Công Vụ Các Sứ Đồ 12:1-10 Gia-cơ Bị Giết và Phi-e-rơ Được Thiên Sứ Cứu Khỏi Nhà Tù – Phần 1
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con,
Con cảm tạ Cha đã ban cho gia đình con một ngày bình an. Con cảm tạ Cha hôm nay cũng ban cho anh chị em chúng con có một bữa ăn thông công vui vẻ. Con cảm tạ Cha vì giờ này Ngài ban cho con có thời gian yên tĩnh để cầu nguyện và viết bài suy ngẫm. Con xin ghi lại sự suy ngẫm của con về phân đoạn Công Vụ Các Sứ Đồ 12:1-10.
1 Vào thời đó, Vua Hê-rốt đã ra tay hà hiếp một số người thuộc Hội Thánh. 2 Vua đã giết Gia-cơ, anh của Giăng, bằng gươm. 3 Vua thấy rằng, sự ấy đẹp lòng dân Do-thái nên cũng đã bắt thêm Phi-e-rơ nữa. Bấy giờ, đã là các ngày của Lễ Bánh Không Men. 4 Vua đã bắt giữ, giam vào nhà tù, giao cho bốn đội binh canh giữ người; dự định sau Lễ Vượt Qua thì đem người ra trước dân chúng. [Mỗi đội binh có bốn người lính.]
Từ câu 1 đến 4: Thưa Cha, con hiểu rằng, bốn câu đầu này nói lên một sự kiện tiêu biểu cũng xảy đến cho con dân Chúa trong suốt dòng lịch sử của Hội Thánh, đó là sự bách hại của cường quyền, bạo quyền. Có lúc Chúa cho phép bạo quyền giết hại con dân của Ngài để qua đó đưa con dân Ngài ra khỏi thế gian, vào trong thiên đàng với Ngài, như trường hợp của Gia-cơ. Có lúc Chúa cho phép bạo quyền cầm tù con dân của Ngài nhưng Ngài sẽ giải cứu cách đặc biệt, và qua đó mang đến sự khích lệ lớn cho cả Hội Thánh, như trường hợp của Phi-e-rơ.
5 Vậy, thực tế, Phi-e-rơ đã bị canh giữ trong nhà tù, nhưng lời cầu nguyện không ngừng cho người đã được Hội Thánh dâng lên Đức Chúa Trời.
Câu 5: Qua sự chú giải của người chăn mà con hiểu được "lời cầu nguyện không ngừng" có nghĩa là các anh chị em trong Hội Thánh đã thay phiên nhau liên tục cầu nguyện cho Phi-e-rơ, trong suốt bảy ngày đêm. Cảm tạ Chúa về sự gắn bó hiệp một của con dân Chúa trong Hội Thánh đầu tiên. Con nghĩ rằng, qua lời cầu thay của Hội Thánh mà Phi-e-rơ, trong tâm thần, cảm thấy được an ủi rất nhiều và được vững vàng trước sự bị bách hại.
Chúa hoàn toàn có thể giải cứu Phi-e-rơ mà không cần Hội Thánh cầu nguyện. Tuy nhiên, phân đoạn này cho thấy lời cầu nguyện của con dân Chúa thật sự mang đến quyền năng giải cứu.
Lời cầu nguyện cá nhân giúp một người cảm nhận được sự gần gũi với Chúa và qua đó cũng nhận được nhiều ơn phước thuộc linh từ Ngài. Lời hiệp nguyện của Hội Thánh mang đến sự hiệp một và qua đó cũng có tác dụng an ủi, động viên, khích lệ từng cá nhân.
6 Vào lúc Hê-rốt định đem người ra, trong đêm đó, Phi-e-rơ đã bị xiềng với hai dây xích, ngủ giữa hai người lính, và các lính gác trước cửa canh giữ nhà tù. 7 Kìa! Thiên sứ của Chúa đã xuất hiện, và ánh sáng chiếu trong ngục. Thiên sứ đã vỗ vào hông Phi-e-rơ, đánh thức người, nói: "Hãy trỗi dậy! Nhanh lên!" Các dây xích của người đã rớt xuống khỏi tay. 8 Thiên sứ cũng nói với người: "Hãy thắt lưng và cột giày của ngươi!" Người đã làm như vậy. Thiên sứ đã nói với người: "Hãy choàng áo khoác của ngươi và theo ta." 9 Người đã đi ra, theo thiên sứ, chẳng biết việc đó là thật, đã được làm bởi thiên sứ; nhưng tưởng mình thấy khải tượng. 10 Khi đã qua khỏi vọng canh thứ nhất và thứ nhì, họ đã đến cổng sắt, dẫn vào thành; cổng ấy đã tự mở cho họ. Rồi, họ đã đi qua, đi lên đường cái, tức thì, thiên sứ lìa khỏi người.
Từ câu 6 đến 10: Con hiểu rằng, qua sự tha thiết cầu thay của Hội Thánh mà Chúa đã can thiệp một cách siêu nhiên để giải cứu Phi-e-rơ. Bản thân con thấy sự cầu nguyện vừa là một đặc ân vừa là một đặc quyền của con dân Chúa. Là đặc ân vì trong khi cầu nguyện con dân Chúa được tương giao trực tiếp với Chúa, là Đấng Tạo Hóa tối cao. Là đặc quyền vì cầu nguyện với Chúa là quyền lợi thiêng liêng chỉ dành riêng cho những ai thuộc về Ngài.
