I Cô-rinh-tô 14:26-40 Sự Trật Tự Trong Các Buổi Nhóm của Hội Thánh
Kính lạy Đức Chúa Trời của con, con cảm tạ ơn Cha lại ban cho con được suy ngẫm lời của Ngài trong I Cô-rinh-tô 14: 26-40 để con được hiểu về sự trật tự trong việc nhóm họp của Hội Thánh mà áp dụng vào sự nhóm hiệp của bản thân để luôn làm đẹp lòng Ngài. Sau đây, con xin được nêu sự hiểu của con về phân đoạn Thánh Kinh trên.
I Cô-rinh-tô 14: 26-28 26 Hỡi các anh chị em cùng Cha! Vậy thì nên làm thế nào, khi các anh chị em nhóm hiệp mà ai nấy trong các anh chị em có bài thánh ca, có lời giảng dạy, có một ngôn ngữ khác, có sự mạc khải, có sự thông giải các ngôn ngữ? Hãy làm tất cả cho sự gây dựng! 27 Nếu có ai nói một ngôn ngữ khác thì hai hoặc nhiều lắm là ba người nói theo phiên, và có một người thông giải.
28 Nếu không có ai thông giải thì người ấy phải giữ im lặng trong Hội Thánh, mà tự nói với mình và với Đức Chúa Trời.
Con hiểu câu 26-28 như sau: Ông Phao-lô khuyên con dân Chúa tại Cô-rinh-tô khi nhóm hiệp thì theo tứ tự để hát Thánh Ca tôn vinh Chúa hoặc giảng Lời của Chúa, hoặc nói một ngôn ngữ khác. Có lẽ con dân Chúa tại đó thực hiện các nghi lễ thờ phượng một cách thiếu trật tự nên ông đã đưa ra lời khuyên như vậy. Việc nói ngôn ngữ khác cũng phải theo thứ tự hai hoặc ba người nói theo phiên, và có một người thông giải ý nghĩa của ngôn ngữ đó. Việc thông giải ngoại ngữ là rất quan trọng để gây dựng Hội Thánh, trong trường hợp một người nói ngôn ngữ khác mà không có sự thông giải thì phải giữ im lặng, không được lên tiếng trước mọi người, điều đó không những không gây dựng mà còn làm ồn ào. Người đó hãy âm thầm mà tự nói với chính mình và với Đức Chúa Trời.
I Cô-rinh-tô 14: 29-31 “29 Còn các tiên tri, hai hay ba người nói, những người khác thì suy xét.
30 Nhưng, nếu có sự mạc khải cho một người đang ngồi, thì người trước phải giữ im lặng.
31 Bởi vì hết thảy các anh chị em có thể lần lượt nói tiên tri, để tất cả đều được học và tất cả đều được khích lệ.”
Con hiểu câu 29-31 có nghĩa là: Khi việc nói tiên tri trong buổi nhóm họp cũng phải theo thứ tự, hai hay ba người nói tiên tri thì những người nghe cũng yên lặng và suy xét với Lời của Chúa. Nếu một người nghe mà nhận được sự mặc khải qua việc nói tiên tri của người khác thì người nói tiên tri phải im lặng để nghe sự ý kiến của người được Chúa mặc khải, hoặc thần cảm. Có thể trong lời nói tiên tri của một người, Chúa sẽ dùng người khác để mặc khải ý nghĩa của người khác, từ đó ý nghĩa của lời tiên tri đó sẽ giúp ích và gây dựng cho Hội Thánh chung. Mọi người đều có thể nói tiên tri nếu được Chúa ban cho, nhưng sự nói đó phải theo thứ tự lần lượt, và việc nói tiên tri theo thứ tự như vậy sẽ giúp tất cả mọi người được học hỏi lẫn nhau và khích lệ lẫn nhau.
I Cô-rinh-tô 14: 32-33 32 Thần trí của các tiên tri vâng phục các tiên tri.
33 Vì Đức Chúa Trời chẳng phải Đức Chúa Trời của sự loạn lạc mà của sự hòa bình, như trong tất cả các Hội Thánh của các thánh đồ.
Con hiểu 2 câu trên như sau: Thần trí của các tiên tri là sự nhận thức về ân tứ nói tiên tri Chúa ban theo đúng Lẽ Thật Lời Chúa, nên người nói tiên tri sẽ ý thức được mình nói gì và hiểu được ý nghĩa của lời nói tiên tri của mình. Nên thần trí của họ vâng phục các tiên tri. Điều này trái ngược với việc một người bị tà linh điều khiển để nói “tiên tri” mà họ không ý thức được lời nói của mình, hoặc lời nói đó không đến từ Chúa mà đến từ tà linh. Đức Chúa Trời là Chúa của sự hoà bình, bình an và trật tự, việc nhóm họp Hội Thánh cũng phải ở trong sự hoà bình và trật tự đó.
