II Cô-rinh-tô 1:1-11 Cha của Sự Thương Xót và Thiên Chúa của Mọi Sự An Ủi
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha kính yêu của chúng con, con cảm tạ ơn Cha bởi mọi sự Cha ban cho con, cho gia đình con, cho Hội Thánh của Ngài. Con cảm tạ ơn Cha đã giúp và dạy dỗ chúng con học xong sách Rô-ma và I Cô-rinh-tô, giúp chúng con được sống trong Lời Chúa mỗi ngày qua việc đọc, học, suy ngẫm để qua đó chúng con được tương giao, thờ phượng, tôn vinh và ngày càng hiểu biết Lẽ Thật, áp dụng Lời của Ngài vào trong đời sống đức tin của mình.
Lạy Chúa, con cầu xin Ngài cứ luôn ban ân điển dư dật trên việc học Lời của Chúa của con và của anh chị em con là Hội Thánh Ngài, giúp con áp dụng Lời Chúa để được thánh hóa mỗi ngày và tránh xa những cám dỗ phạm tội, giúp chúng con có sự nhạy bén hơn trong sự nhận biết sự vi phạm điều răn của Ngài để kịp thời ăn năn mà được Ngài tha thứ, quên tội lỗi chúng con. Mỗi ngày mới là một ơn phước lớn lao Chúa ban cho con, con cảm tạ ơn Ngài mỗi ngày trôi qua Chúa đã luôn quan phòng, yêu thương, đã ban cho con một gia đình đầy tình yêu thương và hạnh phúc trong Ngài, ban cho con một người vợ tin kính Chúa và hết lòng yêu thương con, yêu thương con cái và đặc biệt có tấm lòng nhân hậu, yêu thương, chăm sóc, kính hiếu với bố mẹ con như bố mẹ đẻ của mình một cách dịu dàng, nhân từ, mặc dù bề ngoài vợ con không khéo ăn, khéo nói. Điều đó làm con được vui thỏa và biết ơn sự ban cho của Chúa vô cùng, nếu không có Ngài có lẽ chúng con ai nấy đều đi theo đường của riêng mình, ý tưởng của riêng mình, quyết định của riêng mình. Đó là ơn phước thật lớn lao mà Ngài ban cho cuộc đời con, cho con cái, gia đình con, con tỏ lòng biết ơn thật nhiều Ba Ngôi Thiên Chúa, con thật được phước và vui thỏa trong chính gia đình và đời sống mình.
Kính lạy Chúa, kết thúc bức thư thứ nhất mà Sứ Đồ Phao-lô gửi cho Hội Thánh tại Cô-rinh-tô, ông tiếp tục viết bức thư thứ hai để gửi cho con dân Chúa tại đây nói riêng và các tín đồ tại vùng xứ A-chai nói chung. Ông cũng đã thành lập Hội Thánh Cô-rinh-tô trong hành trình truyền giáo lần hai, sau đó Phao-lô và người Cô-rinh-tô thường xuyên liên lạc với nhau để trao đổi và giải quyết các nan đề trong Hội Thánh. Ông viết bức thư thứ hai từ Ê-phê-sô, và có lẽ nhận thấy phải trực tiếp gặp gỡ để giải quyết các nan đề của con dân Chúa, nên ông đã vượt biển đến Cô-rinh-tô, đây là cuộc viếng thăm đau lòng của ông, khi nghe những báo cáo về sự bách hại, vu khống, công kích ông và chức vụ sứ đồ của ông. Nhiều giáo sư giả dụ dỗ con dân Chúa loại bỏ ông và Đạo ông rao giảng. Việc cần thiết mà sứ đồ viết bức thư thứ hai là để khích lệ đa số con dân Chúa tại Cô-rinh-tô vẫn có lòng trung tín và xem ông là người chăm sóc thuộc linh cho đời sống đức tin của họ; ông cũng vạch trần các sứ đồ giả, là những người chống nghịch và tấn công ông, dụ dỗ lôi kéo nhiều con dân Chúa từ bỏ Tin Lành do ông rao giảng; ông cũng viết bức thư này để khiển trách những con dân Chúa nghe theo và chịu sự ảnh hưởng của những giáo sư giả, sứ đồ giả chống lại ông, phá hoại uy tín và thẩm quyền sứ đồ mà Chúa kêu gọi ông.
