Ê-phê-sô 4:1-7 Con Dân Chúa Giữ Gìn Sự Hiệp Một của Hội Thánh, Tận Dụng Các Ơn để Gây Dựng Hội Thánh – Phần 1
Lạy Cha kính yêu, con cảm tạ ơn Chúa đã ban cho con có thời gian, cơ hội và phương tiện để học và suy ngẫm Lời Ngài. Nguyện xin Chúa dạy dỗ con và dẫn dắt con vào trong mọi lẽ thật của Lời Ngài.
1 Vậy, tôi, người tù của Chúa, nài xin các anh chị em hãy bước đi một cách xứng đáng với tiếng gọi mà các anh chị em đã được gọi,
2 với tất cả sự khiêm nhường và nhu mì, với sự nhẫn nại, chịu đựng lẫn nhau trong tình yêu,
3 sốt sắng dùng sự ràng buộc của hòa bình mà giữ gìn sự hiệp một của Đấng Thần Linh.
4 Chỉ có một thân thể, một thần trí, như các anh chị em đã được gọi vào trong một sự trông cậy của sự kêu gọi các anh chị em.
5 Chỉ có một Chúa, một đức tin, một phép báp-tem.
6 Chỉ có một Thiên Chúa và Cha của mọi sự; Đấng ở trên mọi sự, ở giữa mọi sự, và ở trong tất cả các anh chị em.
7 Nhưng ân điển đã ban cho mỗi một người trong chúng ta theo lượng sự ban cho của Đấng Christ.
Con hiểu rằng:
1. Phao-lô nhắc lại với con dân Chúa tại Ê-phê-sô rằng, ông là một người tù của Chúa, tự nguyện sống và làm theo mọi ý muốn của Đức Chúa Trời trên đời sống mình. Ông nhắc lại để kêu gọi họ cũng hãy sống nếp sống mới của con người mới trong Chúa, sao cho xứng đáng với tiếng gọi của Chúa đã kêu gọi họ mà họ nhận được. Con hiểu, sự kêu gọi đầu tiên mà Chúa dành cho một người ấy là hãy ăn năn, từ bỏ nếp sống tội lỗi của con người xác thịt xưa cũ mà sống nếp sống mới trong Chúa.
2. Khi một người tin nhận Chúa thì được trở nên con cái Chúa, người nhà của Đức Chúa Trời, trong nhà có nhiều anh chị em cùng đức tin. Vì vậy, Phao-lô kêu gọi con dân Chúa sống với nhau bằng nếp sống mới trong Chúa, với tất cả sự khiêm nhường nghĩa là xem người khác là tôn trọng hơn mình, với tất cả sự nhu mì là mềm mại, dịu dàng, yêu thương, nhường nhịn. Phao-lô khuyên họ hãy chịu đựng lẫn nhau trong tình yêu, con hiểu là bởi tình yêu chân thật trong Chúa sẵn sàng tha thứ, bỏ qua những lỗi lầm mà anh chị em gây ra với mình nếu họ thật lòng ăn năn. Nhưng nếu người phạm lỗi, phạm tội cứ tiếp tục lặp đi lặp lại thì họ không thật lòng ăn năn, thì cần quở trách, sửa phạt, hoặc thưa trình với người chăn và các trưởng lão. Đấy cũng là tình yêu thật, vì Lời Chúa dạy lời quở trách tỏ tường hơn là yêu thương giấu kín.
Phao-lô khuyên con dân Chúa cần sốt sắng sống hòa thuận bình an với nhau, lấy đó làm sự ràng buộc mà giữ gìn sự hiệp một trong Đấng Thần Linh. Con hiểu sự hiệp một hòa bình trong con dân Chúa chỉ có khi hết thảy đều cùng một tấm lòng kính sợ Chúa, để Chúa làm Chủ dẫn dắt trong mọi việc làm, hết lòng vâng phục nhau. Khi có bất cứ điều gì còn để trong lòng, còn không thỏa lòng, còn không vui với nhau thì ma quỷ sẽ lợi dụng kẽ hở đó mà đánh phá khiến sự hiệp một không còn. Việc dứt thông công kẻ có tội không ăn năn cũng là để giữ sự hòa bình hiệp một giữa con dân Chúa với nhau. Vì tội lỗi khiến con dân Chúa xa cách với Chúa và xa cách nhau, và vì tội lỗi không giải quyết sẽ lây lan trong Hội Thánh.
3. Lý do hết thảy con dân Chúa cần giữ gìn sự hiệp một của Đấng Thần Linh là bởi vì trong Chúa hết thảy hiệp làm một thân thể, mỗi người là những chi thể trong cùng một thân, Đức Chúa Jesus Christ là đầu của Hội Thánh. Trong Chúa cùng một thần trí là làm theo mọi Lời của Đấng Christ phán dạy.
