Ga-la-ti 4:12-20 Đấng Christ Được Hình Thành Trong Các Con Dân Chúa Thuộc Hội Thánh
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha kính yêu của con, con cảm tạ ơn Cha ban cho con cơ hội, thời gian được ngồi suy ngẫm sách Ga-la-ti 4:12-20. Đọc đoạn Thánh Kinh này, con cảm nhận thấy sự sốt sắng, lo âu và sự quan tâm của Sứ Đồ Phao-lô dành cho con dân Chúa tại Ga-la-ti. Sự vui mừng của ông khi ông rao giảng Tin Lành cho họ và được họ tiếp nhận với lòng sốt sắng lớn như thế nào thì sự lo âu của ông bây giờ, khi họ đang lui đi với Lẽ Thật cũng lớn như vậy. Nó là niềm lo lắng như người cha dành cho con mình khi nhìn thấy nó đang đi sai đường lạc lối, tin và theo người dẫn đường sai lạc, có thể quay lại với sự nguy hiểm mà chính ông đã hướng dẫn họ vượt qua. Đoạn Thánh Kinh thể hiện tình cảm, quan tâm và lo âu của ông với con dân Chúa tại Ga-la-ti, cũng như tình hình khó khăn và thử thách mà ông đã phải trải qua trong việc truyền bá Tin Lành cho họ.
Câu 12:“12 Hỡi các anh chị em cùng Cha! Tôi xin các anh chị em hãy giống như tôi; vì tôi cũng giống như các anh chị em. Các anh chị em chẳng làm hại gì cho tôi.”
Trong câu này, Sứ Đồ Phao-lô gọi những người tín hữu ở Ga-la-ti là "anh chị em cùng Cha" để thể hiện mối quan hệ thuộc linh, quan hệ đức tin giữa ông và họ. Ông khích lệ họ hãy giống như mình, tức là trong việc đón nhận Tin Lành và sống đời sống theo Tin lành. Ông nhấn mạnh rằng, mối quan hệ này không gây tổn thương hay tranh cãi cho ông khi ông nói “Các anh chị em chẳng làm hại gì cho tôi”
Câu 13: “13 Các anh chị em biết rằng, trong sự đau yếu của xác thịt mà tôi đã giảng Tin Lành cho các anh chị em lần thứ nhất.”
Ông nhắc lại lần đầu tiên ông đã đến Ga-la-ti để truyền bá Tin Lành. Ông nhớ lại rằng lúc đó ông đang trong tình trạng yếu đuối về thể xác, nhưng ông vẫn không ngừng truyền bá Tin Lành cho họ. Điều này nói lên tấm lòng tận tâm của ông dành cho họ để họ được giải thoát và tự do bởi Tin Lành của Đấng Christ mà ông rao giảng.
Câu 14: “14 Sự thử thách của tôi ở trong xác thịt của tôi, nhưng các anh chị em đã không khinh miệt cũng không chối bỏ tôi. Mà tiếp nhận tôi như một thiên sứ của Thiên Chúa, như Đấng Christ Jesus.”
Sứ Đồ Phao-lô nói rằng, ông đã phải trải qua nhiều thử thách trong thân xác của mình, nhưng những người ở Ga-la-ti không khinh miệt hay từ chối ông. Họ chấp nhận ông như một sứ giả của Thiên Chúa, một người truyền bá Tin Lành, và người đại diện cho Đấng Christ Jesus. Điều này thể hiện tấm lòng và sự tiếp đón, sự sốt sắng của người Ga-la-ti khi lần đầu tiếp nhận Tin Lành do ông rao giảng, ông nhắc lại cảm xúc tích cực mà con dân Chúa tại Ga-la-ti từng có với ông với lòng kính trọng.
Câu 15: “15 Vậy thì sự phước hạnh của các anh chị em là gì? Vì tôi làm chứng cho các anh chị em rằng, nếu có thể được, thì các anh chị em cũng móc con mắt mà cho tôi.”
Ở đây, Sứ Đồ Phao-lô đặt câu hỏi về sự phước hạnh của những người Ga-la-ti khi lần đầu tiếp đón ông và tiếp nhận Đấng Christ, tiếp nhận Tin Lành ông rao giảng. Ông cho rằng nếu có thể, họ sẽ thậm chí hy sinh cả con mắt để ủng hộ ông, tượng trưng cho sự cam kết và tình cảm mà họ có đối với ông. Việc ôn lại quá khứ như vậy, Sứ Đồ Phao-lô muốn họ nhớ lại đức tin và lòng tin quyết của họ vào Tin Lành ông đã giảng cho họ là lớn thế nào, tưởng chừng như nó không bao giờ bị lung lay bởi một lý do gì.
