I Cô-rinh-tô 9:15-27 Quyền Lợi và Sự Hy Sinh của Sứ Đồ Phao-lô Trong Chức Vụ – Phần 2
15 Nhưng tôi chẳng từng dùng những quyền ấy. Tôi cũng chẳng viết những điều này để đòi chúng áp dụng cho tôi. Vì tôi thà chết còn hơn là ai đó làm ra vô ích sự khoe mình của tôi.
Phao-lô chưa từng bắt ép con dân Chúa dù là tại Cô-rinh-tô hay bất cứ đâu phải chu cấp cho ông theo Lời Chúa dạy, mặc dù đó không sai.
Ông cũng không phải nói lên lẽ thật về việc con dân Chúa có bổn phận chu cấp cho những người giảng dạy Lời Chúa để họ chu cấp cho mình.
Phao-lô quyết tâm chịu khổ, thậm chí chịu chết, chứ không bắt ép con dân Chúa phải chu cấp cho mình, trừ khi họ tự nguyện.
16 Vì nếu tôi rao giảng Tin Lành, tôi chẳng có gì để khoe mình, vì sự cần thiết đặt trên tôi. Nhưng khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Lành.
17 Nếu tôi vui lòng làm việc đó thì tôi có phần thưởng. Nhưng nếu tôi không vui lòng thì chức quản lý cũng vẫn được phó thác cho tôi.
Phao-lô nhận thức rõ việc bổn phận và trách nhiệm của ông trong chức vụ sứ đồ là rao giảng Tin Lành cho các dân ngoại. Đã là bổn phận thì đó là việc phải làm, đã là việc phải làm thì có lý do gì để khoe mình. Nếu ông vui lòng làm thì sẽ được Chúa ban phần thưởng. Nhưng nếu ông không rao giảng thì sẽ khốn khó cho ông. Sự khốn khó đó con nghĩ giống như lửa bốc cháy, bọc kín trong xương như Tiên Tri Giê-rê-mi (Giê-rê-mi 20:9).
Điều này cũng giống như những người làm cha, mẹ có bổn phận chăm sóc con cái. Nếu người đó chăm sóc con cái là việc phải làm, thì đâu có gì để khoe với người khác. Và nếu không vui lòng chăm sóc thì trách nhiệm làm cha, làm mẹ vẫn phải chăm sóc con của mình.
18 Thế thì phần thưởng của tôi là gì? Rằng, trong sự rao giảng Tin Lành, tôi giãi bày Tin Lành của Đấng Christ cách miễn phí. Tôi chẳng lạm dùng quyền của tôi trong Tin Lành.
Phần thưởng của Phao-lô chính là niềm vui khi Phao-lô được giãi bày về Tin Lành Cứu Rỗi cách miễn phí giúp cho nhiều người được cứu để trở nên con cái Thiên Chúa. Niềm vui khi Phao-lô giữ mình thanh sạch không tư lợi trong sự rao giảng Tin Lành, không đòi con dân Chúa chu cấp mà chịu khó tự đi làm kiếm sống nuôi thân để Tin Lành không bị ngăn trở.
19 Dù tôi là tự do đối với mọi người, nhưng tôi tự đặt mình làm nô lệ cho mọi người, để cho tôi được nhiều người hơn.
Phao-lô là người tự do về thuộc thể lẫn thuộc linh và là sứ đồ cao trọng của Chúa, nhưng ông đã tình nguyện tự đặt mình là người phục vụ, giúp đỡ cho mọi người dù lớn hay nhỏ như một người nô lệ với mong muốn nhiều người được cứu.
20 Với những người Do-thái, tôi trở nên như một người Do-thái, để tôi được những người Do-thái. Với những người ở dưới luật pháp, tôi trở nên như một người ở dưới luật pháp, để tôi được những người ở dưới luật pháp.
21 Với những người không luật pháp, tôi trở nên như một người không luật pháp, chẳng phải không luật pháp đối với Thiên Chúa nhưng hợp pháp đối với Đấng Christ, để tôi được những người không luật pháp.
