Kính lạy Cha yêu kính của con, cảm tạ Cha lại ban cho con một ngày mới và được đọc, suy ngẫm Lời của Ngài để con được sống trong ân điển, trong tình yêu và niềm hi vọng lớn lao về sự cứu rỗi của Chúa. Rô-ma 9:1-13 Tấm Lòng của Phao-lô Đối với Dân I-sơ-ra-ên “1 Tôi nói thật trong Đấng Christ, tôi không nói dối, tâm thức tôi làm chứng cho tôi trong thánh linh: 2 Tôi buồn bực lắm, lòng tôi hằng đau đớn! 3 Vì tôi mong rằng, chính mình bị dứt bỏ khỏi Đấng Christ thay cho những anh chị em của tôi, những người thân của tôi, theo xác thịt. 4 Những người ấy là dân I-sơ-ra-ên, dân được sự làm con nuôi, sự vinh quang, các giao ước, luật pháp, sự phụng sự, và các lời hứa. 5 Các tổ phụ thuộc về dân ấy, và theo phần xác thịt Đấng Christ ra từ dân ấy, là Đấng trên hết mọi sự, là Thiên Chúa được tôn vinh cho đến vĩnh cửu. A-men! 6 Nhưng chẳng phải vì vậy mà Lời của Đức Chúa Trời không đứng vững. Vì không phải hết thảy những ai ra từ I-sơ-ra-ên là người I-sơ-ra-ên. 7 Cũng không phải những ai là dòng dõi của Áp-ra-ham thì hết thảy là con cái của ông. Nhưng: Trong I-sác dòng dõi ngươi sẽ được gọi. [Sáng Thế Ký 21:12] 8 Nghĩa là con cái của xác thịt thì không phải là con cái của Đức Chúa Trời. Nhưng con cái của lời hứa thì được kể là dòng dõi vậy. 9 Vì này là lời hứa: Vào thời điểm này, Ta sẽ đến và Sa-ra sẽ có một con trai. [Sáng Thế Ký 18:14] 10 Chẳng phải chỉ như vậy, nhưng cả khi Rê-bê-ca mang thai bởi một người, là I-sác, tổ phụ của chúng ta. 11 Vì, khi hai con chưa được sinh ra, cũng chưa làm điều gì lành hay dữ, thì để cho mục đích của Đức Chúa Trời theo sự lựa chọn của Ngài được đứng vững, chẳng bởi những việc làm, nhưng bởi Đấng kêu gọi, 12 đã có lời phán cho nàng: Đứa lớn sẽ làm tôi cho đứa nhỏ. [Sáng Thế Ký 25:23] 13 Như có chép: Ta yêu Gia-cốp nhưng ghét Ê-sau. [Ma-la-chi 1:2-3]” Lạy Chúa, con hiểu phân đoạn Thánh Kinh trên là nỗi niềm tâm sự của Phao-lô về tình trạng thuộc linh của anh chị em, của người thân thuộc nói riêng và của người dân I-sơ-ra-ên nói chung. Trong đó có cả tình trạng của cả những người có gia phả của dòng dõi tin kính nhưng lại không kính sợ Đức Chúa Trời lẫn những người tin nhận Chúa nhưng lại có đời sống hâm hẩm. Ông cảm thấy buồn bực và đau đớn trong lòng bởi tình trạng thuộc linh đó của một dân tộc mà được chính Đấng tạo hoá chọn làm tuyển dân của Ngài. Lạy Chúa, đó cũng là nỗi đau chung của chúng con, của con là tuyển dân của Ngài, được nếm trải tin lành nhưng khi thấy người dân chúng con, người thân, anh em, bạn bè mình lầm lạc trong đời sống tâm linh. “Tôi buồn bực lắm, lòng tôi hằng đau đớn” (Rô-ma 9:2). Chỉ có người yêu kính Chúa, yêu người lân cận như mình, muốn cho người dân, người lân cận mình được cứu mới cảm nhận được tâm sự buồn bực, hằng đau đớn mà Phao-lô trải qua. Cha yêu thương, tại Rô-ma 9: 4-5 con hiểu rằng tâm tình đau thương của Phao-lô còn xót xa, đau buồn hơn khi tình trạng thuộc linh và vô tín của những người ông biết xuất phát từ dòng dõi được tuyển chọn, là dòng dõi của tổ phụ và được nhận làm con nuôi, được nhận sự vinh quang, các giao ước, luật pháp, sự phụng sự và các lời hứa. Thà