Câu 16: “16 Tôi nói lẽ thật cho các anh chị em, lại trở nên kẻ thù nghịch của các anh chị em sao?”
Sứ Đồ Phao-lô thể hiện sự buồn bã và tiếc nuối với những gì ông đã làm, đã hết lòng giảng giải Đấng Christ cho họ, và họ tiếp nhận bởi lòng nóng cháy mà giờ ông trở nên như kẻ thù nghịch của những người Ga-la-ti. Ông băn khoăn về mối quan hệ và tình cảm của họ dành cho ông thay đổi một cách đáng kinh ngạc như vậy?
Câu 17: “17 Những người đó sốt sắng với các anh chị em nhưng không phải là ý tốt. Mà họ muốn cô lập các anh chị em, để các anh chị em sốt sắng với họ.”
Phao-lô biết có những người khác đã tiếp cận Hội Thánh tại Ga-la-ti và rao giảng một Tin Lành khác và ý định chia rẽ họ với ông với những mục đích không tốt. Có lẽ đây cũng là mấu chốt làm cho người Ga-la-ti bị bối rối, thay đổi tình cảm với ông, và điều tệ hại nhất là làm cho con dân Chúa tại đây chối bỏ Tin Lành thật của Đấng Christ mà ông đã rao giảng.
Câu 18: “18 Luôn sốt sắng vì điều thiện thì tốt, không chỉ những khi tôi có mặt với các anh chị em.”
Đến đây, Sứ Đồ Phao-lô thể hiện rằng: Khi không có mặt ông ở với họ, con dân Chúa tại Ga-la-ti vẫn có sự sốt sắng với những điều thiện thì thật là tốt, nó trái ngược với mong ước này của ông khi ông chứng kiến họ đã thay đổi theo chiều hướng xấu khi ông xa rời họ và một số người đến để rao giảng về một Tin Lành khác cho họ, chia rẽ họ với ông và làm cho họ xa rời với Lẽ Thật của Đấng Christ.
Câu 19: “19 Hỡi các con nhỏ của ta! Vì các con mà ta lại chịu cơn đau đớn của sự sinh nở, cho đến khi Đấng Christ thành hình trong các con.”
Sứ Đồ Phao-lô sử dụng hình ảnh của việc chịu đau đớn trong việc sinh con để tượng trưng cho sự đau đớn mà ông cảm nhận khi thấy những người tin lành ở Ga-la-ti đang trải qua khó khăn trong việc đạt được Đấng Christ. Đó là sự hi sinh của ông với mục đích đưa Đấng Christ hình thành trong con dân Chúa tại Ga-la-ti, giúp họ đã từng có Đấng Christ, giống Đấng Christ, nhưng nay lại cảm thấy thất vọng vì sự hi sinh đó của mình.
Câu 20: “20 Tôi muốn ở cùng các anh chị em ngay lúc này, và thay đổi cách nói của tôi. Vì tôi bị bối rối bởi các anh chị em.”
Đọc đến đây, con cảm nhận thấy sự sốt sắng của Phao-lô với mong muốn được gặp gỡ người Ga-la-ti ngay lập tức để thay đổi cách nói của mình. Khi ông được nghe về tin tức về tình trạng nguy hiểm của các tín hữu tại đó, ông lo âu và thể hiện sự bối rối cho đức tin của họ và mong muốn được đến với họ để được chăm sóc, rao giảng Tin Lành lại cho họ, cứu họ ra khỏi sự nguy hiểm của những người rao giảng Tin Lành giả mà đến với Lẽ Thật.
