Ga-la-ti 2:1-10 Chức Vụ và Sự Giảng Dạy của Phao-lô Được Hội Thánh Công Nhận
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha kính yêu từ ái của con. Con cảm tạ ơn Cha ban cho con một ngày mới bình an, phước hạnh. Cảm tạ ơn Cha cho con có thời gian và phương tiện để học Lời Ngài. Con xin viết ra sự hiểu của con trong phân đoạn Thánh Kinh Ga-la-ti 2:1-10.
1 Sau đó mười bốn năm, tôi lại lên thành Giê-ru-sa-lem với Ba-na-ba, và có đem theo Tít.
2 Tôi đã lên đó bởi sự mạc khải, và tôi đã phô bày cho họ Tin Lành mà tôi giảng trong các dân ngoại, lại phô bày riêng cho những người có danh tiếng, kẻo tôi đang chạy hoặc đã chạy một cách vô ích.
Con hiểu rằng, sau mười bốn năm, từ khi Phao-lô gặp Phi-e-rơ và Gia-cơ (Ga-la-ti 1:18), thì ông lên lại thành Giê-ru-sa-lem bởi sự mạc khải của Chúa. Dù trước đó, con dân Chúa tại An-ti-ốt có yêu cầu Phao-lô về Giê-ru-sa-lem để nhờ các sứ đồ và trưởng lão phân xử, vì có những người từ Giê-ru-sa-lem đến giảng dạy con dân Chúa tại An-ti-ốt phải chịu thêm phép cắt bì để được cứu rỗi.
Phao-lô đã trình bày cho con dân Chúa tại Giê-ru-sa-lem cách ông giảng Tin Lành cho các dân ngoại, và trình bày riêng những người có danh tiếng trong Hội Thánh, là các sứ đồ. Mục đích Phao-lô trình bày là cho họ biết, những năm qua ông đã rao giảng Tin Lành cách ngay thẳng và chân thật, để đem sự cứu rỗi đến dân ngoại. Tin Lành Phao-lô rao giảng không nhận lãnh từ con người, nhưng bởi Chúa mạc khải.
3 Tuy nhiên, Tít, người cùng đi với tôi, là người Hy-lạp, mà không bị ép phải chịu cắt bì.
4 Đó là vì có mấy người anh em giả, đã lén lút xâm nhập, là những người vào bên cạnh, rình xem sự tự do mà chúng tôi có trong Đấng Christ Jesus, để bắt chúng tôi làm nô lệ.
5 Chúng tôi đã không nhường họ bởi sự phục tùng, dù chỉ trong một giờ, để cho lẽ thật của Tin Lành được ở lại với các anh chị em.
Con hiểu rằng, Phao-lô dẫn chứng Tít là người Hy-lạp đã tin nhận Chúa, nhưng Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem không ép Tít phải cắt bì. Điều đó cho thấy, phép cắt bì không liên quan đến sự cứu rỗi. Nhưng có mấy người thuộc dân I-sơ-ra-ên tin nhận Chúa, xâm nhập vào Hội Thánh, giảng dạy con dân Chúa phải vâng theo luật của Cựu Ước, là thực hiện phép cắt bì mới được cứu. Luật đó bắt con dân Chúa làm nô lệ, thay vì được tự do trong Đấng Christ.. Câu “Chúng tôi đã không nhường họ bởi sự phục tùng, dù chỉ trong một giờ” nói lên Phao-lô và các bạn của ông rất mạnh mẽ và cương quyết ngăn cản những ai giảng dạy tà giáo trong Hội Thánh. Phao-lô không vị nể hay tôn trọng, hoặc phục tùng họ, ông không cho phép họ rao giảng trước Hội Thánh dù chỉ một giờ.
Con học được rằng, các trưởng lão có trách nhiệm và bổn phận không cho phép bất cứ ai có những sự giảng dạy tà giáo trước Hội Thánh. Các trưởng lão cần phải dứt thông công với những người như vậy sau khi được khuyên bảo hai lần họ không nghe (Tít 3:10). Vì những giáo lý sai trái có sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến người nghe, đặc biệt là những người mới đến với Chúa.
