Hê-bơ-rơ 4:14-16 Chức Vụ Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm của Đấng Christ – Phần 1
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha kính yêu chúng con, chúng con dâng lời cảm tạ ơn Chúa lại ban cho chúng con một ngày nữa được sống trên đất, ban cho chúng con luôn nhận được ơn phước dư dật và sự phước hạnh mỗi ngày. Thưa Cha, cứ mỗi tối đến, chúng con lại cảm nhận thời gian trôi qua thật nhanh, một ngày, một tuần, một tháng cứ thế trôi đi nhanh như thể một giấc ngủ vậy. Vì thế, chúng con biết rằng đời sống mình thật ngắn ngủi, chóng qua và chóng quên để chúng con biết trân trọng sự vô giá về ơn cứu rỗi và sự sống đời đời của Ngài. Nguyện xin Ngài luôn gìn giữ chúng con trong mọi sự chúng con làm, để chúng con luôn được ở trong cánh bóng Ngài, được ở trong địa vị làm con của Ngài trong sự vĩnh hằng. Giờ này, chúng con xin nêu sự hiểu của mình qua các câu Thánh Kinh trên.
14 Vậy, chúng ta có thầy tế lễ thượng phẩm vĩ đại đã trải qua các tầng trời, là Jesus, Con Đức Chúa Trời; chúng ta hãy giữ vững sự xưng nhận đức tin.
Câu 14: Chúng con hiểu rằng thầy tế lễ thượng phẩm là người có trách nhiệm dâng của tế lễ lên Đức Chúa Trời thay cho dân chúng. Họ cũng là người cầu thay cho dân chúng trước Đức Chúa Trời. Thầy tế lễ thượng phẩm giữ gìn sự thánh khiết cho bản thân và cho đền thờ của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Jesus được miêu tả như một thầy tế lễ thượng phẩm, nhưng không giống như các thầy tế lễ trong Cựu Ước, Ngài là thầy tế lễ thượng phẩm vĩ đại. Ngài không phải dâng của sinh tế mà dâng chính bản thân mình để làm của lễ để chuộc tội lỗi của con người, mà còn là "Đấng Trung Bảo duy nhất giữa Đức Chúa Trời và loài người" (I Ti-mô-thê 2:5). Chức vụ tế lễ của Ngài "đã được hoàn thành một lần đủ cả để chuộc tội lỗi cho loài người" (Hê-bơ-rơ 10:10). Chúng con hiểu Đức Chúa Jesus đã "trải qua các tầng trời", nghĩa là Ngài đã từng từ các tầng trời nhập thế làm người và đã thăng thiên lên trời sau khi sống lại từ cõi chết. Hiện Ngài đang ở "bên hữu Đức Chúa Trời" (Hê-bơ-rơ 1:3), nơi Ngài cầu thay cho những người tin Ngài (Rô-ma 8:34). Chúng con hiểu danh xưng "Jesus" là để nhấn mạnh nhân tính của Ngài, cho thấy Ngài là một con người thật đã sống trên trái đất này. Và Ngài cũng là "Con Đức Chúa Trời" để nhấn mạnh thần tính của Ngài, cho thấy Ngài là Đấng Tạo Hóa và là Cứu Chúa của chúng ta. Vì Ngài là một thầy tế lễ thượng phẩm vĩ đại như vậy, chúng ta phải "giữ vững sự xưng nhận đức tin". Điều này có nghĩa là chúng ta phải luôn tiếp tục tin vào Đức Chúa Jesus và sống theo mọi Lời dạy của Ngài.
15 Vì chúng ta không có thầy tế lễ thượng phẩm chẳng thể cảm thương những sự yếu đuối của chúng ta; nhưng Ngài đã trải qua suốt mọi sự cám dỗ, thử thách như chúng ta mà không phạm tội.
Câu 15: Chúng con hiểu, tác giả muốn nói lên sự khác biệt giữa các thầy tế lễ thượng phẩm thời Cựu Ước với Đức Chúa Jesus là thầy tế lễ thượng phẩm vĩ đại. Mặc dù Ngài đã được sinh ra, lớn lên, được học hành và trải qua tất cả mọi cung bậc cảm xúc hay cả sự yếu đuối như chúng ta. Ngài cũng trải qua mọi sự cám dỗ phạm tội, mọi khó khăn và sự tấn công từ tà linh, Ma Quỷ. Ngài cũng đã trải qua nhiều thử thách trong cuộc đời, như bị người ta sỉ nhục, khinh miệt, và cuối cùng bị đóng đinh trên thập tự giá. Nhưng Ngài là con người duy nhất chiến thắng mọi cám dỗ, người duy nhất không phạm tội trong suốt cuộc đời trên đất. Đây là điều mà không một thầy tế lễ thượng phẩm nào khác có thể làm được.