Cảm tạ Chúa đã dạy dỗ con qua phân đoạn Thánh Kinh trên để con thấy được tình cảm và sự lo lắng xuất phát bởi tình yêu của Sứ Đồ Phao-lô cho Hội Thánh khi thấy con dân Chúa đang đi sai đường lạc lối. Con cũng thấy được sự nguy hiểm của con dân Chúa tại Ga-la-ti khi tin không chắc, không vững vàng vào Tin Lành của Đấng Christ mà họ đã được nhận lúc có sự rao giảng tà giáo trà trộn. Qua phân đoạn này con học được sự vững vàng trong đức tin vào Lời Chúa thật sẽ là cách duy nhất để bước đi theo Tin Lành và thờ phượng Chúa bằng tâm linh và Lẽ Thật. Tránh vấp ngã bởi những kẻ rao giảng tà giáo hay một tin lành khác với Tin Lành của Đấng Christ. Nguyện xin Chúa luôn dạy dỗ con qua Lời của Ngài, giúp con tăng trưởng trong đức tin và hiểu biết Lời Chúa ngày càng hơn. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Công Hải
25/8/2023
Ga-la-ti 4:12-20 Đấng Christ Được Hình Thành Trong Các Con Dân Chúa Thuộc Hội Thánh
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha kính yêu của con, con cảm tạ ơn Cha ban cho con cơ hội, thời gian được ngồi suy ngẫm sách Ga-la-ti 4:12-20. Đọc đoạn Thánh Kinh này, con cảm nhận thấy sự sốt sắng, lo âu và sự quan tâm của Sứ Đồ Phao-lô dành cho con dân Chúa tại Ga-la-ti. Sự vui mừng của ông khi ông rao giảng Tin Lành cho họ và được họ tiếp nhận với lòng sốt sắng lớn như thế nào thì sự lo âu của ông bây giờ, khi họ đang lui đi với Lẽ Thật cũng lớn như vậy. Nó là niềm lo lắng như người cha dành cho con mình khi nhìn thấy nó đang đi sai đường lạc lối, tin và theo người dẫn đường sai lạc, có thể quay lại với sự nguy hiểm mà chính ông đã hướng dẫn họ vượt qua. Đoạn Thánh Kinh thể hiện tình cảm, quan tâm và lo âu của ông với con dân Chúa tại Ga-la-ti, cũng như tình hình khó khăn và thử thách mà ông đã phải trải qua trong việc truyền bá Tin Lành cho họ.
Câu 12: “12 Hỡi các anh chị em cùng Cha! Tôi xin các anh chị em hãy giống như tôi; vì tôi cũng giống như các anh chị em. Các anh chị em chẳng làm hại gì cho tôi.”
Trong câu này, Sứ Đồ Phao-lô gọi những người tín hữu ở Ga-la-ti là "anh chị em cùng Cha" để thể hiện mối quan hệ thuộc linh, quan hệ đức tin giữa ông và họ. Ông khích lệ họ hãy giống như mình, tức là trong việc đón nhận Tin Lành và sống đời sống theo Tin lành. Ông nhấn mạnh rằng, mối quan hệ này không gây tổn thương hay tranh cãi cho ông khi ông nói “Các anh chị em chẳng làm hại gì cho tôi”
Câu 13: “13 Các anh chị em biết rằng, trong sự đau yếu của xác thịt mà tôi đã giảng Tin Lành cho các anh chị em lần thứ nhất.”
Ông nhắc lại lần đầu tiên ông đã đến Ga-la-ti để truyền bá Tin Lành. Ông nhớ lại rằng lúc đó ông đang trong tình trạng yếu đuối về thể xác, nhưng ông vẫn không ngừng truyền bá Tin Lành cho họ. Điều này nói lên tấm lòng tận tâm của ông dành cho họ để họ được giải thoát và tự do bởi Tin Lành của Đấng Christ mà ông rao giảng.
Câu 14: “14 Sự thử thách của tôi ở trong xác thịt của tôi, nhưng các anh chị em đã không khinh miệt cũng không chối bỏ tôi. Mà tiếp nhận tôi như một thiên sứ của Thiên Chúa, như Đấng Christ Jesus.”
Sứ Đồ Phao-lô nói rằng, ông đã phải trải qua nhiều thử thách trong thân xác của mình, nhưng những người ở Ga-la-ti không khinh miệt hay từ chối ông. Họ chấp nhận ông như một sứ giả của Thiên Chúa, một người truyền bá Tin Lành, và người đại diện cho Đấng Christ Jesus. Điều này thể hiện tấm lòng và sự tiếp đón, sự sốt sắng của người Ga-la-ti khi lần đầu tiếp nhận Tin Lành do ông rao giảng, ông nhắc lại cảm xúc tích cực mà con dân Chúa tại Ga-la-ti từng có với ông với lòng kính trọng.
Câu 15: “15 Vậy thì sự phước hạnh của các anh chị em là gì? Vì tôi làm chứng cho các anh chị em rằng, nếu có thể được, thì các anh chị em cũng móc con mắt mà cho tôi.”
Ở đây, Sứ Đồ Phao-lô đặt câu hỏi về sự phước hạnh của những người Ga-la-ti khi lần đầu tiếp đón ông và tiếp nhận Đấng Christ, tiếp nhận Tin Lành ông rao giảng. Ông cho rằng nếu có thể, họ sẽ thậm chí hy sinh cả con mắt để ủng hộ ông, tượng trưng cho sự cam kết và tình cảm mà họ có đối với ông. Việc ôn lại quá khứ như vậy, Sứ Đồ Phao-lô muốn họ nhớ lại đức tin và lòng tin quyết của họ vào Tin Lành ông đã giảng cho họ là lớn thế nào, tưởng chừng như nó không bao giờ bị lung lay bởi một lý do gì.