6 Còn về những người được tôn trọng – trước đây họ như thế nào, thì chẳng can dự gì đến tôi, Thiên Chúa không chấp nhận bề ngoài của loài người – những người được tôn trọng ấy chẳng thêm điều gì cho tôi.
7 Trái lại, họ thấy rằng, sự giảng Tin Lành cho người không chịu cắt bì đã giao cho tôi, cũng như sự giảng Tin Lành cho người chịu cắt bì đã giao cho Phi-e-rơ.
8 Vì Đấng đã tác động trong Phi-e-rơ chức vụ sứ đồ cho người chịu cắt bì, cũng đã tác động trong tôi chức vụ sứ đồ cho các dân ngoại.
Con hiểu rằng, quá khứ những người được Hội Thánh tôn trọng như Phi-e-rơ, Giăng, Gia-cơ đối với Phao-lô chẳng liên quan gì. Việc họ hay ông được Chúa chấp nhận không phải họ tài giỏi, khôn sáng, giàu có, địa vị, nhưng bởi tấm lòng. Và bởi tấm lòng, khi Chúa Jesus kêu gọi, các sứ đồ đã bỏ hết mọi sự đi theo Chúa. Cũng vây, bởi tấm lòng Phao-lô đã không bàn với thịt và máu liền vâng theo sự kêu gọi của Chúa. Các sứ đồ nhận biết Chúa đã giao sự giảng Tin Lành cho người ngoại cho Phao-lô cũng như Chúa đã giao sự giảng Tin Lành cho người chịu cắt bì cho Phi-e-rơ. Điều đó ấn chứng chức vụ sứ đồ của Phao-lô không thua kém so với chức vụ sứ đồ của Phi-e-rơ.
Con học được rằng, là con dân của Chúa, thì mọi việc con làm hướng tới được Thiên Chúa chấp nhận, chứ không phải loài người chấp nhận. Vì loài người chỉ thấy bề ngoài, nhưng Thiên Chúa nhìn thấy bề trong. Vì vậy, mọi việc làm của con cần phải xuất phát bởi tấm lòng yêu kính Chúa, vâng phục Chúa và yêu thương người như Lời Chúa dạy.
9 Khi Gia-cơ, Sê-pha, và Giăng là các người được xem như cột trụ, nhận biết ân điển đã ban cho tôi, thì họ trao tay phải giao kết với tôi và Ba-na-ba, để cho chúng tôi đến với các dân ngoại, còn họ thì đến với người chịu cắt bì.
10 Chúng tôi chỉ phải nhớ đến những người khó nghèo, ấy cũng chính là điều tôi đã sốt sắng làm.
Con hiểu rằng, Phao-lô cho biết các sứ đồ được tôn trọng và là cột trụ của Hội Thánh như Gia-cơ, Sê-pha và Giăng, đã trong cùng một thánh linh nhận biết linh vụ Chúa kêu gọi ông và trao tay phải giao kết cho Phao-lô rao giảng Tin Lành cho những các dân ngoại. Qua việc ba sứ đồ thay mặt Hội Thánh công nhận chức vụ và linh vụ của Phao-lô thật sự đến từ nơi Chúa, điều đó đã đánh tan đi những ai hoài nghi về chức vụ sứ đồ của Phao-lô và linh vụ rao giảng Tin Lành của ông. Các sứ đồ chỉ khuyên thêm về việc nhớ đến những người khó nhưng cũng chính là điều Phao-lô đã sốt sắng làm bấy nhiêu lâu nay.
Con học được rằng, một người nhận lãnh chức vụ và linh vụ trong Hội Thánh cần phải có sự ấn chứng từ người chăn và các trưởng lão. Nếu chức vụ và linh vụ thật sự đến từ Chúa thì sẽ được sự đồng thuận và chúc phước của nguời chăn và các trưởng lão trong Hội Thánh. Còn nếu không, thì chức vụ và linh vụ đó đến bởi ý riêng của loài người.