không sống trong một dân tộc được gọi là tuyển dân của của Đức Chúa Trời, không biết đến sự thực hữu của Ngài và niếm trải quyền năng, sự thương xót, sự giải cứu và bênh vực của chính Thiên Chúa trên dân tộc mình thì có lẽ tấm lòng ông Phao-lô còn đỡ đau buồn hơn. Nhưng không bị ảnh hưởng của tình trạng thuộc linh yếu kém dân tộc mình, Phao-lô đã khẳng định Lời của Đức Chúa Trời vẫn đứng vững, ông xem họ chỉ là những người bởi xác thịt ra từ dòng dõi I-sa-ra-ên, ra từ dòng dõi Áp-ra-ham (Rô-ma 9: 6-8), nhưng trong tâm linh họ không thuộc dòng dõi của dân tộc thánh, không thuộc con cái của Đức Chúa Trời. Ngược lại, những người của lời hứa, là con cái Đức Chúa Trời, những người kính sợ Chúa được kể là con cái của dòng dõi I-sơ-ra-ên. Kính lạy Chúa, tại Rô-ma 9: 10-13 là một điển hình của sự tuyển chọn của Đức Chúa Trời để từ đó sinh ra dòng dõi tin kính, dòng dõi thuộc linh mãi đời đời sau.
Mặc dù Ê-sau là con cả, là anh của Gia-cốp nhưng Đức Chúa Trời đã chọn Gia-cốp để làm dòng dõi kế tự Áp-ra-ham. Sự tuyển chọn người kế tự và làm thành dòng dõi của dân tộc I-sơ-ra-ên qua con thứ Gia-cốp là một bằng chứng giúp con hiểu Chúa có chương trình cho dòng dõi của Ngài, Ngài chọn Gia-cốp, không chọn Ê-sau khi cả 2 người chưa được sinh ra, khi họ chưa thể hiện bản tính tốt xấu, năng lực tốt hay yếu kém, Ngài không dựa vào địa vị , thành tựa hay công trạng của một ai mà quyết định về sự lựa chọn của mình. Lạy Chúa, con hiểu Chúa không yêu Gia-cốp hay ghét Ê-sau theo cảm xúc yêu thương hay ghét bỏ hoặc có sự thiên vị cho Gia-cốp mà bất công với Ê-sau. Vì Ngài là tình yêu, Ngài yêu cả tội nhân “16 Vì Ðức Chúa Trời đã yêu thế gian đến nỗi Ngài đã ban Con Một của Ngài, để ai tin nơi Đấng ấy sẽ không bị hư mất nhưng được sự sống vĩnh cửu. “17 Vì Đức Chúa Trời đã sai Con của Ngài vào trong thế gian, chẳng phải để định tội thế gian, nhưng để thế gian được cứu nhờ Ngài.” (Giăng 3: 16-17). Con hiểu câu nói yêu, ghét là câu nói của sự tuyển chọn dân tộc thánh của Ngài thông qua Gia-cốp mà không lựa chọn Ê-sau là con trưởng vì mục đích đời đời của Ngài. Nên không vì thiên vị, yêu Gia-cốp hay bất công, ghét Ê-sau dựa trên quan điểm cá nhân, Ngài lựa chọn như vậy ám chỉ đến như sự tuyển chọn của dân tộc I-sơ-ra-ên và dân tộc Ê-đôm. Chúa biết trước dân tộc Ê-đôm ra từ dòng dõi Ê-sau sẽ kiêu ngạo, tự mãn, hung bạo, hay trả thù, thờ hình tượng, mê tín dị đoan… trái ngược với dân tộc I-sơ-ra-ên ra từ Gia-cốp là dòng dõi thánh. Kính lạy Chúa, con cảm tạ ơn Ngài ban ơn cho con được suy ngẫm Lời của Ngài để con hiểu hơn về chương trình đời đời mà Ngài đã sắp xếp vì ân điển, vì lòng thương xót, vì mục đích tốt lành đời đời cho dân tộc I-sơ-ra-ên và cho chúng con. Nguyện xin Chúa cứ dạy dỗ con để con được càng ngày càng lớn lên trong đời sống đức tin và hiểu biết Lời của Ngài. Amen! Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ. Nguyễn Công Hải 30/3/2023
Kính lạy Cha yêu kính của con, cảm tạ Cha lại ban cho con một ngày mới và được đọc, suy ngẫm Lời của Ngài để con được sống trong ân điển, trong tình yêu và niềm hi vọng lớn lao về sự cứu rỗi của Chúa.