Kính lạy Chúa, sau đây con xin được suy ngẫm Lời của Ngài trong II Cô-rinh-tô 1:1-11.
II Cô-rinh-tô 1:1
1 Phao-lô, theo ý muốn của Thiên Chúa, làm sứ đồ của Đức Chúa Jesus Christ, cùng người anh em cùng Cha của chúng ta là Ti-mô-thê, gửi cho Hội Thánh của Đức Chúa Trời ở tại thành Cô-rinh-tô cùng hết thảy những thánh đồ, những người ở trong khắp xứ A-chai.
Kính lạy Chúa, mở đầu bức thư thứ hai, một lần nữa ông Phao-lô tự xác định mình bằng danh tính sứ đồ, đó là chức vụ mà chính Đức Chúa Jesus đã kêu gọi ông, ông mở đầu bức thư và cùng một người anh em cùng đức tin là Ti-mô-thê gửi cho Hội Thánh tại Cô-rinh-tô, cùng những tín đồ khác tại xứ A-chai.
II Cô-rinh-tô 1:2-5
2 Nguyện ân điển và sự bình an từ Thiên Chúa, Cha của chúng ta, và từ Đức Chúa Jesus Christ ở với các anh chị em!
3 Tôn vinh Đức Chúa Trời và Cha của Đức Chúa Jesus Christ chúng ta; Cha của Sự Thương Xót và Thiên Chúa của Mọi Sự An Ủi;
4 Đấng an ủi chúng tôi trong mọi sự khốn khổ của chúng tôi, để cho chúng tôi có thể an ủi những người ở trong mọi sự khốn khổ, bằng sự an ủi mà chính mình chúng tôi được an ủi bởi Đức Chúa Trời.
5 Vì như những sự đau đớn của Đấng Christ chan chứa trong chúng tôi, thì cũng vậy, sự an ủi của chúng tôi qua Đấng Christ cũng chan chứa trong chúng tôi.
Con hiểu câu 2, 3 là lời chào thăm trong ân điển và sự bình an đến từ Thiên Chúa, bởi chỉ có sự bình an thật được ban bởi ân điển của Chúa, Sứ Đồ Phao-lô cũng xác nhận Thiên Chúa là Cha thiên thượng của con dân Chúa và sự quan phòng luôn luôn của Đức Chúa Jesus ở cạnh bên đời sống của con dân Ngài. Được làm con của Đấng Sáng Tạo, và được sự quan phòng, ở cùng với Đấng Cứu Thế thật là một phước hạnh lớn lao cho chúng con là con dân của Ngài. Tiếp đó, ông dâng lời tôn vinh Đức Chúa Trời, gọi Ngài là Cha của Sự Thương Xót và Thiên Chúa của Mọi Sự An Ủi. Cảm tạ Đức Chúa Trời bởi dù con từng là tội nhân, vi phạm các điều răn của Chúa và có cuộc sống thù nghịch thập tự giá, nhưng Ngài đã không vì tội lỗi con mà trừng phạt con tội chết, ngược lại Ngài đã thương xót con, hy sinh Con Một của mình để ban ân điển cứu rỗi con. Ngài cũng luôn an ủi, khích lệ mỗi khi con yếu đuối, chịu khó khăn, thử thách, bất công để con luôn được vững vàng trong đời sống, trong đức tin và được Ngài nâng đỡ cả đời sống thuộc thể lẫn tâm linh.
II Cô-rinh-tô 1:6
6 Hoặc chúng tôi bị khốn khổ vì sự an ủi và sự cứu rỗi của các anh chị em; là sự tác động trong sự các anh chị em chịu đựng cùng những sự khốn khổ mà chúng tôi cũng trải nghiệm. Hoặc chúng tôi được an ủi vì sự an ủi và sự cứu rỗi của các anh chị em.