I Cô-rinh-tô 14: 34-35 34 Những người vợ của các anh em hãy giữ im lặng trong các Hội Thánh; vì họ không được phép nói chuyện nhưng phải vâng phục, theo như luật pháp nói.
35 Và nếu họ muốn học được điều gì thì họ hãy hỏi những người chồng của họ ở nhà; vì những người vợ nói chuyện trong Hội Thánh là điều hổ thẹn.
Con hiểu câu 34-35 là ông Phao-lô muốn khuyên các bà vợ phải giữ sự trật tự trong việc nhóm họp. Việc nói chuyện riêng trong buổi nhóm gây ồn ào, gây hổ thẹn và vấp phạm cho buổi nhóm. Có lẽ lúc bấy giờ, Hội Thánh tại Cô-rinh-tô có các phụ nữ gây ồn ào bằng việc nói chuyện riêng trong buổi nhóm hoặc hỏi han chồng mình quá nhiều. Phao-lô dạy nếu muốn hỏi, thắc mắc điều gì thì hãy hỏi chồng của mình ở nhà, không nên vì điều đó mà làm ảnh hưởng đến sự trật tự trong buổi nhóm họp.
I Cô-rinh-tô 14: 36-40 “36 Lời của Đức Chúa Trời ra từ các anh chị em, hay chỉ đến với các anh chị em?
37 Nếu ai tưởng mình là tiên tri, hay người thiêng liêng, thì người ấy hãy biết rằng, những điều tôi viết cho các anh chị em đây là các mệnh lệnh của Chúa.
38 Nhưng nếu có ai không quan tâm hãy để người ấy không quan tâm.
39 Vậy, hỡi các anh chị em cùng Cha! Hãy khao khát nói tiên tri và đừng ngăn cấm sự nói các ngôn ngữ khác.
40 Mọi sự đều nên làm cách phải lẽ và theo thứ tự.”
Kính lạy Chúa, con hiểu câu 36-40 như sau: ông Phao-lô khẳng định Lời của Đức Chúa Trời là ra bởi Ngài và đến với con dân của Ngài, chứ không phải ra bởi bất cứ người nào. Có nhiều người không phải là tiên tri nhưng nhận mình là tiên trí, đó là các tiên tri giả. Trong thời đại lúc đó, trong xã hội cũng xuất hiện nhiều tiên tri giả, giáo sư giả, họ dẫn dụ nhiều người đến với lẽ giả và tấn công, bách hại Lẽ Thật. Ông Phao-lô là người điển hình của những sự tấn công và bách hại của những người tự nhận là giáo sư, tiên tri, các bậc cầm quyền cao trong giáo hội. Còn với những người là những tiên tri đến từ Chúa hay người được ân tứ nói các ngôn ngữ khác, thì cũng hãy nói trong sự trật tự và theo trình tự trong Hội Thánh để không làm cho buổi nhóm họp của con dân Chúa trở nên lộn xộn, ồn ào mà làm cho những giờ thông công, thờ phượng Chúa được trật tự và gây dựng cho mọi người.
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha yêu thương của con, học phân đoạn Thánh Kinh trên, con cảm nhận được sự lộn xộn và có nhiều vấn đề về thuộc linh lẫn cả đời sống thuộc thể của Hội Thánh lúc ban đầu tại Cô-rinh-tô. Trước tình trạng đó, ông Phao-lô là sứ đồ Chúa giao để đưa ra nhiều lời khuyên một cách cụ thể và chi tiết cách thức cũng như tinh thần, ý thức của con dân Chúa để thực hiện một sự nhóm hiệp thánh. Dù có được ơn nói tiên tri hay ơn nói ngoại ngữ và sự thông giải ngoại ngữ, nếu con dân Chúa thực hiện ơn đó một cách vô kỷ luật thì cũng không đẹp lòng Chúa, và ân tứ Chúa ban có thể cất đi bất cứ lúc nào. Chính vì nhìn thấy vấn đề đó nên Phao-lô đã đưa ra những lời giảng dạy của mình để gây dựng Hội Thánh của Chúa một cách đẹp lòng và xứng đáng với ân điển cứu chuộc và Tin Lành cứu rỗi của Ngài. Nguyện xin Chúa giúp con xem đây là bài học ghi nhớ trong việc áp dụng vào các buổi nhóm họp Hội Thánh của con. Con cảm tạ ơn Chúa và thành kính cầu nguyện trong danh Đức Chúa Jesus Christ. Amen!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Công Hải
05/6/2023
I Cô-rinh-tô 14:26-40 Sự Trật Tự Trong Các Buổi Nhóm của Hội Thánh
Kính lạy Đức Chúa Trời của con, con cảm tạ ơn Cha lại ban cho con được suy ngẫm lời của Ngài trong I Cô-rinh-tô 14: 26-40 để con được hiểu về sự trật tự trong việc nhóm họp của Hội Thánh mà áp dụng vào sự nhóm hiệp của bản thân để luôn làm đẹp lòng Ngài. Sau đây, con xin được nêu sự hiểu của con về phân đoạn Thánh Kinh trên.
