I Cô-rinh-tô 16:1-11 Sự Quyên Góp Trong Hội Thánh – Các Dự Định của Phao-lô
Kính lạy Chúa, con dâng lời cảm tạ ơn Chúa đã ban ơn cho con được ngồi lại học Lời Chúa trong I Cô-rinh-tô 16:1-11 về sự quyên góp trong Hội Thánh và các dự định của Phao-lô.
Kính thưa Chúa, con hiểu rằng các thánh đồ ban đầu yêu thương nhau, cùng đóng góp thời gian, công sức, tài sản vì lợi ích chung của Hội Thánh, vì anh chị em cùng Cha của mình. Sứ Đồ Phao-lô truyền cho con dân Chúa ở các Hội Thánh địa phương thời đó trong xứ Ga-la-ti, thành Cô-rinh-tô về việc quyên góp để tiếp trợ. Vào thời thư I Cô-rinh-tô được viết thì các thánh đồ ở thành Giê-ru-sa-lem và xứ Giu-đê đang bị bách hại về đức tin nên họ rất cần sự cứu giúp. Sự bách hại mà Chúa cho phép xảy ra cũng thử thách đức tin của con dân Chúa địa phương ấy và cũng là cơ hội cho các anh chị em địa phương khác thể hiện tình yêu đối với anh chị em của mình. Con dân Chúa có quyền tự do lựa chọn của mình trong việc sử dụng tài sản của mình. Tuy nhiên, các trưởng lão trong sự cai trị Hội Thánh có bổn phận và trách nhiệm kêu gọi đóng góp khi cần thiết để giúp cho con dân Chúa đang gặp khó khăn. Sự dâng hiến tiếp trợ là bởi tấm lòng, và bởi khả năng. Nhưng có những sự dâng hiến bởi con dân Chúa vượt quá khả năng của họ. Chúa là Đấng biết rõ tấm lòng, Ngài sẽ ban thưởng cho họ.
Sứ Đồ Phao-lô đưa ra hướng dẫn rằng các ngày Thứ Nhất của các ngày Sa-bát thì mỗi người để dành ra, để đến khi Sứ Đồ Phao-lô đến thì có sẵn ngay chứ không cần phải quyên góp nữa.
Khi Phao-lô trở lại thành Cô-rinh-tô thì ông sẽ sai những người được Hội Thánh Cô-rinh-tô cử ra đem số tiền tiếp trợ cùng thư của Hội Thánh và thư của Phao-lô đến thành Giê-ru-sa-lem. Nhưng nếu Hội Thánh muốn ông cùng đi thì ông sẽ đi với các người ấy.
Khi Sứ Đồ Phao-lô đến Cô-rinh-tô thì ông sẽ ghé qua xứ Ma-xê-đoan. Kính thưa Chúa, con hiểu rằng, trong tình cảm tự nhiên của con dân Chúa với nhau, khi đi đâu ngang qua anh chị em của mình thì đều cũng muốn ghé thăm.
Phao-lô dự định khi đến Cô-rinh-tô sẽ ở lại đó một thời gian để gầy dựng anh chị em tại đó, nếu Chúa cho phép ông ở lại. Cụm từ "để các anh chị em đưa tôi đến nơi tôi muốn đi" có hàm ý là Hội Thánh tại Cô-rinh-tô cung cấp phương tiện cho hành trình của ông.
Trong khi thư I Cô-rinh-tô được viết ra thì Sứ Đồ Phao-lô đang ở thành Ê-phê-sô và đang rao giảng Tin Lành có kết quả tốt, dù cho có gặp sự chống đối của những người I-sơ-ra-ên theo Do-thái Giáo và những người ngoại. "Cái cửa" được nói đến trong câu 9 có nghĩa là cơ hội để làm việc lành.
Phao-lô còn khuyên bảo rằng khi Ti-mô-thê đến thì hãy tiếp đón một cách chu đáo vì Ti-mô-thê cũng là một sứ đồ làm công việc của Chúa như Sứ Đồ Phao-lô. Có lẽ do Ti-mô-thê còn trẻ tuổi, dễ e ngại trước các trưởng lão lớn tuổi nên Sứ Đồ Phao-lô có lời nhắc như vậy. Thật lòng, con cũng cảm thấy mình thiếu kinh nghiệm sống, bởi vì khi con còn đi học, con tin Chúa rồi vào Hội Thánh. Có những lúc con thiếu kinh nghiệm sống khiến cho mình cảm thấy lúng túng không biết làm sao, mà trường học bao nhiêu năm "nhồi sọ" mà lại không dạy cho con điều đó, xã hội bao nhiêu năm chẳng những không dạy cho con điều đó, mà những tệ nạn xã hội, những lợi ích trong xã hội khiến con người không còn được tình cảm tự nhiên như vốn có nữa. Nhưng những lẽ thật ở trong Chúa khiến cho con bắt phục và thật sự học được nhiều điều quý giá mình chưa từng biết đến. Cảm giác khi con đã nếm biết Chúa thì không bao giờ muốn rời xa Chúa mà chỉ muốn gần bên Chúa càng hơn. Nguyện xin Chúa ban ơn, thêm sức cho con càng hơn để con sống đẹp lòng Ngài! A-men!