Con hiểu câu 6, Sứ Đồ Phao-lô nói đến sự khốn khổ của bản thân ông cũng như những người bạn đồng hành của ông trong công cuộc truyền giảng Tin Lành của mình. Sự khốn khổ đó bao gồm cả sự khốn khổ vì thiếu thốn, sự bách hại, tấn công, vu khống của những kẻ thù và đặc biệt là sự khốn khổ vì sự phạm tội của con dân Chúa tại Cô-rinh-tô. Nên ông đã chịu sự khốn khổ đó với mục đích rao giảng Tin Lành để đem sự cứu rỗi đến cho họ, và ông được an ủi vì điều đó. Con dân Chúa là chi thể của Hội Thánh, khi một người chịu đau đớn hay phạm tội thì cả Hội Thánh cũng đau buồn, khi một chi thể được vui thỏa và an ủi, thì cả Hội Thánh cũng được phước hạnh. Ông Phao-lô là sứ đồ, đồng vui, đồng buồn, đồng chịu khổ và đồng được an ủi với sự vui, buồn, khốn khổ cũng như được sự khích lệ an ủi chung với con dân Chúa tại Cô-rinh-tô.
II Cô-rinh-tô 1:7
7 Sự hy vọng của chúng tôi về các anh chị em là vững vàng; biết rằng, như các anh chị em là những người dự phần những sự đau đớn thì cũng là những người dự phần sự an ủi.
Con hiểu câu 7, Sứ Đồ Phao-lô dù trải qua những sự chịu khổ hay đau đớn trên, nhưng ông có được sự an ủi từ Thiên Chúa bởi ông biết và có sự hy vọng về sự bền lòng trong đức tin của nhiều con dân Chúa mà ông chăm sóc, Hội Thánh mà ông thành lập. Niềm hy vọng đó là sự khích lệ lớn lao, bởi công lao và thành quả rao giảng Tin Lành của ông được kết quả, đưa được nhiều người thoát ra khỏi quyền lực tội lỗi kìm kẹp mà giải phóng họ được sự tự do trong Đấng Christ, đưa nhiều người đến với và vững vàng trong đức tin cho đến sự sống đời đời.
II Cô-rinh-tô 1:8
8 Hỡi các anh chị em cùng Cha! Chúng tôi không muốn các anh chị em chẳng biết về sự khổ nạn của chúng tôi, là sự đã đến với chúng tôi trong xứ A-si, mà chúng tôi đã bị ép quá mức, quá sức, đến nỗi chúng tôi cũng đã bị mất hy vọng về mạng sống.
Đọc câu Thánh Kinh này, con cảm nhận được sự khổ nạn, lao nhọc và nguy hiểm trong hành trình truyền giáo và rao giảng Tin Lành của Sứ Đồ Phao-lô và những người bạn đồng hành tại xứ A-si, ông nhớ lại những sự khốn khổ đó đến với mình một cách quá sức chịu đựng, đến mức ông mất hy vọng có thể bảo toàn được mạng sống mình.
II Cô-rinh-tô 1:9-10
9 Chính chúng tôi có án chết trong chúng tôi để cho chúng tôi không trông cậy nơi chúng tôi; nhưng trông cậy nơi Đức Chúa Trời, Đấng làm sống lại những kẻ chết;
10 Đấng đã giải cứu chúng tôi khỏi sự chết rất lớn và vẫn giải cứu. Trong Ngài, chúng tôi trông cậy rằng, Ngài vẫn giải cứu chúng tôi.
Kính lạy Chúa, con hiểu câu 9, câu 10 có nghĩa là: Khi Sứ Đồ Phao-lô và những người đồng hành trải qua những sự khốn khổ, nguy hiểm tại A-si, họ đã không trông cậy vào sức riêng về sự sống bản thân mình, bởi có lẽ sự khó khăn đó vượt quá sức chịu đựng của họ. Nhưng cảm tạ Chúa, bởi đức tin và bởi sự quan phòng của Đức Chúa Trời, họ có một chỗ dựa và sự trông cậy vững chắc. Họ không trông cậy vào bản thân mình, nhưng trông cậy vào Thiên Chúa, là Đấng Tạo Hóa Toàn Năng, là Đấng sống lại từ kẻ chết. Và nhờ vào sự trông cậy đó, nhờ vào đức tin của họ mà Chúa đã giải cứu họ khỏi sự chết trong những hoàn cảnh vô cùng nguy hiểm đến tính mạng, sự giải cứu của Chúa còn là sự giải cứu con dân của Ngài ra khỏi sự chết đời đời, ban cho chúng con được sự sống phước hạnh trong trời mới đất mới. Cảm tạ Chúa thật nhiều!
