt giải.
25 Những người đua tranh chịu tự giữ mình trong mọi sự. Thực tế, họ chịu vậy để được mão có thể hư nát; nhưng chúng ta chịu vậy để được mão không thể hư nát.
26 Vậy thì, tôi chạy như vậy, chẳng phải là không chắc chắn; tôi đánh như vậy, chẳng phải như người đánh gió;
27 nhưng tôi kỷ luật thân thể mình, bắt nó phải phục, kẻo sau khi tôi đã giảng dạy những người khác mà chính mình phải bị bỏ.
Phao-lô khích lệ con dân Chúa hãy xem đời sống trong Chúa như một cuộc chạy đua, không ngừng chạy, cho tới khi về đích đoạt được giải thưởng. Giải thưởng chính là sự sống đời đời phước hạnh bên Thiên Chúa. Trong những cuộc chạy đua ở thế gian, họ còn gắng rèn tập, hết sức để có thể đạt được giải thưởng. Giải thưởng ở thế gian chóng qua đi, chỉ được một quãng thời gian. Nhưng con dân Chúa trong cuộc đua thuộc linh thì gắng sức giữ mình một nếp sống tỉnh thức vâng giữ điều răn Chúa thì nhận được phần thưởng mão sự sống còn đến đời đời không hề hư nát.
Phao-lô nói chính ông cũng trong cuộc chạy đua đó, ông kỷ luật thân thể mình cách nghiêm khắc, rèn giũa vào khuôn khổ, bắt thân thể xác thịt của mình phải phục mọi sự dạy bảo của Chúa. Ông đã khuyên dạy con dân Chúa như thể nào trong nếp sống tin kính Chúa, thì chính ông cũng kỷ luật mình để làm theo những điều mà chính ông rao giảng. Bởi vì ông biết rõ, được cứu hay không không phải bởi lời nói hay, nói đúng, mà bởi việc làm có đúng theo điều răn, luật pháp Chúa hay không.
Qua đây, con cũng học được sự tự kỷ luật của Phao-lô. Điều tốt nhất trong chức vụ mà một người có thể làm, ấy chính là làm gương cho con dân Chúa. Vì vậy, điều gì con đã khuyên nhủ ai theo Lời Chúa thì ấy trước tiên chính là khuyên nhủ mình. Con cũng học được rằng, điều bắt phục người khác không phải là lời nói hay, lời nói đẹp mà chính là hành động, là nếp sống của mình. Thực tế thì nhìn vào hành động, nếp sống của một người thì dễ bắt chước học theo hơn là chỉ nghe lời nói mà không có việc làm.
Nguyện kính xin Chúa ban cho con tấm lòng yêu kính Chúa, học theo gương sáng của Sứ Đồ Phao-lô trong sự kính Chúa, yêu người, nghiêm khắc kỷ luật chính mình. Con cảm tạ ơn Chúa!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Thị Thu Thủy
13/05/2023
I Cô-rinh-tô 9:15-27 Quyền Lợi và Sự Hy Sinh của Sứ Đồ Phao-lô Trong Chức Vụ – Phần 2
Lạy Cha kính yêu, con cảm tạ ơn Ngài đã dạy dỗ con khi con học Lời Ngài.
15 Nhưng tôi chẳng từng dùng những quyền ấy. Tôi cũng chẳng viết những điều này để đòi chúng áp dụng cho tôi. Vì tôi thà chết còn hơn là ai đó làm ra vô ích sự khoe mình của tôi.
Phao-lô nói ông chẳng từng dùng quyền được nhận tiếp trợ để bắt buộc con dân Chúa phải tiếp trợ cho ông. Ông viết về quyền lợi của một sứ đồ trong phần 1 là để trình bày lẽ thật, giúp con dân Chúa hiểu đúng, không phải hàm ý để đòi họ phải tiếp trợ cho Phao-lô. Ông khoe mình trong Chúa, tức là ông đang nói lên những sự hiểu biết theo đúng lẽ thật, đó là mục đích của ông. Vì vậy, nếu ai hiểu lầm ý Phao-lô đang làm vậy để bắt buộc con dân Chúa phải tiếp trợ cho ông thì như ông nói ông thà chết còn hơn.
