Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Kính Yêu của chúng con, chúng con dâng lời cảm tạ ơn Ngài đã ban cho chúng con thêm một ngày Sa-bát phước hạnh nữa, những ngày cuối tuần được nghỉ ngơi, chúng con được cùng nhau nhóm hiệp, cùng nhau hiệp một trong sự học và thờ phượng Chúa là ơn phước và sự vui thỏa lớn lao Ngài ban cho chúng con. Giờ này, chúng con lại có thời gian suy ngẫm Lời của Ngài được chép trong Gia-cơ 3:1-6, nguyện xin Ngài dạy dỗ chúng con qua Lời Hằng Sống của Ngài.
1 Hỡi các anh chị em cùng Cha của tôi, chớ có quá nhiều người làm thầy, vì biết rằng, chúng ta sẽ phải chịu án phạt càng nghiêm hơn.
Câu 1: Chúng con hiểu trong vòng con dân Chúa và các giáo hội lúc bấy giờ có nhiều người muốn được cao trọng hơn người khác, muốn tỏ ra sự hiểu biết thuộc linh và Thánh Kinh hơn người khác nên muốn tự lập làm thầy để dạy dỗ người khác. Lòng mong muốn được giảng dạy Lời Chúa và Lẽ Thật là điều chính đáng nếu nó đến từ Thiên Chúa, được sự ấn chứng của Đức Chúa Trời và sự giao phó của Đức Chúa Jesus Christ. Nhưng một người muốn người khác tôn mình làm thầy để dạy dỗ người khác là làm theo ý riêng, để thỏa mãn sự kiêu ngạo và đứng trên những người khác. Sứ Đồ Gia-cơ biết và hiểu có những người như vậy trong vòng con dân Chúa nên ông đã cảnh báo về việc chớ có quá nhiều người làm thầy, việc làm thầy theo ý riêng, giảng dạy Lời Chúa không đúng với Lẽ Thật, dẫn dắt con dân Chúa đi sai lạc thì kết quả cuối cùng sẽ phải chịu án phạt càng nghiêm trọng hơn.
2 Chúng ta đều vấp phạm trong nhiều sự. Nếu có ai không vấp phạm trong lời nói, thì người ấy là trọn vẹn, có thể bắt phục cả thân thể.
Câu 2: Chúng con hiểu Gia-cơ khẳng định tầm quan trọng của việc kiểm soát lời nói và đề cập đến mối quan hệ giữa việc vấp phạm trong lời nói và sự trọn vẹn. Con dân Chúa đôi lúc vẫn còn có sự vấp phạm, tức là lâm vào sự phạm tội nếu không cẩn thận và kiên trì với sự cám dỗ. Nhưng nếu chúng ta biết giữ gìn lời nói của mình không vấp phạm thì sẽ được Chúa ban cho sự trọn vẹn. Lời nói có sức mạnh to lớn, có thể ảnh hưởng đến bản thân, người khác và thậm chí cả đời sống của chúng ta. Gia-cơ sử dụng hình ảnh ẩn dụ "bắt phục cả thân thể" để mô tả sự trọn vẹn. Ông cho rằng việc kiểm soát lời nói là một yếu tố quan trọng để đạt được sự trọn vẹn trong đời sống Cơ Đốc. Chúng con cũng hiểu rằng, để kiểm soát được hành động bên ngoài không bị vấp phạm thì bắt đầu từ việc kiểm soát hành vi từ suy nghĩ, nhận thức từ bên trong không bị vấp phạm. Lời nói phát ra là phản ánh nội tâm, suy nghĩ từ bên trong mỗi người.
3 Hãy xem, chúng ta khớp các hàm thiếc vào miệng những con ngựa, khiến chúng chịu phục chúng ta, thì chúng ta mới điều khiển được cả thân thể của chúng.
Câu 3: Chúng con hiểu đây là cách Gia-cơ sử dụng hình ảnh ẩn dụ về chiếc hàm thiếc và con ngựa để minh họa cho tầm quan trọng của việc kiểm soát lời nói. Gia-cơ so sánh lưỡi với chiếc hàm thiếc, và miệng với dây cương. Chiếc hàm thiếc được sử dụng để điều khiển con ngựa, và lưỡi cũng đóng vai trò tương tự trong việc kiểm soát lời nói. Gia-cơ cho rằng con ngựa và con người có điểm tương đồng. Cả hai đều có thể mạnh mẽ và khó kiểm soát, nhưng cũng có thể được thuần hóa và điều khiển bắt đầu bằng việc khớp miệng. Việc kiểm soát lời nói là rất quan trọng, giống như việc điều khiển con ngựa bằng hàm thiếc, việc kiểm soát lời nói giúp chúng ta điều khiển cả thân thể và hành động của mình.