Mặc dù Ê-sau là con cả, là anh của Gia-cốp nhưng Đức Chúa Trời đã chọn Gia-cốp để làm dòng dõi kế tự Áp-ra-ham. Sự tuyển chọn người kế tự và làm thành dòng dõi của dân tộc I-sơ-ra-ên qua con thứ Gia-cốp là một bằng chứng giúp con hiểu Chúa có chương trình cho dòng dõi của Ngài, Ngài chọn Gia-cốp, không chọn Ê-sau khi cả 2 người chưa được sinh ra, khi họ chưa thể hiện bản tính tốt xấu, năng lực tốt hay yếu kém, Ngài không dựa vào địa vị , thành tựa hay công trạng của một ai mà quyết định về sự lựa chọn của mình.Rô-ma 9:1-13 Tấm Lòng của Phao-lô Đối với Dân I-sơ-ra-ên
“1 Tôi nói thật trong Đấng Christ, tôi không nói dối, tâm thức tôi làm chứng cho tôi trong thánh linh:
2 Tôi buồn bực lắm, lòng tôi hằng đau đớn!
3 Vì tôi mong rằng, chính mình bị dứt bỏ khỏi Đấng Christ thay cho những anh chị em của tôi, những người thân của tôi, theo xác thịt.
4 Những người ấy là dân I-sơ-ra-ên, dân được sự làm con nuôi, sự vinh quang, các giao ước, luật pháp, sự phụng sự, và các lời hứa.
5 Các tổ phụ thuộc về dân ấy, và theo phần xác thịt Đấng Christ ra từ dân ấy, là Đấng trên hết mọi sự, là Thiên Chúa được tôn vinh cho đến vĩnh cửu. A-men!
6 Nhưng chẳng phải vì vậy mà Lời của Đức Chúa Trời không đứng vững. Vì không phải hết thảy những ai ra từ I-sơ-ra-ên là người I-sơ-ra-ên.
7 Cũng không phải những ai là dòng dõi của Áp-ra-ham thì hết thảy là con cái của ông. Nhưng: Trong I-sác dòng dõi ngươi sẽ được gọi. [Sáng Thế Ký 21:12]
8 Nghĩa là con cái của xác thịt thì không phải là con cái của Đức Chúa Trời. Nhưng con cái của lời hứa thì được kể là dòng dõi vậy.
9 Vì này là lời hứa: Vào thời điểm này, Ta sẽ đến và Sa-ra sẽ có một con trai. [Sáng Thế Ký 18:14]
10 Chẳng phải chỉ như vậy, nhưng cả khi Rê-bê-ca mang thai bởi một người, là I-sác, tổ phụ của chúng ta.
11 Vì, khi hai con chưa được sinh ra, cũng chưa làm điều gì lành hay dữ, thì để cho mục đích của Đức Chúa Trời theo sự lựa chọn của Ngài được đứng vững, chẳng bởi những việc làm, nhưng bởi Đấng kêu gọi,
12 đã có lời phán cho nàng: Đứa lớn sẽ làm tôi cho đứa nhỏ. [Sáng Thế Ký 25:23]
13 Như có chép: Ta yêu Gia-cốp nhưng ghét Ê-sau. [Ma-la-chi 1:2-3]”
Lạy Chúa, con hiểu phân đoạn Thánh Kinh trên là nỗi niềm tâm sự của Phao-lô về tình trạng thuộc linh của anh chị em, của người thân thuộc nói riêng và của người dân I-sơ-ra-ên nói chung. Trong đó có cả tình trạng của cả những người có gia phả của dòng dõi tin kính nhưng lại không kính sợ Đức Chúa Trời lẫn những người tin nhận Chúa nhưng lại có đời sống hâm hẩm. Ông cảm thấy buồn bực và đau đớn trong lòng bởi tình trạng thuộc linh đó của một dân tộc mà được chính Đấng tạo hoá chọn làm tuyển dân của Ngài. Lạy Chúa, đó cũng là nỗi đau chung của chúng con, của con là tuyển dân của Ngài, được nếm trải tin lành nhưng khi thấy người dân chúng con, người thân, anh em, bạn bè mình lầm lạc trong đời sống tâm linh. “Tôi buồn bực lắm, lòng tôi hằng đau đớn” (Rô-ma 9:2). Chỉ có người yêu kính Chúa, yêu người lân cận như mình, muốn cho người dân, người lân cận mình được cứu mới cảm nhận được tâm sự buồn bực, hằng đau đớn mà Phao-lô trải qua.
