Tít 1:1-9 Sự Thiết Lập Thẩm Quyền Trong Hội Thánh Địa Phương
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Kính Yêu của chúng con, chúng con dâng lời cảm tạ ơn Chúa đã quan phòng, ban ơn cho gia đình chúng con năm nay được nghỉ tết dài ngày. Chúng con có nhiều thời gian ở quê cùng với bố mẹ, các cháu cũng được đón tết cổ truyền và có nhiều thời gian ở vùng thôn quê, được nhiều thời gian với ông bà nội ngoại hơn. Chúng con cảm tạ ơn Cha đã bảo vệ chúng con được trở lại công việc, sinh hoạt, học tập của con cái và trở ra gia đình mình được bình an. Chúng con cũng dâng lời cảm tạ ơn Cha đã cho bà Ngoại các cháu được ra Hà Nội khám chữa bệnh, được các y bác sỹ chẩn đoán đúng bệnh để kê thuốc. Kính lạy Cha, giờ này chúng con xin dâng lên Cha những lời suy ngẫm trong việc học Lời Chúa của chúng con, chúng con xin Cha tha thứ và quăng xa những tội lỗi, những vấp phạm hay điều gì không đẹp lòng Chúa của chúng con, để chúng con xứng đáng học Lời Ngài để áp dụng vào trong đời sống của mình.
Kính thưa Cha, chúng con hiểu rằng, đoạn Tít 1:1-9 là đoạn mở đầu trong bức thư mà Sứ Đồ Phao-lô gửi cho Tít để nêu rõ vai trò và trách nhiệm quan trọng của Tít và các trưởng lão trong Hội thánh. Họ cần phải sống đời sống gương mẫu, tuân theo Lời Chúa và sẵn sàng dẫn dắt, chăm sóc, dạy dỗ những người khác.
1 Phao-lô, tôi tớ của Thiên Chúa và sứ đồ của Đức Chúa Jesus Christ, theo đức tin của những người được chọn của Thiên Chúa và tri thức về lẽ thật, là sự theo lòng tin kính
2 vào sự trông cậy về sự sống vĩnh cửu, mà Đức Chúa Trời không thể nói dối đã hứa từ trước vô cùng.
Câu 1 và 2: Chúng con hiểu rằng, lời đầu bức thư là lời giới thiệu bản thân của Sứ Đồ Phao-lô cũng như lời bày tỏ đời sống đức tin của mình về sự được Thiên Chúa lựa chọn để làm sứ đồ của Đức Chúa Jesus Christ. Ông nhấn mạnh rằng đức tin của ông dựa trên sự chọn lựa của Thiên Chúa và sự hiểu biết về lẽ thật, là lòng tin kính. Chúng con cũng hiểu bởi đức tin vào Đấng Christ đó mà ông sẽ nhận được sự sống vĩnh cửu, đó cũng là lời hứa về sự sống vĩnh cửu, là sự thật và đã được Thiên Chúa hứa từ lâu đời.
3 Nhưng khi thời kỳ đến, Ngài đã bày tỏ Ngôi Lời của Ngài qua sự rao giảng, là sự đã giao phó cho ta theo mệnh lệnh Thiên Chúa, Đấng Giải Cứu của chúng ta.
Câu 3: Chúng con hiểu rằng, khi thời kỳ đến là thời điểm mà Thiên Chúa thực hiện lời hứa của Ngài về việc sai Đấng Mê-si-a đến cứu chuộc nhân loại, là thời kỳ Đức Chúa Jesus được tỏ ra là Ngôi Lời, là Thiên Chúa nhập thể làm người để thực hiện chương trình cứu chuộc nhân loại qua sự rao giảng của Ngài. Ông cũng được chính Đức Chúa Jesus kêu gọi vào chức vụ làm sứ đồ để rao giảng Tin Lành cho dân ngoại, đó là chức vụ được giao cho ông qua mệnh lệnh của Thiên Chúa.
4 Gửi cho Tít, con thật của ta trong đức tin chung. Nguyện ân điển, sự thương xót, sự bình an từ Thiên Chúa Đức Cha và từ Đức Chúa Jesus Christ, Đấng Giải Cứu của chúng ta, ở cùng con!
Câu 4: Chúng con hiểu, đây là sự mở đầu bức thư mà Sứ Đồ Phao-lô gửi cho Tít, một người anh em cùng đức tin và là người đồng sự của mình. Ông gửi lời cầu nguyện và lời chúc phước từ Đức Cha và Đức Chúa Jesus ban ân điển, sự thương xót, bình an cho Tít. Qua đây chúng con cũng thấy được tình cảm của Phao-lô dành cho Tít. Phao-lô coi Tít như con của mình và mong muốn Tít được Thiên Chúa ban phước.