22 Với những người yếu đuối, tôi trở nên như một người yếu đuối, để tôi được những người yếu đuối. Tôi đã trở nên mọi sự cho mọi người, để bằng mọi cách, tôi cứu được một số người.
Đối với những người Do-thái hay dưới luật pháp, hay không luật pháp và những người yếu đuối Phao-lô đều hòa đồng, cảm thông để trở nên giống họ, miễn là không nghịch lại Lời Chúa với mục đích là cứu nhiều người về với Chúa.
Ngày xưa cũng như bây giờ, khi con đọc những câu này con thật cảm phục ông Phao-lô. Vì để nếp sống hòa đồng với những người như trên thì ngoài việc có tấm lòng yêu thương họ, thì sự mềm mại, khéo léo và khôn sáng trong Chúa là điều quan trọng.
23 Nhưng điều này tôi làm bởi Tin Lành để tôi cũng trở nên người dự phần của Tin Lành.
Điều khiến ông trở nên hòa đồng với mọi người là bởi Tin Lành có năng lực cứu hết thảy những ai tin. Qua việc rao giảng Tin Lành, Phao-lô cũng được dự phần trong Tin Lành khi đem nhiều người đến với sự cứu rỗi.
24 Các anh chị em chẳng biết rằng, về những người chạy trong một cuộc đua, mọi người đều chạy nhưng chỉ một người được giải thưởng sao? Vậy, các anh chị em hãy chạy để các anh chị em đoạt giải. 25 Những người đua tranh chịu tự giữ mình trong mọi sự. Thực tế, họ chịu vậy để được mão có thể hư nát; nhưng chúng ta chịu vậy để được mão không thể hư nát.
Phao-lô ví sánh đời sống bước đi trong Chúa như những người chạy trong một cuộc đua của thế gian. Họ chăm chỉ luyện tập, kiêng cữ nhiều thứ để giữ gìn thân thể khỏe mạnh cho chặng đua. Tuy nhiên, trong cuộc đua dù nhiều người cố gắng nhưng chỉ có một người đoạt giải và phần thưởng đó chỉ có giá trị đời này.
Còn con dân Chúa chỉ cần luôn hết lòng sống cho Chúa, vâng giữ Lời Ngài và trung tín cho đến cuối cùng thì tất cả đều được Chúa ban thưởng và phần thưởng còn lại đến đời đời.
Phao-lô dùng động từ "chạy" con thấy rất hay. Những người trong cuộc đua họ phải chạy để có phần thưởng, thì con dân Chúa cần có nếp sống tích cực trong sự làm theo Lời Chúa và phụng sự Ngài.
26 Vậy thì, tôi chạy như vậy, chẳng phải là không chắc chắn; tôi đánh như vậy, chẳng phải như người đánh gió;
27 nhưng tôi kỷ luật thân thể mình, bắt nó phải phục, kẻo sau khi tôi đã giảng dạy những người khác mà chính mình phải bị bỏ.
Phao-lô cho biết ông đã chạy một cách chắc chắn nghĩa là ông luôn sống hết lòng theo Lời Chúa qua việc suy ngẫm ngày đêm và cẩn thận làm theo Lời Chúa. Ông đánh chẳng phải như người đánh gió nghĩa là ông làm tròn bổn phận phụng sự Chúa qua việc rao giảng Tin Lành và giảng dạy Lời Chúa để mang lại kết quả, chứ không phải làm cho có, hay chiếu lệ.
Để thực hiện tốt việc sống theo Lời Chúa và làm tròn bổn phận, thì ông đã kỷ luật thân thể mình cách nghiêm khắc đến nỗi bắt nó phải phục. Sự kỷ luật nghiêm khắc đó là luôn sống theo những sự ưa muốn của tâm thần, thay vì chiều theo những ham muốn bất chính nào của xác thịt.
