Kính lạy Đức Chúa Trời Toàn Năng là Cha kính yêu của con ở trên trời. Con cảm tạ ơn Cha đã gìn giữ và ban cho con một ngày bình an, phước hạnh. Cảm tạ ơn Cha đã cho con có thời gian học Lời Ngài. Con xin viết lên sự suy ngẫm của mình trong Gia-cơ 3:1-6.
1 Hỡi các anh chị em cùng Cha của tôi, chớ có quá nhiều người làm thầy, vì biết rằng, chúng ta sẽ phải chịu án phạt càng nghiêm hơn.
2 Chúng ta đều vấp phạm trong nhiều sự. Nếu có ai không vấp phạm trong lời nói, thì người ấy là trọn vẹn, có thể bắt phục cả thân thể.
3 Hãy xem, chúng ta khớp các hàm thiếc vào miệng những con ngựa, khiến chúng chịu phục chúng ta, thì chúng ta mới điều khiển được cả thân thể của chúng.
4 Hãy xem những chiếc tàu: dù cho lớn thế nào, và bị gió mạnh đưa đi; nhưng một bánh lái rất nhỏ cũng đủ điều khiển nó, tùy theo ý người cầm lái.
5 Cũng vậy, cái lưỡi là một chi thể nhỏ, mà khoe được những việc lớn. Hãy xem, một khu rừng lớn có thể bị đốt cháy bởi một ngọn lửa nhỏ.
6 Cái lưỡi là một ngọn lửa, là thế giới của tội ác. Cái lưỡi ở giữa các chi thể của chúng ta, làm ô uế cả thân thể, đốt cháy cả đời người, và nó bị đốt bởi hỏa ngục.
Lạy Cha, con xin được hiểu như sau:
1. Chức vụ giảng dạy Lời Chúa cho con dân Chúa trong Hội Thánh rất quan trọng và là chức vụ phải đến từ Chúa. Đối với người nhận chức vụ giảng dạy thì phải nhận biết rõ Chúa kêu gọi trong sự giảng dạy. Đối với các con chiên thì sẽ được Đức Thánh Linh ấn chứng trong lòng để nhận biết ai là người chăn thật, ai là người chăn giả. Những người không được Chúa kêu gọi nhưng vì kiêu ngạo, muốn tự lập mình làm thầy để giảng dạy người khác, thì họ sẽ chịu án phạt nặng hơn.
2. Trên bước đường đi theo Chúa, con dân Chúa không tránh khỏi những lần phạm tội do yếu đuối, do thiếu hiểu biết. Vấp phạm trong nhiều sự nói lên phạm tội trong những khía cạnh khác nhau của cuộc sống. Người thì phạm tội bởi lo lắng đời này, người thì vì tình cảm người thân, người thì vợ, chồng, con cái… nhưng hầu hết ai cũng vấp phạm ít nhiều trong lời nói của mình.
Lời Chúa dạy: Vì do sự đầy dẫy của lòng mà miệng nói ra. Lời nói thể hiện những gì trong lòng người đó có và chất chứa. Vì thế, để một người không vấp phạm trong lời nói của mình, thì trong lòng họ cần phải buông bỏ những sự xấu xa của con người cũ, mà lấp đầy trong lòng bằng Lời Hằng Sống của Thiên Chúa.
3. Sứ Đồ Gia-cơ đưa ra hai hình ảnh để nói đến những vật nhỏ bé nhưng lại có tầm ảnh hưởng rất lớn. Để điều khiển con ngựa theo ý mình, thì người ta khớp hàm thiếc vào miệng ngựa. Để điều khiển một con tàu dù lớn đến đâu thì cũng chỉ cần một bánh lái rất nhỏ. Cũng vậy, khi một người biết kiềm giữ môi miệng mình, thì sẽ bắt phục được cả thân thể theo ý muốn mình. Nhưng để có thể kiềm giữ môi miệng mình, thì chỉ có những người được dựng nên mới trong Đấng Christ và luôn trung tín đọc, suy ngẫm Lời Ngài, mới có được năng lực đó.
4. Cái lưỡi là một chi thể nhỏ trong một thân, nhưng cái lưỡi có thể khoe mình khiến cho người khác thấy là vĩ đại, là đáng tôn trọng và đáng kính phục. Lời nói mang lại ích lợi, gây dựng, nâng đỡ, nhưng lời nói cũng mang lại sự phá hoại, hủy diệt. Cái lưỡi được ví như ngọn lửa, vì lời nói được phát ra cách không cẩn thận sẽ như ngọn lửa, không những gây hại cho mình, mà còn mang đến sự tổn thương cho những người nghe. Một khu rừng có thể bị đốt cháy bởi một ngọn lửa nhỏ nói lên sức mạnh hủy diệt trong lời nói. Sự phạm tội trong lời nói khiến cho cả thuộc linh và thuộc thể của một người bị ô uế. “Đốt cháy cả đời người” là vì sự phạm tội trong lời nói có thể hủy hoại hết tất cả công danh, sự nghiệp của một người, khiến cho người đó không còn hy vọng, rơi vào bế tắc.
Cảm tạ ơn Cha đã ban ơn cho con viết lên sự suy ngẫm của mình trong bài học này. Xin Cha tha thứ cho con vì con thấy mình hay bị vấp phạm trong lời nói. Qua bài học này, xin Ngài giúp con luôn biết kiềm giữ môi miệng mình và trau dồi Lời Chúa để môi miệng con nói những điều ích lợi, gây dựng và đẹp lòng Ngài. Con cảm tạ ơn Cha. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Vũ Triệu Hùng 09/06/2024
Gia-cơ 3:1-6 Cái Lưỡi Thể Hiện Bản Ngã – Phần 1
Kính lạy Đức Chúa Trời Toàn Năng là Cha kính yêu của con ở trên trời. Con cảm tạ ơn Cha đã gìn giữ và ban cho con một ngày bình an, phước hạnh. Cảm tạ ơn Cha đã cho con có thời gian học Lời Ngài. Con xin viết lên sự suy ngẫm của mình trong Gia-cơ 3:1-6.