Qua đây con cũng học được rằng, có những việc thuộc về quyền lợi của mình, nhưng mình chẳng nên dùng quyền ấy mà ép buộc mọi người phải làm cho mình. Con hiểu rằng, làm mọi việc phải trong sự vui lòng, bằng tấm lòng yêu kính Chúa, yêu thương người mà làm thì được Chúa vui nhậm. Vì vậy, điều gì thuộc bổn phận của mình thì cần gắng sức hoàn thành. Việc còn lại thì tùy thuộc vào tấm lòng của mỗi người đối với Chúa và đối với nhau, không nên dùng quyền mà ép buộc.
16 Vì nếu tôi rao giảng Tin Lành, tôi chẳng có gì để khoe mình, vì sự cần thiết đặt trên tôi. Nhưng khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Lành.
17 Nếu tôi vui lòng làm việc đó thì tôi có phần thưởng. Nhưng nếu tôi không vui lòng thì chức quản lý cũng vẫn được phó thác cho tôi.
18 Thế thì phần thưởng của tôi là gì? Rằng, trong sự rao giảng Tin Lành, tôi giãi bày Tin Lành của Đấng Christ cách miễn phí. Tôi chẳng lạm dùng quyền của tôi trong Tin Lành.
Đối với Phao-lô, việc rao giảng Tin Lành là một điều cần thiết, là bổn phận, là điều hiển nhiên là một sứ đồ của Chúa cần phải làm. Vì vậy, nếu không làm tròn bổn phận của mình thì sẽ bị trách phạt. Phao-lô nói nếu như ông làm việc bằng tấm lòng yêu kính Chúa thì sẽ được ban phần thưởng. Nhưng nếu làm không bởi tấm lòng thì việc đã giao vẫn phải hoàn thành nhưng không được ban cho phần thưởng. Phao-lô đã xem chính việc ông rao giảng Tin Lành của Chúa là phần thưởng cho mình. Ông không lợi dụng việc rao giảng Tin Lành mà thu lợi cho mình, nhưng ông giãi bày cách miễn phí. Ông cũng chẳng lạm dụng quyền của một sứ đồ để buộc người khác phải mang lại ích lợi cho ông.
Con học được tấm lòng ngay thẳng của Phao-lô trước Chúa. Ông đã làm mọi sự vì yêu Chúa, vì yêu mọi người. Ông không nghĩ đến lợi ích gì cho mình. Cảm tạ Chúa, con rất thích sự ngay thẳng đó của ông Phao-lô, con cũng nhìn thấy ở người chăn và những anh chị em chân thật trong Chúa có điều này. Làm việc gì cũng là nghĩ đến sự hầu việc Chúa, phục vụ cho anh chị em, nghĩ đến lợi ích của người khác trước khi nghĩ đến mình. Con hiểu rằng, điều này là lẽ tự nhiên khi một người yêu kính Chúa, tình yêu Chúa tuôn đổ trong họ, khiến họ tự nhiên yêu và biết nghĩ cho người khác.
19 Dù tôi là tự do đối với mọi người, nhưng tôi tự đặt mình làm nô lệ cho mọi người, để cho tôi được nhiều người hơn.
20 Với những người Do-thái, tôi trở nên như một người Do-thái, để tôi được những người Do-thái. Với những người ở dưới luật pháp, tôi trở nên như một người ở dưới luật pháp, để tôi được những người ở dưới luật pháp.
21 Với những người không luật pháp, tôi trở nên như một người không luật pháp, chẳng phải không luật pháp đối với Thiên Chúa nhưng hợp pháp đối với Đấng Christ, để tôi được những người không luật pháp.
22 Với những người yếu đuối, tôi trở nên như một người yếu đuối, để tôi được những người yếu đuối. Tôi đã trở nên mọi sự cho mọi người, để bằng mọi cách, tôi cứu được một số người.
