Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha kính yêu từ ái của con. Cảm tạ ơn Cha ban cho con một ngày mới phước hạnh và cũng là ngày con tròn 37 tuổi của mình. Cảm tạ ơn Cha cho con có thời gian và phương tiện để học Lời Ngài. Con xin viết ra sự hiểu trong phân đoạn Thánh Kinh Ga-la-ti 3:15-21.
15 Hỡi các anh chị em cùng Cha! Tôi nói theo cách của loài người: Dù là giao ước của loài người, nhưng khi đã làm thành thì không ai được phép bỏ đi hay thêm vào sự gì.
Con hiểu rằng, Phao-lô muốn cho con dân Chúa tại Ga-la-ti hiểu về giao ước đã lập của Đức Chúa Trời, nên ông đã dẫn chứng về giao ước không được thay đổi của loài người đã lập với nhau. Nhiều khi để hiểu những lời dạy trong Thánh Kinh, thì việc lấy những ví dụ thực tế trong cuộc sống là điều cần thiết.
16 Các lời hứa là cho Áp-ra-ham và cho dòng dõi của ông. Ngài không phán: Và cho các dòng dõi, như chỉ về nhiều người; nhưng như chỉ về một người: Và cho dòng dõi ngươi. Tức là Đấng Christ. [Sáng Thế Ký 22:18; 26:4; 28:14]
Con hiểu rằng, giao ước của Đức Chúa Trời là cho Áp-ra-ham và dòng dõi ông. Từ Áp-ra-ham sinh ra nhiều dòng dõi, nhưng chỉ có một dòng dõi hoàn thành mọi lời hứa của Đức Chúa Trời đối với Áp-ra-ham, dòng dõi đó là Đức Chúa Jesus Christ. Vì qua Đức Chúa Jesus Christ mà sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời được ban cho nhân loại.
17 Vậy thì tôi nói rằng: Giao ước mà Đức Chúa Trời trước kia đã lập thành trong Đấng Christ rồi, thì luật pháp là sự có sau đó bốn trăm ba mươi năm không thể vô hiệu hóa nó, mà làm cho lời hứa trở nên vô giá trị.
Con hiểu rằng, giao ước Đức Chúa Trời lập thành với Áp-ra-ham trước khi có luật pháp, vì thế luật pháp thêm vào sau đó 430 năm không thể khiến giao ước đó trở nên không có giá trị.
18 Vì, nếu sự hưởng cơ nghiệp là bởi luật pháp, thì không còn là bởi lời hứa nữa. Nhưng Đức Chúa Trời đã ban cơ nghiệp cho Áp-ra-ham bởi lời hứa.
Con hiểu rằng, Phao-lô khẳng định rằng Áp-ra-ham nhận được cơ nghiệp là bởi lời hứa, chứ không phải bởi vâng theo luật pháp. Vì luật pháp không ban cho cơ nghiệp nhưng là ban cho những hình phạt những ai vi phạm.
19 Vậy thì tại sao có luật pháp? Nó đã được thêm vào vì những sự phạm pháp, cho tới khi người dòng dõi đến, là người mà lời hứa đã lập cho. Nó đã được ban ra bởi các thiên sứ vào trong tay của một người trung bảo.
Con hiểu rằng, luật pháp đến sau lời hứa, bởi có nhiều người phạm pháp. Vì thế luật pháp thêm vô là để hình phạt những kẻ vi phạm, cho đến khi Đấng Christ bởi Lời hứa đã lập, mà đến. Luật pháp được ban ra bởi các thiên sứ trao vào trong tay của Môi-se là người trung bảo giữa Đức Chúa Trời và dân I-sơ-ra-ên. Môi-se cũng chính là hình bóng cho Đức Chúa Jesus Christ, là Đấng Trung Bảo giữa Đức Chúa Trời với loài người.
20 Người trung bảo chẳng phải là người trung bảo của một bên, và Đức Chúa Trời là một bên.
Con hiểu rằng, người trung bảo là người ở giữa, chịu trách nhiệm và bổn phận với hai bên như nhau. Trong Giao Ước Cũ, Môi-se là người trung bảo giữa hai bên. Một bên là Đức Chúa Trời, một bên là dân I-sơ-ra-ên.
21 Vậy thì luật pháp nghịch lại các lời hứa của Đức Chúa Trời sao? Chẳng hề như vậy! Vì nếu đã ban cho một luật pháp ban sự sống, thì sự công chính chắc phải bởi luật pháp mà đến.
Con hiểu rằng, Phao-lô khẳng định luật pháp không nghịch lại lời hứa của Đức Chúa Trời. Vì lời hứa và luật pháp đều bởi ý muốn tốt lành của Thiên Chúa đối với loài người.