II Cô-rinh-tô 1:11
11 Sự tương trợ của các anh chị em dành cho chúng tôi là lời cầu thay để nhờ nhiều người mà ơn giải cứu ban cho chúng tôi, qua lời tạ ơn được dâng lên thay cho chúng tôi bởi nhiều người.
Con hiểu câu 11, Sứ Đồ Phao-lô nói đến sự tương trợ của con dân Chúa đã dâng lời cầu thay cho ông và những người đồng công với ông trong công cuộc truyền giáo, lẫn lúc họ gặp những tai ương, khó khăn, nguy hiểm. Nhờ những lời cầu thay của nhiều người mà Chúa đã ban ơn giải cứu cho họ càng hơn. Lời cầu thay thật có linh nghiệm, chúng ta ngoài việc cứu giúp anh chị em khó khăn, hoạn nạn thì lời cầu thay cho những nan đề của anh chị em, của Hội Thanh cũng thật là của sự tương trợ rất lớn đến anh chị em mình, Chúa lắng nghe những lời tốt lành xuất phát từ tấm lòng, môi miệng mình dành cho người khác. Đó là những điều tốt đẹp mà mình muốn Chúa ban cho anh chị em mình, là điều tốt đẹp mà mình cho đi chứ không phải nhận lấy cho bản thân.
Con cảm tạ ơn Chúa đã dạy dỗ con qua phân đoạn Thánh Kinh trên, để con học được tấm lòng luôn yêu thương, hướng về Hội Thánh, chăm sóc chu đáo, tỉ mỉ con dân Chúa của Sứ Đồ Phao-lô. Cũng như sự quan phòng, chăm sóc, giải cứu của Đức Chúa Trời trong mọi mặt đời sống con dân Chúa. Dù là thuận cảnh hay nghịch cảnh, dù lúc bình an hay nguy hiểm thì Ngài vẫn ở bên chúng con, yêu thương, chăm sóc và giải cứu chúng con, đặc biệt là ban ân điển cứu chuộc chúng con để giải cứu chúng con ra khỏi quyền lực và hậu quả tội lỗi, dẫn chúng con vào sự sống đời đời phước hạnh. Con cảm tạ ơn Chúa vô cùng!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Công Hải
11/06/2023
II Cô-rinh-tô 1:1-11 Cha của Sự Thương Xót và Thiên Chúa của Mọi Sự An Ủi
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha kính yêu của chúng con, con cảm tạ ơn Cha bởi mọi sự Cha ban cho con, cho gia đình con, cho Hội Thánh của Ngài. Con cảm tạ ơn Cha đã giúp và dạy dỗ chúng con học xong sách Rô-ma và I Cô-rinh-tô, giúp chúng con được sống trong Lời Chúa mỗi ngày qua việc đọc, học, suy ngẫm để qua đó chúng con được tương giao, thờ phượng, tôn vinh và ngày càng hiểu biết Lẽ Thật, áp dụng Lời của Ngài vào trong đời sống đức tin của mình.
Lạy Chúa, con cầu xin Ngài cứ luôn ban ân điển dư dật trên việc học Lời của Chúa của con và của anh chị em con là Hội Thánh Ngài, giúp con áp dụng Lời Chúa để được thánh hóa mỗi ngày và tránh xa những cám dỗ phạm tội, giúp chúng con có sự nhạy bén hơn trong sự nhận biết sự vi phạm điều răn của Ngài để kịp thời ăn năn mà được Ngài tha thứ, quên tội lỗi chúng con. Mỗi ngày mới là một ơn phước lớn lao Chúa ban cho con, con cảm tạ ơn Ngài mỗi ngày trôi qua Chúa đã luôn quan phòng, yêu thương, đã ban cho con một gia đình đầy tình yêu thương và hạnh phúc trong Ngài, ban cho con một người vợ tin kính Chúa và hết lòng yêu thương con, yêu thương con cái và đặc biệt có tấm lòng nhân hậu, yêu thương, chăm sóc, kính hiếu với bố mẹ con như bố mẹ đẻ của mình một cách dịu dàng, nhân từ, mặc dù bề ngoài vợ con không khéo ăn, khéo nói. Điều đó làm con được vui thỏa và biết ơn sự ban cho của Chúa vô cùng, nếu không có Ngài có lẽ chúng con ai nấy đều đi theo đường của riêng mình, ý tưởng của riêng mình, quyết định của riêng mình. Đó là ơn phước thật lớn lao mà Ngài ban cho cuộc đời con, cho con cái, gia đình con, con tỏ lòng biết ơn thật nhiều Ba Ngôi Thiên Chúa, con thật được phước và vui thỏa trong chính gia đình và đời sống mình.