23 Nhưng điều này tôi làm bởi Tin Lành để tôi cũng trở nên người dự phần của Tin Lành.
Phao-lô tự xem mình là một nô lệ cho mọi người, bởi vì ông muốn phục vụ họ, mang lẽ thật của Lời Chúa để giảng dạy cho họ hiểu. Ông làm như vậy vì mong muốn rằng có nhiều người nghe biết và tiếp nhận Chúa càng hơn. Với người đã biết Chúa, hay những người chưa biết Chúa, hay cả những người yếu đuối ông đều cảm thông với họ những việc làm tùy theo đức tin họ, miễn là không sai nghịch điều răn. Ông làm vậy là vì muốn gây dựng, khích lệ họ để mong giữ được họ cứ ở trong tình yêu của Chúa.
Cảm tạ Chúa, qua đây con cảm nhận được tấm lòng yêu Chúa tha thiết của Phao-lô, vì chỉ có một người hết lòng yêu Chúa mới có thể yêu được người khác như vậy. Lòng ông luôn nóng cháy trong sự rao giảng về Chúa nên ông luôn mang tâm tình phục vụ, lòng ông luôn mong sao mọi người đều cứ đứng vững trong tình yêu của Chúa nên ông luôn muốn làm mọi việc để gây dựng và khích lệ đức tin trong Chúa của họ.
24 Các anh chị em chẳng biết rằng, về những người chạy trong một cuộc đua, mọi người đều chạy nhưng chỉ một người được giải thưởng sao? Vậy, các anh chị em hãy chạy để các anh chị em đoạt giải.
25 Những người đua tranh chịu tự giữ mình trong mọi sự. Thực tế, họ chịu vậy để được mão có thể hư nát; nhưng chúng ta chịu vậy để được mão không thể hư nát.
26 Vậy thì, tôi chạy như vậy, chẳng phải là không chắc chắn; tôi đánh như vậy, chẳng phải như người đánh gió;
27 nhưng tôi kỷ luật thân thể mình, bắt nó phải phục, kẻo sau khi tôi đã giảng dạy những người khác mà chính mình phải bị bỏ.
Phao-lô khích lệ con dân Chúa hãy xem đời sống trong Chúa như một cuộc chạy đua, không ngừng chạy, cho tới khi về đích đoạt được giải thưởng. Giải thưởng chính là sự sống đời đời phước hạnh bên Thiên Chúa. Trong những cuộc chạy đua ở thế gian, họ còn gắng rèn tập, hết sức để có thể đạt được giải thưởng. Giải thưởng ở thế gian chóng qua đi, chỉ được một quãng thời gian. Nhưng con dân Chúa trong cuộc đua thuộc linh thì gắng sức giữ mình một nếp sống tỉnh thức vâng giữ điều răn Chúa thì nhận được phần thưởng mão sự sống còn đến đời đời không hề hư nát.
Phao-lô nói chính ông cũng trong cuộc chạy đua đó, ông kỷ luật thân thể mình cách nghiêm khắc, rèn giũa vào khuôn khổ, bắt thân thể xác thịt của mình phải phục mọi sự dạy bảo của Chúa. Ông đã khuyên dạy con dân Chúa như thể nào trong nếp sống tin kính Chúa, thì chính ông cũng kỷ luật mình để làm theo những điều mà chính ông rao giảng. Bởi vì ông biết rõ, được cứu hay không không phải bởi lời nói hay, nói đúng, mà bởi việc làm có đúng theo điều răn, luật pháp Chúa hay không.
Qua đây, con cũng học được sự tự kỷ luật của Phao-lô. Điều tốt nhất trong chức vụ mà một người có thể làm, ấy chính là làm gương cho con dân Chúa. Vì vậy, điều gì con đã khuyên nhủ ai theo Lời Chúa thì ấy trước tiên chính là khuyên nhủ mình. Con cũng học được rằng, điều bắt phục người khác không phải là lời nói hay, lời nói đẹp mà chính là hành động, là nếp sống của mình. Thực tế thì nhìn vào hành động, nếp sống của một người thì dễ bắt chước học theo hơn là chỉ nghe lời nói mà không có việc làm.
Nguyện kính xin Chúa ban cho con tấm lòng yêu kính Chúa, học theo gương sáng của Sứ Đồ Phao-lô trong sự kính Chúa, yêu người, nghiêm khắc kỷ luật chính mình. Con cảm tạ ơn Chúa!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Thị Thu Thủy
13/05/2023