I Cô-rinh-tô 16:1-11 Sự Quyên Góp Trong Hội Thánh – Các Dự Định của Phao-lô
Kính lạy Chúa, con dâng lời cảm tạ ơn Chúa đã ban ơn cho con được ngồi lại học Lời Chúa trong I Cô-rinh-tô 16:1-11 về sự quyên góp trong Hội Thánh và các dự định của Phao-lô.
Kính thưa Chúa, con hiểu rằng các thánh đồ ban đầu yêu thương nhau, cùng đóng góp thời gian, công sức, tài sản vì lợi ích chung của Hội Thánh, vì anh chị em cùng Cha của mình. Sứ Đồ Phao-lô truyền cho con dân Chúa ở các Hội Thánh địa phương thời đó trong xứ Ga-la-ti, thành Cô-rinh-tô về việc quyên góp để tiếp trợ. Vào thời thư I Cô-rinh-tô được viết thì các thánh đồ ở thành Giê-ru-sa-lem và xứ Giu-đê đang bị bách hại về đức tin nên họ rất cần sự cứu giúp. Sự bách hại mà Chúa cho phép xảy ra cũng thử thách đức tin của con dân Chúa địa phương ấy và cũng là cơ hội cho các anh chị em địa phương khác thể hiện tình yêu đối với anh chị em của mình. Con dân Chúa có quyền tự do lựa chọn của mình trong việc sử dụng tài sản của mình. Tuy nhiên, các trưởng lão trong sự cai trị Hội Thánh có bổn phận và trách nhiệm kêu gọi đóng góp khi cần thiết để giúp cho con dân Chúa đang gặp khó khăn. Sự dâng hiến tiếp trợ là bởi tấm lòng, và bởi khả năng. Nhưng có những sự dâng hiến bởi con dân Chúa vượt quá khả năng của họ. Chúa là Đấng biết rõ tấm lòng, Ngài sẽ ban thưởng cho họ.
Sứ Đồ Phao-lô đưa ra hướng dẫn rằng các ngày Thứ Nhất của các ngày Sa-bát thì mỗi người để dành ra, để đến khi Sứ Đồ Phao-lô đến thì có sẵn ngay chứ không cần phải quyên góp nữa.
Khi Phao-lô trở lại thành Cô-rinh-tô thì ông sẽ sai những người được Hội Thánh Cô-rinh-tô cử ra đem số tiền tiếp trợ cùng thư của Hội Thánh và thư của Phao-lô đến thành Giê-ru-sa-lem. Nhưng nếu Hội Thánh muốn ông cùng đi thì ông sẽ đi với các người ấy.
Khi Sứ Đồ Phao-lô đến Cô-rinh-tô thì ông sẽ ghé qua xứ Ma-xê-đoan. Kính thưa Chúa, con hiểu rằng, trong tình cảm tự nhiên của con dân Chúa với nhau, khi đi đâu ngang qua anh chị em của mình thì đều cũng muốn ghé thăm.
Phao-lô dự định khi đến Cô-rinh-tô sẽ ở lại đó một thời gian để gầy dựng anh chị em tại đó, nếu Chúa cho phép ông ở lại. Cụm từ "để các anh chị em đưa tôi đến nơi tôi muốn đi" có hàm ý là Hội Thánh tại Cô-rinh-tô cung cấp phương tiện cho hành trình của ông.
Trong khi thư I Cô-rinh-tô được viết ra thì Sứ Đồ Phao-lô đang ở thành Ê-phê-sô và đang rao giảng Tin Lành có kết quả tốt, dù cho có gặp sự chống đối của những người I-sơ-ra-ên theo Do-thái Giáo và những người ngoại. "Cái cửa" được nói đến trong câu 9 có nghĩa là cơ hội để làm việc lành.
Phao-lô còn khuyên bảo rằng khi Ti-mô-thê đến thì hãy tiếp đón một cách chu đáo vì Ti-mô-thê cũng là một sứ đồ làm công việc của Chúa như Sứ Đồ Phao-lô. Có lẽ do Ti-mô-thê còn trẻ tuổi, dễ e ngại trước các trưởng lão lớn tuổi nên Sứ Đồ Phao-lô có lời nhắc như vậy. Thật lòng, con cũng cảm thấy mình thiếu kinh nghiệm sống, bởi vì khi con còn đi học, con tin Chúa rồi vào Hội Thánh. Có những lúc con thiếu kinh nghiệm sống khiến cho mình cảm thấy lúng túng không biết làm sao, mà trường học bao nhiêu năm "nhồi sọ" mà lại không dạy cho con điều đó, xã hội bao nhiêu năm chẳng những không dạy cho con điều đó, mà những tệ nạn xã hội, những lợi ích trong xã hội khiến con người không còn được tình cảm tự nhiên như vốn có nữa. Nhưng những lẽ thật ở trong Chúa khiến cho con bắt phục và thật sự học được nhiều điều quý giá mình chưa từng biết đến. Cảm giác khi con đã nếm biết Chúa thì không bao giờ muốn rời xa Chúa mà chỉ muốn gần bên Chúa càng hơn. Nguyện xin Chúa ban ơn, thêm sức cho con càng hơn để con sống đẹp lòng Ngài! A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Trần Thị Thu Hương
Ngày: 29/06/2023