1 Vậy, chúng ta là những người mạnh thì phải gánh vác những sự yếu đuối của những người yếu đuối. Chớ làm cho thỏa lòng chính mình. 2 Mỗi người trong chúng ta nên làm thỏa lòng người lân cận của mình, hướng về sự tốt lành và sự gây dựng. 3 Vì Đấng Christ cũng không làm cho thỏa lòng chính mình, nhưng như có chép: Những lời sỉ nhục của những kẻ sỉ nhục Ngài đã đổ trên tôi! [Thi Thiên 69:9] 4 Vì những sự đã chép trước đây là được chép cho sự dạy dỗ chúng ta, để bởi sự nhẫn nại và sự an ủi của Thánh Kinh mà chúng ta nắm giữ sự trông cậy. 5 Đức Chúa Trời của sự nhẫn nại và sự an ủi đã ban cho các anh chị em được cùng suy tưởng như nhau theo gương của Đấng Christ Jesus, 6 để các anh chị em cùng một tâm trí, một miệng mà tôn vinh Đức Chúa Trời, là Cha của Đức Chúa Jesus Christ chúng ta. 7 Vậy thì, các anh chị em hãy tiếp lấy nhau, cũng như Đấng Christ đã tiếp chúng ta vào trong sự vinh quang của Thiên Chúa.
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha kính yêu của con. Con cảm tạ ơn Ngài đã cho con có thời gian để học Lời của Ngài. Con xin được viết ra sự hiểu trong Rô-ma 15:1-7.
Lạy Cha, con hiểu câu 1 như sau: Những người mạnh mẽ và những người yếu đuối trong câu này nói về đức tin. Một người được mạnh mẽ trong đức tin là một người có sự tương giao với Chúa, hiểu biết sâu nhiệm Lời Chúa và có những kinh nghiệm sống trong Chúa. Một người yếu đuối trong đức tin thường là những người mới tin nhận Chúa, họ còn thiếu hiểu biết Lời Chúa. Vì thế khi có những khó khăn, hoạn nạn, thử thách xảy đến làm cho họ bối rối, hoang mang, lo lắng.
Những người mạnh gánh vác những sự yếu đuối của người yếu đuối chính là nhẫn nại dạy dỗ, chia sẻ Lời Chúa, cầu thay để họ ngày càng hiểu biết, vững vàng trong đức tin. Giúp đỡ, chia sẻ vật chất với họ trong những sự khó khăn, thử thách để họ được vững vàng.
Lạy Cha, con hiểu câu 2 như sau: Khi đọc câu này con nhớ tới Lời Chúa có chép: “Mỗi người chớ chăm về những sự của riêng mình, những mỗi người cũng {chăm vể những sự} của người khác nữa. (Phi-líp 2:4). Vì yêu Chúa và yêu anh chị em mình, nên con dân Chúa sẽ tìm kiếm những điều ích lợi, thỏa lòng anh em mình đúng với Lời Chúa để đem lại sự gây dựng.
Lạy Cha, con hiểu câu 3 như sau: Đức Chúa Jesus không làm thỏa lòng chính mình, nhưng Chúa đã làm những sự thỏa lòng Cha như có chép: Kìa, {có} tiếng từ trời phán: Đây là Con yêu dấu của Ta! Trong Con ấy, Ta đã thỏa lòng! (Ma-thi-ơ 3:17) Đức Chúa Jesus đã chịu mọi sự sỉ nhục, thâm chí chịu chết để làm trọn mọi ý muốn tốt lành của Đức Chúa Trời. Lạy Cha, con hiểu những sự chép trước đây trong thời Phao-lô là Thánh Kinh Cựu Ước, còn thời hiện nay của chúng con là Thánh Kinh trọn bộ Cựu Ước và Tân Ước. Cả Thánh Kinh có ích cho sự giảng dạy, cho sự sửa trị, cho sự giáo dục trong sự công chính. (II Ti-mô-thê 3:16).
Sự nhẫn nại và an ủi của Thánh Kinh là những tấm gương đã nhẫn nại chịu khổ, chịu bách hại theo ý muốn của Đức Chúa Trời, và sự giải cứu của Ngài dành cho họ, như các đấng tiên tri trong thời Cựu Ước, như Phao-lô trong thời Tân Ước.