4 Hãy xem những chiếc tàu: dù cho lớn thế nào, và bị gió mạnh đưa đi; nhưng một bánh lái rất nhỏ cũng đủ điều khiển nó, tùy theo ý người cầm lái.
Câu 4: Chúng con hiểu Gia-cơ tiếp tục sử dụng hình ảnh ẩn dụ để minh họa cho tầm quan trọng của việc kiểm soát lời nói. Lần này, ông so sánh lưỡi với bánh lái của một chiếc tàu. Bánh lái, dù nhỏ bé, nhưng lại có thể điều khiển cả một chiếc tàu to lớn đi theo hướng mong muốn. Giống như bánh lái, lưỡi dù nhỏ bé nhưng lại có sức mạnh to lớn. Nó có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành động và thậm chí cả vận mệnh của bản thân và người khác. Gia-cơ nhấn mạnh vai trò quan trọng của người cầm lái. Người cầm lái quyết định hướng đi của con tàu bằng cách điều khiển bánh lái. Tương tự, chúng ta có vai trò quyết định cách sử dụng lưỡi, lời nói của mình và ảnh hưởng mà nó tạo ra.
5 Cũng vậy, cái lưỡi là một chi thể nhỏ, mà khoe được những việc lớn. Hãy xem, một khu rừng lớn có thể bị đốt cháy bởi một ngọn lửa nhỏ.
6 Cái lưỡi là một ngọn lửa, là thế giới của tội ác. Cái lưỡi ở giữa các chi thể của chúng ta, làm ô uế cả thân thể, đốt cháy cả đời người, và nó bị đốt bởi hỏa ngục.
Câu 5-6: Chúng con hiểu Sứ Đồ Gia-cơ tiếp tục sử dụng hình ảnh ẩn dụ "đốt cháy cả khu rừng lớn" để mô tả sức mạnh hủy diệt tiềm ẩn của lời nói. Lời nói thiếu suy nghĩ, tiêu cực, hay nói dối, nói xấu có thể gây ra những tổn thương sâu sắc, gieo rắc sự bất hòa và hủy hoại các mối quan hệ. Ông tiếp tục nhấn mạnh những ảnh hưởng tiêu cực của lưỡi. Lưỡi có thể "làm ô uế cả thân thể", nghĩa là ảnh hưởng đến toàn bộ con người, cả về mặt thể xác, tinh thần và tâm linh. Nó cũng có thể "đốt cháy cả đời người", nghĩa là hủy hoại cuộc sống, hạnh phúc và tương lai của một người. Và cuối cùng ông cảnh báo rằng lưỡi "bị đốt bởi hỏa ngục", nghĩa là những lời nói sai trái, tiêu cực, sai trái sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, không chỉ ở đời này mà còn ở đời sau.
Người thế gian có câu, bệnh tật do từ miệng mà vào: tức thức ăn xấu chúng ta đưa vào miệng có thể gây nên bệnh tật, còn tai hoạ do từ lưỡi mà ra: tức những lời nói không gây dựng, không tốt có thể gây nên tai họa cho bản thân và người khác.
Kính lạy Chúa! Chúng con cảm tạ ơn Ngài đã dạy dỗ chúng con qua các câu Thánh Kinh rất là ý nghĩa trong Gia-cơ 3:1-6. Chúng con được hiểu về lời nói có sức mạnh to lớn, có thể xây dựng hoặc phá hủy, khích lệ hoặc làm tổn thương. Chúng con cần cẩn trọng trong lời nói và sử dụng nó một cách khôn ngoan và xây dựng. Lời nói thiếu suy nghĩ, tiêu cực, hay nói dối, nói xấu có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến bản thân, người khác và thậm chí cả đời sau. Nguyện xin Chúa giúp chúng con biết gìn giữ miệng lưỡi, lời nói của mình để nói lên những điều ích lợi, gây dựng và làm tôn vinh sự vinh quang của Thiên Chúa. Chúng con cảm tạ ơn Ngài và thành kính cầu nguyện trong danh Đức Chúa Jesus Christ. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Công Hải
Trần Thị Tâm
Gia-cơ 3:1-6 Cái Lưỡi Thể Hiện Bản Ngã – Phần 1
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Kính Yêu của chúng con, chúng con dâng lời cảm tạ ơn Ngài đã ban cho chúng con thêm một ngày Sa-bát phước hạnh nữa, những ngày cuối tuần được nghỉ ngơi, chúng con được cùng nhau nhóm hiệp, cùng nhau hiệp một trong sự học và thờ phượng Chúa là ơn phước và sự vui thỏa lớn lao Ngài ban cho chúng con. Giờ này, chúng con lại có thời gian suy ngẫm Lời của Ngài được chép trong Gia-cơ 3:1-6, nguyện xin Ngài dạy dỗ chúng con qua Lời Hằng Sống của Ngài.