16 Vậy, chúng ta hãy với sự dạn dĩ, đến gần Ngai Ân Điển, mà nhận sự thương xót và tìm được ân điển, để giúp chúng ta trong thì giờ có nhu cầu!
Câu 16: Chúng con hiểu "Ngai Ân Điển" là nơi mà Đức Chúa Trời bày tỏ lòng thương xót và ân điển của Ngài cho con người. Tác giả khuyên mỗi người chúng ta hãy đến với Đức Chúa Trời bằng đức tin và sự tin cậy một cách dạn dĩ. Chúng ta không cần phải sợ hãi hay lo lắng khi đến gần Đức Chúa Trời vì Ngài là Cha yêu thương chúng ta. Khi đến gần Ngai Ân Điển, con dân Chúa có thể nhận được sự thương xót và ân điển của Đức Chúa Trời để giúp chúng ta trong mọi hoàn cảnh.
Kính lạy Chúa, chúng con dâng lời cảm tạ ơn Ngài đã dạy dỗ chúng con qua các câu Thánh Kinh trên, chúng con cảm tạ ơn Ngài vì đã hy sinh mạng sống mình làm của lễ chuộc tội lỗi và Ngài là thầy tế lễ thượng phẩm vĩ đại của chúng con. Nguyện xin Ngài luôn quan phòng, thương xót, dẫn dắt chúng con đi theo mọi Lẽ Thật và lời dạy của Ngài và giữ gìn chúng con luôn dạn dĩ đến gần Ngai Ân Điển, để chúng con luôn được ở trong sự bình an, thỏa lòng, sự đời đời phước hạnh bên Ngài. Chúng con cảm tạ ơn Ngài và thành kính cầu nguyện trong danh Đức Chúa Jesus Christ. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Công Hải
Trần Thị Tâm
Hê-bơ-rơ 4:14-16 Chức Vụ Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm của Đấng Christ – Phần 1
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha kính yêu chúng con, chúng con dâng lời cảm tạ ơn Chúa lại ban cho chúng con một ngày nữa được sống trên đất, ban cho chúng con luôn nhận được ơn phước dư dật và sự phước hạnh mỗi ngày. Thưa Cha, cứ mỗi tối đến, chúng con lại cảm nhận thời gian trôi qua thật nhanh, một ngày, một tuần, một tháng cứ thế trôi đi nhanh như thể một giấc ngủ vậy. Vì thế, chúng con biết rằng đời sống mình thật ngắn ngủi, chóng qua và chóng quên để chúng con biết trân trọng sự vô giá về ơn cứu rỗi và sự sống đời đời của Ngài. Nguyện xin Ngài luôn gìn giữ chúng con trong mọi sự chúng con làm, để chúng con luôn được ở trong cánh bóng Ngài, được ở trong địa vị làm con của Ngài trong sự vĩnh hằng. Giờ này, chúng con xin nêu sự hiểu của mình qua các câu Thánh Kinh trên.
14 Vậy, chúng ta có thầy tế lễ thượng phẩm vĩ đại đã trải qua các tầng trời, là Jesus, Con Đức Chúa Trời; chúng ta hãy giữ vững sự xưng nhận đức tin.