Chính vì những sự nhẫn nại và an ủi của Thánh Kinh giúp cho chúng con được vững vàng càng hơn trên bước đường bước đi theo Chúa, để chúng con nắm giữ sự trông cậy, vì biết rằng dù khó khăn, hoạn nạn nhưng Ngài sẽ luôn bên cạnh ban ơn và giải cứu chúng con khi đến thời điểm. Và sự trông cậy hiện nay của chúng con đó là ngày được cất lên với Đức Chúa Jesus Christ trong sự vinh quang, phước hạnh.
Lạy Cha, con hiểu câu 5 đến câu 7 như sau: Cha của chúng con là Đấng Toàn Năng nhưng Ngài cũng đầy sự nhẫn nại và nguồn của sự an ủi. Ngài nhẫn nại để loài người nhận được ơn thương xót. Ngài nhẫn nại tha thứ khi chúng con nhiều lần lầm lỡ phạm tội. Ngài an ủi chúng con qua những hoạn nạn, khó khăn bằng sự ban ơn, giải cứu.
Phao-lô muốn nhắc con dân Chúa, những người mạnh mẽ trong đức tin là: để họ có được đức tin mạnh mẽ, có sự hiểu biết biết và đời sống vâng phục theo gương của Đấng Christ, là bởi sự nhẫn nại và an ủi của Đức Chúa Trời và sự ban cho của Ngài. Chính vì thế Hội Thánh được cùng một tâm trí, một miệng tôn vinh Đức Chúa Trời. Như vậy họ cũng nên tiếp lấy những người yếu đức tin. Cũng như Đấng Christ đã tiếp chúng ta.
Cảm tạ ơn Cha đã cho con có sự hiểu trong phân đoạn này. Nguyện Lời Ngài thánh hóa và thêm lên cho con trong sự hiểu biết. Xin Cha cho con sống biết làm thỏa lòng người lân cận và biết giúp đỡ anh chị em yếu đức tin. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ. Vũ Triệu Hùng 12/04/2023
Rô-ma 15:1-7 Gương của Đấng Christ
1 Vậy, chúng ta là những người mạnh thì phải gánh vác những sự yếu đuối của những người yếu đuối. Chớ làm cho thỏa lòng chính mình.
2 Mỗi người trong chúng ta nên làm thỏa lòng người lân cận của mình, hướng về sự tốt lành và sự gây dựng.
3 Vì Đấng Christ cũng không làm cho thỏa lòng chính mình, nhưng như có chép: Những lời sỉ nhục của những kẻ sỉ nhục Ngài đã đổ trên tôi! [Thi Thiên 69:9]
4 Vì những sự đã chép trước đây là được chép cho sự dạy dỗ chúng ta, để bởi sự nhẫn nại và sự an ủi của Thánh Kinh mà chúng ta nắm giữ sự trông cậy.
5 Đức Chúa Trời của sự nhẫn nại và sự an ủi đã ban cho các anh chị em được cùng suy tưởng như nhau theo gương của Đấng Christ Jesus,
6 để các anh chị em cùng một tâm trí, một miệng mà tôn vinh Đức Chúa Trời, là Cha của Đức Chúa Jesus Christ chúng ta.
7 Vậy thì, các anh chị em hãy tiếp lấy nhau, cũng như Đấng Christ đã tiếp chúng ta vào trong sự vinh quang của Thiên Chúa.
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha kính yêu của con. Con cảm tạ ơn Ngài đã cho con có thời gian để học Lời của Ngài. Con xin được viết ra sự hiểu trong Rô-ma 15:1-7.
Lạy Cha, con hiểu câu 1 như sau: Những người mạnh mẽ và những người yếu đuối trong câu này nói về đức tin. Một người được mạnh mẽ trong đức tin là một người có sự tương giao với Chúa, hiểu biết sâu nhiệm Lời Chúa và có những kinh nghiệm sống trong Chúa. Một người yếu đuối trong đức tin thường là những người mới tin nhận Chúa, họ còn thiếu hiểu biết Lời Chúa. Vì thế khi có những khó khăn, hoạn nạn, thử thách xảy đến làm cho họ bối rối, hoang mang, lo lắng.