1 Hỡi các anh chị em cùng Cha của tôi, chớ có quá nhiều người làm thầy, vì biết rằng, chúng ta sẽ phải chịu án phạt càng nghiêm hơn.
2 Chúng ta đều vấp phạm trong nhiều sự. Nếu có ai không vấp phạm trong lời nói, thì người ấy là trọn vẹn, có thể bắt phục cả thân thể.
3 Hãy xem, chúng ta khớp các hàm thiếc vào miệng những con ngựa, khiến chúng chịu phục chúng ta, thì chúng ta mới điều khiển được cả thân thể của chúng.
4 Hãy xem những chiếc tàu: dù cho lớn thế nào, và bị gió mạnh đưa đi; nhưng một bánh lái rất nhỏ cũng đủ điều khiển nó, tùy theo ý người cầm lái.
5 Cũng vậy, cái lưỡi là một chi thể nhỏ, mà khoe được những việc lớn. Hãy xem, một khu rừng lớn có thể bị đốt cháy bởi một ngọn lửa nhỏ.
6 Cái lưỡi là một ngọn lửa, là thế giới của tội ác. Cái lưỡi ở giữa các chi thể của chúng ta, làm ô uế cả thân thể, đốt cháy cả đời người, và nó bị đốt bởi hỏa ngục.
Lạy Cha, con xin được hiểu như sau:
1. Chức vụ giảng dạy Lời Chúa cho con dân Chúa trong Hội Thánh rất quan trọng và là chức vụ phải đến từ Chúa. Đối với người nhận chức vụ giảng dạy thì phải nhận biết rõ Chúa kêu gọi trong sự giảng dạy. Đối với các con chiên thì sẽ được Đức Thánh Linh ấn chứng trong lòng để nhận biết ai là người chăn thật, ai là người chăn giả. Những người không được Chúa kêu gọi nhưng vì kiêu ngạo, muốn tự lập mình làm thầy để giảng dạy người khác, thì họ sẽ chịu án phạt nặng hơn.
2. Trên bước đường đi theo Chúa, con dân Chúa không tránh khỏi những lần phạm tội do yếu đuối, do thiếu hiểu biết. Vấp phạm trong nhiều sự nói lên phạm tội trong những khía cạnh khác nhau của cuộc sống. Người thì phạm tội bởi lo lắng đời này, người thì vì tình cảm người thân, người thì vợ, chồng, con cái… nhưng hầu hết ai cũng vấp phạm ít nhiều trong lời nói của mình.
Lời Chúa dạy: Vì do sự đầy dẫy của lòng mà miệng nói ra. Lời nói thể hiện những gì trong lòng người đó có và chất chứa. Vì thế, để một người không vấp phạm trong lời nói của mình, thì trong lòng họ cần phải buông bỏ những sự xấu xa của con người cũ, mà lấp đầy trong lòng bằng Lời Hằng Sống của Thiên Chúa.
3. Sứ Đồ Gia-cơ đưa ra hai hình ảnh để nói đến những vật nhỏ bé nhưng lại có tầm ảnh hưởng rất lớn. Để điều khiển con ngựa theo ý mình, thì người ta khớp hàm thiếc vào miệng ngựa. Để điều khiển một con tàu dù lớn đến đâu thì cũng chỉ cần một bánh lái rất nhỏ. Cũng vậy, khi một người biết kiềm giữ môi miệng mình, thì sẽ bắt phục được cả thân thể theo ý muốn mình. Nhưng để có thể kiềm giữ môi miệng mình, thì chỉ có những người được dựng nên mới trong Đấng Christ và luôn trung tín đọc, suy ngẫm Lời Ngài, mới có được năng lực đó.
4. Cái lưỡi là một chi thể nhỏ trong một thân, nhưng cái lưỡi có thể khoe mình khiến cho người khác thấy là vĩ đại, là đáng tôn trọng và đáng kính phục. Lời nói mang lại ích lợi, gây dựng, nâng đỡ, nhưng lời nói cũng mang lại sự phá hoại, hủy diệt. Cái lưỡi được ví như ngọn lửa, vì lời nói được phát ra cách không cẩn thận sẽ như ngọn lửa, không những gây hại cho mình, mà còn mang đến sự tổn thương cho những người nghe. Một khu rừng có thể bị đốt cháy bởi một ngọn lửa nhỏ nói lên sức mạnh hủy diệt trong lời nói. Sự phạm tội trong lời nói khiến cho cả thuộc linh và thuộc thể của một người bị ô uế. “Đốt cháy cả đời người” là vì sự phạm tội trong lời nói có thể hủy hoại hết tất cả công danh, sự nghiệp của một người, khiến cho người đó không còn hy vọng, rơi vào bế tắc.
Cảm tạ ơn Cha đã ban ơn cho con viết lên sự suy ngẫm của mình trong bài học này. Xin Cha tha thứ cho con vì con thấy mình hay bị vấp phạm trong lời nói. Qua bài học này, xin Ngài giúp con luôn biết kiềm giữ môi miệng mình và trau dồi Lời Chúa để môi miệng con nói những điều ích lợi, gây dựng và đẹp lòng Ngài. Con cảm tạ ơn Cha. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Vũ Triệu Hùng
09/06/2024
...