Câu 14: Chúng con hiểu rằng thầy tế lễ thượng phẩm là người có trách nhiệm dâng của tế lễ lên Đức Chúa Trời thay cho dân chúng. Họ cũng là người cầu thay cho dân chúng trước Đức Chúa Trời. Thầy tế lễ thượng phẩm giữ gìn sự thánh khiết cho bản thân và cho đền thờ của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Jesus được miêu tả như một thầy tế lễ thượng phẩm, nhưng không giống như các thầy tế lễ trong Cựu Ước, Ngài là thầy tế lễ thượng phẩm vĩ đại. Ngài không phải dâng của sinh tế mà dâng chính bản thân mình để làm của lễ để chuộc tội lỗi của con người, mà còn là "Đấng Trung Bảo duy nhất giữa Đức Chúa Trời và loài người" (I Ti-mô-thê 2:5). Chức vụ tế lễ của Ngài "đã được hoàn thành một lần đủ cả để chuộc tội lỗi cho loài người" (Hê-bơ-rơ 10:10). Chúng con hiểu Đức Chúa Jesus đã "trải qua các tầng trời", nghĩa là Ngài đã từng từ các tầng trời nhập thế làm người và đã thăng thiên lên trời sau khi sống lại từ cõi chết. Hiện Ngài đang ở "bên hữu Đức Chúa Trời" (Hê-bơ-rơ 1:3), nơi Ngài cầu thay cho những người tin Ngài (Rô-ma 8:34). Chúng con hiểu danh xưng "Jesus" là để nhấn mạnh nhân tính của Ngài, cho thấy Ngài là một con người thật đã sống trên trái đất này. Và Ngài cũng là "Con Đức Chúa Trời" để nhấn mạnh thần tính của Ngài, cho thấy Ngài là Đấng Tạo Hóa và là Cứu Chúa của chúng ta. Vì Ngài là một thầy tế lễ thượng phẩm vĩ đại như vậy, chúng ta phải "giữ vững sự xưng nhận đức tin". Điều này có nghĩa là chúng ta phải luôn tiếp tục tin vào Đức Chúa Jesus và sống theo mọi Lời dạy của Ngài.
15 Vì chúng ta không có thầy tế lễ thượng phẩm chẳng thể cảm thương những sự yếu đuối của chúng ta; nhưng Ngài đã trải qua suốt mọi sự cám dỗ, thử thách như chúng ta mà không phạm tội.
Câu 15: Chúng con hiểu, tác giả muốn nói lên sự khác biệt giữa các thầy tế lễ thượng phẩm thời Cựu Ước với Đức Chúa Jesus là thầy tế lễ thượng phẩm vĩ đại. Mặc dù Ngài đã được sinh ra, lớn lên, được học hành và trải qua tất cả mọi cung bậc cảm xúc hay cả sự yếu đuối như chúng ta. Ngài cũng trải qua mọi sự cám dỗ phạm tội, mọi khó khăn và sự tấn công từ tà linh, Ma Quỷ. Ngài cũng đã trải qua nhiều thử thách trong cuộc đời, như bị người ta sỉ nhục, khinh miệt, và cuối cùng bị đóng đinh trên thập tự giá. Nhưng Ngài là con người duy nhất chiến thắng mọi cám dỗ, người duy nhất không phạm tội trong suốt cuộc đời trên đất. Đây là điều mà không một thầy tế lễ thượng phẩm nào khác có thể làm được.
16 Vậy, chúng ta hãy với sự dạn dĩ, đến gần Ngai Ân Điển, mà nhận sự thương xót và tìm được ân điển, để giúp chúng ta trong thì giờ có nhu cầu!
Câu 16: Chúng con hiểu "Ngai Ân Điển" là nơi mà Đức Chúa Trời bày tỏ lòng thương xót và ân điển của Ngài cho con người. Tác giả khuyên mỗi người chúng ta hãy đến với Đức Chúa Trời bằng đức tin và sự tin cậy một cách dạn dĩ. Chúng ta không cần phải sợ hãi hay lo lắng khi đến gần Đức Chúa Trời vì Ngài là Cha yêu thương chúng ta. Khi đến gần Ngai Ân Điển, con dân Chúa có thể nhận được sự thương xót và ân điển của Đức Chúa Trời để giúp chúng ta trong mọi hoàn cảnh.
Kính lạy Chúa, chúng con dâng lời cảm tạ ơn Ngài đã dạy dỗ chúng con qua các câu Thánh Kinh trên, chúng con cảm tạ ơn Ngài vì đã hy sinh mạng sống mình làm của lễ chuộc tội lỗi và Ngài là thầy tế lễ thượng phẩm vĩ đại của chúng con. Nguyện xin Ngài luôn quan phòng, thương xót, dẫn dắt chúng con đi theo mọi Lẽ Thật và lời dạy của Ngài và giữ gìn chúng con luôn dạn dĩ đến gần Ngai Ân Điển, để chúng con luôn được ở trong sự bình an, thỏa lòng, sự đời đời phước hạnh bên Ngài. Chúng con cảm tạ ơn Ngài và thành kính cầu nguyện trong danh Đức Chúa Jesus Christ. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Công Hải
Trần Thị Tâm
...