1 Hỡi các anh chị em cùng Cha của tôi, chớ có quá nhiều người làm thầy, vì biết rằng, chúng ta sẽ phải chịu án phạt càng nghiêm hơn.
Câu 1: Chúng con hiểu trong vòng con dân Chúa và các giáo hội lúc bấy giờ có nhiều người muốn được cao trọng hơn người khác, muốn tỏ ra sự hiểu biết thuộc linh và Thánh Kinh hơn người khác nên muốn tự lập làm thầy để dạy dỗ người khác. Lòng mong muốn được giảng dạy Lời Chúa và Lẽ Thật là điều chính đáng nếu nó đến từ Thiên Chúa, được sự ấn chứng của Đức Chúa Trời và sự giao phó của Đức Chúa Jesus Christ. Nhưng một người muốn người khác tôn mình làm thầy để dạy dỗ người khác là làm theo ý riêng, để thỏa mãn sự kiêu ngạo và đứng trên những người khác. Sứ Đồ Gia-cơ biết và hiểu có những người như vậy trong vòng con dân Chúa nên ông đã cảnh báo về việc chớ có quá nhiều người làm thầy, việc làm thầy theo ý riêng, giảng dạy Lời Chúa không đúng với Lẽ Thật, dẫn dắt con dân Chúa đi sai lạc thì kết quả cuối cùng sẽ phải chịu án phạt càng nghiêm trọng hơn.
2 Chúng ta đều vấp phạm trong nhiều sự. Nếu có ai không vấp phạm trong lời nói, thì người ấy là trọn vẹn, có thể bắt phục cả thân thể.
Câu 2: Chúng con hiểu Gia-cơ khẳng định tầm quan trọng của việc kiểm soát lời nói và đề cập đến mối quan hệ giữa việc vấp phạm trong lời nói và sự trọn vẹn. Con dân Chúa đôi lúc vẫn còn có sự vấp phạm, tức là lâm vào sự phạm tội nếu không cẩn thận và kiên trì với sự cám dỗ. Nhưng nếu chúng ta biết giữ gìn lời nói của mình không vấp phạm thì sẽ được Chúa ban cho sự trọn vẹn. Lời nói có sức mạnh to lớn, có thể ảnh hưởng đến bản thân, người khác và thậm chí cả đời sống của chúng ta. Gia-cơ sử dụng hình ảnh ẩn dụ "bắt phục cả thân thể" để mô tả sự trọn vẹn. Ông cho rằng việc kiểm soát lời nói là một yếu tố quan trọng để đạt được sự trọn vẹn trong đời sống Cơ Đốc. Chúng con cũng hiểu rằng, để kiểm soát được hành động bên ngoài không bị vấp phạm thì bắt đầu từ việc kiểm soát hành vi từ suy nghĩ, nhận thức từ bên trong không bị vấp phạm. Lời nói phát ra là phản ánh nội tâm, suy nghĩ từ bên trong mỗi người.
3 Hãy xem, chúng ta khớp các hàm thiếc vào miệng những con ngựa, khiến chúng chịu phục chúng ta, thì chúng ta mới điều khiển được cả thân thể của chúng.
Câu 3: Chúng con hiểu đây là cách Gia-cơ sử dụng hình ảnh ẩn dụ về chiếc hàm thiếc và con ngựa để minh họa cho tầm quan trọng của việc kiểm soát lời nói. Gia-cơ so sánh lưỡi với chiếc hàm thiếc, và miệng với dây cương. Chiếc hàm thiếc được sử dụng để điều khiển con ngựa, và lưỡi cũng đóng vai trò tương tự trong việc kiểm soát lời nói. Gia-cơ cho rằng con ngựa và con người có điểm tương đồng. Cả hai đều có thể mạnh mẽ và khó kiểm soát, nhưng cũng có thể được thuần hóa và điều khiển bắt đầu bằng việc khớp miệng. Việc kiểm soát lời nói là rất quan trọng, giống như việc điều khiển con ngựa bằng hàm thiếc, việc kiểm soát lời nói giúp chúng ta điều khiển cả thân thể và hành động của mình.