I Cô-rinh-tô 14: 26-28
26 Hỡi các anh chị em cùng Cha! Vậy thì nên làm thế nào, khi các anh chị em nhóm hiệp mà ai nấy trong các anh chị em có bài thánh ca, có lời giảng dạy, có một ngôn ngữ khác, có sự mạc khải, có sự thông giải các ngôn ngữ? Hãy làm tất cả cho sự gây dựng! 27 Nếu có ai nói một ngôn ngữ khác thì hai hoặc nhiều lắm là ba người nói theo phiên, và có một người thông giải.
28 Nếu không có ai thông giải thì người ấy phải giữ im lặng trong Hội Thánh, mà tự nói với mình và với Đức Chúa Trời.
Con hiểu câu 26-28 như sau: Ông Phao-lô khuyên con dân Chúa tại Cô-rinh-tô khi nhóm hiệp thì theo tứ tự để hát Thánh Ca tôn vinh Chúa hoặc giảng Lời của Chúa, hoặc nói một ngôn ngữ khác. Có lẽ con dân Chúa tại đó thực hiện các nghi lễ thờ phượng một cách thiếu trật tự nên ông đã đưa ra lời khuyên như vậy. Việc nói ngôn ngữ khác cũng phải theo thứ tự hai hoặc ba người nói theo phiên, và có một người thông giải ý nghĩa của ngôn ngữ đó. Việc thông giải ngoại ngữ là rất quan trọng để gây dựng Hội Thánh, trong trường hợp một người nói ngôn ngữ khác mà không có sự thông giải thì phải giữ im lặng, không được lên tiếng trước mọi người, điều đó không những không gây dựng mà còn làm ồn ào. Người đó hãy âm thầm mà tự nói với chính mình và với Đức Chúa Trời.
I Cô-rinh-tô 14: 29-31
“29 Còn các tiên tri, hai hay ba người nói, những người khác thì suy xét.
30 Nhưng, nếu có sự mạc khải cho một người đang ngồi, thì người trước phải giữ im lặng.
31 Bởi vì hết thảy các anh chị em có thể lần lượt nói tiên tri, để tất cả đều được học và tất cả đều được khích lệ.”
Con hiểu câu 29-31 có nghĩa là: Khi việc nói tiên tri trong buổi nhóm họp cũng phải theo thứ tự, hai hay ba người nói tiên tri thì những người nghe cũng yên lặng và suy xét với Lời của Chúa. Nếu một người nghe mà nhận được sự mặc khải qua việc nói tiên tri của người khác thì người nói tiên tri phải im lặng để nghe sự ý kiến của người được Chúa mặc khải, hoặc thần cảm. Có thể trong lời nói tiên tri của một người, Chúa sẽ dùng người khác để mặc khải ý nghĩa của người khác, từ đó ý nghĩa của lời tiên tri đó sẽ giúp ích và gây dựng cho Hội Thánh chung. Mọi người đều có thể nói tiên tri nếu được Chúa ban cho, nhưng sự nói đó phải theo thứ tự lần lượt, và việc nói tiên tri theo thứ tự như vậy sẽ giúp tất cả mọi người được học hỏi lẫn nhau và khích lệ lẫn nhau.
I Cô-rinh-tô 14: 32-33
32 Thần trí của các tiên tri vâng phục các tiên tri.
33 Vì Đức Chúa Trời chẳng phải Đức Chúa Trời của sự loạn lạc mà của sự hòa bình, như trong tất cả các Hội Thánh của các thánh đồ.
Con hiểu 2 câu trên như sau: Thần trí của các tiên tri là sự nhận thức về ân tứ nói tiên tri Chúa ban theo đúng Lẽ Thật Lời Chúa, nên người nói tiên tri sẽ ý thức được mình nói gì và hiểu được ý nghĩa của lời nói tiên tri của mình. Nên thần trí của họ vâng phục các tiên tri. Điều này trái ngược với việc một người bị tà linh điều khiển để nói “tiên tri” mà họ không ý thức được lời nói của mình, hoặc lời nói đó không đến từ Chúa mà đến từ tà linh. Đức Chúa Trời là Chúa của sự hoà bình, bình an và trật tự, việc nhóm họp Hội Thánh cũng phải ở trong sự hoà bình và trật tự đó.