Cảm tạ ơn Cha ban cho con bài học này. Nguyện xin Ngài giúp con ghi nhớ và biết áp dụng vào trong cuộc sống. Nguyện mỗi ngày con hiểu biết Lời Chúa và kinh nghiệm Chúa nhiều hơn. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Vũ Triệu Hùng
17/08/2023
Ga-la-ti 2:1-10 Chức Vụ và Sự Giảng Dạy của Phao-lô Được Hội Thánh Công Nhận
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha kính yêu từ ái của con. Con cảm tạ ơn Cha ban cho con một ngày mới bình an, phước hạnh. Cảm tạ ơn Cha cho con có thời gian và phương tiện để học Lời Ngài. Con xin viết ra sự hiểu của con trong phân đoạn Thánh Kinh Ga-la-ti 2:1-10.
1 Sau đó mười bốn năm, tôi lại lên thành Giê-ru-sa-lem với Ba-na-ba, và có đem theo Tít.
2 Tôi đã lên đó bởi sự mạc khải, và tôi đã phô bày cho họ Tin Lành mà tôi giảng trong các dân ngoại, lại phô bày riêng cho những người có danh tiếng, kẻo tôi đang chạy hoặc đã chạy một cách vô ích.
Con hiểu rằng, sau mười bốn năm, từ khi Phao-lô gặp Phi-e-rơ và Gia-cơ (Ga-la-ti 1:18), thì ông lên lại thành Giê-ru-sa-lem bởi sự mạc khải của Chúa. Dù trước đó, con dân Chúa tại An-ti-ốt có yêu cầu Phao-lô về Giê-ru-sa-lem để nhờ các sứ đồ và trưởng lão phân xử, vì có những người từ Giê-ru-sa-lem đến giảng dạy con dân Chúa tại An-ti-ốt phải chịu thêm phép cắt bì để được cứu rỗi.
Phao-lô đã trình bày cho con dân Chúa tại Giê-ru-sa-lem cách ông giảng Tin Lành cho các dân ngoại, và trình bày riêng những người có danh tiếng trong Hội Thánh, là các sứ đồ. Mục đích Phao-lô trình bày là cho họ biết, những năm qua ông đã rao giảng Tin Lành cách ngay thẳng và chân thật, để đem sự cứu rỗi đến dân ngoại. Tin Lành Phao-lô rao giảng không nhận lãnh từ con người, nhưng bởi Chúa mạc khải.
3 Tuy nhiên, Tít, người cùng đi với tôi, là người Hy-lạp, mà không bị ép phải chịu cắt bì.
4 Đó là vì có mấy người anh em giả, đã lén lút xâm nhập, là những người vào bên cạnh, rình xem sự tự do mà chúng tôi có trong Đấng Christ Jesus, để bắt chúng tôi làm nô lệ.
5 Chúng tôi đã không nhường họ bởi sự phục tùng, dù chỉ trong một giờ, để cho lẽ thật của Tin Lành được ở lại với các anh chị em.
Con hiểu rằng, Phao-lô dẫn chứng Tít là người Hy-lạp đã tin nhận Chúa, nhưng Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem không ép Tít phải cắt bì. Điều đó cho thấy, phép cắt bì không liên quan đến sự cứu rỗi. Nhưng có mấy người thuộc dân I-sơ-ra-ên tin nhận Chúa, xâm nhập vào Hội Thánh, giảng dạy con dân Chúa phải vâng theo luật của Cựu Ước, là thực hiện phép cắt bì mới được cứu. Luật đó bắt con dân Chúa làm nô lệ, thay vì được tự do trong Đấng Christ.. Câu “Chúng tôi đã không nhường họ bởi sự phục tùng, dù chỉ trong một giờ” nói lên Phao-lô và các bạn của ông rất mạnh mẽ và cương quyết ngăn cản những ai giảng dạy tà giáo trong Hội Thánh. Phao-lô không vị nể hay tôn trọng, hoặc phục tùng họ, ông không cho phép họ rao giảng trước Hội Thánh dù chỉ một giờ.
Con học được rằng, các trưởng lão có trách nhiệm và bổn phận không cho phép bất cứ ai có những sự giảng dạy tà giáo trước Hội Thánh. Các trưởng lão cần phải dứt thông công với những người như vậy sau khi được khuyên bảo hai lần họ không nghe (Tít 3:10). Vì những giáo lý sai trái có sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến người nghe, đặc biệt là những người mới đến với Chúa.