Cha yêu thương, tại Rô-ma 9: 4-5 con hiểu rằng tâm tình đau thương của Phao-lô còn xót xa, đau buồn hơn khi tình trạng thuộc linh và vô tín của những người ông biết xuất phát từ dòng dõi được tuyển chọn, là dòng dõi của tổ phụ và được nhận làm con nuôi, được nhận sự vinh quang, các giao ước, luật pháp, sự phụng sự và các lời hứa. Thà không sống trong một dân tộc được gọi là tuyển dân của của Đức Chúa Trời, không biết đến sự thực hữu của Ngài và niếm trải quyền năng, sự thương xót, sự giải cứu và bênh vực của chính Thiên Chúa trên dân tộc mình thì có lẽ tấm lòng ông Phao-lô còn đỡ đau buồn hơn.
Nhưng không bị ảnh hưởng của tình trạng thuộc linh yếu kém dân tộc mình, Phao-lô đã khẳng định Lời của Đức Chúa Trời vẫn đứng vững, ông xem họ chỉ là những người bởi xác thịt ra từ dòng dõi I-sa-ra-ên, ra từ dòng dõi Áp-ra-ham (Rô-ma 9: 6-8), nhưng trong tâm linh họ không thuộc dòng dõi của dân tộc thánh, không thuộc con cái của Đức Chúa Trời. Ngược lại, những người của lời hứa, là con cái Đức Chúa Trời, những người kính sợ Chúa được kể là con cái của dòng dõi I-sơ-ra-ên.
Kính lạy Chúa, tại Rô-ma 9: 10-13 là một điển hình của sự tuyển chọn của Đức Chúa Trời để từ đó sinh ra dòng dõi tin kính, dòng dõi thuộc linh mãi đời đời sau.
Lạy Chúa, con hiểu Chúa không yêu Gia-cốp hay ghét Ê-sau theo cảm xúc yêu thương hay ghét bỏ hoặc có sự thiên vị cho Gia-cốp mà bất công với Ê-sau. Vì Ngài là tình yêu, Ngài yêu cả tội nhân “16 Vì Ðức Chúa Trời đã yêu thế gian đến nỗi Ngài đã ban Con Một của Ngài, để ai tin nơi Đấng ấy sẽ không bị hư mất nhưng được sự sống vĩnh cửu.
“17 Vì Đức Chúa Trời đã sai Con của Ngài vào trong thế gian, chẳng phải để định tội thế gian, nhưng để thế gian được cứu nhờ Ngài.” (Giăng 3: 16-17). Con hiểu câu nói yêu, ghét là câu nói của sự tuyển chọn dân tộc thánh của Ngài thông qua Gia-cốp mà không lựa chọn Ê-sau là con trưởng vì mục đích đời đời của Ngài. Nên không vì thiên vị, yêu Gia-cốp hay bất công, ghét Ê-sau dựa trên quan điểm cá nhân, Ngài lựa chọn như vậy ám chỉ đến như sự tuyển chọn của dân tộc I-sơ-ra-ên và dân tộc Ê-đôm. Chúa biết trước dân tộc Ê-đôm ra từ dòng dõi Ê-sau sẽ kiêu ngạo, tự mãn, hung bạo, hay trả thù, thờ hình tượng, mê tín dị đoan… trái ngược với dân tộc I-sơ-ra-ên ra từ Gia-cốp là dòng dõi thánh.
Kính lạy Chúa, con cảm tạ ơn Ngài ban ơn cho con được suy ngẫm Lời của Ngài để con hiểu hơn về chương trình đời đời mà Ngài đã sắp xếp vì ân điển, vì lòng thương xót, vì mục đích tốt lành đời đời cho dân tộc I-sơ-ra-ên và cho chúng con. Nguyện xin Chúa cứ dạy dỗ con để con được càng ngày càng lớn lên trong đời sống đức tin và hiểu biết Lời của Ngài. Amen!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Công Hải
30/3/2023