Chỉ có một Thiên Chúa, một đức tin và một phép báp-tem như trong Thánh Kinh đã trình bày. Thiên Chúa Ngài là Cha của mọi sự vì Ngài sáng tạo nên muôn loài vạn vật, Ngài ở trên mọi sự vì Ngài có quyền trên mọi sự, Ngài ở giữa mọi sự vì Ngài hiện diện ở khắp mọi mơi. Nhưng Chúa chỉ ở trong các anh chị em, là những người tin nhận Ngài, vì người tin nhận Ngài thì thân thể sẽ trở thành Đền Thờ của Chúa để Ngài ngự vào.
Qua bài giảng của người chăn thì con học biết là ân điển là sự thương xót tha thứ của Chúa ban cho mỗi người khác nhau, vì mỗi người phạm tội ít nhiều khác nhau, nên sự tha thứ cũng khác nhau.
Bài học con rút ra:
1. Con học được rằng, điều đầu tiên giúp cho anh chị em trong Chúa cùng giữ gìn sự hiệp một với nhau, chính là mỗi người phải từ bỏ chính mình, từ bỏ nếp sống tội lỗi, bằng lòng sống cho Chúa. Nếu không có bước đầu tiên này thì rất khó hiệp một. Vì nếu mỗi người đều không cùng sống cho Chúa, ai cũng theo ý muốn riêng của mình mà sống thì không thể hiệp một.
2. Con học được rằng, để có được sự hiệp một trong Chúa giữa con dân Chúa với nhau, thì điều thứ hai cần có ấy là mọi người thật sự xem nhau như anh chị em cùng một nhà, có Cha là Đức Chúa Trời yêu thương. Kế đến mỗi người đều khiêm nhường, nhu mì trong sự đối cùng nhau.
3. Con học được rằng, sự hiệp một trong Chúa là rất quan trọng, vì điều đó là sức mạnh để có thể gây dựng phát triển Hội Thánh, để tránh khỏi những bẫy rập mưu kế của ma quỷ.
Nguyện xin Chúa ban cho hết thảy anh chị em trong Hội Thánh luôn cùng một thần trí, hiệp một với nhau. Con cảm tạ ơn Ngài.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Thị Thu Thủy
18/9/2023
Ê-phê-sô 4:1-7 Con Dân Chúa Giữ Gìn Sự Hiệp Một của Hội Thánh, Tận Dụng Các Ơn để Gây Dựng Hội Thánh – Phần 1
Lạy Cha kính yêu, con cảm tạ ơn Chúa đã ban cho con có thời gian, cơ hội và phương tiện để học và suy ngẫm Lời Ngài. Nguyện xin Chúa dạy dỗ con và dẫn dắt con vào trong mọi lẽ thật của Lời Ngài.
1 Vậy, tôi, người tù của Chúa, nài xin các anh chị em hãy bước đi một cách xứng đáng với tiếng gọi mà các anh chị em đã được gọi,
2 với tất cả sự khiêm nhường và nhu mì, với sự nhẫn nại, chịu đựng lẫn nhau trong tình yêu,
3 sốt sắng dùng sự ràng buộc của hòa bình mà giữ gìn sự hiệp một của Đấng Thần Linh.
4 Chỉ có một thân thể, một thần trí, như các anh chị em đã được gọi vào trong một sự trông cậy của sự kêu gọi các anh chị em.
5 Chỉ có một Chúa, một đức tin, một phép báp-tem.
6 Chỉ có một Thiên Chúa và Cha của mọi sự; Đấng ở trên mọi sự, ở giữa mọi sự, và ở trong tất cả các anh chị em.
7 Nhưng ân điển đã ban cho mỗi một người trong chúng ta theo lượng sự ban cho của Đấng Christ.
Con hiểu rằng:
1. Phao-lô nhắc lại với con dân Chúa tại Ê-phê-sô rằng, ông là một người tù của Chúa, tự nguyện sống và làm theo mọi ý muốn của Đức Chúa Trời trên đời sống mình. Ông nhắc lại để kêu gọi họ cũng hãy sống nếp sống mới của con người mới trong Chúa, sao cho xứng đáng với tiếng gọi của Chúa đã kêu gọi họ mà họ nhận được. Con hiểu, sự kêu gọi đầu tiên mà Chúa dành cho một người ấy là hãy ăn năn, từ bỏ nếp sống tội lỗi của con người xác thịt xưa cũ mà sống nếp sống mới trong Chúa.