4 Hãy xem những chiếc tàu: dù cho lớn thế nào, và bị gió mạnh đưa đi; nhưng một bánh lái rất nhỏ cũng đủ điều khiển nó, tùy theo ý người cầm lái.
Câu 4: Chúng con hiểu Gia-cơ tiếp tục sử dụng hình ảnh ẩn dụ để minh họa cho tầm quan trọng của việc kiểm soát lời nói. Lần này, ông so sánh lưỡi với bánh lái của một chiếc tàu. Bánh lái, dù nhỏ bé, nhưng lại có thể điều khiển cả một chiếc tàu to lớn đi theo hướng mong muốn. Giống như bánh lái, lưỡi dù nhỏ bé nhưng lại có sức mạnh to lớn. Nó có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành động và thậm chí cả vận mệnh của bản thân và người khác. Gia-cơ nhấn mạnh vai trò quan trọng của người cầm lái. Người cầm lái quyết định hướng đi của con tàu bằng cách điều khiển bánh lái. Tương tự, chúng ta có vai trò quyết định cách sử dụng lưỡi, lời nói của mình và ảnh hưởng mà nó tạo ra.
5 Cũng vậy, cái lưỡi là một chi thể nhỏ, mà khoe được những việc lớn. Hãy xem, một khu rừng lớn có thể bị đốt cháy bởi một ngọn lửa nhỏ.
6 Cái lưỡi là một ngọn lửa, là thế giới của tội ác. Cái lưỡi ở giữa các chi thể của chúng ta, làm ô uế cả thân thể, đốt cháy cả đời người, và nó bị đốt bởi hỏa ngục.
Câu 5-6: Chúng con hiểu Sứ Đồ Gia-cơ tiếp tục sử dụng hình ảnh ẩn dụ "đốt cháy cả khu rừng lớn" để mô tả sức mạnh hủy diệt tiềm ẩn của lời nói. Lời nói thiếu suy nghĩ, tiêu cực, hay nói dối, nói xấu có thể gây ra những tổn thương sâu sắc, gieo rắc sự bất hòa và hủy hoại các mối quan hệ. Ông tiếp tục nhấn mạnh những ảnh hưởng tiêu cực của lưỡi. Lưỡi có thể "làm ô uế cả thân thể", nghĩa là ảnh hưởng đến toàn bộ con người, cả về mặt thể xác, tinh thần và tâm linh. Nó cũng có thể "đốt cháy cả đời người", nghĩa là hủy hoại cuộc sống, hạnh phúc và tương lai của một người. Và cuối cùng ông cảnh báo rằng lưỡi "bị đốt bởi hỏa ngục", nghĩa là những lời nói sai trái, tiêu cực, sai trái sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, không chỉ ở đời này mà còn ở đời sau.
Người thế gian có câu, bệnh tật do từ miệng mà vào: tức thức ăn xấu chúng ta đưa vào miệng có thể gây nên bệnh tật, còn tai hoạ do từ lưỡi mà ra: tức những lời nói không gây dựng, không tốt có thể gây nên tai họa cho bản thân và người khác.
Kính lạy Chúa! Chúng con cảm tạ ơn Ngài đã dạy dỗ chúng con qua các câu Thánh Kinh rất là ý nghĩa trong Gia-cơ 3:1-6. Chúng con được hiểu về lời nói có sức mạnh to lớn, có thể xây dựng hoặc phá hủy, khích lệ hoặc làm tổn thương. Chúng con cần cẩn trọng trong lời nói và sử dụng nó một cách khôn ngoan và xây dựng. Lời nói thiếu suy nghĩ, tiêu cực, hay nói dối, nói xấu có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến bản thân, người khác và thậm chí cả đời sau. Nguyện xin Chúa giúp chúng con biết gìn giữ miệng lưỡi, lời nói của mình để nói lên những điều ích lợi, gây dựng và làm tôn vinh sự vinh quang của Thiên Chúa. Chúng con cảm tạ ơn Ngài và thành kính cầu nguyện trong danh Đức Chúa Jesus Christ. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Công Hải
Trần Thị Tâm
...