Con cảm tạ Cha đã ban cho con những sự hiểu trên đây. Nguyện xin Cha giờ này cũng ban ơn cho buổi làm việc tối nay của con. Con cảm tạ Cha. A-men.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ. Nguyễn Ngọc Tú
Công Vụ Các Sứ Đồ 12:1-10 Gia-cơ Bị Giết và Phi-e-rơ Được Thiên Sứ Cứu Khỏi Nhà Tù – Phần 1
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con,
Con cảm tạ Cha đã ban cho gia đình con một ngày bình an. Con cảm tạ Cha hôm nay cũng ban cho anh chị em chúng con có một bữa ăn thông công vui vẻ. Con cảm tạ Cha vì giờ này Ngài ban cho con có thời gian yên tĩnh để cầu nguyện và viết bài suy ngẫm. Con xin ghi lại sự suy ngẫm của con về phân đoạn Công Vụ Các Sứ Đồ 12:1-10.
1 Vào thời đó, Vua Hê-rốt đã ra tay hà hiếp một số người thuộc Hội Thánh.
2 Vua đã giết Gia-cơ, anh của Giăng, bằng gươm.
3 Vua thấy rằng, sự ấy đẹp lòng dân Do-thái nên cũng đã bắt thêm Phi-e-rơ nữa. Bấy giờ, đã là các ngày của Lễ Bánh Không Men.
4 Vua đã bắt giữ, giam vào nhà tù, giao cho bốn đội binh canh giữ người; dự định sau Lễ Vượt Qua thì đem người ra trước dân chúng. [Mỗi đội binh có bốn người lính.]
Từ câu 1 đến 4: Thưa Cha, con hiểu rằng, bốn câu đầu này nói lên một sự kiện tiêu biểu cũng xảy đến cho con dân Chúa trong suốt dòng lịch sử của Hội Thánh, đó là sự bách hại của cường quyền, bạo quyền. Có lúc Chúa cho phép bạo quyền giết hại con dân của Ngài để qua đó đưa con dân Ngài ra khỏi thế gian, vào trong thiên đàng với Ngài, như trường hợp của Gia-cơ. Có lúc Chúa cho phép bạo quyền cầm tù con dân của Ngài nhưng Ngài sẽ giải cứu cách đặc biệt, và qua đó mang đến sự khích lệ lớn cho cả Hội Thánh, như trường hợp của Phi-e-rơ.
5 Vậy, thực tế, Phi-e-rơ đã bị canh giữ trong nhà tù, nhưng lời cầu nguyện không ngừng cho người đã được Hội Thánh dâng lên Đức Chúa Trời.
Câu 5: Qua sự chú giải của người chăn mà con hiểu được "lời cầu nguyện không ngừng" có nghĩa là các anh chị em trong Hội Thánh đã thay phiên nhau liên tục cầu nguyện cho Phi-e-rơ, trong suốt bảy ngày đêm. Cảm tạ Chúa về sự gắn bó hiệp một của con dân Chúa trong Hội Thánh đầu tiên. Con nghĩ rằng, qua lời cầu thay của Hội Thánh mà Phi-e-rơ, trong tâm thần, cảm thấy được an ủi rất nhiều và được vững vàng trước sự bị bách hại.
Chúa hoàn toàn có thể giải cứu Phi-e-rơ mà không cần Hội Thánh cầu nguyện. Tuy nhiên, phân đoạn này cho thấy lời cầu nguyện của con dân Chúa thật sự mang đến quyền năng giải cứu.
Lời cầu nguyện cá nhân giúp một người cảm nhận được sự gần gũi với Chúa và qua đó cũng nhận được nhiều ơn phước thuộc linh từ Ngài. Lời hiệp nguyện của Hội Thánh mang đến sự hiệp một và qua đó cũng có tác dụng an ủi, động viên, khích lệ từng cá nhân.
6 Vào lúc Hê-rốt định đem người ra, trong đêm đó, Phi-e-rơ đã bị xiềng với hai dây xích, ngủ giữa hai người lính, và các lính gác trước cửa canh giữ nhà tù.
7 Kìa! Thiên sứ của Chúa đã xuất hiện, và ánh sáng chiếu trong ngục. Thiên sứ đã vỗ vào hông Phi-e-rơ, đánh thức người, nói: "Hãy trỗi dậy! Nhanh lên!" Các dây xích của người đã rớt xuống khỏi tay.
8 Thiên sứ cũng nói với người: "Hãy thắt lưng và cột giày của ngươi!" Người đã làm như vậy. Thiên sứ đã nói với người: "Hãy choàng áo khoác của ngươi và theo ta."
9 Người đã đi ra, theo thiên sứ, chẳng biết việc đó là thật, đã được làm bởi thiên sứ; nhưng tưởng mình thấy khải tượng.
10 Khi đã qua khỏi vọng canh thứ nhất và thứ nhì, họ đã đến cổng sắt, dẫn vào thành; cổng ấy đã tự mở cho họ. Rồi, họ đã đi qua, đi lên đường cái, tức thì, thiên sứ lìa khỏi người.
Từ câu 6 đến 10: Con hiểu rằng, qua sự tha thiết cầu thay của Hội Thánh mà Chúa đã can thiệp một cách siêu nhiên để giải cứu Phi-e-rơ. Bản thân con thấy sự cầu nguyện vừa là một đặc ân vừa là một đặc quyền của con dân Chúa. Là đặc ân vì trong khi cầu nguyện con dân Chúa được tương giao trực tiếp với Chúa, là Đấng Tạo Hóa tối cao. Là đặc quyền vì cầu nguyện với Chúa là quyền lợi thiêng liêng chỉ dành riêng cho những ai thuộc về Ngài.
Con cảm tạ Cha đã ban cho con những sự hiểu trên đây. Nguyện xin Cha giờ này cũng ban ơn cho buổi làm việc tối nay của con. Con cảm tạ Cha. A-men.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Ngọc Tú