Kính lạy Chúa, kết thúc bức thư thứ nhất mà Sứ Đồ Phao-lô gửi cho Hội Thánh tại Cô-rinh-tô, ông tiếp tục viết bức thư thứ hai để gửi cho con dân Chúa tại đây nói riêng và các tín đồ tại vùng xứ A-chai nói chung. Ông cũng đã thành lập Hội Thánh Cô-rinh-tô trong hành trình truyền giáo lần hai, sau đó Phao-lô và người Cô-rinh-tô thường xuyên liên lạc với nhau để trao đổi và giải quyết các nan đề trong Hội Thánh. Ông viết bức thư thứ hai từ Ê-phê-sô, và có lẽ nhận thấy phải trực tiếp gặp gỡ để giải quyết các nan đề của con dân Chúa, nên ông đã vượt biển đến Cô-rinh-tô, đây là cuộc viếng thăm đau lòng của ông, khi nghe những báo cáo về sự bách hại, vu khống, công kích ông và chức vụ sứ đồ của ông. Nhiều giáo sư giả dụ dỗ con dân Chúa loại bỏ ông và Đạo ông rao giảng. Việc cần thiết mà sứ đồ viết bức thư thứ hai là để khích lệ đa số con dân Chúa tại Cô-rinh-tô vẫn có lòng trung tín và xem ông là người chăm sóc thuộc linh cho đời sống đức tin của họ; ông cũng vạch trần các sứ đồ giả, là những người chống nghịch và tấn công ông, dụ dỗ lôi kéo nhiều con dân Chúa từ bỏ Tin Lành do ông rao giảng; ông cũng viết bức thư này để khiển trách những con dân Chúa nghe theo và chịu sự ảnh hưởng của những giáo sư giả, sứ đồ giả chống lại ông, phá hoại uy tín và thẩm quyền sứ đồ mà Chúa kêu gọi ông.
Kính lạy Chúa, sau đây con xin được suy ngẫm Lời của Ngài trong II Cô-rinh-tô 1:1-11.
II Cô-rinh-tô 1:1
1 Phao-lô, theo ý muốn của Thiên Chúa, làm sứ đồ của Đức Chúa Jesus Christ, cùng người anh em cùng Cha của chúng ta là Ti-mô-thê, gửi cho Hội Thánh của Đức Chúa Trời ở tại thành Cô-rinh-tô cùng hết thảy những thánh đồ, những người ở trong khắp xứ A-chai.
Kính lạy Chúa, mở đầu bức thư thứ hai, một lần nữa ông Phao-lô tự xác định mình bằng danh tính sứ đồ, đó là chức vụ mà chính Đức Chúa Jesus đã kêu gọi ông, ông mở đầu bức thư và cùng một người anh em cùng đức tin là Ti-mô-thê gửi cho Hội Thánh tại Cô-rinh-tô, cùng những tín đồ khác tại xứ A-chai.
II Cô-rinh-tô 1:2-5
2 Nguyện ân điển và sự bình an từ Thiên Chúa, Cha của chúng ta, và từ Đức Chúa Jesus Christ ở với các anh chị em!
3 Tôn vinh Đức Chúa Trời và Cha của Đức Chúa Jesus Christ chúng ta; Cha của Sự Thương Xót và Thiên Chúa của Mọi Sự An Ủi;
4 Đấng an ủi chúng tôi trong mọi sự khốn khổ của chúng tôi, để cho chúng tôi có thể an ủi những người ở trong mọi sự khốn khổ, bằng sự an ủi mà chính mình chúng tôi được an ủi bởi Đức Chúa Trời.
5 Vì như những sự đau đớn của Đấng Christ chan chứa trong chúng tôi, thì cũng vậy, sự an ủi của chúng tôi qua Đấng Christ cũng chan chứa trong chúng tôi.
