Ê-phê-sô 2:16-22 Sự Hiệp Một của Dân I-sơ-ra-ên và Các Dân Tộc Khác Trong Hội Thánh – Phần 2
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha kính yêu của con, con cảm tạ ơn Cha đã ban cho con, cho gia đình con luôn nhận được những ơn phước lớn lao. Mọi sự vui thỏa, bình an, phước hạnh trong công việc lẫn đời sống chúng con, mọi sự chúng con có là sự ban cho dư dật của Ngài. Dù có những lúc khó khăn, thử thách, những thất bại Chúa cho phép xảy ra trong công việc, trong cuộc sống chúng con. Nhưng con thật lòng biết ơn những thử thách, khó khăn đó bởi nó giúp con và gia đình chúng con luôn biết khiêm nhường, để không khoe khoang, kiêu ngạo khi Chúa ban sự dư dật, thành công cho chúng con. Lạy Chúa, con cũng cảm tạ ơn Chúa giờ này ban cho con thời gian rảnh rỗi sau công việc để con lại được ngồi đọc, học, suy ngẫm Lời Ngài, và con xin được nêu sự hiểu của con trong sách Ê-phê-sô 2: 16-22.
“16 Bởi thập tự giá Ngài đã phục hòa cả hai với Đức Chúa Trời trong một thân thể, qua đó, tiêu diệt sự thù nghịch;
17 và đã đến, rao truyền sự hòa bình cho các anh chị em là những người ở xa cùng những người ở gần.”
Lạy Chúa, tiếp tục phần 1 về sự hiệp một của con dân Chúa là công dân của I-sơ-ra-ên và con dân Chúa không thuộc quyền công dân của I-sơ-ra-ên. Sứ Đồ Phao-lô tiếp tục dạy dỗ và rao giảng cho con dân Chúa tại Ê-phê-sô, để họ biết về sự hiệp một và thẩm quyền của mình trong việc thừa hưởng tất cả lời hứa, ân điển mà trước đây Đức Chúa Trời chỉ thực hiện với công dân I-sơ-ra-ên. Nhờ thập tự giá của Đấng Christ, tức là nhờ vào sự chết chuộc tội của Thiên Chúa Ngôi Hai trên cây thập tự để chết và gánh thay tội lỗi cho toàn nhân loại, trong đó có cả dân Do-thái lẫn dân ngoại bang mà Đức Chúa Trời đã phục hòa cả hai trong một thân thể, chính là Hội Thánh của Ngài. Và cũng nhờ ân điển cứu chuộc đó mà chính Đức Chúa Trời đã tiêu diệt sự thù nghịch, sự chia rẽ trong đức tin vào một Đức Chúa Trời duy nhất, đoàn kết, hiệp một, đem lại sự hoà bình cho mọi dân trong một ân điển cứu chuộc.
“18 Vì bởi Ngài mà chúng ta cả hai đều được cùng trong một thần trí đến gần Đức Cha.”
Con hiểu câu này, Sứ Đồ Phao-lô một lần nữa khẳng định bởi sự chết của Chúa, mà cả dân I-sơ-ra-ên và dân ngoại, không thuộc quốc tịch I-sơ-ra-ên đều đã được giải phóng hoàn toàn về tình trạng nô lệ cho tội lỗi cũng như sự khác biệt trong đức tin thuộc linh. Mà giờ đây, tất cả đều cùng nhận được mọi ân điển cứu chuộc, mọi lời hứa của Đức Chúa Trời và đều có một Đức Thánh Linh, một thần trí của Lẽ Thật để đều được đến gần với Đức Cha.
“19 Vì thế, các anh chị em chẳng còn là những khách lạ, những người ở trọ nữa, nhưng là những người đồng hương với các thánh đồ, và là những người nhà của Đức Chúa Trời,
20 đã được xây dựng trên nền tảng của các sứ đồ và các tiên tri. Chính Đức Chúa Jesus Christ là đá góc nhà.”
Chính nhờ ân điển cứu chuộc muôn dân ra khỏi tình trạng nô lệ cho tội lỗi đó, nhờ vào thịt và huyết của Đức Chúa Jesus, mà ở câu 19-20, Sứ Đồ Phao-lô đã nhấn mạnh về địa vị của mọi con dân Chúa khi tin nhận sự chết chuộc tội của Đấng Christ, không còn phân biệt dân I-sơ-ra-ên hay dân ngoại bang. Tất cả đều là anh em của một Cha, là chi thể của một thân là Hội Thánh mà đầu của thân đó là Đức Chúa Jesus Christ yêu dấu, Ngài là Đá của góc nhà. Ông dùng từ khách lạ, hay người ở trọ, đồng hương, người nhà để nói lên sự hiệp một thống nhất của Hội Thánh trong một Đức Chúa Trời. Và giờ đây, dù con không phải thuộc dân tộc lời hứa, là tuyển dân Chúa chọn ngay từ sáng thế, nhưng con được thừa hưởng và ở trong một địa vị với người I-sơ-ra-ên. Được xây dựng trên một nền tảng của luật pháp qua các sứ đồ, các tiên tri và nhận được ân điển cứu chuộc của Đấng Christ nhờ vào đức tin của con vào Ngài.