Cảm tạ ơn Cha cho con có sự hiểu qua phân đoạn Thánh Kinh này. Nguyện Ngài giúp con luôn biết kỷ luật tốt thân thể mình để con hoàn thành chặng đua và là người lính giỏi của Đức Chúa Jesus Christ trong các cuộc chiến. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Vũ Triệu Hùng
12/05/2023
I Cô-rinh-tô 9:15-27 Quyền Lợi và Sự Hy Sinh của Sứ Đồ Phao-lô Trong Chức Vụ – Phần 2
15 Nhưng tôi chẳng từng dùng những quyền ấy. Tôi cũng chẳng viết những điều này để đòi chúng áp dụng cho tôi. Vì tôi thà chết còn hơn là ai đó làm ra vô ích sự khoe mình của tôi.
Phao-lô chưa từng bắt ép con dân Chúa dù là tại Cô-rinh-tô hay bất cứ đâu phải chu cấp cho ông theo Lời Chúa dạy, mặc dù đó không sai.
Ông cũng không phải nói lên lẽ thật về việc con dân Chúa có bổn phận chu cấp cho những người giảng dạy Lời Chúa để họ chu cấp cho mình.
Phao-lô quyết tâm chịu khổ, thậm chí chịu chết, chứ không bắt ép con dân Chúa phải chu cấp cho mình, trừ khi họ tự nguyện.
16 Vì nếu tôi rao giảng Tin Lành, tôi chẳng có gì để khoe mình, vì sự cần thiết đặt trên tôi. Nhưng khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Lành.
17 Nếu tôi vui lòng làm việc đó thì tôi có phần thưởng. Nhưng nếu tôi không vui lòng thì chức quản lý cũng vẫn được phó thác cho tôi.
Phao-lô nhận thức rõ việc bổn phận và trách nhiệm của ông trong chức vụ sứ đồ là rao giảng Tin Lành cho các dân ngoại. Đã là bổn phận thì đó là việc phải làm, đã là việc phải làm thì có lý do gì để khoe mình. Nếu ông vui lòng làm thì sẽ được Chúa ban phần thưởng. Nhưng nếu ông không rao giảng thì sẽ khốn khó cho ông. Sự khốn khó đó con nghĩ giống như lửa bốc cháy, bọc kín trong xương như Tiên Tri Giê-rê-mi (Giê-rê-mi 20:9).
Điều này cũng giống như những người làm cha, mẹ có bổn phận chăm sóc con cái. Nếu người đó chăm sóc con cái là việc phải làm, thì đâu có gì để khoe với người khác. Và nếu không vui lòng chăm sóc thì trách nhiệm làm cha, làm mẹ vẫn phải chăm sóc con của mình.
18 Thế thì phần thưởng của tôi là gì? Rằng, trong sự rao giảng Tin Lành, tôi giãi bày Tin Lành của Đấng Christ cách miễn phí. Tôi chẳng lạm dùng quyền của tôi trong Tin Lành.
Phần thưởng của Phao-lô chính là niềm vui khi Phao-lô được giãi bày về Tin Lành Cứu Rỗi cách miễn phí giúp cho nhiều người được cứu để trở nên con cái Thiên Chúa. Niềm vui khi Phao-lô giữ mình thanh sạch không tư lợi trong sự rao giảng Tin Lành, không đòi con dân Chúa chu cấp mà chịu khó tự đi làm kiếm sống nuôi thân để Tin Lành không bị ngăn trở.
19 Dù tôi là tự do đối với mọi người, nhưng tôi tự đặt mình làm nô lệ cho mọi người, để cho tôi được nhiều người hơn.
Phao-lô là người tự do về thuộc thể lẫn thuộc linh và là sứ đồ cao trọng của Chúa, nhưng ông đã tình nguyện tự đặt mình là người phục vụ, giúp đỡ cho mọi người dù lớn hay nhỏ như một người nô lệ với mong muốn nhiều người được cứu.
20 Với những người Do-thái, tôi trở nên như một người Do-thái, để tôi được những người Do-thái. Với những người ở dưới luật pháp, tôi trở nên như một người ở dưới luật pháp, để tôi được những người ở dưới luật pháp.
21 Với những người không luật pháp, tôi trở nên như một người không luật pháp, chẳng phải không luật pháp đối với Thiên Chúa nhưng hợp pháp đối với Đấng Christ, để tôi được những người không luật pháp.