2. Khi một người tin nhận Chúa thì được trở nên con cái Chúa, người nhà của Đức Chúa Trời, trong nhà có nhiều anh chị em cùng đức tin. Vì vậy, Phao-lô kêu gọi con dân Chúa sống với nhau bằng nếp sống mới trong Chúa, với tất cả sự khiêm nhường nghĩa là xem người khác là tôn trọng hơn mình, với tất cả sự nhu mì là mềm mại, dịu dàng, yêu thương, nhường nhịn. Phao-lô khuyên họ hãy chịu đựng lẫn nhau trong tình yêu, con hiểu là bởi tình yêu chân thật trong Chúa sẵn sàng tha thứ, bỏ qua những lỗi lầm mà anh chị em gây ra với mình nếu họ thật lòng ăn năn. Nhưng nếu người phạm lỗi, phạm tội cứ tiếp tục lặp đi lặp lại thì họ không thật lòng ăn năn, thì cần quở trách, sửa phạt, hoặc thưa trình với người chăn và các trưởng lão. Đấy cũng là tình yêu thật, vì Lời Chúa dạy lời quở trách tỏ tường hơn là yêu thương giấu kín.
Phao-lô khuyên con dân Chúa cần sốt sắng sống hòa thuận bình an với nhau, lấy đó làm sự ràng buộc mà giữ gìn sự hiệp một trong Đấng Thần Linh. Con hiểu sự hiệp một hòa bình trong con dân Chúa chỉ có khi hết thảy đều cùng một tấm lòng kính sợ Chúa, để Chúa làm Chủ dẫn dắt trong mọi việc làm, hết lòng vâng phục nhau. Khi có bất cứ điều gì còn để trong lòng, còn không thỏa lòng, còn không vui với nhau thì ma quỷ sẽ lợi dụng kẽ hở đó mà đánh phá khiến sự hiệp một không còn. Việc dứt thông công kẻ có tội không ăn năn cũng là để giữ sự hòa bình hiệp một giữa con dân Chúa với nhau. Vì tội lỗi khiến con dân Chúa xa cách với Chúa và xa cách nhau, và vì tội lỗi không giải quyết sẽ lây lan trong Hội Thánh.
3. Lý do hết thảy con dân Chúa cần giữ gìn sự hiệp một của Đấng Thần Linh là bởi vì trong Chúa hết thảy hiệp làm một thân thể, mỗi người là những chi thể trong cùng một thân, Đức Chúa Jesus Christ là đầu của Hội Thánh. Trong Chúa cùng một thần trí là làm theo mọi Lời của Đấng Christ phán dạy.
Chỉ có một Thiên Chúa, một đức tin và một phép báp-tem như trong Thánh Kinh đã trình bày. Thiên Chúa Ngài là Cha của mọi sự vì Ngài sáng tạo nên muôn loài vạn vật, Ngài ở trên mọi sự vì Ngài có quyền trên mọi sự, Ngài ở giữa mọi sự vì Ngài hiện diện ở khắp mọi mơi. Nhưng Chúa chỉ ở trong các anh chị em, là những người tin nhận Ngài, vì người tin nhận Ngài thì thân thể sẽ trở thành Đền Thờ của Chúa để Ngài ngự vào.
Qua bài giảng của người chăn thì con học biết là ân điển là sự thương xót tha thứ của Chúa ban cho mỗi người khác nhau, vì mỗi người phạm tội ít nhiều khác nhau, nên sự tha thứ cũng khác nhau.
Bài học con rút ra:
1. Con học được rằng, điều đầu tiên giúp cho anh chị em trong Chúa cùng giữ gìn sự hiệp một với nhau, chính là mỗi người phải từ bỏ chính mình, từ bỏ nếp sống tội lỗi, bằng lòng sống cho Chúa. Nếu không có bước đầu tiên này thì rất khó hiệp một. Vì nếu mỗi người đều không cùng sống cho Chúa, ai cũng theo ý muốn riêng của mình mà sống thì không thể hiệp một.
2. Con học được rằng, để có được sự hiệp một trong Chúa giữa con dân Chúa với nhau, thì điều thứ hai cần có ấy là mọi người thật sự xem nhau như anh chị em cùng một nhà, có Cha là Đức Chúa Trời yêu thương. Kế đến mỗi người đều khiêm nhường, nhu mì trong sự đối cùng nhau.
3. Con học được rằng, sự hiệp một trong Chúa là rất quan trọng, vì điều đó là sức mạnh để có thể gây dựng phát triển Hội Thánh, để tránh khỏi những bẫy rập mưu kế của ma quỷ.
Nguyện xin Chúa ban cho hết thảy anh chị em trong Hội Thánh luôn cùng một thần trí, hiệp một với nhau. Con cảm tạ ơn Ngài.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Thị Thu Thủy
18/9/2023