“21 Trong Ngài, cả cấu trúc cùng nhau phát triển thành một đền thờ thánh trong Chúa.
22 Trong Ngài, các anh chị em được kiến trúc thành chỗ ở của Đức Chúa Trời, trong thuộc linh.”
Lạy Chúa, hai câu kế tiếp, con hiểu Sứ Đồ Phao-lô đã dùng một cách miêu tả khác, một góc nhìn, một diễn đạt rất là hay để nói lên sự nhất quán, hiệp một, bền vững, thống nhất như một cấu trúc của một công trình hoàn chỉnh như là đền thờ thánh trong Chúa. Mỗi thân thể con dân Chúa là một đền thờ của Đức Chúa Trời, được Đức Thánh Linh ngự vào và kết thành một kiến trúc, một chỗ ở của Ngài. Thân thể mỗi một người tin nhận Đấng Christ không phân biệt là người Do-thái hay người không Do-thái, người I-sơ-ra-ên hay người ngoại bang nữa. Mà giờ đây, tất cả đều là đền thờ của Đức Chúa Trời, hiệp một trong một Đức Chúa Trời, trong một ân điển cứu chuộc, trong một đức tin, trong một Hội Thánh duy nhất.
Con dâng lời cảm tạ ơn Chúa bởi sự dạy dỗ của Ngài qua thư tín của Sứ Đồ Phao-lô, bằng nhiều cách, nhiều hình thức diễn đạt và hình ảnh khác nhau, ông đã diễn tả một cách sống động, nêu lên một vấn đề rất quan trọng giúp con hiểu được sự hiệp một của Hội Thánh Đức Chúa Trời giữa người thuộc dân tộc I-sơ-ra-ên và người ngoại như chính con đây. Con cảm tạ ơn Chúa, nguyện xin Ngài cứ tiếp tục dạy dỗ con, giúp con hiểu biết Lời Ngài càng hơn để con biết áp dụng vào trong đời sống đức tin của mình. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Công Hải
Ê-phê-sô 2:16-22 Sự Hiệp Một của Dân I-sơ-ra-ên và Các Dân Tộc Khác Trong Hội Thánh – Phần 2
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha kính yêu của con, con cảm tạ ơn Cha đã ban cho con, cho gia đình con luôn nhận được những ơn phước lớn lao. Mọi sự vui thỏa, bình an, phước hạnh trong công việc lẫn đời sống chúng con, mọi sự chúng con có là sự ban cho dư dật của Ngài. Dù có những lúc khó khăn, thử thách, những thất bại Chúa cho phép xảy ra trong công việc, trong cuộc sống chúng con. Nhưng con thật lòng biết ơn những thử thách, khó khăn đó bởi nó giúp con và gia đình chúng con luôn biết khiêm nhường, để không khoe khoang, kiêu ngạo khi Chúa ban sự dư dật, thành công cho chúng con. Lạy Chúa, con cũng cảm tạ ơn Chúa giờ này ban cho con thời gian rảnh rỗi sau công việc để con lại được ngồi đọc, học, suy ngẫm Lời Ngài, và con xin được nêu sự hiểu của con trong sách Ê-phê-sô 2: 16-22.
“16 Bởi thập tự giá Ngài đã phục hòa cả hai với Đức Chúa Trời trong một thân thể, qua đó, tiêu diệt sự thù nghịch;
17 và đã đến, rao truyền sự hòa bình cho các anh chị em là những người ở xa cùng những người ở gần.”
Lạy Chúa, tiếp tục phần 1 về sự hiệp một của con dân Chúa là công dân của I-sơ-ra-ên và con dân Chúa không thuộc quyền công dân của I-sơ-ra-ên. Sứ Đồ Phao-lô tiếp tục dạy dỗ và rao giảng cho con dân Chúa tại Ê-phê-sô, để họ biết về sự hiệp một và thẩm quyền của mình trong việc thừa hưởng tất cả lời hứa, ân điển mà trước đây Đức Chúa Trời chỉ thực hiện với công dân I-sơ-ra-ên. Nhờ thập tự giá của Đấng Christ, tức là nhờ vào sự chết chuộc tội của Thiên Chúa Ngôi Hai trên cây thập tự để chết và gánh thay tội lỗi cho toàn nhân loại, trong đó có cả dân Do-thái lẫn dân ngoại bang mà Đức Chúa Trời đã phục hòa cả hai trong một thân thể, chính là Hội Thánh của Ngài. Và cũng nhờ ân điển cứu chuộc đó mà chính Đức Chúa Trời đã tiêu diệt sự thù nghịch, sự chia rẽ trong đức tin vào một Đức Chúa Trời duy nhất, đoàn kết, hiệp một, đem lại sự hoà bình cho mọi dân trong một ân điển cứu chuộc.