Con hiểu câu 2, 3 là lời chào thăm trong ân điển và sự bình an đến từ Thiên Chúa, bởi chỉ có sự bình an thật được ban bởi ân điển của Chúa, Sứ Đồ Phao-lô cũng xác nhận Thiên Chúa là Cha thiên thượng của con dân Chúa và sự quan phòng luôn luôn của Đức Chúa Jesus ở cạnh bên đời sống của con dân Ngài. Được làm con của Đấng Sáng Tạo, và được sự quan phòng, ở cùng với Đấng Cứu Thế thật là một phước hạnh lớn lao cho chúng con là con dân của Ngài. Tiếp đó, ông dâng lời tôn vinh Đức Chúa Trời, gọi Ngài là Cha của Sự Thương Xót và Thiên Chúa của Mọi Sự An Ủi. Cảm tạ Đức Chúa Trời bởi dù con từng là tội nhân, vi phạm các điều răn của Chúa và có cuộc sống thù nghịch thập tự giá, nhưng Ngài đã không vì tội lỗi con mà trừng phạt con tội chết, ngược lại Ngài đã thương xót con, hy sinh Con Một của mình để ban ân điển cứu rỗi con. Ngài cũng luôn an ủi, khích lệ mỗi khi con yếu đuối, chịu khó khăn, thử thách, bất công để con luôn được vững vàng trong đời sống, trong đức tin và được Ngài nâng đỡ cả đời sống thuộc thể lẫn tâm linh.
II Cô-rinh-tô 1:6
6 Hoặc chúng tôi bị khốn khổ vì sự an ủi và sự cứu rỗi của các anh chị em; là sự tác động trong sự các anh chị em chịu đựng cùng những sự khốn khổ mà chúng tôi cũng trải nghiệm. Hoặc chúng tôi được an ủi vì sự an ủi và sự cứu rỗi của các anh chị em.
Con hiểu câu 6, Sứ Đồ Phao-lô nói đến sự khốn khổ của bản thân ông cũng như những người bạn đồng hành của ông trong công cuộc truyền giảng Tin Lành của mình. Sự khốn khổ đó bao gồm cả sự khốn khổ vì thiếu thốn, sự bách hại, tấn công, vu khống của những kẻ thù và đặc biệt là sự khốn khổ vì sự phạm tội của con dân Chúa tại Cô-rinh-tô. Nên ông đã chịu sự khốn khổ đó với mục đích rao giảng Tin Lành để đem sự cứu rỗi đến cho họ, và ông được an ủi vì điều đó. Con dân Chúa là chi thể của Hội Thánh, khi một người chịu đau đớn hay phạm tội thì cả Hội Thánh cũng đau buồn, khi một chi thể được vui thỏa và an ủi, thì cả Hội Thánh cũng được phước hạnh. Ông Phao-lô là sứ đồ, đồng vui, đồng buồn, đồng chịu khổ và đồng được an ủi với sự vui, buồn, khốn khổ cũng như được sự khích lệ an ủi chung với con dân Chúa tại Cô-rinh-tô.
II Cô-rinh-tô 1:7
7 Sự hy vọng của chúng tôi về các anh chị em là vững vàng; biết rằng, như các anh chị em là những người dự phần những sự đau đớn thì cũng là những người dự phần sự an ủi.
Con hiểu câu 7, Sứ Đồ Phao-lô dù trải qua những sự chịu khổ hay đau đớn trên, nhưng ông có được sự an ủi từ Thiên Chúa bởi ông biết và có sự hy vọng về sự bền lòng trong đức tin của nhiều con dân Chúa mà ông chăm sóc, Hội Thánh mà ông thành lập. Niềm hy vọng đó là sự khích lệ lớn lao, bởi công lao và thành quả rao giảng Tin Lành của ông được kết quả, đưa được nhiều người thoát ra khỏi quyền lực tội lỗi kìm kẹp mà giải phóng họ được sự tự do trong Đấng Christ, đưa nhiều người đến với và vững vàng trong đức tin cho đến sự sống đời đời.
II Cô-rinh-tô 1:8
8 Hỡi các anh chị em cùng Cha! Chúng tôi không muốn các anh chị em chẳng biết về sự khổ nạn của chúng tôi, là sự đã đến với chúng tôi trong xứ A-si, mà chúng tôi đã bị ép quá mức, quá sức, đến nỗi chúng tôi cũng đã bị mất hy vọng về mạng sống.