6 Còn về những người được tôn trọng – trước đây họ như thế nào, thì chẳng can dự gì đến tôi, Thiên Chúa không chấp nhận bề ngoài của loài người – những người được tôn trọng ấy chẳng thêm điều gì cho tôi.
7 Trái lại, họ thấy rằng, sự giảng Tin Lành cho người không chịu cắt bì đã giao cho tôi, cũng như sự giảng Tin Lành cho người chịu cắt bì đã giao cho Phi-e-rơ.
8 Vì Đấng đã tác động trong Phi-e-rơ chức vụ sứ đồ cho người chịu cắt bì, cũng đã tác động trong tôi chức vụ sứ đồ cho các dân ngoại.
Con hiểu rằng, quá khứ những người được Hội Thánh tôn trọng như Phi-e-rơ, Giăng, Gia-cơ đối với Phao-lô chẳng liên quan gì. Việc họ hay ông được Chúa chấp nhận không phải họ tài giỏi, khôn sáng, giàu có, địa vị, nhưng bởi tấm lòng. Và bởi tấm lòng, khi Chúa Jesus kêu gọi, các sứ đồ đã bỏ hết mọi sự đi theo Chúa. Cũng vây, bởi tấm lòng Phao-lô đã không bàn với thịt và máu liền vâng theo sự kêu gọi của Chúa. Các sứ đồ nhận biết Chúa đã giao sự giảng Tin Lành cho người ngoại cho Phao-lô cũng như Chúa đã giao sự giảng Tin Lành cho người chịu cắt bì cho Phi-e-rơ. Điều đó ấn chứng chức vụ sứ đồ của Phao-lô không thua kém so với chức vụ sứ đồ của Phi-e-rơ.
Con học được rằng, là con dân của Chúa, thì mọi việc con làm hướng tới được Thiên Chúa chấp nhận, chứ không phải loài người chấp nhận. Vì loài người chỉ thấy bề ngoài, nhưng Thiên Chúa nhìn thấy bề trong. Vì vậy, mọi việc làm của con cần phải xuất phát bởi tấm lòng yêu kính Chúa, vâng phục Chúa và yêu thương người như Lời Chúa dạy.
9 Khi Gia-cơ, Sê-pha, và Giăng là các người được xem như cột trụ, nhận biết ân điển đã ban cho tôi, thì họ trao tay phải giao kết với tôi và Ba-na-ba, để cho chúng tôi đến với các dân ngoại, còn họ thì đến với người chịu cắt bì.
10 Chúng tôi chỉ phải nhớ đến những người khó nghèo, ấy cũng chính là điều tôi đã sốt sắng làm.
Con hiểu rằng, Phao-lô cho biết các sứ đồ được tôn trọng và là cột trụ của Hội Thánh như Gia-cơ, Sê-pha và Giăng, đã trong cùng một thánh linh nhận biết linh vụ Chúa kêu gọi ông và trao tay phải giao kết cho Phao-lô rao giảng Tin Lành cho những các dân ngoại. Qua việc ba sứ đồ thay mặt Hội Thánh công nhận chức vụ và linh vụ của Phao-lô thật sự đến từ nơi Chúa, điều đó đã đánh tan đi những ai hoài nghi về chức vụ sứ đồ của Phao-lô và linh vụ rao giảng Tin Lành của ông. Các sứ đồ chỉ khuyên thêm về việc nhớ đến những người khó nhưng cũng chính là điều Phao-lô đã sốt sắng làm bấy nhiêu lâu nay.
Con học được rằng, một người nhận lãnh chức vụ và linh vụ trong Hội Thánh cần phải có sự ấn chứng từ người chăn và các trưởng lão. Nếu chức vụ và linh vụ thật sự đến từ Chúa thì sẽ được sự đồng thuận và chúc phước của nguời chăn và các trưởng lão trong Hội Thánh. Còn nếu không, thì chức vụ và linh vụ đó đến bởi ý riêng của loài người.
Cảm tạ ơn Cha ban cho con bài học này. Nguyện xin Ngài giúp con ghi nhớ và biết áp dụng vào trong cuộc sống. Nguyện mỗi ngày con hiểu biết Lời Chúa và kinh nghiệm Chúa nhiều hơn. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Vũ Triệu Hùng
17/08/2023