“18 Vì bởi Ngài mà chúng ta cả hai đều được cùng trong một thần trí đến gần Đức Cha.”
Con hiểu câu này, Sứ Đồ Phao-lô một lần nữa khẳng định bởi sự chết của Chúa, mà cả dân I-sơ-ra-ên và dân ngoại, không thuộc quốc tịch I-sơ-ra-ên đều đã được giải phóng hoàn toàn về tình trạng nô lệ cho tội lỗi cũng như sự khác biệt trong đức tin thuộc linh. Mà giờ đây, tất cả đều cùng nhận được mọi ân điển cứu chuộc, mọi lời hứa của Đức Chúa Trời và đều có một Đức Thánh Linh, một thần trí của Lẽ Thật để đều được đến gần với Đức Cha.
“19 Vì thế, các anh chị em chẳng còn là những khách lạ, những người ở trọ nữa, nhưng là những người đồng hương với các thánh đồ, và là những người nhà của Đức Chúa Trời,
20 đã được xây dựng trên nền tảng của các sứ đồ và các tiên tri. Chính Đức Chúa Jesus Christ là đá góc nhà.”
Chính nhờ ân điển cứu chuộc muôn dân ra khỏi tình trạng nô lệ cho tội lỗi đó, nhờ vào thịt và huyết của Đức Chúa Jesus, mà ở câu 19-20, Sứ Đồ Phao-lô đã nhấn mạnh về địa vị của mọi con dân Chúa khi tin nhận sự chết chuộc tội của Đấng Christ, không còn phân biệt dân I-sơ-ra-ên hay dân ngoại bang. Tất cả đều là anh em của một Cha, là chi thể của một thân là Hội Thánh mà đầu của thân đó là Đức Chúa Jesus Christ yêu dấu, Ngài là Đá của góc nhà. Ông dùng từ khách lạ, hay người ở trọ, đồng hương, người nhà để nói lên sự hiệp một thống nhất của Hội Thánh trong một Đức Chúa Trời. Và giờ đây, dù con không phải thuộc dân tộc lời hứa, là tuyển dân Chúa chọn ngay từ sáng thế, nhưng con được thừa hưởng và ở trong một địa vị với người I-sơ-ra-ên. Được xây dựng trên một nền tảng của luật pháp qua các sứ đồ, các tiên tri và nhận được ân điển cứu chuộc của Đấng Christ nhờ vào đức tin của con vào Ngài.
“21 Trong Ngài, cả cấu trúc cùng nhau phát triển thành một đền thờ thánh trong Chúa.
22 Trong Ngài, các anh chị em được kiến trúc thành chỗ ở của Đức Chúa Trời, trong thuộc linh.”
Lạy Chúa, hai câu kế tiếp, con hiểu Sứ Đồ Phao-lô đã dùng một cách miêu tả khác, một góc nhìn, một diễn đạt rất là hay để nói lên sự nhất quán, hiệp một, bền vững, thống nhất như một cấu trúc của một công trình hoàn chỉnh như là đền thờ thánh trong Chúa. Mỗi thân thể con dân Chúa là một đền thờ của Đức Chúa Trời, được Đức Thánh Linh ngự vào và kết thành một kiến trúc, một chỗ ở của Ngài. Thân thể mỗi một người tin nhận Đấng Christ không phân biệt là người Do-thái hay người không Do-thái, người I-sơ-ra-ên hay người ngoại bang nữa. Mà giờ đây, tất cả đều là đền thờ của Đức Chúa Trời, hiệp một trong một Đức Chúa Trời, trong một ân điển cứu chuộc, trong một đức tin, trong một Hội Thánh duy nhất.
Con dâng lời cảm tạ ơn Chúa bởi sự dạy dỗ của Ngài qua thư tín của Sứ Đồ Phao-lô, bằng nhiều cách, nhiều hình thức diễn đạt và hình ảnh khác nhau, ông đã diễn tả một cách sống động, nêu lên một vấn đề rất quan trọng giúp con hiểu được sự hiệp một của Hội Thánh Đức Chúa Trời giữa người thuộc dân tộc I-sơ-ra-ên và người ngoại như chính con đây. Con cảm tạ ơn Chúa, nguyện xin Ngài cứ tiếp tục dạy dỗ con, giúp con hiểu biết Lời Ngài càng hơn để con biết áp dụng vào trong đời sống đức tin của mình. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Công Hải