22 Với những người yếu đuối, tôi trở nên như một người yếu đuối, để tôi được những người yếu đuối. Tôi đã trở nên mọi sự cho mọi người, để bằng mọi cách, tôi cứu được một số người.
Đối với những người Do-thái hay dưới luật pháp, hay không luật pháp và những người yếu đuối Phao-lô đều hòa đồng, cảm thông để trở nên giống họ, miễn là không nghịch lại Lời Chúa với mục đích là cứu nhiều người về với Chúa.
Ngày xưa cũng như bây giờ, khi con đọc những câu này con thật cảm phục ông Phao-lô. Vì để nếp sống hòa đồng với những người như trên thì ngoài việc có tấm lòng yêu thương họ, thì sự mềm mại, khéo léo và khôn sáng trong Chúa là điều quan trọng.
23 Nhưng điều này tôi làm bởi Tin Lành để tôi cũng trở nên người dự phần của Tin Lành.
Điều khiến ông trở nên hòa đồng với mọi người là bởi Tin Lành có năng lực cứu hết thảy những ai tin. Qua việc rao giảng Tin Lành, Phao-lô cũng được dự phần trong Tin Lành khi đem nhiều người đến với sự cứu rỗi.
24 Các anh chị em chẳng biết rằng, về những người chạy trong một cuộc đua, mọi người đều chạy nhưng chỉ một người được giải thưởng sao? Vậy, các anh chị em hãy chạy để các anh chị em đoạt giải.
25 Những người đua tranh chịu tự giữ mình trong mọi sự. Thực tế, họ chịu vậy để được mão có thể hư nát; nhưng chúng ta chịu vậy để được mão không thể hư nát.
Phao-lô ví sánh đời sống bước đi trong Chúa như những người chạy trong một cuộc đua của thế gian. Họ chăm chỉ luyện tập, kiêng cữ nhiều thứ để giữ gìn thân thể khỏe mạnh cho chặng đua. Tuy nhiên, trong cuộc đua dù nhiều người cố gắng nhưng chỉ có một người đoạt giải và phần thưởng đó chỉ có giá trị đời này.
Còn con dân Chúa chỉ cần luôn hết lòng sống cho Chúa, vâng giữ Lời Ngài và trung tín cho đến cuối cùng thì tất cả đều được Chúa ban thưởng và phần thưởng còn lại đến đời đời.
Phao-lô dùng động từ "chạy" con thấy rất hay. Những người trong cuộc đua họ phải chạy để có phần thưởng, thì con dân Chúa cần có nếp sống tích cực trong sự làm theo Lời Chúa và phụng sự Ngài.
26 Vậy thì, tôi chạy như vậy, chẳng phải là không chắc chắn; tôi đánh như vậy, chẳng phải như người đánh gió;
27 nhưng tôi kỷ luật thân thể mình, bắt nó phải phục, kẻo sau khi tôi đã giảng dạy những người khác mà chính mình phải bị bỏ.
Phao-lô cho biết ông đã chạy một cách chắc chắn nghĩa là ông luôn sống hết lòng theo Lời Chúa qua việc suy ngẫm ngày đêm và cẩn thận làm theo Lời Chúa. Ông đánh chẳng phải như người đánh gió nghĩa là ông làm tròn bổn phận phụng sự Chúa qua việc rao giảng Tin Lành và giảng dạy Lời Chúa để mang lại kết quả, chứ không phải làm cho có, hay chiếu lệ.
Để thực hiện tốt việc sống theo Lời Chúa và làm tròn bổn phận, thì ông đã kỷ luật thân thể mình cách nghiêm khắc đến nỗi bắt nó phải phục. Sự kỷ luật nghiêm khắc đó là luôn sống theo những sự ưa muốn của tâm thần, thay vì chiều theo những ham muốn bất chính nào của xác thịt.
Cảm tạ ơn Cha cho con có sự hiểu qua phân đoạn Thánh Kinh này. Nguyện Ngài giúp con luôn biết kỷ luật tốt thân thể mình để con hoàn thành chặng đua và là người lính giỏi của Đức Chúa Jesus Christ trong các cuộc chiến. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Vũ Triệu Hùng
12/05/2023