5 Vì lý do này mà ta đã để con ở lại Cơ-rết: Để con sắp đặt những việc chưa hoàn thành, và lập các trưởng lão trong mỗi thành phố, như ta đã truyền cho con.
Câu 5: Chúng con hiểu rằng Sứ Đồ Phao-lô nói cho Tít về lý do mà ông để Tít ở lại Cơ-rết, đó là để Tít lập nên các trưởng lão trong mỗi thành phố mà mình đã thành lập Hội Thánh. Qua đây, chúng con cũng thấy lòng tin cậy mà Sứ Đồ Phao-lô dành cho Tít, cũng như mong muốn ông cùng đồng công với mình trong việc chăn dắt, gánh vác những vấn đề của Hội Thánh và lập ra các trưởng lão để chăn dắt con dân Chúa.
6 Người nào cũng phải không chỗ trách được; chồng của một vợ; có con cái trung tín, không bị cáo là phóng đãng hoặc ngỗ nghịch.
Câu 6: Chúng con hiểu Sứ Đồ Phao-lô đưa ra một số tiêu chuẩn của một trưởng lão trong Hội Thánh, trước hết là người trọn vẹn trong đời sống đức tin, không chỗ trách được, có nghĩa là có phẩm chất đạo đức tốt đẹp, không có gì chê trách, có đời sống tin kính và thánh sạch, công chính và đầy tình yêu thương. Một trưởng lão phải là chồng của một vợ, con cái được dạy dỗ để có nếp sống trung tín trong đức tin, đời sống của con cái cũng cũng kết quả trong đời sống của một gia đình cơ đốc, không bị cáo buộc phóng đáng hoặc ngỗ nghịch.
7 Vì người giám mục như quản gia của Thiên Chúa thì phải không chỗ trách được; chẳng nên: tự đắc, dễ giận, say rượu, hay tranh cạnh, tham lợi;
8 nhưng hiếu khách, yêu những sự lành, biết tự kiềm chế, công chính, thánh sạch, tự chủ,
9 giữ vững Lời thành tín theo như đã được dạy, để có thể trong giáo lý lành mà khuyên bảo và quở trách những kẻ cãi trả.
Câu 7-9: Chúng con hiểu Sứ Đồ Phao-lô đề cập đến những phẩm chất cần thiết của một giám mục. Một giám mục thì cần có những phẩm phẩm chất tiêu cực mà giám mục cần tránh như tự đắc: Kiêu ngạo, tự cao tự đại; Dễ giận: Nóng giận, bực bội; Say rượu: Uống rượu quá mức; Hay tranh cạnh: Thích tranh cãi, gây gổ; Tham lợi: Ham muốn tiền bạc, vật chất. Ngược lại, giám mục cần những phẩm chất như hiếu khách: thái độ tiếp đón và đối xử tốt với khách; Yêu những sự lành: Yêu thích những điều tốt đẹp, đúng đắn; Biết tự kiềm chế: Kiểm soát bản thân, không để cảm xúc chi phối; Công chính: Sống công bình và chính trực, liêm chính; Thánh sạch: Sống đời sống thánh khiết, trong sạch; Tự chủ: Có khả năng kiểm soát bản thân trong mọi hoàn cảnh. Chúng con cũng hiểu Sứ Đồ Phao lô nêu ra những nhiệm vụ của giám mục cần làm để gây dựng và chăm sóc cho Hội Thánh, đó là: Giữ vững Lời thành tín: Giữ gìn giáo lý của Đức Chúa Jesus Christ; Dạy dỗ: Truyền đạt Lời Chúa cho những người khác; Khuyến bảo: Khuyến khích những người khác sống theo Lời Chúa; Quở trách: Khuyên bảo và kỷ luật những người sai trái, những kẻ hay cãi trả.