Những người mạnh gánh vác những sự yếu đuối của người yếu đuối chính là nhẫn nại dạy dỗ, chia sẻ Lời Chúa, cầu thay để họ ngày càng hiểu biết, vững vàng trong đức tin. Giúp đỡ, chia sẻ vật chất với họ trong những sự khó khăn, thử thách để họ được vững vàng.
Lạy Cha, con hiểu câu 2 như sau: Khi đọc câu này con nhớ tới Lời Chúa có chép:
“Mỗi người chớ chăm về những sự của riêng mình, những mỗi người cũng {chăm vể những sự} của người khác nữa. (Phi-líp 2:4).
Vì yêu Chúa và yêu anh chị em mình, nên con dân Chúa sẽ tìm kiếm những điều ích lợi, thỏa lòng anh em mình đúng với Lời Chúa để đem lại sự gây dựng.
Lạy Cha, con hiểu câu 3 như sau: Đức Chúa Jesus không làm thỏa lòng chính mình, nhưng Chúa đã làm những sự thỏa lòng Cha như có chép:
Kìa, {có} tiếng từ trời phán: Đây là Con yêu dấu của Ta! Trong Con ấy, Ta đã thỏa lòng! (Ma-thi-ơ 3:17)
Đức Chúa Jesus đã chịu mọi sự sỉ nhục, thâm chí chịu chết để làm trọn mọi ý muốn tốt lành của Đức Chúa Trời.
Lạy Cha, con hiểu những sự chép trước đây trong thời Phao-lô là Thánh Kinh Cựu Ước, còn thời hiện nay của chúng con là Thánh Kinh trọn bộ Cựu Ước và Tân Ước. Cả Thánh Kinh có ích cho sự giảng dạy, cho sự sửa trị, cho sự giáo dục trong sự công chính. (II Ti-mô-thê 3:16).
Sự nhẫn nại và an ủi của Thánh Kinh là những tấm gương đã nhẫn nại chịu khổ, chịu bách hại theo ý muốn của Đức Chúa Trời, và sự giải cứu của Ngài dành cho họ, như các đấng tiên tri trong thời Cựu Ước, như Phao-lô trong thời Tân Ước.
Chính vì những sự nhẫn nại và an ủi của Thánh Kinh giúp cho chúng con được vững vàng càng hơn trên bước đường bước đi theo Chúa, để chúng con nắm giữ sự trông cậy, vì biết rằng dù khó khăn, hoạn nạn nhưng Ngài sẽ luôn bên cạnh ban ơn và giải cứu chúng con khi đến thời điểm. Và sự trông cậy hiện nay của chúng con đó là ngày được cất lên với Đức Chúa Jesus Christ trong sự vinh quang, phước hạnh.
Lạy Cha, con hiểu câu 5 đến câu 7 như sau: Cha của chúng con là Đấng Toàn Năng nhưng Ngài cũng đầy sự nhẫn nại và nguồn của sự an ủi. Ngài nhẫn nại để loài người nhận được ơn thương xót. Ngài nhẫn nại tha thứ khi chúng con nhiều lần lầm lỡ phạm tội. Ngài an ủi chúng con qua những hoạn nạn, khó khăn bằng sự ban ơn, giải cứu.
Phao-lô muốn nhắc con dân Chúa, những người mạnh mẽ trong đức tin là: để họ có được đức tin mạnh mẽ, có sự hiểu biết biết và đời sống vâng phục theo gương của Đấng Christ, là bởi sự nhẫn nại và an ủi của Đức Chúa Trời và sự ban cho của Ngài. Chính vì thế Hội Thánh được cùng một tâm trí, một miệng tôn vinh Đức Chúa Trời. Như vậy họ cũng nên tiếp lấy những người yếu đức tin. Cũng như Đấng Christ đã tiếp chúng ta.Cảm tạ ơn Cha đã cho con có sự hiểu trong phân đoạn này. Nguyện Lời Ngài thánh hóa và thêm lên cho con trong sự hiểu biết. Xin Cha cho con sống biết làm thỏa lòng người lân cận và biết giúp đỡ anh chị em yếu đức tin. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Vũ Triệu Hùng
12/04/2023