Đọc câu Thánh Kinh này, con cảm nhận được sự khổ nạn, lao nhọc và nguy hiểm trong hành trình truyền giáo và rao giảng Tin Lành của Sứ Đồ Phao-lô và những người bạn đồng hành tại xứ A-si, ông nhớ lại những sự khốn khổ đó đến với mình một cách quá sức chịu đựng, đến mức ông mất hy vọng có thể bảo toàn được mạng sống mình.
II Cô-rinh-tô 1:9-10
9 Chính chúng tôi có án chết trong chúng tôi để cho chúng tôi không trông cậy nơi chúng tôi; nhưng trông cậy nơi Đức Chúa Trời, Đấng làm sống lại những kẻ chết;
10 Đấng đã giải cứu chúng tôi khỏi sự chết rất lớn và vẫn giải cứu. Trong Ngài, chúng tôi trông cậy rằng, Ngài vẫn giải cứu chúng tôi.
Kính lạy Chúa, con hiểu câu 9, câu 10 có nghĩa là: Khi Sứ Đồ Phao-lô và những người đồng hành trải qua những sự khốn khổ, nguy hiểm tại A-si, họ đã không trông cậy vào sức riêng về sự sống bản thân mình, bởi có lẽ sự khó khăn đó vượt quá sức chịu đựng của họ. Nhưng cảm tạ Chúa, bởi đức tin và bởi sự quan phòng của Đức Chúa Trời, họ có một chỗ dựa và sự trông cậy vững chắc. Họ không trông cậy vào bản thân mình, nhưng trông cậy vào Thiên Chúa, là Đấng Tạo Hóa Toàn Năng, là Đấng sống lại từ kẻ chết. Và nhờ vào sự trông cậy đó, nhờ vào đức tin của họ mà Chúa đã giải cứu họ khỏi sự chết trong những hoàn cảnh vô cùng nguy hiểm đến tính mạng, sự giải cứu của Chúa còn là sự giải cứu con dân của Ngài ra khỏi sự chết đời đời, ban cho chúng con được sự sống phước hạnh trong trời mới đất mới. Cảm tạ Chúa thật nhiều!
II Cô-rinh-tô 1:11
11 Sự tương trợ của các anh chị em dành cho chúng tôi là lời cầu thay để nhờ nhiều người mà ơn giải cứu ban cho chúng tôi, qua lời tạ ơn được dâng lên thay cho chúng tôi bởi nhiều người.
Con hiểu câu 11, Sứ Đồ Phao-lô nói đến sự tương trợ của con dân Chúa đã dâng lời cầu thay cho ông và những người đồng công với ông trong công cuộc truyền giáo, lẫn lúc họ gặp những tai ương, khó khăn, nguy hiểm. Nhờ những lời cầu thay của nhiều người mà Chúa đã ban ơn giải cứu cho họ càng hơn. Lời cầu thay thật có linh nghiệm, chúng ta ngoài việc cứu giúp anh chị em khó khăn, hoạn nạn thì lời cầu thay cho những nan đề của anh chị em, của Hội Thanh cũng thật là của sự tương trợ rất lớn đến anh chị em mình, Chúa lắng nghe những lời tốt lành xuất phát từ tấm lòng, môi miệng mình dành cho người khác. Đó là những điều tốt đẹp mà mình muốn Chúa ban cho anh chị em mình, là điều tốt đẹp mà mình cho đi chứ không phải nhận lấy cho bản thân.
Con cảm tạ ơn Chúa đã dạy dỗ con qua phân đoạn Thánh Kinh trên, để con học được tấm lòng luôn yêu thương, hướng về Hội Thánh, chăm sóc chu đáo, tỉ mỉ con dân Chúa của Sứ Đồ Phao-lô. Cũng như sự quan phòng, chăm sóc, giải cứu của Đức Chúa Trời trong mọi mặt đời sống con dân Chúa. Dù là thuận cảnh hay nghịch cảnh, dù lúc bình an hay nguy hiểm thì Ngài vẫn ở bên chúng con, yêu thương, chăm sóc và giải cứu chúng con, đặc biệt là ban ân điển cứu chuộc chúng con để giải cứu chúng con ra khỏi quyền lực và hậu quả tội lỗi, dẫn chúng con vào sự sống đời đời phước hạnh. Con cảm tạ ơn Chúa vô cùng!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Công Hải
11/06/2023