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Kính Yêu của chúng con, chúng con dâng lời cảm tạ ơn Cha đã dạy dỗ chúng con qua những lời đầu của bức thư Sứ Đồ Phao-lô gửi cho Tít. Qua đây chúng con hiểu được sự thiết lập các thẩm quyền trong Hội Thánh cũng như các tiêu chuẩn, phẩm chất cần có của các trưởng lão, giám mục, các sự tiêu cực cần tránh cũng như trách nhiệm của những người lãnh đạo trong một Hội Thánh địa phương. Nguyện xin Cha dùng lời của Ngài để dạy dỗ chúng con mỗi ngày, giúp chúng con ngày được hiểu biết và áp dụng Lời Ngài trong đời sống của mình. Amen!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Công Hải
Trần Thị Tâm
Tít 1:1-9 Sự Thiết Lập Thẩm Quyền Trong Hội Thánh Địa Phương
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Kính Yêu của chúng con, chúng con dâng lời cảm tạ ơn Chúa đã quan phòng, ban ơn cho gia đình chúng con năm nay được nghỉ tết dài ngày. Chúng con có nhiều thời gian ở quê cùng với bố mẹ, các cháu cũng được đón tết cổ truyền và có nhiều thời gian ở vùng thôn quê, được nhiều thời gian với ông bà nội ngoại hơn. Chúng con cảm tạ ơn Cha đã bảo vệ chúng con được trở lại công việc, sinh hoạt, học tập của con cái và trở ra gia đình mình được bình an. Chúng con cũng dâng lời cảm tạ ơn Cha đã cho bà Ngoại các cháu được ra Hà Nội khám chữa bệnh, được các y bác sỹ chẩn đoán đúng bệnh để kê thuốc. Kính lạy Cha, giờ này chúng con xin dâng lên Cha những lời suy ngẫm trong việc học Lời Chúa của chúng con, chúng con xin Cha tha thứ và quăng xa những tội lỗi, những vấp phạm hay điều gì không đẹp lòng Chúa của chúng con, để chúng con xứng đáng học Lời Ngài để áp dụng vào trong đời sống của mình.
Kính thưa Cha, chúng con hiểu rằng, đoạn Tít 1:1-9 là đoạn mở đầu trong bức thư mà Sứ Đồ Phao-lô gửi cho Tít để nêu rõ vai trò và trách nhiệm quan trọng của Tít và các trưởng lão trong Hội thánh. Họ cần phải sống đời sống gương mẫu, tuân theo Lời Chúa và sẵn sàng dẫn dắt, chăm sóc, dạy dỗ những người khác.
1 Phao-lô, tôi tớ của Thiên Chúa và sứ đồ của Đức Chúa Jesus Christ, theo đức tin của những người được chọn của Thiên Chúa và tri thức về lẽ thật, là sự theo lòng tin kính
2 vào sự trông cậy về sự sống vĩnh cửu, mà Đức Chúa Trời không thể nói dối đã hứa từ trước vô cùng.
Câu 1 và 2: Chúng con hiểu rằng, lời đầu bức thư là lời giới thiệu bản thân của Sứ Đồ Phao-lô cũng như lời bày tỏ đời sống đức tin của mình về sự được Thiên Chúa lựa chọn để làm sứ đồ của Đức Chúa Jesus Christ. Ông nhấn mạnh rằng đức tin của ông dựa trên sự chọn lựa của Thiên Chúa và sự hiểu biết về lẽ thật, là lòng tin kính. Chúng con cũng hiểu bởi đức tin vào Đấng Christ đó mà ông sẽ nhận được sự sống vĩnh cửu, đó cũng là lời hứa về sự sống vĩnh cửu, là sự thật và đã được Thiên Chúa hứa từ lâu đời.
3 Nhưng khi thời kỳ đến, Ngài đã bày tỏ Ngôi Lời của Ngài qua sự rao giảng, là sự đã giao phó cho ta theo mệnh lệnh Thiên Chúa, Đấng Giải Cứu của chúng ta.
Câu 3: Chúng con hiểu rằng, khi thời kỳ đến là thời điểm mà Thiên Chúa thực hiện lời hứa của Ngài về việc sai Đấng Mê-si-a đến cứu chuộc nhân loại, là thời kỳ Đức Chúa Jesus được tỏ ra là Ngôi Lời, là Thiên Chúa nhập thể làm người để thực hiện chương trình cứu chuộc nhân loại qua sự rao giảng của Ngài. Ông cũng được chính Đức Chúa Jesus kêu gọi vào chức vụ làm sứ đồ để rao giảng Tin Lành cho dân ngoại, đó là chức vụ được giao cho ông qua mệnh lệnh của Thiên Chúa.
4 Gửi cho Tít, con thật của ta trong đức tin chung. Nguyện ân điển, sự thương xót, sự bình an từ Thiên Chúa Đức Cha và từ Đức Chúa Jesus Christ, Đấng Giải Cứu của chúng ta, ở cùng con!
Câu 4: Chúng con hiểu, đây là sự mở đầu bức thư mà Sứ Đồ Phao-lô gửi cho Tít, một người anh em cùng đức tin và là người đồng sự của mình. Ông gửi lời cầu nguyện và lời chúc phước từ Đức Cha và Đức Chúa Jesus ban ân điển, sự thương xót, bình an cho Tít. Qua đây chúng con cũng thấy được tình cảm của Phao-lô dành cho Tít. Phao-lô coi Tít như con của mình và mong muốn Tít được Thiên Chúa ban phước.