I Cô-rinh-tô 14: 34-35
34 Những người vợ của các anh em hãy giữ im lặng trong các Hội Thánh; vì họ không được phép nói chuyện nhưng phải vâng phục, theo như luật pháp nói.
35 Và nếu họ muốn học được điều gì thì họ hãy hỏi những người chồng của họ ở nhà; vì những người vợ nói chuyện trong Hội Thánh là điều hổ thẹn.
Con hiểu câu 34-35 là ông Phao-lô muốn khuyên các bà vợ phải giữ sự trật tự trong việc nhóm họp. Việc nói chuyện riêng trong buổi nhóm gây ồn ào, gây hổ thẹn và vấp phạm cho buổi nhóm. Có lẽ lúc bấy giờ, Hội Thánh tại Cô-rinh-tô có các phụ nữ gây ồn ào bằng việc nói chuyện riêng trong buổi nhóm hoặc hỏi han chồng mình quá nhiều. Phao-lô dạy nếu muốn hỏi, thắc mắc điều gì thì hãy hỏi chồng của mình ở nhà, không nên vì điều đó mà làm ảnh hưởng đến sự trật tự trong buổi nhóm họp.
I Cô-rinh-tô 14: 36-40
“36 Lời của Đức Chúa Trời ra từ các anh chị em, hay chỉ đến với các anh chị em?
37 Nếu ai tưởng mình là tiên tri, hay người thiêng liêng, thì người ấy hãy biết rằng, những điều tôi viết cho các anh chị em đây là các mệnh lệnh của Chúa.
38 Nhưng nếu có ai không quan tâm hãy để người ấy không quan tâm.
39 Vậy, hỡi các anh chị em cùng Cha! Hãy khao khát nói tiên tri và đừng ngăn cấm sự nói các ngôn ngữ khác.
40 Mọi sự đều nên làm cách phải lẽ và theo thứ tự.”
Kính lạy Chúa, con hiểu câu 36-40 như sau: ông Phao-lô khẳng định Lời của Đức Chúa Trời là ra bởi Ngài và đến với con dân của Ngài, chứ không phải ra bởi bất cứ người nào. Có nhiều người không phải là tiên tri nhưng nhận mình là tiên trí, đó là các tiên tri giả. Trong thời đại lúc đó, trong xã hội cũng xuất hiện nhiều tiên tri giả, giáo sư giả, họ dẫn dụ nhiều người đến với lẽ giả và tấn công, bách hại Lẽ Thật. Ông Phao-lô là người điển hình của những sự tấn công và bách hại của những người tự nhận là giáo sư, tiên tri, các bậc cầm quyền cao trong giáo hội. Còn với những người là những tiên tri đến từ Chúa hay người được ân tứ nói các ngôn ngữ khác, thì cũng hãy nói trong sự trật tự và theo trình tự trong Hội Thánh để không làm cho buổi nhóm họp của con dân Chúa trở nên lộn xộn, ồn ào mà làm cho những giờ thông công, thờ phượng Chúa được trật tự và gây dựng cho mọi người.
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha yêu thương của con, học phân đoạn Thánh Kinh trên, con cảm nhận được sự lộn xộn và có nhiều vấn đề về thuộc linh lẫn cả đời sống thuộc thể của Hội Thánh lúc ban đầu tại Cô-rinh-tô. Trước tình trạng đó, ông Phao-lô là sứ đồ Chúa giao để đưa ra nhiều lời khuyên một cách cụ thể và chi tiết cách thức cũng như tinh thần, ý thức của con dân Chúa để thực hiện một sự nhóm hiệp thánh. Dù có được ơn nói tiên tri hay ơn nói ngoại ngữ và sự thông giải ngoại ngữ, nếu con dân Chúa thực hiện ơn đó một cách vô kỷ luật thì cũng không đẹp lòng Chúa, và ân tứ Chúa ban có thể cất đi bất cứ lúc nào. Chính vì nhìn thấy vấn đề đó nên Phao-lô đã đưa ra những lời giảng dạy của mình để gây dựng Hội Thánh của Chúa một cách đẹp lòng và xứng đáng với ân điển cứu chuộc và Tin Lành cứu rỗi của Ngài. Nguyện xin Chúa giúp con xem đây là bài học ghi nhớ trong việc áp dụng vào các buổi nhóm họp Hội Thánh của con. Con cảm tạ ơn Chúa và thành kính cầu nguyện trong danh Đức Chúa Jesus Christ. Amen!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Công Hải
05/6/2023