Câu 16: “16 Tôi nói lẽ thật cho các anh chị em, lại trở nên kẻ thù nghịch của các anh chị em sao?”
Sứ Đồ Phao-lô thể hiện sự buồn bã và tiếc nuối với những gì ông đã làm, đã hết lòng giảng giải Đấng Christ cho họ, và họ tiếp nhận bởi lòng nóng cháy mà giờ ông trở nên như kẻ thù nghịch của những người Ga-la-ti. Ông băn khoăn về mối quan hệ và tình cảm của họ dành cho ông thay đổi một cách đáng kinh ngạc như vậy?
Câu 17: “17 Những người đó sốt sắng với các anh chị em nhưng không phải là ý tốt. Mà họ muốn cô lập các anh chị em, để các anh chị em sốt sắng với họ.”
Phao-lô biết có những người khác đã tiếp cận Hội Thánh tại Ga-la-ti và rao giảng một Tin Lành khác và ý định chia rẽ họ với ông với những mục đích không tốt. Có lẽ đây cũng là mấu chốt làm cho người Ga-la-ti bị bối rối, thay đổi tình cảm với ông, và điều tệ hại nhất là làm cho con dân Chúa tại đây chối bỏ Tin Lành thật của Đấng Christ mà ông đã rao giảng.
Câu 18: “18 Luôn sốt sắng vì điều thiện thì tốt, không chỉ những khi tôi có mặt với các anh chị em.”
Đến đây, Sứ Đồ Phao-lô thể hiện rằng: Khi không có mặt ông ở với họ, con dân Chúa tại Ga-la-ti vẫn có sự sốt sắng với những điều thiện thì thật là tốt, nó trái ngược với mong ước này của ông khi ông chứng kiến họ đã thay đổi theo chiều hướng xấu khi ông xa rời họ và một số người đến để rao giảng về một Tin Lành khác cho họ, chia rẽ họ với ông và làm cho họ xa rời với Lẽ Thật của Đấng Christ.
Câu 19: “19 Hỡi các con nhỏ của ta! Vì các con mà ta lại chịu cơn đau đớn của sự sinh nở, cho đến khi Đấng Christ thành hình trong các con.”
Sứ Đồ Phao-lô sử dụng hình ảnh của việc chịu đau đớn trong việc sinh con để tượng trưng cho sự đau đớn mà ông cảm nhận khi thấy những người tin lành ở Ga-la-ti đang trải qua khó khăn trong việc đạt được Đấng Christ. Đó là sự hi sinh của ông với mục đích đưa Đấng Christ hình thành trong con dân Chúa tại Ga-la-ti, giúp họ đã từng có Đấng Christ, giống Đấng Christ, nhưng nay lại cảm thấy thất vọng vì sự hi sinh đó của mình.
Câu 20: “20 Tôi muốn ở cùng các anh chị em ngay lúc này, và thay đổi cách nói của tôi. Vì tôi bị bối rối bởi các anh chị em.”
Đọc đến đây, con cảm nhận thấy sự sốt sắng của Phao-lô với mong muốn được gặp gỡ người Ga-la-ti ngay lập tức để thay đổi cách nói của mình. Khi ông được nghe về tin tức về tình trạng nguy hiểm của các tín hữu tại đó, ông lo âu và thể hiện sự bối rối cho đức tin của họ và mong muốn được đến với họ để được chăm sóc, rao giảng Tin Lành lại cho họ, cứu họ ra khỏi sự nguy hiểm của những người rao giảng Tin Lành giả mà đến với Lẽ Thật.
Cảm tạ Chúa đã dạy dỗ con qua phân đoạn Thánh Kinh trên để con thấy được tình cảm và sự lo lắng xuất phát bởi tình yêu của Sứ Đồ Phao-lô cho Hội Thánh khi thấy con dân Chúa đang đi sai đường lạc lối. Con cũng thấy được sự nguy hiểm của con dân Chúa tại Ga-la-ti khi tin không chắc, không vững vàng vào Tin Lành của Đấng Christ mà họ đã được nhận lúc có sự rao giảng tà giáo trà trộn. Qua phân đoạn này con học được sự vững vàng trong đức tin vào Lời Chúa thật sẽ là cách duy nhất để bước đi theo Tin Lành và thờ phượng Chúa bằng tâm linh và Lẽ Thật. Tránh vấp ngã bởi những kẻ rao giảng tà giáo hay một tin lành khác với Tin Lành của Đấng Christ. Nguyện xin Chúa luôn dạy dỗ con qua Lời của Ngài, giúp con tăng trưởng trong đức tin và hiểu biết Lời Chúa ngày càng hơn. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Công Hải
25/8/2023