5 Vì lý do này mà ta đã để con ở lại Cơ-rết: Để con sắp đặt những việc chưa hoàn thành, và lập các trưởng lão trong mỗi thành phố, như ta đã truyền cho con.
Câu 5: Chúng con hiểu rằng Sứ Đồ Phao-lô nói cho Tít về lý do mà ông để Tít ở lại Cơ-rết, đó là để Tít lập nên các trưởng lão trong mỗi thành phố mà mình đã thành lập Hội Thánh. Qua đây, chúng con cũng thấy lòng tin cậy mà Sứ Đồ Phao-lô dành cho Tít, cũng như mong muốn ông cùng đồng công với mình trong việc chăn dắt, gánh vác những vấn đề của Hội Thánh và lập ra các trưởng lão để chăn dắt con dân Chúa.
6 Người nào cũng phải không chỗ trách được; chồng của một vợ; có con cái trung tín, không bị cáo là phóng đãng hoặc ngỗ nghịch.
Câu 6: Chúng con hiểu Sứ Đồ Phao-lô đưa ra một số tiêu chuẩn của một trưởng lão trong Hội Thánh, trước hết là người trọn vẹn trong đời sống đức tin, không chỗ trách được, có nghĩa là có phẩm chất đạo đức tốt đẹp, không có gì chê trách, có đời sống tin kính và thánh sạch, công chính và đầy tình yêu thương. Một trưởng lão phải là chồng của một vợ, con cái được dạy dỗ để có nếp sống trung tín trong đức tin, đời sống của con cái cũng cũng kết quả trong đời sống của một gia đình cơ đốc, không bị cáo buộc phóng đáng hoặc ngỗ nghịch.
7 Vì người giám mục như quản gia của Thiên Chúa thì phải không chỗ trách được; chẳng nên: tự đắc, dễ giận, say rượu, hay tranh cạnh, tham lợi;
8 nhưng hiếu khách, yêu những sự lành, biết tự kiềm chế, công chính, thánh sạch, tự chủ,
9 giữ vững Lời thành tín theo như đã được dạy, để có thể trong giáo lý lành mà khuyên bảo và quở trách những kẻ cãi trả.
Câu 7-9: Chúng con hiểu Sứ Đồ Phao-lô đề cập đến những phẩm chất cần thiết của một giám mục. Một giám mục thì cần có những phẩm phẩm chất tiêu cực mà giám mục cần tránh như tự đắc: Kiêu ngạo, tự cao tự đại; Dễ giận: Nóng giận, bực bội; Say rượu: Uống rượu quá mức; Hay tranh cạnh: Thích tranh cãi, gây gổ; Tham lợi: Ham muốn tiền bạc, vật chất. Ngược lại, giám mục cần những phẩm chất như hiếu khách: thái độ tiếp đón và đối xử tốt với khách; Yêu những sự lành: Yêu thích những điều tốt đẹp, đúng đắn; Biết tự kiềm chế: Kiểm soát bản thân, không để cảm xúc chi phối; Công chính: Sống công bình và chính trực, liêm chính; Thánh sạch: Sống đời sống thánh khiết, trong sạch; Tự chủ: Có khả năng kiểm soát bản thân trong mọi hoàn cảnh. Chúng con cũng hiểu Sứ Đồ Phao lô nêu ra những nhiệm vụ của giám mục cần làm để gây dựng và chăm sóc cho Hội Thánh, đó là: Giữ vững Lời thành tín: Giữ gìn giáo lý của Đức Chúa Jesus Christ; Dạy dỗ: Truyền đạt Lời Chúa cho những người khác; Khuyến bảo: Khuyến khích những người khác sống theo Lời Chúa; Quở trách: Khuyên bảo và kỷ luật những người sai trái, những kẻ hay cãi trả.
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Kính Yêu của chúng con, chúng con dâng lời cảm tạ ơn Cha đã dạy dỗ chúng con qua những lời đầu của bức thư Sứ Đồ Phao-lô gửi cho Tít. Qua đây chúng con hiểu được sự thiết lập các thẩm quyền trong Hội Thánh cũng như các tiêu chuẩn, phẩm chất cần có của các trưởng lão, giám mục, các sự tiêu cực cần tránh cũng như trách nhiệm của những người lãnh đạo trong một Hội Thánh địa phương. Nguyện xin Cha dùng lời của Ngài để dạy dỗ chúng con mỗi ngày, giúp chúng con ngày được hiểu biết và áp dụng Lời Ngài trong đời sống của mình. Amen!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Công Hải
Trần Thị Tâm
...