Cảm tạ ơn Cha cho con hiểu qua phân đoạn Thánh Kinh này. Nguyện Lời Ngài thánh hóa và dạy dỗ con trong sự hiểu biết sâu nhiệm ngày càng hơn. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Vũ Triệu Hùng
31/08/2023
Ga-la-ti 3:15-21 Vai Trò của Luật Pháp – Phần 1
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha kính yêu từ ái của con. Cảm tạ ơn Cha ban cho con một ngày mới phước hạnh và cũng là ngày con tròn 37 tuổi của mình. Cảm tạ ơn Cha cho con có thời gian và phương tiện để học Lời Ngài. Con xin viết ra sự hiểu trong phân đoạn Thánh Kinh Ga-la-ti 3:15-21.
15 Hỡi các anh chị em cùng Cha! Tôi nói theo cách của loài người: Dù là giao ước của loài người, nhưng khi đã làm thành thì không ai được phép bỏ đi hay thêm vào sự gì.
Con hiểu rằng, Phao-lô muốn cho con dân Chúa tại Ga-la-ti hiểu về giao ước đã lập của Đức Chúa Trời, nên ông đã dẫn chứng về giao ước không được thay đổi của loài người đã lập với nhau. Nhiều khi để hiểu những lời dạy trong Thánh Kinh, thì việc lấy những ví dụ thực tế trong cuộc sống là điều cần thiết.
16 Các lời hứa là cho Áp-ra-ham và cho dòng dõi của ông. Ngài không phán: Và cho các dòng dõi, như chỉ về nhiều người; nhưng như chỉ về một người: Và cho dòng dõi ngươi. Tức là Đấng Christ. [Sáng Thế Ký 22:18; 26:4; 28:14]
Con hiểu rằng, giao ước của Đức Chúa Trời là cho Áp-ra-ham và dòng dõi ông. Từ Áp-ra-ham sinh ra nhiều dòng dõi, nhưng chỉ có một dòng dõi hoàn thành mọi lời hứa của Đức Chúa Trời đối với Áp-ra-ham, dòng dõi đó là Đức Chúa Jesus Christ. Vì qua Đức Chúa Jesus Christ mà sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời được ban cho nhân loại.
17 Vậy thì tôi nói rằng: Giao ước mà Đức Chúa Trời trước kia đã lập thành trong Đấng Christ rồi, thì luật pháp là sự có sau đó bốn trăm ba mươi năm không thể vô hiệu hóa nó, mà làm cho lời hứa trở nên vô giá trị.
Con hiểu rằng, giao ước Đức Chúa Trời lập thành với Áp-ra-ham trước khi có luật pháp, vì thế luật pháp thêm vào sau đó 430 năm không thể khiến giao ước đó trở nên không có giá trị.
18 Vì, nếu sự hưởng cơ nghiệp là bởi luật pháp, thì không còn là bởi lời hứa nữa. Nhưng Đức Chúa Trời đã ban cơ nghiệp cho Áp-ra-ham bởi lời hứa.
Con hiểu rằng, Phao-lô khẳng định rằng Áp-ra-ham nhận được cơ nghiệp là bởi lời hứa, chứ không phải bởi vâng theo luật pháp. Vì luật pháp không ban cho cơ nghiệp nhưng là ban cho những hình phạt những ai vi phạm.
19 Vậy thì tại sao có luật pháp? Nó đã được thêm vào vì những sự phạm pháp, cho tới khi người dòng dõi đến, là người mà lời hứa đã lập cho. Nó đã được ban ra bởi các thiên sứ vào trong tay của một người trung bảo.
Con hiểu rằng, luật pháp đến sau lời hứa, bởi có nhiều người phạm pháp. Vì thế luật pháp thêm vô là để hình phạt những kẻ vi phạm, cho đến khi Đấng Christ bởi Lời hứa đã lập, mà đến. Luật pháp được ban ra bởi các thiên sứ trao vào trong tay của Môi-se là người trung bảo giữa Đức Chúa Trời và dân I-sơ-ra-ên. Môi-se cũng chính là hình bóng cho Đức Chúa Jesus Christ, là Đấng Trung Bảo giữa Đức Chúa Trời với loài người.
20 Người trung bảo chẳng phải là người trung bảo của một bên, và Đức Chúa Trời là một bên.
Con hiểu rằng, người trung bảo là người ở giữa, chịu trách nhiệm và bổn phận với hai bên như nhau. Trong Giao Ước Cũ, Môi-se là người trung bảo giữa hai bên. Một bên là Đức Chúa Trời, một bên là dân I-sơ-ra-ên.
21 Vậy thì luật pháp nghịch lại các lời hứa của Đức Chúa Trời sao? Chẳng hề như vậy! Vì nếu đã ban cho một luật pháp ban sự sống, thì sự công chính chắc phải bởi luật pháp mà đến.
Con hiểu rằng, Phao-lô khẳng định luật pháp không nghịch lại lời hứa của Đức Chúa Trời. Vì lời hứa và luật pháp đều bởi ý muốn tốt lành của Thiên Chúa đối với loài người.
Cảm tạ ơn Cha cho con hiểu qua phân đoạn Thánh Kinh này. Nguyện Lời Ngài thánh hóa và dạy dỗ con trong sự hiểu biết sâu nhiệm ngày càng hơn. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Vũ Triệu Hùng
31/08/2023